Tải bản đầy đủ (.ppt) (232 trang)

Bài giảng giải phẫu so sánh động vật có xương sống PGS TS ngô đắc chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.16 MB, 232 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
PGS.TS NGÔ ĐẮC CHỨNG
Bài giảng
GiẢI PHẪU SO SÁNH
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG


CÁC YÊU CẦU CỦA HỌC PHẦN
1. Số tiết: 45
2. Trọng số: Tiểu luận: 4
Thi kết thúc HP: 6
3. Tiểu luận: tham khảo tài liệu tiếng Anh để soạn một
vấn đề liên quan đến nội dung HP
4. Hình thức thi: viết có sử dụng tài liệu


5. Tài liệu học tập:
- Ngô Đắc Chứng: Bài giảng Giải phẫu so
sánh động vật có xương sống (bản thảo)
- K.V.Kardong and E.J.Zalisco, 2002:
Comparative Vertebrate Anatomy. Mc Graw
Hill, New York
- A. Beaumont et P. Cassier, 1972: Les
Cordés anatomie compareé des vertébrés.
Dunod, Paris


Chương 1
Đại cương Ngành Dây sống (Chordata)
Ngành Dây sống (Chordata) gồm có ba phân ngành
là: Không sọ (Acrania) hay Sống đầu


(Cephalochordata), Có bao (Tunicata) hay Sống đuôi
(Urochordata) và Có sọ (Craniota) hay Có xương
sống (Vertebrata).


Đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể
Động vật dây sống là những động vật đa bào chính
thức, có thể xoang, cơ thể đối xứng hai bên và có
những đặc điểm chung như sau:
1. Có dây sống chạy dọc sống lưng cơ thể con vật.
2. Có hệ thần kinh hình ống


3.Phần đầu của ống tiêu hoá gọi là hầu có thủng
nhiều đôi khe mang, làm khoang hầu thông ra ngoài.
4. Có đuôi nằm phía sau hậu môn.
5. Hệ tuần toàn là hệ kín (trừ phân ngành có bao Tunicata).


Đặc điểm cơ bản giống với nhiều
ngành động vật không xương sống
1. Có xoang cơ thể thứ sinh (coelum)
2. Có miệng thứ sinh (Deuterostomia)
3. Có sự phân đốt cơ thể.
4. Cơ thể có đối xứng hai bên


I. Phân ngành Sống đầu
(Cephalochordata ) hay Không sọ
(Acrania)

1.1 Hình dạng
1.2 Cấu tạo
• Vỏ da
• Dây sống
• Hệ thần kinh và giác quan
• Cơ quan tiêu hóa và hô hấp
• Hệ tuần hoàn
• Hệ niệu sinh dục


II.Phân ngành Sống đuôi
(Urochordata) hay Có bao
(Tunicata)
• Hình dạng
• Cấu tạo


III. Phân ngành Có sọ (Craniota)
hay Có xương sống (Vertebrata)
3.1 Hình dạng và kích thước
• Các mặt phẳng và trục đối xứng cơ thể

• Tính chất phân đốt của cơ thể


3.2 Cấu tạo
1. Vỏ da
2. Trung bì thân lõm vào thành thể xoang
3.Ống thần kinh lưng phình to ở phía trước
hình thành não bộ chính thức gồm năm

phần: não trước, não trung gian, não giữa,
hành tủy và tiểu não. Từ não bộ phát ra 10 12 đôi dây thần kinh não mà một trong số đó
liên quan với các cơ quan cảm giác.


4.Dây sống thường biến mất ở giai đoạn trưởng thành,
được bao quanh bởi một bao xương có nguồn gốc
trung bì, phân đốt, tạo thành bộ xương trục của cơ
thể là cột sống gồm nhiều đốt sống.
5. Hầu thủng các khe mang (ít ra là ở giai đoạn phôi)


6. Cơ quan hô hấp của không hàm, cá và ấu trùng
lưỡng thê là mang và cung mang. Ở động vật có
xương sống ở cạn và một vài loài cá cơ quan hô hấp
là phổi.
7. Hệ tuần hoàn máu là một hệ hoàn toàn kín và độc
lập với hệ bạch huyết.


8. Sự vận chuyển được thực hiện nhờ hai loại
chi là vây bơi (vây chẵn và vây lẻ) và chi năm
ngón.
9. Hệ bài tiết gồm các tiểu cầu thận tập hợp
trong hai quả thận và một đôi ống dẫn niệu,
dẫn các sản phẩm bài tiết. Tuỳ theo vị trí và
thời gian xuất hiện mà có ba loại thận: thận
trước, thận giữa và thận sau.



10. Phần lớn có cơ quan sinh dục phân tính và sinh
sản hữu tính.


3.3 Phân loại và đại cương về
sự tiến hóa
• Từ năm 1758, Linnaeus phân động vật có xương

sống thành bốn Lớp: Cá, Lưỡng cư, Chim và Động
vật có vú. Nhưng, Linnaeus đưa thuật ngữ Lưỡng cư
có nội dung rất khác với nghĩa hiện nay vì nó bao
gồm cả ếch nhái ( ếch, kỳ giông), bò sát (cá sấu, rùa,
thằn lằn) và kể cả một số loài cá.


• Năm 1816, Blainville đã đề nghị chia làm năm


lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Động vật
có vú
Công trình nghiên cứu của nhà cổ sinh vật
học Thụy Điển Stensiö (từ năm 1926) trên
một loài cá hóa thạch là cá giáp không hàm
(Ostracodermi) đã phân chia Động vật có
xương sống thành hai Nhóm Không hàm
(Agnatha) Có hàm (Gnathostomata)


Phân ngành Có sọ (Craniota) hay
Có xương sống (Vertebrata)

Nhóm Động vật không hàm (Agnatha)
Lớp Miệng tròn (Cyclostomata)
Nhóm Động vật có hàm (Gnathostomata)
Trên lớp Cá (Pisces)
Lớp Cá gai (Acanthodii)(*)
Lớp Cá da tấm (Placodermi)(*)
Lớp Cá sụn (Chondrichthyes)
Lớp Cá xương (Osteichthyes)


Trên lớp Bốn chân (Tetrapoda)
Lớp Lưỡng cư (Amphibia)
Động vật có màng ối (Amniota)
Lớp Bò sát (Reptilia)
Lớp Chim (Aves)
Lớp Động vật có vú (Mammalia)
(*) Đã bị tuyệt chủng


Sơ đồ Phát sinh chủng loại của
Động vật có xương sống




SƠ ĐỒ 1
SƠ ĐỒ 2
SƠ ĐỒ 3



Chương 2
Vỏ da và sản phẩm của vỏ da
I.Vỏ da
1.1 Đại cương
• Vỏ da tạo thành một lớp áo bao bọc bên ngoài cơ
thể.
• Nguồn gốc từ hai lá phôi: biểu bì có nguồn gốc từ lá
phôi thứ nhất và bì là một loại mô liên kết có nguồn
gốc từ lá phôi thứ ba.


• Diện tích: 1,5 - 2m2 (người).
• Trọng lượng: 16% trọng lượng cơ thể người, 50% ở


cá voi.
Vỏ da đảm nhận nhiều chức năng khác nhau (kể các
chức năng)


1.2 Cấu tạo chung
• 1.2.1 Biểu bì
Đó là một cấu trúc có nhiều tầng tế bào
• Các tế bào biểu bì gắn chặt với nhau bởi một lớp
màng plasmique thuộc loại desmosome. Không có
mạch máu nhưng có các đầu mút thần kinh và các tế
bào sắc tố.


• Những tế bào nằm dưới lớp biểu bì làm thành tầng



phát sinh (tầng Malpighi)
Ở động vật có xương sống sống ở nước và ấu trùng
của lưỡng cư, là những tế bào sống trong các tầng
dày của biểu bì và bị thay thế mà không chịu những
biến đổi đặc biệt.


• Ở động vật có xương sống ở cạn thì ngược

lại. Các tế bào ngoài cùng tẩm một loại
protein đặc biệt là kêratin. Hiện tượng hóa
kêratin được thực hiện theo hai quá trình
khác nhau: một phần tổng hợp kêratin, phần
khác thủy phân các thành phần tế bào. Chất
kêratin thấm vào các tế bào biểu bì bị khô và
chết. Lớp kêratin hạn chế sự mất nước là sự
thích nghi tốt đối với đời sống ở cạn.


×