Tải bản đầy đủ (.ppt) (196 trang)

Tài liệu Động vật có xương sống biển docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 196 trang )

ĐỘNG VẬT CÓ
XƯƠNG SỐNG BIỂN
(MARINE
VERTEBRATA)
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG BIỂN
(MARINE VERTEBRATA)

Tổng số tiết = 30 tiết GD

Lý thuyết = 20 tiết GD

Thực hành = 20 giờ = 10 tiết GD

4 bài thực hành, mỗi bài thực hành trong 1 buổi # 5
giờ,

1 buổi thực tập trên máy tính + 3 thực hành phân
tích mẫu
Loài

"Loài là những quần thể tự nhiên giao phối với nhau, nhưng cách biệt về
sinh sản với các nhóm khác".

Tên loài gồm 2 chữ: chữ đầu là tên giống và chữ sau là tên loài.

Nếu có phân giống thì tên phân giống đặt giữa 2 chữ này và phải để
trong ngoặc đơn. Chữ tên giống và phân giống phải viết hoa, tên loài
không viết hoa.

Ví dụ: Clupea (Harengula) fimbriata Bleeker, 1866. Harengula là phân giống.


Riêng những thứ hạng có phân loài (hay loài phụ) thì gồm 3 chữ, chữ thứ
3 là tên loài phụ.

Ví dụ: Rasbosa lateristiata sumatrana (Bleeker, 1852) (cá Lòng tong vạch).
sumatrana là phân loài.
Khóa định loại (Keys)
Có 2 kiểu khóa phân loại:

Khóa phân loại bậc thang

Khóa phân loại lưỡng phân.

Lưỡng phân xuôi

Lưỡng phân đối
Khóa phân loại bậc thang
Khóa phân loại đến giống của họ cá Trỏng Engraulidae
1a. Phần đuôi cá bình thường. Vây hậu môn không liền với vây đuôi.
2a. Có gai ở lườn bụng từ gốc vây ngực đến gốc vây bụng. Vây hậu môn ít
hơn 25 tia …………………………..……………………………... Stolephorus
2b. Có gai ở lườn bụng từ gốc vây ngực đến hậu môn. Vây hậu môn nhiều
hơn 25 tia:
3a. Không có gai trước gốc vây ngực ………………….…. Lycothrissa
3b. Có gai trước gốc vây ngực.
4a. Vây ngực không có tia kéo dài. Xương hàm trên kéo dài
quá khe mang ………………………………..…Thryssa
4b. Vây ngực có tia thứ nhất rất dài. Xương hàm trên không
kéo dài đến khe mang ………………………… Septipinna
1b. Phần đuôi dài, thon nhọn. Vây hậu môn liền với vây đuôi. Có nhiều tia vây
ngực rất dài …………………………………………………………..…….. Coilia

Khóa phân loại bậc thang
Khóa phân loại đến loài của giống cá Cóc Cyclocheilichthys Bleeker
1a. Không có râu …………………………………………………………. C. apogon
1b. Có râu.
2a. Có 1 đôi râu ở hàm trên ……………………………………….. C. armatus
2b. Có 2 đôi râu ở hàm trên và mõm.
3a. Có vòng gélatine quanh mắt. Ống cảm giác trên đường bên phân
nhánh.
4a. Vảy đường bên 33-35. Tr. 6/1/4 …………… C. enophos
4b. Vảy đường bên 39. Tr. 5,5-6/1/6 ………… C. enophoides
3b. Không có vòng gélatine quanh mắt. Ống cảm giác trên vảy đường
bên không phân nhánh.
5a. Tr. 7/1/4. Vảy quanh cuống đuôi 10 ………. C. repasson
5b. Tr. 6/1/5. Vảy quanh cuống đuôi 16 ………. C. tapiensis
(Theo Mai Đình Yên, 1962. Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ, p.77).
Khóa phân loại lưỡng phân

Dùng các dấu hiệu tương phản chính xác, điểm
thuận và nghịch ở sát nhau, dễ dàng so sánh,
nhưng quan hệ giữa các phần chia nhỏ không rõ


Dạng lưỡng phân xuôi

Dạng lưỡng phân đối
Dạng lưỡng phân xuôi.
Khóa phân loại đến loài của giống Candacia
Con đực:
1. Nhánh trong chân ngực I có 1 đốt. Bên phải phía sau đốt sinh dục có nhiều
gai nhỏ ………………………………………………………………… C. bradyi

1. Nhánh trong chân ngực I có 2 đốt. Bên phải phía sau đốt sinh dục không có
nhiều gai nhỏ ………………………………………………………………. 2.
2. Các đốt bụng không có lồi hoặc gai ……………………………….… C. catula
2. Các đốt bụng thường có lồi hoặc gai …………………………………….. 3.
3. Đốt sinh dục lồi thành dạng cánh ở hai bên ………………………. C. bijinnata
3. Đốt sinh dục không lồi thành dạng cánh ………………………………….4.
4. Đốt sinh dục có 2 lồi dạng ngón tay dài ở hai bên mặt bụng C. pachydactyla
4. Đốt sinh dục không có 2 lồi dạng ngón tay ở hai bên mặt bụng ……… 5.
5. Góc bên sau ngực hơi nhọn và không có gai nhỏ …………….. C. aethiopica
5. Góc bên sau ngực rất tù tròn và có những hàng gai nhỏ ….…. C. truncata
Dạng lưỡng phân xuôi.
Khóa phân loại đến loài của giống Candacia
Con cái:
1. Nhánh trong chân ngực I có 1 đốt ……………………………………..… C. bradyi
1. Nhánh trong chân ngực I có 2 đốt ………………………………………..... 2.
2. Góc bên sau ngực nhọn, ngắn và đối xứng ………………………………. 3.
2. Góc bên sau ngực nhọn, dài và không đối xứng …………………………. 4.
3. Đốt đỉnh chân ngực V bên trái có 1 gai dài, 1 gai ngắn ………………….. C. catula
3. Đốt đỉnh chân ngực V bên trái có 2 gai dài bằng nhau ………………... C. truncata
4. Đốt bụng II, mép bên phải có 1 lồi dài dạng ngón tay …………………. C. pachydactyla
4. Đốt bụng II, mép bên phải không có 1 lồi dài dạng ngón tay …................. 5
5. Góc bên sau ngực rất dài, bên phải dài hơn bên trái. Gai đỉnh đốt cuối cùng chân ngực
V bên trái ngắn ……………………………………………………………. C. bipinnata
5. Góc bên sau ngực rất dài, bên phải dài hơn bên trái. Gai đỉnh đốt cuối cùng chân ngực
V bên trái dài ………………………………………………………………. C. aethiopica.
(Theo Nguyễn Văn Khôi, 1994, P.84. Lớp phụ Chân Mái Chèo Copepoda vịnh Bắc Bộ)
Dạng lưỡng phân đối
(Số trong ngoặc thể hiện sự đối lập)
Khóa phân loại đến loài của cá bột Giống cá Mối Saurida
1 (2) Số lượng đốt cơ trước hậu môn 25-28 ……….… S. undosquamis

2 (1) Số lượng đốt cơ trước hậu môn 31-37.
3 (4) Rìa bụng sau hậu môn không có 1 vệt sắc tố lớn. Đôi vệt sắc tố
thứ 5 trên ống ruột đặc biệt lớn ……………….. S. filamentosa
4 (3) Rìa bụng sau hậu môn có 1 vệt sắc tố lớn. Các đôi vệt sắc tố trên
ống ruột lớn gần bằng nhau.
5 (6) Tổng số đốt cơ thân 48-56 (thường từ 50-54), trong đó có 31-33
đốt ở trước hậu môn ………………………………….. S. tumbil
6 (5) Tổng số đốt cơ thân 57-62 (thường từ 59-61), trong đó có 33-37
đốt ở trước hậu môn …………………….………. S. elongata
Dạng lưỡng phân đối
Khóa phân loại đến phân họ của Họ cá Bống trắng Gobiidae
1 (2) Thân hình trứng, dẹp hai bên …………………… Gobiodontinae
2 (1) Thân hình trụ dài, chỉ phần sau dẹp bên.
3 (4) Đầu răng của hàng răng ngoài cùng ở cả hai hàm xẻ thành 3
chạc nhọn ……………………..………………Tridentigenrinae
4 (3) Đầu răng của hàng răng ngoài cùng ở cả hai hàm, hoặc ít nhất
ở hàm dưới, không xẻ thành chạc.
5 (6) Hàm dưới có nhiều hàng răng …….……………. Gobiinae.
6 (5) Hàm dưới chỉ có 1 hàng răng.
7 (8) Răng hàm dưới gần như nằm ngang, Môi dưới không có mấu
thịt ……………….………….………………….… Apocrypteinae
8 (7) Răng hàm dưới mọc thẳng. Môi dưới có mấu thịt
……………………………………………………... Sicydiaphiinae
(Theo Nguyễn Nhật Thi, 1991. Cá Biển Việt Nam. P.319)
Dạng lưỡng phân đối

Khóa phân loại đến loài của giống cá Nhồng Sphyraena

1 (6) Góc dưới của xương nắp mang trước hình tròn nhô ra.


2 (3) Số vẩy đường bên chưa đến 100 ……………………….………. S. pinguis

3 (2) Số vẩy đường bên quá 100.

4 (5) Vẩy đường bên 120-138. Bên thân có nhiều vệt ngang màu đen ..… S. jello

5 (4) Vẩy đường bên 110-120. Bên thân không có vệt đen ……………… S. forteri

6 (1) Góc dưới của xương nắp mang trước hình vuông.

7 (8) Chiều dài đầu không lớn hơn 4,3 lần đường kính mắt. Chiều dài thân chỉ gấp
6-6,1 lần chiều cao thân. Vẩy đường bên 89-92 ………………….. S. obtusata

8 (7) Chiều dài đầu gấp 4,5-5,3 lần đường kính mắt. Chiều dài thân gấp 6,8-7,3 lần
chiều cao thân. Vẩy đường bên 74-85 …………………………… S. langsar.

(Theo Nguyễn Khắc Hường, 1993. Cá Biển Việt Nam, Tập II, quyển 3, P.77)

Dạng lưỡng phân đối này đã được sử dụng nhiều trong phân loại cá. Hiện nay
Chương trình biên soạn Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam quyết định sử dụng
loại khóa này.

Cách viết trong Khóa phân loại là cách viết rất ngắn gọn nhưng phải rõ ràng, theo
kiểu viết điện tín.
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

Ngành dây sống (Chordata)

Phân ngành Sống đuôi (Urochordata)


Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) hoặc
Phân ngành không sọ (Acrania). Duy nhất là Cá
Lưỡng tiêm.

Ngành Động vật có xương sống (Vertebrata)
Phân ngành sống đuôi
(Urochordata)

Lớp có cuống (Appendicularie)

Lớp Hải tiêu (Ascidiae)

Lớp San-pê (Salpae)
Lớp có cuống (Appendicularie)
Lớp Hải tiêu (Ascidiae)
Lớp San-pê (Salpae)
Phân ngành Sống đầu
(Cephalochordata)
Cá Lưỡng tiêm
Ngành Động vật có xương sống
(Vertebrata)

Phân ngành không sọ (Acrania)

Cá Lưỡng tiêm

Phân ngành có sọ (Craniata)

Tổng lớp không hàm (Agnatha)


Tổng lớp có hàm (Gnathostomata)
Phân ngành không sọ (Acrania)
Tổng lớp không hàm (Agnatha)
Tổng lớp không hàm chủ yếu là những động vật có xương sống nguyên thủy
nhất, phát triển ở kỷ Silua, Đêvôn đến cuối kỷ Đêvôn bị tuyệt diệt, chỉ còn
lại một nhánh nhỏ tiến hóa theo lối sống ký sinh.

Có 2 lớp: Lớp cá Bám đá (Lampetra) và Lớp cá Myxin

Cơ thể luôn có dạng lươn, da trần và có nhiều tuyến nhầy.

Bộ xương ở dạng màng, chủ yếu là mô liên kết và sụn.

Xương trục mới có dây sống, chưa có cột sống chính thức; thiếu chi
chẵn.

Hộp sọ phát triển chưa đầy đủ và hở. Sọ tạng chưa biệt hóa thành
cung hàm, cung móng.

Cung mang chưa phân đốt và tạo thành dạng mạng lưới.

Cơ quan hô hấp có dạng túi. Lá mang và túi mang có nguồn gốc nội bì.

Hệ thần kinh phát triển yếu. Não bộ chưa phân đủ 5 phần. Tiểu não và
hành tủy chưa tách biệt.

Giác quan kém phát triển. Mắt, tai cấu tạo không đầy đủ.
Tổng lớp không hàm (Agnatha)
1. Hiện có 4 lớp:
(1) Lớp Giáp vây (Pteraspidomorphi)

- Phân lớp Giáp khác (Heterostrasi)
- Phân lớp Vẩy rỗng (Coelolepida)
(2) Lớp Giáp đầu (Cephalaspidomorphi)
- Phân lớp Giáp xương (Osteotraci)
- Phân lớp Giáp thiếu (Anaspida)
(3) Lớp Bám đá (Petromyzones)
(4) Lớp Myxin (Myxini)
Lớp cá Bám đá hiện có 1 họ (Petromyzonidae) với 8 giống và 20 loài.
Lớp cá Myxin có 3 họ: Myxinidae, Eptatrelidae, và Paramyxinidae với
khoảng hơn 30 loài.
1. Lớp Giáp vây (Pteraspidomorphi)
Phân lớp Giáp khác (Heterostraci)
Cá Giáp khác Pteraspis
Lớp Giáp vây (Pteraspidomorphi)
Phân lớp Giáp khác (Heterostraci)
Cá Giáp khác Drepanaspis
Lớp Giáp vây (Pteraspidomorphi)
Phân lớp Vẩy rỗng (Coelolepida)
Cá Vẩy rỗng Thelodus scoticus

×