Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Ôn tập môn tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.3 KB, 58 trang )

ÔN TẬP TÀI CHÍNH CÔNG
Toán
III. Cung cấp hàng hoá công tối ưu:
1. Đường cầu xã hội về hàng hoá công:
Đường cầu về hàng hoá công được phân biệt với đường cầu hàng hoá cá nhân
như sau:
- Do tính chất phân chia hay cạnh tranh trong tiêu dùng khiến đường cầu đối với
hàng hoá cá nhân thể hiện số lượng hàng hoá mà thị trường sẵn sàng mua ở mỗi
mức giá nhất định. Như vậy, đường cầu thị trường đối với hàng hoá cá nhân là
tổng hợp các đường cầu cá nhân theo sản lượng.
Ví dụ: chẳng hạn, đói muốn ăn bánh bao, anh X ăn 2 cái, anh Y anh 4 cái thì cầu
thị trường về bánh bao là 6 cái.
- Đường cầu đối với hàng hoá công: do tính chất sử dụng chung nên đường cầu
thể hiện giá cả mà xã hội sẵn lòng chi trả để có được hàng hoá công ấy. Do vậy,
đường cầu xã hội đối với hàng hoá công được thiết lập bằng cách cộng các đường
cầu cá nhân theo giá cả.
Ví dụ: Pháo hoa là một hàng hóa công. Xét xã hội chỉ có hai cá nhân:
 Ông A sẵn lòng trả 300 cho quả
pháo hoa đầu tiên, 200 cho quả pháo
hoa thứ 2 ð đường cầu pháo hoa
của ông A là: PA = -100Q + 400
 Ông B sẵn lòng trả 500 cho quả
pháo hoa đầu tiên, 400 cho quả pháo
thứ 2 ð đường cầu pháo hoa của
ông B là: PB = -100Q + 600
Vây: Đường cầu pháo hàng hóa công
(pháo hoa sẽ là):
P = PA + PB = -200Q + 1.000 với Q
thuộc [0, 4]
P= -100*Q + 600 với Q thuộc (4, 6]



Đường tổng cầu DA+B phản ánh lợi ích xã hội biên MSB (marginal social benefit)
tức là lợi ích mà xã hội nhận thêm được khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa.
MSB là đường dốc xuống thể hiện lợi ích cận biên giảm dần:
DA+B = MSB
2. Đường cung xã hội về hàng hoá công:
Bất kể hàng hoá công do ai cung cấp thì xã hội đều phải tiêu tốn một khoảng chi
phí nhất định. Khi lượng hàng hoá công tăng thêm thì chi phí xã hội cũng tăng
thêm. Suy ra: đường cung xã hội đối với hàng hoá công đó chính là đường chi phí
xã hội biên MSC (marginal of social cost).
Chi phí xã hội biên MSC là chi phí xã hội tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn
vị sản lượng.
3. Cân bằng cung cầu hàng hóa công:
Ví dụ:
 Với đường cầu pháo hoa của ông A là: PA = -100Q + 400.
 Với đường cầu pháo hoa của ông B là: PB = -100Q + 600.
Vậy mức sản xuất tối ưu của xã hội là bao nhiêu? Biết chi phí biên cung cấp
hàng hóa công này ở mức cố định là 200.

Vậy mức sản lượng tối ưu
của xã hội là 4 pháo hoa.

Kết luận: mức sản xuất tối
ưu của xã hội là giao điểm
của đường MSC và đường
MSB.
MSB = MSC


 Một số bài tập:

Bài 1: Giả sử có 10 người, mỗi người có đường cầu Q = 20 – 4P về đèn đường và
mười người mỗi người có đường cầu Q = 8 – P. Chi phí biên cung cấp hàng hóa
công này ở mức cố định là 6 đô la. Mức sản xuất tối ưu xã hội là bao nhiêu? Có
bao nhiêu đèn đường được cung cấp?
Giải:
- Nhóm 1 có 10 người, lợi ích biên mà các cá nhân trong nhóm 1 đánh giá về đèn
đường là: MB1= 5-Q/4
ð Lợi ích biên của cả nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MBI = 50 – 2,5Q.
Chú ý: Đường cầu đối với hàng hoá công được thiết lập bằng cách cộng các đường
cầu cá nhân theo giá cả. Cho nên từ Q ta phải đổi về P (chính là phương trình MB 1
ở trên) rồi từ P đó mới nhân cho 10 để có được MBI = 50 – 2,5Q.
- Nhóm 2 có 10 người, lợi ích biên mà các cá nhân trong nhóm 2 đánh giá về đèn
đường là: MB2= 8-Q
ð Lợi ích biên của cả nhóm 2 đánh giá về đèn đường là: MBII = 80 – 10Q.

[8; 20]

Ta có:


MSB = 130 -12,5Q = (50 – 2,5Q) + (80 – 10Q) với Q thuộc [0;8]
MSB = 50 -2,5Q với Q thuộc [8;20]
MSC = 6$/đèn đường


Mức cung cấp hàng hóa đèn đường tối ưu xác định khi:
MSB=MSC ð 50-2,5Q = 6 ð Q = 17,6 đèn đường
Kết luận:
- Mức cung cấp đèn đường tối ưu là 17,6
- Số đèn đường nên được cung cấp là 18

Bài 2: Giả sử có 10 người, mỗi người có đường cầu Q = 20 – 4P về đèn đường và
mười người mỗi người có đường cầu Q = 8 – P. Chi phí biên cung cấp hàng hóa
tư này ở mức cố định là 6 đô la. Mức sản xuất tối ưu xã hội là bao nhiêu? Có bao
nhiêu đèn đường được cung cấp?
Giải:
- Nhóm 1: lượng đèn đường mà nhóm 1 có nhu cầu là: Q = 200 – 40P
ð Lợi ích biên của nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MB1 = 5 – Q/40
Chú ý: do đường cầu thị trường đối với hàng hoá cá nhân là tổng hợp các đường
cầu cá nhân theo sản lượng. Cho nên từ phương trình đường cầu của mỗi người là
Q = 20 – 4P ta nhân cho 10 để có đường đường Q = 200 – 40P, từ đó mới chuyển
vế để có được đường MB1 = 5 – Q/40.
- Nhóm 2: lượng đèn đường mà nhóm 2 có nhu cầu là: Q = 80 – 10P
ð Lợi ích biên của nhóm 2 đánh giá về đèn đường là: MB2 = 8 – Q/10

Ta có:
Và:

MSB = 5,6 – Q/50 Với P thuộc [0,5]
MSB = 8 – Q/10 Với P thuộc [5,8]
MSC = 6$/đèn đường


Mức cung cấp đèn đường tối ưu được xác định khi: MSB=MSC ð 8- Q/10 = 6 ð
Q=20
Kết luận: mức cung cấp đèn đường tối ưu là 20.
Bài 3: xét một nền kinh tế có ba nhóm người. Mỗi nhóm có sở thích khác nhau về
các tượng đài. Các cá nhân thuộc nhóm thứ nhất đánh giá lợi ích tượng đài với giá
trị cố định là 100 đô la. Các cá nhân thuộc nhóm thứ hai và thứ ba đánh giá lợi ích
tượng đài lần lượt là:
BII = 200 + 30M – 1.5M2

BIII = 150 + 90M – 4.5M2
Trong đó, M phản ánh số tượng đài trong thành phố. Giả sử có 50 người trong mỗi
nhóm. Chi phí xây dựng một tượng đài là 3.600 đô la. Hỏi có bao nhiêu tượng đài
nên được xây dựng?
Giải:
Ta có:
MB của mỗi người trong nhóm
MB của cả nhóm
B1=100$
ð MB1=0
ð MBI=0
2
B2=200+30M-1,5M ð MB2=30-3M ð MBII=1500-150M
B3=150+90M-4,5M2 ð MB3=90-9M ð MBIII=4500-450M
Phương trình đường lợi ích xã hội biên có dạng như sau:
MSB = 6000 – 600M
Mặt khác: MSC = 3600 $/tượng đài
Mức tượng đài tối ưu nên cung cấp: MSB=MSC ð 4
Chú ý: bài này cho hàm lợi ích, cho nên
để tính lợi ích biên thì phải đạo hàm.
VD: B2=200+30M-1,5M2 ð MB2=30-3M


Bài 4: Thelma và Louise là hàng xóm của nhau. Trong suốt mùa đông, xe dọn
tuyết dọn dẹp tuyết trên con đường qua nhà của Thelma và nhà Louise. Lợi ích
biên của Thelma từ việc dọn dẹp tuyết là 12 – Z, với Z là số lần mà con đường
được dọn dẹp. Lợi ích biên của Louise là 8 – 2Z. Chi phí biên cho việc dọn dẹp
tuyết là 16 đô la. Hãy vẽ hai đường lợi ích biên và đường lợi ích biên tổng của hai
đường đó. Hãy vẽ đường chi phí biên và tìm mức cung cấp hiệu quả dịch vụ dọn
tuyết.

Giải:
Ta có: MBT=12-Z và MBL=8-2Z. Suy
ra:
MSB=20-3Z với Z thuộc [0,4]
MSB= 12-Z với Z thuộc [4,12]
MSC=16$
Mức cung cấp dv dọn tuyết
Tối ưu xác định khi MSB=MSC
Suy ra: 20-3Z=16 ð Z=4/3 lần
Kết luận: 3 năm có 4 lần dọn tuyết.
Bài 5: Có ba nhóm người A, B, C; mỗi
nhóm có 100 người:
Nhóm A, mỗi người có đường cầu Q = 0,1 – 2/300*P.
Nhóm B, mỗi người có đường cầu Q = 0,2 – 1/200*P
Nhóm C, mỗi người có đường cầu Q = 0,6 – 0,02*P
Chi phí biên cung cấp hàng hóa tư này ở mức cố định là 16 đô la. Mức sản xuất
tối ưu xã hội là bao nhiêu? Có bao nhiêu đèn đường được cung cấp?
Giải:
- Nhóm A: lượng đèn đường mà nhóm A có nhu cầu là: Q = 10 – 2/3*P
ð Lợi ích biên của nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MB1 = 15 – 1,5*Q
- Nhóm B: lượng đèn đường mà nhóm B có nhu cầu là: Q = 20 – 0,5*P
ð Lợi ích biên của nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MB1 = 40 – 2*Q
- Nhóm C: lượng đèn đường mà nhóm C có nhu cầu là: Q = 60 – 2*P
ð Lợi ích biên của nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MB1 = 30 – 0,5Q
P
40


MSB = 40 – 2*Q với P thuộc [30; 40]
30

MSB = 32 – 0,4*Q với P thuộc [15; 30]
MSC =16

15

MSB = 28,42 – 0,315*Q
với P thuộc [0; 15]

10

20

40

60

90

Ta có:

MSB = 40 – 2*Q Với P thuộc [30; 40]
MSB = 32 – 0,4*Q Với P thuộc [15; 30]
MSB = 28,42 – 0,315*Q Với P thuộc [0; 15]
Và:
MSC = 16$/đèn đường
Mức cung cấp đèn đường tối ưu được xác định khi: MSB=MSC
ð 32 – 0,4*Q = 16
ð Q = 40
Kết luận: mức cung cấp đèn đường tối ưu là 40.
Tại sao P thuộc [15; 30] lại tìm được MSB = 32 – 0,4*Q?

Nên nhớ đường cầu cá nhân cộng theo sản lượng nên trong khoảng P thuộc
[15; 32] thì có 2 đường cầu là:
Q1 = 20 – 0,5*P
Q2 = 60 – 2*P
Vậy tổng hai đường này là: Q= Q1 + Q2 = 80 – 2,5*P
Sau đó rút P ra được: P = MSB = 32 – 0,4*Q

Q


Bài 6: Có ba nhóm người A, B, C; mỗi nhóm có 10 người:
Nhóm A, mỗi người có đường cầu Q = 20 – 100/3*P.
Nhóm B, mỗi người có đường cầu Q = 40 – 50*P
Nhóm C, mỗi người có đường cầu Q = 10 – 1/0,14*P
Chi phí biên cung cấp hàng hóa công này ở mức cố định là 9 đô la. Mức sản xuất
tối ưu xã hội là bao nhiêu? Có bao nhiêu đèn đường được cung cấp?
Giải:
Giải:
- Nhóm A: lượng đèn đường mà nhóm A có nhu cầu là: P = (0,6 –0,03*Q)*10
= 6 – 0,3*Q
ð Lợi ích biên của nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MB1 = 6 – 0,3*Q
- Nhóm B: lượng đèn đường mà nhóm B có nhu cầu là: P = (0,8 – 0,02*Q)*10
= 8 – 0,2*Q
ð Lợi ích biên của nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MB1 = 8 – 0,2*Q
- Nhóm C: lượng đèn đường mà nhóm C có nhu cầu là: P = (1,4 – 0,14*Q)*10
ð Lợi ích biên của nhóm 1 đánh giá về đèn đường là: MB1 = 14 – 1,4*Q
P

28


P

MSB = 28 -1,9*Q với Q thuộc [0; 10]


14
9
8

MSC = 9
MSB = 14 -0,5*Q với Q thuộc [10; 20]

6

MSB = 8 -0,2*Q với Q thuộc [20; 40]
10

20

40

Q

Ta có:

MSB = 28 – 1,9*Q Với Q thuộc [0; 10]
MSB = 14 – 0,5*Q Với Q thuộc [10; 20]
MSB = 8 – 0,2*Q Với Q thuộc [20; 40]
Và:
MSC = 9 $/đèn đường

Mức cung cấp đèn đường tối ưu được xác định khi: MSB=MSC
ð 14 – 0,5*Q = 9
ð Q = 10
Kết luận: mức cung cấp đèn đường tối ưu là 10.
Tại sao Q thuộc [10; 20] lại tìm được MSB = 14 – 0,5*Q?
Nên nhớ đường cầu hàng hóa công cộng theo sản giá nên trong khoảng Q thuộc
[10; 20] thì có 2 đường cầu là:
P1 = 6 – 0,3*Q
P2 = 8 – 0,2*Q
Vậy tổng hai đường này là: P = MSB = P1 + P2 = 14 – 0,5*P

Tổng kết:
- Đối với dạng tìm sản lượng cung cấp tối ưu đối với hàng hóa tư thì ta “xét theo
giá mà cộng theo lượng”, tức là làm như sau:


Điểm xét theo
giá

Điểm xét theo
giá
AC
AD
Đoạn AB
Trở lại với bài tập số 5 ta xét điểm giá P = 15thì đoạn AB sẽ bằng đoạn AC cộng
cho đoạn AD (như vậy xét theo giá ở đây là xét điểm giá P =15, cộng theo lượng ở
đây là cộng đoạn AC + AD = AB).
- Đối với dạng tìm sản lượng cung cấp tối ưu đối với hàng hóa công thì ta “xét
theo lượng mà cộng theo giá” ð tương tự như trên.
IV. Ai nên cung cấp hàng hóa công:

1. Đối với hàng hóa công thuần túy:
Đối với hàng hoá công thuần tuý thì chính phủ nên cung cấp cho xã hội hơn là
để cho tư nhân cung cấp mặc dù vì lợi ích của mình thì người tiêu dùng vẫn sẵn
sàng trả tiền do bởi: nếu tư nhân cung cấp hàng hoá công thì hiệu quả xã hội đạt
được là nhỏ hơn so với việc chính phủ cung cấp.
Câu hỏi: Tại sao đối với hàng hóa công thuần túy nếu để tư nhân cung cấp thì
gây ra tổn thất phúc lợi xã hội?
Có hai lý do: lý do thứ nhất là những người nghèo nhất trong xã hội là những
người cần sử dụng hàng hoá công nhiều hơn nhưng lại có khả năng chi trả ít hơn


→ chính phủ cung cấp làm cho họ có cơ hội sử dụng hàng hoá công để cải thiện
cuộc sống. Lý do thứ hai là tư nhân cc thì phải thu phí, nhưng do tính ko loại trừ
cao quá tức là sẽ có những người ko trả phí mà vẫn hưởng đc dịch vụ ví dụ như tư
nhân cc pháo hoa thì là một minh chứng ð vì vậy đối với hàng hóa công thuần túy
tư nhân sẽ không cung cấp ð đây chính là thất bại thị trường và nhà nước phải
đứng ra cung cấp.

Chương I:
Câu 1: Khi nào chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. Can thiệp như thế nào. Tác động
của sự can thiệp. Bản chất chính trị của sự lựa chọn.

a. Câu hỏi thứ nhất: khi nào chính phủ can thiệp vào nền kinh tế?
Có hai lý do giải thích tại sao chính phủ can thiệp vào thị trường:
(i). Thất bại thị trường:
- Theo nghĩa rộng, thất bại thị trường được hiểu là tình trạng thị trường không thể
sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ hoặc sản xuất không ở mức mà xã hội mong muốn
(độc quyền, ngoại ứng, thông tin bất cân xứng,….)
VD: xét thị trường bảo hiểm y tế, tại điểm cân bằng của thị trường, cung cầu bằng
nhau. Hiệu quả xã hội được tối đa hóa: bất kỳ ai đánh giá lợi ích bảo hiểm y tế trên

chi phí thì sẵn lòng tham gia bảo hiểm. Với điểm cân bằng này thì chính phủ không
cần can thiệp vào thị trường để làm gì.
Bây giờ, hãy hình dung trong nền kinh tế luôn tồn tại một lượng cá nhân hay hộ gia
đình nhất định không tham gia bảo hiểm. Một khi tồn tại một số lượng cá nhân
không tham gia bảo hiểm thì làm cho điểm cân bằng thị bị dịch chuyển và khi đó
hiệu quả xã hội sẽ không được tối đa hóa. Những người không tham gia bảo hiểm
khi xảy ra bệnh tật, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, sẽ lây lan đến người khác và
làm cho chi phí xã hội sẽ gia tăng ð đây chính là ngoại ứng tiêu cực. Với trường
hợp này chính phủ buộc mọi người phải tham gia bảo hiểm y tế. Ví dụ: như ở Việt
Nam Mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế trước thời điểm ngày 01/5/2012 là 448.200 đồng,
khi mức lương tối thiểu được tăng thì mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cũng tăng lên
567.000 đồng. Lợi ích của người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi tham gia bảo
hiểm y tế là ngoài phần Nhà nước hỗ trợ 50%, đối tượng này còn được Dự án Hỗ
trợ y tế các tỉnh Bắc Trung bộ hỗ trợ từ 30-40%; người cận nghèo chỉ tham gia


đóng góp với một tỷ lệ nhỏ từ 10-20%. Trên cơ sở mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế tăng
lên 567.000 đồng bắt đầu từ ngày 01/5/2012. Đầu năm 2012 Nhà nước cũng đã
nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 50%
lên 70% để tạo điều kiện cho người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế ð đây
chính là sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo
hiểm y tế.
(ii). Tái phân phối thu nhập:
- Thông qua sự can thiệp của chính phủ để tái phân phối nguồn lực từ “nhóm người
mà xã hội cho là quá tốt đến nhóm người mà xã hội cho là không đủ tốt”.
VD: Trong số người không tham gia bảo hiểm, có những người có thu nhập thấp
(người già, người tàn tật, người nghèo …). Xã hội sẽ cảm thấy hợp lý để tiến hành
tái phân phối từ nhóm người có bảo hiểm – những người có thu nhập cao đến
những người không có bảo hiểm – những người có thu nhập thấp.
b. Chính phủ can thiệp như thế nào?

- Phương pháp trực tiếp: quy định giá trần, giá sàn
VD: Quy định giá tối đa đối với các hàng hóa và dịch vụ độc quyền như điện,
nước, xăng dầu, lãi suất huy động trần ….
VD: Quy định giá tối thiểu đối với các hàng hóa như giá thu mua nông sản, tiền
lương cơ bản…
- Phương pháp gián tiếp: thông qua hai công cụ là thuế và trợ cấp.
VD: Thuế đánh vào oto Camry mỗi nhập khẩu nguyên chiếc từ Mỹ (năm 2009):
nguyên giá 20.000$
-

-

Thuế nhập khẩu: 83%*20.000$ = 16.600$ (36.600$)
Thuế tiêu thụ đặc biệt: 36.600$*50% = 18.300$ (54.900$)
(đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thì xe dưới 5 chỗ ngồi: 50%, 6-15 chỗ ngồi:
13%, 16-24 chỗ: 13% ð xe càng nhiều chỗ ngồi thì thuế tiêu thụ đặc biệt
càng ít vì càng nhiều chỗ thì càng phục vụ được nhiều người)
Thuế giá trị gia tăng: 54.900*10% = 5.490$ (60.390$)

ð Như vậy, một chiếc xe Camry khi về Việt Nam giá của nó đã đắt gấp ba lần so
với giá gốc.
c. Những tác động thay thế của sự can thiệp là gì?


Muốn đánh giá được sự tác động ta phải phân tích trên hai mặt:
- Tác động trực tiếp: tác động trực tiếp của can thiệp chính phủ đó là những ảnh
hưởng có thể được tiên liệu nếu như các cá nhân không thay đổi hành vi của họ đối
với chính sách can thiệp.
- Tác động gián tiếp: là tác động chỉ xảy ra khi các cá nhân thay đổi hành vi, phản
ứng lại sự can thiệp của chính phủ.

VD: Để hạn chế lượng xe hơi mới đưa vào lưu thông nhằm giảm sức ép đối với hạ
tầng giao thông tại các thành phố lớn. Chính phủ đã quyết định đánh thuế thật nặng
vào loại hàng hóa này. Tác động của chính sách này là gì?
ð Tác động trực tiếp: người tiêu dùng có thể phản ứng lại với chính sách thuế của
chính phủ bằng việc thay đổi hành vi. Tức là T cao ð giá cao ð cầu oto giảm ð
giảm sức ép lên hạ tầng giao thông.
ð Tác động gián tiếp: giảm thiểu ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng đến nền công
nghiệp sản xuất oto trong nước; khi cầu oto giảm thì làm cho cầu xe máy tăng hơn;
ảnh hưởng đến việc kinh doanh của những người bán đồ chơi, phụ tùng xe hơi v.v
d. Tại sao chính phủ lựa chọn sự can thiệp theo cách thức mà họ đã thực hiện:
Mỗi quyết định chính sách được đưa ra khi thỏa mãn 2 điều kiện sau:
-

Kinh tế: tối thiểu hóa về mặt kinh tế (chi phí)
Chính trị: được sự đồng thuận của đại đa số dân chúng.

ð Tùy vào bản chất chính trị và tiềm lực của mỗi nền kinh tế mà chính phủ có thể
có những cách hành xử khác nhau cho cùng một vấn đề.
VD: Cùng vấn đề về mại dâm nhưng Thái Lan thì cho phép hoạt động còn ở Việt
Nam thì không.
Câu 2: Khái niệm ngoại ứng, đặc điểm ngoại ứng, tính phi hiệu quả ngoại ứng.

Ngoại tác: là hành vi của chủ thể này tác động tốt hay xấu đến chủ thể khác mà
chủ thể bị tác động không nhận được bất kì sự hoàn trả hay bồi thường nào.
Ngoại tác tác động tốt đến chủ thể thì gọi là ngoại tác tích cực.
VD: Sử dụng wifi dùng chùa nhà bên cạnh ð ngoại ứng tích cực khi và chỉ khi
mình dùng mà mình không trả tiền và nhà có phát wifi cũng không phải tăng chi
phí trả wifi.



VD: 1 nhà kinh doanh dịch vụ giặt sấy quần áo hoạt động bên cạnh 1 lò mỳ thì hơi
nóng toả ra từ lò mỳ sẽ là giúp quần áo khô nhanh hơn ð ngoại tác tích cực. Nếu
người kinh doanh dịch vụ giặt sấy quần áo này phải trả tiền cho việc sử dụng hơi
nóng phát ra từ lò mỳ nhà bên cạnh ð không còn là ngoại tác tích cực nữa (xem
khái niệm ngoại tác sẽ rõ thôi!!!)
Ngoại tác tác động xấu đến chủ thể thì gọi là ngoại tác tiêu cực.
VD: nuôi cá xả chất thải xuống sông, (Việt Nam bị Mỹ kiện bán phá giá cá tra, cá
basa) 1 người hút thuốc lá và khói thuốc gây ảnh hưởng đến những người xung
quanh,…
VD: Đường tàu Việt Nam ð gây ô nhiễm, tai nạn, mất thời gian đợi tàu ð đây
chính là ngoại tác tiêu cực bởi vì những người chịu ô nhiễm, mất thời gian đợi tàu
thì không được nhận một khoảng bồi thường nào ð đây chính là ngoại ứng tiêu
cực.
VD: Công ty Vedan xả thải gây ảnh hưởng đến người nuôi tôm cá trên sông ð và
đã được bồi thường ð thì đây không được xem là ngoại ứng tiêu cực (xem khái
niệm ngoại tác sẽ hiểu thôi!!!)
Đặc điểm của ngoại ứng:
- Ngoại ứng do con người tạo ra chứ không phải do thiên nhiên tạo ra
VD: một vùng bị hạn hán ð trời mưa ð không được gọi là ngoại ứng tích cực
bởi vì do thiên nhiên tạo ra.
- Ngoại ứng đối với người này là tích cực nhưng với người khác là tiêu cực.
VD: 1 nhà kinh doanh dịch vụ giặt sấy quần áo hoạt động bên cạnh 1 lò mỳ thì
hơi nóng toả ra từ lò mỳ sẽ là giúp quần áo khô nhanh hơn ð ngoại ứng tích
cực. Nhưng với người có giường ngủ sát lò mì thì sẽ cảm thấy nóng nực ð
ngoại ứng tiêu cực.
- Tất cả các ngoại ứng đều là phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội (ở
phần dưới sẽ có cách khắc phục ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tiêu cực).
- Có 3 chủ thể của ngoại ứng: người bán, người mua và người chịu tác động.
Tính phi hiệu quả của ngoại tác:


 Đối với ngoại tác tích cực:


MSB = MEB + MPB

- MEB: Lợi ích ngoại ứng biên, sở dĩ MEB có dạng dốc xuống như hình vẽ là
bởi vì:
VD: một người uống vắc xin thì xã hội cảm nhận được lợi ích lớn, nhưng cả xã
hội đều uống vắc xin thì cảm nhận lợi ích sẽ giảm xuống (vì ai cũng như ai).
- MPB: Lợi ích cá nhân biên, sở dĩ đường MPB nằm trên đường MEB là bởi vì:
VD: Nếu chính mình tiêm vắc xin thì sẽ đánh giá lợi ích lớn hơn so với việc
mình cảm nhận lợi ích của việc người khác sử dụng vắc xin.
- MSB: Lợi ích xã hội biên, nó sẽ là tổng của lợi ích ngoại ứng biên và lợi ích
cá nhân biên.
- MEC = 0 vì không phải là ngoại ứng tiêu cực ð MPC = MSC hay chi phí cá
nhân biên bằng với chi phí xã hội biên.
Doanh nghiệp muốn sản xuất ở sản lượng Q 1 vì MPB = MPC (tức là doanh nghiệp
không tính phần MEB vào để tính ra sản lượng tối ưu Q 0 mà xã hội mong muốn)
ð Tam giác ZUV chính là tổn thất phúc lợi xã hội do ảnh hưởng ngoại ứng tích
cực mang lại.
Chứng minh tam giác ZUV là tổn thất phúc lợi xã hội:


Tổn thất phúc
lợi xã hội

MSC

MSB
Q1


Q0

 Đối với ngoại tác tiêu cực:

MPB

Trong đó:
- MPC = MC: chi phí biên cá nhân
- MEC: chi phí ngoại ứng biên (bắt đầu từ gốc tọa độ vì không có sản xuất thì
không có ô nhiễm, và càng sản xuất thì càng ô nhiễm thì MEC càng tăng)
- MSC = chi phí xã hội biên = MPC + MEC
- MSB = MEB + MPB = MPB: lợi ích xã hội biên (vì ngoại ứng tiêu cực nên
MEB = 0)
Doanh nghiệp muốn sản xuất ở sản lượng Q 1 vì MPB = MPC (tức là doanh nghiệp
không tính phần MEC vào để tính ra sản lượng tối ưu Q 0 mà xã hội mong muốn)


ð Tam giác ACB chính là tổn thất phúc lợi xã hội do ảnh hưởng ngoại ứng tiêu
cực mang lại.
Chứng minh tam giác ZUV là tổn thất phúc lợi xã hội:
MSC

Tổn thất phúc
lợi xã hội

MSB
Q0

Q1


 Cách khắc phục ngoại ứng:
 Đối với ngoại ứng tích cực:
Luôn luôn chỉ có một biện pháp để mà áp dụng: trợ cấp Pigou

Trợ cấp Pigou: là mức trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng tạo ra
ngoại ứng tích cực, sao cho nó đúng bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng
tối ưu xã hội: MPB mới = MPB + s → sản lượng tối ưu tại Q0
Như vậy, trợ cấp Pigou s nhằm dịch chuyển đường MPB lên MPB + s, sau khi trợ
cấp thuế Pigou thì không còn tổn thất phúc lợi xã hội nữa (xem hình).


Câu hỏi: nếu có trợ cấp Pigou thì đường MPB + s có dịch chuyển song song so
với đường MPB không?
Trả lời: luôn luôn song song với MPB bởi vì trợ cấp Pigou là mức trợ cấp trên
mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra, tức là doanh nghiệp sản xuất 10 sản phẩm thì trợ
cấp cả 10 sản phẩm ð cho nên luôn luôn song song.
 Đối với ngoại ứng tiêu cực:
Luôn luôn có hai biện pháp để mà khắc phục: trợ cấp Pigou và đánh thuế Pigou.
Đánh thuế Pigou:
- Mục tiêu: giảm sản lượng của hãng gây NƯ tiêu cực về sản lượng tối ưu XH.
- Đánh thuế Pigou: thuế Pigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra
của hãng gây ô nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản
lượng tối ưu xã hội.

Như vậy: mục đích đánh thuế Pigou là để dịch chuyển đường MPC lên đường
MPC + t, khi đó tổn thất phúc lợi xã hội do ngoại ứng tiêu cực tạo ra bằng không.
Khi đánh thuế Pigou thì đường MPC dịch chuyển song song bởi vì thuế Pigou là
loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm.
Ưu điểm:

- Doanh nghiệp buộc phải giảm sản lượng


Triệt tiêu mất không xã hội do ngoại ứng gây ra
Khối lượng gây ảnh hưởng sẽ giảm xuống
Số tiền đền bù được chuyển đến tay người đối tượng chịu hậu quả
Nhược điểm: các yếu tố để xác định mức thuế là rất khó: khó xác định MB, MEC,
MPC, MSCà khó xác định Qo, Q1
Trợ cấp Pigou:
Trợ cấp: với mỗi đơn vị sản lượng mà nhà máy ngừng sản xuất thì chính phủ sẽ trợ
cấp cho họ một khoản bằng MEC tại Q0
-

Ưu điểm:các doanh nghiệp được trợ cấp sẽ tự nguyện giảm sản lượng về mức Q0
Nhược điểm:
- Các yếu tố để xác định mức thuế là rất khó: khó xác định MB, MEC, MPC,
MSCà khó xác định Qo, Q1 .
- Giả sử như doanh nghiệp sản xuất 100 đơn vị sản phẩm nhưng xã hội chỉ
cần 80 sản phẩm ð thì chính phủ trợ cấp 20 sản phẩm để doanh nghiệp chỉ
sản xuất 80 sản phẩm ð điều này là không nên vì đã gây ra ô nhiễm môi
trường rồi mà còn được nhận trợ cấp.
Ngoài ra còn có một số biện pháp khác như:
- Mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất
định.
- Kiểm soát trực tiếp bằng cách quy định chuẩn thải.


Xây dựng bộ luật môi trường hoàn chỉnh.
Quy định quyền sở hữu tài sản: định lý Coase phát biểu rằng, nếu chi phí
giao dịch là không đáng kể thì có thể đưa ra một giải pháp hiệu quả đối với

ngoại ứng bằng cách trao quyền sở hữu các nguồn lực được các bên sử dụng
chung cho một bên nào đó. Ngoại ứng sẽ biến mất thông qua đàm phán giữa
các bên.
VD: bán con sông Thị Vải cho công ty Vedan thì liệu có giảm ô nhiễm môi
trường không.
Ngoài các giải pháp thuộc khu vực công trên còn có các biện pháp từ khu vực tư
nhân như sau:
- Sáp nhập: để khắc phục tác động của ngoại tác tiêu cực có thể “nội hóa”
ngoại tác bằng cách sáp nhập các bên có liên quan lại với nhau
- Dùng dư luận xã hội:
+ Đứng ra kiện khi phát giác các hành động sai phạm
+Toàn xã hội nên đồng lòng tảy chay hàng hóa của công ty đó.
+Các cơ quan ngôn luận, báo đài: gây áp lực cho các công ty buộc phải hoạt
động nghiêm túc, lan truyền thông tin cũng như các ý kiến phản ánh của
người dân.
Ví dụ: trong trường hợp Vedan thì sức mạnh của dư luận xã hội đã phát huy
đầy đủ tác dụng của nó. Bằng chứng là mọi người dân việt Nam – các cấp
chính quyền, giới truyền thông, các luật sư, người tiêu dùng đều đứng về
phía người nông dân.
-

47

Câu 3: Phân tích những giải pháp mà chính phủ có thể sử dụng để can thiệp nền kinh
tế. Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: Trình bày khái niệm, đặc trưng của các quỹ tài chính công ngoài ngân sách
nhà nước.

Khái niệm: là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng
nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến cố bất thường trong

quá trình phát triển kinh tế xã hội và để hổ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp
khó khăn về nguồn lực tài chính.
Các đặc trưng:
-

Chủ thể: nhà nước là chủ thể quyết định việc thành lập quỹ, huy động nguồn
tài chính, sử dụng quỹ và tổ chức bộ máy quản lý quỹ.


-

-

-

-

Nguồn hình thành:
+ Một phần trích từ NSNN theo quy định của Luật NSNN.
+ Một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội. Chủ yếu là nguồn
tài chính tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế – xã hội, dân cư.
ð Đối với loại quỹ đảm nhận chức năng dự trữ, dự phòng cho những rủi ro
bất thường ảnh hưởng đến toàn cục thì nguồn tài chính trích từ NSNN
thường có tỷ trọng lớn như: quỹ dự trữ quốc gia, quỹ dự trữ tài chính, quỹ
dự trữ ngoại hối….
ð Đối với các loại quỹ đảm nhận chức năng hỗ trợ quá trình tăng trưởng có
khả năng thu hồi vốn thì tỷ trọng nguồn vốn tài chính từ NSNN có tỷ trọng
nhỏ như: quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng ở một số
tỉnh, thành phố trực thuộc TW…
Mục tiêu sử dụng: nhằm giải quyết những biến động bất thường không dự

báo trước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, không có trong dự toán
NSNN nhưng nhà nước phải có trách nhiệm xử lý. Thể hiện rõ nhất là các
quỹ dự trữ, dự phòng….
Cơ chế hoạt động:
+ Linh hoạt hơn so với NSNN bởi phần lớn đều được điều chỉnh bởi các văn
bản dưới luật do cơ quan hành pháp (chính phủ) quyết định.
+ Việc sử dụng quỹ thường có mục tiêu, địa chỉ cụ thể, theo sự điều khiển
của Nhà nước đối với từng loại quỹ; thực hiện theo cơ chế tín dụng nhưng
với lãi suất ưu đãi.
Điều kiện hình thành và tồn tại: tùy thuộc vào sự tồn tại các tình huống, các
sự kiện kinh tế xã hội. Khi các tình huống, sự kiện đó được giải quyết dứt
điểm, trở lại trạng thái bình thường thì cũng là lúc từng loại quỹ TCC ngoài
NSNN không có lý do tồn tại.
VD: Quỹ phòng chống ma túy – nếu ma túy mất đi ð quỹ này cũng mất đi.

(Mở rộng: Câu hỏi: Hiện nay ở Việt Nam hệ thống các quỹ TCC ngoài ngân sách
nhà nước được sắp xếp lại và bao gồm các quỹ chủ yếu nào?

Các quỹ TCC ngoài Ngân sách nhà nước
+ Quỹ dự trữ quốc gia (hiện vật); quỹ dự trữ tài chính; quỹ dự trữ ngoại
hối (NHNN quản lý); quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài.


+ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và quỹ tín dụng đào tạo. Hiện nay 2
quỹ này đã được sáp nhập vào NHCSXH.
+ Quỹ Phòng chống ma túy, quỹ Bảo vệ môi trường VN
+ Quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (7 địa phương)
+Quỹ Bảo hiểm xã hội (bao gồm cả quỹ BHYT sáp nhập)
+ Và 1 số quỹ khác.
Câu 5: So sánh Tài chính công cổ điển và tài chính công hiện đại. Giải thích tại sao

tài chính công cổ điển không còn phù hợp nữa.

 Giống nhau:
+ Phản ánh hoạt động thu chi của nhà nước trong một thời kỳ nhất định (thường là
một năm).
+ Thuế là công cụ tạo lập nguồn thu quan trọng nhất.
 Khác nhau:
Tiêu chí

TCC cổ điển

TCC hiện đại

Thời gian hình thành

Từ cuối thế kỷ 19 trở về trước

Từ đầu thế kỷ 20 đến
nay

Tính trung lập

- Mọi khoản thu chi của
- Mọi khoản thu chi của nhà
nhà nước luôn nhằm
nước không đeo đuổi, không
vào mục đích phát triển
nhằm vào bất kỳ mục đích
kinh tế – và công bằng
kinh tế – xã hội nào.

xã hội.
- Kế hoạch thu, chi tài chính
- Kế hoạch thu, chi tài
công được lập một cách độc
chính công phụ thuộc
lập với kế hoạch phát triển
vào kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội.
kinh tế – xã hội.


Quy mô chi tiêu công

- Có thể chấp nhận bội
- Nguyên tắc quan trọng nhất chi trong ngắn hạn.
của tài chính công cổ điển là
phải thăng bằng thu chi. Kho
bạc phải đảm bảo sao cho đủ
tiền để nhà nước chi tiêu.
- Quy mô chi tiêu ngày
- Quy mô chi tiêu không lớn. càng lớn. Bằng chứng là
Bằng chứng là trước năm ở Pháp, năm 1958 chi
1914, tỷ lệ chi tiêu công ở tiêu công chiếm tỷ lệ
hầu hết các nước tư bản so 33% GDP; Anh quốc:
với tổng GDP vào khoảng 32% GDP …
10%.
- Tầm nhìn của chính
- Tầm nhìn của chính sách
sách không chỉ trong
công chỉ trong ngắn hạn.

ngắn hạn mà còn trong
dài hạn.

Nguồn tạo lập

- Nhà nước chỉ có 3 công cụ - Ngoài ba công cụ như
để tạo ngân sách: thuế, công tcc cổ điển thì có thêm
trái và cho vay công sản.
nhiều loại khác nữa v.v

Yêu cầu cải cách thể
chế

- Cải cách tcc không
còn xuất phát từ quan
- Mang tính địa phương sao
điểm của từng quốc gia
cho việc thu thuế không mâu
riêng rẽ mà phải tính
thuẫn với các loại thuế khác
đến những yêu cầu của
quá trình toàn cầu hóa.

Tại sao tài chính công cổ điển không còn phù hợp nữa:


-

Nêu các đặc trưng của tài chính công hiện đại (ý chính là nơi phần so sánh,
phần dưới đây chỉ là thêm mở rộng câu cho hay, nếu câu này đứng riêng, ko có

câu so sánh phía trước thi mới nêu lại tất cả đặc trưng)

Quy mô TCC có xu hướng ngày càng tăng so với GDP
Nếu như trước những năm 1914, tỷ lệ chi tiêu công ở hầu hết các nước tư bản là vào
khoảng 10% so với GDP thì sau chiến tranh thế giới thứ 1 tỷ lệ này đã tăng nhanh. Ở
Pháp, năm 1958 chi tiêu công chiếm 33%GDP; Mỹ la 33%; Anh 32%,…


Sự gia tăng quy mô chi tiêu công làm cho chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm
soát thâm hụt ngân sách. Đây là lý do giải thích tại sao chính phủ phải đẩy mạnh chính
sách phi tập trung hoá tài chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
nhằm giảm bớt gánh nặng chi tiêu. Theo đó, quyền lực của chính quyền địa phương được
-

lớn dần và có nhiều quyền hơn trong quyết định ngân sách.
Tính phi trung lập của TCC
Với những vấn đề kinh tế xã hội xảy ra sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 1, nhà nước
không thể đứng ngoài các hoạt động kinh tế mà phải tham gia để khắc phục những khuyết
tật của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh nhằm bằng phẳng hoá chu kỳ kinh tế, đảm bảo
nền kinh tế phát triển ổn định. Sự can thiệp của nhà nước được thực hiện thông qua hệ
thống luật pháp và các công cụ kinh tế.
Trong bối cảnh đó, TCC không những là công cụ để nhà nước huy động các nguồn lực
của xã hội để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước
can thiệp vào các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Về phương diện kinh tế, bằng việc thực hiện chính sách thuế có phân biệt ưu đãi đối
với các loại hàng hoá, ngành nghề, các địa phương để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, ổn định
giá cả thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển cân đối. Đồng thời, thông qua các
khoản chi tiêu công nhà nước tiến hành trợ cấp và chia sẽ rủi ro với các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư trong các lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh.
+ Về phương diện xã hội, nhà nước thực hiện phối hợp chính sách thuế và chính sách chi

tiêu công để điều tiết và phân phối thu nhập công bằng giữa các đối tượng trong xã hội.
+ Về phương diện quản lý, TCC hiện đại không nhất thiết luôn phải có sự cân bằng thu
chi, mà có thể hy sinh sự cân bằng này để góp phần điều chỉnh nền kinh tế vận hành theo
định hướng của nhà nước. Theo đó, khuôn khổ quản lý thu chi ngân sách không bị giới

-

hạn trong 1 năm mà phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế trung và dài hạn.
TCC sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn thu cho nhà nước,
Do quy mô chi tiêu công ngày càng tăng nên nhà nước sử dụng nhiều công cụ để tạo lập
nguồn lực tài chính. Thuế không còn là công cụ duy nhất như trong thời kỳ tài chính cổ

-

điển. Bên cạnh thuế nhà nước thường xuyên sử dụng công cụ công trái.
Cải cách TCC không còn xuất phát từ quan điểm của từng quốc gia riêng rẽ mà phải tính
đến những yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá.
Sự hội nhập yêu cầu các quốc gia phải cải cách và tổ chức lại thể chế TCC ngày càng
phải đạt được quy chuẩn của quốc tế về chính sách thuế, chính sách quản lý nợ quốc gia;
chi tiêu công phải hướng đến kết quả - đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực công;


kế toán và sự minh bạch thông tin về NSNN. Hơn nữa, hội nhập sẽ tạo điều kiện cho nền
kinh tế dễ dàng tiếp cận và khai thác các khoản vay trên thị trường tài chính quốc tế,
nhưng cũng chính điều này đặt ra cho TCC của quốc gia phải gánh chịu nhiều rủi ro
không chỉ bao gồm các khoản nợ trực tiếp, rõ ràng mà còn cả các khoản nợ bất thường
ngầm định.

Do tài chính công hiện đại có những đặc trưng như thế nên tài chính công cổ
điển không còn phù hợp nữa.

Câu 6: Chức năng tái phân phối thu nhập? Phân tích hạn chế của chức năng tái phân
phối thu nhập.

- Chức năng này của tcc được thể hiện qua hai quá trình: (i) chính phủ thu thuế từ
các chủ thể trong xã hội; (ii) sau đó, thực hiện phân bổ và chuyển giao nguồn thu
này trở lại cho xã hội theo cơ chế:
+ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho mọi đối tượng trong xã hội. Cơ chế
này không phân biệt đối tượng có nộp thuế hay không nộp thuế; mọi đối
tượng trong xã hội đều có cơ hội như nhau trong việc hưởng thụ những lợi
ích từ hàng hóa công do nhà nước cung cấp.
+ Hỗ trợ để ổn định giá cả của những mặt hàng hóa thiết yếu trong đời sống
kinh tế – xã hội.
+ Hỗ trợ có chọn lọc cho một số đối tượng đặc biệt thông qua các chương
trình tín dụng chỉ định của nhà nước, bảo hiểm y tế.
- Chức năng này cũng có những giới hạn nhất định, bởi lẽ:
+ Trong một xã hội dân cư có thu nhập thấp và trung bình chiếm đại bộ phận
thì không gây ra hiệu ứng tái phân phối đối với mục tiêu công bằng (ý muốn
nói của hạn chế này là trong một xã hội nghèo như vậy thì thuế thu ít ð làm
sao có tiền để mà tái phân phối được)
VD: Nước Haiti là nước nghèo nhất thế giới có tỷ lệ người nghèo: 77%; GDP: 7,35
tỷ USD.
GDP bình quân đầu người: 726 USD
Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập của hơn một nửa dân số Haiti dưới 1
USD/ngày. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 ước tính lên tới 40,6%. Đất nước nghèo đói
này đang trong giai đoạn tái thiết kể từ sau trận động đất kinh hoàng năm 2010.
ð Vì Haiti nghèo như vậy, nên khi có động đất xảy ra ð không có tiền để khắc
phục hậu quả, phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ bên ngoài.



×