MỞ ĐẦU
1.Lời giới thiệu:
Càng ngày khái niệm kĩ năng “mềm” càng trở nên phổ biến và trở thành
một yêu cầu khá quan trọng với các sinh viên khi tham gia những hoạt động
xã hội,khi thuyết trình ý tưởng,phục vụ cho nhu cầu học tập cũng như khi
cầm hồ sơ đi xin việc. Vậy thế nào là kĩ năng “mềm”?. Nó giúp ích gì cho
con người nói chung và sinh viên thiết kế đồ họa nói riêng? Chính vì lẽ đó
bài tiểu luận này sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn,cặn cẽ hơn về tầm quan
trọng của kĩ năng mềm.
2. Tên đề tài:
“Kĩ năng mềm cho sinh viên ngành thiết kế đồ họa”
3. Lý do chọn đề tài:
3.1. Kĩ năng mềm là những kĩ năng quan trong trong cuộc sống con người
như: kĩ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian
biểu, khả năng sang tạo nghệ thuật,khả năng ăn nói khi đứng trước đám
đông.
3.2. kĩ năng mềm trước tiên rất cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là
sinh viên hiện nay khi trong đời sống xã hội cần đòi hỏi về sự giao tiếp và
khả năng thuyết trình.
3.3. Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, kĩ năng mềm ở đây là khả năng thuyết
phục khách hang, trình bày ý tưởng của mình cho khách hàng, đưa ra những
vấn đề có tính chất chuyên môn chuyên ngành để khách hàng hiểu ra vấn đề.
3.4. trong lĩnh vục học tập môn thiết kế đồ họa, giúp sinh viên tự tin trong
giao tiếp,tự tin thuyết trình,,học hỏi kinh nghiệm từ mọi người.
3.4. kĩ năng mềm giúp đảm bảo công việc hiệu quả
4.Mục đích nghiên cứu:
Kĩ năng mềm đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của người
lao động, nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, các kỹ
năng mềm chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong
cuộc sống. Khi vào đại học, sinh viên cố gắng tiếp thu thật nhiều kiến thức
với mong muốn tìm được việc làm tốt khi ra trường.
Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa,
và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách
còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường
biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm những công việc cụ
thể. Và chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc
nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”.
Bài nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích điều tra việc tiếp
thu và sử dụng hiệu quả các kĩ năng mềm trong quá trình học tập và rèn
luyện của sinh viên nói chung và sinh viên thiết kế đồ họa nói riêng.
5. Nhiệm vụ:
5.1 Nêu lên tầm quan trong của việc tự trau dồi kĩ năng mềm cho sinh viên
chuyên ngành thiết kế đồ họa
5.2 Nêu ra những vấn đề mà sinh viên hiện đang gặp phải khi học tập
NỘI DUNG
I.Khái niệm :
Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con
người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ
năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà
lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những
kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả
năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng
không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu
hỏi ưa dùng để xác định được mức độ kỹ năng “mềm” của bạn.
II. Những kĩ năng mềm cụ thể
1. Có một quan điểm lạc quan
Bài học khi nhìn vào cốc nước . Với người lạc quan thì họ sẽ thấy cốc
nước còn đầy một nửa. Ngược lại, người bi quan sẽ thấy nó vơi mất một nửa
rồi. Ở nơi học tập và làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp sinh viên
phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn
đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm
việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.
Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là sinh viên cần giải quyết một sự trở
ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về
khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện
khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của mình.
2.Hòa đồng với tập thể.
Khả năng làm việc tốt trong một tập thể là kĩ năng mà các sinh viên
hiện nay của nước ta còn rất yếu so với các sinh viên nước ngoài. Không
phải sinh viên nào cũng có khả năng nghiên cứu và làm việc độc lập và riêng
lẻ tốt thì cũng có thể hoà đồng được với tập thể, với những con người mà có
thể quan điểm cũng như là cách thức làm việc không giống bạn.
Khi còn là sinh viên, kĩ năng này có thể được bồi đắp thông qua
những hoạt động đoàn thể như sinh hoạt đoàn, thanh niên tình nguyện hay là
những lần làm việc theo hình thức làm việc nhóm. Kĩ năng này rất có ích khi
sinh viên trở thành những người làm việc thực thụ, trong môi trường cần sự
tương tác lớn giữa các thành viên. Nó có thể giúp sinh viên chủ động dàn
xếp những xung đột nảy sinh trong
quá trình làm việc hay xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một
hướng khác nếu như công việc rơi vào tình trạng “sa lầy”.
Và chúng ta làm gì nếu bình thường chúng ta không làm việc trong một
nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên
các mối quan hệ công việc với mọi người nếu có thể. Học cách nói những
điều mình nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.
3. Giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công
việc cũng như trong học tập. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây
dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của
mình và bày tỏ được nhu cầu của mình.
Kỹ năng giao tiếp có thể được xây dựng từ những chi tiết rất nhỏ trong
cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chỉ cần ta để tâm một chút thì hẳn ta sẽ
biết được khi giao tiếp với người khác thì chúng ta sẽ phải lưu ý những điểm
gì.
3.1 Nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ.
Đừng tỏ ra bồn chồn, lo lắng.Đừng nói chuyện một cách vu vơ, không có
mục đích, hãy tập trung vào một vấn đề.
3.2 Phát âm một cách chính xác.
Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường. Không nên nói về những vấn đề
nhạy cảm như tôn giáo hay thu nhập của người đối diện.
3.3 Biết cách lắng nghe.
3.4 Tỏ thái độ tự tin.
Điều đó chính xác nếu như chính bạn không tin vào bản thân mình
thì còn ai dám tin bạn nữa. Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây
ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Với sự khiêm
nhường bạn nhận được lời tán dương - điều này rất quan trọng, nhưng sự
thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Vì vậy, bạn đừng
ngại ngần thể hiện sự tự tin trước người khác nhé!
4. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình :
4.1 Khả năng ứng xử :
Trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn.
Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công
việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy
nhận thức xem bạn sẽ như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét
tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá hay tức giận vào những lời phê bình mang
tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần cho
chính bản thân mình.
4.2 Đừng tỏ ra bào thủ:
Nếu bạn tỏ ra bảo thủ thì không những bạn không học hỏi được những điều
có ích từ sự phê bình mà bạn còn “âm” thêm vài điểm trong quỹ tình cảm
mà người khác dành cho mình nữa đấy!
5. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác :
5.1 Luôn năng đông:
Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được
bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này
có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình
khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính
lặp đi lặp lại.
5.2 Không ngừng sáng tạo:
Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến sinh viên
đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và
cuối cùng là sinh viên vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo
cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người
có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.
6. Biết nhìn nhận một cách khái quát :
Tức là sinh viên có thể nhìn nhận và dự liệu được tất cả những vấn đề
phát sinh trong quá trình giải quyết công việc: những thuận lợi và khó khăn,
ưu điểm và hạn chế của những người bạn, có thể tận dụng được những gì từ
các điều kiện đã có. “Tầm nhìn” bao giờ cũng là một yêu cầu quan trọng và
dù khó tới đâu, thì sinh viên vẫn phải nắm bắt được nó.
Điều quan trọng nữa là, sinh viên phải biết cách kết hợp kĩ năng cứng và kĩ
năng mềm. Có như vậy sinh viên mới không bỏ lỡ những cơ hội mà cuộc
sống mang đến cho họ. Nếu chưa có những kĩ năng mềm này, sinh viên nên
chủ động xây dựng ngay từ bây giờ .
III. Những kĩ năng mềm cần có dành riêng cho sinh viên ngành thiết kế
đồ họa.
1.kĩ năng thuyết trình ý tưởng:
1.1 Yêu cầu:
Cùng với công việc bổ sung kiến thức, nhưng làm sao để dùng kiến
thức đó giới thiệu cho mọi người hiểu vấn đề mình đang giải quyết mới là
việc quan trọng.Khi có kĩ năng thuyết trình, nó sẽ giúp sinh viên ngành thiết
kế đồ họa nói lên được ý tưởng của mình một cách chặt chẽ, có thể ý tưởng
rất hay,nhưng khi chúng ta trình bày ý tưởng đó cho mọi người không hiểu
thì lại không tốt, chưa đạt hiệu quả như mong muốn thâm chí rất dễ khiến
hỏng việc của mình.