Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tai liệu tâp huấn “kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm linh chi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.13 KB, 19 trang )

GIỚI THIỆU
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng Protein chiếm
30-40%, rất giàu các chất khoáng, có đủ 8 acid amin thiết yếu, các loại vitamin A, B, C,
D, K, E, và các nguyên tố vi lượng.
Nấm ăn có hàm lượng Polysaccarit, Hydratcacbon và một số hoạt chất sinh học quan
trọng khác khá cao mà nhiều loại thực phẩm khác không có, những chất này có tác dụng
làm trẻ hoá tế bào, chống được các bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan,
đặc biệt có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nấm được trồng trên vật liệu hữu cơ không cần sử dụng phân bón hóa học và hoàn
toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy nấm còn được xem là loại “rau sạch”,
“thịt sạch”.
Vì vậy nấm ăn được được sử dụng như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có
tác dụng tác cho sức khỏe, giúp giảm các bệnh như tiểu đường, huyết áp, gan ... Trên thế
giới nghề trồng nấm đã xuất hiện từ rất lâu và ngày nay nó đã trở thành một nghề tương
đối quan trọng đem lại lợi nhuận cao cho người trồng nấm. Tại Việt Nam, nghề trồng
nấm chỉ mới xuất hiện ở những năm 1970 và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở
lại đây. Nước ta là một nước nông nghiệp, đồng thời có nhiều điều kiện cho việc phát
triển nghề trồng nấm, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Ngoài yếu tố nguyên liệu và lao
động dồi dào thì thời tiết và khí hậu gần như ổn định quanh năm, giúp có thể cung cấp
nấm suốt bốn mùa. Do đó, nghề trồng nấm phát triển là tất yếu, nhất là khi nấm đem lại
nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho xã hội, cũng như đất nước.
Từ năm 2011-2014, Trung tâm đã triển khai dự án “Chuyển giao công nghệ xây
dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ một số loại nấm tại tỉnh Ninh Thuận” đã thực hiện
nuôi trồng thành công 4 loại nấm (nấm Sò, mộc nhĩ, nấm rơm và linh chi) tại Ninh
Thuận và mô hình đã mang lại hiệu quả, được các các hộ dân và chính quyền nơi triển
khai dự án đánh giá cao.
Năm 2014, Trung tâm Thông tin-Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Ninh
Thuận kết hợp với Ban điều phối dự án hỗ trợ Tam nông tổ chức thực hiện mô hình
nhân rộng mô hình trồng nấm sò và nấm Linh chi tại 2 xã Phước Thái (Ninh Phước) và
Nhơn Hải (Ninh Hải), nhằm hỗ trợ và hướng dẫn người nông dân tại 02 xã xây dựng mô
hình nuôi trồng và chăm sóc nấm Sò, nấm Linh chi mang lại hiệu quả, góp phần phát


triển kinh tế hộ gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và
từng bước xây dựng và phát triển nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Thuận một cách bền
vững.

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

1


PHẦN 1:
CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT TRONG SẢN XUẤT NẤM
I. NGUYÊN LIỆU
Tất cả các loại phế thải của nông nghiệp giàu chất xenlulose đều là nguyên liệu
chính để trồng nấm. Một số loại nguyên liệu phổ biến sử dụng trồng nấm tại Ninh
Thuận, như sau:
1. Rơm rạ
Rơm và rạ phơi khô, không bị mốc, đánh đống, bảo quản dùng dần. Nếu rơm, rạ
đã bị mốc, có màu đen, vụn nát do phơi không được nắng, bị thấm nước mưa nhiều thì
không nên dùng để trồng nấm vì khi đó năng suất rất thấp.
2. Bã mía
Nguyên liệu được tạo ra từ các nhà máy đường sau khi sản xuất. Nguyên liệu
phải không mốc và khô.
3. Mùn cưa
Các loại mùn cưa gỗ mềm, không có tinh dầu, phơi khô (cao su, bồ đề …).
4. Thân cây gỗ
Cành lá còn xanh tốt, có độ tuổi từ 3-5 năm, gỗ mềm có nhựa màu trắng (mít,
sung, xoài, so đũa, dừa,…). Đường kính thân gỗ 5-20 cm.
5. Các loại phụ gia (cám bắp, cám gạo, phân vô cơ, hữu cơ …). Tỷ lệ phối trộn
và số lượng tùy theo từng loại nấm khác nhau.
II. GIỐNG NẤM

Giống nấm có thể được nhân trên các cơ chất khác nhau: thóc, mùn cưa, vỏ trấu,
que sắn, rơm rạ và các chất phụ gia.
Bao bì đựng giống ở các dạng: chai thủy tinh, chai nhựa, túi nilon…Dù trên môi
trường hay bao bì nào, giống nấm cũng phải đảm bảo các yêu cầu chất lượng sau:
* Không bị nhiễm bệnh: Quan sát bên ngoài giống không có màu xanh, đen,
vàng… và không có các vùng loang lổ.
* Giống có mùi thơm dễ chịu: nếu có mùi chua khó chịu là giống nấm đã bị
nhiễm vi khuẩn, nấm dại …
* Giống không già hoặc non: nếu thấy có mô sẹo hay cây nấm mọc trong chai,
màu chai giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín hết
đáy bao bì là giống còn non. Sử dụng tốt nhất là khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc
túi) sau 3-4 ngày.

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

2


- Tuổi giống: giống nấm sò cấp 3 là 12-15 ngày sau khi cấy, giống nấm nấm linh
chi cấp 2 trên môi trường thóc (trong chai) 18-20 ngày sau cấy, giống cấp 3 trên que
sắn, trên thóc 12-15.
Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh: đối với giống nấm sò và nấm
linh chi bảo quản ở nhiệt độ 2-50C, kéo dài 30-45 ngày; giống nấm rơm và mộc nhĩ bảo
quản ở nhiệt độ 15-200C, kéo dài 15-30 ngày.
Các chủng giống phù hợp với điều kiện và nhiệt độ (theo mùa vụ), năng suất cao
và có khả năng chống chịu sâu bệnh.
Quá trình vận chuyển giống: phải hết sức nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, dựng
đứng chai giống (nút bông quay lên phía trên).
Không được mở nút bông ra xem, ngửi…Để giống nơi thoáng mát, sạch sẽ,
không có ánh nắng trực tiếp.

Số lượng giống nấm đủ cho khối lượng rơm rạ đem trồng. Tùy thuộc từng loại
nấm khác nhau mà tỷ lệ giống/nguyên liệu khác nhau.
Có thể nói giống là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại. Nếu giống
tốt năng suất sẽ cao và ngược lại.
III. NHÀ NUÔI TRỒNG
Yêu cầu chung về nhà trồng nấm cần đảm bảo các yếu tố như:
Có hệ thống cửa điều chỉnh độ thoáng khi cần thiết.
Sạch sẽ, càng mát càng tốt
Độ ẩm cao nhưng không để ứ đọng nước trên nền nhà
Ánh sáng: khuếch tán (có thể đọc sách được)
Trước và sau mỗi đợt trồng nấm cần phải vệ sinh thật tốt xung quanh khu vực
nuôi trồng và trong nhà. Một số dạng nhà trồng nấm như sau:
1. Nhà kiểu chữ A
- Dùng cọc tre, cây gỗ thẳng, đướng kính 7-12cm có chiều dài 2,4m.
- Các thanh tre, gỗ nhỏ có chiều dài tối đa 20m làm nan dọc theo nhà, thanh dài
2,4m làm nan song song với các cọc trụ.
- Chiều rộng nhà khoảng 2m, có lối đi ở giữa rộng 0.4m.
- Mái phủ nilon thứ sinh, phía trên mái lợp một lớp lá dừa, thân cây bắp, lá chuối,
hoặc rơm, rạ, cói tạo độ mát (nẹp chắc 2 lớp lại).
2. Kiểu nhà bình thường
Kiểu nhà này thích hợp cho trồng các loại nấm sò, nấm mộc nhĩ và linh chi.
Kiểu nhà này có chi phí cao hơn kiểu nhà hình chữ A cho nên có thể tận dụng
nhà cũ để trồng nấm. Việc sửa sang lại nhà cũ để điều chỉnh ánh sáng và độ thông
thoáng.
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

3


Các yêu cầu khi dựng một nhà mới có diện tích 60m2 như sau:

a. Nền nhà
Là nền đất hoặc nền gạch cao, dễ thoát nước. Nền nhà ở dưới bóng cây thì càng
tốt.
b. Khung nhà
Nhà chia thành 05 gian bao gồm các thành phần
+ Cột trụ - cột hành: 12 cột, sử dụng tre loại 1 cao từ 2.5-3m.
+ Cột cái: mỗi vì 2 cột, tổng là 12 cột cái
+ Vì mái: 06 cái
+ Câu đầu: 06 cái
+ Xà quá: 06 cái
+ Xung quanh nhà có thể tạo lớp vách bằng đất hoặc gạch xây cao từ 40-50cm.
Lưu ý nên để các ô cửa sổ nhỏ tạo độ thoáng và ánh sáng.

Kiểu nhà hình chữ A

Kiểu nhà thông thường

IV. DỤNG CỤ VÀ VẬT TƯ TRỒNG NẤM
1. Kệ lót đống ủ
Dùng cọc tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường cách mặt đất 15-20cm. Nên
đóng thành 2 tấm có kích thước 1,5m x 0,75m. Khi ủ đống, ghép hai tấm lại với nhau có
hình vuông cạnh 1,5m.

Hình kệ lót đóng ủ

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

4



2. Nguồn nước và dụng cụ tưới nấm
Nguồn nước sử dụng cho sản xuất nấm phải sạch, độ pH trung tính. Cần phải
kiểm tra độ mặn của nước thật kỹ trước khi ngâm ủ và tưới nấm. Nước mặn tuyệt đối
không sử dụng để làm nấm.
Hiện nay, trong sản xuất các loại nấm như: nấm rơm, nấm sò…đều sử dụng
chung một loại bình tưới nén. Loại bình tưới này có thể tạo cho nước tưới dưới dạng
sương. Ngoài ra có thể sử dụng bình phun thuốc sau để tưới nấm. Nhưng bình này chỉ
được sử dụng cho việc chăm sóc nấm, tuyệt đối không dùng vào việc phun thuốc sâu.
3. Các dụng cụ, vật tư khác
a. Cọc tre hoặc gỗ:có đường kính 10-15cm, chiều dài 2-2.2m, dùng để thông khí
trong quá trình ủ nguyên liệu (cứ 1 đống ủ 500kg cần 1 cọc tre)
b. Vôi tỏa: rắc trong và xung quanh lán trại để vệ sinh lán trại trước khi sản xuất.
c. Vôi tôi: sử dụng trong công đoạn xử lý, làm ướt rơm rạ.
d. Nhiệt kế: dài trên 30 cm, ẩm kế đo độ ẩm không khí, baume kế đo độ muối,
giấy khử độ pH…

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

5


PHẦN 2:
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẤM SÒ VÀ NẤM LINH CHI
I. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NẤM SÒ
1. Đặc tính sinh học của nấm Sò.
Nấm sò (Tên khoa học: Pleurotus spp) hay còn gọi nấm bào ngư thường có nhiều
loại, chúng khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện
nhiệt độ. Nấm có dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung bao gồm 3 phần: mũ, phiến,
cuống.
Đến giai đoạn trưởng thành nấm sò sẽ phát tán bào tử, nhờ gió, bào tử rải ra khắp

mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình thành hệ sợi nấm sơ cấp với một
nhân. Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên một mạng rời để hình thành hệ sợi
nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể nấm hoàn
chỉnh.
Các điều kiện phù hợp cho nấm Sò:
Nhiệt độ thích hợp nhất:
- Đối với nấm chịu lạnh là 13-200C.
- Đối với nấm chịu nhiệt độ cao hơn là 24-280C.
+ Độ ẩm cơ chất (giá thể trồng) từ 65-70%, độ ẩm
không khí ≥ 80%.
+ Độ pH = 7 ( trung tính).
+ Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi (pha sợi).

Hình dạng nấm sò

Khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuyếch tán (ánh sáng phòng, có thể
đọc sách được).
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

6


+ Độ thông gió: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm lên cần độ thông
thoáng vừa phải.
+ Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulô, có thể bổ sung thêm các phụ gia
giàu chất đạm, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu.
- Thời vụ nuôi trồng: Nấm Sò có thể trồng được quanh năm nhưng thuận lợi
nhất từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch hàng năm.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm Sò
Sơ đồ tóm tắt qui trình trồng và chăm sóc nấm Sò:


2.1. Xử lý nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu phổ biến nhất là: Rơm rạ, bã mía, mùn cưa. Có hai phương
pháp xử lý các loại nguyên liệu trên:
a. Phương pháp 1:
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

7


- Ủ nguyên liệu thành đống với khối lượng đủ lớn để tăng nhiệt độ trong đống ủ
đạt 60-700C, thời gian kéo dài 6-7 ngày.
- Trung bình một đống ủ đảm bảo có khối lượng tối thiểu từ 300 kg trở lên.
Đối với rơm rạ, theo phương pháp 1:
Rơm rạ khô được làm ướt bằng nước vôi theo tỷ lệ: 3,5 kg vôi tôi hoà tan với
1.000 lít nước.
Ủ rơm rạ được 3 ngày (không cần phối trộn thêm hoá chất), đảo đống; ủ tiếp 3
ngày; đảo lần 2 ủ tiếp 2 ngày là được. Trong khi đảo, chỉnh độ ẩm thật chuẩn. Phía
ngoài đống ủ nên dùng nylon hoặc bao dứa quây xung quanh để nhiệt độ đống ủ lên cao
(không che kín đỉnh đống ủ).
Rơm rạ đã ủ được 6-8 ngày đảm bảo yêu cầu:
Độ ẩm đạt 65% (vắt chặt, chỉ có nước ướt vân tay). Nếu quá ẩm hoặc quá khô
cần chỉnh lại bằng cách phơi hay bổ sung thêm nước, ủ lại 1-2 ngày sau mới trồng
Rơm rạ có mùi dễ chịu, màu vàng sáng mềm. Thời gian ủ 8 hoặc 9 ngày phụ
thuộc theo tính chất rơm rạ. Rơm rạ cứng ủ 9 ngày, rơm rạ mềm ủ 8 ngày. Tiếp tục băm
rơm rạ thành từng đoạn 15-20cm, hoặc nhỏ hơn càng tốt để chuẩn bị cấy giống.

Xử lý rơm rạ bằng nước vôi

Ủ đồng rơm rạ


b. Phương pháp 2:
Khử trùng nguyên liệu trong hơi nước ở nhiệt độ 1000C, thời gian từ 90-180 phút.
Xử lý rơm rạ, bã mía và mùn cưa theo phương pháp 2:
Rơm rạ chặt ngắn 10-15cm, ngâm trong nước vôi 15-20 phút, vớt ra để ráo nước
1-2 ngày. Bã mía xử lý với nước vôi thấm ướt đều, ủ thời gian 10-15 ngày. Các phối liệu
này sau khi kiểm tra đủ độ ẩm, phối trộn thêm với 5-7% bột cám hoặc ngô. Cho nguyên
liệu vào túi nylon chịu nhiệt, trọng lượng túi 1,3-1,72 kg/túi (kích cỡ túi rộng 25cm, dài
35cm và bông không thấm nước rồi đưa vào thanh trùng ở các chế độ nhiệt độ khác
nhau:
+ Hấp trong thùng phuy (hấp cách thuỷ) khi nhiệt độ trong giữa túi đạt 950C thì
bắt đầu tính giờ, kéo dài 8-10 giờ.
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

8


+ Lấy nguyên liệu ra, để nguội, cấy giống trong tủ và phòng vô trùng.
2.2. Cấy giống
Sau khi nguyên liệu rơm rạ, bã mía đã xử lý thì chuẩn bị túi nylon: nếu trồng trên
rơm rạ, bã mía nên dùng túi kích thước 25x35cm.
Tỷ lệ giống cấy cho một túi khoảng 40-50g tức 40kg giống cho một tấn nguyên
liệu. Khu vực cấy giống cần sạch sẽ, nếu có điều kiện thì cần chuẩn bị một phòng riêng
biệt để hạn chế các bào tử nấm mốc trong không khí rơi vào trong túi nấm gây khả năng
nhiễm bệnh lớn.
Cho một lớp nguyên liệu vào túi đã gấp đáy vuông, cao 5-7cm, rắc một lớp giống
nấm chung quanh thành túi. Cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều bề
mặt. Sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước (hoặc tạo cổ túi bằng
nhựa), cuốn dây cao su chặt nút bông.
Bịch (túi) đã cấy gống nấm phải đảm bảo căng tròn, độ nén vừa phải. Trọng

lượng của một túi đối với nguyên liệu rơm rạ, bã mía khoảng 1,5-2,0 kg/túi, đối với mùn
cưa là 1,2-1,5 kg/túi.
2.3. Ươm sợi (ươm bịch phôi nấm)
Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá hoặc để trực
tiếp xuống nền đất thuận chiều (nút bông phía trên). Khoảng cách giữa các bịch từ 510cm, nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ, không cần ánh sáng.
Sợi nấm phát triển, ăn dần vào nguyên liệu tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch rắn
trắc là tốt. Nếu giống không ăn kín nguyên liệu hoặc không phát triển có thể do nguyên
liệu đã bị nhiễm bệnh, nên vứt bỏ các túi đó xa khu vực nuôi trồng. Trường hợp nhìn
thấy bịch nấm có màu xanh, đen do bị nhiễm nấm mốc cũng nên loại.
+ Nhiệt độ phòng ươm: từ 22-280C (Đối với nấm Sò trắng); Từ 13-180C (Đối với
nấm sò tím).
+ Thời gian ươm sợi: từ 20- 30 ngày.

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

9


2.4. Treo bịch và rạch bịch phôi nấm

a. Treo bịch
- Tháo gỡ nút bông và buộc lại miệng
túi, không buộc chặt để tránh đọng nước khi
tưới, úp miệng túi quay xuống phía dưới.
- Nếu đặt bịch lên giá, thì khoảng cách
các bịch cách nhau 15-20 cm.
- Nếu treo bịch lên dây thì từ 5-7
bịch/dây, các dây treo cách nhau 25-30cm.
- Nút bông tháo đem phơi khô và thanh
trùng ở nhiệt độ 1000C, thời gian 90 phút, để

dùng lại lần sau.

Treo bịch phôi nấm
b. Rạch bịch
Yêu cầu kỹ thuật:
+ Số lượng đường rạch 6-8 đường.
+ Chiều dài vết rạch 2-3 cm.
+ Độ sâu vết rạch 0,2-0,3cm.
2.5. Chăm sóc và thu hái.
a. Chăm sóc
+ Sau khi rạch bịch không được tưới nước trực tiếp lên bịch, mà chỉ duy trì độ
ẩm gián tiếp (phun nước vào tường, xung quanh nhà, nền của phòng ươm).
+ Sau 5-7 ngày nấm bắt đầu mọc, thì tưới nước ở dạng sương mù trực tiếp vào
bịch, sao cho mũ nấm lúc nào cũng ướt.
+ Trung bình mỗi ngày tưới nước 4-6 lần (Tuỳ theo thời tiết của từng ngày).
+ Khi quả thể mọc, mở hé cửa phòng để điều chỉnh ánh sáng tăng dần về mọi
phía (ánh sáng khuếch tán).
+ Duy trì nhiệt độ trong phòng ươm từ 20-300C.
+ Sau 3-4 ngày, kích thước mũ nấm bằng miệng chén, bề mặt căng, mép cánh
mỏng thì tiến hành thu hái.
b. Thu hái
+ Thu hái chọn các cụm to. Xếp nấm trong túi nilon, mỗi túi nặng không quá 2kg
chuyển đến nơi tiêu thụ (chợ, nhà hàng...).
+ Vệ sinh các bịch sau khi hái nấm.
+ Sau khi thu hái 2-3 đợt, thì ép lại các bịch và duy trì độ ẩm gián tiếp cho đến
khi nấm mọc đợt sau. Kéo căng túi nilon để nấm ra đợt 2, 3, 4 không bị kẹt.
+ Thời gian thu hái nấm sò từ 30-35 ngày, kể từ ngày hái nấm lần đầu.
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

10



Rạch bịch phôi

Tưới nước nấm sò

Nấm sò thu hái

II. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI
1. Đặc tính sinh học:
Nấm Linh Chi có tên khoa học Ganoderma
lucidum, tên khác xích chi, đan chi, tiên thảo, thụy
thảo, nấm lim.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 42 loài khác
nhau, riêng Trung Quốc có 42 loài. Việt nam có
khoảng 37 loài linh chi phân bố ở các rừng có nhiều
loại gỗ cá lá rộng, nhất là rừng gỗ Lim nên còn gọi là
nấm lim. Linh chi là loài dược liệu quý, có giá trị
kinh tế cao.
Tác dụng và cách dùng linh chi:
1. Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể , có thể phòng chữa trị nhiều bệnh do khả
năng miễn dịch gây nên như bệnh phù thủng, viên gan,..
2. Tăng khả năng cung cấp oxy cho máu, các chứng bệnh thiếu oxy ở người già yếu,
bệnh tức ngực, đâu đầu, thần kinh…
3. Có tác dụng an thần, trị bệnh thần kinh suy nhược, mắt kém…
4. Điều tiết khả năng miễn dịch , làm cho thuở đều, giảm ho, chữa viên thận, hen.
5. Bài tiết chất độc trong cơ thể , da dẻ đẹp , có tác dụng loại bỏ sắc tố lạ trên da,
đồng thời giúp cho việc thúc đẩy quá trình hình thành protein, kéo dài tuổi thọ.
6. Giảm lượng đường trong máu, trong nước giải , giảm mỡ, làm giản động mạch ,
tăng lương máu tuần hoàn, chũa các bệnh nhiễm mỡ trong máu, co thắt tim.

Ngoài ra còn có tác dụng đối với các bệnh như: tràng máu mỡ, tim, cao huyết áp,
huyết áp thấp….
a. Hình dạng và màu sắc:
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

11


- Nấm Linh chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm.
- Cuống nấm dài hay ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,3-5cm.
- Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ,
nâu đỏ nâu đen, bong, không có long, phủ suốt lên mặt tán nấm.
- Mũ nấm khi non có hình trứng lớn dần có hình quạt. trên mặt mũ có vân gạch
đồng tâm màu sắc từ vàng chanh – vàng nghệ - vàng nâu – vàng cam – đỏ nâu – nâu tí
nhẵn bong như láng vec ni. Mũ nấm có đường kính từ 2-15 cm, dày 0,8- 1,2 cm có loài
linh chi đường kính lớn tới trên 100cm phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm.
Khi nấm đến tuổi trưởng thành phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.
b. Điều kiện cho linh chi phát triển:
-

Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ thích hợp: 22-28oC
+ Nhiệt độ bình thường: 20-32oC
+ Nhiệt độ không thích nghi nhỏ hơn 18oC và lớn hơn 32oC.

-

Độ ẩm:
+ Độ ẩm nguyên liệu: 60-65%.
+ Độ ẩm môi trường xung quanh (không khí): nuôi sợi 65-80% và quả thể 8090%.


-

Độ thoáng: trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể , nấm linh chi đếu
cần có độ thong thoáng tốt.
Ánh sáng:
+ Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sang.
+ Giai đoạn phát triển thể : cần ánh sang tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách được).
Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.

-

Độ pH: Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axít yếu ( pH từ 5,57)
Dinh dưỡng: sử dụng trực tiếp nguồn xenlulo.
c. Thời vụ:

-

Đối với các tỉnh phía Bắc: Cấy giống từ ngày 15/1 đến ngày 15/3 hoặc từ 15/8
đến 15/9 dương lịch.
Đối với các tỉnh phía Nam: có thể trồng quanh năm.

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

12


2. Qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm Linh Chi.
* Sơ đồ 7: Sơ đồ qui trình công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi.
Nguyên liệu nuôi trồng

(Mùn cưa cao su)
Xử lý nguyên liệu bằng nước vôi pH = 12

Xử lý nguyên liệu
(Ủ đống)
Thời gian 5-7 ngày

Đảo và chỉnh
ẩm nguyên liệu

Độ ẩm đạt 60-65%

Phối trộn phụ gia

Các phụ gia phối trộn (cám gạo,
cám bắp, CaCO3)

Đóng bịch,
hấp thanh trùng

+ Kích thước bịch: 25x35cm
+ Nhiệt độ hấp: 1000C/8-10 giờ

Để nguội,
Cấy giống

Phòng cấy giống vô trùng

Ươm sợi
Thời gian 20-30 ngày


Chăm sóc, rạch bịch
Thời gian 45-50 ngày

Thu hái- Bảo quản
Nấm Linh Chi

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

13


CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
2.1. Nguyên liệu nuôi trồng nấm Linh chi
Tất cả các loại mùn cưa không bị thối mốc, không có tinh dầu, không có
độc tố đều sử dụng nuôi trồng Nấm Linh Chi. Nhưng tốt nhất là mùn cưa của các
loại gỗ có nhựa mủ trắng như: Cao su, Sung... Có thể dùng mùn cưa tươi hoặc
phơi khô.
Hiện nay, với điều kiện sản xuất tại Ninh Thuận thì sử dụng mùn cưa cao
su (thu mua từ Đồng nai) để nuôi trồng nấm Linh Chi.
2.2. Xử lý nguyên liệu, Ủ đống
* Xử lý mùn cưa
Mùn cưa cao su được xử lý bằng nước vôi có pH > 12,0 (pha 4 kg vôi tôi
với 1.000 lít nước) và tạo ẩm mùn cưa đạt độ ẩm 60-65%.
* Ủ đống
Ủ mùn cưa thành đống mỗi đống ủ tối thiểu khoảng 300kg mùn cưa trở lên,
đường kính đống ủ 1,5m.
Nếu đống ủ lớn, thì cần có cột thông khí ở giữa đống ủ. Xung quanh đống ủ
phủ kín bằng nilon hoặc bạt nhựa.
2.3. Đảo và chỉnh nguyên liệu

Sau 5-7 ngày ủ thì đảo lại đống ủ, đồng thời điều chỉnh lại độ ẩm đạt 6065%, sau khi đảo từ 1- 2 ngày thì tiến hành đóng bịch.
2.4. Phối trộn phụ gia
Trước khi đóng bịch, mùn cưa phải được phối trộn các chất phụ gia theo tỷ
lệ như:
+ Mùn cưa đã tạo ẩm (100kg).
+ Cám gạo (5,0kg).
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

14


+ Cám bắp (7,0kg).
+ Bột nhẹ (1,0kg).
Trộn đều hỗn hợp mùn cưa và các chất phụ gia theo tỷ lệ trên, điều chỉnh
lại độ ẩm đạt 60-65%, sau đó đóng bịch và đem hấp thanh trùng bịch.
2.5. Đóng bịch và hấp thanh trùng
a. Đóng bịch
+ Sử dụng túi nilon chịu nhiệt, kích thước (25 x 35)cm. Nguyên liệu cho
vào túi nilon, nén nguyên liệu chặt đều cho túi căng tròn, không dồn đầy, mà chừa
lại phần miệng túi dài khoảng 6cm.
+ Bịch đóng xong: Có chiều cao từ 12-15cm, trọng lượng bịch đạt 1,31,4kg.
Nếu trọng lượng 1 bịch từ 1,6kg trở lên thì mùn cưa quá ẩm, hoặc dưới 1kg
thì mùn cưa quá khô. Cần kiểm tra và điều chỉnh lại độ ẩm, hoặc đóng bịch không
đúng kỹ thuật.

Ủ đống mùn cưa

Cách đóng bịch

Bịch phôi hoàn chỉnh


+ Bịch đóng xong khi đã đủ trọng lượng, kích thước thì lắp cổ nhựa. Lấy
bông sạch, se chặt đậy vào cổ nhựa; nắp bịch bằng nắp nhựa và hấp thanh trùng.
b. Hấp thanh trùng
Hấp thanh trùng theo nguyên lý xông hơi nước nóng, như đối với hấp thanh
trùng bịch mùn cưa để nuôi trồng nấm Mộc nhĩ. Quá trình đun, nếu thấy đồng hồ
đo nhiệt chỉ 1000C, thì đun tiếp và duy trì nhiệt độ đó từ 6-8 giờ nữa là được.
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

15


2.6. Để nguội và cấy giống
Sau khi hấp thanh trùng, túi mùn cưa để nguội rồi tiến hành cấy giống.
Giống nấm Linh Chi thường sử dụng giống cấp 2 bằng hạt thóc. Lượng giống: 1015 gr cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gram cấy đủ cho 25-30 túi nguyên
liệu).
2.7. Ươm sợi
+ Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 7585%, ánh sáng yếu, nhiệt độ từ 25-300C. Khoảng cách giữa các túi từ 2-3 cm.
Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.
+ Trong thời gian ươm túi, không được tưới nước trực tiếp lên bịch, mà chỉ
tưới lên nền giữ độ ẩm môi trường từ 75 - 85%. Hạn chế tối đa vận chuyển bịch.
+ Sau khoảng 17-20 ngày, sợi nấm ăn từ 1/3-1/2 chiều cao của bịch, có sự
hình thành quả thể ở bề mặt cơ chất trong bịch nấm, tiến hành nới nút bông và xé
bỏ bớt để lại 1/5 lượng bông nút ban đầu, ấn nhẹ nút bông vừa sát với mặt cơ chất.
+ Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm bệnh cần phải
loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm đồng thời tìm nguyên nhân để khắc phục.
2.8. Treo bịch
+ Thời gian từ cấy giống đến khi rạch bịch (khoảng 20-30 ngày) sợi nấm ăn
kín 3/4 túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5 cm, đối xứng trên
bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm không chạm vào

nhau.
+ Trường hợp không rạch túi, tiến hành tháo nút bông ở cổ nút, chỉ để một
ít bông (bằng 1/5 lượng bông nút ban đầu) sao cho nấm mọc qua cổ nút không bị
kẹt.
2.9.Chăm sóc
+ Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo
độ ẩm không khí 80-90%, thông thoáng vừa phải.
Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

16


+ Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông, khi đó
ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ
2-3 lần (tùy theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên
tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.

3.7.9. Thu hái nấm Linh chi
* Xác định thời điểm thu hoạch nấm linh chi:
- Nấm được thu hái đúng độ tuổi.
- Nấm linh chi thu hái khi viền trắng trên quả thể không còn nữa là lúc nấm
ngừng sinh trưởng, lúc này màu của cánh nấm và cuống nấm tương đối đồng nhất,
mặt dưới màu vàng như tơ tiến hành thu hái.

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

17


* Cách thu hái nấm linh chi:

+ Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi. Quả thể nấm sau khi
thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy.
+ Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỉ lệ khoảng 3 kg tươi được 1 kg khô.
+ Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2
và đợt 3.
+ Năng suất thu hoạch đạt từ 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn
nguyên liệu thu được từ 18-30kg nấm linh chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng
cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foocmon với nồng độ từ 0,5-1%.
* Một số điểm lưu ý trong quá trình nuôi trồng nấm Sò, nấm linh chi.
a. Nhiễm nấm mốc
Các loại nấm mốc xanh đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy khoảng 7
ngày. Nguyên nhân là do: nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt; vệ sinh khu vực cấy giống
không tốt; thời tiết nóng bức, ngột ngạt, thiếu độ thông thoáng; giống bị nhiễm
khuẩn; cấy không đúng kỹ thuật.
b. Nhiễm khuẩn
- Do vi sinh vật làm hỏng quả thể bị chuyển màu hoặc thối nhũn.
- Do quá trình tưới nước vào các vết rạch.
- Do vệ sinh kém sau thu hái.

Mọi chi tiết xin liên hệ
TRUNG TÂM THÔNG TIN-ỨNG DỤNG TIẾN BỘ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH NINH THUẬN
1. Sản xuất và cung cấp các loại phôi nấm ăn, nấm dược liệu.
2. Tư vấn, chuyển giao và đào tạo qui trình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.
3. Cung cấp các loại vật tư trồng nấm (túi nilong, mùn cưa, giống nấm…).
4. Tư vấn mô hình nhà trồng nấm.
Địa chỉ liên hệ:
Số 66H, đường Hải Thượng Lãn Ông, P.Tấn Tài, Tp Phan Rang-Tháp Chàm,
Tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại: 068.3922687-3835189


Fax: 068.3922687

Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

18


Tai liệu tâp huấn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò, nấm Linh chi”

19



×