Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học kì i môn lý 7 quận gò vấp thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.48 KB, 3 trang )

PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP
TỔ PHỔ THÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: VẬT LÝ - LỚP 7
Ngày kiểm tra: 15/12/2014
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
(Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)
ĐỀ BÀI:

Câu 1: (1,5 điểm) Phát biểu định luật truyền thẳng
của ánh sáng. Hãy nêu một ứng dụng được của định
luật truyền thẳng của ánh sáng trong thực tế.
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy chỉ ra ở hình 1 đâu là tia tới,
tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ?
- Tia tới hợp với mặt gương phẳng một góc 40o,
góc phản xạ bằng bao nhiêu độ?

Hình 1

Câu 3: (2,0 điểm) Hai cục pin giống nhau đặt trước
hai gương A và B và cùng cách hai gương một khoảng
như nhau cho ảnh như hình 2.
a) Hãy cho biết gương nào là gương cầu lồi?
Gương nào là gương cầu lõm ? Giải thích.
b) Nêu hai ứng dụng của gương cầu lồi trong
thực tế.
Câu 4: (1,5 điểm) Thế nào là nguồn âm? Các nguồn


âm có chung đặc điểm gì?
- Nêu 2 ví dụ về nguồn âm.

Hình 2

Câu 5: (1,5 điểm) Khi nào âm phát ra càng to? âm phát ra càng nhỏ?
- Một học sinh phát biểu: “Âm phát ra càng cao khi biên độ dao động càng lớn”.
Theo em, học sinh này nói đúng hay sai? Tại sao?
Câu 6: (2,0 điểm) Tia sáng từ điểm sáng S truyền tới
gương phẳng tại điểm I như hình 3.
a) Hãy vẽ tia phản xạ từ tia tới SI.
b) Giữ nguyên tia tới SI, hãy vẽ cách đặt gương
để thu được tia phản xạ có phương thẳng đứng có
chiều từ trên xuống dưới. Vẽ hình.

-Hết-

Hình 3


HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ I – VẬT LÝ LỚP 7
NĂM HỌC 2014 – 2015

Ngày kiểm tra: 15/12/2014

Câu 1 (1,5đ)
- Phát biểu đúng định luật
- Nêu được hiện tượng


0,75đ
0,75đ

Câu 2 (1,5đ)
- Chỉ được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ (4ý, mỗi ý 0,25đ)
- Tính được góc phản xạ = góc tới = 90 – 40 = 50o

1,0đ
0,5đ

Câu 3 (2,0đ)
a. Gương A là gương cầu lõm, gương B là gương cầu lồi (2 ý, mỗi ý 0,25đ)
- Giải thích đúng (2 ý, mỗi ý 0,25đ)
b. Nêu được 2 ứng dụng gương cầu lồi trong thực tế (2 ý, mỗi ý 0,5đ)

0,5đ
0,5đ
1,0đ

Câu 4 (1,5đ)
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
- Các nguồn âm đều dao động
- Nêu được 2 ví dụ nguồn âm (mỗi ý 0,25đ)

0,5đ
0,5đ
0,5đ

Câu 5 (1,5đ)
- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động càng lớn

- Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng nhỏ
- Bạn học sinh nói sai (0,25đ), vì âm phát ra càng cao khi tần số
dao động càng lớn (0,25đ)
Câu 6 (2,0đ)
a. Vẽ hình đúng
(Thiếu ký hiệu bằng nhau của các
đoạn thẳng, kí hiệu vuông góc, chiều
tia sáng,… mỗi trường hợp trừ 0,25đ;
trừ tối đa 0,5đ )

0,5đ
0,5đ
0,5đ

1,0đ

b. Vẽ hình đúng
(Thiếu ký hiệu bằng nhau của góc
phản xạ, góc tới,… mỗi trường hợp
trừ 0,25đ; trừ tối đa 0,5đ )

1,0đ

-Hết-


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 7
Chủ đề


Nhận biết

1. Sự truyền
thẳng ánh
sáng

- Phát biểu được
định luật truyền
thẳng của ánh
sáng.

Số câu
Số điểm

Thông hiểu

Câu 1 ý 1
0,5

2. Phản xạ
ánh sáng

- Nhận biết được tia
tới, tia phản xạ, góc
tới, góc phản xạ, pháp
tuyến đối với sự phản
xạ ánh sáng bởi gương
phẳng.

Số câu

Số điểm

Câu 2
1,5
Nêu được ứng dụng
chính của gương cầu
lồi

3. Gương
cầu

Số câu
Số điểm
4. Nguồn
âm

Số câu
Số điểm
5. Độ cao,
độ to của
âm
Số câu
Số điểm
Tổng số câu
Tổng số
điểm
%

- Nhận biết được
một số nguồn âm

thường gặp.
- Nêu được nguồn
âm là một vật dao
động.
Câu 4
1,5

Câu 3 ý 2
1,0

Vận dụng 1
- Giải thích được một số
ứng dụng của định luật
truyền thẳng ánh sáng
trong thực tế: ngắm
đường thẳng, bóng tối,
nhật thực, nguyệt thực,...
Câu 1 ý 2
0,5
- Dựng được ảnh của
một vật đặt trước gương
phẳng.

Câu 6 ý 1
1,0

Vận dụng 2

Tổng
cộng


1,0
1,0
- Vẽ được tia phản xạ
khi biết tia tới đối với
gương phẳng, và ngược
lại, theo hai cách là vận
dụng định luật phản xạ
ánh sáng hoặc vận dụng
đặc điểm của ảnh tạo
bởi gương phẳng.
Câu 6 ý 2
1,0

2,0
3,5

- Nêu được những đặc
điểm của ảnh ảo của một
vật tạo bởi gương cầu
lõm và tạo bởi gương
cầu lồi.
Câu 3 ý 1
1,0

1,0
2,0

1,0
1,5


- Nhận biết được âm to
có biên độ dao động
lớn, âm nhỏ có biên độ
dao động nhỏ.

- Nhận biết được âm cao
(bổng) có tần số lớn, âm
thấp (trầm) có tần số
nhỏ.

1,5
2,0

Câu 5 ý 1
1,0
2,0
3,5

Câu 5 ý 2
1,0
2,0
3,5

0,5
1,0

1,0
2,0
6,0

10,0

20%

35%

35%

10%

100%



×