Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư nứơc ngoài vào Bình Dương (2008).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.27 KB, 30 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
MỤC LỤC
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI = Foreign Portfolio Investment) ......... 8
3.3.6. Đẩy mạnh công tác marketing, kêu gọi nhà đầu tư: .................... 25
TỔNG KẾT ...................................................................................................... 26
Nhóm 3_ lớp học phần 210
2
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
LỜI MỞ ĐẦU
rong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã trở thành một thành


viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới – WTO, có thể nói
chúng ta đang đứng trước muôn vàn những cơ hội để phát triển nền
kinh tế nước nhà, để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát
triển. Tuy nhiên, để thực hiện được những mục tiêu trên, chúng ta phải dựa
vào rất nhiều yếu tố. Chỉ dùng nội lực của mình thôi thì không đủ, chúng ta
phải biết tận dụng ngoại lực một cách tối đa.
T
Chính vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển thì
vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cần phải được chú trọng một
cách đặc biệt. “Làm sao để “kéo” các nhà đầu tư về phía mình”. Đó là một
câu hỏi mà cả Chính phủ lẫn các địa phương đang ra sức giải đáp.
Trong số các địa phương thành công nhất trong chính sách thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, chúng ta không thể không nhắc đến tỉnh Bình Dương.
Bình Dương là một trong tứ giác phát triển kinh tế trọng điểm của phía Nam
cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai. Do đó, Bình Dương
đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế của miền Nam
nói riêng và của cả nước nói chung.
Với chính sách ưu đãi, những kế hoạch “thu hút vốn” đúng đắn, rõ
ràng và có tính khả thi cao, Bình Dương đã tạo được lòng tin của các nhà
đầu tư. Thông qua đó, tỉnh đã thu hút được một số vốn đáng kể từ các nhà
đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khả
năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Bình Dương còn chưa tương xứng
với tiềm năng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhóm 3_ lớp học phần 210
3
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
Là những sinh viên theo học về lĩnh vực kinh tế, đứng trước sự chuyển
mình hội nhập của đất nước. Nhóm 3 - ĐHQT 2A đã cùng nghiên cứu và rút
ra một số nhận xét, một số quan điểm của riêng mình về vấn đề trên. Bài Tiểu

luận: “Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tại Bình Dương” sẽ trình bày những nhận xét và quan điểm ấy
với hi vọng sẽ giúp các bạn, cũng như từng cá nhân trong nhóm tích lũy được
thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho quá trình học tập sau này.
Chắc chắn với kiến thức và kinh nghiệm chưa đầy đủ, Bài Tiểu luận sẽ
khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý Thầy cô và các bạn giúp đỡ,
đóng góp những ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm để Bài Tiểu luận thêm hoàn
chỉnh.
Nhóm 3 – ĐHQT 2A
Nhóm 3_ lớp học phần 210
4
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm liên quan:
1.1.1. Vốn đầu tư nước ngoài:
Ngoại trừ việc sử dụng nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế thì
việc sử dụng và quản lý tốt nguồn vỗn nước ngoài cũng là một chìa khóa
quan trọng đối với sựu phát triển của một quốc gia.
Có 3 hình thức vốn đầu tư nước ngoài:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Đầu tư gián tiếp nươc ngoài (FPI)
+ Hình thức hỗ trợ phát triển (ODA)
1.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment):
Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào
nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công
ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Lợi ích từ FDI:
+ Bổ sung cho nguồn vốn trong nước.
+ Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ các

công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và
bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát
triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn
+ Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ
các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công
ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ
làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao
động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia
mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhóm 3_ lớp học phần 210
5
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
+ Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Thu hút các
DN nước ngoài đến sản xuất kinh doanh tại đất nước mình giúp cho
ngừoi lao động gia tăng thu nhập, nâng cao trình độ kỹ thuật và nhận
thức.
+ Nguồn thu ngân sách lớn: các khoản thu từ thuế từ các DN có
vốn đầu tư nước ngoài sẽ là một nguồn thu lớn.
1.1.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA= Official Development
Assistance)
Được xem như là viện trợ chính thức. Các khoản đầu tư này thường là
các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài mà
các nước hoặc các tổ chức thế giới dành cho một nước nào đó.
Những quốc gia có nguồn vốn ODA lớn:
Hình 1.1: Danh sách các nước cung cấp ODA lớn trên thế giới, 2004.
Ưu điểm của ODA:
+ Lãi suất thấp (dưới 2%, trung bình từ 0.25%năm).
+ Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới
phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm).

Nhóm 3_ lớp học phần 210
6
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
+ Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại,
thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
Nhược điểm của ODA:
+ Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một số những
“điều kiện” mà nước cung cấp ODA đưa ra theo tiến trình giải ngân như:
hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước và bảng thuế
xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được
yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá
mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả
năng sinh lời cao.
+ Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo
cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn
toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như
các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả
cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ
ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá
cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao
động thế giới).
+ Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu
dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp
ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng
hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
+ Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA
nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận,
đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có

thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Nhóm 3_ lớp học phần 210
7
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
+ Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA
phải hoàn lại tăng lên.
+ Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy
hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ
quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý,
điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư
bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình
trạng nợ nần.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI = Foreign Portfolio Investment)
- Là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động
mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không
kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh
nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ưu điểm của FPI:
+ Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm
giảm chi phi vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro.
+ Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa.
+ Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính
sách của chính phủ.
- Nhược điểm của FPI:
+ Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi
vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị
trường tài sản tài chính của nó.
Nhóm 3_ lớp học phần 210
8

Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
+ Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên
no sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và
rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên
trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
+ FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối
đoái.
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, nhóm chỉ xin đề cập đến nguồn vốn
FDI tại tỉnh Bình Dương.
1.2 Giới thiệu về tỉnh Bình Dương:
1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
 Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ được tách ra từ
tỉnh Sông Bé cũ từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước,
phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Tây
Ninh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị
xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, lại nằm
trên các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia đã được đầu tư, nâng
cấp và mở rộng như Quốc lộ 1, 13, 14, đường sắt Bắc – Nam và tuyến
đường xuyên Á.
 Với diện tích tự nhiên 2.681,01km
2
(chiếm 0,83% diện tích cả nước
và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), đất đai bằng phẳng, nền địa chất ổn
định vững chắc, quỹ đất còn lớn, có nguồn tài nguyên, Bình Dương có nhiều
thế mạnh về nông sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng đáp ứng cho sản xuất
công nghiệp, xuất khẩu.
1.2.2 Kinh tế:
Nhóm 3_ lớp học phần 210
9

Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
 Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử
hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi
mở cõi".
 Bắt đầu những năm 90, với phương châm: “Trải chiếu hoa mời gọi
các nhà đầu tư” và các chính sách biện pháp thông thoáng nhằm phát huy
tiềm năng thế mạnh sẵn có của tỉnh, Bình Dương phút chốc trở thành địa
phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả
nước.
 Để đạt được kết quả khả quan trên, chính sách “trải thảm đỏ” của
tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư FDI, Bình
Dương hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cộng với hạ tầng
công nghiệp được đầu tư tốt nên vẫn là điểm đến lý tưởng để đầu tư.
 Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh
tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2008, dù tình hình kinh tế toàn cầu có
nhiều biến động theo chiều hướng không thuận lợi, nhưng thành công về
kinh tế của tỉnh phải nói đến lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đây là kết quả đáng tự hào và minh chứng Bình Dương vẫn là mảnh đất lành
thu hút các doanh nghiệp FDI.
 Nét nổi bật trong việc thu hút vốn FDI của Bình Dương năm 2008 là
xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao, ít thông dụng lao động và sản phẩm được sản xuất có khả năng cạnh
tranh tốt. Điều này vừa tạo sự cân bằng trong việc thu hút đầu tư và phù hợp
với định hướng quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của Bình
Dương.
Nhóm 3_ lớp học phần 210
10
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương

 Mục tiêu kinh tế của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010 Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn
đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế của tỉnh như sau:
- Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%.
- Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ
đồng, tương đương 2,9 tỷ USD.
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông
nghiệp: 4,5%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD.
- Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống
còn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc
độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là
35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về
đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
 Để đạt được các mục tiêu phát triển này, ngoài nội lực và sự vươn
lên của chính mình, Bình Dương mong muốn và mời gọi sự góp sức của bạn
bè xa gần, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và của tất cả những ai nhận ra
Bình Dương là nơi “đất lành chim đậu”.
Nhóm 3_ lớp học phần 210
11
Thực trạng - giải pháp nâng cao khả năng GVHD: TS Phạm Xuân Giang
thu hút vốn FDI tại Bình Dương
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
2.1 Tình hình thu hút vốn FDI tại Bình Dương:
 Trong những năm gần đây, nền kinh tế Bình Dương phát triển rất ấn
tượng, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 15% và trở
thành một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển năng động nhất

trong vùng kinh tế động lực phía Nam và của cả nước. Quá trình phát triển
đó có sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế
có nguồn vốn đầu tư FDI được sử dụng hiệu quả nhất vào quá trình sản xuất
công nghiệp, tạo bước đột phá đưa nền kinh tế Bình Dương phát triển với
tốc độ cao.
 Nhằm tận dụng thế mạnh, đón đầu một làn sóng đầu tư mới, Bình
Dương đang tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa", đơn
giản các thủ tục cấp phép, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến đầu tư và sản xuất kinh
doanh tại địa phương.
 Tính đến giữa năm 2008, lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh
nghiệp trong các KCN của tỉnh ước đạt hơn 1,8 tỉ USD, chiếm khoảng 49%
số vốn đăng ký. So với năm 2007, số dự án đi vào hoạt động tăng 81 dự án,
đạt 135% kế hoạch năm 2008.
 Năm 2008, FDI chảy vào tỉnh Bình Dương đạt 11 tỉ USD, với tỷ lệ
giải ngân đạt 64%. Bình Dương thu hút thêm hơn 2 tỷ USD vốn FDI, kết
quả này nâng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh lên gần 11 tỷ USD với hơn
1.800 dự án, bình quân 6 triệu USD/dự án, nhưng số vốn các dự án đầu tư đã
tăng lên so với trước. Có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh; các
Nhóm 3_ lớp học phần 210
12

×