Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài thảo luận về hiện tượng sống thử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.21 KB, 20 trang )

A/Lời mở đầu
“Sống thử” là một trong rất nhiều “căn bệnh” của xã hội, đặc biệt “căn bệnh” ấy
nguy hiểm hơn khi phổ biến ở giới trẻ và ngày càng lây lan khá nhanh trong các
thành phố lớn, các khu công nghiệp, các trường học, các xóm trọ,…
Trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét nhất về
“sống thử”.
Và trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các bạn!

1


B/ Nội dung
1. Tổng quan về “sống thử”.
“Sống thử” hay “sống thử trước hôn nhân” là một cụm từ thường được báo
chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các
cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ
cũng như đăng kí kết hôn. Nếu thấy phù hợp thì họ sẽ tiến tới hôn nhân chính thức,
đăng kí kết hôn theo pháp luật. Còn nếu không phù hợp thì họ sẽ chia tay nhau mà
không cần đến pháp luật. Hiện tượng sống thử đã và đang trở thành một “mốt”
trong đời sống của giới trẻ hiện nay không chỉ trong giới công nhân xa nhà mà còn
ở những sinh viên đang còn trên ghế nhà trường. Theo thống kê của khoa học xã
hội học trường Đại học Mở TPHCM năm 2010 có khoảng 1/3 các bạn trẻ `sống thử
trước hôn nhân.

Mặt khác, xét theo lối sống truyền thống đạo đức của người Việt Nam thì
“sống thử” là lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích nó tác động xấu
đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội.
“Sống thử” là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm bại hoại các giá
trị đạo đức truyên thống, là biểu hiện của sự xuống cấp trong lối sống thực dụng
2




ngày nay. Chuyện “sống thử” trước hôn nhân có thực sự là một giải pháp tốt để
tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là cái bẫy của một quan niệm suy
đồi trong lĩnh vực hôn nhân.

2. Nguyên nhân “sống thử”.
Hiện nay “sống thử” rất phổ biến trong xã hội, đặc biệt là ở các trường đại
học. Các nguyên nhân chính được đưa ra là:
2.1 Nguyên nhân từ xã hội.
Do ảnh hưởng văn hóa từ các nước phương tây tràn vào, cùng sự thiếu kiến
thức xã hội và định hướng tương lai nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử”
trước hôn nhân ở giới trẻ đang tăng cao. Nhiều bạn trẻ dễ dãi, cho rằng việc đó là
bình thường, họ suy nghĩ đơn giản rằng chỉ là thử thì sẽ không gây ra hậu quả gì.
Một số khác “sống thử” chỉ vì a dua theo bạn bè, vì tò mò sống thử để biết vì thấy
bạn bè mình cũng có nhiều cặp sống chung. Cách nghĩ mang tính trào lưu này
khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay, không
còn xem việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đình. Hơn nữa do sự ảnh hưởng
của các kênh thông tin: báo chí, phim ảnh, internet, đọc tiểu thuyết tình cảm.
2.2 Nguyên nhân từ gia đình.
Do cha mẹ sống không hạnh phúc, cãi vã thường xuyên, hoặc ngoại tình
“ông ăn chả, bà ăn nem” khiến cho con cái họ không muốn nghĩ tới hôn nhân;
ngược lại coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để
người ta lợi dụng nhau. Mặt khác sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít
quan tâm tới đời sống tình cảm của các em nhất là lúc các em đang ở tuổi cặp kè
yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ nhưng cha mẹ lại thiếu sự
động viên con cái sống lành mạnh, chỉ phó mặc cho nhà trường.
2.3 Nguyên nhân bản thân.
Do ảnh hưởng của yêu nhanh sống gấp, một số bạn trẻ quan niệm rằng yêu
thì cần phải hết mình. Họ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn mà

không cần phải suy tính cho tương lai. Họ thích cuộc sống hưởng thụ không cần
tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, không coi trọng giá trị của đời sống
gia đình. Đồng thời một phần cũng do thiếu thốn tình thương, thiếu thốn vật chất.
3


Hầu hết các bạn luôn cho rằng “sống thử” giúp hai người hiểu nhau sâu sắc
hơn vì khi chung sống dưới một mái nhà, mỗi người sẽ bộc lộ rõ những tính cách
của mình. Đo được mức độ hòa hợp cũng như xung khắc trong lối sống. Có cơ hội
thực tập kĩ năng phân công công việc gia đình, kĩ năng quản lý tài chính chung.
2.4 Ưu điểm của hiên tượng “sống thử”.


Có nhiều thời gian bên nhau.

Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, bạn khó có thể sắp xếp thời gian để ở
bên người đàn ông đặc biệt của đời mình. Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn
sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau
mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ
bạn vào cuối mỗi ngày.


Hiểu nhau rõ ràng hơn.

Những lần hẹn hò có thể giúp bạn hiểu phần nào về anh ấy. Tuy nhiên, nếu
sống cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ hơn nhiều đặc biệt về
sở thích, lối sống, nhiều điều khác của anh ấy và ngược lại.


Chia sẻ tài chính.


Sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và anh ấy phải chi trả hóa đơn của mỗi người.
Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê nhà,
tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày,… Đây là một ưu điểm của lối sống này.
Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và anh ấy sẽ đỡ nặng nề hơn.


Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp.

Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể
quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy nhiên, bạn làm sao biết được
liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể
tìm ra nhờ “sống thử”. Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem
liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không.


Tự do yêu đương.

Một lợi ích khác nữa mà sống thử có thể mang lại cho bạn - đó chính là sự tự
do “yêu đương”. Sự thân mật về mặt thể xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
4


việc xây dựng sự tin tưởng và thoái mái trong cuộc sống của các cặp đôi. Nó cũng
giúp bạn giải tỏa mọi ức chế khi những ham muốn tình dục của bạn được thỏa
mãn.

3/Hệ lụy của “sống thử”.
3.1 Hậu quả của “sống thử”.
Đời sống tình cảm và hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng nặng nề.

“Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng về
nó. Ban đầu luôn là những hạnh phúc, ấm áp khi có người yêu bên cạnh, được thõa
mãn nhu cầu sinh lý, các bạn đắm mình trong mật ngọt của tình yêu. Nhưng cuộc
sống cũng đầy khó khăn, thách thức nào là chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện học
hành; sự ghen tuông khi có mặt của kẻ thứ ba… tất cả tưởng chừng như nhỏ nhặt
nhưng sẽ khiến bạn dễ nãy sinh mâu thuẩn, nhàm chán, có cảm giác rằng cả hai
không có trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan hệ thì tất yếu sẽ dẫn đến chia tay.
Tâm lý “không hợp thì bỏ” khiến các bạn sống không có trách nhiệm với chính bản
thân mình.
“Sống thử” nhưng quan hệ tình dục là thật. Theo điều tra thì 100% các bạn
trẻ quan hệ tinh dục khi sống thử nhưng chỉ có số ít là sử dụng biện pháp tránh
thai, đặc biệt là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Do đó, mang thai ngoài ý
muốn xảy ra nhiều ở các bạn sinh viên và công nhân. Ở các trường hợp này đa
phần các bạn sẽ đi phá thai. Trong trường hợp này thì đa phần các bạn nam sẽ bảo
các bạn nữ đi “giải quyết hậu quả”, tức là đi phá thai. Nếu có bạn nam đưa đi phá
thai thì còn đỡ nhưng khi người con trai dửng dưng phó mặc cho bạn nữ tự lo liệu
thì có sự hụt hẫn trong các bạn. Trường hợp này xảy ra rất nhiều; ví dụ trường hợp
của bạn H ở đại học văn hóa nghệ thuật Hà Nội; sau khi sống thử với Q, H đã
mang thai nhưng Q tỏ ra không quan tâm và bảo với H tự đi giải quyết hậu quả. H
mới nhờ bạn phòng mình đi cùng tới bệnh viện giải quyết; lần đầu H cảm thấy tủi
hổ nhưng các lần sau thì H lại thấy bình thường, có một chút gì đó gọi là “quen” và
tự mình đi được.
Có những trường hợp khi mang thai như thế thì các bạn sẽ đem cái bầu đó ra
làm nguyên nhân để cưới nhau mà đời sống tình cảm trở nên rất hời hợt; do đó
trường hợp bị từ chối, không cưới xảy ra rất nhiều. Nhưng có cưới nhau thì cũng
5


sinh cãi vã, không hạnh phúc, sống như là để “giằng mặt nhau”, “chà đạp lên
nhau”. Tiêu biểu là trường hợp của K, sống tại kí túc xá ĐH Kinh tế; M sống

chung với K, sau khi K mang thai, rất miễn cưỡng thì M mới chịu lấy K vì vốn tính
M vẫn còn trẻ con, thích ăn chơi, nhảy nhót; sau khi K sinh con thì rất hiếm khi M
tới thăm con nữa là chăm sóc vợ con. Một mình K phải lệ rơi đầm đìa trong guồng
quay của việc chăm sóc con nhỏ và lên giảng đường; mỗi ngày trôi qua cô dường
như không thể khóc được nữa, đau đớn tuổi thân vô cùng.

Việc phải cưới nhau khi cả hai không có khả năng tài chính trở thành gánh
nặng cho gia đình; chi phí sinh hoạt cho các bạn và cho con nhỏ khiến bố mẹ thêm
vất vả hơn. Việc sinh con làm dở dang chuyện học tập, tương lai mù mịt. Sống thử
mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng về nó và thưc sự
trong cuộc “sống thử” người ta cũng ít có trách nhiệm với nhau hơn. “Sống thử” là
một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống chung tạm bợ,
những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là
những cặp sinh viên “sống thử” còn phải mang theo nỗi lo học hành, nỗi lo “cơm
áo gạo tiền” thì càng bức bối. “Sống thử” rất bấp bênh, thiếu một mục đích cụ thể,
6


do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có thể giải quyết được thì hai người
dễ buông xui và tan vỡ. Tâm lý “không hợp thì bỏ” khiến nhiều bạn trẻ thiếu trách
nhiệm với bản thân, người yêu và tình yêu của mình, “cả thèm chóng chán” và mối
quan hệ trở nên mờ nhạt. Cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên nhàm chán nhanh chóng
nếu cả hai không nhận thấy trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan hệ thì tất yếu
là không vững bền.
Hơn nữa, vì chỉ có hai người coi nhau là vợ chồng, còn xã hội và gia đình thì
không, nên chẵng có ai giúp đở cho “vợ chồng” này khi gặp những khó khăn, trục
trặc nhỏ trong tình cảm để nó không bùng phát thành mâu thuẫn lớn; chẳng có ai
bảo vệ “gia đình” này khi có những kẻ thứ ba dòm ngó. Và nỗi lo chẳng may có
thai trước khi kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ khiến cho cuộc sống tình dục “vợ
chồng thử” của các bạn trẻ không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự nhiên như

trong một cuộc hôn nhân hợp pháp. Rồi nhiều chuyện không mong muốn xảy ra
như nạo phá thai, con cái sinh ra chưa được pháp luật công nhận và đặc biệt nó có
thể kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
hôn nhân thực sự của các bạn sau này.
“Sống thử” làm cho hai người biết quá rõ về nhau, nhàm chán và đơn điệu,
chưa kể đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”, những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng
ngày là điều không thể tránh khỏi. Khi các bạn chưa thực sự là của nhau thì việc
chia tay là hoàn toàn có thể xảy ra.Tất nhiên, đám cưới chỉ là hình thức nhưng giấy
tờ hôn thú là sự ràng buộc về giáo luật và pháp luật đó là kết quả của một tình yêu
chín muồi. Khi sống thật, các bạn trẻ sẽ sống có trách nhiệm hơn, yêu và tôn trọng
nhau hơn. Chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu của trung tâm hôn nhân và gia đình tại
trường Đại Học Crieghton (Mỹ) cho biết, những đôi bạn sống chung trước khi
thành hôn thường phải chịu đau buồn khôn khổ nhiều hơn bởi cách sống ấy, và
cuối cùng dẫn tới tình trạng không ổn định trong đời sống vợ chồng. Điều đáng
ngạc nhiên hơn nữa là những người đã chung sống trước hôn nhân như thế lại có
khuynh hướng “cãi nhau liên miên” ngay sau ngày cưới.
Một khi “sống thử” tan vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã đành, bạn nam cũng
không phải không bị ảnh hưởng, mất mát về thời gian, sức khỏe, tiền bạc, mất mát
nhiều cơ hội trong cuộc sống…Chia đều cho cả hai bên. Nhiều bạn gái gặp bế tắc
sau khi “sống thử” đã tự tử. Tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam gia tăng rất nhanh và
hiện là một nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, đóng góp không nhỏ là việc
7


“sống thử” của các bạn trẻ. Họ còn chưa đủ tiềm lực về kinh tế, nhận thức về trách
nhiệm và hậu quả còn nông cạn, thường cho rằng hiện đại là phải “sống thử”.
“Sống thử” nhưng chia tay là thật, theo thống kê từ Bộ Tư Pháp Mỹ cho thấy trong
vòng 15 năm qua, 86% các cuộc “sống thử” đã chia tay. Tiếp tục theo dõi 14% tiến
đến hôn nhân thì tỉ lệ li dị của những đôi này lại cao hơn những cặp trước đó đã ra
sống riêng. Vì thế, có thể khẳng định “sống thử” không thể là bước đệm cho cuộc

hôn nhân bền vững.
Giáo sư xã hội học, bà Linda Waite, sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy
đã cho biết:
Những cặp chung sống gần như vợ chồng đã trải qua kinh nghiệm đau khổ
như bị ngược đãi hay phản bội nhau mà hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp
nào từ gia đình đôi bên. Bà cho biết tiếp, 16% phụ nữ sống chung với bạn trai hay
bị đánh đập và những lần cãi vã, trong lúc chỉ có 5% phụ nữ bị đánh đập khi chung
sống với chồng của họ. Những cặp khác, có con chung, không giáo dục nỗi con họ
vì họ không cảm nhận được ràng buộc thiêng liêng của vợ chồng thực thụ. Đặc
biệt, người cha rất vô trách nhiệm và sống bê tha, không chu cấp cho con mình mà
tự cho mình là bạn trai của mẹ đứa bé, và vô hình chung người đàn ông đó đã
chuyển trách nhiệm nuôi và dạy đứa nhỏ cho bà mẹ. Hơn nữa, bà còn cho biết đời
sống sinh lý của những người không phải là vợ chồng cũng không điều hòa như
đời sống vợ chồng.
3.2 Thực trạng “nạo phá thai”.
Tổ chức y tế Thế Giới đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ nạo phá thai cao
nhất châu Á, đứng thứ năm trên Thế Giới. Trung bình mỗi năm có khoảng 300000
ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60%-70% là học sinh, sinh viên. Đây là
lứa tuổi đã trưởng thành về mặt sinh lý nhưng chưa có kinh nghiệm, kĩ năng sống
để trở thành một bà mẹ trẻ. Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà
Nội có 6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỉ lệ
sống thử ở sinh viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở trọ hay ký túc xá là khá
phổ biến. Tỉ lệ “sống thử” cao nhất ở sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có
47.1% sinh viên “sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45.1% sinh viên
đó “sống thử” trên một năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng

8


chỉ có 48% sinh viên sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn biện pháp

nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới.
Theo điều tra quốc tế về vị thành niên và thanh niên Việt Nam có 7.6% trong
độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Bác sĩ Lâm Thị Thu- Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch
hóa gia đình An Giang, cho biết: “trong số các trường hợp đến trung tâm trút bỏ
“hậu quả” thì có 10%-16% là dưới 19 tuổi và chưa lập gia đình. Nhiều trường hợp,
không chỉ phá thai 1 lần mà nhiều lần, nhiều nhất là thai khoảng 2 tháng tuổi”.
Theo bác sĩ Tiến, giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương, mỗi tháng bệnh viện
giải quyết khoảng 400-500 ca phá thai (năm 2010), trong đó có rất nhiều trường
hợp đến nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ( từ 10- 17 tuổi ). Gặp những trường hợp
này, Bệnh Viện yêu câu phải có sự bảo lãnh của gia đình.
“Trường hợp mang thai nhỏ tuổi nhất mà tôi từng gặp là một cô bé 12 tuổi.
Thấy con gái bụng cứ to ra, bố mẹ tưởng con bi bệnh, đem đi khám mới ngã ngửa
vì sự thật. Tình trạng mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên đang có xu
hướng gia tăng nhanh một cách đáng ngại trong vài năm trở lại đây”, Bác sĩ Tiến
nói.
Khảo sát của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy, trong hơn 5000 ca
nạo phá thai có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 18%. Đặc biệt, trong nghiên cứu
mới đây của Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Hương, Uỷ ban quốc gia Dân số kế hoạch hóa gia
đình về “Những yếu tố ảnh hưởng đến mang thai vị thành niên” cho thấy, mỗi năm
cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, nguy hiểm hơn khi
nhiều người ở độ tuổi vị thành niên đã phải giải quyết nhiều lần làm tăng nguy cơ
vô sinh sau này.
Một con số kinh khủng chứng tỏ độ tuổi phá thai đang dần trẻ hóa. Bác sĩ
Nguyễn Thị Thúy – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cho biết, bệnh nhân đến phá
thai phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục như: phá thai chỉ được phép giới hạn đến dưới
22 tuần tuổi, nếu quá thời gian này thì phải hội chẩn và sự đồng ý của Giám đốc
Bệnh viện. Hơn nữa các thai phụ trước khi nạo hút cũng cần phải kiểm tra sức
khỏe và làm các xét nghiệm một cách toàn diện và nghiêm túc. Chính vì thế rất

nhiều bạn trẻ đặc biệt là những bạn dưới lứa tuổi 18 do tâm lý e ngại, không muốn
9


rắc rối nên đã tự ý tìm đến các cơ sở tư nhân để giải quyết mà không hề lường hết
được những hậu quả vô cùng nguy hiểm có thể phát sinh. Mà các cơ sở tư nhân
không yêu cầu khai báo thông tin cá nhân nên con số nạo phá thai thu thập được
thấp hơn nhiều so với thực tế.
3.3 Hút, nạo phá thai là như thế nào?
Hút, nạo thai là các thủ thuật kết thúc việc thai ngén trong thời gian đầu của
thai kì khi người phụ nữ chậm kinh chưa quá 8 tuần.


Hút thai

Quá trình hút bỏ thai: Đưa ống nhỏ bằng nhựa qua cổ tử cung vào trong tử
cung rồi hút phôi thai và rau thai ra
Bác sĩ đưa một ống nhỏ bằng nhựa qua cổ tử cung vào trong tử cung (ống
này nối với bơm điện hoặc bơm tay) rồi hút phôi thai. Hút thai bằng bơm tay có hai
loại: bơm tay một van sử dụng cho phụ nữ chậm kinh đến 4 tuần, bơm hai van sử
10


dụng cho phụ nữ chậm kinh đến 8 tuần. Thủ thuật hút được thực hiện nhẹ nhàng, ít
đau đớn và ít biến chứng.


Nạo thai

Bác sĩ nông rộng cổ tử cung rồi đưa vào trong tử cung một dụng cụ giống

như cái thìa để lấy ra phôi thai cùng nhau thai. Thủ thuật này được thực hiện đối
với phụ nữ chậm kinh đến 8 tuần. Nạo thai thường gây đau hơn, tỉ lệ biến chứng
thường cao hơn so với hút thai. Nạo thai thường đòi hỏi cán bộ y tế có kỹ thuật.
Như vậy, nếu chậm kinh chưa quá 4 tuần, bạn sẽ được hút. Còn nếu đã hơn 4
tuần chưa quá 8 tuần, bác sĩ sẽ nạo hoặc hút, tùy điều kiện kĩ thuật của cơ sở y tế.
Hiện nay việc nạo thai vẫn được thực hiện nhiều, nhưng trong tương lai, kĩ thuật
hút sẽ đươc phổ biến để giảm nạo, tăng độ an toàn cho người phụ nữ.
Ngoài hút và nạo, có thể bạn đã nghe đến trường hợp phá thai to hơn (từ 4- 5
tháng). Bác sĩ tiêm truyền chất oxytocin kích thích co tử cung và chuyển dạ để đưa
thai và nhau ra ngoài. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện trong trường hợp có
chỉ định đặc biệt, vì nó có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm.
3.4 Hậu quả của việc phá thai.


Hậu quả trước mắt

Phương pháp nạo phá thai đến nay đã có những cải tiến lớn, tuy vậy vẫn
không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử
cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung;
dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng phải dùng
muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết
thúc đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, tất nhiên có khả năng
làm xước tử cung, thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung.
Nếu như để cuống rốn không lấy ra được nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp
của tử cung, do đó có thể làm mạch máu không liền lại, trong quá trình thủ thuật đó
sẽ bị mất nhiều máu. Vả lại, nếu trước đó đã có viêm bộ phận sinh dục như viêm
âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được chữa khỏi hoặc trong quá trình thủ thuật không
nghiêm chỉnh thực hiện vô khuẩn đúng với quy định, thì những dụng cụ đưa vào
đưa ra rất dễ đưa vi khuẩn vào khoang tử cung gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc
11



nạo hút thai còn có khả năng để lại di chứng, nhất là đối với trường hợp đã qua nạo
hút nhiều lần, nguy hại sẽ không nhỏ.
Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa gồm: ứ máu trong buồng tử
cung; nhiễm khuẩn; rách cổ tử cung, thủng tử cung do chọc hoặc rách; còn thai; sót
rau thai; băng huyết do sót rau, chấn thương và thủng tử cung.
Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa: thất bại của thuốc phá thai nên
vẫn phải hút lại buồng tử cung; sảy thai không hoàn toàn cũng bắt buộc phải hút lại
buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn; băng huyết; nhiễm khuẩn tử
cung.
Đó là chưa kể các biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm như gây
mê và gây tê nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi thực hiện thủ thuật.
Sau một ca nạo phá thai an toàn, đa số bệnh nhân đều không bị ảnh hưởng
tới sức khỏe sinh sản, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề để lại hậu
quả về sau. Vì thế, nếu lỡ có thai ngoài ý muốn, chị em nên tới các cơ sở y tế được
phép làm thủ thuật này. Biện pháp giảm tỷ lệ phá thai có hiệu quả là truyền thông
tư vấn về việc áp dụng biện pháp tránh thai để mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.


Hậu quả lâu dài.

Biến chứng của phá thai có thể biểu hiện ngay sau nạo hút hoặc sau này, các
biểu hiện có thể là rách, thủng cổ tử cung, băng huyết, sót rau, nhiễm khuẩn, dính
buồng tử cung, chửa ngoài dạ con thậm chí vô sinh. Theo thống kê phá thai là
nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ. Theo điều tra nhân khẩu học và sức
khoẻ sinh sản 1997 ước tính có 32,2% phụ nữ nạo hút thai cho biết là sức khoẻ của
họ có bị ảnh hưởng sau khi nạo hút thai. Còn trong điều tra Y tế 2001-2002 có chỉ
ra chi tiết dấu hiệu bất thường mà phụ nữ gặp phải sau phá thai, theo đó 21,4% là
đau bụng kèm dịch hôi, 21,0% chảy máu kéo dài, 14,5% sốt. Tỷ lệ này cao hơn ở

phụ nữ nghèo hơn, trình độ thấp hơn, người dân tộc, người theo đạo và ở khu vực
nông thôn Phá cũng nguy Cũng theo BS Nguyễn Thanh Dung, nạo phá thai ở tuổi
VTN sẽ gặp khá nhiều nguy cơ. Do cơ quan sinh sản của thai phụ chưa phát triển
toàn diện nên việc phá thai bằng thủ thuật dễ gặp những tai biến như sót nhau,
thủng tử cung, mất máu do ra máu nhiều ngày, làm ảnh hưởng đến sức khỏe; sốc
thuốc tê hoặc thuốc mê; rách cổ tử cung… Không những thế, việc nạo phá thai ở
tuổi VTN còn để lại những nguy cơ về sau như vô kinh do dính buồng tử cung, vô
sinh (do tắc ống dẫn trứng hoặc dính buồng tử cung làm ảnh hưởng đến hạnh phúc
12


gia đình sau này), nhiễm trùng tử cung... Có những trường hợp thai phụ VTN phải
cắt bỏ tử cung vì nhiễm trùng nặng và như thế sẽ không có kinh và không có con
về sau. “Rất nhiều trường hợp do tâm lý e ngại, sợ mọi người biết nên thai phụ
thường đến những cơ sở nạo phá thai không bảo đảm an toàn thì nguy cơ tai biến
trong nạo phá thai càng cao, càng làm nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của
thai phụ” - BS Dung lo ngại. Mang thai ở tuổi VTN các em không chỉ phải đối mặt
với những khó khăn khi sinh, những tai biến khi nạo phá thai mà còn phải chịu một
áp lực rất lớn từ dư luận xã hội, bị mọi người xem thường, chê cười, phải bỏ học
nửa chừng, dễ dẫn đến bệnh trầm cảm, tự ti, xa lánh mọi người… Tác động tâm lý
này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của thai phụ VTN.
Phá thai và sức khỏe tinh thần không cuộc nghiên cứu khoa học nào từng
chứng minh phá thai là một nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của dân
chúng. Tuy nhiên có các nhóm phụ nữ có thể có nguy cơ cao hơn khi đối mặt với
các vấn đề và sự buồn bã sau khi phá thai. Một số yếu tố trong cuộc sống của
người phụ nữ, như sự gắn bó tình cảm với việc mang thai, thiếu hỗ trợ từ xã hội,
tình trạng ốm yếu tin thần có sẵn, và những quan điểm bảo thủ về việc phá thai làm
gia tăng khả năng có những trải nghiệm tiêu cực sau khi phá thai. Hiệp hội Tâm lý
Hoa Kỳ (APA) đã kết luận việc phá thai trong ba tháng đầu không dẫn tới sự gia
tăng các vấn đề về sức khỏe tinh thần và nghiên cứu thêm khác đã kết luận rằng

các cuộc phá thai muộn hơn cũng không có khác biệt.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Thị Nhung (Chủ tịch hội phụ sản TP HCM,
nguyên giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương), nạo phá thai dù ở lứa tuổi nào
cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người phụ nữ. Nhưng ở lứa tuổi
vị thành niên, trẻ chưa đủ trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và xã hội để sẵn
sàng làm mẹ, hậu quả của nạo phá thai đối với sức khỏe sẽ nặng nề hơn, nguy cơ
tai biến sản khoa cũng rất cao. Chưa kể, thường trẻ vị thành niên lỡ mang bầu khi
người nhà phát hiện ra thì cái thai đã tương đối to, và phá thai to cũng cực khổ như
sinh một em bé vậy. Và việc phá thai to có thể gây ấn tượng nặng nề cho trẻ. Bác sĩ
Nhung cho biết, nạo phá thai có thể gây những tác hại với sức khỏe người phụ nữ:
hậu quả gần là băng huyết (nếu thai to), choáng, thủng tử cung (nếu nạo bằng dụng
cụ), sót nhau, nhiễm trùng (nhiều mức độ nặng nhẹ, nếu mức độ nặng có thể phải
cắt tử cung hay tử vong). Hậu quả xa là dính buồng tử cung, nghẹt ống dẫn trứng,
mang thai ngoài tử cung, vô sinh thứ phát, nhau cài răng lược, vỡ tử cung, nhau
tiền đạo. Nạo thai nhiều sẽ làm mỏng thành tử cung, dẫn đến nhiều nguy cơ cho
việc mang thai sau này.
Bà nhận xét khá nhiều trường hợp nạo phá thai xong, cảm thấy cắn rứt lương
tâm dẫn đến trầm cảm. Thậm chí nhiều người đã có chồng nhưng do điều kiện kinh
tế hoặc đã sinh đủ hai bé cũng bị ám ảnh khi đi phá thai. Với trẻ vị thành niên,
chuyện nạo phá thai thực sự là một cú sốc lớn với trẻ và với cả cha mẹ. Còn có
13


những người sẵn sàng từ bỏ cái thai, quyết tâm phá bằng bất kỳ giá nào. Nguy cơ
vô sinh cao.
Tại hội thảo, báo cáo khoa học về khảo sát tình hình phá thai to ở trẻ vị
thành niên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thu hút được sự quan tâm của khá
nhiều chuyên gia, bởi nó gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề vô sinh ở thế hệ
trẻ Việt Nam.
Thống kê trong những năm gần đây của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho

thấy, tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên tại Việt Nam không ngừng gia tăng.
Theo sơ liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam,
mỗi năm cả nước có khoảng 1.2 triệu đến 1.6 triệu ca nạo phá thai trong đó 20% là
ở lứa tuổi vị thành niên và khoảng 15% đến 20% số ca nạo phá thai là của thanh
niên chưa lập gia đình, số thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng.
Bác sỹ Nguyễn Thị Bích Vân – Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết,
hiện nay thực trạng phá thai to ở vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong
tổng số ca phá thai. Một vấn đề đáng lưu tâm là tỷ lệ phá thai trên 18 tuần trong
nghiên cứu trên chiếm tới gần 84%. Các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất
ở đối tượng học sinh, sinh viên.
Bà Vân dẫn chứng, điều đáng lo ngại hiện nay là phần lớn vị thành niên hiểu
biết về nguy cơ có thai khi quan hệ tình dục nhưng có tới hơn 83% các em không
sử dụng biện pháp tránh thai. Với tâm lý lo sợ và che giấu nên trẻ vị thành niên
thường quyết định bỏ thai muộn khi tuổi thai đã trên 18 tuần tuổi.
“Vì thai quá to, nên việc gây bỏ thai bằng phương pháp nội khoa cho kết quả
thành công. Tuy nhiên điều đó lại gây ra những hậu quả đáng tiếc cho thế hệ trẻ khi
có tới hơn 87% trường hợp phải nạo buồng tử cung sau khi phá thai do rau không
bong, sót rau, sót màng… Việc can thiệp nạo buồng tử cung có nguy cơ gây sang
chấn đường sinh dục, gây đau và nguy cơ viêm nhiễm có thể dẫn tới vô sinh thứ
phát,” bác sỹ Vân phân tích.
Các chuyên gia cho rằng thực tế này phản ánh tình trạng nhiều bạn trẻ thiếu
kiến thức cơ bản về tình dục, sức khỏe sinh sản dẫn đến những hệ lụy khôn lường
về tâm lý, thể chất và dẫn đến nguy cơ vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt: Số ít các bệnh nhân có vòng kinh không đều, thời gian
kinh kỳ kéo dài. Đa phần bệnh nhân sau khi phẫu thuật hay xuất hiện lượng kinh
nhiều Nhiễm trùng do vi khuẩn: Nếu như các thiết bị không được khử trùng triệt
để, hoặc bản thân bệnh nhân không chú ý đến quá trình vệ sinh rất dễ dẫn đến
nhiễm trùng tử cung, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận như: Vòi trứng,
nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng thai ngoài tử cung hoặc vô sinh Sót thai:
Nếu như quá trình làm phẫu thuật không triệt để, để lại tổ chức mô của thai nhi

trong tử cung ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung lâu ngày dẫn đên xuất huyết tử
cung, viêm nội mạc tử cung sau phẫu thuật… Trong trường hợp như vậy, tốt nhất
14


phải làm phẫu thuật một lần nữa để giải quyết hết phần còn sót của thai. Hình dạng
và vị trí của từ cung bất thường rất dễ tạo thành những biến chứng về sau. Tổn
thương cổ tử cung: Trong nạo hút thai thông thường, nếu không cẩn thận, quá trình
mở miệng cổ tử cung quá nhanh, đều có khả năng làm tổn thương cổ tử cung – một
trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc sẩy thai sau này nhất là với bạn gái lần
đầu tiên mang bầu Dính nội mạc hoặc dính buồng tử cung: Việc nạo hút thai thông
thường nếu như gặp phải các bác sỹ tay nghề non, thường gây tổn thương đến nội
mạc hoặc cổ tử cung dẫn đến dính nội mạc ảnh hưởng đến chu kỷ kinh nguyệt gây
rối loạn, lượng kinh nhiều, nghiêm trọng có thể gây vô sinh.

4. Cái nhìn của xã hội.
4.1 Đối với người trong cuộc.
Hiện nay, nhiều sinh viên ủng hộ việc sống thử với lí do sống thử là biểu
hiện của tình yêu vì nó đem lại lợi ích cả về mặt sinh lí và tình cảm, sự chia sẻ về
vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai người. Đồng thời, sống thử không bị ràng
buộc về mặt pháp luật.
4.2 Quan điểm của người ngoài cuộc.
Phần lớn các bậc phụ huynh đều không đồng tình với lối sống thử vì: họ cho
rằng bát nước hất xuống đất rồi thì không thể múc lại cho đầy được nữa.
Người Việt Nam với lối sống truyền thống hầu hết đã không ủng hộ với việc
sống thử.
4.3 Ý kiến của các chuyên gia.
Các chuyên gia điều nhìn nhận sống thử là vấn đề tế nhị, nhiều người ngại
đề cập. Là vấn đề phức tạp đối với người đang chấp nhận lối sống này và phức tạp
đối với xã hội.

Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh
Khiếu cho rằng không nên dùng từ sống thử mà phải là sống chung trước hôn nhân
đó là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại,
không cưỡng lại được. Ở phương Tây việc sống thử là vấn đề bình thường, đấy
không phải là “sống thử” mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải
chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là điều thật.
15


Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng hiện tượng sống thử mang trong
mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực. Tiêu cực ở chỗ sống thử làm cho con
người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu- món
quà thượng đế ban tặng, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Bà Thái nhấn
mạnh “tiện ích do việc sống thử mang lại không thể bù đắp những tổn thất mà nó
gây ra”.

5. Biện pháp hạn chế việc “sống thử”.
Hãy vẽ đường hươu chạy chứ đừng để hươu chạy lung tung!


Xã hội:

Đưa giáo dục giới tính vào trường học một cách cụ thể và cởi mở hơn. Phải
giáo dục từ sớm, ngày từ bậc mẫu giáo với những chương trình phù hợp.
Thường xuyên tổ chức những buổi giáo giục giới tính và sức khỏe sinh sản
vị thành niên, trang bị cho HS-SV kiến thức về tình yêu, tình dục, tình dục an toàn
và phương pháp phòng tránh thai.
Giúp các em nắm bắt được ý thức trách nhiệm, sự chín chắn trong quyết
định, cách nuôi dưỡng hạnh phúc trọn vẹn, tránh sống vội sống gấp.


Thầy cô và cha mẹ đừng làm ngơ hoặc phớt lờ câu hỏi giới tính của trẻ, hãy
trang bị cho con cái mình kiến thức về tình yêu tình dục một cách chuẩn mực đúng
đắn nhất, đừng để trẻ tò mò giữa hàng ngàn câu hỏi rồi mò mầm lạc bước vào
những thông tin tràn lan trên mạng, wed đen, wed sex ..

16




Gia đình:

Cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến đời sống và tình cảm của con đặc biệt khi
con học xa gia đình. Hãy chia sẻ với con cái những vấn đề trong cuộc sống mà cha
mẹ cảm thấy cần thiết cho con. Hãy là chỗ dựa và là tấm gương gia đình vững chắc
và lành mạnh để con cái có thể dựa vào và học hỏi.
Tránh áp lực kinh tế đè nặng cuộc sống SV để các em nghĩ đến việc sống
chung để tiết kiệm. Với những bạn trẻ lầm lỡ mang thai ngoài ý muốn, thay vì
ruồng bỏ, la mắng, gia đình hãy là chỗ dựa cho các bạn, động viên và tìm hướng
giải quyết. Tránh để các em từ tìm đến những cơ sở nạo phá thai chui tự giải quyết.

17




Bản thân:

Cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn nhân gia đình.
Các bạn gái phải biết bảo vệ cái quý giá nhất của mình, đừng vì những lời ngon

ngọt của bạn trai mà bỏ qua những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam.
“Sống thử” nếu dính bầu thì đơn giản là đi phá thôi sao?”. Đừng chỉ vì một giây
phút nông nỗi mà phải ân hận cả đời khi mất luôn thiên chức làm mẹ.
Nên tham gia các hoạt động Đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu
học hỏi và quyết tâm nói “KHÔNG” với “sống thử”.

Hậu quả sống thử:
Quá mạo hiểm đối với bạn nữ!
Bởi vì trong thời gian sống thử, các bạn bị chi phối bởi nhiều việc như chuyện học
hành, việc vặt trong gia đình “sống thử” như đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, quét
18


dọn. Kinh phí cho những việc vặt đó sẽ làm các bạn phải đau đầu, đôi khi chuyện
“đào mỏ” của bạn trai với bạn là việc không tránh khỏi.
"Đeo ba lô ngược" và những nỗi đau đầu đời- một hậu quả mà rất nhiều bạn trẻ gặp
phải đó chính là có thai và chịu những nỗi đau về thể xác. “sống thử” bạn phải
dùng các biện pháp tránh thai vì không thể sinh con, lúc quan hệ cũng chẳng thể
tìm hiểu nhiều về sức khỏe giới tính. Việc phòng tránh hòan toàn là do các bạn nữ
vì vậy hậu quả sẽ do các bạn nữ gánh chịu, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
sau này của các bạn. việc thiếu kiến thức về tình dục an toàn và phóng tránh thai
trầm trọng nên tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn ko ngừng tang cao, các cơ sở nạo phá
thai chui là nơi các bạn hay tìm tới và cũng là nơi tang cao rủi ro mất khả năng làm
mẹ thậm chí tính mạng của các bạn nữ.
“Sống thử” làm cho hai người biết quá rõ về nhau, nhàm chán và đơn điệu, chưa kể
đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”, những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày là điều
không thể tránh khỏi Khi các bạn chưa thực sự là của nhau thì việc chia tay là
hoàn toàn có thể xảy ra.. chuyện “sống thử” mà dẫn đến kết thúc tốt đẹp rất mong
manh, chỉ là hy hữu. Cuộc sống tương lai với người mới khó lòng hạnh phúc bởi
vết dơ trong quá khứ. Mất lòng tin thậm chí xem thường chỉ trích lẫn nhau.

Vấp phải sự phản đối của gia đình và ánh mắt soi mói dèm pha của dư luận, bạn
bè, trường học…
Một khi “sống thử” tan vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã đành, bạn nam cũng không
phải không bị ảnh hưởng, mất mát về thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, mất mát nhiều
cơ hội trong cuộc sống… chia đều cho cả hai bên. Nhiều bạn gái gặp bế tắc sau khi
“sống thử” đã tự tử. Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam gia tăng rất nhanh và hiện là
một nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, đóng góp không nhỏ vào quốc nạn
này là việc “sống thử” của các bạn trẻ. Họ còn chưa đủ tiềm lực về kinh tế, nhận
thức về trách nhiệm và hậu quả còn nông cạn, thường cho rằng hiện đại là phải
“sống thử”. Vì thế, có thể khẳng định “sống thử” không thể là bước đệm cho một
cuộc hôn nhân bền vững.
Cuối cùng, 1 tình yêu 1 đời người bị đánh cược cuộc tình yêu vội sống gấp là 1 cái
giá quá đắt. Khi mà tình dục lấn át đi sự thuần khiết của tình yêu đích thực và lu
mờ đi giá trị thuần phong mĩ tục việt nam.

19


Sống thử hiện nay đang là một trào lưu thể hiện đẳng cấp của giới trẻ và
đó là một xu hướng tất yếu của cuộc sống hiện nay.
Cũng không thể kết luận được rằng nên hay không nên sống thử với nhau
vì mỗi người một hoàn cảnh và một thái độ suy nghĩ khác nhau, nếu suy
nghĩ theo lối tích cực thì sống chung với nhau không phải là chuyện xấu,
nhưng theo tuýp những người suy nghĩ tiêu cực thì không nên sống chung
với nhau, như thế chỉ làm cho cuộc sống trở nên nhàm chán và vô vị.

20




×