Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

tìm hiểu về lệ hỗi việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.44 KB, 40 trang )

Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài.
2.Mục đích nghiên cứu.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- phương pháp thị sát thưc địa: người viết tiến hành quan sát, thu thập và
ghi nhân lại thông tin về đối tượng nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
6. Dự kiến kết quả đạt được
7. Bố cục đề tài.
Đề tài bao gồm 3 chương :
- Chương 1: Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch.
- Chương 2: Thực trạng khai thác Hội Gióng.
- Chương 3: Định hướng phát triển Hội Gióng trong sự phát triển
du lịch.

1


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Chương 1
Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch.


1.1.1- Khái niệm lễ hội.
Lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính
cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong những chu kì về không
gian và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng
về sự kiện nhân vật được thờ cúng. Những hoạt động này nhằm để tỏ rõ những
uơcs vọng của con người, để vui chơi giải trí trong tình cộng đồng cao. Lễ hội là
những hoạt động, những sinh hoạt mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của
cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản la Lễ và Hội. Ngoài ra, trong
hoạt động lễ hội còn bao gồm một số thành tố khác như hệ thống các tục hèm,
các trò diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lãm và liên hoan văn hóa ẩm thực
v.v….Các thành tố này luôn có sự gắn kết mật thiết, tương hỗ lẫn nhau, sự tương
hỗ này luôn có một trục trung tâm là định hướng phát triển. Các thành tố của lễ
hội luôn vận hành quanh trục trung tâm đó để đạt được những mục tiêu nhất
định, những mục tiêu này nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng chứ không chỉ
phục vụ riêng của những người tổ chức hoạt động lễ hội. Từ đó để thấy rằng:
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn
dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân
vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa
của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội.
Khái niệm trên đã phản ánh bản chất và những nội dung của lễ hội truyền
thống Việt Nam. Trước hết, lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bởi
vì đây là hoạt động văn hóa của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức tiến
hành. Dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng phải do đông đảo
quần chúng nhân dân tiến hành. Chính họ là những người sáng tạo chân chính
những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu. Họ là chủ
2


Lễ hội Việt Nam


Ngô Thị Yến – QT 13

nhân, đồng thời là người đánh giá, thẩm nhận và hưởng thụ những thành quả
sáng tạo văn hóa ấy. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó
trong xã hội. Không có đông người tham dự không thành hội!, người ta nói đông
như hội chính là vậy.
Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất cứ
lễ hội nào cũng gắn với một địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hóa của một
địa phương đó. Về cơ bản, lễ hội truyền thống Việt Namm là những “lễ hội
làng” nhưng cũng có nhiều lễ hội do nội dung và tính chất của nó nên được diễn
ra trong một không gian rộng lớn hơn, có tính liên làng, liên vùng. Những hoạt
động lễ hội diễn ra không thường xuyên mà chỉ ở một vài thời điểm nhất định
vào mùa xuân hay mùa thu trong năm. Đây là thời điểm chuyển giao thời tiết,
cũng là thời điểm chuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời
điểm này người ta tổ chức hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau.
Trước hết, những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật
lịch sử hay huyền thoại đã diễn ra trong quá khứ. Đây chính là biieur hiện đạo lý
truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thể hiện cách ứng xử văn hóa
với thiên nhiên, thần thánh, con người, thông qua các hoạt động trong lễ hội. Đó
là những ứng xử của tập thể, của cộng đồng cư dân với cả hai đối tượng: siêu
hình( thần thánh) và hữu hình( con người). Nó cũng phản ánh mối quan hệ giao thoa
giữa siêu và thực, Giữa con người với con người trong những hoạt động và hoàn cảnh
cụ thể.
1.1.2- Cơ sở ra đời của lễ hội.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, lễ hội Việt Nam hình thành rất sớm, từ khi
chưa hình thành nhà nước, chưa có sự phaan chia giai cấp. Tuy vậy, có thể cho rằng, lễ
hội xuất hiện khi xã hội loài người đạt trình độ cao trong tổ chức đời sống xã hội.
Cũng như các mặt hoạt động khác của đời sống con người, lễ hội từng bước hình
thành, không ngừng biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội ở


3


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

từng giai đoạn khác nhau của lịch sử. Từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng lễ hội
được hình thành từ các cơ sở được coi là nguồn gốc sau:
- Do phong tục tập quán truyền thống của các địa phương truyền lại
Những phong tục tập quán được truyền lại từ bao đời, chung đúc qua bao
thế hệ và được truyền lại cho các thế hệ kế tiếp, luôn thể hiện một phần đạo lý “
uống nước nhớ nguồn-ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đây là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến các lễ hội truyền thống Việt Nam.Trong dân gian có câu: “Trống làng
nào làng ấy đánh- Thánh làng nào làng ấy thờ”điều này vừa phản ánh, thể hiện
yếu tố bản địa, mang tính địa phương, vừa tạo ra sự phong phú đa dạng của bức
tranh văn hóa dân tộc. Những lễ hội dân gian diễn ra ở các làng xã thường gắn
với kỷ niệm ngày sinh, ngày hóa của Thần Thành Hoàng làng –vị thần bản mệnh
của địa phương. Cho nên, lệ làng- phép nước đã góp phone hình thành các lễ hội
truyền thống. Lễ hội bắt nguồn từ trong cuộc sống lao động sản xuất và chiến
đấu của người dân, đồng thời thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống tôn
giáo tín ngưỡng của một bộ phận dân cư trên một địa bàn cụ thể.
Phong tục tập quán của mỗi vùng, miền là yếu tố quyết định việc tồn tại
và phát triển các lễ hội truyền thống ở địa phương. Nó phản ánh và thể hiện nét
đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc của các địa phương vùng miền trong một
lãnh thổ quốc gia thống nhất.
Chính điều đó thể hiện văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa “thống nhất
trong đa dạng” nó được hình thành bởi sự góp mặt của văn hóa 54 dân tộc anh
em. Những phong tục tập quán của các địa phương, dân tộc vô cùng phong phú,
đa dạng, mang sắc thái riêng tạo nên nét bản sắc của văn hóa. Có thể nói lễ hội

ra đời trong lịch sử, tồn tại và vận hành cùng lịch sử, góp phần hình thành truyền
thống, hình thành những thuần phong mỹ tục, tập quán, lối sống, nếp sống ở các
địa bàn dân cư.
- Do quy định của thể chế chính trị- xã hội đương thời

4


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Là một hoạt động văn hóa, lễ hội ra đời, tồn tại và phát triển trong môi
trường xã hội nhất định. Trong từng thời điểm của lịch sử, môi trường xã hội
nào cũng gắn với thể chế cính trị cầm quyền của giai đoạn đó. Do lễ hội là hoạt
động văn hóa cóa tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nên
các chính thể cầm quyền đều sử dụng nó như là một “ công cụ văn hóa đa năng”
để phục vụ những mục đích quản lý, duy trì và điều hành hoạt động của đất
nước, xã hội. Vì thế, hoạt động lễ hội diễn ra trước hết phục vụ cho mục đích
trên của chính thể cầm quyền. Bên cạnh những lễ hội dân gian truyền thống,
nhiều lễ hội được tổ chức nhằm chào mừng các sự kiện chính trị- quân sự -văn
hóa xã hội nổi bật của từng giai đoạn, như các lễ hội chào mừng sự kiện lịch sử,
đón nhận danh hiệu thi đua, lễ hội kỉ niệm, đánh dấu các mốc thời gian ra đời,
các thành tựu đạt được của các cá nhân, tập thể của một cơ quan, đơn vị v.v…
- Do các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đặt ra.
Là một thành tố văn hóa có chứa dựng các nội dung và yếu tố văn hóa, kinh
tế nên lễ hội được chính thể cầm quyền sử dụng, khai thác như là một tác động
bổ trợ góp phần điều tiết và thúc đẩy xã hội theo những mục tiêu, định hướng
phát triển của từng thời kì, giai đoạn khác nhau. Căn cứ vào tình hình xã hội, đất
nước, từ thực trạng các ngành kinh tế, nhu cầu xã hội, cuộc sống đặt ra các cuộc

triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật như các hội chợ hàng
Việt Nam chất lượng cao, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, các liên hoan du
lịch lang nghề truyền thống của các địa phương v.v….Mỗi một giai đoạn có một
mục tiêu phát triển khác nhau, từ đó lễ hội cũng được khai thác thông qua các
hình thức mang tính đặc thù để phát huy thế mạnh vốn có của loại hình văn hóaxã hội này.
- Do nhu cầu vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Nhu cầu vui chơi giải trí luôn đặt ra với con người mỗi khi có thời gian
nhàn rỗi như sau thời kì lao động sản xuất coa liên quan đến mùa vụ, hoặc các
nghề sản xuất khác. Người dân sau một thời gian sản xuất mệt nhọc, vất vả,

5


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

căng thẳng muốn nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, bù đắp năng lượng thiếu hụt đều
có mong muốn và nhu cầu bổ sung nguồn năng lượng tiên hao, thiếu hụt thông
qua việc tham gia các lễ hội. Ở đó họ được bù đắp, khám phá những điều mới
mẻ, hấp dẫn khác của đời sống văn hóa mà họ chưa có. Nhu cầu này thường
xuyên, liên tục đối với mỗi con người như một tất yếu để giải tỏa những ức chế,
mệt mỏi trong cuộc sống, thu nạp năng lượng để bước vào cuộc sống mới. Quá
trình này chính là quá trình “tích nạp năng lượng”, là sự bổ sung điều chỉnh để
tự hoàn thiện mình trong những điều kiện, hoàn cảnh mới.
1.1.3- Tính chất và đặc điểm của lễ hội.
Là một hoạt động văn hóa xã hội mang tính tổng thể, leex hội vừa biểu
hiện tính đặc trưng vừa mang tính khái quát, nó phản ánh cơ sở ra đời và tồn tại
trong những điều kiện khác nhau của đời sống xã hội. Đặc trưng của lễ hội được
biểu hiện ở nhiều tính chất khác nhau, trước hết là:

- Tính thời gian: tuân theo quy luật và bất quy luật.
Bất cứ lễ hội nào cũng phải tồn tại trong thời gian và không gian của nó,
không có lễ hội phi thời gian, không gian. Những lễ hội cổ truyền Việt Nam
thông thường là lễ hộ thường niên, diễn ra đều đặn hàng năm: xuân thu nhị kì,
theo mùa vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Nghi thức thờ cúng tổ tiên,
thần thánh cũng theo những chu kì thời gian nhất định, thường là một năm vào
ngày giỗ tổ nghề- tổ sư, ngày sinh ngày hóa của các nhân vật đã được thời gian
và nhân dân “ thần hóa”. Xu hướng “hóa thần”, “hóa thánh” là một xu hướng
phổ biến đã và đang diễn ra không ngừng trong suốt chiều dài lịch sử. Hiện
tượng đó xẩy ra với những đối tượng vốn khi ra đời theo quan niệm dân gian: “
Gái tháng hai- Trai tháng tám”, nhân dân cho đó là những dịp có lợi cho sự ra
đời và phát triển của con người ta, là dịp thuận lợi để sinh các anh hùng hào kiệt
cũng bởi vậy mà lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân.

6


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Một số lễ hội diễn ra theo định kì có thể 3 hoặc 5 năm cũng co khi dài
hơn, ví như: Hội hát chèo ở Đan Phượng- Hà Tây, hội hát Dô ở 2 xã Tuyết
Nghĩa và Liệp Tuyết- Quốc Oai- Hà Tây, v.v…
Với những lễ hội hiện đại có từ sau năm 1945 thường diễn ra trọng thể
vào những năm mà số chỉ năm đó có đuôi thường là số 5 hoặc số 0.Ví dụ năm
2005, 2010…những kỉ niệm tròn trăm năm,chục năm của các sự kiện chính trị,
văn hóa của xã hội, đất nước.
Lễ hội truyển thống Việt nam thường là cái mốc mở đầu- kết thúc và tái
sinh của một chu trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, do vậy người

ta còn gọi đó là “ hội mùa”, “hội mùa của làng/ở làng” nó được thể hiện trên
nhiều mặt:
+ Lễ hội thường diễn ra vào hai dịp: Mở đầu mùa vụ sản xuất nông, lâm,
ngư nghịêp và các hình thức canh tác lao động sản xuất khác. Kết thúc mùa
màng, người ta cũng tổ chức lễ hội để tạ ơn thần thánh, cầu mùa sau cho được
thơn mùa trước.
Trong lễ hội, người dân dùng những lễ vật là sản phẩm của mùa màng trên
cánh đồng, ruộng vườn của họ hoặc những sản phẩm do nghề nghiệp của họ tạo ra để
cúng Thánh- Thần.
+ Bám chặt đồng bằng, đô thị - Tiến về phương nam!
Đặc trưng đó được biểu hiện trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử. Đó
là việc người dân đã trải qua hai hình thức canh tác truyền thống cơ bản, đó là việc
chuyển từ hình thức canh tác “ Đao canh hỏa chủng” đốt nương làm rẫy canh tác “
Đao canh thủy nậu” –cấy trồng lúa nước. Nhìn vào tiến trình vận động của lịch sử có
thể thấy con người dù ở đâu, với vị thế nào cũng luôn có thái độ hành động và thái độ
ứng xử khoa học với thiên nhiên, thần thánh và con người.
Tuy nhiên, trong đời sống văn hóa cộng đồng đôi khi có một số lễ hội
diễn ra không theo quy luật nào cả. Đó là các lễ hội được tổ chức gắn với đời
sống chính trị xã hội của đất nước

7


Lễ hội Việt Nam


Ngô Thị Yến – QT 13

Trong xã hội phong kiến, ngoài những lễ hội dân gian lễ hội thường


được tổ chức nhân dịp các sự kiện đặc biệt


Mỗi khi có một sự kiện quân sự, chính trị trọng đại, nhà nước phong

kiến thường tiến hành các lễ hội mừng chiến thắng ở kinh đô và các địa phương


Vào thời kì hiện đại, trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các

sự kiện quân sự, chính trị nổi bật xảy ra mà vai trò tác động của nó có ảnh
hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến đời sống xã hội đều được nhân dân các địa phương
và cả nước mở hội chào mừng: lễ mừng quốc khánh 2-9, mừng chiến thắng
30/4, v.v…
- Tính địa phương/ địa điểm của các lễ hội( tính không gian của lễ hội.
Lễ hội bao giờ cũng gắn với một địa điểm, một địa phương nhất định, do
người dân ở khu vực đó tổ chức và trước hết dành cho nhân dân địa phương
thẩm nhận và hưởng thụ những giá trị và lợi ích do lễ hội đem lại, sau đó mới
dành cho du khách gần xa.
Chủ nhân chủa lễ hội chính là nhân dân, họ là người sáng tạo, nuôi dưỡng
và tổ chức lễ hội. Không có nhân dân lễ hội không có cơ sở ra đời và tồn tại.
Mỗi lễ hội đều gắn với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cư dân nơi đó. Ra
đời, tồn tại và phát triển trong nhân dân, do vậy lễ hội bao giờ cũng mang bản
sắc văn hóa dân tộc, vùng miền đặc sắc.
Mỗi một địa phương có một lệ tục riêng, những lệ tục này chính là một
phần của kho tàng bản sắc văn hóa truyền thống. Thông qua việc tìm hiểu lệ tục
sẽ làm sáng rõ một phần lịch sử của địa phương trong tiến trình lịch sử. Ở mỗi
địa phương, không gian trung tâm của lễ hội truyền thống thường gắn với các
công trình di tích lịch sử văn hóa của nơi đó. Đó là không gian thiêng thường
diễn ra ở trong khuôn viên những đình- đền- chùa- miếu- từ đường- lăng tẩm

v.v…Trong đó, hầu hết các lễ hội làng đều diễn ra ở đình làng. Đây là một trong
những công trình công cộng quan trọng nhất ở làng xã, nơi được coi là trung tâm
hành chính- một “tiểu triều đình” nơi thôn dã đồng thời là trung tâm tôn giáo tin

8


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

ngưỡng, nơi thờ thần thành hoàng làng, người cha tinh thần, vị thần bản mệnh
của làng xã dưới thời phong kiến. Ngôi đình còn là trung tâm văn hóa xã hội,
trung tâm văn hóa ẩm thực ở nông thôn làng xã Việt Nam trước Cách mạng
tháng tám. Hệ thông di tích là những địa điểm mở hội, địa điểm đó thường được
diễn ra ở các vị trí sau đây:
+ Nơi trước đây đã diễn ra một hay nhiều sự kiện lịch sử mà hệ quả của
nó tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của của cư dân địa phương
hay của cả quốc gia, dân tộc.
+ Nơi thờ tự các nhân vật lịch sử hay huyền thoại mà các nhân vật lịch sử
này có vai trò ảnh hưởng to lớn trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của địa
phương hay toàn xã hội. Không những thế, những nhân vật đó còn có ảnh hưởng
đến đời sống văn hóa tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân.
Họ trở thành những “anh hùng dân tộc”, “anh hùng văn hóa” trong đời sống
nhân dân, được nhân dân biết ơn, thờ phụng.
+ Còn những lễ hội hiên đại thường diễn ra ở các thành phố lớn, các trung
tâm đô thị, trung tâm hành chính,chính trị văn hóa xã hội của các địa phương và
đặc biệt thường diễn ra với quy mô lớn, hoành tráng, ở thủ đô Hà Nội.
- Tính hình thức đối ứng của lễ hội.
Là một hoạt động ra đời từ trong cuộc sống sinh hoạt của người dân, lễ hội

trở thành một hoạt động văn hóa tổng hợp mang tính khái quát cao của con
người. Lễ hội là một hoạt động văn hóa mang tính tập thể, thể hiện mối quan hệ
giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cộng đồng này với cộng
đồng khác. Nhưng trước hết, hoạt động lễ hội thể hiện mối quan hệ ứng xử giữa
con người với các thế lực siêu nhiên, đó là các thần thánh. Đây là các đối tượng
thờ cúng phổ biến ở tất cả các địa phương, khu vực. Lễ hội còn là sự mối quan
hệ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở nơi họ
sinh sống.

9


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Tính đối ứng của lễ hội còn thể hiện qua các hoạt động diễn xướng dân
gian diễn ra trong lễ hội. Diễn xướng dân gian là các hình thái sinh hoạt văn
nghệ của nhân dân, do chính họ sáng tạo nên, không bị ảnh hưởng và chi phối
của các triều đình phong kiến trong lịch sử hay sự chỉ đạo của nhà nước và các
đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hiên nay.
- Những tính chất mang nội dung của xã hội.
Lễ hội trước hết mang tính tưởng niệm các bậc tiền nhân: tưởng niệm về
những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lịch sử, những người có công với
dân với nước. Với người dân ở các làng xã, nông thôn Việt Nam, vị thần cơ bản
được nhân dân thờ phụng là thần Thành Hoàng làng, đây được coi la vị thần bản
mệnh của làng xã. Nội dung của bất kì lễ hội truyền thống nào cũng mang tính
cộng đồng cao, trong đó chứa cả cộng cảm và cộng mệnh.( Cộng cảm là thể hiện
có chung thái độ, tình cảm của các cá nhân và cả tập thể trong ứng xử văn hóa
với tự nhiên, thần thánh và con người. Cộng mệnh là sự thờ phụng, mong ước và

đón nhận ân điển của thánh thần ban cho các cá nhân và tập thể của cả cộng
đồng ấy. Tính cộng đồng của lễ hội còn được gọi là tính quần thể,thể hiện ở số
rất đông người tham dự các hoạt động của lễ hội với đầy đủ các tầng lớp người
trong xã hội ở tai địa phương đó và từ các địa phương khác tới tham dự lễ hội.
Có thể khẳng định: không có tính cộng đồng – quần thể, không trở thành và
không tạo nên lễ hội.
Trong xã hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu
sắc, dù là người tổ chức hay là người tham dự lễ hội hoặc cương vị nào khác
cũng đều bình đẳng trước thánh thần và bình đẳng với nhau trong tư cách người
tham gia, người chủ chịu trách nhiệm với chính mình trước những hoạt động của
xã hội hay các hoạt động tâm linh của mình. Xét dưới góc độ này, lễ hội truyền
thống Việt Nam vừa có tính chất giải trí vừa có tính chất tín ngưỡng, nó thể hiện
hai mối quan hệ đối ứng của con người: mối quan hệ với người và mối quan hệ
với thần. Dung lượng giải trí nhiều hay ít là tùy thuộc vào tính chất của từng lễ

10


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

hội, tùy thuộc vào tính chất của nhân vật hay sự kiện thờ cúng. Ngoài ra chúng
còn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của từng địa phương về mọi mặt ở vào
thời điểm trước va trong khi mở hội.
Trong lễ hội, những hoạt động diễn ra bao giờ cũng thể hiện tính tập trung
triệt để và phổ quát rộng rãi. Đến với lễ hội, con người không chỉ có ước vọng
giao cảm, giao hòa với siêu nhiên-tự nhiên mà hơn hết họ muốn gaio hòa và hội
nhập với đồng loại. Sự giao lưu đó vừa mang tính tập trung, vừa mang tính lan
tỏa. Các hoạt động trong lễ hội thể hiện tính duy lí chặt chẽ, duy tình nhân bản

và duy linh sâu sắc. Người Việt Nam vốn có lòng nhân ái, bao dung với cả kẻ
thù của mình. Điều đó thể hiện rõ qua việc thờ cúng của nhân dân tại các di tích
và lễ hội giỗ trận Đống Đa ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch kỉ niệm chiến
thắng mùa xuân năm kỉ dậu 1789 của quân dân ta với quân Thanh, đồng thời giỗ
trận cho những kẻ xâm lược bỏ mình nơi chiến trận.
Lễ hội truyền thống là một giá trị văn hóa lớn trong đời sống truyền thống
và hiên đại của dân tộc. Đương nhiên trong đó luôn chứa đựng những giá trị văn
hóa tiêu biểu và là một hiện tượng mang tính trội. Lễ hhoij trước hết mang tính
tự quản, đồng thời thể hiện tinh thần tự chủ, nội dung nhân bản… đó chính là
những giá trị vân hóa mà bất kì lễ hội nào cũng đều hàm chứa. Trong các lễ hội,
mọi hoạt động dù diễn ra với quy mô thế nào đều thể hiện tính hoành tráng: Đây
cũng là đặc điểm nổi bật của lễ hội truyền thống Việt Nam, bởi lễ hội là một
hoạt động văn hóa tập thể, phản ánh tâm sức, tài nghệ của cả cộng đồng người,
phục vụ cho mọi người. Do vậy nó luôn diễn ra trong mottj không gian và thời
gian lớn hơn thường nhật của địa phương đó. Tính hoành tráng thể hiện qua quy
mô, trình tự của các hoạt động trong lễ hội như các buổi tế, lễ, rước, các hoạt
động văn hóa diễn ra trong thời gian và không gian lễ hội. Một trong những mục
đích của lễ hội là biểu dương và tôn vinh, do vậy tính hoành tráng của lễ hội
chính là nhằm mục đích biểu dương và tôn vinh ấy.

11


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Bên cạnh những tính chất thể hiện nội dung kể trên, lễ hội còn thể hiện tính
biểu dương và hiệu triệu quần chúng nhân dân. Đây chính là hệ quả của các nội
dung kể trên, lễ hội chính là dịp thể hiện sức mạnh cộng đồng trên đầy đủ các

bình diện. Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội đều thể hiện tính cố kết cộng đồng,
mang tính biểu trưng nhằm biểu dương, kêu gọi, tập hợp quần chúng nhân dân
trong một “ vòng tay lớn”, bày tỏ và thể hiện tình nhân ái, bao dung qua những
câu tục ngữ, ca dao, dân ca hình thành và lưu truyền trong đời sống nhân dân:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Nhìn chung, nội dung và bản chất của các lễ hội truyền thống Việt Nam
đều thể hiện mục đích hướng thiện- cầu an.
1.1.4. Những thành tố cơ bản của lễ hội.
Lễ hội truyền thống Việt Nam khá phong phú về nội dung và ngoại hình,
bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, đó thực sự là những hoạt động văn hóa
tổng hợp mang nội dung và sắc thái cộng đồng sâu sắc. Theo cách nhìn truyền
thống, người ta thường chia lễ hội ra thành hai thành tố cơ bản là lễ và hội. Tuy
nhiên, ngoài hai hình thức cơ bản, tổng hợp trên lễ hội còn diễn ra dưới nhiều
hình thức hoạt động với nội dung phong phú khác. Những hình thức này phụ
thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên, điều kiện, trình độ lao động sản xuất và
thành tựu đạt được trên mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói, trong lễ hội
truyền thống có sự tham gia của nhiều thành tố, nhiều hình thức hoạt động cùng
diễn ra trong pham vi thời gian và không gian lễ hội. Sự thành công của lễ hội
truyền thống khiến cho nó tồn tại suốt trong tiến trình lịch sử suốt bởi nó nhiều
sắc thái văn hóa thông qua những hoạt động của con người trên các lĩnh vực
khác nhau. Nếu gộp lại thì chúng nằm trong 2 thành tố cơ bản là lễ và hội,
nhưng nếu tách riêng các hoạt động đó thì lại bao gồm nhiều thành tố nhỏ nằm
trong đó mà mỗi thành tố lại có những nội dung và sắc thái riêng.

12


Lễ hội Việt Nam


Ngô Thị Yến – QT 13

Nhìn chung, để hình thành nên một lễ hội truyền thống ta cần những
thanh tố sau:
- Nghi thức, nghi lễ thờ cúng.
Nghi lễ là để biểu thị thái độ thành kính, trân trọng, tôn vinh. Hệ thống tín
điều trong nghi lễ mang tính tưởng niệm và có tính giáo dục sâu sắc. Nghi lễ là
sự “xin xỏ đối với thần linh” của con người, biểu hiện mối quan hệ giữa con
người với vũ trụ, là cách ứng xử của con người với thiên nhiên, thần thánh và xã
hội thông qua hệ thống biêut tượng. Nghi lễ là những nghi thức, cách thức mà
con người dùng để dâng đồ cúng lên thần linh nhằm “hữu thể hóa”, “hiện thực
hóa” cái thiêng vốn vô hình từ đó tạo ra sự giao thoa và giao lưu: Người- Thần,
Đời- Đạo…, tạo ra sự cộng cảm, cộng mệnh trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Nghi lễ bao gồm: + Lễ vật dâng cúng.
+ Đồ tế tự.
+ Nhạc khí khi hành lễ.
+ Ngôn ngữ, văn tự.
+ Động tác, tư thế.
- Trò chơi dân gian.
Đây là một phần đặc biệ quan trọng, không thể thiếu của các lễ hội dân gian
truyền thống, là kho tàng văn hóa dân gian lưu trữ và phản ánh nét văn hóa đặc
sắc của địa phương, dân tộc, thể hiện một phần hình ảnh của quê hương đất
nước. Hệ thống trò chơi dân gian vô cùng phong phú về số lượng và loại hình.
Căn cứ vào nội dung và hình thức thể hiện, có thể xếp chúng vào những loại
hình sau đây:
+ Trò chơi luyến ái.
+ Trò chơi chiến trận.
+ Trò chơi giải trí.
+ Trò chơi trí tuệ.
+ Trò chơi thi tài.


13


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

+ Trò chơi phong tục.
+ Trò chơi nghề nghiệp.
Trò chơi dân gian thể hiện cách ứng xử và các mối quan hệ giữa cá nhân
với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa cộng đồng này với cộng đồng
khác. Là dịp người dân được sống với sự hồn nhiên trong sáng vui tươi, nhân
bản chất củ mình và cả cộng đồng. Có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích,
cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi. Nếu như trò chơi của người
lớn thường diễn ra trong các dịp mùa xuân mùa thu thì ở trẻ em, trò chơi có thể
diễn ra quanh năm và có thể chơi ở bất cứ nơi nào. Trò chơi trẻ em thường kèm
theo những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo.
- Trò diễn dân gian.
Trò diễn dân gian được biểu hiện bằng nhiều hình thức, nhiều loại hình
trong các lễ hội nhằm diễn lại các sự tích có liên quan tới các nhân vật, sự kiện
mà lễ hội tưởng niệm. Đây là một phần của kho tàng văn hóa dân gian vô cùng
đặc sắc phong phú, đó chính là tri thức dân gian trên một số lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nó có thể bao gồm việc biểu diến các loại hình văn hóa nghệ thuật
của địa phương như các làn điêu dân ca, dân vũ cùng các phong tục tập quán, lối
sống và nếp sống, thái độ và phương thức ứng xử với tự nhiên và thần thánh của
cư dân địa phương.
Tục hèm.
Hèm là một sự kiện quan trọng đáng chú ý trong các lễ hội dân gian ở các
miền quê khác nhau. Đó là trong các cuộc hành lễ như dịp vào đám, có một tục

lệ nhắc tới các điểm nổi bật trong cuộc đời vị thành hoàng. Người ta tổ chức
một cuộc đánh vật ở làng mà thành hoàng là một vị thần linh chiến, một cuộc
dânhs cắp nếu thành hoàng là một kể trộm….Tục lệ này người Việt Nam gọi là
hèm và thường được giữ bí mật đối với người ngoài địa phương. Đó là một
trong các nét chính của các viện thờ cúng ở trong làng, bỏ qua tục lệ này là
phạm đến sự phồn vinh của làng. Nghi lễ này thường được tổ chức vào ban đêm

14


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

khi nó diễn lại một sự việc không đáng kính theo quan niêm thông thường và tổ
chức vào ban ngày khi nó nhắc lại một việc làm đạo đức hay một hành động
dũng cảm. Lễ hèm thường được cúng bằng các lễ vật cùng các phương tiện và
đồ dùng về nghi lễ đôi khi rất bất ngờ chỉ dùng trong kì lễ hội.
- Văn hóa ẩm thực.
Lễ hội là dịp người ta đưa ra các món ăn đặc sản của từng vùng miền có khi
đó là đặc sản dùng để tế lễ thần linh, sau đó cho con người thưởng thức.
Mỗi dịp lễ hội còn để các địa phương tổ chức thi nấu cỗ, thi tài nấu ăn, chế
biến đồ ăn thức uống truyền thống, tìm ra những món ngon vật lạ, những bàn tay
vàng trong nấu ăn, bày cỗ của nhân dân địa phương và du khách đến dự hội.
Đây là dịp mọi người trổ tài khéo léo và tinh xảo trong các cuộc thi nấu cơm…
những lễ vật được giải nhất mang lên cúng thần. Đó là hn]ngx hoạt động nhằm
huy động nhân tài vật lực để tìm ra, sáng tạo nên những giá trị đặc sắc từ trong
đời sông thường nhật, góp phone cổ súy cho khát vộng vươn tới đỉnh cao, đạt
đến những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống. Hoạt động này trong lễ hội còn
là dịp nâng cao dân trí và thẩm nhận các giá trị văn hóa thông qua hoạt động ẩm

thực lễ hội.
- Hội chợ triển lãm.
Hội chợ là dịp để trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống, là
dịp để quảng cáo, tiếp thị, chào bán, ky kết các hợp đồng kinh tế. Đây là hoạt
đông kinh tế nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ người đi lễ hội. Tổ
chức kí kết hợp đồng kinh tế giữa các cá nhân hoặc tập thể với nhau. Hội chợ
trong lễ hội truyền thống là dịp duy nhất để phá bỏ tình trạng tự cấp- tự túc trong
các cộng đồng dân cư ở làng xã dưới thời phong kiến.
1.1.5 Vai trò của lễ hội dân gian truyền thống trong thời điểm hiện tại.
1.1.5.1. Bảo lưu truyền thống lịch sử.

15


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Lễ hội truyền thống phản ánh các sự kiện quân sự, chính trị đặc biệt
quan trọng, những sự kiện có tác động, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của
xã hội và đất nước. Lễ hội chính là sự đánh giấu lịch sử thông qua nội dung của
nó, mỗi nội dung lại được thể hiện, cụ thể hóa bằng các hình thức tương ứng
khác nhau. Ví dụ như lễ hội giỗ trận Đống Đa( mồng 5 tháng giêng âm lịch): kỉ
niệm quân tây sơn dưới sự chỉ huy củ Quang Trung đại phá quân Thanh. Lễ hội
kiêm giỗ trận này vừa phản ánh sự kiện lịch sử vang dội mùa xuân năm kỉ dậu
(1789) với chiến thắng Đống Đa lẫy lừng của quân và dân ta do người anh hùng
áo vải Quang Trung lãnh đạo. Đồng thời đây cũng là thể hiện đạo lý nhân bản,
nhân ái, nhân hậu của người Việt Nam: độ lượng, khoan dung, tha thứ cho kẻ
thù của mình khi chúng đã thất bại. Đồng thời cũng thể hiện đạo lý “thương
người như thể thương thân” của người Việt.

Thông qua những hoạt động diễn ra tronng lễ hội, hình ảnh về
những anh hùng, những danh nhân của đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội trong lịch sử được tái hiện lại. Thông qua những câu chuyện lưu truyền
trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác từ đời này sang đời khác hoặc qua
ghi chép của sử sách. Tất cả những nhân vật, sự kiện lịch sử đó đã đi vào tâm
thức của các tầng lớp nhân dân, được mọi người trân trọng, tôn vinh, lưu giữ và
truyền trao cho các thế hệ kế tiếp. Dù ít nhiều được khoác cho “chiếc áo hiện
thực” nhãn quan thời đại, nhưng hình tượng các nhân vật, sự kiện lịch sử về cơ
bản vẫn được lưu giữ, bảo lưc những yếu tố nguyên gốc và luôn dược bổ sung
bãng những sáng tạo văn học nghệ thuật của quần chúng trong tiến trình lịch sử
dài lâu. Hình tượng các nhân vật lịch sử đó vừa có tính bất biến vừa mang tính
khả biến với mức độ nhiều hay ít, dày hay mỏng là do nội dung, tính chất của sự
kiện lịch sử, nhân vật đó có tác động, ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình lịch
sử. Hình tượng các nhân vật, sự kiên được tôn vinh, thờ phụng luôn gắn chật với
lịch sử vùng đất mà nó ra đời và tồn tại.
1.1.5.2. Giá trị văn hóa xã hội.

16


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa công đồng, là hoạt động
của con gn]ời mang tính xã hội hóa cao. Lễ hội là hoạt động của tập thể, ra dời
từ trong đời sống cộng đồng, được chăm lo xây dựng dể phục vụ cộng đồng.
Tính xã hội hóa cao của hoạt động lễ hội đôi khi khiến cho nó được goi la lễ hội
dân gian truyền thống. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, lễ hội vẫn
luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng lễ hội vẫn là một hoạt động

sinh hoạt văn hóa của tập thể, của đông đảo tàng lớp nhân dân sau những ngày
lao động vất vả, mệt nhọc. Lễ hội là dịp để một bộ phận cư dân tìm đến nhờ cậy
vào một cái gì đó mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Lễ hội có sức hút
rộng rãi đối với công chúng, là sản phẩm văn hóa của cộng đồng và thuộc về
cộng đồng. Hình thức và nội dung của lễ hội phản ánh khá trung thực và đầy đủ
đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, tinh hình kinh tế- văn hóa- xã hội của
địa phương hay đất nước trong từng giai đoạn cụ thể ở vào thời điểm diễn ra lễ
hội. Đồng thời, khi hình thành và tồn tại, lễ hội có ảnh hưởng sâu sắc, tác động
mạnh mẽ và toàn diện trong thời gian dai hay ngắn, đến toàn thể cộng đồng hay
một bộ phận dân chúng, trên một địa bàn hẹp hay rộng tùy thuộc vào quy mô và
tính chất xã hội của lễ hội ấy. Nói một cách khác, lễ hội chính là chiếc “phong
vũ biểu” để đo diễn biến, biến đổi của đời sống xã hội, của môi trường sống của
con người. Lễ hội là một hoạt động văn hóa xã hội không thể thiếu được của con
người ở mọi dân tộc, mọi thời đại.
Đối với người dân Việt Nam, lễ hội là một trong những loại hình văn hóa
lâu đời nhất. Lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu, khát vọng của
người dân cần được đáp ứng và thỏa nguyện qua mọi thời đại. Thông qua những
hình thức biểu hiện của mình, lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là cách
ứng xử thông minh, khôn ngoan của con người đối với sức mạnh vô hình hay
hữu hình mà họ chưa nhận thức được. Lễ hội trở thành hình tượng văn hóa tổng
hợp làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và tâm lý vật chất của con người. Bản chất

17


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất tinh thần cuả người

dân trong xã hội ở từng giai đoạn của lịch sử.
1.1.6. Giá trị kinh tế.
Trong quá trình phát triển của mình, kế thừa các thành tựu đã đạt được,
loài người luôn kì vọng và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Vốn trước đây,
các hoạt động văn hóa xã hội thường mang tính độc lập tương đối. Các hoạt
động văn hóa nghệ thuật tâm linh, tinh thần hay các hoạt động xã hội khác
thường diễn ra trong không gian, môi cảnh riêng biệt, tách bạch, ít có sự gắn kết
tương hỗ lẫn nhau…Các hoạt động đó hầu như ít mang nội hàm kinh tế, kinh tế
không được coi là mục đích chủ yếu, hầu hết chỉ mang tính chất vui chơi giải trí,
không cụ thể hóa các lợi ích của cá nhân và cộng đồng do không có kích thích
tương ứng thì giờ đây vai trò kinh tế của lễ hội dần không thể phủ nhận.
Trong mỗi lễ hội ngoài những hoạt động vui chơi giải trí mang tính cộng
đồng, con người còn được thưởng thức nhiều đặc sản mang tính địa phương, ví
như khi về với lễ hội chùa Keo- Thái Bình, ta se được thưởng thức cái vị thanh
là lạ của bánh cáy hay cái ngọt đâm đà của bánh đậu xanh khi về với Hải
Dương… Những món quà dân dã ấy không chỉ để đãi khách mà góp một phần
không nhỏ vào doanh thu của mỗi điểm đến bởi nó trở thành món quà hay chút
lộc khi mỗi người tới với lễ hội mang trở về nhà.
Đối với những lễ hội lớn, thường thu hút rất nhiều lượng du khách thập
phương từ khắp nơi về dự, điều này dẫn tới nảy sinh hai nhu cầu căn bản đối với
mỗi con người đó là nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng, việc đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ cho du khách tại các địa phương diễn ra lễ
hội hàng năm đóng một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của điạ phương đó.Nhưng một thực trạng đáng buồn ở các địa phương vào mùa
lễ hội là giá cả dịch vụ thường tăng lên chóng mặt. Giá những món ăn bình dân
cũng có thể tăng gấp 2 tới 3 lần so với những ngày thường, điều này có thể giải

18



Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

thích do cung không đáp ứng đủ cầu hay sự manh mún, thiếu đồng nhất trong
công tác quản lý ở các địa phương.
1.1.7. Tiểu kết chương 1.
Có lẽ không có làng quê Việt Nam nào hàng năm lại không mở hội, nhỏ
thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì lễ hội vui
không kể xiết. Bởi vậy, lễ hội được coi là thành tố đặc biệt quan trọng trong kho
tàng di sản văn hóa Việt Nam, có vai trò to lớn không thể tách rời trong đời sống
cộng đồng dân tộc.
Người Việt ngàn đời nay có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” lễ hội
dân gian là dịp để thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh
những hình tượng thiêng liêng, được suy tôn là những vị thần- những nhân vật
có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Là dịp để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân
công đức của các vị thần với cộng đồng, với dân tộc, những anh hùng chống
giặc ngoại xâm, những người khai phá ra những vùng đất mới, những nhân vật
truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện,
giữ gìn cuộc sống hạnh phúc…
Tìm về với lễ hội con người như được giải tỏa, dãi bày phiền muộn, lo âu
với thần linh mong được thần giúp đỡ che chở để vượt qua những khó khăn, vất
vả trong cuộc sống.

19


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13


Chương 2
Thực trạng khai thác Hội Gióng.
2.1. Tìm về với không gian Hội Gióng.
2.1.1. Sự tích Thánh Gióng.
Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ
chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một
đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân
mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và
mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng
lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười,
cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo
sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe
tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé
bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo
giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền
cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy
cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao
nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà
con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc,
cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.
Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn
vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc
áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng
20



Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc
tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc
Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả
người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở
quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi
năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở
huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn
những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa
thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy .
2.1.2. Nét độc đáo của Hội Gióng.
Hình tượng Thánh Gióng từ bao đời nay đã đi vào ký ức và tình cảm sâu
lắng của nhân dân ta và được biểu hiện cụ thể qua các đền, miều thờ cúng, qua
các chứng tích, các chuyện kể ,các bài ca, các hội hè tín ngưỡng, các diễn xướng
dân gian. Từ cái nôi ban đầu của dân tộc, người Việt lan tỏa đến đâu thì sự tích
Thánh Gióng cũng lưu truyền đến đó.Mỗi khi cần vươn lên với những cố gắng
phi thường trong xây dựng và bảo vệ đất nước, ngườgi Việt Nam lại nghĩ đến
sức mạnh Thánh Gióng. Đặc biệt, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, đất nước thì hình
tượng Thánh Gióng phá giặc Ân lại như thôi thúc, giục giã người Việt Nam yêu
nước đứng lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Trong lịch sử ta ghi nhận
chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc
ngoại xâm.Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn

người, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng đã dùng gậy tầm vông đánh
đuổi thực dân Pháp.
Thánh Gióng là sản phẩm của một quá trình sáng tạo lâu dài của nhân dân
ta từ thời bộ lạc xưa cho đến suốt dặm đường dài dựng nước và giữ nước với

21


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

những bước thăng trầm của lịch sử, những bước trưởng thành và lớn mạnh của
dân tộc. Từ một ông Đùng-nhân vật khổng lồ trong thần thoại của người Việt cổ,
Thánh Gióng đã chuyển hóa dần, đã chắt lọc tổng hợp nhiều yếu tố thần
thoại,truyền thuyết và anh hùng ca để trở thành một biểu tượng hào hùng, kỳ vĩ
mang tính chất anh hùng dân tộc. Như nhà thơ Cao Bá Quát đã ngợi ca:
Đánh giặc nên ba hiềm đã muộn.
Cưỡi mây chín tầng hận chưa cao.
Hội Gióng là lễ hội đầu tiên ở nước ta được lập hồ sơ để trình UNESCO
xem xét, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội
Gióng là một trong những lễ hội lớn của cả nước, miêu tả lại toàn bộ cuộc chiến
đấu chống giặc ngoại xâm của cha ông ta (từ lúc chuẩn bị vũ khí, lực lượng,
lương thảo cho đến khi kết thúc trận đánh, tướng giặc bị bắt và được tha). Hội
Gióng được nhân dân địa phương lưu truyền từ đời này qua đời khác mà không
làm mất đi nét độc đáo. Ghi chép của nhà nghiên cứu người Pháp G.Dumoutier
từ năm 1893, cho đến ghi chép của GS.TS.Nguyễn Văn Huyên băm 1938, hay
ghi chép của GS.Trần Quốc Vượng năm 1987 và các bài viết mới nhất của các
nghiên cứu đều cho thấy sự thống nhất và nguyên vẹn trong Hội Gióng.
Theo GS.TS.Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, nét độc

đáo của Hội Gióng thể hiện ở những điểm sau:
• Một là: đây là lễ hội có từ lâu đời, tích hợp nhiều lớp văn hóa. Lõi ban

đầu của hội Gióng là lễ hội nông nghiệp. Vào tháng Tư khi mưa xuống người ta
bắt đầu một vụ mùa mới, trồng cấy, thu hoạch. Nhiều nghi lễ, nhiều tục trong
hội Gióng mang tính phồn thực của một lễ hội nông nghiệp. Từ thời Lý, Trần
hội Gióng bắt đầu thay đổi trở thành một hội sáng tạo ra một biểu tượng tinh
thần cố kết chống ngoại xâm. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Thánh Gióng trở
thành biểu tượng mang tính đa diện, thể hiện những phẩm chất và hành động của
người anh hùng làng Gióng chống ngoại xâm, người bảo vệ cho mùa màng,

22


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

người mang mưa gió thuận hòa đến các làng quê... và Thánh Gióng trở thành
một trong 4 vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt Bắc bộ.
• Thứ hai, trong Hội Gióng có diễn xướng dân gian, liên quan đến múa hát

ải lao, múa hồ... và diễn xướng tiêu biểu nhất là diễn xướng 3 trận đánh giặc Ân
bằng ngôn ngữ biểu tưởng.
• Điểm thứ ba là tính nhân dân của hội Gióng. Hội Gióng có số lượng người

tham gia trình diễn rất lớn, vì thế khâu lựa chọn cũng rất kỹ. Người ra cắt cử bình bầu
ai là ông hiệu cờ, hiệu trống, ai tham gia quân Gióng, ai tham gia quân giặc Ân. Ông
hiệu cờ là biểu tượng của Gióng phải kiêng kị, được chăm sóc kỹ lưỡng hàng tuần
trước thời điểm lễ hội diễn ra. Con cháu người đó phải tiêu biểu, tốt thì mới được tham

gia, nếu không tốt thì bị loại trừ ngay. Thông qua đó, người ta tạo ra lực đẩy để các gia
đình phấn đấu. Họ coi việc tham gia vào diễn xướng là một vinh dự, ở đây tính nhân
dân, tính người dân không ai áp đặt.
Hội Gióng diễn ra trong không gian rất rộng. Lễ hội có hai tâm điểm là làng
Phù Đổng và Sóc Sơn - nơi Gióng sinh ra và nơi ông bay về trời. Còn những làng
khi Gióng đi qua, nơi Gióng nghỉ chân lại để tắm thì trong dịp lễ hội, người ta đều tổ
chức hội. Hội Gióng là hội của cả một vùng, tạo nên một quần thể lễ hội.
Hội Gióng đóng góp một phần quan trọng vào kho tàng Hội làng Việt Nam.
Hội Gióng chứa đựng những khát vọng nhân bản ngàn đời của con người, của
nhân loại: Đất nước thái bình, cá nhân có trách nhiệm với quốc gia và gia đình
kh iến cho các cá nhân cộng đồng ở Việt Nam, cộng đồng thế giới tăng cường
khả năng đối thoại, thông qua những thông điệp lịch sử mà các thế hệ tiền nhân
đã gửi gắm trong diễn xướng của Hội Gióng. Đây thực sự là một lễ hội của hòa
bình và an lạc.
Về Hội Gióng, người dân được tham gia vào các nghi lễ dân gian ai cũng
được chung tay khiêng voi tế, ngựa tế khổng lồ về nơi hóa. Bởi lẽ, theo tín
ngưỡng nơi đây, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế đức Thánh đều sẽ gặp may
mắn trong cuộc sống. Tục hóa voi ngựa dâng lên Đức Thánh Gióng là một nét

23


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13

văn hóa tín ngưỡng đẹp của nhân dân Sóc Sơn. Qua nghi lễ lễ, chúng ta thể hiện
được sự biết ơn tới công lao dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông và
giáo dục thế hệ trẻ biết hướng về nguồn cội.
Cùng với những nghi lễ đã trở thành truyền thống tại hội Gióng đền Sóc

như làm lễ rước hương hoa, oản phẩm, trầu cau, voi chiến, giò hoa tre, cỏ voi,
kiệu Tướng, kiệu cầu Húc… một nghi lễ đặc biệt quan trọng và độc đáo của hội
Gióng đền Sóc được nhân dân địa phương kính cẩn thực hiện: lễ hóa voi, ngựa
nan dâng đến đức Thánh Gióng.
Không như các lễ hội khác, những người mang đồ tế đi hóa phải được lựa
chọn kỹ càng, trong lễ hóa voi, ngựa tại hội Gióng, tất cả nhân dân, du khách
Trong lễ hội diễn ra lễ rước nước, rước ngà voi… mang dấu ấn của nghi
lễ nông nghiệp cổ truyền. Đặc biệt là lễ rước hoa tre được suy là gợi nhớ hình
ảnh Thánh Gióng nhổ gốc tre ngà đánh tan giặc Ân. Trong lễ rước thì làng Vệ
Linh và Tiên Dược Thượng được coi là dân gốc của hương Bình Lỗ thời xưa,
được gọi là anh Cả. Sau khi rước hoa tre bái tấu xong, tế quan hô “lễ tất, tranh
lộc”. Từ phút đó mọi người dự hội đều được phép đua nhau giành cướp hoa tre.
Họ quan niệm hoa tre là vật linh thiêng, là lộc của Thánh Gióng, giành được hoa
tre như giành được phúc lành thánh ban cho. Lễ bái tấu, dâng hoa tê là lễ chính
mở đầu hội Gióng đền Sóc, tiến hành trang nghiêm, trọng thể.Tiếp sau đó là
nhiều hình thức vui chơi khác như lễ chém tướng diễn tả chiến công của Thánh
Gióng và nhiều tiết mục sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây là một lễ hội vui tươi
lành mạnh có nhiều ý nghĩa và tác dụng giáo dục truyền thống của dân tộc.Hội
Gióng là 1 đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc.
Với những giá trị độc đáo nêu trên Unesco khẳng định, Hội Gióng tại đền
Phù Đổng ở huyện Gia Lâm và đền Sóc tại huyện Sóc Sơn chứa đựng những giá
trị văn hóa vô cùng phong phú và quý báu của dân tộc Việt Nam nói riêng và
của nhân loại nói chung. Với giá trị to lớn như vậy, Hội Gióng chính thức được

24


Lễ hội Việt Nam

Ngô Thị Yến – QT 13


công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và cần phải được
bảo tồn một cách chu đáo nhất.
Chương trình đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể diễn ra vào ngày
22 tháng 1 đã được dàn dựng hết sức công phu và ý nghĩa với hai phần lễ và hội.
Nghi lễ dâng hương tại các đền Phù Đổng, đền Mẫu báo công đến Đức thánh
Phù Đổng Thiên Vương thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con dân đất
Việt đến công lao của vị thánh - người anh hùng giải phóng dân tộc.
2.1. Thực trạng khai thác Hội Gióng.
Là một trong lễ hội truyền thống, hội Gióng diễn ra trong ba ngày mồng
6, 7 và 8 tháng Giêng hàng năm tại khu di tích đền Sóc. Năm nay do Lễ hội
Gióng đang được đề cử công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nên số lượng du
khách về tham dự lễ hội lớn hơn so với những năm trước rất nhiều. Nhưng tình
trạng ô nhiễm môi trường, rác thải bừa bãi cũng diễn ra xung quanh khu vực đền
Sóc. Khi bước chân vào khu di tích, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là
rác thải cùng hàng loạt quán bán hàng rong. Thậm chí, xung quanh khu vực thờ
tự linh thiêng như đền Trình, đền Mẫu, đền Hạ hay chùa Non Nước… rác cũng
bủa vây như túi ni lông, rác bẩn, đồ ăn, thức uống thừa. Khách thập phương
buộc phải giẫm lên rác để đến nơi cầu khấn, lễ tạ.
Bên cạnh đó, tại lễ hội còn có quá nhiều hàng quán tự phát mọc ra phục
vục cho nhu cầu ăn uống của du khách trảy hội. Song vấn đề thu gom, xử lý rác
thải lại luôn bị bỏ quên. Hàng bán cá chỉ vàng thường đắt khách nhất. Chiếu
được trải la liệt trên bãi cỏ để làm chốn dừng chân của du khách. Khách thập
phương không chỉ có một chỗ ngồi nghỉ mà còn được thưởng thức cá chỉ vàng
nướng. Và các hàng bán rong: kem ốc, kem bông, nem rán, bò bía… dù không
biết chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đến đâu nhưng du khách vẫn ùn ùn
kéo vào…
Xét về tổng thể thì năm nay công tác dẹp bỏ các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
lừa bịp ăn tiền làm ảnh hưởng xấu đến giá trị văn hoá của lễ hội giảm đi rất


25


×