Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.55 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TỶ GIÁ
LÊN CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thành Trung
Nhóm thực hiện: Nhóm 8

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập và tự do thương mại hoá hiện nay, các quốc gia
thường sử dụng tỷ giá như là một công cụ hữu hiệu cho các hoạt động kinh tế
quốc tế. Vậy khi tỷ giá thay đổi sẽ tác động như thế nào đến cán cân thanh toán
của một quốc gia? Xuất phát từ tầm quan trọng đó chúng tôi xin “Phân tích tác
động của việc thay đổi tỷ giá lên các thành phần của cán cân thanh toán” với
những nội dung sau:
I.

LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN

II.

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁC THÀNH PHẦN CỦA
CÁN CÂN THANH TOÁN

III.

KẾT LUẬN


2


I. LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN
1. Tỷ giá
1.1 Khái niệm:
Tỷ giá (tỷ giá hối đoái) là tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền quốc gia này với
đồng tiền quốc gia khác. Hoặc hiểu theo cách đơn giản tỷ giá hối đoái là giá cả
đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một ngoại tệ khác.
Ví dụ: tỷ giá USD/VND là 22.450 tức là 1 USD mua được 22.450 VND, tỷ
giá USD/JPY là 122,53.
1.2 Phương pháp niêm yết:
Yết tỷ giá là việc liệt kê các mức mua hay mức bán của các đồng tiền.
Nhằm phục vụ cho những giao dịch về tiền tệ, hoạt động tín dụng hay thanh
toán quốc tế, yết tỷ giá thường theo hai phương pháp là yết tỷ giá trực tiếp và yết
tỷ giá gián tiếp.
- Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là thể hiện giá nội tệ của một đơn vị
ngoại tệ. Ví dụ ở Việt Nam, tỷ giá được yết là 22.450 VND/USD hoặc 33.540
VND/GBP là yết tỷ giá trực tiếp.
- Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là thể hiện giá ngoại tệ của một đơn vị
nội tệ. Như ở Anh, tỷ giá được yết là 1,5086 USD/GBP hoặc ở Mỹ tỷ giá được
yết là 122,53 JPY/USD là yết tỷ giá gián tiếp. Thông thường phương pháp yết tỷ
giá trực tiếp được các nước sử dụng phổ biến hơn, ngoại trừ Anh, Úc, Mỹ sử
dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp.
1.3 Chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá là cách thức một quốc gia quản lý tỷ giá giữa đồng tiền của
nước mình với các ngoại tệ khác và quản lý thị trươǹ g ngoại hối của quốc gia
đó.
Chính sách tỷ giá mỗi quốc gia có sự khác nhau và mỗi quốc gia có chính
sách tỷ giá theo từng thời kỳ. Sự khác nhau về chế độ tỉ giá ở mỗi nước thể hiện

ở mức độ can thiệp của chính phủ vào sự vận động của tỷ giá và thị trường
ngoại hối. Các chế độ tỷ giá hiện nay bao gồm: chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ
giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết.
- Tỷ giá cố định:
Tỷ giá hối đoái cố định, hay còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo theo giá
ngoại tệ khác, một nước có chế độ tỷ giá cố định khi đó giá trị của một đồng nội
tệ được gắn với giá trị của một ngoại tệ khác hay với một rổ các đồng tiền khác,
hay cũng có thể gắn giá trị với vàng. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì
giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ
giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.
3


Tỷ giá hối đoái cố định khá cứng nhắc và thường không thể hiện hết những
thông tin cần thiết cho thị trươǹ g hoạt động đúng hươń g bởi vì khi đó đồng tiền
không còn thể hiện giá trị thị trươǹ g thực của chúng.
- Tỷ giá thả nổi: Trong chế độ tỷ giá thả nổi giá trị của một đồng tiền được
phép tự do dao động trên thị trươǹ g ngoại hối, được quyết định bởi cung cầu
ngoại hối của thị trường. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là
một đồng tiền thả nổi. Trong chế độ tỷ giá thả nổi đồng tiền thể hiện giá trị thị
trươǹ g thực của chúng.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết:
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi theo sự
quyết định của thị trường nhưng chính phủ của quốc đó có những tác động nhằm
hướng tỷ giá đến có lợi cho nền kinh tế. Mặc dù về mặt lý thuyết nói chế độ tỷ
giá thả nổi tốt hơn nhưng trong thực tế không có đồng tiền nào được thả nổi
hoàn toàn, vì nếu để thả nổi hoàn toàn nó sẽ bất ổn định. So với chế độ tỷ giá hối
đoái cố định với sự ổn định, song việc can thiệp của chính phủ để giữ cho tỷ giá
hối đoái cố là khá khó khăn và tốn kém. Hiện nay hầu hết các đồng tiền trên thế
giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng có sự can thiệp của chình phủ để tỷ giá

không hoàn toàn phản ứng theo thị trươǹ g.
1.4 Chính sách tỷ giá:
Là biện pháp điều chỉnh tỷ giá trong một khoản thời gian nhất định của nhà
nước nhằm đạt mục tiêu kinh tế đã định trong chiến lược phát triển kinh tế.
Để điều chỉnh tỷ giá hối đoái, Chính phủ các nước đã và đang sử dụng
nhiều biện pháp khác nhau. Ở một thời điểm nhất định, tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế tài chính của quốc gia, các nước có thể áp dụng một hoặc hai biện pháp
chủ đạo, hoặc kết hợp các biện pháp điều chỉnh với nhau để đạt được một sự ổn
định nhất định trong tỷ giá hối đoái nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã
hội của quốc gia.
Các chính sách thường được dùng: chính sách chiết khấu, chính sách thị
trường mở, chính sách phá giá đồng tiền, nâng giá đồng tiền hay sự can thiệp
của Nhà nước về mặt hành chính đối với hoạt động kinh tế quốc tế.
2. Cán cân thanh toán
2.1 Khái niệm:
Cán cân thanh toán (hay cán cân thanh toán quốc tế) là toàn bộ ghi chép
những giao dịch về kinh tế của một nước với phần còn lại của thế giới trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm). Những giao dịch có thể được tiến hành
bởi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của nước
đó với bên ngoài. Đối tượng giao dịch là các loại hàng hóa, dịch vụ, các tài sản
thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản.
2.2 Các thành phần của cán cân thanh toán
2.2.1 Cán cân ngoại thương
4


Phản ánh xuất nhập khẩu theo giá FOB (giá chưa bao gồm chi phí vận
chuyển, bảo hiểm)
2.2.2 Cán cân dịch vụ
Là những giao dịch phản ánh hoạt động thu – chi của các dịch vụ về:

- Du lịch;
- Vận tải (hàng không, đường biển, đường thủy…);
- Bưu chính viễn thông;
- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
- Giáo dục, y tế;
- Chuyển giao kỹ thuật, công nghệ;
- Xuất khẩu lao động;
- Các hoạt động về ngoại giao, chính trị….
2.2.3 Cán cân vãng lai: “bao gồm cán cân ngoại thương, dịch vụ, chuyển
tiền đơn phương”
2.2.4 Cán cân chuyển tiền không phải hoàn trả
Là việc phản ánh, ghi chép toàn bộ các khoản không cần có sự bù đắp, bồi
hoàn như chuyển tiền kiều hối, khoản viện trợ không hoàn lại, tài trợ hay quà
tặng từ nước này đến một nước khác.
2.2.5 Cán cân nguồn vốn
Cán cân nguồn vốn là luồng vốn chảy vào hay chảy ra khỏi một quốc gia
vào khu vực tư nhân hoặc khu vực nhà nước. Theo thời gian thì có 2 loại nguồn
vốn: dài hạn và ngắn hạn. Thông qua các hoạt động được tổng quát như sơ đồ
bên dưới:

II. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THANH TOÁN
Khi tỷ giá thay đổi sẽ tác động đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, tuy
nhiên tỷ giá thay đổi ảnh hưởng lớn nhất, thể hiện nhanh và rõ nét nhất đến cán
cân ngoại thương (hoạt động xuất nhập khẩu) và cán cân vốn
5


1. Tác động của tỷ giá lên cán cân ngoại thương
- Bản chất của tỷ giá là so sánh giá trị của hai đồng tiền, khi tỷ giá thay đổi
nó kéo theo sự thay đổi về sức mua hàng hóa của hai đồng tiền. Sức mua khác

nhau có ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước.
- Khi tỷ giá tăng, lúc này đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ thì hàng
hóa của nước đó có giá rẻ hơn cả trong nước và thị trường quốc tế điều đó kích
thích xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu không cạnh tranh giá được với hàng hóa
nội địa nên nhập khẩu giảm, lúc này cán cân ngoại thương dịch chuyển về phía
thặng dư. Ngược lại, khi tỷ giá giảm hay đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại
tệ thì lúc này giá cả hàng hóa trong nước có xu hướng tăng lên so với hàng hóa
và dịch vụ nước ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc xuất khẩu giảm đi và nhập
khẩu tăng lên, cán cân ngoại thương dịch chuyển về phía thâm hụt. Một chính
sách tỷ giá hiệu quả thì khi đồng nội tệ giảm giá hoặc tăng giá so với đồng ngoại
tệ thì sẽ xảy ra tình trạng dịch chuyển cán cân thanh toán là bội thu hoặc bội chi.
Tình trạng này xảy ra có tính trễ thường là vài tháng hoặc một năm.
Để hiểu rõ hơn sự tác động của tỷ giá tới cán cân ngoại thương chúng ta cùng
xem xét cán cân ngoại thương của Việt Nam từ 2000 tới 2014
(Đơn vị: triệu đô la)

Cán cân

Năm

Tỷ giá

Tăng,
giảm (%)

Xuất khẩu

Nhập
khẩu


200
0

14,782

5.55

14,483

15,637

200
1

14,846

0.43

15,029

16,218

200
2

15,270

2.86

16,706


19,745

200
3

15,512

1.58

20,149

25,256

200
4

15,744

1.50

26,504

31,954

200
5

15,857


0.72

32,442

36,978

200
6

15,994

0.86

39,632

44,412

6

Giá trị
-1154

42.50
Tăng,
giảm(%)

-1189

-3.03


-3039

-155.59

-5107

-68.05

-5450

-6.72

-4536

16.77

-4780

-5.38


200
7

16,08
0

0.54

48,561


62,682

200
8

16,448

2.29

62,685

80,714

200
9

16,975

3.20

57,096

69,949

201
0

18,544


9.24

72,237

84,801

11.18

96,906

106,750

1.22

114,529

113,780

201
1
201
2

20,61
8
20,87
0

201
3


21,036

0.80

132,033

132,033

201
4

21,246

1.00

150,186

148,049

-14121

-195.42

-18029

-27.68

-12853


28.71

-12564

2.25

-9844

21.65

749

107.61

0
2137

Bảng 1: Xuất nhập khẩu việt nam từ 2000 đến 2014 (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
- Trong 7 năm từ năm 2000 đến 2006: Việt Nam chưa gia nhập WTO (Tổ
chức thương mại thế giới) nên tình trạng xuất siêu tăng mặc dù tỷ giá biến động
tăng. Điều này cũng phản ánh giá trị đồng nội tệ chưa được đánh giá đúng mức
với ngoại tệ. Bên cạnh đó, các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam chủ
yếu là dệt may, thủy sản, gạo và dầu thô chiếm tỷ trọng lớn mà giá trị xuất khẩu
các mặt hàng này chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh
thị trường hơn là tỷ giá nên việc giảm giá đồng nội tệ không chắc chắn làm tăng
khả năng cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế. Từ đó cho thấy
tác động của tỷ giá là chưa rõ ràng.
- Từ năm 2007 đến 2011: năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO và chính
thức đầu năm 2007, hàng nhập khẩu vào trong nước tăng mạnh trong khi các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa định hướng và tìm được đầu ra thị

trường quốc tế, cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có sự dịch chuyển, khả năng sản
xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu còn hạn chế, thâm hụt kỷ lục vào năm
2008 trong khi đồng nội tệ giảm giá liên tục, điều này làm cho tỷ lệ dự trữ ngoại
tệ giảm mạnh. Tỷ lệ thay đổi tỷ giá so với tỷ lệ thay đổi cán cân ngoại thương là
không đồng nhất. Năm 2010 tỷ giá tăng 9.24% cán cân thanh ngoại thương tăng
2.25%, tới năm 2011 tỷ giá tăng 11.18% trong khi cán cân ngoại thương được
cải thiện 21,65%. Từ đó cho thấy chính sách tỷ giá vẫn chưa hỗ trợ tốt cho hoạt
7


động xuất nhập khẩu, tuy nhiên khi tỷ giá thay đổi nó vẫn có tác động tới cán
cân thanh toán.
- Từ 2012 đến 2014: giai đoạn này tỷ giá ổn định được là do Ngân hàng
nhà nước cam kết điều hành tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu, thu hút đầu tư từ nước ngoài bằng cách kiểm soát, theo dõi sát thị
trường ngoại tệ với cung cầu ngoại hối trên thị trường, cán cân thanh toán quốc
tế… điều đó làm cho người dân và nhà đầu tư có lòng tin vào VND. Chính sách
ổn định này dẫn tới sự dịch chuyển đáng kể cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, bên
cạnh các mặt hàng chủ lực từ những năm trước thì các loại hàng điện tử, máy
tính, điện thoại và các linh kiện điện tử tăng nhiều so với 2010 và 2011 (bảng 2
và biểu đồ xuất nhập khẩu năm 2014), các mặt hàng này chịu nhiều tác động của
chính sách tỷ giá vì Việt Nam tự sản xuất các mặt hàng này trong khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài nên khi đồng nội tệ mất giá các doanh nghiệp xuất khẩu
sẽ có lãi. Năm 2012 cũng là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu kể từ 1986. Giữ
vững cơ cấu tỷ giá đó, năm 2013 cán cân thăng bằng và đến 2014 thì thặng dư
hơn 2 tỷ USD.

10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014 (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

8



10 mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2014 (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

Đơn vị: triệu đô la
Mặt hàng
Điện tử, máy tính và linh kiện

2010
5,208

2011

2012

2013

2014

4,662

7,849

10,635

20,770

Điện thoại các loại và linh kiện

1,494


6,396

12,746

21,252

24,080

Tổng cộng

6,702

11,058

20,595

31,887

44,850

Bảng 2: Dịch chuyển mặt hàng xuất khẩu 2010 - 2014 (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

- Nhìn vào biểu đồ xuất nhập khẩu năm 2014 và bảng 2 thấy được sự dịch
chuyển đáng kể cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu khi chính sách tỷ giá hợp lý.
Từ thực tế cán cân ngoại thương của Việt Nam từ năm 2000 đến 2014 cho
thấy sự thay đổi tỷ giá có tác động nhất định lên cán cân ngoại thương. Tuy
nhiên nó còn phụ thuộc vào thực tế các mặt hàng xuất nhập khẩu, chính sách tỷ
giá của nước đó có hiệu quả hay không hay chỉ dừng lại ở mức điều tiết giá cả
và kìm chế lạm phát.


9


Biểu đồ cán cân ngoại thương (thương mại)
2. Tác động của tỷ giá lên cán cân nguồn vốn
- Khi tỷ giá ổn định đồng nghĩa với việc lạm phát ít biến động thì sẽ thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vì khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước
họ sẽ phải quy đổi giá trị tiền sang nội tệ.
- Khi tỷ giá tăng: lúc này giá trị đồng nội tệ giảm sút so với đồng ngoại tệ, cho
nên cùng một lượng ngoại tệ trước đây nhưng có thể quy đổi ra lượng nội tệ lớn
hơn trước; lợi nhuận trong nước quy đổi ra ngoại tệ thấp hơn trước. Qua đó lợi
nhuận đầu tư ra nước ngoài cao hơn lợi nhuận đầu tư trong nước, nguồn vốn có
khuynh hướng chạy ra nước ngoài,
- Khi tỷ giá giảm tức đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ sẽ làm tăng nguồn
vốn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư chạy vào
trong nước sẽ làm thặng dự cán cân nguồn vốn

II
1
2
3

Cán cân vốn

2008
12,341.
0

Đầu tư trực tiếp (FDI)

Đầu tư danh mục đầu tư
Đầu tư khác

9,279.0
-578.0
3,640.0

2009
6,755.
0
6,900.
0
-71.0
-74.0

ĐVT: triệu USD
2013
2014

2010

2011

2012

6,201.0

5,921.0

7,601.0


4,500.0

na

7,100.0
2,370.0
-3,269.0

6,480.0
1,412.0
-1,971.0

6,780.0
3,274.0
-2,453.0

7,000.0
1,500.0
-3,000.0

9,200.0
1,150.0
na

Bảng tổng hợp số liệu cán cân nguồn vốn
III. KẾT LUẬN
Qua phân tích tác động của việc thay đổi tỷ giá lên các thành phần của cán
cân thanh toán cho thấy: tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất nhập
khẩu nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư. Vì vậy để vừa

đảm bảo xuất nhập khẩu vừa thu hút được đầu tư từ nước ngoài phục vụ cho
10


phát triển kinh tế, Chính phủ cần có các chính sách điều tiết ổn định tỷ giá, trong
phạm nghiên cứu của tiểu luận, nhóm chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Ngân hàng nhà nước cần có chính sách tỷ giá hiệu quả đến cán cân thương
mại trên cơ sở khuyến khích xuất khẩu. Để thực hiện điều đó cần phải điều
chỉnh tỷ giá sao cho xuất khẩu có lãi và kìm hãm lạm phát trong nước khi nâng
giá hoặc phá giá đồng nội tệ (lựa chọn theo thời điểm thích hợp). Dù áp dụng
chính sách tỷ giá nào thì cũng cần cần chú ý tỷ giá có ảnh hưởng nhiều đến gánh
nặng nợ quốc gia trong cơ cấu nợ hiện tại
Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển từng thời điểm đồng thời phải
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tránh bị tụt hậu so với các nước
trong khu vực.
Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, không nên neo giữ quá lâu đồng nội tệ
với một đồng ngoại tệ mạnh nào (như USD), cần xác lập một rổ ngoại tệ (bao
gồm nhiều loại ngoại tệ mạnh như: Đô la, Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, France
Pháp…)
Việc xác lập một chính sách tỷ giá là cần thiết để tác động hiệu quả tới cán
cân thanh toán.Tỷ lệ dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ thị trường tự do cũng là
một công cụ trọng yếu trong việc điều chỉnh tỷ giá.
Chính phủ nên có chính sách buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải bán lại
một lượng ngoại tệ để ngân hàng nhà nước dự trữ.
Thực hiện chích sách ổn định tỷ giá vì nó có tác động tích cực trong việc thu
hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, làm tăng cán cân nguồn vốn.

11




×