Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

đóng góp vào định hướng chiến lược phát triển ngành bia việt nam đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.18 KB, 59 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NGUY N H NG M N

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC
PHÁT TRIỂN NGÀNH
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯC
1.1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược. Tác giả Fred R. David định nghóa
“chiến lược” là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Tác giả
Michael Porter cho rằng “chiến lược cạnh tranh” là sự kết hợp của các kết quả
cuối cùng (mục đích) mà doanh nghiệp đang tìm kiếm và các phương tiện (các
chính sách) mà nhờ đó công ty cố gắng đạt tới các mục đích trên. Những định
nghóa về chiến lược tuy khác nhau về cách diễn đạt do được rút ra từ thực tiễn
kinh tế xã hội khác nhau, nhưng vẫn bao hàm việc:
• Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.


• Đưa ra và chọn lựa các phương án thực hiện.
• Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
1.2. Phân lọai
Nếu căn cứ vào phạm vi của chiến lược, có thể chia chiến lược thành hai bộ
phận: chiến lược chung (chiến lược tổng quát) và chiến lược bộ phận. Trong đó
chiến lược chung thường đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất và có ý
nghóa lâu dài, quyết định đến những vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Còn
chiến lược bộ phận là các chiến lược cụ thể về sản phẩm, giá cả, phân phối và
chiêu thị cho từng phân kỳ trung hạn, ngắn hạn của chiến lược tổng quát, nhằm
tạo căn cứ, vạch ra con đường vận động thích ứng với thời gian và môi trường
để liên tục hóa sự phát triển của chiến lược chung.
Nếu căn cứ vào sự kết hợp giữa sản phẩm và thị trường, dựa vào lưới ô vuông
để thay đổi chiến lược, có thể chia thành các lọai chiến lược đặc thù như sau:
Bảng 1: Lưới ô vuông để thay đổi chiến lược
Sản phẩm

Thị trường

Ngành
sản xuất

Trình độ
sản xuất

Qui trình
công nghệ


Hiện tại/mới


Hiện tại/mới

Hiện tại/mới

Hiện tại/mới

Hiện tại/mới

1.2.1. Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung
Thâm nhập thị trường: Nhằm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có
trong các thị trường hiện có bằng các nỗ lực tiếp thị nhiều hơn. Chỉ áp dụng
khi thị trường hiên tại chưa bão hòa, có khả năng tăng trưởng hoặc thị phần
của đối thủ giảm xuống.
Phát triển thị trường: Đưa sản phẩm hiện có vào những khu vực địa lý mới.
Phát triển sản phẩm: Cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm, dịch vụ hiện tại.
1.2.2. Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập
1. Hội nhập về phía trước : Nhằm tăng quyền sở hữu hoặc kiểm sóat đối với
các đơn vị phân phối hoặc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
2. Hội nhập về phía sau: Nhằm tăng quyền sở hữu hoặc kiểm sóat đối với các
đơn vị cung cấp yếu tố đầu vào cho tổ chức.
3. Hội nhập hàng ngang: Sở hữu hoặc kiểm soát các đơn vị kinh doanh cùng
ngành bằng cách hợp nhất, mua lại hay chiếm lónh quyền kiểm sóat giữa
các đối thủ cạnh tranh.
1.2.3. Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa
1. Đa dạng hóa đồng tâm: Hướng vào thị trường mới với sản phẩm mới, trong
ngành sản xuất hiện tại hoặc mới, với qui trình công nghệ hiện tại hoặc
mới.
2. Đa dạng hóa hàng ngang: Hướng vào sản phẩm mới với qui trình công nghệ
mới, trong ngành sản xuất hiện tại hoặc mới, nhưng vẫn ở thị trường hiện
tại.

3. Đa dạng hóa hỗn hợp: Hướng vào sản phẩm mới và công nghệ cũng hoàn
toàn mới trong một ngành kinh doanh mới.
1.2.4. Nhóm các chiến lược suy giảm
1. Liên doanh
2. Thu hẹp bớt họat động
3. Cắt bỏ bớt họat động


4. Thanh lý
2. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU HỌACH ĐỊNH CHIẾN LƯC
Với mục tiêu là họach định định hướng chiến lược chung cho ngành, luận án
chỉ tập trung đi sâu vào giai đọan hình thành chiến lược, bao gồm các bước sau
đây:
2.1. Nghiên cứu môi trường họat động của ngành
2.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường bên ngoài của tổ chức là phân tích các áp lực gián tiếp và
trực tiếp đến hoạt động của tổ chức. Các áp lực gián tiếp có thể gồm thể chế
và pháp lý, kinh tế xã hội, công nghệ, áp lực nhân khẩu, môi trường… các áp
lực trực tiếp gây sức ép đối với tổ chức gồm: Nhà cung cấp, khác hàng, sản
phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn. Qua đó giúp tổ chức
nhận biết được các cơ hội và rủi ro đe dọa trong quá trình hoạt động.
2.1.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vó mô
• Phân tích các yếu tố chính trị: Các chính sách của Đảng, Nhà Nước ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngành.
• Phân tích các yếu tố kinh tế: Tình hình kinh tế trong nước và thế giới, diễn
biến các giai đọan trong chu trình kinh tế ảnh hưởng đến họat động của
ngành.
• Phân tích các yếu tố văn hóa xã hội: Xác định ảnh hưởng của mức sống,
quan niệm xã hội đối với ngành, dân số, nguồn lao động...
• Phân tích các yếu tố công nghệ: Trình độ công nghệ, tốc độ đổi mới công

nghệ, khả năng chuyển giao công nghệ mới, chi phí cho công tác khoa học
kỹ thuật và phát triển công nghệ sản xuất…
• Phân tích các yếu tố pháp luật: Môi trường pháp lý cho họat động của
ngành.
2.1.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
• Người tiêu dùng: Phân nhóm khách hàng, đặc điểm nhu cầu của từng nhóm
khách hàng hiện nay và dự báo xu thế thay đổi nhu cầu trong thời gian sắp
tới để từ đó xác định ngành phải làm gì để tạo ra nhu cầu mới, phải mở rộng
thêm như thế nào để đáp ứng nhu cầu mới, và phải dùng phương tiện hoặc
công nghệ nào để phục vụ khách hàng tốt nhất.


• Đối thủ cạnh tranh: Tình hình cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phát triển của
ngành.
• Nguồn cung cấp: Nghiên cứu hệ thống cung cấp các yếu tố đầu vào cho
ngành để xác định mức độ nguồn nhân lực có thể huy động cho các chiến
lược phát triể sắp tới.
• Quản lý Nhà Nước đối với ngành: Các cơ quan đầu mối quản lý ngành, các
chính sách quản lý ngành về chất lượng chuyên môn, chính sách thuế, tài
chính...

2.1.2. Phân tích môi trường nội bộ ngành
• Các yếu tố đầu vào
• Năng lực tiếp thị
• Năng lực tài chính
• Tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp
Việc phân tích, đánh giá môi trường là công cụ đầu tiên trong quá trình thiết
lập chiến lược, cho ta có một cái nhìn tổng thể về mọi mặt, tìm được cơ hội
kinh doanh, chọn các cơ hội chín muồi làm căn cứ cho việc thiết lập mục tiêu,
chiến lược.

2.2. Xác định mục tiêu phát triển ngành
Nghiên cứu mục tiêu của ngành là tiền đề, cơ sở cho việc hình thành chiến
lược. Mục tiêu dùng để chỉ kết quả của ngành mong muốn trong một giai đoạn
nhất định. Khi xác định chiến lược cấp công ty thường chú trọng các mục tiêu
ngắn hạn và trung hạn, và cần rõ ràng, chi tiết. Còn chiến lược dài hạn được
chú trọng trong chiến lược cấp ngành, và thường là tổng quát. Mục tiêu đặt ra
không cần cao nhưng không được quá xa vời thực tế. Các mục tiêu chỉ rõ điểm
kết thúc của các nhiệm vụ chiến lược, là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong
phân bổ các nguồn lực.
2.3. Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi
trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại
của doanh nghiệp. Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục
tiêu đề ra. Việc hình thành các chiến lược đòi hỏi phải tạo sự hài hòa và kết
hợp cho được các yếu tố tác động đến chiến lược:


Kết hợp

Các điểm mạnh và
yếu của tổ chức

Các yếu tố
bên trong
Các giá trị cá nhân
của nhà quản trị

CHIẾN LƯC

Kết hợp


Những cơ hội và đe
dọa của môi trường

Các yếu tố
bên ngòai
Các mong đợi
xã hội

Hình 1: Việc hình thành một chiến lược
Để thực hiện được điều này, có thể áp dụng rất nhiều phương pháp và công cụ
họach định chiến lược. Luận án này chỉ chọn lọc sử dụng một số công cụ, được
nêu sau:
2.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai – EFE (External Factor
Evaluation)
Là công cụ cho phép đánh giá mức độ tác động của các yếu tố chủ yếu của
môi trường tổng quát và môi trường ngành. Ma trận EFE được phát triển theo 5
bước như sau:
1. Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu
2. Ấn định tầm quan trọng: cho điểm từ 0,0 (quan trọnh ít nhất) đến 1 (quan
trọng nhiều nhất). Tổng các mức độ quan trọng phải bằng 1,0.
Nếu ảnh hưởng đó là tích cực (cơ hội) thì đánh dấu (+), tiêu cực (nguy cơ)
đánh dấu (-) vào cột “ tính chất tác động” để biết đó là cơ hội hay nguy cơ.
3. Phân lọai yếu tố: cho điểm từ 1 (ảnh hưởng ít nhất) đến 4 (ảnh hưởng nhiều
nhất
4. Nhân mỗi mức độ quan trọng của yếu tố với loại của nó để xác định số
điểm quan trọng cho mỗi yếu tố.


Trong số các yếu tố tác động (+), đánh vào cột "Xếp loại". Tương tự với các

yếu tố tác động (-), xếp hạng. Cột xếp loại cho biết đâu là cơ hội và nguy
cơ cơ bản.
5. Cộng tất cả số điểm quan trọng để biết tổng số điểm quan trọng của các
yếu tố này đối với ngành. Số điểm trung bình luôn là 2,5. Nếu tổng số điểm
quan trọng tổng cộng <2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với các ảnh
hưởng của môi trường bên ngòai, và nếu >2,5 cho thấy ngành có khả năng
phản ứng cao.
Bảng 2: Mẫu ma trận EEF
Các yếu tố

Tầm quan
trọng

Phân lọai

Số điểm
quan trọng

Tính chất
tác động

Xếp loại

....

2.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong- IFE (Internal Factor
Evaluation)
Công cụ ma trận IFE cho phép ta tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và
điểm yếu cơ bản ảnh hưởng đến ngành. Cách phát triển ma trận này tương tự
như ma trận EFE đã nêu trên.


2.3.3. Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ
Bảng 3: Mẫu ma trận SWOT

S: Những điểm mạnh
1.
2.…
W : Những điểm yếu
1.
2.…

O : Những cơ hội
T : Những nguy cơ
1.
1.
2...
2...
Các chiến lược S/O :
Các chiến lược S/T :
Sử dụng điểm mạnh để Vượt qua bất trắc bằng
tận dụng cơ hội.
cách tận dụng điểm mạnh
Các chiến lược W/O:
Các chiến lược W/T:
Hạn chế các mặt yếu để Tối thiểu hóa điểm yếu và
lợi dụng các cơ hội.
tránh khỏi các mối đe dọa.

Trong đó: SWOT là viết tắt của các chữ sau:



S
W
O
T

: Strengts (đểm mạnh)
: Weaknesses (điểm yếu)
: Opportunities (cơ hội)
: Threat (đe dọa).

Ma trận này được phát triển theo các bước sau :
1. Từ ma trận IFE, liên kê các điểm mạnh, điểm yếu của ngành vào ô S và W.
2. Từ ma trận EFE, liệt kê các cơ hội, nguy cơ cơ bản của ngành vào ô O và T
3. Lập các chiến lược kết hợp S/O, S/T, W/O, W/T
Ma trận SWOT là công cụ để hoạch định chiến lược rất hữu hiệu. Từ ma trận
này, có thể lựa chọn các chiến lược thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của
ngành.
2.4. Lựa chọn chiến lược:
Chiến lược được lựa chọn dựa trên hiệu quả kinh tế do từng chiến lược mang
lại như: các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận, nộp ngân sách, về phúc lợi xã hội. Cuối
cùng là xem xét khã năng cung ứng vốn, khả năng huy động vốn, các nguồn tài
trợ để thực hiện chiến lược.
Tóm lại: thiết lập chiến lược là bước đầu cho quá trình quản trị chiến lược tại
một doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đóng một tầm quan trọng đặc biệt
trong họat động sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp, mọi ngành
nghề. Thực tế cho thấy sự thành công của các doanh nghiệp thường gắn liền
với một chiến lược đúng đắn. Ở cấp ngành, việc xây dựng một chiến lược kinh
doanh càng đóng vai trò quan trọng hơn, nó giúp tất cả các doanh nghiệp trong
ngành xác định rõ hướng đi của mình trong tương lai, từ đó tránh trùng lắp hoặc

không tập trung đúng nguồn lực vào phát triển.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1. SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG:
1.1. Cơ cấu chủng loại sản phẩm:
Ở Việt Nam theo cách tính thuế thì không có phân biệt giữa các loại bia, nhưng
trên thị trường hình thành 3 cấp chất lượng: bia cao cấp, bia cấp trung bình và
bia chất lượng thấp. Phân loại theo bao bì, có thể chi thành 3 loại sau:
1.1.1. Bia lon: Bia được chứa đựng trong mỗi lon bằng nhôm nguyên
chất, miềm dẻo. Dung tích của mỗi lon từ 330 ml đến 500 ml. Bao gồm các
nhãn hiệu: bia 333, Sài Gòn Export, Carlsberg, Heineken, Foster's, Sanmuguel,
Turbord…
1.1.2. Bia chai: chứa trong chai thủy tinh màu nâu sậm là loại chai đặc
biệt chuyên dùng cho ngành bia dung tích là 330 ml đến 750 ml. Cũng có chai
màu nâu hoặc màu xanh lá với dung tích 650 ml, thứ màu nâu là lọai chai riêng
của hãng Tiger, Sài gòn, thứ màu xanh lá cây là của hãng bia Trung Quốc (vạn
Lực), Heineken, Foster's…
1.1.3. Bia thùng (bia hơi, bia tươi, bia bock): thường thấy chứa trong
thùng, can nhựa, xì tẹc. Bia hơi thường ngon hơn bia chai và bia lon vì không
qua khâu hấp thanh trùng. Tuy nhiên vì thế mà không bảo quản lâu được, khó
đảm bảo vệ sinh...
Sự đa dạng về cơ cấu chủng loại cũng như nhãn hiệu là để thỏa mãn nhu cầu
và thị hiếu của người tiêu dùng. Thực tế cho thấy bia chai được tiêu thụ mạnh
hơn vì nó đáp ứng được phần lớn nhu cầu người tiêu dùng do chất lượng, giá rẻ
(do không phải trã chi phí bao bì); Gần đây bia hơi cũng phổ biến vì nó đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng tại chổ, thích hợp với túi tiền của đông đảo tầng lớp dân cư

trong xã hội. Vì vậy các Nhà máy bia lớn, bia địa phương và các cơ sở bia tư
nhân đều sản xuất.


Bảng 4: Cơ cấu, chủng loại sản phẩm của một số nhà máy bia
Số
TT

Doanh nghiệp

Chủng loại sản phẩm (%)
Bia chai
Bia lon
Bia hơi
1. Nhà máy bia Sài Gòn
65,1
31,7
3,7
2. Nhà máy bia Hà Nội
85
5
10
3. Nhà máy bia Việt Nam
50
40
4. Nhà máy bia Đông Á
20
40
30
5. San Miguel Khánh Hòa

35
20
45
6. Huda (Huế)
98
2
7. Foster's Tiền Giang & Đà Nẳng
85
15
Nguồn: Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam,1999.

B ia h ơ i
(30% )
B ia ch a i
(60% )
B ia lo n
(10% )

Hình 2: Cơ cấu chủng loại sản phẩm bia
(Nguồn: Vietnam Investment Review 9/1999)

1.2. Thị trường:
Cho đến thời điểm hiện nay, thị trường bia Việt Nam đã có đầy đủ các nhà sản
xuất, thể hiện sự đa dạng, phong phú về chủng loại cũng như nhãn hiệu của các
loại bia và đồng thời nó cũng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng từ giới có thu nhập
cao và đến giới tiệu thụ bình dân có thu nhập thấp, từ thành thị đến nông thôn,
từ miền Bắc xuống tận miền Nam, từ giới trẻ đến cao niên…
Theo thống kê của thời báo kinh tế Sài Gòn, có ít nhất 29 nhãn hiệu bia (không
tính các lọai bia tươi ở các bar rượu và một số nhãn hiệu thỉnh thoảng thấy xuất
hiện qua nhập khẩu theo đợt). Nguồn gốc các lọai bia cũng đa dạng, bia của

Việt Nam, hoặc liên doanh sản xuất: 333, Saigon, Halida, Huda, Hanoi,


Habeco...các nhãn hiệu khác chiếm đa số là từ châu Âu: Heineken (một nhãn
hiệu quốc tế gốc Hà Lan), Carlsberg (nhãn hiệu quốc tế gốc Đan Mạch),
Tuborg (Đan Mạch), BGI (Pháp), Foster's ( c), DAB (Đức), từ Mỹ có Miller,
Hamm’s, Budweiser, Châu có San Miguel, Red Horse, Tiger. nhiều hãng bia
nước ngoài đã mang sản phẩm của mình tới thị trường Việt Nam và đang ra sức
cạnh tranh với nhau. Ví dụ: Miller, Dals, Stella, Amstel, Gviness, Bia Trung
Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore.
Bảng 5: Một số nhãn hiệu bia hiện hữu trên thị trường Việt Nam 1999.
Nguồn cung cấp bia
• Bia nhập khẩu

• Bia sản xuất trong nước

Nhãn hieäu
Budweiser, Corona, Stella Artois, Labatt Ice,
Budweiser Budvar, Pilsner, Urquel…
Heineken, Carlsberg, Tiger, Foster's,
Sanmiguel, 333, Saigon, Tuborg, Huda, BGI,
Halida, Hanoi, Special, Dung Quất, Phong
Dinh, Bến Thành, Bivina, Sông Hàn, Chương
Dương…

2. THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ:
Trong ngành công nghiệp sản xuất bia, thiết bị và công nghệ ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, mức độ ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, ở Việt Nam có hai dạng công nghệ và thiết bị sản xuất bia chủ yếu:
- Công nghệ và thiết bị sản xuất bia theo phương pháp lên men cổ điển: đặc

điểm của phương pháp này là dùng hệ thống làm lạnh và thiết bị lên men
chính phụ riêng biệt, nhược điểm của phương pháp này là hao phí năng
lượng lớn, thao tác vất vả, vệ sinh khó khăn.
- Công nghệ và thiết bị sản xuất bia theo phương pháp lên men công nghệ
mới. Đặc điểm của phương pháp này là lên men chính và phụ cùng một
thùng. Do khắc phục được các nhược điểm của phương pháp lên men cổ
điển.
2.1. Các Nhà máy bia Trung ương:
2.1.1. Nhà máy bia Sài Gòn:
Nhà máy được người Pháp xây dựng và đưa vào sản xuất từ cuối thế kỷ XIX,
thiết bị lúc đầu thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công, năm 1950 nhà máy bắt


đầu bước vào thời kỳ cải tạo, hiện đại hoá bằng cách nhập thêm máy móc thiết
bị, máy móc của các nước Tây Âu. Từ năm 1987 đến nay công ty bia sài gòn
đổi mới hiện đại hóa 80% thiết bị. Trình độ công nghệ của công ty hiện đại,
kết hợp với công nghệ truyền thống, sản phẩm đạt chất lượng cao, được người
tiêu dùng ưa chuộng, do việc đầu tư dần dần nên nguồn gốc thiết bị nhập từ
nhiều nước khác nhau, chủ yếu của Đức, Pháp, Nhật…một số ít các thiết bị được
chế tạo trong nước như hệ thống nồi nấu malt, nấu gạo. Hệ thống trang thiết bị
đã được cải tạo đồng bộ và tương đối hiện đại, tự động hóa được một số khâu,
đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
2.1.2. Nhà máy bia Hà Nội:
Nhà máy được người Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX, thiết bị lúc đầu thô sơ,
cuối thời kỳ pháp thuộc, công nghệ sản xuất của nhà máy là 20 triệu lít/năm.
Sau 1954 Nhà máy ngừng sản xuất, đến năm 1958-1959 với sự giúp đỡ của các
chuyên gia Tiệp Khắc, Nhà máy khôi phục lại sản xuất. Năm 1975, công suất
của Nhà máy được nâng lên 28,5 triệu lít/năm, thiết bị chủ yếu của Pháp. Năm
1977-1981, Nhà máy bước vào thời kỳ cải tạo đổi mới thiết bị công nghệ như
lắp đặt nhà nấu kiểu mới, bổ sung thêm thiết bị lên men và thiết bị phụ trợ hệ

thống lạnh, hệ thống nồi hơi của Đức,. Năm 1992, Nhà máy đã đầu tư thêm
chiều sâu và lắp đặt thêm hệ thống thiết bị lên men ngoài trời (Unitank), thiết
bị lọc bia hiện đại, thiết bị nén, thu hồi CO2 mới, thiết bị lạnh, hai dây chuyền
chiết chai và lon với công suất 10.000 chai/giờ và 15.000 chai/giờ, cân đối với
công suất nhà máy 50 triệu lít/năm. Toàn bộ hệ thống thiết bị máy móc mới
này đều nhập của Đức, được trang bị đồng bộ, hiện đại, tự động hóa phần lớn
các khâu sản xuất. Song song với qúa trình này là việc đầu tư chiều sâu, cải tạo
hệ thống nhà hầm củ, cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại kết hợp
với công nghệ cổ truyền, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiết mẩu mã.
2.2. Các Nhà máy bia liên doanh với nước ngoài
2.2.1. Nhà máy bia Việt Nam:
Đây là liên doanh có thiết bị, công nghệ nhập từ nước ngoài, hiện đại, tự động
hóa phần lớn các khâu trong sản xuất. Sản phẩm của Nhà máy là bia chai và
bia lon mang nhãn Tiger, Heineken, chất lượng tốt. Mặt khác Nhà máy thực
hiện mạnh việc quảng cáo, tổ chức đội quân tiếp thị ở các cửa hàng, nhà hàng,
nhà hàng nên xâm nhập khá tốt cả thị trường cả miền Nam và miền Bắc. Với
mức lương cao, Nhà máy bia Việt Nam đã thu hút tuyển chọn được một đội ngủ
cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ, lành nghề, đáp ứng
hoàn toàn được những yêu cầu của sản xuất.


2.2.2. Nhà máy bia Đông Nam Á:
Dây chuyền thiết bị nhập từ nước ngoài với công nghệ của Carlsberg; trình độ
thiết bị và công nghệ khá hiện đại, sản phẩm của nhà máy là bia chai, bia lon.
Bia hơi mang nhãn hiệu Halida và Carlsberg. Sản phẩm được khách hàng Hà
Nội và các tỉnh phía Bắc ưa chuộng và đang có dấu tiêu thụ mạnh ở thị trường
TP.HCM. Đội ngủ cán bộ kỹ thuật, quản lý và công nhân lỹ thuật có trình độ
chuyên môn khá cao, được đào tạo, do đó chất lượng sản phẩm ổn định đáp
ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Công ty liên doanh bia Huế:

Liên doanh giữa Đan Mạch và Huế để sản xuất bia lon, bia chai mang nhãn
hiệu Huda. Công suất thiết kế 50 triệu lít/năm Dây chuyền công nghệ nhập chủ
yếu từ Đan Mạch và Đức, công nghệ sản xuất của Đan Mạch. Đây là một công
ty bia có trình độ công nghệ, thiết bị tương đối hiện đại, chất lượng sản phẩm
khá tốt, ổn định, chiếm thị phần lớn ở miền Trung và có xuất khẩu sang một số
nước Tây u.
2.2.4. Công ty liên doanh San Miguel Philipin và Bia Rồng Vàng Khánh
Hòa:
Công suất thiết kế 35 triệu lít/năm. Thiết bị và công nghệ nhập từ nước ngoài
thuộc loại khá hiện đại, tuy sản phẩm có chất lượng tốt nhưng chưa hợp "gu"
người tiêu dùng Việt Nam nên sức cạnh tranh chưa cao. Đội ngủ cán bộ kỹ
thuật, quản lý và công nhân của công ty có trình độ, đáp ứng được yêu cầu sản
xuất.
2.2.2.5. Công ty Foster's Tiền Giang và Foster's Đà Nẵng:
Nguyên là hai liên doanh bia BGI với Tiền Giang và Đà Nẵng, sau 4 năm hoạt
động bị thua lỗ (BGI Tiền Giang: 200 tỷ và BGI Đà Nẵng: 70 tỷ), phải bán lại
cho hãng Foster's trở thàn 100% vốn nước ngoài (nguyên nhân thua lỗ liên
quan đến thiết bị cũ mà BGI nhập vào, hầu hết thiết bị trong dây chuyền sản
xuất là của những năm 80 tân trang lại, hệ thống chiết bia không khử hết được
Oxy, làm bia bị Oxy hóa nay trong quá trình đóng chai, không đảm bảo chất
lượng khi đến tay người tiêu dùng). Hiện tại Nhà máy bia Foster's Tiền Giang
đã được nâng cấp để đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và cả hai Nhà máy
Foster's Tiền Giang, Đà Nẵng tung ra thị trường loại bia mang nhãn hiệu
Foster's với hai loại chai và lon 330ml.


2.2.3. Các nhà máy bia địa phương:
2.3.1. Các nhà máy bia địa phương có công suất lớn hơn 3 triệu lít/năm:
Thiết bị chủ yếu là gia công chế tạo trong nước, có một phần dây chuyền hoạc
thiết bị lẻ nhập của nước ngoài nên thiết bị tthường không đồng bộ, chưa tự

động hoá,lao động phần lớn là lao động thủ công. Công nghệ sản xuất trong
nước chủ yếu do các cơ quan: Viện công nghiệp thực phẩm, Viện nghiên cứu
Rượu-Bia-Nước giải khát,Viện khoa học Việt Nam...chuyển giao công nghệ
(theo công nghệ lên men củ và công nghệ lên men mới). Chất lượng sản phẩm
sản xuất ra được thị trường địa phương chấp nhận, nhưng thường không ổn định
và chưa cao. Đội ngủ công nhân lao động chủ yếu đào tạo tại chỗ, một số ít cơ
sở sản xuất có kỹ sư hoặc trình độ trung cấp chuyên ngành chịu trách nhiệm về
kỹ thuật sản xuất.
2.3.2. Các cơ sở sản xuất bia nhỏ:
Thiết bị hoàn toàn tự tạo trong nước, do các tổ hợp, các hợp tác xã và công ty
TNHH sản xuất, sản xuất thủ công, công nghệ nhiều dạng, lạc hậu, cán bộ kỹ
thuật ít ỏi, công nhân không được đào tạo. Do đó sản phẩm nhìn chung không
đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường, ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một loại hình địa phương khác là các Nhà máy sản xuất bia trang thiết bị đồng
bộ nhập từ nước ngoài. Tổng số cả nước có 14 Nhà máy, thiết bị của các nhà
máy này nhập từ Đan Mạch, Đức…nhiều nhà máy có trang thiết bị hiện đại, tự
động hóa nhiều khâu, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt.
3. NGUYÊN LIỆU, BAO BÌ SẢN XUẤT BIA:
3.1. Nguyên liệu:
Trở ngại lớn nhất là cây lúa đại mạch mãi cho đến hiện nay vẫn khó trồng và
có năng suất ổn định ở các vùng Đông Nam Á. Vì vậy, nguyên liệu chính sản
xuất bia là malt, houblon các nước này trong đó có Việt Nam thường bị phụ
thuộc vào các nước như: Úc, Pháp, Canada, Bỉ, Tiệp... Để khắc phục điều này,
nhiều nước có công nghiệp sản xuất bia chuyển sang sử dụng các lọai ngũ cốc
như: lúa tẻ, nếp, cao lương (lúa miến), kê...và theo số liệu thống kê thì có 1/3
sản lượng bia trên thế giới đã được làm bằng bột bắp. Ngay trong ngành bia
truyền thống lâu đời người ta đã thay thế ½ lúa mạch bằng gạo. Đây là lợi thế
của Việt Nam, mà các nhà máy bia Trung ương và đại phương đã sừ dụng 3040% gạo làm nguyên liệu sản xuất bia.
3.2. Bao bì :



3.2.1. Bao bì thủy tinh:
Hiện nay có 2 nhà máy chuyên sản xuất bao bì thủy tinh thuộc Tổng công ty
rượu bia nước giải khát Việt Nam quản lý. Đó là Nhà máy thủy tinh Hải Phòng,
Nhà máy thủy tinh Khánh Hội, Nhà máy thứ 3 liên doanh giữa Nhà máy thủy
tinh Phú Thọ với nước ngoài để sản xuất các loại chai phục vụ cho bia, rượu,
nước giải khát.
Bảng 6: Các nhà máy sản xuất chai thủy tinh
Đơn vị tính

Công suất

Công ty TNHH Thủy tinh Malaya - Việt Nam

tấn/ngày

160

Công ty TNHH Thủy tinh San Miguel - Hải Phòng

tấn/ngày

135

Công ty TNHH Thủy tinh San Miguel - Phú Thọ

tấn/ngày

160


Đơn vị sản xuất

(sản xuất chai, lọ, nút, nắm bằng kim loại)
Tổng :

455

Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư, 1999.

Tổng công suất của ba nhà máy thủy tinh, lọ và nút của nước ngoài liên doanh
đã lên tới 445 tấn/ngày, đảm bảo 80% nhu cầu bao bì ngành.
2.3.2. Bao bì nhôm:
Hai nhà máy sản xuất lon nhôm tại Hà Tây và Thành Phố Hồ Chí Minh liên
doanh với Crown và Carnaud Metal Box sản xuất 840 triệu lon đáp ứng khoảng
80% nhu cầu lon hiện nay.
Bảng 7: Các nhà máy sản xuất lon nhôm
Đơn vị tính

Công suất

1. Xí nghiệp liên doanh TNHH Carnaud
MetalBox - Sài Gòn

triệu lon/năm

460

2. Xí nghiệp liên doanh TNHH Crow -


triệu lon/năm

400

Đơn vị sản xuất

Hà Tây
Tổng :
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư, 1999.

860


4. NĂNG LỰC SẢN XUẤT, PHÂN BỐ NĂNG LỰC SẢN XUẤT:
4.1. Năng lực sản xuất:
Năng lực sản xuất bia hiện nay của các nhà máy đang sản xuất, xây dựng và
đã được cấp giấy phép có tổng công suất 1.020 triệu lít/năm. Trong đó các dự
án liên doanh sản xuất bia với nước ngòai có công suất 375 triệu lít chiếm
36,77%; Các Nhà máy bia Trung ương thuộc Tổng công ty rượu bia nước giải
khát Việt Nam có công suất 300 triệu lít chiếm 29,41%; Các địa phương có
công suất thiết kế 345 triệu lít chiếm 33,82% (trong đó có 14 nhà máy bia địa
phương nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài có năng lực sản xuất 84 triệu lít
chiếm 7,7%).
Bảng 8: Năng lực sản xuất của ngành bia theo loại hình sở hữu
Đơn vị tính: Triệu lít
TT

Lọai hình sở hữu

1 Quốc doanh TW

2 Liên doanh nước ngoài
3 Các địa phương
Tổng

số
cơ sở
(1)
2
6
461
469

Công suất
thiết kế
(2)
300
375
345
1020

% So
công suất
(3)=(2)/1020
29,41
36,77
33,82
100,00

Sản lượng
99

(4)
247
206
216
669

SX 99 so
Công suất
(5)=(4)/(2)
82,3
54.9
63.0
65,5

Nguồn: Báo Việt Nam Đầu tư 25/04/2000.
Cả nước hiện nay có 469 cơ sở sản xuất bia lớn nhỏ, trong đó: 02 Nhà máy của
Trung ương, 06 Nhà máy bia liên doanh, 461 nhà máy bia địa phương (trong đó
30 nhà máy có công suất dưới 2 triệu lít/năm, 20 nhà máy công suất 3 triệu
lít/năm, 397 cơ sở sản xuất có công suất dưới 1 triệu lít/năm và 14 nhà máy bia
đầu tư mới).
Bảng 9: Năng lực sản xuất ngành bia theo quy mô công suất
Quy mô
Số
%
Công suất
%
Sản lượng 99
(triệu lít)
(triệu lít)
cơ sở

• Dưới 1 triệu lít
397 84,65
196 16,12
102
• Từ 1-2 triệu lít
30
6,45
38
3,13
23
• Từ 3- 10 triệu lít
29
6,20
170 18,58
158
• Trên 10 triệu lít
13
2,70
616 62,17
386
Tổng số :
469
100
1.020
100
669
Nguồn: Tổng công ty Rượu-Bia-Nước Giải Khát Việt Nam, 1999.


Số cơ sở sản xuất dưới 1 triệu lít/năm chiếm 84,65% số cơ sở và chiếm

16,12% tổng công suất.
- Số cơ sở có công suất từ 1-2 triệu lít/năm chiếm 6,45% số cơ sở và chiếm
3,13% tổng công suất.
- Số cơ sở có công suất từ 3-10 triệu lít/năm chiếm 6,2% số cơ sở và chiếm
18,58% tổng công suất.
- Loại có công suất trên 10 triệu lít/năm chỉ chiếm 2,7% số cơ sở nhưng có
công suất tới 62,17% tổng năng lực.
- Sản lượng thực tế năm 1999 mới đạt 669 triệu lít, chỉ bằng gần 65,5% tổng
công
suất thiết kế.
-

Hiện nay, các nhà máy sản xuất bia hiện tại đã nâng công xuất thiết của mình
lên để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng nhanh chóng như: Nhà máy bia Sài Gòn
là 200 triệu lít/năm, Nhà máy bia Foster’s 90 triệu lít/năm (đang có dự án nâng
cao công suất hơn nữa), Nhà máy bia Hà Nội 100 triệu lít/năm, nhà máy bia
Huda 50 triệu lít/năm và các dự án đã vào hoạt động sản xuất như: Nhà máy
bia Bình Thuận (15 triệu lí/năm), Nhà máy bia Phú Yên (10 triệu lít/năm), Nhà
máy bia Cần thơ (10 triệu lít/năm), Nhà máy bia Bình Định (10 triệu lít/năm),
Nhà máy bia Kon Tum (5 triệu lít/năm), và một số nhà máy bia tiêu chuẩn địa
phương khác nâng tổng công suất thiết sản lượng bia của cả nước lên khoảng
1.020 triệu lít. Với tổng công suất thiết kế như trên, có thể nói thị trường cung
sản lượng bia ở Việt Nam sẳn sàng đáp ứng nhu cầu hiện tại một cách đầy đủ
và đa dạng.
4.2. Phân bổ năng lực sản xuất:
- Năng lực sản xuất bia vẫn tập trung ở hai khu vực đồng bằng sông Hồng và
miền Đông Nam Bộ.
- Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh tập trung 34,31% tổng năng lực sản xuất
cả nước và tại Hà Nội là 14%.
- Các nhà máy bia tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn hoặc thị xã, rất ít ở

vùng sâu, vùng xa và nông thôn hẻo lánh. Điều này là tất yếu vì đây là
những vùng đông dân cư, có sức tiêu thụ bia mạnh nhất.


Bảng 10: Hiện trạng và phân bổ năng lực sản xuất bia theo khu vực địa lý
Số
TT

Khu vực

1.

Trung du Miền núi phía Bắc

2.

Đồng bằng sông Hồng

3.

Số

sở

Công suất
Triệu
% so
lít
tổng số


Sản lượng 1999
Triệu
% So
lít
tổng số

Bình quân
đầu người
(lít/người)

81

64,14

6,28

32,79

4,90

2,50

237

267,54

26,20

183,59


27,44

12,67

Khu Bốn cũ

16

96,70

9,47

52,40

7,83

5,21

4.

Duyên hải Miền Trung

25

111,04

10,88

58,51


8,75

7,48

5.

Tây nguyên

4

4,70

0,46

2,15

0,38

0,65

6.

Đông Nam bộ

71

374,08

36,64


296,91

44,30

31,30

7.

Đồng bằng sông Cửu Long

36

102,80

10,07

42,95

6,40

2,62

469

1.020

100

669


100

8,50

Tổng số :

Nguồn: Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam, 1999.

Khu vực 7
10,07%

Khu vực 1
6,28%
Khu vực 2
26,20%

Khu vực 6
36,64%
Khu vực 5
0,46%

Khu vực 4
10,88%

Khu vực 3
9,47%

Hình 3: Phân bổ năng lực sản xuất bia theo khu vực địa lý



35

31,3

30
lít/người

25
20
15

12,67

10
5

5,21

2,5

7,48

0
KV1

2,62

0,65
KV2


KV3

KV4

KV5

KV6

KV7

Khu vực

Hình 4: Năng lực sản xuất bình quân đầu người từng khu vực địa lý
5. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
Những năm qua ngành bia phát triển nhanh, chưa có quy hoạch đầy đủ và chưa
có sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhiều cơ sở làm bia quy mô nhỏ ở các
địa phương, đã đến mức khó kiểm soát cả về chất lượng sản phẩm và hiệu quả
kinh tế. Nhiều địa phương sản xuất bia tự phát gây lãng phí và thất thoát tài
sản nhà nước. Theo thống kê cho biết các nhà máy bia địa phương chỉ nộp cho
ngân sách Nhà nước khoảng 50% số phải nộp, trong khi các nhà máy lớn phải
nộp thuế đúng và đầy đủ, từ đó tạo ra cạnh tranh không bình đẳng giữa các xí
nghiệp với nhau.
6. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG NGHIỆP BIA:
Trong 13 dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp được cấp giấy phép từ 1991
với tổng công suất thiết kế 741 triệu lít/năm, có tổng vốn đầu tư là 684 triệu
USD trong đó vốn pháp định chiếm 39,7%( 271.863.000 USD). Trong các dự
án được cấp, chỉ có Nhà máy Bia Việt Nam chạy gần hết công suất, các nhà
máy khác chỉ đạt tỷ lệ huy động thấp. Riêng bia BGI Tiền Giang và Đà Nẵng
sau 4 năm hoạt động lỗ (BGI Tiền Giang: 200 tỷ và BGI Hải Đà Nẳng: 70 tỷ
đồng buộc để hãng Foster's mua lại cổ phần trở thành doanh nghiệp 100% vốn

nước ngoài tại Tiền Giang và Đà Nẵng, còn BGI Hải Phòng không triển khai.
Đến nay chỉ còn 6 Nhà máy bia liên doanh hoạt động đó là:


1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nhà
Nhà
Nhà
Nhà
Nhà
Nhà

máy
máy
máy
máy
máy
máy

bia
bia
bia
bia
bia

bia

Việt Nam
Đông Á
Huda
Rồng Vàng Khánh Hoà
Foster's Tiền Giang
Foster's Đà Nẳng

Trong 6 liên doanh này có tổng vốn đầu tư là 303.471.000 USD với công suất
suất thiết kế 375 triệu lít/năm. Sản lượng thực tế năm 1999 đạt được 167 triệu
lít chiếm 44,53% công suất thiết kế.
Bảng 11: Công suất các nhà máy bia liên doanh đang hoạt động hiện nay
Đơn vị tính : triệu lít

TT

Tên doanh nghiệp

Công suất thiết kế

Sản lượng 1999

1

Nhà máy bia Việt Nam

150

93


2

Nhà máy bia Đông Nam Á

50

20,5

3

Nhà máy bia Huế

50

21,5

4

Nhà máy bia Rồng Vàng

35

10

5

Bia Foster's Tiền Giang

70


48

6

Bia Foster’s Đà Nẵng

20

13

Tổng :
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư, 1999.

375

206

7. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HP TÁC QUỐC TẾ:
Hiện tại, mỗi Nhà máy có một quy trình sản xuất riêng thích hợp với trang thiết
bị của cơ sở mình, kể cả giống vi sinh vật. Các bí quyết trong sản xuất thường
được giữ kín và ít truyền dạy cho các cơ sở khác. Việt Nam chưa có trường
chuyên dạy kỹ thuật làm bia cho công nhân, kỹ thuật viên, đốc công, các nhà
quản lý cho tới mức kỹ sư kỹ thuật. Các kiến thức về bia chỉ được truyền tải
trong trường Trung cấp hoặc đại học với mức chung cho nhiều loại hình đào
tạo.


Các xí nghiệp liên doanh cũng có cách đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật
riêng và không phổ biến cho nhau. Các cán bộ nghiên cứu ở các cơ sở nghiên

cứu hoặc trường đại học không có cơ may tiếp cận với công nghệ mới được
chuyển giao cho nên rất khó kế thừa và phát huy. Đây là điều rất đáng tiếc vì
đơn vị nào cũng phải bỏ tiền ra mua công nghệ với giá cao mà đáng ra trên quy
mô toàn quốc chỉ cần ít cơ sở mua thôi và có thể truyền lại cho nhau một cách
chính xác.
Trên trường quốc tế, nhiều nước thành lập các Viện nghiên cứu chuyên ngành
và các Viện nghiên cứu về công nghệ đồ uống ngay trong các trường đại học.
Hàng năm họ tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế chuyên môn về đồ uống
để trao đổi thảo luận những vấn đề mà ngành quan tâm. Viện nghiên cứu ở
Anh, ở khu vực Châu Thái Bình Dương hay Viện Siebel chuyên đào tạo cán
bộ ngành bia. Các cán bộ kỹ thuật của ta mới tiếp cận được với một số cơ quan
nghiên cứu đào tạo quốc tế nhưng còn ít cơ hội công tác nghiên cứu hay học
hỏi kinh nghiệm, thỉnh thoảng được đi tham quan các cơ sở sản xuất hiện đại ở
nước ngoài. Việc này chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" ít có hiệu quả thiết thực.
8. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Ngành bia Việt Nam đã có từ lâu đời, nhưng phát triển chậm chạp, mãi tới năm
1990 mới có sự khởi sắc, nhịp độ tăng trưởng của ngành bia khá cao.
Bảng 12: Tốc độ phát triển ngành bia Việt Nam
Năm
Tốc độ phát triển
(%)

1991-1992 1993-1994 1995-1996 1997-1998
26,62
44,30
17,0
10,0

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số.1413/13-19, tháng 9/1999


1999-2000
(5-6)


44,3

45

30

26,62

%

17
15

0

10

1991-1992 1993-1994

1995-1996 1997-1998

5-6

1999-2000

Hình 5: Tốc độ phát triển ngành bia Việt Nam

Sự tăng trưởng ngành bia thời kỳ qua chủ yếu trên là kết quả của đầu tư chiều
rộng và chiều sâu từ hai nguồn vốn trong nước và nước ngòai. Song yếu tố tích
cực tạo nên sự kết hợp có hiệu quả đó là đường lối công nghiệp hóa hiện đại
hóa của Nhà nước trên cơ sở phát huy tiềm lực của các thành phần kinh tế
trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngòai vào công nghiệp bia. Nhờ vậy sản
lượng bia năm 1999 đã đạt 669 triệu lít, nâng bình quân đầu người lên 8,5
lít/người/năm.


Triệu Lít

800
700
600
500
400
300
200
100
0
1992

1993

1994

1995

1996


1997

1998

1999
Năm

Hình 6: Sản lượng bia tiêu thụ qua các năm
-

Sản xuất bia ở Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đặc biệt đối với xí
nghiệp có quy mô sản xuất lớn và các sản phẩm bia chia và bia lon. Cứ sản
xuất 1 triệu lít bia thì có thể nộp cho ngân sách 5 tỷ đồng.

-

Các nhà máy bia Trung ương đã và đang được cải tạo, mở rộng và hiện đại
hóa để theo kịp công nghệ của các liên doanh tiên tiến. Đa số các liên
doanh được đầu tư công nghệ mới đồng bộ hơn. Do vậy, chất lượng bia của
Trung ương và liên doanh khá tốt.

-

Bia địa phương thiết bị không đồng bộ, chắp vá, công nhân chưa được đào
tạo kỹ, chất lượng chưa đạt và hiệu quả thấp.

-

Đội ngủ cán bộ khoa học kỹ thuật của ngành đã có một số thành công trong
việc sáng tạo công nghệ nội sinh. Nhưng lực lượng ít, lại phân tán và trang

thiết bị máy móc kém, nên tốc độ nghiên cứu còn chậm.


ĐÓNG GÓP VÀO ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
NGÀNH BIA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:
1.1. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi tầng lới dân cư về tiêu thụ bia:
Bia là thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nhu cầu tiêu dùng
bia ngày càng gia tăng cùng với sự tăng thu nhập của dân cư, hơn nữa ngành bia là
ngành đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước. Với mức tiêu thụ bình quân đầu
người 8,5 lít/người/năm là ở mức thấp. Trong khi năng lực sản xuất còn thừa.
Ngành phải tập trung khai thác năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của mọi tầng lớp dân cư.
1.2. Sản xuất với quy mô lớn để giảm bớt chí phí, tăng tính cạnh tranh sản phẩm:
Tập trung đầu tư sản xuất bia với qui mô lớn để giảm suất đầu tư, nâng cao hiệu
quả kinh tế và bảo đảm để Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam chiếm
lónh phần lớn thị trường. Từ đó hình thành Tập đoàn sản xuất bia có qui mô lớn.
1.3. Hạn chế liên doanh liên kết với nước ngòai sản xuất bia:
Trên cơ sở phát huy nội lực là chính, không liên doanh với nước ngoài để sản
xuất bia, không phát triển các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ ở các địa phương.
1.4. Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của sản xuất bia địa phương:
Những cơ sở sản xuất bia địa phương hiện có sử dụng thiết bị chấp vá không
đồng bộ công nghệ có từ nhiều nguồn, do một số cá nhân chuyển giao, chất lượng
kém. Do vậy việc đổi mới công nghệ là con đường tồn tại và phát triển của các xí
nghiệp loại này.

1.5. Làm chủ công nghệ ngoại nhập:
Đưa nhanh kết quả R &D trong nước vào sản xuất, nâng cao trình độ tiếp cận
nhanh với trình độ trình độ khu vực và thế giới, coi phát triển khoa học công nghệ
là động lực phát triển của ngành, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường
và nhờ nó mà ngành tạo được hướng đi và vị thế phát triển dài hạn.
1.6. Phát triển nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước:
Để từng bước giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu như: malt,
houblon, nguyên vật liệu phụ...phục vụ cho sản xuất bia. Ngành phải tập trung đầu
tư vốn, kỹ thuật, nghiên cứu giống cây trồng cho năng suất cao, từng bước giành
thế chủ động trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng đa phần dân cư có
thu nhập thấp, tạo công ăn việc làm tiết kiệm ngọai tệ nhập khẩu.
Nguyễn Hồng Mẫn - CH6

Trang 1


ĐÓNG GÓP VÀO ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH:
2.1. Dự báo
Theo dự báo của Bộ công nghiệp và Viện công nghiệp thực phẩm thì nhu cầu
sử dụng bia ở các thời điểm như sau:
Bảng 13: Dự báo mức tăng dân số và nhu cầu sử dụng bia ở các thời
Đơn vị tính
Chỉ tiêu
Năm
2000
2005
2010
1. Số dân

Triệu người
82
89
98
2. Tỉ lệ tăng dân số
%
2
1,8
1,7
3. Sản lượng bia
Triệu lít
800
990
1.150
4. Bình quân đầu người
Lít/người/năm
8-9
10 -11
10 -11
Nguồn: Bộ công nghiệp - Viện công nghiệp thực phẩm, 1999.

Triệu lít

1 80 0

điểm
2020
105
1,6
1.500

14 -15

1 .50 0

1 20 0

80 0

99 0

1 .15 0

60 0
0

2 00 0

2 00 5

2 01 0

2 02 0

Hình 7: Dự báo sản lượng đến năm 2020

18
12

8-9


10-11

12-13

14-15

6
0

2000

2005

2010

2020

Hình 8: Dự báo nhu cầu tiêu thụ bia bình quân theo đầu người

Nguyễn Hồng Mẫn - CH6

Trang 2


×