Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế các vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 139 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BTNMT

VIỆN KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

VKHQLMT

BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CÁC VƯỜN QUỐC GIA
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Nam Thắng

8375

HÀ NỘI - 2010


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BTNMT

VIỆN KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

VKHQLMT


BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CÁC VƯỜN QUỐC GIA
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ngày ...... tháng ...... năm 20...

Ngày ...... tháng ...... năm 20...

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TS. Đỗ Nam Thắng

PGS. TS. Phạm Văn Lợi

Ngày ...... tháng ...... năm 20...

Ngày ...... tháng ...... năm 20...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỐNG ĐÁNH GIÁ
NGHIỆM THU
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)


TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

ThS. Nguyễn Duy Hùng

TS. Nguyễn Đắc Đồng

HÀ NỘI - 2010
1


DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HIỆN ĐẾ TÀI
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Nam Thắng - Viện Khoa học quản lý môi trường
Danh sách người tham gia thực hiện đề tài:
1. TS. Phạm Văn Lợi

Viện Khoa học quản lý môi trường

2.TS. Nguyễn Hải Yến

Viện Khoa học quản lý môi trường

3. Ths. Trần Mai Phương

Viện Khoa học quản lý môi trường


4. Ths. Lê Thanh Nga

Viện Khoa học quản lý môi trường

5. Ths. Nguyễn Hoàng Phương Lan

Viện Khoa học quản lý môi trường

6. CN. Nguyễn Thị Thu Thảo

Viện Khoa học quản lý môi trường

7. CN. Nguyễn Thị Thu Hoài

Viện Khoa học quản lý môi trường

8. CN. Lê Thị Nhung

Viện Khoa học quản lý môi trường

9. CN. Nguyễn Kim Hoàn

Viện Khoa học quản lý môi trường

10. CN. Tạ Thị Thùy Linh

Viện Khoa học quản lý môi trường

11. TS. Đinh Đức Trường


Trường đại học Kinh tế Quốc dân

12. TS. Lê Hà Thanh

Trường đại học Kinh tế Quốc dân

13. Ths. Tô Việt Thắng

Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam

14. Ths. Hoàng Liên Sơn

Viện Khoa học Lâm Nghiệp

15. Ths. Đỗ Thị Hà

Viện Khoa học Lâm Nghiệp

16. Ths. Lê Thị Tuyết Anh

Viện Khoa học Lâm Nghiệp

17. KS. Lê Văn Cường

Viện Khoa học Lâm Nghiệp

18. Ths. Vũ Hải Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


2


MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ
CỦA CÁC VƯỜN QUỐC GIA ......................................................................................1
1.1. Nhu cầu sử dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ hoạt động quản lý vườn quốc
gia tại Việt Nam...............................................................................................................1
1.2. Nhu cầu ứng dụng các phương pháp lượng giá kinh tế của các vườn quốc gia tại
Việt Nam..........................................................................................................................2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................4
2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................5
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................5
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................................5
3.1. Phạm vi không gian ..................................................................................................5
3.2. Phạm vi thời gian......................................................................................................6
4. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LƯỢNG GIÁ KINH TẾ CÁC VƯỜN QUỐC
GIA PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ .......................................................................8
1.1. TIẾP CẬN LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA ............8
1.1.1. Khái niệm vườn quốc gia....................................................................................8
1.1.2. Mối quan hệ giữa hệ thống sinh thái của vườn quốc gia và hệ thống kinh tế ....8
1.1.3. Tổng giá trị kinh tế của vườn quốc gia.............................................................12
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC
GIA ................................................................................................................................14
1.2.1. Các phương pháp dựa vào thị trường thực .......................................................16
1.2.2. Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế..................................................17
1.2.3. Các phương pháp dựa vào thị trường giả định .................................................19
1.2.4. Phương pháp chuyển giao giá trị ......................................................................21

CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ
PHỤC VỤ QUẢN LÝ BẢO TỒN CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM .........................................................................................22
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ
VƯỜN QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...................................22
3


2.1.1. Kinh nghiệm của nhóm các nước phát triển .....................................................22
2.1.2. Kinh nghiệm của nhóm các nước đang phát triển ............................................25
2.1.3. Một số nhận xét chung.....................................................................................27
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM VỀ
LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CÁC VƯỜN QUỐC GIA ....................................27
2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO QUÁ TRÌNH LƯỢNG HÓA GIÁ
TRỊ KINH TẾ VQG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM
.......................................................................................................................................29
2.4. LỰA CHỌN HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN
THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM ĐỂ LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÁC
VƯỜN QUỐC GIA .......................................................................................................32
CHƯƠNG 3. LƯỢNG HÓA THÍ ĐIỂM GIÁ TRỊ KINH TẾ VƯỜN QUỐC GIA
TAM ĐẢO.....................................................................................................................36
3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VƯỜN
QUỐC GIA TAM ĐẢO ................................................................................................36
3.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................36
3.1.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................37
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................43
3.2. NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO..45
3.2.1. Giá trị sử dụng ..................................................................................................46
3.2.2. Giá trị phi sử dụng ............................................................................................53
3.2.3. Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại vườn quốc gia Tam Đảo .........60

3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC
GIA TAM ĐẢO.............................................................................................................62
3.4. XÂY DỰNG QUY TRÌNH LƯỢNG HÓA CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA
VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ...................................................................................63
3.4.1. Quy trình lượng hóa tổng giá trị kinh tế ...........................................................63
3.4.2. Quy trình xác định giá trị kinh tế của từng giá trị chức năng của vườn quốc gia
Tam Đảo .....................................................................................................................66
3.5. KẾT QUẢ LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM
ĐẢO...............................................................................................................................73
3.5.1. Lượng hóa giá trị trực tiếp ................................................................................73
4


3.5.2. Lượng hóa giá trị gián tiếp................................................................................82
3.5.3. Lượng hóa giá trị phi sử dụng...........................................................................86
3.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH LƯỢNG HÓA CÁC GIÁ TRỊ
KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO .......................................................106
3.6.1. Sử dụng phương pháp giá thị trường trực tiếp và phương pháp CVM đối với
người dân địa phương ...............................................................................................106
3.6.2. Sử dụng phương pháp TCM, CVM đối với du khách ....................................107
3.6.3. Sử dụng lời nhắc "cheap talk" ........................................................................107
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN VÀ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ BẢO TỒN DỰA TRÊN CƠ SỞ KẾT QUẢ LƯỢNG HÓA GIÁ
TRỊ KINH TẾ..............................................................................................................109
4.1. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI .................................................................................................................109
4.2. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MỨC CHI TRẢ VÀ CƠ CHẾ DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG PHÙ HỢP ..................................................................................................115
4.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA ....116
4.4. LỒNG GHÉP THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA

TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG ...................118
4.5. TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC LƯỢNG HÓA CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ
CỦA CÁC VƯỜN QUỐC GIA TRÊN CẠN VÀ VƯỜN QUỐC GIA DƯỚI NƯỚC
ĐỂ LỰA CHỌN CŨNG NHƯ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC PHƯƠNG
PHÁP LƯỢNG HÓA ĐỐI VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA CÁC VƯỜN
QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM......................................................................................120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................125
PHỤ LỤC ....................................................................................................................129

5


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Các chức năng của vườn quốc gia ...................................................................11
Bảng 2: Điều kiện áp dụng các phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của vườn quốc
gia ..................................................................................................................................32
Bảng 3: Lựa chọn phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của vườn quốc gia ..............33
Bảng 4: Số liệu khí tượng của các trạm trong khu vực Tam Đảo .................................39
Bảng 5: Tổng lượng nước chảy của mùa lũ và mùa kiệt...............................................41
Bảng 6: Các giá trị kinh tế quan trọng của vườn quốc gia Tam Đảo ............................46
Bảng 7: Ước tính lượng du khách tại Khu du lịch Tam Đảo ........................................51
Bảng 8: Thành phần hệ động vật Tam Đảo...................................................................54
Bảng 9: Thành phần hệ thực vật Tam Đảo....................................................................57
Bảng 10: Đặc điểm của du khách ..................................................................................75
Bảng 11: Mục đích đi du lịch của du khách ..................................................................76
Bảng 12: Đặc điểm của vùng.........................................................................................76
Bảng 13: Lượng khách trung bình một năm của mỗi vùng...........................................77
Bảng 14: Phân vùng du khách tới thăm vườn quốc gia Tam Đảo.................................77
Bảng 15: Tỷ lệ lượng khách đến vườn quốc gia Tam Đảo của 1 vùng/1000 dân.........78

Bảng 16: Chi phí du lịch trung bình/người của mỗi vùng.............................................78
Bảng 17: Chi phí cơ hội của thời gian du lịch...............................................................79
Bảng 18: Tổng chi phí của các vùng .............................................................................80
Bảng 19: Giá trị của tỷ lệ số lần tham quan và tổng chi phí đi du lịch đến mỗi vùng ..81
Bảng 20: Tổng lợi ích từ hoạt động du lịch tại vườn quốc gia Tam Đảo......................82
Bảng 21: Kết quả tính toán giá trị chống xói mòn đất ..................................................84
Bảng 22: Tổng hợp một số giá trị gián tiếp của vườn quốc gia Tam Đảo ....................85
Bảng 23: Tổng hợp số lượng phiếu hỏi theo các mức tiền sau khảo sát .......................91
Bảng 24: Mối tương quan tỷ lệ phần trăm và lý do không sẵn lòng chi trả ..................93
Bảng 25: Mối quan hệ giữa lượng tiền và % đồng ý chi trả..........................................94
Bảng 26: Mối tương quan tỷ lệ phần trăm và lý do sẵn lòng chi trả .............................96
Bảng 27: Số người đồng ý chi trả ở mỗi mức theo các đối tượng.................................97
Bảng 28: Mức tiền trung bình sẵn lòng chi trả..............................................................97
Bảng 29: Giải thích các tham số trong mô hình phân tích ............................................98
Bảng 30: Kết quả phân tích tham số của người dân địa phương...................................99
6


Bảng 31: Kết quả phân tích tham số của người dân Hà Nội .......................................100
Bảng 32: Kết quả phân tích tham số của du khách .....................................................101
Bảng 33: Kết quả phân tích tham số của nhà quản lý .................................................102
Bảng 34: Tổng hợp một số giá trị của vườn quốc gia Tam Đảo .................................104

7


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái của các vườn quốc gia và hệ thống kinh tế .........9
Hình 2: Mô hình hóa Tổng giá trị kinh tế của rừng.......................................................13
Hình 3: Phân loại các phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của vườn quốc gia ........15

Hình 4: Lựa chọn phương pháp phù hợp để lượng hóa giá trị kinh tế của VQG..........35
Hình 5: Bản đồ Vườn quốc gia Tam Đảo......................................................................37
Hình 6: Các phương pháp xác định giá trị của vườn quốc gia Tam Đảo ......................63
Hình 7: Qui trình lượng hóa giá trị kinh tế của vườn quốc gia .....................................64
Hình 8: Hàm cầu du lịch................................................................................................81
Hình 9: Tỉ lệ các giá trị gián tiếp/ha tại thời điểm năm 2010 của vườn quốc gia Tam
Đảo.................................................................................................................................85
Hình 10: Bản đồ VQG Tam Đảo với các địa điểm khảo sát .........................................90
Hình 11: Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ trả lời có sẵn lòng chi trả của du
khách..............................................................................................................................94
Hình 12: Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ trả lời có sẵn lòng chi trả của người
dân tại Hà Nội................................................................................................................95
Hình 13: Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ trả lời có sẵn lòng chi trả của người
dân địa phương ..............................................................................................................95
Hình 14: Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ trả lời có sẵn lòng chi trả của nhà
quản lý ...........................................................................................................................96
Hình 15: Tỉ lệ của giá trị trực tiếp, gián tiếp, phi sử dụng/ha tại thời điểm năm 2010
của vườn quốc gia Tam Đảo........................................................................................105
Hình 16: Phát triển bền vững.......................................................................................111

8


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

AC

Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được

BTTN


Bảo tồn thiên nhiên

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBD

Công ước đa dạng sinh học

CVM

Đánh giá phụ thuộc tình huống giả định

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nước

GEF

Quỹ môi trường toàn cầu

GIS

Hệ thống thông tin địa lý


HST

Hệ sinh thái

IUCN

Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

LHQ

Liên hiệp quốc

MP

Phương pháp giá thị trường

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTBV

Phát triển bền vững

RC

Phương pháp chi phí thay thế

TCM

Phương pháp chi phí du lịch


TEV

Tổng giá trị kinh tế

UNEP

Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc

VQG

Vườn quốc gia

WTP

Sẵn lòng chi trả

9


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ
CỦA CÁC VƯỜN QUỐC GIA
1.1. Nhu cầu sử dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ hoạt động quản lý vườn
quốc gia tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH)
cao với sự phong phú đa dạng về hệ sinh thái (HST), loài sinh vật và nguồn gen. Theo
Cục Bảo vệ môi trường (BVMT) (2005), hiện nước ta có khoảng 11.458 loài động vật,
21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có nhiều loài đặc chủng
quí hiếm của thế giới có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Nguồn tài nguyên ĐDSH là
một trong những nhân tố đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Hàng năm các sản phẩm nông nghiệp, lâm sản và thủy sản do ĐDSH tạo ra giá
trị khoảng 5 tỷ USD, chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội (ISGE 2006). Bên cạnh việc
cung cấp các giá trị cho sinh kế của người dân và các ngành sản xuất vật chất, ĐDSH
còn cung cấp các giá trị sinh thái quan trọng như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn
nước, chống xói mòn đất, hấp thụ CO2, phòng chống bão lụt cũng như nhiều giá trị văn
hóa, lịch sử khác cho cộng đồng và xã hội.
Bảo tồn ĐDSH kết hợp với phát triển kinh tế để hướng tới sự phát triển bền vững
(PTBV) là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược quản lý môi trường tại Việt Nam.
Trong những năm qua, Nhà nước đã đưa ra những cam kết và hành động cụ thể nhằm
sử dụng bền vững tài nguyên này. Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý như Luật BVMT, Luật ĐDSH, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chương trình
hành động quốc gia ĐDSH, Việt Nam đã tham gia Công ước đa dạng sinh học (CBD)
của Liên hiệp quốc (LHQ), đồng thời thiết lập một hệ thống gồm 30 VQG, 58 Khu
Bảo tồn thiên nhiên (BTTN), 11 Khu Bảo tồn loài và Môi sinh, 45 Khu Bảo tồn cảnh
quan và 20 Khu Rừng Khoa học và Thí nghiệm trên phạm vi cả nước.
Các vườn quốc gia (VQG) kể từ khi được thành lập đã góp phần quan trọng trong
việc gìn giữ các giá trị sinh thái, môi trường, đồng thời cũng góp phần tạo ra sinh kế
bền vững cho một số bộ phận người dân ở các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, gần
đây đánh giá của Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên
(IUCN) cho thấy nhiều VQG ở Việt Nam đang bị suy giảm nhanh chóng về chất lượng
bảo tồn. Nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng bảo tồn của các VQG bên cạnh
1


những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu, áp lực tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá,
còn có sự yếu kém trong hệ thống quản lý. Cụ thể là hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ,
chồng chéo trong phân định chức năng của các cơ quan quản lý, hệ thống quyền tài
sản chưa được phân định rõ ràng, nguồn tài chính cho bảo tồn kém bền vững, thiếu cơ
sở dữ liệu, tư liệu khoa học phục vụ quản lý.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy thông tin về giá trị kinh tế của VQG là một yếu tố

đầu vào quan trọng cho việc quản lý hiệu quả các Vườn. Tuy nhiên, tại Việt Nam các
thông tin về giá trị kinh tế của VQG còn rất thiếu, rời rạc và kém đồng bộ. Mặc dù đã
có 144 VQG và khu BTTN trên cả nước nhưng những quyết định quản lý, sử dụng tài
nguyên tại các khu vực này vẫn mang tính hành chính, kỹ thuật trong khi các khía
cạnh kinh tế chưa được nhìn nhận và xem xét đúng mức. Một trong những nguyên
nhân của tình trạng này là chúng ta chưa có các dữ liệu về giá trị kinh tế của các VQG.
Các quyết định sử dụng tài nguyên thường đứng trên quan điểm cá nhân và chỉ tính
đến những lợi ích trực tiếp mà VQG mang lại cho cá nhân trong khi các lợi ích tổng
thể mà VQG cung cấp cho xã hội thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Từ đó các
quyết định phân bổ sử dụng VQG thường không hiệu quả, không mang lại lợi ích lớn
nhất cho cộng đồng và xã hội.
1.2. Nhu cầu ứng dụng các phương pháp lượng giá kinh tế của các vườn quốc gia
tại Việt Nam
Lượng hóa giá trị kinh tế tài nguyên nói chung và giá trị của VQG nói riêng là
một chủ đề mang tính chất khoa học - ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến trong
những năm gần đây trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển do
nhu cầu khách quan và sự cần thiết của thông tin phục vụ quản lý.
Cùng với nhu cầu khách quan đó, cơ sở lý thuyết và các phương pháp và mô hình
lượng giá ngày càng đa dạng và hoàn thiện mặc dù cũng trở nên phức tạp hơn nhằm
đưa lại các kết quả chính xác, tin cậy cho các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên.
Nhìn chung trên thế giới hiện nay, xu hướng chung là có ba cách tiếp cận lượng hóa
giá trị kinh tế của VQG:
- Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để đánh
giá thiệt hại của VQG khi có chịu các tác động hay sốc (shock) bên ngoài như sự cố
tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp, thiên tai.
- Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để lượng hóa giá trị kinh
2


tế của hai hay nhiều phương án sử dụng VQG khác nhau (ví dụ: nuôi tôm, phát triển

du lịch hoặc bảo tồn).
- Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần
đóng góp tổng thể của VQG cho hệ thống phúc lợi xã hội.
Trong ba hướng tiếp cận đánh giá trên, đánh giá tổng thể có vai trò quan trọng vì
nó cung cấp thông tin nền cho các hoạt động quản lý đồng thời là dữ liệu đầu vào cho
đánh giá phân tích tác động và đánh giá từng phần.
Tại Việt Nam, việc lượng hóa giá trị kinh tế của tài nguyên và tác động môi trường
bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật BVMT 1993 trong đó đòi
hỏi việc xác định thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra. Gần đây, việc đánh
giá thiệt hại về tài nguyên và môi trường càng trở nên cấp bách cùng với áp lực phát
triển kinh tế. Vì thế, đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực này xuất hiện ở Việt
Nam. Các trường hợp và các phương pháp đánh giá cũng ngày càng đa dạng.
Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự sử dụng phương pháp giá thị trường
(MP) để đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn VQG tại Việt Nam năm
2000, trong đó ước tính sơ bộ các giá trị sử dụng trực tiếp của một số vùng đất ngập
nước tiêu biểu tại Việt Nam (Mai Trọng Nhuận và cs, 2000). Cũng sử dụng phương
pháp này, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài
nguyên VQG vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tiếp tục hoàn thiện việc áp
dụng phương pháp giá thị trường tại Việt Nam thông qua điều chỉnh một số nhân tố sai
lệch để đưa ra kết quả khá tin cậy về những khối giá trị trực tiếp của VQG tại địa bàn
nghiên cứu. Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự (2006) cũng sử dụng kỹ thuật giá thị
trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu VQG của VQG Xuân Thủy, Nam Định. Có
thể nói, MP là phương pháp lượng hóa giá trị môi trường được sử dụng phổ biến và
hoàn thiện nhất ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, để đánh giá những phần giá trị khác trong
tổng giá trị kinh tế (TEV) của tài nguyên (tài sản môi trường), các nhà nghiên cứu của
Việt Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các phương pháp phức
tạp hơn, phổ biến là phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method - TCM) và Đánh
giá phụ thuộc tình huống giả định1 (Contingent Valuation Method - CVM). Các
1


Một số tài liệu dịch thuật ngữ Contingent Valuation Method – CVM là “Đánh giá ngẫu nhiên”. Tuy nhiên
chúng tôi cho rằng cách dịch này chưa phản ánh đúng với bản chất của phương pháp sử dụng. “Contingent” sử

3


phương pháp này dựa trên các thị trường sẵn có (TCM) hoặc xây dựng các thị trường
giả định (CVM) để đánh giá phúc lợi (welfare) của người sử dụng tài nguyên khi tham
gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. Mở đầu bằng nghiên cứu
của Nguyễn Đức Thành và Lê Thị Hải (1997) về giá trị du lịch của VQG Cúc Phương
thông qua việc sử dụng phương pháp TCM, phương pháp này tiếp tục được nhân rộng
để định giá giá trị giải trí của các VQG, khu BTTN khác trong cả nước như khu BTTN
Hòn Mun, VQG Ba Bể, VQG Bạch Mã. Ngoài phương pháp TCM, phương pháp
CVM cũng được áp dụng phổ biến để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng
như lợi ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi
trường. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của tác giả Bùi
Dũng Thể (2005). Gần đây, một phương pháp đánh giá mới dựa trên thị trường giả
định và lựa chọn hành vi (Choice modelling) cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu
của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác định giá trị của bảo tồn VQG ở VQG Tràm Chim.
Tác giả Đinh Đức Trường (2010) cũng đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá giá trị
kinh tế của VQG Xuân Thủy, trong đó sử dụng TCM và CVM.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay về giá trị kinh tế của VQG tại Việt Nam
có một số các hạn chế sau:
- Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một nhóm giá trị cụ thể của VQG,
phổ biến là giá trị sử dụng trực tiếp trong khi các nhóm giá trị sử dụng gián tiếp và phi
sử dụng chưa được nghiên cứu kỹ càng.
- Thứ hai, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán sơ bộ, chưa
có sự thảo luận và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp quản lý VQG cụ thể.
- Thứ ba, các nghiên cứu chưa đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc áp

dụng các phương pháp lượng giá, đặc biệt là chưa tổng kết đánh giá khả năng áp dụng
các phương pháp này trong điều kiện Việt Nam.
Đề tài này là nghiên cứu đầu tiên xây dựng cơ sở phương pháp luận tổng hợp
lượng hoá giá trị kinh tế toàn phần của VQG, bao gồm lượng hoá các giá trị sử dụng
(use values) và giá trị phi sử dụng (non-use values), đồng thời đánh giá tính khả thi
của các phương pháp lượng giá trong điều kiện Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
dụng trong tên gọi này có nghĩa là “phụ thuộc” chứ không phải “ngẫu nhiên”. Vì vậy , trong nghiên cứu này
chúng tôi sử dụng thuật ngữ “đánh giá phụ thuộc tình huống giả định” để chỉ CVM.

4


2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế của các
VQG phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các phương pháp lượng hoá giá trị của VQG
phù hợp điều kiện Việt Nam.
- Đánh giá tính khả thi của một số phương pháp thông qua áp dụng thử nghiệm để
lượng hoá giá trị cho VQG Tam Đảo.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu thử nghiệm của đề tài được thực hiện tại VQG Tam Đảo. VQG này
được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu lượng giá thử nghiệm vì một số lý do gồm:
Thứ nhất, VQG Tam Đảo là một trong các VQG có giá trị ĐDSH cao ở Việt
Nam. Tam Đảo là nơi hội tụ của hơn 1436 loài thực vật, trong đó có những loài đặc
biệt quý hiếm như sam bông, pơmu, thông tre, kim giao, len xanh, sa nhân, trà hoa
vàng. Tại Vườn, có khoảng 1141 loài động vật, trong đó có những loài đặc biệt quý
hiếm như sa giông, gà so cổ đỏ và nhiều loài côn trùng độc đáo. Nơi đây được coi là lá

phổi điều hòa không khí cho cả miền Bắc.
Thứ hai, VQG Tam Đảo hàm chứa nhiều nhóm giá trị kinh tế khác nhau. Vì vậy
là địa bàn thích hợp để sử dụng nhiều phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của các
VQG (bao gồm cả những phương pháp truyền thống và hiện đại).
Thứ ba, VQG Tam Đảo đang phải đối mặt với mâu thuẫn rất lớn giữa công tác
bảo tồn và phát triển. Đã có đề xuất xây dựng một phần VQG thành khu chơi gôn, giải
trí, du lịch và đề xuất này đã bị các nhà hoạt động BVMT phản đối quyết liệt. Thông
tin về giá trị kinh tế có thể giúp các nhà quản lý lựa chọn được phương án quản lý
thích hợp để giải quyết bài toán bảo tồn - phát triển. Vì thế, việc tính toán giá trị kinh
tế rất có ý nghĩa cho quản lý.
Thứ tư, VQG Tam Đảo có những cơ sở dữ liệu nền về quản lý và bảo tồn khá chi
tiết, có nhiều tài liệu thứ cấp có thể phục vụ cho các hoạt động lượng giá.
Thứ năm, VQG Tam Đảo là VQG tiêu biểu cho bảo tồn HST trên cạn, nên các
kết quả nghiên cứu có thể nhân rộng ra các VQG có HST trên cạn khác.
5


3.2. Phạm vi thời gian

Giá trị kinh tế của VQG Tam Đảo là tổng giá trị kinh tế được tính tại thời điểm
năm 2010.
4. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và khoa học của lượng giá kinh tế các VQG.
- Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật lượng hóa giá trị kinh tế của các VQG.
- Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm quốc tế về lượng hóa giá trị của các VQG và
những ứng dụng quản lý của kết quả lượng giá, rút ra bài học cho Việt Nam.
- Nghiên cứu hệ thống các qui định, thông lệ quốc tế về lượng hóa giá trị kinh tế
của VQG. Liên hệ giữa kết quả lượng giá với các công cụ, chính sách quản lý.
- Lượng hóa thử nghiệm giá trị kinh tế toàn phần của VQG Tam Đảo.
- Đề xuất các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở thông tin về lượng hoá giá trị kinh tế.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nội dung trên cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa các tài liệu, mô hình, kỹ thuật, giải
pháp liên quan đã và đang được áp dụng để lượng giá, xác định giá trị kinh tế của các
VQG trên thế giới và ở Việt Nam.
Phương pháp chuyên gia: Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm xác định
giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới và ở Việt Nam, xác định các nhóm giá trị sẽ
lượng giá, xây dựng các phiếu hỏi, các câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho việc lượng giá
thử nghiệm tại VQG Tam Đảo.
Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng
trong đề tài để đánh giá các khối giá trị kinh tế của VQG Tam Đảo bao gồm hàm chi
phí du lịch, mô hình lợi ích ngẫu nhiên có tham số và phi tham số, hàm sẵn sàng chi
trả. Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở lý các lý thuyết kinh tế,
được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử
nghiệm để điều chỉnh các trục trặc và lỗi kỹ thuật phát sinh.
Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên
cứu với các đối tượng gồm các cơ sở kinh doanh, người dân, du khách tham quan, các
nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc lượng hóa giá trị kinh
6


tế và đề xuất các biện pháp quản lý VQG Tam Đảo.
Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý
bằng phần mềm thống kê SPSS và Excel; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo
luận và đề xuất biện pháp quản lý.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện báo cáo
đề tài. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận
chi tiết. Các biện pháp và qui trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết
quả phân tích và tổng hợp.

Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường: Đề tài nghiên cứu, hệ
thống hóa và sử dụng một hệ thống các phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay để
lượng hóa giá trị tài nguyên của VQG Tam Đảo. Về cơ bản gồm có 3 nhóm chính là:
các phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay
thế và các phương pháp dựa vào thị trường giả định.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LƯỢNG GIÁ KINH TẾ CÁC VƯỜN QUỐC GIA
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1.1. TIẾP CẬN LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN QUỐC GIA
1.1.1. Khái niệm vườn quốc gia
Theo Điều 16 chương III Luật đa dạng sinh học 2008, Vườn quốc gia là một hợp
phần của Khu bảo tồn.
Theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân
loại rừng đặc dụng, Vườn quốc gia (VQG) là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có
hợp phần đất ngập nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một
hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất
ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và
các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.
Theo khái niệm trên, có hai loại VQG là VQG trên cạn và VQG đất ngập nước.
Hai loại VQG này có các hệ sinh thái khác nhau và vì vậy phương pháp lượng giá
cũng khác nhau. Trong đề tài này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu lượng hóa giá trị
kinh tế của VQG trên cạn.
1.1.2. Mối quan hệ giữa hệ thống sinh thái của vườn quốc gia và hệ thống kinh tế
Xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế là xuất

phát điểm của việc tiếp cận lượng hóa giá trị kinh tế của các VQG. Trong HST, tại mọi
thời điểm luôn có sự tác động qua lại giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ
thống. Cấu trúc của HST bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao
gồm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và các quá
trình hình thành nên chức năng sinh thái của các HST nói chung và của các VQG nói
riêng. Đến lượt mình, các chức năng này lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ môi
trường và mang lại lợi ích cho con người. Hình 1 trình bày mối liên hệ giữa HST của
các VQG và hệ thống kinh tế.

8


Quá trình

Cấu trúc

Hệ sinh thái

Các thuộc tính của
hệ sinh thái:
- Sinh học
- Hóa học
- Vật lý

Sử dụng VQG
Các hàng hóa

Các dịch vụ

Giao diện giữa

Hệ sinh thái và
hệ thống kinh tế

Chức năng hệ sinh
thái VQG

Giá trị sử dụng
trực tiếp

Giá trị sử dụng
gián tiếp

Giá trị phi sử dụng:
Giá trị tồn tại
Giá trị lưu truyền

Giá trị tùy chọn
Giá trị không sử

Giá trị sử dụng

Hệ thống kinh té

Các giá trị của VQG

Tổng giá trị kinh tế

Hình 1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái của các vườn quốc gia và hệ thống kinh tế
Nguồn: Sylvie Moardet and Ate Koukou-Tchamba, 2005
Nếu con người có sự ưa thích (preference) đối với các lợi ích nói trên và sẵn lòng

chi trả (WTP) để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ HST VQG thì các lợi ích
này sẽ có giá trị kinh tế. Theo Bateman và Willis (1999), giá trị kinh tế là một khái
niệm mang tính cụ thể và không phải là bản chất của bất cứ thứ gì. Giá trị kinh tế chỉ
xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn, các
thuộc tính môi trường của VQG chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trong hàm lợi
ích của một cá nhân (individual utility function) hoặc hàm chi phí của một doanh
nghiệp (firm production function). Như vậy, các chức năng của HST tự nó không
mang lại giá trị kinh tế; thay vì đó, các chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ
9


và việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó mới mang lại các giá trị kinh tế cho con
người (Đinh Đức Trường, 2010).
Như trong hình 1, các chức năng của HST trong VQG là cung cấp các hàng hóa
và dịch vụ cho hệ thống kinh tế. Về cơ bản, chức năng sinh thái của HST VQG là kết
quả của sự tương tác liên tục giữa các cấu trúc và quá trình sinh thái. Barbier (1994)
đưa ra hệ thống phân loại các chức năng của VQG gồm 4 nhóm chính là chức năng
điều tiết (regulation function), chức năng cư trú (habitat function), chức năng sản xuất
(production function) và chức năng thông tin (information function) (bảng 1).
Chức năng điều tiết: có liên quan đến năng lực của HST trong việc điều tiết các
quá trình căn bản của HST và hệ thống hỗ trợ đời sống (life support systems) thông
qua chu trình sinh địa hóa và các quá trình sinh học. Bên cạnh việc duy trì HST, chức
năng điều tiết cũng cung ứng nhiều dịch vụ mang lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho
con người (ví dụ: không khí, nước, dịch vụ kiểm soát sinh thái).
Chức năng cư trú: của HST liên quan đến việc cung cấp địa bàn cư trú và sinh sản
cho các sinh vật, từ đó giúp bảo tồn và duy trì nguồn gen, ĐDSH và quá trình tiến hóa.
Chức năng sản xuất: quá trình quang hợp của HST chuyển hóa năng lượng, khí
CO2, nước và các chất dinh dưỡng thành nhiều dạng cấu trúc cacbon. Các cấu trúc này
sau đó được sử dụng bởi các sinh vật để tổng hợp thành sinh khối của hệ. Sự đa dạng
trong cấu trúc cacbon cung cấp hàng hóa sinh thái cho con người như thực phẩm,

nguyên liệu thô hay các nguồn năng lượng.
Chức năng thông tin: HST cung cấp thông tin cơ bản cho đời sống tinh thần của
con người như giải trí, thẩm mỹ, văn hóa, tôn giáo, khoa học, giáo dục.

10


Bảng 1: Các chức năng của vườn quốc gia
VQG trên cạn

VQG đất ngập nước
1. Điều tiết không khí
2. Điều hòa khí hậu

1. Điều tiết không khí

3. Phòng ngừa các tác động

2. Điều hòa khí hậu

4. Điều tiết nước

Chức năng 3. Điều tiết nước
điều tiết

5. Ổn định đất

4. Giữ đất

6. Chu trình dinh dưỡng


5. Hấp thụ CO2

7. Xử lý ô nhiễm

6. Phòng chống lụt bão

8. Kiểm soát sinh thái
9. Hấp thụ CO2

1. Cung cấp nơi cư trú cho các
loài động thực vật hoang dã
Chức năng 2. Bảo tồn thực vật
cư trú

1. Gỗ, than, củi

1. Gỗ, củi, than củi
2. Thực phẩm (các loài động
thực vật trên cạn)

thông tin

2. Thực phẩm (các loài động thực
vật trên cạn và dưới nước)
3. Nguồn gen

3. Nguồn gen

4. Nguồn dược liệu


4. Nguồn dược liệu

Chức năng

2. Bảo tồn các loài động thực vật
3. Cung cấp nơi sinh sản

4. Cung cấp nơi sinh sản

sản xuất

động thực vật hoang dã trên cạn và
các loài thủy hải sản dưới nước

3. Bảo tồn các loài hươu, chim
cảnh và các động vật khác

Chức năng

1. Cung cấp nơi cư trú cho các loài

5. Đồ trang sức

1. Thông tin thẩm mỹ

1. Thông tin thẩm mỹ

2. Giải trí, du lịch


2. Giải trí, du lịch

3. Giá trị tinh thần và văn hóa

3. Giá trị tinh thầnvà văn hóa

4. Giá trị văn hóa, lịch sử

4. Giá trị văn hóa, lịch sử

5. Giá trị giáo dục, khoa học

5. Giá trị giáo dục, khoa học
Nguồn: Barbier, 1994

11


1.1.3. Tổng giá trị kinh tế của vườn quốc gia
1.1.3.1. Khái niệm tổng giá trị kinh tế môi trường
Khái niệm về TEV của môi trường và tài nguyên thiên nhiên được Pearce đưa ra
vào năm 1993. Từ đó đến nay, khái niệm này đã trở thành then chốt trong việc xác
định và phân loại các lợi ích của môi trường và tài nguyên. Tổng hợp từ nhiều tư liệu
nghiên cứu cho thấy, hiện nay có 2 cách tiếp cận khi xác định TEV của rừng đó là
cách tiếp cận theo lợi ích sử dụng và cách tiếp cận theo tổng lợi ích.
Cách tiếp cận giá trị của rừng theo lợi ích sử dụng cho rằng: TEV của HST là
tổng thể những lợi ích mà một HST trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại cho cộng đồng và
xã hội. TEV bao gồm giá trị nội tại và giá trị ngoại tác, trong đó (i) Giá trị nội tại là
tổng thể những lợi ích kinh tế mà HST tạo ra trong phạm vi địa giới và không gian của
HST (ii) Giá trị ngoại tác của là giá trị vượt ra ngoài phạm vi địa giới và không gian

của HST (môi trường, phòng hộ…).
Cách tiếp cận giá trị của rừng theo tổng lợi ích cho rằng: TEV của HST được
phân thành 2 loại là giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Trong đó, (i) Giá trị sử dụng
gồm giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV), giá trị sử dụng gián tiếp
(Indirect Use Value – IUV), và giá trị lựa chọn (Option Value – OP) và (ii) Giá trị phi
sử dụng gồm giá trị giá trị tồn tại (Existence Value – EV) và giá trị lưu truyền
(Bequest Value – BV). Từ những khái niệm trên có thể hiểu TEV của rừng được sơ đồ
hóa trong hình 2 dưới đây.

12


Tổng giá trị kinh tế của VQG (TEV)

Giá trị sử dụng

Giá trị phi sử dụng

Giá trị
sử dụng
trực tiếp

Giá trị sử
dụng gián
tiếp

Giá trị
lựa chọn

Giá trị

để lại

Giá trị
tồn tại

Giá sản
phẩm sử
dụng/ mua
bán trực
tiếp

Các lợi ích
tạo ra từ các
chức năng
sinh thái của
vườn quốc
gia

Các giá trị
sử dụng
trực tiếp
hoặc gián
tiếp trong
tương lai.

Các giá trị
thế hệ hiện
tại muốn gìn
giữ cho thế
hệ mai sau


Các giá trị
bảo tồn
ĐDSH thẩm
mỹ, văn
hoá,…

- Môi
trường sống
- Các thay
đổi không
thể đảo
ngược
-…

- Văn hoá,
lịch sử…
- Các loại
động thực
vật quý
hiếm
-…

- Thực
phẩm
- Sinh khối
- Giải trí
- Sức khỏe
- ...


- Chức
năng sinh
thái
- Kiểm soát
lũ lụt
- Bảo vệ
đầu nguồn
-…

- Đa dạng
sinh học
- Bảo vệ
môi trường
sống
-…

Hình 2: Mô hình hóa Tổng giá trị kinh tế của rừng
Nguồn: Turner và Pearce, 1993
1.1.3.2. Các giá trị kinh tế của vườn quốc gia
A. Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV): Có 2 quan điểm điển hình về giá
trị sử dụng trực tiếp.
- Quan điểm thứ nhất: Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trực
tiếp mà HST của VQG cung cấp mà chúng ta có thể tính toán được giá và khối lượng
trên thị trường.
- Quan điểm thứ hai: Giá trị sử dụng trực tiếp là các lợi ích nhận được từ việc sử dụng
trực tiếp tài sản và có thể được chia thành hai loại là sử dụng tiêu hao và sử dụng
không tiêu hao. Chẳng hạn giá trị sử dụng trực tiếp của rừng gồm giá trị sử dụng tiêu
hao như sản xuất gỗ, thực phẩm và các lâm sản ngoài gỗ khác; giá trị sử dụng không
13



tiêu hao bao gồm các hoạt động giải trí và các hình thái du lịch thậm chí chỉ là xem
hình ảnh phóng sự trên ti vi.
Như vậy, có thể hiểu giá trị sử dụng trực tiếp của VQG là những giá trị gần gũi
với cuộc sống hàng ngày của con người mà rừng đem lại, bao gồm: gỗ, củi, lâm sản
ngoài gỗ và cảnh quan du lịch. Việc sử dụng trực tiếp có thể mang tính chất thương
mại và phi thương mại.
Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV)
Giá trị sử dụng gián tiếp là các giá trị kinh tế do các dịch vụ môi trường và chức
năng sinh thái sinh của VQG tạo ra như phòng hộ đầu nguồn, kiểm soát xói mòn, giữ
đất, giữ nước, điều hoà không khí hấp thụ CO2, cung cấp O2 …
Giá trị lựa chọn (Option Value – OP)
Giá trị lựa chọn về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng
gián tiếp của VQG mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý
do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai. Ví dụ giá trị du lịch, cảnh quan, dược phẩm.
B. Giá trị phi sử dụng
Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của VQG và được chia thành
giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lưu truyền (bequest value).
Giá trị tồn tại là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá
nhân khi biết được các thuộc tính của VQG đang tồn tại ở một trạng thái nào đó và
thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó.
Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng
tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị này cũng
thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế
hệ mai sau.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VƯỜN
QUỐC GIA
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp
thực nghiệm để lượng hóa giá trị kinh tế của môi trường. Cho đến nay, chưa có một hệ

thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để lượng hóa giá trị của
VQG, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho các
VQG cụ thể. Về cơ bản, tương ứng với từng nhóm giá trị kinh tế khác nhau sẽ có
14


những phương pháp lượng giá thích hợp.
Các phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của VQG được chia thành ba nhóm
chính là:
- Nhóm phương pháp dựa trên thị trường thực (market price method)
- Nhóm phương pháp đánh giá dựa trên sự bộc lộ sở thích (revealed preference
method)
- Nhóm phương pháp đánh giá dựa trên tuyên bố sở thích (stated preference
method) (Spash và Henly 1993).
Barbier (1997) phân chia các phương pháp thành ba loại là:
- Các phương pháp dựa vào thị trường thực (real market)
- Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (surrogate market)
- Các phương pháp dựa vào thị trường giả định (hypothetical market).
Ngoài ra, gần đây phương pháp chuyển giao giá trị (benefit transfer) cũng được
sử dụng rộng rãi trong lượng hóa giá trị kinh tế các VQG.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA
VQG

Thị trường thực

Thị trường thay
thế

Thị trường giả
định


Giá thị trường
(MP)

Chi phí
du lịch

Chi phí thay thế

(TCM)

Giá trị
hưởng
thụ

Chi phí thiệt hại

Đánh
giá phụ
thuộc
tình
huống
giả định

tránh được (AC)

(CVM)

(RC)


(HPM)

Phương
pháp
chuyển giao
giá trị


hình
lựa
chọn
(CM)

Hình 3: Phân loại các phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của vườn quốc gia
Nguồn: Barbier 1997, Brower 2000.
15


×