Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIÁO ÁN TÍCH HỢP MÔN SINH ĐẠT GIẢI BA QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.47 KB, 12 trang )

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
MÔN SINH: LỚP 10

Tiết 21. Bài 17. QUANG HỢP
Họ và tên: Nguyễn Thị Châu Yên
Chức vụ: Giáo viên
Trường: THPT Bến Tre
Năm học: 2013-2014

1


Tiết 21. Bài 17. QUANG HỢP
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức:
1.1. Môn Sinh học
- Nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.
- Hiểu được cơ chế của quang hợp.
- Mô tả được vị trí diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng và pha tối.
- Mô tả được mối liên hệ giữa 2 pha.
- Giải thích được nguồn gốc oxi, và oxi trong quang hợp có vai trò quan trọng
đối với sinh quyển.
1.2. Môn Hóa học
- Nêu được tính chất của oxi, ứng dụng của oxi trong thực tế cuộc sống và quá
trình điều chế oxi.
+ Lớp 8: Bài 24. Tính chất của oxi Bài 25. Sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp - Ứng
dụng của oxi; Bài 27. Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy; Bài 36. Nước.
+ Lớp 10: Bài 29. Oxi Ozon
- Đặc điểm, tính chất, cấu tạo hóa học và vai trò của các hợp chất hữu cơ nói
chung và cacbohidrat nói riêng trong môi trường và trong cơ thể sinh vật.


+ Lớp 9. Bài 34. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 50. Glucozo
2


Bài 52. Tinh bột và xenlulozo
1.3. Môn Vật lý
- Nêu được các tác dụng của ánh sáng để chứng tỏ ánh sáng có năng lượng và
năng lượng ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác nhau. Năng
lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng
khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
+ Lớp 9: Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng. Bài 59. Năng lượng và sự chuyển
hóa năng lượng. Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng.
1.4. Môn Địa lý
- Rừng là lá phổi của trái đất nhưng dưới sức ép của dân số, sự bùng nổ của sự
đô thị hóa, hoạt động công nghiệp, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã làm
cho diện tích rừng bị thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên bị xâm phạm nghiêm
trọng. Dẫn đến ô nhiễm môi trường, làm biến đổi khí hậu, xuất hiện hiệu ứng
nhà kính,..
+ Lớp 7: Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng;
Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; Bài 15. Hoạt động công nghiệp
ở đới ôn hòa; Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
1.5. Môn GDCD
- Hiểu được quan niệm về đạo đức, chuẩn mực đạo đức của con người đối với
bản thân , gia đình và xã hội
- Hiểu được các vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,...
+ Lớp 10: Bài 10. Quan niệm về đạo đức; Bài 15. Công dân với một số vấn đề
cấp thiết của nhân loại.

2. Kỹ năng:
3


2.1. Môn Sinh
- Giáo dục kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
- Giáo dục kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Giáo dục kỹ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm và hợp tác trong
hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích tổng hợp kiến thức về quang hợp.
- Phát triển kĩ năng quan sát giải thích hiện tượng ngoài tự nhiên. Liên hệ vận
dụng kiến thức vào thực tế
- Phát triển kĩ năng sưu tầm tài liệu, xử lý cập nhật thông tin có tính thời sự, biết
ứng dụng CNTT.
2.2. Môn Hóa học
+ Lớp 8: Bài 24. Tính chất của oxi Bài 25. Sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp - Ứng
dụng của oxi; Bài 27. Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy; Bài 36. Nước.
+ Lớp 10: Bài 29. Oxi Ozon
+ Lớp 9. Bài 34. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 50. Glucozo
Bài 52. Tinh bột và xenlulozo
2.3. Môn Vật lý
+ Lớp 9: Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng. Bài 59. Năng lượng và sự chuyển
hóa năng lượng. Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng.
2.4. Môn Địa lý
+ Lớp 7: Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng;
4



Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; Bài 15. Hoạt động công nghiệp
ở đới ôn hòa; Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
2.5. Môn GDCD
+ Lớp 10: Bài 10. Quan niệm về đạo đức; Bài 15. Công dân với một số vấn đề
cấp thiết của nhân loại.
2.6. Giáo dục kĩ năng sống
- Biết cách giải quyết tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống một cách linh
hoạt theo chuẩn mực đạo đức xã hội.
3. Thái độ
- Trung thực, cẩn thận, nhiệt tình hợp tác trong các hoạt động chung.
- Thấy được vai trò quan trọng của quá trình quang hợp, sản phẩm của quang
hợp đối với sinh vật nói riêng và môi trường sống nói chung.
- Nhận thức tốt về môi trường trong sạch, để từ đó thấy rõ trách nhiệm của bản
thân về vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tích cực tuyên truyền tới mọi người xung quanh về vai trò của cây xanh, của
môi trường sạch đẹp, và sự cân bằng trong sinh giới.
II. Chuẩn bị
1. Của giáo viên
- Phương pháp dạy học: dự án
- Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm, trao đổi tọa đàm, tìm tòi, giải quyết
vấn đề.
- Thiết bị dạy học
2. Của học sinh

5


- Học bài cũ
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 21. Bài 17. Quang hợp - Sinh học 10.
- Chuẩn bị sản phảm theo hướng dẫn của giáo viên

Hỏi đáp, thuyết trình, trực quan, giải thích, thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

Ngày

Thứ

13/1/14 2

Lớp

Tiết

Sĩ số

10A1

4

38/38

Học sinh vắng

- Tổ chức lớp: chia lớp thành 4 nhóm
- Thu sản phẩm chuẩn bị của mỗi tổ:
Nhóm 1:Những sản phẩm của quá trình quang hợp có trong môi trường?
Nhóm 2: trình bày hoạt động của pha sáng
Nhóm 3: trình bày hoạt động của pha tối
Nhóm 4: trình bày mối quan hệ giữa 2 pha và mối quan hệ giữa hô hấp và

quang hợp?
2. Kiểm tra bài cũ: Trả lời câu hỏi số 1, 2 trong SGK trang 66
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh
3. Giảng bài mới:
Ở bài Hô hấp chúng ta đã nghiên cứu về quá trình chuyển năng lượng của các
nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP. Hôm nay chúng ta tiếp tục
nghiên cứu một quá trình chuyển năng lượng của ánh sáng thành năng lượng
hóa năng. Vào bài Quang hợp.

6


7


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: Khái niệm
quang hợp.

I. Khái niệm quang
hợp.

GV đưa ra hình sau

1. Khái niệm.

- Quang hợp xảy ra ở
Các nhóm học sinh thảo
lục lạp.
luận và xây dựng đáp án
- Quang hợp là quá
trình sử dụng năng
lượng ánh sáng để tổng
hợp chất hữu cơ từ
nguyên liệu vô cơ.
- Nhóm sinh vật có khả
năng quang hợp: thực
vật, tảo, một số vi
khuẩn.

GV đưa các câu hỏi cho
các nhóm thảo luận và
hoàn thành:
- Quang hợp xảy ra ở bào
quan nào?
- Quang hợp là gì?

2. Phương trình tổng
quát :

- Những sinh vật nào có
khả năng quang hợp?

CO2 + H2O + NLAS ->
(CH2O) + O2 .


- Phương trình tổng quát
của quá trình quang hợp?
GV cho các nhóm đại
diện lên trả lời. Sau đó
nhận xét và chốt kiến
thức.

8


4. Củng cố:
- Giáo viên cho HS làm bài trắc nghiệm trong 5 phút cuối bài để kiểm tra kiến
thức tiếp thu được sau bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chụp ảnh một số khu vực ô nhiễm ở Phúc Yên? Nêu nguyên nhân và tự đưa ra
hướng khắc phục
- Về nhà làm các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài 18.
IV. Kiểm tra đánh giá:
1. Cách thức kiểm tra đánh giá
- Kiểm dưới dạng trắc nghiệm khách quan
- Học sinh tự đánh giá kết của học tập của mình qua dự án
2. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Dựa vào mặt định lượng - Điểm số của bài kiểm tra đạt từ trung bình trở lên.
- Dựa vào mặt định tính – Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào giải
quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, có tinh thần, ý thức, thái
độ học tập vừa sôi nổi, vừa nghiêm túc.
3. Nội dung và kết quả
- Sau khi kết thúc bài học, tôi tiến hành cho HS làm bài trắc nghiệm trong 5
phút nhằm đánh giá kết quả học tập của các em về mặt định lượng

ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Sinh học 10
(Thời gian làm bài 5 phút, không kể thời gian phát đề)
Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1. Quang hợp chỉ được thực hiện ở
A- tảo, thực vật, động vật.
9


B- tảo, thực vật, nấm.
C- tảo, thực vật và một số vi khuẩn.
D- tảo, nấm và một số vi khuẩn.
Câu 2. Trong quá trình quang hợp, oxy được sinh ra từ
A- H2O.
B- CO2.
C- chất diệp lục.
D- chất hữu cơ.
Câu 3. Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời thực hiện được nhờ
A- lục lạp.
B- màng tilacôit.
C- chất nền của lục lạp.
D- các phân tử sắc tố quang hợp.
Câu 4. Pha tối của quang hợp còn được gọi là
A. pha sáng của quang hợp.
B. quá trình cố định CO2.
C. quá trình chuyển hoá năng lượng.
D. quá trình tổng hợp cacbonhidrat.
Câu 5. Sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp là
A. đây là 2 quá trình ngược chiều nhau.
B . sản phẩm C6H12O6 của quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá

trình hô hấp.
C. quang hợp là quá trình tổng hợp, thu năng lượng, tổng hợp còn hô hấp
là quá trình phân giải, thải năng lượng.
D. cả A, B, C.
10


GV: Đưa

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

D


B

C

Yêu cầu HS chấm bài chéo cho nhau để đánh giá bạn và tự đánh giá mình.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra và kết quả học tập của cả dự án

Phân tích định lượng bài kiểm tra
Kết quả bài kiểm tra cuối bài học
Tổng bài
kiểm tra

77

Điểm dưới
TB

Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

0

0

3

3,9

56

72,7

18

23,4

Từ kết quả này cho thấy 100% HS đạt yêu cầu.
Phân tích đánh giá định tính
Ở trên lớp khi GV hướng dẫn thực hiện một kỹ năng nào đó, các em đều
tích cực lắng nghe và thực hiện theo các bước rèn kỹ năng vào từng tình huống

cụ thể để hoàn thành và xung phong trả lời. Ban đầu khi thực hiện rèn kỹ năng
các em còn cần tới sự kèm cặp, gợi ý của GV, nhưng sau đó các em đã chủ
động tự giác làm việc.
11


PHIẾU HỌC TẬP
Điểm phân biệt

Pha sáng

Điều kiện
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm

12

Pha tối



×