Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEB SIÊU THỊ TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN TIN HỌC
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
WEB SIÊU THỊ TRỰC TUYẾN
VỚI ASP.NET MVC

SINH VIÊN :
ĐẶNG TIẾN LỘC – A07138
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
Ths. ĐOÀN QUANG MINH
HÀ NỘI 5/ 2010
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
MVC Model View Controller Mô hình lập trình ba lớp Model, View, Controller
được sử dụng trong nhiều framework lập trình
web trong đó có ASP.NET MVC, ZEND ,
J2EE…
API Application
Programming Interface
Giao diện lập trình được sử dụng bởi một ứng
dụng qua đó cho phép nó tương tác với ứng
dụng khác
ACK ACKnowledgement Thừa nhận một trường xác thực trong gói tin
http.
URL Uniform Resource
Locator
Địa chỉ website
LINQ .NET Language
Intergrated Query
Ngôn ngữ truy vấn tích hợp với .NET
CDN Content Delivery


Network
Mạng phân phối nội dung
SMTP Simple Mail Transfer
Protocol
Giao thức gửi thư điện tử
SSL Secure Socket Layer Tầng bảo mật Socket
IIS Internet Information
Server
Máy chủ thông tin mạng
EML Electronic Mail Thư điện tử (đuôi của tệp thư điện tử)
DOM Document Object
Model
định nghĩa tập các đối tượng chuẩn cho tất cả
tài liệu có cấu trúc
UI User Interface Giao diện người dùng
CPU Control Processing
Unit
Bộ điều khiển xử lí trong máy tính
MỤC LỤC
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................................4
1.1.Tổng quan về ASP.NET MVC......................................................................................4
1.2.Tổng quan về ứng dụng thương mại siêu thị trực tuyến..............................................4
1.3. Yêu cầu đặt ra cho kiến trúc hệ thống..........................................................................5
1.4.Thiết kế kiến trúc hệ thống............................................................................................5
1.4.1.Thiết kế kiến trúc phân tầng...................................................................................6
1.4.2.Lựa chọn lưu trữ dữ liệu và thiết kế tầng truy xuất dữ liệu..................................6
1.4.3.Thiết kế tầng logic nghiệp vụ...............................................................................10
1.4.4.Xây dựng vùng nhớ đệm - caching , sử dụng mạng phân phối nội dung tăng

hiệu năng của hệ thống..................................................................................................11
1.4.5.Tầng trình diễn (UI hay Views) ..........................................................................11
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU ASP.NET MVC VÀ LINQ.........................................................13
1.5.ASP.NET MVC là gì?.................................................................................................13
1.5.1.Mô hình MVC cơ bản..........................................................................................13
1.5.2.Một vài đặc tính của ASP.NET MVC.................................................................13
1.6.Sự khác biệt so với Web Form....................................................................................14
1.7.Quá trình thực thi một ứng dụng nền web ASP.NET MVC.......................................16
1.8.Linq to SQL là gì?.......................................................................................................17
1.9.Mô hình hóa CSDL dùng Linq to SQL.......................................................................18
1.10.Tìm hiểu lớp DataContext.........................................................................................19
1.11.Các ví dụ Linq to SQL..............................................................................................20
1.12.Tổng kết.....................................................................................................................22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ ỨNG DỤNG ........................................................24
1.13.Thiết kế hệ thống ......................................................................................................24
1.13.1.Các module của hệ thống ..................................................................................24
1.13.2.Mối quan hệ giữa các module ...........................................................................25
1.14.Đặc tả sơ lược các module .......................................................................................25
1.14.1.Module hồ sơ và thành viên...............................................................................25
1.14.2.Module lấy ý kiến khách hàng...........................................................................25
1.14.3.Module thương mại............................................................................................25
1.14.4.Module gửi thư...................................................................................................25
1.14.5.Module diễn đàn.................................................................................................25
1.14.6.Module tìm kiếm siêu thị...................................................................................26
1.14.7.Module bài báo, tin tức, và blog........................................................................26
1.14.8.Module quốc tế hóa............................................................................................26
1.14.9.Module kiểm thử................................................................................................26
1.15.Tổng quan về module................................................................................................27
1.16.Sơ đồ chức năng........................................................................................................28
1.17.Các bảng DL của module..........................................................................................28

1.17.1.Tạo bảng DL.......................................................................................................28
1.17.2.Cấu hình trong web.config cho membership, role và profile:...........................29
1.18.Models.......................................................................................................................30
1.18.1.Lớp UserInformation..........................................................................................30
1.18.2.Lớp ProfileInformation......................................................................................30
1.19.Controllers.................................................................................................................31
1.20.Views.........................................................................................................................32
1.21.Sử dụng Javascript.....................................................................................................33
i
1.22.Cấu hình định tuyến..................................................................................................34
1.23.Xử lí xác thực người dùng.........................................................................................34
1.24.Tổng quan về module................................................................................................35
1.25.Sơ đồ chức năng........................................................................................................36
1.26.Tìm hiểu , sử dụng Paypal cho chức năng thanh toán (check out)...........................36
1.26.1.Tạo tài khoản ảo cho mục đích kiểm thử...........................................................37
1.26.2.Quá trình thanh toán với Paypal từ website thương mại...................................37
1.27.Các bảng dữ liệu của module....................................................................................39
1.28.Lớp thiết lập cấu hình cho module thương mại........................................................39
1.29.Model.........................................................................................................................40
1.30.Controller...................................................................................................................41
1.31.View...........................................................................................................................42
1.32.Sử dụng JavaScript....................................................................................................44
1.33.Cấu hình định tuyến .................................................................................................47
1.34.Tổng quan về module................................................................................................49
1.35.Các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng module: .....................................................49
1.36.Sơ đồ chức năng........................................................................................................52
1.37.Các bảng dữ liệu........................................................................................................52
1.38.Thiết kế lớp cấu hình cho module.............................................................................53
1.39.Model.........................................................................................................................53
1.40.Controller...................................................................................................................54

1.41.View...........................................................................................................................54
1.42.Cấu hình định tuyến..................................................................................................55
1.43.Tổng quan về module................................................................................................56
1.44.Sơ đồ chức năng........................................................................................................56
1.45.Các bảng dữ liệu .......................................................................................................57
1.46.Thiết kế lớp cấu hình cho module.............................................................................58
1.47.Model.........................................................................................................................58
1.48.Controller...................................................................................................................59
1.49.View...........................................................................................................................60
1.50.Sử dụng javascript.....................................................................................................60
1.51.Cấu hình định tuyến..................................................................................................65
1.52.Tổng quan về module................................................................................................67
1.53.Sơ đồ chức năng........................................................................................................67
1.54.Các bảng dữ liệu........................................................................................................68
1.55.Xây dựng lớp ForumsElement cho thiết lập cấu hình module.................................68
1.56.Model.........................................................................................................................68
1.57.Controller...................................................................................................................69
1.58.View...........................................................................................................................70
1.59.Sử dụng javascript.....................................................................................................71
1.60.Cấu hình định tuyến..................................................................................................75
1.61.Cấu hình trong tệp web.config..................................................................................76
1.62.Tổng quan về module................................................................................................77
1.63.Sơ đồ chức năng........................................................................................................77
1.64.Các bảng dữ liệu........................................................................................................78
1.65.Xây dựng lớp ArticleElement cho thiết lập cấu hình của module...........................78
1.66.Model.........................................................................................................................79
1.67.Controller...................................................................................................................80
1.68.View...........................................................................................................................81
1.69.Sử dụng javascript.....................................................................................................82
1.70.Cấu hình định tuyến..................................................................................................88

1.71.Tổng quan về module................................................................................................92
1.72.Xây dựng module .....................................................................................................92
1.72.1.Các Service hỗ trợ quốc tế hóa trong Framework của Microsoft.....................92
1.72.2.Xây dựng các tệp tài nguyên .............................................................................93
1.72.3.Controller của module........................................................................................95
1.72.4.View tương ứng của module..............................................................................95
1.73.Tổng quan về module................................................................................................96
1.74.Code cho module.......................................................................................................96
CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG WEB FORMS TRONG ỨNG DỤNG ASP.NET MVC...........99
1.75.Các lí do cho sự kết hợp giữa 2 công nghệ ..............................................................99
1.76.Tại sao có thể thực hiện được sự kết hợp này..........................................................99
1.77.Các bước để kết hợp các trang WebForms vào ứng dụng ASP.NET MVC............99
1.78.Tổng quan về module..............................................................................................100
1.79.Sơ đồ chức năng .....................................................................................................100
1.80.Phân tích cách xây dựng chức năng........................................................................100
1.81.Bảng CSDL..............................................................................................................101
1.82.Các lớp hỗ trợ trong module...................................................................................102
1.83.View ........................................................................................................................104
1.84.Thêm định tuyến cho các trang view của module..................................................105
1.85.Vấn đề bảo mật........................................................................................................106
CHƯƠNG 5: TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................108
1.86.Các bước triển khai ................................................................................................108
1.87.Triển khai Global Store Site....................................................................................108
1.88.Cấu hình IIS 7.0 cho Framework MVC sử dụng Microsoft Web Platform Installer
..........................................................................................................................................109
1.89.Thêm Global Store site vào IIS 7.0.........................................................................112
1.90. Hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm mở rộng.......................................................................114
1.91.Mở rộng chức năng tìm kiếm cửa hàng gần nhất...................................................114
1.92.Xây dựng module báo cáo tình hình bán hàng của siêu thị kết xuất ra các tệp định
dạng Execel , Pdf.............................................................................................................114

KẾT LUẬN.............................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................116
DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................................117
GIỚI THIỆU CHUNG
Trong chuyên đề tốt nghiệp này em thực hiện việc tìm hiểu ASP.NET MVC , mô
hình thương mại điện tử trực tuyến của các chuỗi siêu thị lớn trên thế giới như
, qua đó xây dựng hệ thống
thương mại trực tuyến trên nền tảng gồm các module:
• Module thành viên và hồ sơ.
- Đăng kí tài khoản
- Đăng nhập, đăng xuất
- Quản lí hồ sơ
- Quản lí vai trò người dùng, xóa , tạo vai trò
- Quản lí người dùng, tìm kiếm người dùng theo tên – theo email , xóa người
dùng, sửa đổi thông tin người dùng
• Moudle thương mại
- Duyệt toàn bộ các gian hàng trong siêu thị
- Xem một gian hàng với danh sách các mặt hàng có trong gian hàng
- Xem chi tiết một sản phẩm trong gian hàng , đưa vào giỏ hàng.
- Quản lí các gian hàng, tạo một gian hàng
- Quản lí các sản phẩm (chỉnh sửa thông tin sản phẩm, xóa sản phẩm), tạo
sản phẩm
- Quản lí các chọn lựa cách thức giao hàng (xóa, thêm cách thức giao hàng)
- Quản lí các đơn đặt hàng (xem chi tiết đơn hàng)
• Mudule tin tức – bài báo - blog
- Xem toàn bộ bài báo
- Xem theo đầu mục, chọn rss
- Xem chi tiết , viết lời bình và đánh giá bài báo
- Quản lí các đầu mục, tạo đầu mục
1

- Quản lí các bài báo (chỉnh sửa, xóa), tạo bài báo mới
- Quản lí các nhận xét bài báo
• Module chưng cầu ý kiến khách hàng
- Xem các chưng cầu - polls, cho ý kiến (vote)
- Quản lí các chưng cầu (chuyển chưng cầu sang trạng thái đã lấy đủ ý kiến -
archive, hiện hành, chỉnh sửa chưng cầu, xóa chưng cầu) , tạo chưng cầu
mới
• Module gửi thư từ hệ thống
- Xem ,xóa các thư đã gửi
- Tạo thư và gửi
• Module định vị cửa hàng siêu thị gần nhất
- Tìm các siêu thị trong khoảng cách nhất định
- Tìm đường đi tới 1 siêu thị
- Thêm vị trí siêu thị mới vào hệ thống
• Module Forum
- Duyệt các diễn đàn.
- Xem các bài thảo luận, tham gia thảo luận , xác nhận thích hay không thích
bài thảo luận, tạo bài thảo luận
- Quản lí các diễn đàn (chỉnh sửa , xóa diễn đàn)
- Quản lí các bài thảo luận (approve, đóng , xóa bài thảo luận)
• Module quốc tế hóa
- Hiển thị các thông tin địa phương ứng với thông tin địa phương trong hồ sơ
người dùng như tiền dùng ở địa phương, thời gian, cách viết con số của địa
phương,…
• Module kiểm thử
- Kiểm thử phần bài báo, blog
- Kiểm thử phần gửi thư
2
3
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1. LÍ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về ASP.NET MVC
Không phải tự nhiên mà rất nhiều web programming framework phổ biến nhất hiện
nay kế thừa các nguyên tắc của MVC như Django, Ruby on Rails, CakePHP,
Struts, … Sự thành công của việc kế thừa kiểu mẫu lập trình này cuối cùng cũng
đã khiến Microsoft quyết định đưa các nghuyên tắc đó vào sử dụng trong .NET
Framework và rồi hình thành nên ASP.NET MVC đầu năm 2007 phiên bản 1.0 .
Kiểu mẫu lập trình các ứng dụng nền tảng Web này tuy rằng không phải là kiểu
mẫu lập trình tốt nhất hiện nay xong nó có những ưu điểm nhất định và được sử
dụng khá phổ biến và đang tiếp tục được hỗ trợ phát triển của Micorosoft. Chính vì
những lí do này mà nó đáng được tìm hiểu để từ đó sử dụng một cách hiệu quả.
1.2. Tổng quan về ứng dụng thương mại siêu thị trực tuyến
Việc mua bán kinh doanh hiện nay đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ
trợ của CNTT hiện tại có một số lượng rất lớn các website thương mại đã được
xây dựng và sử dụng . Việc này giúp đa dạng hóa các phương thức bán hàng và
vì vậy hàng hóa được tiêu thụ dễ dàng hơn. Có rất nhiều ích lợi từ việc kinh doanh
trực tuyến có thể thấy được như:
Đối với khách hàng:
• Mua hàng ở bất kể đâu miễn là họ có máy tính kết nối mạng.
• Nhanh chóng tìm kiếm được mặt hàng cần mua chỉ qua vài click chuột.
• Không phải đối mặt với nhân viên bán hàng.
• …
Đối với doanh nghiệp:
• Có thêm được một kênh quảng bá sản phẩm hiệu quả mà chi phí thấp.
• Nắm bắt được thông tin phong phú về thị trường và đối tác.
• Thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác.
• Đa dạng hóa các kênh bán hàng của doanh nghiệp.
• ….
Hệ thống siêu thị trực tuyến là một ví dụ điển hình về thương mại điện tử nó có
đầy đủ các module mà một hệ thống thương mại điện tử cần có. Trong chuyên đề

tốt nghiệp của mình em sẽ xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến theo mô hình
MVC dựa trên nền tảng công nghệ .NET.
4
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
2. SƠ LƯỢC VỀ YÊU CẦU KIẾN TRÚC CỦA HỆ THỐNG
1.3. Yêu cầu đặt ra cho kiến trúc hệ thống
Xây dựng nên hệ thống siêu thị trực tuyến cấu thành từ các module riêng biệt
đồng thời quản lí nội dung động như bài báo,diễn đàn, phiếu điều tra (polls) và gửi
thư từ hệ thống thì cần giải quyết các vấn đề chung đặt ra với mỗi module đó là:
• Tách biệt mã lệnh truy cập CSDL với mã lệnh logic nghiệp vụ và mã lệnh
cho giao diện để hệ thống có thể dễ dàng bảo trì và mở rộng .
• Cô lập kiến trúc truy cập CSDL để từ đó có thể hỗ trợ việc lưu trữ với các
CSDL quan hệ khác nhau như SQL , MySQL , Oracle,.. mà không phải thực
hiện thay đổi nào với tầng đối tượng nghiệp vụ. Ngược lại việc thay đổi tầng
trình diễn (giao diện người dùng) hay tầng đối tượng nghiệp vụ cũng không
làm thay đổi các tầng còn lại – Tạo ra tính decoupling cho hệ thống.
• Thiết kế kiến trúc đối tượng nghiệp vụ lấy từ tầng truy cập CSDL theo kiểu
hướng đối tượng bằng cách ánh xạ cơ sở dữ liệu quan hệ vào các lớp
OOP.
• Hỗ trợ cơ chế caching với các đối tượng nghiệp vụ .Điều này giúp làm giảm
việc sử dụng CPU, nguồn CSDL, băng thông mạng – network bandwidth và
như vậy làm tăng hiệu năng chung của hệ thống.
• Tạo tệp cấu hình cho các module để có thể dễ dàng thay đổi chúng.
1.4. Thiết kế kiến trúc hệ thống
Với các dự án ASP.NET web forms truyền thống ta sẽ không bao giờ thực sự
tách riêng được phần giao diện người dùng với logic ứng dụng bởi vì .NET
cung cấp sẵn các điều khiển phía máy chủ (server side control) mà ta thường
sử dụng bằng cách kéo thả vào các Web Form ví dụ như GridView. Các
control kiểu này giúp chúng ta thực hiện khá nhiều việc tuy nhiên lại thường
làm cho mã lệnh xử lí logic của ứng dụng lẫn vào với mã lệnh giao diện. Một ví

dụ thường thấy đó là việc tạo ra logic để sắp xếp các GridView hay lọc dữ liệu
ứng với một sự kiện nhấn chuột. Khi sử dụng những control như thế ta luôn
cần có các tệp mã lệnh để xử lí logic đằng sau (code behind file) các view.
Chúng ta có thể tự tạo trọn vẹn một ứng dụng có tính module tuy nhiên điều
này dẫn tới việc ta phải tự xây dựng framework cho ứng dụng của mình.
Với việc ra đời của framework asp.net mvc thì mọi thứ đã thay đổi hẳn không
còn các tệp mã lệnh xử lí logic đằng sau các view giúp tách biệt hoàn toàn
giữa giao diện với logic nghiệp vụ của ứng dụng. Với asp.net mvc framework
ta có thể dễ dàng, nhanh chóng phát triển kiến trúc ứng dụng theo hướng
phân tầng (n-tier web application)
5
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
1.4.1. Thiết kế kiến trúc phân tầng
Với ứng dụng siêu thị trực tuyến ta sẽ chia thành các tầng như sau:
Tầng lưu trữ dữ liệu: Nơi lưu trữ CSDL. CSDL của ứng dụng là CSDL quan hệ
Tầng truy cập CSDL (Data Access Layer – DAL): Mã lệnh để lấy dữ liệu , xử lí dữ
liệu thô được lưu trong tầng lưu trữ DL. Nhiệm vụ của tầng này là đưa ra các truy
xuất CSDL theo logic nghiệp vụ và có tính trực quan hơn cho ứng dụng. Che dấu
các chi tiết thâm nhập CSDL ở mức thấp tăng tính an toàn cho CSDL của hệ
thống.
Tầng nghiệp vụ (Business Logic Layer – BLL): Mã lệnh ở tầng này sẽ thực hiện
các nguyên tắc nghiệp vụ , tạo các đối tượng cụ thể thuộc miền nghiệp vụ nhằm
thỏa mãn các yêu cầu của ứng dụng.
Tầng Logic ứng dụng (Application Logic Layer): Mã lệnh thuộc tầng này sẽ xử lí
các tương tác giữa tầng trình diễn (Presentation Layer) với tầng logic nghiệp vụ
Tầng trình diễn (Presentation Layer – PL) : Là các đoạn mã lệnh tạo nên những gì
mà người dùng thấy ở trên trình duyệt – nó có thể là các dữ liệu đã được định
dạng, thực đơn duyệt hệ thống, …
Hình 1.1 – Kiến trúc ứng dụng
1.4.2. Lựa chọn lưu trữ dữ liệu và thiết kế tầng truy xuất dữ liệu

Ở ứng dụng này ta lựa chọn lưu trữ CSDL với SQL server 2008. SQL server 2008
tuy nhiên trong thực tế có thể khách hàng lại muốn sử dụng Oracle server hay IBM
DB2 server … vì nhiều lí do như họ muốn tích hợp ứng dụng của bạn vào một
project lớn hơn mà project lại dùng Oracle Server để lưu trữ DL nên tầng truy xuất
dữ liệu cần được thiết kế sao cho đủ linh hoạt để việc thay đổi diễn ra dễ dàng ,
nhanh chóng.
6
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
Tầng truy xất dữ liệu là mã lệnh thực hiện truy vấn CSDL để lấy dữ liệu, cập nhật,
chèn, hay xóa dữ liệu. Đây là mã lệnh gần với CSDL nhất , sử dụng tất cả những
gì có trong CSDL từ giản đồ các bảng,các stored procdure … cho đến các trường.
Mã lệnh truy xuất tới CSDL cụ thể phải được tách biệt với mã lệnh các trang web
vì các lí do như:
• Người viết code cho phần giao diện và người viết code cho phần truy cập
CSDL có thể không phải là một. Với những ứng dụng nền tảng web cỡ vừa
và lớn thì thường có nhiều lập trình viên tham gia xây dựng. Người xây
dựng giao diện sẽ hầu như không quan tâm tới CSDL. Tuy nhiên họ vẫn
cung cấp giao diện hiển thị thông tin từ CSDL bởi lẽ tất cả các chi tiết hiển
thị đã được gói gọn trong các đối tượng riêng biệt cung cấp việc truy vấn
CSDL ở mức cao – trừu tượng hơn.
• Một vài truy vấn CSDL sẽ được sử dụng ở một số các trang của ứng dụng.
Nếu như ta đặt trực tiếp truy vấn vào các trang này mà sau đó ta muốn thay
đổi một câu lệnh truy vấn như thay đổi cách thức sắp xếp , hoặc thay đổi
các trường dữ liệu ta sẽ phải xem lại toàn bộ code xem nơi nào sử dụng
chúng và thực hiện thay đổi. Nếu như ta đưa mã lệnh truy cập CSDL vào
một vài lớp trong tầng truy xuất CSDL ta sẽ chỉ phải thay đổi các file này mà
không cần quan tâm tới các trang web.
• Code truy vấn CSDL mà đặt trong các trang web sẽ làm khiến ta khó khăn
trong việc thay đổi sang CSDL quan hệ khác
Với asp.net mvc framework việc tách biệt tầng truy xuất CSDL là gần như bắt

buộc. Tất cả các đối tượng liên quan tới tầng truy xuất CSDL nên được đặt trong
thư mục models.
Để xử lí việc hỗ trợ lưu trữ dữ liệu linh động với các Database Server khác nhau ta
sẽ sử dụng kiểu mẫu thiết kế Provider Model cụ thể là thay vì việc viết trực tiếp các
lớp truy cập CSDL (DAL classes) đầu tiên ta sẽ viết lớp trừu tượng (abstract class)
và giao diện công khai của các lớp đó (public interface) và cả các phương thức hỗ
trợ nếu cần. Mã lệnh thực sự dùng truy vấn CSDL sẽ nằm ở lớp kế thừa trực tiếp
từ lớp trừu tượng và lớp này sẽ đưa ra các mã lệnh cụ thể cho các phương thức
trong interface của lớp trừu tượng. Lớp trừu tượng được gọi là Provider và đây là
lí do vì sao Micorsoft gọi kiểu mẫu thiết kế này là Provider Model .
Rõ ràng khi thay đổi Database Server ta chỉ việc thay đổi CSDL , thay đổi các lớp
thứ 2 này là xong . Hơn thế nữa với lớp trừu tượng ta biết rõ được phải xây dựng
lớp thứ 2 như thế nào và chúng ta không hề phải thay đổi các module khác ngoại
trừ module DAL. Trong trường hợp buộc phải thêm các lớp provider mới thì ta có
thể biến các lớp provider cũ thành virtual để từ đó cho phép các lớp provider mới
có các hàm quá tải (override) các hàm của các provider cũ.
Hình dưới đây minh họa mối quan hệ giữa các tầng giao diện, logic nghiệp vụ, truy
cập CSDL và lưu trữ CSDL
7
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
Hình 1.2 – Mối quan hệ giữa các tầng giao diện, logic nghiệp vụ, truy cập
CSDL và lưu trữ CSDL
Sử dụng LINQ ở tầng truy cập CSDL (DAL)
Với .NET Framework 3.5 chúng ta được cung cấp một tính năng mới là LINQ
(Language Intergrated Query) . LINQ được thiết kế để cung cấp cách thực hiện
truy vấn trên bất kể kiểu collection nào trong .NET Framework bao gồm mảng,
dictionaries, lists, XML, và các CSDL,…
LINQ có những tính năng đáng để xem xét dù ta có thể đơn giản sử dụng typed
data sets hay các thực thể ta tạo ra để thực hiện việc xây dựng tầng truy vấn
CSDL theo mong muốn như:

• Sử dụng các cấu trúc truy vấn giống với SQL trong mã lệnh .NET hay xem
đoạn code này:
SQL
select c.*
from Customer as c
8
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
LINQ
var customers = from c in dataContext.Customers
select c;
2 câu lệnh trên thực thi cùng một nhiệm vụ là truy vấn thông tin khách hàng
từ bảng Customers, tuy nhiên trong cách truy vấn sử dụng LINQ thì dữ liệu
được chuyển thành dạng collection, gọi là Iqueryable<Customer>, giúp ta
có thể sử dụng vòng lặp chuẩn foreach . Trong C# ta thấy có từ khóa mới là
var – là kiểu dữ liệu nạc danh (kiểu dữ liệu này chỉ được xác định khi biên
dịch – trình biên dịch sẽ biết nó có kiểu gì khi biên dịch và thay từ khóa var
với tên kiểu đúng của nó)
• Với LINQ có thể sử dụng kiểu dữ liệu an toàn (type safety) và các truy vấn
đa dạng hơn. Hãy xem câu lệnh truy vấn xem mỗi khách hàng trả bao nhiêu
cho các đơn đặt hàng của họ trong năm 2008 bằng SQL và LINQ:
SQL
select c.CustomerId, c.Name as CustomerName, sum(o.TotalPaid) as TotalPaid
from Customer as c
inner join Orders as o
on c.CustomerId = o.CustomerId
where o.OrderDate >= ‘1/1/2008’
and o.OrderDate <= ‘12/31/2008’
group by c.CustomerId, c.Name
LINQ
var customers = from c in dataContext.Customers

join o in dataContext.Orders on c.CustomerId equals o.CustomerId
where c.OrderDate >= new Date(2008, 1, 1)
&& c.OrderDate <= new Date(2008, 12, 31)
group o by new { c.CustomerId, c.Name } into g
select new {
CustomerId = c.CustomerId,
CustomerName = c.Name,
TotalPaid = g.Sum(o => o.TotalPaid)
};
Trong ví dụ với LINQ thì trường OrderDate có kiểu là System.DateTime. Vì
vậy nếu ta so sánh nó với dữ liệu kiểu chuỗi, hay bất kể một đối tượng nào
không phải kiểu DateTime thì trình biên dịch sẽ báo lỗi và cho biết chính xác
vị trí lỗi xảy ra đây là một ích lợi khi sử dụng LINQ.
Ví dụ dưới đâu sẽ cho thấy với LINQ ta có các truy vấn tiện ích hơn so với
SQL ví dụ như lấy một oder có ID = 2, lấy đối tượng OderInformation đổi
ngày thêm vào rồi lưu oder này lại vào CSDL .
var order = (from o in dataContext.Orders
where o.OrderId == 2
select o).FirstOrDefault();
foreach(var orderInformation in order.OrderInformation)
orderInformation.DateAdded = DateTime.Now;
dataContext.SubmitChanges();
9
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
LINQ-to-SQL : Để LINQ có thể được sử dụng ta cần phải khởi tạo model
tương ứng . Việc tạo model này hoàn toàn có thể thực hiện bằng cách kéo
thả các bảng cũng như store procedure vào phần designer . Các model sẽ
được tạo tự động. Việc tạo model như vậy giúp xây dựng ứng dụng nhanh
chóng tuy nhiên lại là hạn chế vì chỉ có thể sử dụng với SQL server.
1.4.3. Thiết kế tầng logic nghiệp vụ

Tầng truy cập CSDL được xây dựng với LINQ-to-SQL trả về các tập hợp của các
lớp thực thể chứa các trường của dữ liệu từ bảng DL. Tuy nhiên dữ liệu trả về của
tầng này vẫn là dữ liệu thô dù chúng được chứa trong các lớp bởi vì chúng được
sinh tự động. Chúng chỉ là nơi chứa các dữ liệu có định kiểu mạnh được sử dụng
để truyền dữ liệu giữa các tầng lưu trữ dữ liệu và tầng logic nghiệp vụ.
Tầng nghiệp vụ logic sử dụng các dữ liệu này chuyển chúng tới tầng giao diện
người dùng . Ở tầng này có thể có thêm kiểm định logic, xây dựng các biểu thức
tính toán dựa trên các thuộc tính, chuyển một số thuộc tính thành riêng tư (private)
hay chỉ đọc (read-only) thêm các phương thức tĩnh, thực thể để xử lí việc xóa,
chỉnh sửa, truy xuất dữ liệu. Việc tạo các dữ liệu hướng đối tượng , định kiểu
mạnh tạo ra sự trừu tượng hóa mạnh mẽ cô lập tầng lưu trữ CSDL cung cấp cho
lập trình viên phát triển giao diện tập hợp các lớp đơn giản , xong hiệu quả khi sử
dụng.
Với asp.net mvc framework thì tầng BLL nằm gọn trong các điều khiển (controllers)
và các lớp điều khiển bắt buộc phải được đặt trong thư mục controllers giúp tách
hẳn tệp code behind ra khỏi views. Các lớp này sử dụng các tập hợp (collections)
xử lí dữ liệu thông qua chúng trả lại view tương ứng. Với việc tạo tầng logic
nghiệp vụ ở thư mục controllers trong ứng dụng .net mvc thì ta có được một số ích
lợi như:
• Tạo được các kiểm định bộ phận (unit testing ) cho ứng dụng bởi lẽ tấc cả
các logic nghiệp vụ được đặt trong thư mục controllers hoặc các thực thể
mà ta tạo ra. Không có các trình điều khiển phía máy chủ và như vậy các
kiểm định bộ phận không bị lỗi.
• Bảo mật dễ dàng hơn bởi lẽ tất cả các xử lí được đặt trong các lớp điều
khiển ta không còn phải tách biệt các trang cần có cấp phép cao hơn và
đưa ra lệnh chứng thực cấp phép với thư mục chứa các trang này.
• Ta có thể trả về nhiều views từ một hành động trong controller.
Với vấn đề bảo mật ta chỉ cần xử lí đơn giản như trong đoạn code sau:
[Authorize (Roles = “Admin”)]
public ActionResult EditContent (int id, ..)

{
//logic dùng chỉnh sửa nội dung
return View();
}
10
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
1.4.4. Xây dựng vùng nhớ đệm - caching , sử dụng mạng phân phối nội
dung tăng hiệu năng của hệ thống
Với những ứng dụng nền tảng web có những dữ liệu ít thay đổi và thường được
yêu cầu bởi nhiều người dùng và trong hệ thống siêu thị trực tuyến các dữ liệu
như vậy có thể kể tới như danh sách các đầu mục bài báo, đầu mục sản phẩm và
các sản phẩm…
Để có thể tăng hiệu ứng cho hệ thống với những dữ liệu kiểu này ta có thể tạo
vùng nhớ đệm cho chúng và giữ vùng nhớ đệm này ở bộ nhớ trong những khoảng
thời gian xác định. Asp.net framework cũng khá mạnh trong việc giúp chúng ta xây
dựng , quản lí vùng nhớ đệm ở trong các lớp điều khiển. Hãy xem một ví dụ sau
cho thấy việc tạo vùng nhớ đệm và duy trì nó trong 60 giây
[OutputCache (Duration = 60)]
public ActionResult SomeControllerMethod()
{
//logic nghiệp vụ
}
Trong trường hợp hệ thống được truy cập bởi một lượng lớn người dùng mỗi ngày
(vài ngàn đến vài chục ngàn) ta có thể tính tới việc sử dụng các mạng phân phối
nội dung (Content Delivery Networks) đây là mạng phát tán của các máy chủ
(distributed network of servers) giúp ta giải quyết vấn đền quá tải truy cập nội dung
của hệ thống, giúp người dùng truy cập nội dung hệ thống nhanh hơn . Các mạng
này thực hiện công việc phôn phối nội dung thông qua mạng của các máy chủ
DNS hướng yêu cầu của người dùng tới một máy chủ có sẵn nội dung người dùng
cần và gần người này nhất.

Nội dung cần phân phối có thể là các file ảnh, javascript, css, tài liệu, phim ảnh ,
âm thanh … với hệ thống siêu thị trực tuyến này thì các tệp nội dung được đặt
trong thư mục Content việc đưa tất cả các file nội dung vào thư mục này sẽ rất phù
hợp với cơ chế làm việc của CDN ở chỗ để CDN hoạt động ta cần phải cài phần
mềm tương ứng vào máy chủ web chứa hệ thống và cấu hình để phần mềm này
biết cụ thể vị trí của nội dung cần phân phối việc đưa nội dung cần phân phối vào
một thư mục sẽ dễ dàng cho việc cấu hình và quá trình lookup của phần mềm này.
Về mặt giá cả thì giải pháp sử dụng CDN sẽ rẻ hơn nhiều so với việc thuê đường
truyền có băng thông lớn hơn.
1.4.5. Tầng trình diễn (UI hay Views)
Tầng trình diễn tương ứng với các trang Web Forms duy chỉ có điều là không có
các tệp mã lệnh đằng sau mỗi web form. Ta đã biết các tệp mã lệnh đó được thay
thế bằng những lớp điều khiển (Controller classes) . Tuy nhiên còn các server
control (được cung cấp bởi Microsoft , hoặc các hãng thứ 3) vẫn thường được sử
dụng trong các asp.net web forms trước kia thì sao? Trên thực tế những control
kiểu này không còn cần thiết trong các web forms nữa.
ASP.NET MVC framework đem đến rất nhiều lựa chọn thay thế cho các control đó
mà trong hệ thống siêu thị trực tuyến sử dụng . Framework này có một tập các
phương thức mở rộng hỗ trợ HTML giúp tự động tạo và gắn kết dữ liệu của khá
11
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
nhiều controls mà ta vẫn sử dụng với ASP.NET web forms. Ví dụ về tạo textbox và
tiêu đề của textbox này được ánh xạ bởi từ điển ViewData .
<label for =”title”> Title </label><br/>
<%= Html.Textbox(“Title”, ViewData.Model.Title)%>
Khi đoạn code trên được chuyển tới trình duyệt thì nó được chuyển thành đoạn
code HTML tương ứng sau:
<label for =”title”> Title </label><br/>
<input id = “Title” name = “Title” type = “text” vale=”Chief Technology Officer”/>
Đoạn code này đơn giản chỉ có thẻ input mà hoàn toàn không có liên quan tới

thuộc tính runat. Đối với trình duyệt input này được viết hoàn toàn bằng HTML
điều này giúp tối ưu hóa khả năng tìm kiếm hệ thống của các hệ thống tìm kiếm
như google hay bing giúp các khách hàng chưa biết tới hệ thống có thể tìm đến hệ
thống thông qua cỗ máy tìm kiếm
Ở tầng này của hệ thống siêu thị trực tuyến có sử dụng javascript ở để xử lí các
sự kiện không đồng bộ phía người dùng. Cụ thể ta sẽ sử dụng JQuery – đây là
javascript framework ổn định , ra đời cách đây vài năm , có các tài liệu hỗ trợ đầy
đủ , dễ sử dụng .
12
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU ASP.NET MVC VÀ LINQ
1. TỔNG QUAN VỀ ASP.NET MVC
1.5. ASP.NET MVC là gì?
1.5.1. Mô hình MVC cơ bản
Tham khảo asp.net mvc của microsoft
MVC viết tắt của các chữ cái đầu của Models, Views, Controllers. MVC chia giao
diện UI thành 3 phần tương ứng: đầu vào của controller là các điều khiển thông
qua HTTP request, model chứa các miền logic, view là những thứ được sinh ra trả
về cho trình duyệt.
Hình 2.1 – Mô hình MVC cơ bản
Lợi ích của việc dùng phương pháp MVC là sự phân đoạn rõ ràng giữa models,
views, controllers bên trong ứng dụng. Cấu trúc sạch sẽ giúp cho việc kiểm tra lỗi
ứng dụng trở nên dễ dàng hơn.
1.5.2. Một vài đặc tính của ASP.NET MVC
13
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
• Tách rõ ràng các mối liên quan, mở khả năng test TDD (test driven
developer). Có thể test unit trong ứng dụng mà không cần phải chạy
Controllers cùng với tiến trình của ASP.NET và có thể dùng bất kỳ một unit
testing framework nào như NUnit, MBUnit, MS Test, v.v…

• Có khả năng mở rộng, mọi thứ trong MVC được thiết kế cho phép dễ dàng
thay thế/tùy biến ( ví dụ: có thể lựa chọn sử dụng engine view riêng, routing
policy, parameter serialization, v.v…).
• Bao gồm một ánh xạ URL mạnh mẽ cho phép xây dựng ứng dụng với
những URL sạch, các URL không cần cs phần mở rộng ( ví dụ: có thể ánh
xạ địa chỉ /Products/Edit/4 để thực hiện hành động “Edit” của lớp điều khiển
ProductControllers hoặc ánh xạ địa chỉ /Blog/SomeTopic để thực hiện hành
động “Display Topic” của lớp điều khiển BlogEngineController )
• ASP.NET MVC Framework cũng hỗ trợ những file ASP.NET như .ASPX
.ASCX và .Master, đánh dấu các tập tin này như một “view template” ( có
thể dễ dàng dùng các tính năng của ASP.NET như lồng các trang Master, <
%= %> snippets, mô tả server controls, template, data-binding, localization,
v.v… ). Tuy nhiên sẽ không còn postback và interactive back server và thay
vào đó là interactive end-user tới một Controller class ( không còn
viewstate, page lifecycle )
• ASP.NET MVC Framework hỗ trợ đầy đủ các tính năng bảo mật của
ASP.NET như forms/windows authenticate, URL authorization,
membership/roles, output và data caching, session/profile state,
configuration system, provider architecture v.v…
1.6. Sự khác biệt so với Web Form
ASP.NET WebForm sử dụng ViewState để quản lý, các trang ASP.NET đều có
lifecycle, postback và dùng các web controls, các events để thực hiện các hành
động cho UI khi có sự tương tác với người dùng nên hầu hết ASP.NET WebForm
xử lý chậm.
ASP.NET MVC Framework chia ra thành 3 phần: Models, Views, Controllers. Mọi
tương tác của người dùng với Views sẽ thực hiện hành động trong Controllers,
không còn postback, không còn lifecycle hay events nữa.
Việc kiểm tra ( test ), gỡ lỗi ( debug ) với ASP.NET đều phải chạy tất cả các tiến
trình của ASP.NET và mọi sự thay đổi ID của bất kỳ controls nào cũng ảnh hưởng
đến ứng dụng. Đối với ASP.NET MVC Framework thì việc có thể sử dụng các unit

test có thể kiểm định khá dễ dàng hoạt động của các controller.
Tính năng ASP.NET 2.0 ASP.NET MVC
14
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
Kiến trúc chương
trình
Kiến trúc mô hình
WebForrm 
Bussiness 
Database
Kiến trúc sử dụng
việc phân chia
chương trình thành
Controllers, Models,
Views
Cú pháp chương
trình
Sử dụng cú pháp của
webform. Tất cả các
sự kiện và controls
đều do server quản lí
Các sự kiện được
điều khiển bởi
Controllers, các
controls không do
server quản lí
Truy cập dữ liệu Sử dụng hầu hết các
công cụ truy cập dữ
liệu trong ứng dụng
Phần lớn dùng LINQ

to SQL class để tạo
mô hình truy cập đối
tượng
Debug Debug chương trình
phải thực hiện tất cả
bao gồm các lớp truy
cập dữ liệu , sự hiển
thị, điều khiển các
controls
Debug có thể sử
dụng các unit test
kiểm tra các phương
thức trong controller
Tốc độ phân tải Tốc độ phân tải chậm
trong khi trang có quá
nhiều controls vì
ViewState quá lớn
Phân tải nhanh hơn
do không phải quản lý
ViewState để quản lý
các control trong
trang
Tương tác với
javascript
Tương tác với
javascript khó khăn vì
các controls bị quản lí
bởi server
Tương tác với
javascript dễ dàng vì

các đối tượng không
do server quản lí dẫn
tới điều khiển không
khó khăn
URL address Cấu trúc địa chỉ URL
có dạng
<filename>.aspx?
Cấu trúc địa chỉ URL
rành mạch theo dạng
Controllers /Action/ Id
15
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
&<các tham số>
1.7. Quá trình thực thi một ứng dụng nền web ASP.NET MVC
Một yêu cầu gửi tới ứng dụng nền tảng web viết bằng ASP.NET MVC đầu tiên sẽ
đi qua đối tượng UrlRoutingModule, đây là một module của HTTP. Module này sẽ
phân tích yêu cầu và thực thi việc chọn lựa định tuyến. Nó sẽ chọn đối tượng route
đầu tiên thích hợp với yêu cầu hiện thời. (Đối tượng route là lớp thực thi BaseUrl ,
là một thể hiện cụ thể của lớp Route) Nếu không có định tuyến nào thích hợp đối
tượng UrlRoutingModule sẽ không thực hiện việc định tuyến mà trả yêu cầu đó
về cho IIS hay ASP.NET xử lí.
Từ đối tượng Route được chọn lựa, đối tượng UrlRoutingModule nhận lấy đối
tượng IRouteHandler tương ứng với đối tượng Route. Cụ thể trong một ứng dụng
ASP.NET MVC thì IRouteHandler sẽ là một thể hiện của MvcRouteHandler. Thể
hiện này sẽ tạo ra một đối tượng IHttpHandler và truyền nó tới đối tượng
IHttpContext . Theo mặc định,thể hiện IHttpContext của MVC là đối tượng
MvcHandler . Đối tượng này sẽ chọn ra controller đáp ứng yêu cầu gửi tới ứng
dụng.
Chú ý: Khi một ứng dụng nền Web viết bằng ASP.NET MVC chạy trên IIS 7.0 ,
phần mở rộng tên file là không cần thiết đối vớp dự án ứng dụng đó. Tuy nhiên

nến chạy trên IIS 6.0 , IIS 6.0 yêu cầu bạn phải chỉ ra cho ASP.NET ISAPI DLL
nhận các file có phần mở rộng .mvc
Module nói trên và IIS là các điểm đầu vào đối với ASP.NET MVC framework .
Chúng thực hiện những việc sau:
• Chọn ra một controller tương ứng xử lí yêu cầu trong một ứng dụng MVC
nền web.
• Có được một thể hiện cụ thể của controller đó.
• Gọi phương thức Execute của controller này.
Bảng sau sẽ liệt kê các giai đoạn thực thi của một dự án nền Web ASP.NET
MVC
Giai
đoạn
Chi tiết
Nhận yêu
cầu đầu
tiên của
Trong file Global.asax, các đối tượng Route được thêm vào
đối tượng RouteTable
16
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
ứng dụng
Thực thi
việc định
tuyến
Module UrlRoutingTable sử dụng đối tượng Route đầu tiên
thích hợp trong tập RouteTable để tạo đối tượng RouteData .
Đối tượng này sau đó lại tạo ra đối tượng RequestContext
(IHttpContext).
Tạo ra
trình xử lí

yêu cầu
ứng dụng
Đối tượng MvcRouteHandler tạo ra một thể hiện của lớp
MvcHandler và truyền vào nó thể hiện RequestContext
Tạo ra
controller
Các đối tượng MvcHandler sử dụng thể hiện của
RequestContext để xách định đối tượng IcontrollerFactory
qua đó tạo ra thể hiện controller
Thực thi
Controller
Thể hiện MvcHandler gọi phương thức Execute của
controller.
Triệu gọi
action
Hầu hết các controllers đều kế thừa từ lớp Controller cơ bản.
Đối với các controller như thế đối tượng
ControllerActionInvoker đi kèm với controller đó sẽ xác định
phương thức action của lớp controller đó để gọi, và rồi gọi
phương thức đó.
Thực thi
kết quả
Một phương thức action cụ thể mà nhận được dữ liệu từ
người dùng sẽ chuẩn bị dữ liệu trả về thích hợp. Những kiểu
dữ liệu trả về được xây dựng sẵn có thể được trả về gồm có:
ViewResult (Cái thể hiện một View và là dữ liệu thường được
trả về nhất), RedirectToRouteResult, RedirectResult….
2. LINQ TO SQL
Tham khảo
1.8. Linq to SQL là gì?

LINQ to SQL là một phiên bản hiện thực hóa của O/RM (object relational mapping)
có bên trong .NET Framework bản “Orcas” (nay là .NET 3.5), nó cho phép bạn mô
hình hóa một cơ sở dữ liệu dùng các lớp .NET. Sau đó bạn có thể truy vấn cơ sở
dữ liệu (CSDL) dùng LINQ, cũng như cập nhật/thêm/xóa dữ liệu từ đó.
17
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
LINQ to SQL hỗ trợ đầy đủ transaction, view và các stored procedure (SP). Nó
cũng cung cấp một cách dễ dàng để thêm khả năng kiểm tra tính hợp lệ của dữ
liệu và các quy tắc vào trong mô hình dữ liệu của bạn.
1.9. Mô hình hóa CSDL dùng Linq to SQL
Visual Studio “Orcas” đã tích hợp thêm một trình thiết kế LINQ to SQL như một
công cụ dễ dàng cho việc mô hình hóa một cách trực quan các CSDL dùng LINQ
to SQL. Bài viết sau sẽ đi sâu hơn vào cách dùng trình thiết kế này (bạn cũng có
thể xem đoạn video này để xem cách tôi tạo một mô hình LINQ to SQL).
Bằng cách dùng trình thiết kế LINQ to SQL, tôi có thể dễ dàng tạo một mô hình
cho CSDL mẫu “Northwind” giống như dưới đây:
Hình 2.2 – Mô hình LINQ to SQL
Mô hình LINQ to SQL ở trên định nghĩa bốn lớp thực thể: Product, Category, Order
và OrderDetail. Các thuộc tính của mỗi lớp ánh xạ vào các cột của bảng tương
ứng trong CSDL. Mỗi instance của một lớp biểu diễn một dòng trong bảng dữ liệu.
Các mũi tên giữa bốn lớp thực thể trên biểu diễn quan hệ giữa các thực thể khác
nhau, chúng được tạo ra dựa trên các mối quan hệ primary-key/foreign-key trong
CSDL. Hướng của mũi tên chỉ ra mối quan hệ là một – một hay một – nhiều. Các
thuộc tính tương ứng sẽ được thêm vào các lớp thực thể trong các trường hợp
này.
18
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
Lấy ví dụ, lớp Category ở trên có một mối quan hệ một nhiều với lớp Product, điều
này có nghĩa nó sẽ có một thuộc tính “Categories” là một tập hợp các đối tượng
Product trong Category này. Lớp Product cũng sẽ có một thuộc tính “Category” chỉ

đến đối tượng ”Category” chứa Product này bên trong.
Bảng các phương thức bên tay phải bên trong trình thiết kế LINQ to SQL ở trên
chứa một danh sách các SP để tương tác với mô hình dữ liệu của chúng ta. Trong
ví dụ trên tôi đã thêm một thủ tục có tên “GetProductsByCategory”. Nó nhận vào
một categoryID và trả về một chuỗi các Product. Chúng ta sẽ xem bằng cách nào
có thể gọi được thủ tục này trong một đoạn code bên dưới.
1.10. Tìm hiểu lớp DataContext
Khi ta bấm nút “Save” bên trong màn hình thiết kế LINQ to SQL, Visual Studio sẽ
lưu các lớp .NET biểu diễn các thực thể và quan hệ bên trong CSDL mà chúng ta
vừa mô hình hóa.
Cứ mỗi một file LINQ to SQL chúng ta thêm vào solution, một lớp DataContext sẽ
được tạo ra, nó sẽ được dùng khi cần truy vấn hay cập nhật lại các thay đổi. Lớp
DataContext được tạo sẽ có các thuộc tính để biểu diễn mối bảng được mô hình
hóa từ CSDL, cũng như các phương thức cho mỗi SP mà chúng ta đã thêm vào.
Lấy ví dụ, dưới đây là lớp NorthwindDataContext được sinh ra dựa trên mô hình
chúng ta tạo ra ở trên:
19
TIÊU ĐỀ CHƯƠNG 2
Hình 2.3 – Mô hình NorthwindDataContext
1.11. Các ví dụ Linq to SQL
Lấy sản phẩm từ CSDL:
Đoạn lệnh dưới đây dùng cú pháp LINQ để lấy về Ienumerable các đối tượng
Product. Các sản phẩm lấy ra phải thuộc phân loại “Beverages”:
Hình 2.4 – Hình minh họa lấy sản phẩm từ CSDL với LINQ
Cập nhật một sản phẩm trong CSDL:
Đoạn lệnh dưới đây cho thấy cách lấy một sản phẩm , cập ạnhật li giá tiền và lưu
lại CSDL.
20

×