Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

MÔ típ NGƯỜI ANH HÙNG tử TRẬN TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Bích

MÔ TÍP NGƯỜI ANH HÙNG TỬ TRẬN
TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Bích

MÔ TÍP NGƯỜI ANH HÙNG TỬ TRẬN
TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG


Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình khoa học này là của riêng tôi. Các kết quả
đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Lê Thị Bích


LỜI CẢM ƠN
Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Đặc biệt, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
chỉ bảo tận tình, chu đáo từ phía giảng viên, TS. Hồ Quốc Hùng. Thầy đã
tận tình hướng dẫn cách trình bày, giải quyết vấn đề để tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Ngữ Văn
trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, những người đã nhiệt tình giảng
dạy để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường,
phòng Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014

Lê Thị Bích



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Lời cảm ơn
MỤC LỤC ................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1

1.1. Khái niệm típ và mô típ ............................................................................ 12
1.1.1. Lý thuyết về mô típ..................................................................................................... 13
1.1.2. Lý tuyết về típ ............................................................................................................. 14
1.1.3. Mối quan hệ giữa típ và mô típ................................................................................... 15

1.2. Phân kì truyền thuyết ................................................................................ 16
1.2.1. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì Văn Lang ............................................... 20
1.2.2. Truyền thuyết về thời Âu Lạc và Bắc thuộc ............................................................... 21
1.2.3. Truyền thuyết các triều đại phong kiến tự chủ ........................................................... 23
1.2.4. Truyền thuyết thời chống Pháp .................................................................................. 24
1.3. Tiêu chí xác định mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam .............. 25
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................... 27
Chương 2. TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ PHÂN LOẠI MÔ TÍP TỬ TRẬN TRONG TRUYỀN
THUYẾT VIỆT NAM ............................................................................................................... 28
2.1. Tình hình tư liệu ................................................................................................................. 28

2.2. Phân loại mô típ tử trận trong truyền thuyết Việt Nam ............................ 38
2.2.1. Mô típ chết thần kì ...................................................................................................... 38
2.2.2. Mô típ tử tiết ............................................................................................................... 51
2.2.3. Mô típ bị giặc giết....................................................................................................... 58
2.2.4. Mô típ kiệt sức chết .................................................................................................... 65


Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 69
Chương 3. MÔ TÍP TỬ TRẬN TRONG CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT
VIỆT NAM ................................................................................................................................ 71

3.1. Khái niệm về cấu tạo ................................................................................ 71
3.2. Mô típ tử trận với vai trò là mô típ chi tiết ............................................... 75


3.2.1. Các tình huống liên quan đến mô típ tử trận .............................................................. 75
3.2.2. Vai trò của mô típ tử trận đối với cốt truyện truyền thuyết ........................................ 83
3.3. Mô típ tử trận với vai trò là mô típ chủ đề..................................................................... 88
3.3.1 Kiểu truyện .................................................................................................................. 88
3.3.2. Kiểu nhân vật liên quan đến các mô típ...................................................................... 88
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 103
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 1


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian, truyền thuyết là một trong những thể loại
có lịch sử hình thành, phát triển và tồn tại từ lâu đời cùng với nội dung và hình
thức nghệ thuật vô cùng phong phú.
Ở nước ta, việc nghiên cứu truyền thuyết bằng công tác sưu tầm, ghi chép,
biên soạn được tiến hành từ rất sớm, nó được cố định bằng văn bản vào khoảng
thế kỷ XIV, XV, tiêu biểu là các tác phẩm Việt Điện U Linh của Lí Tế Xuyên,

Lĩnh Nam Chính Quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú. Tuy nhiên, phải cho đến thế kỷ
XX thì truyền thuyết mới thật sự trở thành đối tượng nghiên cứu của một ngành
khoa học độc lập là foklore học. Truyền thuyết là một trong những đối tượng
nghiên cứu đặc biệt có sức hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
Nghiên cứu truyền thuyết bằng típ và mô típ là một phương pháp nghiên
cứu rất hữu hiệu trong khoa nghiên cứu văn học dân gian từ trước đến nay. Sự
lặp lại các kiểu truyện và các mô típ trong các truyền thuyết là một đặc điểm dễ
nhận thấy và rất đặc trưng của thể loại này. Việc nghiên cứu truyền thuyết dân
gian bằng típ và mô típ có thể khám phá được mối dây liên hệ trong những tác
phẩm thuộc cùng một kiểu truyện hay cùng chứa đựng những mô típ như nhau.
Chúng tôi chọn thực hiện đề tài Mô típ người anh hùng tử trận trong
truyền thuyết Việt Nam với mong muốn sẽ góp phần miêu tả hệ thống và phân
tích một kiểu mô típ phổ biến trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, đặc biệt là
truyền thuyết chống ngoại xâm. Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm chiếm
số lượng lớn trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Khi nghiên cứu mô típ
người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam, chúng ta không chỉ hiểu
được lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc mà chúng ta còn biết được tư tưởng,
tâm hồn, tinh thần dân tộc của người Việt gửi gắm vào những người có công với


2

nước. Và hơn nữa, một mặt nào đó chúng ta thấy bề sâu, độ dày văn hóa của con
người Việt Nam và đất nước Việt Nam được thể hiện dưới những tác phẩm này.
Trong khi tiến hành khảo sát kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chúng tôi
nhận thấy có một mô típ rất phổ biến trong nhiều cốt truyện khác, tạm gọi đó là
mô típ người anh hùng tử trận.
Để tiện cho việc diễn đạt, một số chỗ chúng tôi gọi tắt “mô típ người anh
hùng tử trận” là “mô típ tử trận”. Vậy, “mô típ tử trận” có vị trí, ý nghĩa như thế

nào với đề tài, cốt truyện và thể hiện chủ đề tư tưởng gì của tác giả dân gian ?
Nó gắn bó như thế nào với đời sống văn hóa, lịch sử hào hùng, bi tráng của dân
tộc? Với mong muốn trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu là Mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam làm
mục tiêu khoa học cho luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài luận
văn, chúng tôi đã thực hiện tham khảo những công trình sau đây:
Thứ nhất, công trình “Người anh hùng làng Gióng” của tác giả Cao huy
Đỉnh đã phát hiện ra điểm rất độc đáo trong cái chết của người anh hùng:
“Người anh hùng nhân dân không được chết bên phía địch, trong tay địch, càng
không được đầu hàng làm tay sai cho địch. Đó là một kỉ luật của bộ lạc sau này
trở thành một kỉ luật của dân tộc chống xâm lược. Người anh hùng bất đắc dĩ bị
chém chết ở chiến trường, thì truyền thuyết cổ ở Việt Nam có cách giải quyết
trong tưởng tượng để thực hiện cái lí tưởng, kỉ luật nói trên: Người anh hùng bị
chém rơi đầu tỉnh táo nhặt đầu về nộp cho mẹ, và chỉ được chết khi có lệnh của
mẹ mà thôi” [9, tr.523]. Ở đây tác giả đã mô tả mô típ về cái chết ở dạng thức
người anh hùng bị chém rơi đầu. Đó là những gợi mở đáng quý cho chúng tôi
truy tìm gốc rễ của việc tác giả dân gian xây dựng mô típ chết thần kì trong
truyền thuyết.


3

Thứ hai, bài viết Truyền thuyết anh hùng trong thời phong kiến, của tác giả
Kiều Thu Hoạch đã đề cập đến cái chết thần kì, thường là không bệnh tự nhiên
mất, hoặc đứt đầu chắp lại để đi gặp ông già bà cả hỏi về lẽ sinh tử rồi bấy giờ
mới chịu chết; hoặc bay lên trời, lặn xuống nước (có khi dưới hình thức trầm
mình), đi vào núi mất tích, v.v…mà nhân dân thường gọi với một từ ngữ thiêng
liêng là “Ngài hóa”. Tác giả đã đưa ra được kết cấu cơ bản, phổ biến của thần

tích và cũng là của truyền thuyết anh hùng. Tác giả cũng đã lưu ý, không phải
mọi thần tích và truyền thuyết đều được cấu trúc đúng như vậy. Đồng thời sự bố
trí giữa các phần trong cấu trúc trên cũng rất linh hoạt và có những nặng nhẹ
khác nhau. Đây là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu mô típ tử trận của nhóm truyền
thuyết các triều đại phong kiến tự chủ.
Thứ ba, công trình sưu tầm, tuyển chọn và nghiên cứu Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam tập 1 và tập 2, Nguyễn Đổng Chi có những ý kiến gợi mở rất có
giá trị về cái chết với nghĩa tái sinh. Sự tái sinh được ông nhắc đến trong công
trình nghiên cứu của mình là sự tái sinh của các nhân vật truyền thuyết. Những
người anh hùng truyền thuyết này tái sinh là do hóa thân. Nguyễn Đổng Chi cho
rằng sự tái sinh của các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết là do họ sống lại
trong quan niệm của quần chúng nhân dân. Bởi vì trong tư tưởng của dân gian,
những người anh hùng có công với đất nước được nhân dân thờ phụng muôn đời
thì không thể nào chết được mà họ phải sống mãi mãi, phải trở thành bất tử. Thế
cho nên thay vì cái chết trong sự thật lịch sử, qua nhiều lần tưởng tượng và thêm
thắt của nhân dân, những người anh hùng ấy không còn chết như trong sự thật
lịch sử nữa mà họ sẽ hóa thân thành các linh vật bay lên trời hay linh hồn của họ
sẽ nhập vào hồn thiêng sông núi để mãi mãi trường tồn. Đồng thời, cũng chính
trong công trình nghiên cứu này, giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã cung cấp thêm
nhiều thông tin đáng quý từ việc tìm ra nguồn gốc của mô típ tái sinh trong tôn
giáo và tín ngưỡng dân gian. Thực ra mô típ tái sinh là một cách tiếp cận trong


4

chiều sâu tâm linh. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng cái biểu hiện cụ thể trong các bản
kể qua mô tả nó liên quan mật thiết đến mô típ tử trận.
Thứ tư, luận văn tốt nghiệ Bước đầu tìm hiểu bộ phận truyền thuyết dân
gian đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Thị Thanh Thúy, bước đầu đã tìm
hiểu được tiến trình lịch sử, văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long tác động đến

sự hình thành, phát triển của thể loại truyền thuyết. Những nét đặc trưng của văn
hóa, tập tục của vùng đất mới là nền tảng để hình thành lên các kiểu truyện, tạo
nên những nét đặc trưng của truyền thuyết dân gian. Cũng trong luận văn này
tác giả có đề cập đến chung cục cuộc đời người anh hùng và có nhận xét sau đây
đáng suy nghĩ: “truyền thuyết giai đoạn này nói về cái chết của người anh hùng
gắn với sự thật lịch sử, hoàn toàn không có yếu tố thần kì hoang đường. Sự thật
lịch sử trong giai đoạn này phần lớn các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại, nghĩa
quân thất trận, người anh hùng bị giặc bắt và hành quyết”. Như vậy luận văn đã
đề cập đến mô típ tử trận của người anh hùng ở trường hợp bị giặc giết.
Thứ năm, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Truyền thuyết và giai thoại Khánh Hòa (2006) của tác giả Trần Thị Kim Thu, đã
góp phần hệ thống hóa kho tàng truyền thuyết Khánh Hòa, bước đầu miêu tả và
tìm hiểu những biểu hiện của truyền thuyết nơi đây. Luận văn cũng đưa ra hệ
thống mô típ phổ biến trong truyền thuyết ở vùng đất mới này. Đặc biệt, ở
chương 3, mục 3.1.3 tác giả đề cập đến các nhóm mô típ về nhân vật anh hùng
thời kỳ phong kiến và ngoại xâm thời Nguyễn thế kỷ XIX: mô típ tự nguyện ra
hàng, mô típ tự nguyện cùng chết, mô típ gặp rủi ro, mô típ kẻ thù đe dọa, khống
chế. Như vậy luận văn đã đề cập đến mô típ tử trận của người anh hùng ở trường
hợp bị giặc giết.
Thứ sáu, công trình mang tên Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi
nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918) của tác giả Võ Phúc Châu. Trong
công trình này, tác giả tập hợp được hơn 100 truyền thuyết về những cuộc khởi
nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ giai đoạn (1858 – 1918). Tác giả đã hệ thống hóa


5

và miêu tả những mô típ tiêu biểu theo 6 nhóm mô típ. Trong đó, ở phần nhận
xét chung tác giả có đề cập đến nhóm mô típ về nhân vật bị hành quyết. Trong
nhóm này lại tác giả lại chia ra năm mô típ nhỏ hơn: mô típ người dân nhận

hung tin, mô típ lời nói cuối cùng của nhân vật, mô típ nhân vật bị hành quyết;
mô típ đao phủ khiếp sợ, mô típ sự lạ khi rơi đầu. Tác giả nhận định rằng “nhân
vật anh hùng trong truyền thuyết bao giờ cũng gặp nhiều thử thách. Nhưng thử
thách khốc liệt đến mức thành tai họa, dẫn đến kết cục bi thương đó là cái chết.
Người anh hùng buộc phải làm cuộc lựa chọn giữa vinh và nhục, giữa mạng
sống và cái chết. Nhân vật anh hùng nào trong truyền thuyết hầu như cũng đến
hồi hy sinh lẫm liệt. Kể lại truyền thuyết, nhân dân không che giấu nỗi đau đớn,
lòng tiếc thương vô hạn, sự ngưỡng mộ vô biên trước giờ phút cuối của người
anh hùng. Tình cảm ấy hội tụ, dồn nén trong các mô típ về sự hy sinh của các
anh hùng”. Như vậy luận án cũng đã đề cập đến mô típ tử trận của người anh
hùng ở trường hợp bị giặc giết.
Thứ bảy, luận án Tiến sĩ Những đặc trưng cơ bản của truyện dân gian vùng
Thuận Hóa của tác giả Hồ Quốc Hùng có lưu ý đến những yếu tố đặc tả qua việc
thâu tóm công đức của các anh hùng: lối sống nghĩa khí, xung trận thì ngoan
cường, thường có kết thúc bi thương. Đồng thời tác giả nhấn mạnh, sự trùng lặp
hình thức về tình huống tử trận của các nhân vật lịch sử dường như đã cô đúc
thành một kiểu tử trận rất đặc trưng cho bộ phận truyền thuyết ở vùng Thuận
Hóa. Tuy nhiên, vì tác giả giới hạn phạm vi nên truyền thuyết ở địa phương
khác chưa được khảo sát.
Cuối cùng là luận văn Thạc sĩ Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam của
tác giả Võ Thạch Anh đã làm rõ kiểu truyện linh thần trong truyền thuyết Việt
Nam, tìm được mối quan hệ giữa truyền thuyết với tập tục, tín ngưỡng và vai trò
của nó đối với đời sống tâm linh dưới góc độ hệ thống và cấu tạo tác phẩm.
Trong đó tác giả có đề cập đến mô típ “Ngài hóa”, tác giả chỉ ra được mô típ
“Ngài hóa” là một trong những hạt nhân quan trọng của loại truyền thuyết linh


6

thần. Tuy không đi sâu vào mô típ về cái chết nhưng toàn bộ việc nghiên cứu

linh thần thực chất đã đề cập đến mô típ này.
Sau khi tham khảo toàn bộ số lượng các công trình nghiên cứu ở trên đây
cùng với những kiến thức cơ bản về văn học dân gian, nhất là thể loại truyền
thuyết, chúng tôi thấy rằng mặc dù thật sự chưa có một công trình nào nghiên
cứu cụ thể và đầy đủ về mô típ tử trận trong truyền thuyết nhưng vấn đề mô típ
này được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí
chuyên ngành cũng đã chứng tỏ nó có sức hấp dẫn thú vị, thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Kế thừa những thành quả ở trên, chúng tôi đã mạnh
dạn thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Mô típ người anh hùng tử trận, luận văn sẽ thống kê, phân loại,
lí giải để làm rõ đặc điểm, cấu tạo, vai trò, chức năng của nó trong một số cốt
truyện truyền thuyết. Không chỉ vậy, chúng tôi còn muốn thông qua đề tài để lí
giải một vài vấn đề về cái chết của người anh hùng và rút ra những giá trị tư
tưởng và nghệ thuật của mô típ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn về “Mô típ tử trận của người anh hùng tử trận
trong truyền thuyết Việt Nam”, chúng tôi đi khảo sát những truyền thuyết anh
hùng trong chiến đấu đã được sưu tầm và xuất bản từ trước đến nay như :
- Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, thần thoại – truyền thuyết,
viện văn học - Trung tâm khoa học Xã hội và nhân văn Quốc gia, Nxb Giáo dục.
- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (2009), tập 16,
truyện cổ tích, truyền thuyết – Nxb Khoa học Xã hội.
- Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2000), Tổng tập văn học dân gian người
Việt, tập 4; 5, Nxb Giáo dục.
- Lã Duy Lan (1997), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn học Thông tin.


7


- Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2001) – Hồ Quốc Hùng – Nguyễn Thị Ngọc
Điệp, Văn học dân gian, những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục.
- Võ Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về cuộc kháng chiến chống
Pháp ở Nam Bộ (1858-1918), Nxb Thời đại.
- Trần Thị Kim Thu (2006) Truyền thuyết và giai thoại Khánh Hòa, Phụ
lục Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
- Mùa A Tủa (2012), Truyện cổ các dân tộc phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
- Quách Giao (2011), Truyện cổ dân tộc Mường, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
- Đặng Nghiêm Vạn (1986), Truyện cổ tích các dân tộc Trường Sơn – Tây
Nguyên (tập II), Nxb Văn học Hà Nội.
- Doãn Thanh, Trương Nguyễn Hoàng Thao (1963), Truyện cổ dân tộc
Mèo, Nxb Văn học Hà Nội.
- Trong công trình của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Chúc, Ninh Viết Giao
(2001), Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc miền Trung, Nxb Thuận Hóa Nghệ An – Thanh Hóa, Tp. Hồ Chí Minh.
- Nông Quốc Thắng (2011), Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên: Truyện cổ
Gia Rai, Truyện cổ Ê Đê, Truyện cổ M’Nông, Truyện cổ Ba Na – Kriêm, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Doãn Thanh (1978), Truyện cổ dân gian dân tộc Dao ở Lai Châu, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Lù Dìn Siểng (1982), Truyện cổ Giáy, Nxb Văn hóa, Hà Nội
- Hoàng Quyết (1986), Truyện cổ Tày Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội
- Lê Khắc Cường (2011), Truyện cổ Raglai, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
- Mai Văn Tấn (2007), Truyện cổ Vân Kiều, Nxb Lao Động, Hà Nội.
- Đinh Xăng Hiền (1985), Truyện cổ Hrê, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Đỗ Như Thúy (1982), Truyện cổ Cơ Tu, Nxb Văn hóa, Hà Nội.


8


- Ninh Viết Giao (1980), Truyện cổ Thái, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Mạc Đình Dì (1985), Truyện cổ Mảng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Vù Go Xá (1981), Truyện cổ Hà Nhì, Nxb Văn hóa, Hà Nội
- Lô Giàng Páo (1983), Truyện cổ Lô Lô, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Doãn Thanh (1982), Truyện cổ Phù Lá, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Lâm Quý, Phương Bằng (1983), Truyện cổ Cao Lan – Sán chí, Nxb Văn
hóa, Hà Nội.
- Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khơ me Nam bộ, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
- Tạ Văn Thông (1984), Truyện cổ Cơ – Ho, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
- Truyện cổ Chăm của nhóm tác giả Trương Hiến Mai, Nguyễn Thị Bạch
Cúc (2012), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Truyện cổ H’Mông của tác giả Lê Trung Vũ (1984), Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
- Y Thi (1984), Truyện cổ M’Nông, Nxb Văn hóa và thông tin Daklak, Đắc
Lắc.
- Thu Hương (2006), Truyện cổ Nùng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- Trần Kiêm Hoàng (2010) Truyện cổ Raglai, Nxb Dân Trí.
- Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ (2011), Truyện cổ
Raglai Nxb Văn hóa dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thống kê, miêu tả:
- Sử dụng số liệu thống kê làm cơ sở phát hiện sự tồn tại của các dạng tử
trận trong hệ thống truyền thuyết anh hùng trong chiến đấu. Chúng tôi
thống kê những cái chết của người anh hùng trong chiến đấu.
- Miêu tả kết cấu, đặc điểm nội dung từng mảng, từng nhóm của chúng.


9


• Phương pháp so sánh loại hình: Chúng tôi tìm những điểm giống nhau của
những cái chết và nhóm họp chúng lại thành những dạng chết, phân loại những
cái chết của các nhân vật thành các loại khác nhau.
• Phương pháp phân tích: Chúng tôi phân tích cách miêu tả cái chết của các
nhân vật để từ đó rút ra những giá trị về tư tưởng và nhệ thuật.
• Phương pháp cấu trúc: Với phương pháp này, chúng tôi chú trọng phân
tích kết cấu tác phẩm dưới góc độ cốt truyện, cấu tạo nhân vật, các hình thức
chết của nhân vật.
• Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu các tác động của văn hóa, lịch sử và đặc biệt là dân tộc học vào các
thành tố của truyền thuyết để tạo cơ sở cho việc lý giải những vấn đề đặt ra
trong đề tài.
6. Đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu việc xây dựng, mô tả
thống kê tương đối đầy đủ về mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết
Việt Nam.
Thứ hai, từ mô típ người anh hùng tử trận, chúng tôi rút ra những nét đặc
sắc của mô típ này về giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
Thứ ba, thao tác so sánh mô típ tử trận trong kết cấu cốt truyện giữa các dân
tộc, giúp chúng tôi rút ra được những nét tương đồng và dị biệt về văn hóa, tín
ngưỡng truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng của các dân tộc.
Cuối cùng, kết quả của luận văn là những đóng góp cụ thể của chúng tôi
trong việc vận dụng phương pháp so sánh loại hình để tìm hiểu truyền thuyết và
việc nghiên cứu văn học dân gian gắn liền với nghiên cứu văn hóa dân gian.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn được triển khai thành ba chương như sau:



10

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trong chương này chúng tôi trình bày những cơ sở và lý thuyết và lịch sử xã hội có liên quan đến đề tài, tạo tiền đề cho sự triển khai hai chương sau.
Chương 1 tập trung vào ba vấn đề:
Một là, trình bày một số vấn đề về lý thuyết mô típ: Làm rõ hai khái niệm
típ và mô típ cũng như mối quan hệ của chúng với nhau.
Hai là, trình bày cơ sở lịch sử - xã hội liên quan đến mô típ người anh hùng
tử trận. Chúng tôi đưa ra những mốc lịch sử quan trọng có ảnh hưởng đến sự
phát triển của thể loại truyền thuyết, và việc phân kì truyền thuyết thành các giai
đoạn để thấy được đặc điểm của truyền thuyết trong mỗi thời kì khác nhau như
thế nào. Từ sự phân kì này, là cơ sở để chúng tôi phân loại, mô tả mô típ người
anh hùng tử trận ở chương 2 và chương 3.
Ba là, chúng tôi đặt ra các tiêu chí để xác định mô mô típ người anh hùng
tử trận trong truyền thuyết Việt Nam - đối tượng khoa học chính của luận văn
này.
Chương 2. TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ PHÂN LOẠI MÔ TÍP TỬ
TRẬN TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM
Trong chương này, chúng tôi khảo sát tình hình tư liệu, phân loại và mô tả
mô típ tử trận nhằm làm rõ biểu hiện của mô típ tử trận trong truyền thuyết Việt
Nam. Chương 2 tập trung vào ba vấn đề sau: thứ nhất là tình hình tư liệu; thứ hai
là phân loại tư liệu, thứ ba là mô tả các dạng thức của mô típ tử trận trong truyền
thuyết Việt Nam, khảo sát các truyền thuyết có chứa mô típ tử trận.
Chương 3. MÔ TÍP TỬ TRẬN TRONG CẤU TẠO CỐT TRUYỆN
TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM
Ở chương này, người viết sẽ đi vào làm rõ cấu tạo của mô típ tử trận ở cả
hai vai trò: mô típ chi tiết và mô típ chủ đề. Ở vai trò là mô típ chi tiết, chúng tôi
tiến hành liệt kê những dạng thức xuất hiện của mô típ tử trận, đồng thời phân
tích vai trò, vị trí của nó đối với cốt truyện truyền thuyết. Đối với vai trò mô típ



11

tử trận là mô típ chủ đề, dựa vào lý thuyết về típ, chúng tôi tập trung phân tích
về cốt truyện và kiểu nhân vật xuất hiện trong típ.


12

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm típ và mô típ
Ở phần này, chúng tôi tập trung mô tả và phân tích những vấn đề về cơ sở lý
luận nghiên cứu văn học dân gian để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng
những chương tiếp theo. Chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ vấn đề thuật ngữ típ và mô
típ và mối quan hệ của chúng để có cái nhìn thấu đáo về mô típ.
Típ và mô típ là hai khái niệm hết sức cơ bản trong việc nghiên cứu truyện
cổ tích. Hai thuật ngữ này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
nổi tiếng trên thế giới và trong nước thường dùng. Người có công đầu tiên đưa
ra hai khái niệm như là một phạm trù trong nghiên cứu văn học là
A. N. Vexelopxki – nhà folklore người Nga. Sau đó người mang hai thuật ngữ
típ và mô típ trở thành những thuật ngữ quốc tế, ai cũng hiểu được đó chính là
Antti Aarne và Stith Thompson – hai nhà folklore người Phần Lan.
Những công trình quan trọng đầu tiên chứa đựng những khái niệm cơ bản
có liên quan đến đề tài đó là cuốn Từ điển văn học (bộ mới) [65, tr.1012] và từ
Từ điển thuật ngữ văn học [57, tr.36]. Ở các công trình này có những định nghĩa
về mô típ như là những yếu tố đã được hình thành ổn định và được sử dụng
nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, còn có những định
nghĩa về típ và mô típ cùng những đặc điểm của chúng trong cuốn Truyện kể
dân gian đọc bằng típ và mô típ của Nguyễn Tấn Đắc. Ông cho rằng típ và mô
típ là những phần tử vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của

truyện kể dân gian. Cũng trong công trình này, ông đưa ra một định nghĩa về mô
típ của nhà nghiên cứu folklore Stith Thompson, đại ý như sau: Trong folklore,
mô típ là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở một tiết (item) của folklore có
thể phân tích ra được. Công trình này không chỉ cung cấp những khái niệm nền
tảng mà còn giúp nắm bắt được phạm vi và lĩnh vực mà mô típ được quan tâm


13

nghiên cứu nhiều nhất, theo tác giả đó chính là lĩnh vực nghiên cứu truyện kể
dân gian như các thể loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại,... Đồng thời,
tác giả còn giới thiệu được các phương pháp tiếp cận một mô típ cụ thể của văn
học dân gian là như thế nào qua việc đi vào khảo sát một số mô típ trong truyện
kể dân gian Việt Nam như mô típ Quả bầu Lào, mô típ huyền thoại lụt hay
những mô típ phổ biến trong kiểu truyện Tấm Cám…
1.1.1. Lý thuyết về mô típ
Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” nêu định nghĩa: “Mô típ: Tiếng Hán Việt
gọi là “mẫu đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ mô típ trong tiếng Pháp).
Có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong tiếng Việt nhằm
chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định,
bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là
trong văn học nghệ thuật dân gian”.
Còn theo Nguyễn Tấn Đắc trong Nghiên cứu truyện dân gian Đông Nam
Á (bằng mô típ và típ) trích Đề cương bài giảng Sau đại học 1998 [45, tr.50]
thì “mô típ có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng non trẻ, thơ ngây của loài
người ở trước thời kỳ của tư duy khoa học”. Ví dụ như nồi cơm ăn không bao
giờ hết, viên ngọc ước, con người có thể nghe được tiếng nói của loài vật…
“Hoặc mô típ cũng có thể là sản phẩm của sự quan sát cuộc sống xã hội có thực
nhưng nó phải bất thường, quá đáng”.
Nguyễn Thị Nguyệt nêu định nghĩa: “Mô típ là những yếu tố hạt nhân cấu

thành cốt truyện”. [ 129, tr 12].
Từ những nhận định trên chúng tôi hiểu: Mô típ là những yếu tố tạo thành
cốt truyện. Những yếu tố này được định hình ổn định và được sử dụng trong
nhiều truyện khác nhau.


14

1.1.2. Lý tuyết về típ
Về khái niệm típ theo Stith Thompson (dẫn theo [179, tr.11]) có nghĩa là
những cốt kể có thể tồn tại độc lập trong kho truyện truyền miệng. Cốt truyện
như là một sơ đồ phức tạp, được cấu tạo từ một dãy mô típ. Trong đó sẽ có một
mô típ cơ bản đóng vai trò chính và các mô típ khác liên hệ với nhau theo một
thể thống nhất. Dù đơn giản hay phức tạp, truyện nào được kể như một cốt kể
độc lập đều được xem là một típ. Như vậy típ truyện có thể được coi là một tác
phẩm nghệ thuật trọn vẹn. Có những truyện kể dài chứa đựng hàng tá mô típ, lại
có những truyện kể ngắn chỉ có một mô típ đơn lẻ. Trong trường hợp đó, típ và
mô típ đồng nhất.
Theo định nghĩa của Từ điển văn học [65, tr.206] thì típ là “tập hợp những
truyện có cùng chủ đề và cốt truyện tương tự nhau, được gọi là kiểu truyện”. Típ
là một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn, có tính độc lập cao, còn mô típ là đơn vị
nhỏ nhất có nghĩa, là thành tố góp phần tạo nên cốt truyện. Như vậy típ là đơn vị
lớn hơn mô típ, một típ có thể chứa nhiều mô típ. Trong trường hợp truyện quá
đơn giản chỉ có một thì mô típ ấy được xem như là một típ. Nếu ở một số truyện
có các mô típ tương tự nhau thì những truyện ấy làm thành một kiểu truyện. Tuy
nhiên không phải những truyện trong cùng một kiểu truyện thì số mô típ trong
chúng là hoàn toàn trùng khít với nhau mà chỉ có một hoặc một vài mô típ là
tương tự nhau.
Bên cạnh đó, Nguyễn Tấn Đắc trong Nghiên cứu truyện dân gian Đông
Nam Á (bằng mô típ và típ) trích Đề cương bài giảng Sau đại học 1998 [45,

tr.50-51] có định nghĩa “trong ngôn ngữ thông thường, típ chỉ một lớp vật thể có
những đặc điểm chung. Nó được dịch là kiểu, kiểu mẫu, đại diện điển hình. Dựa
vào đó, khoa văn học dân gian đã dùng thuật ngữ típ để chỉ một tập hợp những
mẫu truyện kể dân gian có chung một cốt truyện. Cụ thể hơn, típ chỉ một tập hợp
của nhiều mẫu truyện chứ không chỉ từng truyện kể riêng lẻ và những mẫu
truyện đó phải có chung một cốt kể. Vậy típ là một cốt với tất cả những dị bản


15

của nó và trở thành một kiểu truyện, tức là một đơn vị truyện độc lập, phân biệt
với những đơn vị truyện khác. Có thể gọi típ là một kiểu truyện, một truyện –
đơn vị”.
“Típ giúp xem xét và sắp xếp truyện dân gian theo từng cốt kể, tức là theo
từng truyện đơn vị, chứ không theo từng mẫu truyện riêng lẻ. Trong một kho
truyện kể nào đó (của một dân tộc hay một quốc gia) bao giờ số típ truyện cũng
ít hơn và ổn định hơn số mẫu truyện riêng lẻ”.
Nguyễn Thị Nguyệt nêu định nghĩa: “Típ truyện là một tập hợp những
truyện có cùng kiểu dạng có cùng một nội dung và được cấu thành bởi những
mô típ giống nhau” [ 129, tr.12].
Từ những nhận định trên chúng tôi hiểu: Típ là tập hợp những truyện có các
yếu tố cốt truyện tương tự nhau.
1.1.3. Mối quan hệ giữa típ và mô típ
Mối quan hệ giữa típ và mô típ là rất gần gũi, có khi có thể chuyển hóa cho
nhau. Tức là típ cũng có khi trở thành mô típ và ngược lại một mô típ cũng có
thể trở thành một típ . Ở trường hợp trong một cốt truyện đơn giản, chỉ có một
mô típ thì mô típ ấy có thể được coi là một típ. Ngược lại, một cốt truyện thuộc
về một típ có thể di chuyển vào một cốt truyện phức tạp hơn, trở thành một
thành tố của cốt truyện phức tạp này, tức là một mô típ trong cốt truyện phức tạp
mới. Từ đây, ta có thể phân chia mô típ thành hai loại là mô típ chi tiết và mô típ

chủ đề. Mô típ chi tiết là một yếu tố kết hợp với những yếu tố khác để cấu thành
nên cốt truyện. Nó có thể tham gia vào nhiều típ khác nhau. Còn mô típ chủ đề
chính là một cốt truyện, tạo ra những cốt truyện tương tự nhau để hình thành nên
một típ .
Trong nội dung công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát
và tìm hiểu mô típ tử trận ở cả hai dạng mô típ chi tiết và mô típ chủ đề về người
anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam. Với dạng mô típ người anh hùng
tử trận là mô típ chủ đề, sẽ tập trung làm rõ cấu tạo và đặc điểm của nó về cốt


16

truyện và kiểu nhân vật. Còn với dạng mô típ anh hùng tử trận là mô típ chi tiết
thì ngoài việc xác định cấu tạo, đặc điểm còn đi sâu tìm hiểu tác dụng, chức
năng của nó đối với cốt truyện.
1.2. Phân kì truyền thuyết
Thứ nhất, để tiện cho việc phân loại hợp lý, chúng tôi xin đề cập đến một số
mốc lịch sử có liên quan đến thể loại truyền thuyết. Tất nhiên việc phân kì này
chỉ có tính tương đối để nhằm tìm hiểu cấu tạo của mô típ phát triển qua các thời
kì. Đúng hơn là tìm hiểu dưới góc độ loại hình lịch sử.
Theo dòng lịch từ khi An Dương Vương lên ngôi lịch sử nước ta trải qua 4
lần Bắc thuộc, giai đoạn nội chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn, Pháp thuộc, Nhật
thuộc, chống Pháp, chống Mỹ thì lịch sử nước ta trải qua gần 2300 năm trong đó
thời gian hòa bình độc lập chỉ khoảng 800 năm còn lại là 1500 năm dân tộc
chúng ta sống phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm bị thực dân, đế quốc chiếm
đóng, tưởng chừng dân tộc Âu Lạc đã bị khuất phục trước những đế quốc sừng
sỏ hàng đầu thế giới đó. Nhưng không, với dòng dõi con rồng cháu tiên, nhân
dân Âu Lạc đã không ngừng nuôi khát vọng độc lập tự chủ, bảo vệ bờ cõi cha
ông đã xây dựng, đó là tinh thần yêu nước sâu sắc thể hiện rõ nét xuyên suốt tiến

trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam tạo nên truyền thống chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta.
Sau chiến công chói lọi chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương
đặt quốc hiệu là Âu Lạc thay cho Văn Lang. Tên nước thể hiện rõ ràng sự hợp
nhất giữa hai thành phần dân tộc Việt là Âu và Lạc trong một chỉnh thể quốc gia
rộng mở cao hơn Văn Lang. An Dương Vương đã xây dựng đất nước Âu Lạc có
kết cấu chính trị - xã hội hoàn chỉnh gồm ban văn và ban võ hoàn chỉnh, đặc biệt
An Dương Vương còn xây dựng quân đội vững mạnh hàng vạn quân với thành
trì phòng thủ Cổ Loa đồng thời là kinh đô của Âu Lạc. Với sự phát triển mạnh


17

mẽ về mọi mặt Âu Việt đã đủ sức chống lại ngoại bang xâm lăng và không ít lần
chiến thắng quân thù xâm lăng và làm cho giặc phải bỏ ý định xâm lược Âu Lạc.
Trong hơn 100 năm Bắc thuộc lần thứ nhất của nhà Hán, nhân dân Âu Lạc
vẫn không ngừng nổi dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc nhưng hầu hết các
cuộc nổi dậy đều bị đàn áp đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa chỉ giành được thắng lợi
khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào năm 40.
Trưng Vương lên ngôi trị vì được 3 năm thì bị quân Hán do Mã Viện thống
lĩnh quay trở lại đàn áp mạnh mẽ. Với tinh thần yêu nước quật cường, Hai Bà đã
lãnh đạo nhân dân đứng lên chống quân Hán nhưng do tương quan lực lượng
chênh lệch quá lớn, tháng 4 năm 43 hai Bà Trưng bị thất bại và hi sinh oanh liệt
cùng hàng nghìn nghĩa binh.Từ sau thất bại năm 43 của hai Bà Trưng, nước ta
rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ II.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống hoàn toàn thắng lợi. Một lần
nữa, nhân dân ta bằng sức chiến đấu anh dũng của mình, khẳng định quyền tự
chủ đất nước,bảo vệ vững chắc những thành quả đấu tranh và xây dựng đất nước
của tổ tiên mình.Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng một đòn nặng nề vào
tư tưởng bành trướng của vua tôi nhà Tống. Tên tuổi của Lê Hoàn và quân

tướng nhà Tiền Lê cũng như của thái hậu Dương Vân Nga mãi mãi khắc sâu vào
lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
Trong ba lần chống quân Nguyên Mông, đã xuất hiện rất nhiều tấm gương
dũng cảm hi sinh quên mình vì đất nước, nhưng đóng vai trò quan trọng nhất, là
người kết nối sức mạnh đoàn kết đoàn kết dân tộc đó là vua Trần Nhân Tông và
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Xuất thân là người dòng dõi nhà Trần, Trần
Hưng Đạo được coi là người hội tụ tinh hoa dân tộc, mang trong mình hào khí
Đông A thời Trần và tinh thần và truyền thống yêu nước của dân tộc. Đây được
coi là đỉnh cao của thời kỳ phong kiến nước ta về tất cả mọi mặt, và trong đó
không thể không nhắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước và truyền thống
chống giặc ngoại xâm.


18

Khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược
to lớn, làm thay đổi về cơ bản cục diện chiến tranh và so sánh lực lượng giữa ta
và địch. Sau khi gặp nhiều thất bại liên tiếp, trong cuộc phản công cuối cùng,
Vương Thông buộc phải chấp nhận rút quân về nước vào cuối năm 1427. Cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi.
Sau chiến thắng quân Thanh xâm lược, hơn nửa thế kỷ sau, nước ta phải đối
mặt với kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng
xâm lược nước ta, do tương quan lực lượng, phương tiện chiến tranh hơn hẳn,
quân Pháp đã nhanh chóng chiếm được ưu thế. Tuy nhiên, với truyền thống yêu
nước nồng nàn, tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta bao đời đã trỗi
dậy mạnh mẽ, nước ta đã xuất hiện nhiều anh hùng kiệt xuất dẫn dắt phong trào
yêu nước chống giặc ngoại xâm đánh bại hai kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới trong
hơn một thế kỷ.
Tóm lại, truyền thống chống ngoại xâm là một vốn quý vô giá của dân tộc,
là nguồn động viên tinh thần lớn lao, có tác dụng duy trì tư tưởng chiến đấu và

sẵn sàng chiến đấu đối với nhân dân ta. Việc đánh giặc cứu nước là rất quan
trọng nhưng cũng rất bình thường đối với mọi người dân. Nhân dân ta nhận thức
sâu sắc rằng: nước mất thì nhà tan, do đó, muốn bảo vệ quyền lợi cá nhân thì
không có cách nào khác là phải đấu tranh bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Đấu
tranh vì quyền lợi cá nhân nhưng không chỉ vì quyền lợi cá nhân mà còn vì
nghĩa cả của dân tộc.
Thứ hai, việc nghiên cứu truyền thuyết dựa vào cảm hứng thời đại nhưng
theo diện mạo của nó có phần khác nhau. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đi theo
hướng này, xin dẫn ra một số cách phân loại của những nhà nghiên cứu đi trước.
Để tiếp cận thể loại truyền thuyết, những nhà nghiên cứu đi trước đã tiến hành
phân cắt nó ra thành những biến thể dưới cấp thể loại. Ở đây, chúng tôi chỉ dẫn
các công trình mang tính chất giáo trình, không xét đến các bài nghiên cứu nhỏ
đăng trên các tạp chí chuyên ngành.


19

Dưới đây là sự nhóm hóa các truyền thuyết của các nhà nghiên cứu mà
chúng tôi bao quát được.
Tên tác giả
Lê Chí Quế

Tên công trình

Các biến thể truyền thuyết

Văn học dân gian Việt Truyền thuyết lịch sử;
Nam

Truyền thuyết anh hùng;

Truyền thuyết các danh nhân
văn hóa;
Truyền thuyết tôn giáo.

Hoàng Tiền Tựu

Văn học dân gian (Tập 2)

Truyền thuyết về họ Hồng
Bàng và thời kì Văn Lang;
Truyền thuyết về thời kì Âu
Lạc và Bắc thuộc;
Truyền thuyết về thời kì
phong kiến tự chủ;
Truyền thuyết về thời kì Pháp
thuộc.

Đỗ Bình Trị

Văn học dân gian (Tập 1)

Cách 1:
Những truyền thuyết về thời
các vua Hùng;
Những truyền thuyết về sau
thời các vua Hùng.
Cách 2:
Truyền thuyết địa danh;
Truyền thuyết phổ hệ;
Truyền thuyết lịch sử.


Kiều Thu Hoạch

Khải luận

Truyền thuyết nhân vật;

(Tổng tập văn học dân Truyền thuyết địa danh;
gian người Việt: Tập 4 và Truyền thuyết phong vật.


×