Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu thống kê khảo sát một số bệnh lý cột sống thắt lưng thường gặp bằng hình ảnh xquang tại BVĐK tuy an trong 6 tháng đầu năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 16 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cột sống là trụ cột của cơ thể, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển có
nhiều bệnh lý mà chính nhờ hình ảnh xquang cho ta những thông tin quí giá để chẩn
đoán bệnh.
Bệnh lý cột sống nói chung và đoạn cột sống thắt lưng nói riêng thì có rất nhiều
bệnh, nhưng nhìn chung các triệu chứng làm cho người bệnh tìm đến với thầy thuốc và
cũng như các cơ sở y tế để được khám và điều trị đó là : Đau vùng thắt lưng ít hoặc
nhiều, hạn chế các tư thế vận động : Như đứng lên, ngồi xuống, cuối, ưỡn,nghiên, xoay
người… Tại phòng Xquang Bệnh viện đa khoa Tuy An số lượng bệnh nhân được chỉ
định đến khám Xquang cột sống thắt lưng là tương đối nhiều. Các hình ảnh Xquang
bệnh lý thường gặp đó là : Dị dạng bẩm sinh ở cột sống ( hay là rối loạn chuyển tiếp ở
cột sống), gai cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng. Vì vậy
việc chẩn đoán một số bệnh lý cột sống thắt lưng thường gặp bằng hình ảnh Xquang là
hết sức cần thiết, nhằm hỗ trợ cho lâm sàng những thông tin ban đầu về những hình
ảnh bệnh lý cột sống thiết thực. Từ đó giúp các bác sĩ lâm sàng đưa ra chẩn đoán và
hướng điều trị phù hợp nhất cho từng người bệnh.
Theo số liệu thống kê được tại phòng Xquang trong năm 2011 cho thấy : Cả năm
có có 685 trường hợp là chụp Xquang cột sống / 10.186 trường hợp được chỉ định chụp
Xquang,chiếm tỷ lệ khoảng 6,7%. Qua đó cho thấy bệnh đau cột sống nói chung và đau
CSTL nói riêng là tương đối nhiều nhưng chưa được đề cập khảo sát dánh giá và nghiên
cứu.
Để có một cái nhìn tổng quát số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị đau cột
sống thắt lưng được chỉ định khám bằng chụp Xquang. Tôi thực hiện nghiên cứu thống
kê khảo sát một số bệnh lý cột sống thắt lưng thường gặp bằng hình ảnh Xquang tại
BVĐK Tuy An tromg 6 tháng đầu năm 2012.
* Mục tiêu cần được đề cập nghiên cứu là :


-Khảo sát tỷ lệ BN được chỉ định Xquang có mắc và không mắc phải các bệnh
cột sống thắt lưng.
-Tỷ lệ BN theo độ tuổi từ dưới 30 tuổi, từ 30- 60 tuổi, trên 60 tuổi có mắc phải
các bệnh CSTL.
-Tỷ lệ bệnh nhân là nam, nữ mắc phải các bệnh CSTL..
-Tỷ lệ giữa độ tuổi lao động khoảng từ 25- 60 tuổi và tuổi về già từ 60 tuổi trở
lên có mắc các bệnh CSTL.
-Tỷ lệ giữa các bệnh cột sống thắt lưng.


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU XQUANG CỘT SỐNG:
1/ Đường cong sinh lý :
Cột sống là trục của toàn thân, nhận biết qua chụp cột sống tư nghiêng là đường
cong liên tục nối liền bờ trước đến bờ sau của thân đốt. Ở đoạn cổ gồm 7 đốt đường
cong ưỡn nhẹ đều đặn ra phía trước. đoạn lưng gồm 12 đốt cong nhẹ ra sau, đoạn thắt
lưng gồm 5 đốt đường cong ưỡn nhẹ ra trước, đoạn cùng cụt gồm một khối 9 đốt cong
nhẹ ra sau [1], [5],[11].
2/Các đốt sống và đĩa đệm :
-Thân đốt sống có hình chữ nhật ở người trẻ, ở người già bờ trên và bờ dưới thân
hơi lõm về phía thân đốt.
-Đĩa đệm: Nằm ở khe, đĩa đệm là khoản cách giữa hai thân đốt sống, bình thường
đĩa đệm không cản quang và không thấy được trên phim chụp [5].
3/ Cấu trúc và đặc điểm giải phẩu chức năng vùng thắt lưng:
a/Cấu trúc :

Cột sống thắt lưng có cấu trúc chung của cột sống nhưng lại có đặc điểm riêng:
Thân có chiều ngang rộng hơn chiều trước- sau , 3 đốt cuối có chiều cao ở phía trước
thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ phía bên giống như một cái nêm.Chân cung to,
khuyết trên của chân cung nông, khuyết dưới sâu. Mõm ngang dài và mảnh, mõm gai
rộng thô, dày ở đỉnh, mặt khớp của mõm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp dưới
có tư thế trái ngược với mặt khớp trên . Những đặc điểm cấu trúc này giúp cho nó chịu
được áp lực trọng tải lớn thường xuyên theo dọc trục cơ thể [1], [2].

2


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

b/ Đặc điểm giải phẩu chức năng :
Là vùng gánh chịu sức nặng của cơ thể nên cấu tạo các cơ, dây chằng khỏe, đốt
sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơn các vùng khác. Nhất là đoạn cột sống L4- L5 có
tầm hoạt động lớn với động tác gấp, duỗi, nghiêng, xoay có biên độ rộng do đĩa đệm ở
đây có cấu tạo các vòng sợi, mâm sụn, nhân nhầy có tính chất chịu lực đàn hồi và di
chuyển, khiến cho đốt sống có khả năng thực hiện được các hoạt động của cơ thể. Các
đốt sống có liên quan trực tiếp với tủy sống, các rể thần kinh, ở phần sâu của vùng thắt
lưng là các chuỗi hạch thần kinh giao cảm, động và tĩnh mạch chủ bụng các tạng ở
trong bụng và tiểu khung cũng có quan hệ về thần kinh với vùng thắt lưng. Do dặc điểm
giải phẩu chức năng và mối liên quan của nó với nhiều bộ phận khác nên có rất nhiều
nguyên nhân gây đau lưng [2].
4.Đau thắt lưng:
Theo PGS-TS Hồ hữu Lương [2]đau thắt lưng(L) là hiện tượng đau cấp hoặc
mãn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5-S1(bao gồm CSTLvà các
tổ chức xung quanh) do nhiều nguyên nhân, đau do đĩa đệm, đau rễ thần kinh, đau khớp

đốt sống, đau do cơ, đau từ dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp… Ngoài
ra những bệnh nội tạng gây đau CSTL như bệnh đường tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa và
các bệnh nội tạng khác. Đau thắt lưng do tư thế nghề nghiệp như công nhân bốc vác,
nghệ sĩ xiếc, uốn dẻo, ba lê, lực sĩ cử tạ….
II/ TÍNH PHỔ BIẾN CỦA ĐAU CSTL:
Đau thắt lưng rất hay gặp trong đời sống hàng ngày, và trên lâm sàng, theo tài
liệu các bệnh về cột sống triệu chứng và cách điều trị của nhà xuất bản y học[2].Năm
1986 ở Mỹ, theo A..Toufexia thường có 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng.
Ở nước ta trong điều tra tình hình bệnh tật đau thắt lưng chiếm 2% trong nhân dân,
chiếm 17% những người trên 60 tuổi ( Theo tài liệu của Phạm Khuê 1979).Theo tài liệu
của Hồ hữu Lương, Nguyễn văn Chương, Cao Hữu Hân (1991) đau thắt lưng-Hông
chiếm 27,77% tổng số các bệnh nhân khoa nội thần kinh viện quân y 103. Đau thắt lưng
gặp ở cả nam và nữ, các lứa tuổi nhất là độ tuổi lao động, ảnh hưởng sâu sắc đến năng
suất và ngày công lao động [2].
III/ CÁC BỆNH LÝ CSTL THƯỜNG GẶP:
1/Dị dạng bẩm sinh cột sống:
-Bình thường cột sống cổ (C) có 7 đốt, cột sống ngực (D) có 12 đốt, cột sống
thắt lưng (L) có 5 đốt, đốt sống cùng (S) có 5 đốt và 3-4 đốt cụt, do dị dạng bẩm sinh
cho nên ta có những hình ảnh xquang như sau:
-Xương sườn cụt của đốt sống D12 teo nhỏ hoặc không có.
-Thắt lưng hóa D12: Xương sườn cụt D12 teo nhỏ.
-Thắt lưng hóa S1:Đốt sống S1 nhô lên cao hơn bình thường, cách S2 bởi một
đĩa đệm mỏng để tạo thành đốt sống thắt lưng thứ 6 .
-Cùng hóa thắt lưng L5: CSTL chỉ còn 4 đốt, đốt L5 dính vào khối xương cùng
tạo thành khớp giả, đau ở khớp tân tạo, đau tăng khi nghiêng CSTL. Có thể viêm khớp
tân tạo dẫn đến viêm các rể thần kinh L4-L5 đi qua gần đó, những dị dạng này thường
là bẩm sinh.Nhưng có một số trường hợp đến tuổi trưởng thành mới xuất hiện cùng hóa
3



Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

hoặc thắt lưng hóa và có thể tạo nên khớp tân tạo giữa mõm ngang của L5 hoặc
S1 với xương chậu(có khi có một bên, có khi cả hai bên) làm giảm độ ưỡn sinh lý và
đẫn đến những biến đổi trong hoạt động cử động của CSTL. Đó là một trong những
nguyên nhân gây dau thắt lưng và thoái hóa cột sống hoặc phụ trợ cho bệnh thoát vị đĩa
đệm [2], [11].
2/ Bệnh gai cột sống:
Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương
hoặc sụn đã bị thoái hóa thường gặp ở xung quanh khớp xương và đĩa liên đốt sống. Vì
thế nhiều người than phiền bị gai cột sống và cho là gai gây đau lưng. Thực ra gai là sự
hóa già xương và sụn, bản thân gai không gây đau, đa số người trên 60 tuổi thường có
những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình XQuang. Tuy
nhiên 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, đau lưng
[9].
* Nguyên nhân gây gai cột sống:
2.1.Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn
thương như súc ép, va chạm, cọ xát ví dụ như những người làm nghề khuân vác nặng,
người quá ký tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn xiêu
vẹo.
2.2. Khi đĩa liên đốt sống hư hao xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt bị chùng dãn,
khớp chuyển động nhiều hơn.
Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng dãn này làm cho dây chằng dày lên, để
có sức giữ vững cột sống, lâu ngày calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc
chồi xương.
2.3. Gai là một diễn tiến của sự hóa già, đĩa sụn và xương bị thoái hóa,hao mòn,
mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp thường thấy ở
người cao tuổi.

-Các yếu tố duy truyền, dinh dưỡng kém, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu
đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục( Do thể thao, tai nạn…) là những rủi ro đưa tới sự
thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.
-Bệnh thường thấy ở người cao tuổi, khi cột sống bắt đầu thoái hóa, với tuổi già
bệnh thương có ở nam nhiều hơn nữ, nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống
[9].
2.4. Phân biệt gai cột sống và thoái hóa cột sống:
-Gai cột sống: chồi nhô ra từ xương sẽ hiện rõ rệt trên phim xquang.
-Thoái hóa cột sống: Thay đổi về cấu trúc và vị trí của đốt sống và khớp như đĩa
đệm xẹp, khoảng cách liên đốt sống hẹp lại, đốt sống hao mòn.
- Một trong nhiều nguyên nhân gây ra gai cột sống là thoái hóa viêm xương khớp.
Để tránh viêm xương khớp bằng cách thường xuyên vận động để xương cơ khớp bền
mạnh hơn, giảm cân nếu mập phì, tránh các chấn thương lên xương khớp, ăn uống đầy
đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
3/Bệnh viêm cột sống dính khớp:
Theo tài liệu sách chẩn đoán Xquang và hình ảnh y học của J. P Monier và J.M
Tubiana[8] và tài liệu viêm cột sống dính khớp của PGS- TS Hồ hửu Lương[2], [7]
bệnh viêm khớp cột sống là bệnh thường gặp ở nam giới trẻ tuổi. Trong 80% các trường
4


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

hợp đau vùng mông hoặc thắt lưng, hoặc thắt lưng- cùng, hiếm khi đau vùng
lưng. Bệnh thường tổn thương CSTL xuất hiện trước rồi đến cột sống lưng, sau cùng là
cột sống cổ. Đau thắt lưng thành từng cơn, cơn đau tăng lên về đêm, có nhiều trường
hợp cứng khớp vào buổi sáng.Theo tài liệu của BS Mai trung Dũng[12] tuổi mắc bệnh
thường là nam giới (90%- 95%), bệnh có tính gia đình (3%- 10%). Ở nước ta, bệnh rất

hay gặp, đứng hàng thứ hai trong các bệnh khớp, chỉ sau bệnh viêm khớp dạng thấp
(chiếm 20% tổng số bệnh nhân khớp và chiếm 1,5% dân số ở tuổi trưởng thành).
3.1/ Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh:
Theo tài liệu của BS Mai trung Dũng [12] có nêu như sau:
a/ Tác nhân gây bệnh: có thể do một trong số các loại Yersinia, Clomydia,
Klebsiela, lậu, Salmonella, Shigella… Những tác nhân này chỉ đóng vai trò là yếu tố
kích thích ban đầu.
b/Yếu tố cơ địa: Giới tính và nhất là yếu tố kháng nguyên HLA B27, mà theo
giả thuyết gần đây người ta coi là yếu tố tiền đề của bệnh qua cách giải thích sau:
- HLA B27 đóng vai trò như một receptor đối với tác nhân gây bệnh.
- Bản thân tác nhân gây bệnh có cấu trúc kháng nguyên gần giống HLA B2 HLA B27 nằm ngay cạnh một gen đáp ứng miễn dịch mà nó chỉ đóng vai trò đại diện,
chính gen này đáp ứng với tác nhân gây bệnh và sinh ra bệnh viêm cột sống dính khớp.
c/ Các yếu tố khác: Yếu tố chấn thương, điều kiện vệ sinh kém,các bệnh nhiễm
khuẩn… Có thể đóng vai trò nhất định đến sự xuất hiện của bệnh.
3.2. Hình ảnh Xquang:
Theo tài liệu đau thắt lưng-Thoát vị đĩa đệm của PGS-TS Hồ Hữu Lương [2] có
nêu: Hình ảnh xquang cột sống rất đặc hiệu nhưng xuất hiện muộn, khi các triệu chứng
lâm sàng đã khá rõ, phim thẳng các dây chằng bên , dây chằng trước và sau xơ hóa đậm
lại, các gai sau cũng dính với nhau làm cho cột sống có hình cây tre hay hình đường
ray. Viêm khớp cùng chậu hai bên là tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán sớm viêm cột
sống dính khớp. Hình ảnh viêm khớp cùng chậu có 4 giai đoạn :
- Giai đoạn 1: Khớp hẹp, diện khớp hơi mờ.
- Giai đoạn 2: Khe hẹp, bờ nham nhở.
- Giai đoạn 3: Hẹp nhiều , có chổ dính.
- Giai đoạn 4: Dính hoàn toàn không có ranh giới.
Chỉ có giai đoạn 3, 4 cả hai bên mới có giá trị chẩn đoán xác định.
Hình ành xquang viêm cột sống dính khớp giai đoạn đầu: Ở tư thế cột sống
thẳng thấy viêm khớp cùng chậu hai bên, khe khớp cùng chậu mở rộng mờ và không
đều, có đậm đặc xương ở lân cận, cầu xương lien than xương hoàn toàn hoặc không
hoàn toàn. Ở cột sống nghiêng ta thấy các đốt sống trở thành hình vuông, có bờ trước

thẳng, cầu xương không hoàn toàn, cốt hóa liên đốt sống bắt đầu.Ở giai đoạn muộn , có
hình cầu xương cạnh cột sống, cột sống có hình cây tre hoặc hình đường ray.
4/ Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng:
-Theo tài liệu của BS Bùi ngọc Truyền PGĐ Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng
Nai [10] và tài liệu của PGS- TS Hồ hửu Lương [2].
- Thoái hóa hóa cột sống thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, bệnh này không
gây nguy hiểm, không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẵng gây cho bệnh nhân
5


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng, gây
giảm sức khỏe, giảm khả năng học tập, lao động và sản xuất.
- Thoái hóa CSTL xuất hiện sớm hơn các đoạn khác của cột sống, thường gặp
nhiều ở CSTL và lưng hơn ở cột sống cổ. Qúa trình bệnh lý bắt đầu là hư đĩa đệm (hoái
hóa nhân nhầy, nứt rách vòng sợi, dẫn đến xẹp, lồi đĩa đệm rồi xơ hóa, đóng vôi đĩa
đệm) và sau đó là hư khớp đốt sống. Bệnh thường thấy đều cả nam và nữ từ 40 tuổi trở
lên, một trong những bệnh gặp thường xuyên ở tuổi già.
4.1/ Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa CSTL:
a/ Sự lão hóa: Là nguyên nhân chính, theo qui luật tự nhiên các tế bào sụn cột
sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm
dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm. Bệnh thường
xuất hiện muộn, thường ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi.
b/ Yếu tố cơ giới:Là yếu tố thúc đẩy sự thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự tăng bất
thường lực nén trên một diện tích của mặt đĩa đệm cột sống, là yếu tố chủ yếu trong
thoái hóa cột sống thứ phát gồm:
- Dị dạng bẩm sinh do gù vẹo cột sống: Làm thay đổi diện tích tỳ nén bình

thường của cột sống.
- Các biến dạng sau chấn thương, viêm ,u làm thay đổi hình thái tương quan
của cột sống
- Sự tăng trọng tải: Tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.
c/ Các yếu tố khác:
- Di truyền: Cơ địa già sớm.
- Nội tiết: Mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dung thuốc corticoid.
- Chuyển hóa: Bệnh Goutte.
4.2. Dấu hiệu xquang của thoái hóa CSTL : Có 3 dấu hiệu cơ bản.
- Hẹp khe khớp: Hẹp không đều, bờ không đều, biểu hiện bằng chiều cao của
đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
- Đặc xương Mâm sụn có hình đặc xương( hay đặc xương dưới sụn)
- Gai xương: Ở rìa ngoài của thân đốt,gai xương có thể tạo thành những cầu
xương, khớp tân tạo, đặc biệt những gai xưởng gần lỗ tiếp hợp dễ chèn vào rễ thần
kinh.
Muốn phân biệt giữa thoái hóa cột sống với thoát vị đĩa đệm cần chụp các
phương pháp đặc biệt( chụp bao rể thần kinh, chụp đĩa đệm và chụp CT: Scan,
MRI.)

6


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Thiết kế đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu dựa vào hình ảnh Xquang.

2/ Chọn mẫu và đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các bệnh nhân được chỉ định đến chụp xquang CSTL tại phòng
Xquang, loại trừ các trường hợp chấn thương CSTL do nhiều nguyên nhân khác
nhau không đề cập để nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu :03 tháng đầu năm 2012.
Địa diểm nghiên cứu: Tại phòng Xquang- Bệnh viện Đa khoa Tuy An.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu, tổng hợp số liệu, thống kê, phân tích qua hồ sơ, sổ
sách lưu trử tai phòng xquang.
4/ Thuật toán thống kê:
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê thông thường.

7


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 6 tháng đầu năm 2012 có 5.037 trường hợp được chỉ định chụp Xquang trong
đó có 302 người chụp Xquang CSTL. Chiếm tỷ lệ 6,01%.
4.1/ Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định chụp xquang có và không có mắc phải các bệnh
CSTL : Đơn vị tính: người, n=302 người
Bảng 1
Tổng
n=

Không mắc các bệnh CSTL Có mắc các bệnh CSTL được NC

được NC.

302

51

Tỷ lệ %

251

16,9%

350
300

83,1%

100%
83,1%

250
200
150
100

16,9%

50
0


Tổng số

Không
mắc

Có mắc

*Nhận xét :
Có 302 cas chụp xquang do đau CSTL trong đó số người không mắc các bệnh
CSTL được đề cập NC 51 cas chiếm tỷ lệ 16,9% số người mắc bệnh là251 người
chiếm tỷ lệ 83,1%
8


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

4.2.Tỷ lệ bệnh nhân theo độ tuổi từ dưới 30 tuổi, từ 30-60 tuổi, trên 60 tuổi có mắc phải
các bệnh CSTL .
Bảng 2:
Tổng số cas n=

Dưới 30 tuổi

251
Tỷ lệ %

Từ 30-60 tuổi


Trên 60 tuổi

24

131

96

9,6%

52,2%

38,2%

300
250

100%

200
150

52,2%
38,2%

100
50
0

9,6%

Tổng số

Dưới 30
tuổi

Từ 30-60
tuổi

Trên 60
tuổi

*Nhận xét :
Số người dưới 30 tuổi là 24 người chiếm tỷ lệ 9,6%.Số người từ 30 tuổi đến 60
tuổi là 131 người, chiếm tỷ lệ 52,2%.Số người từ 60 tuổi trở lên là 96 người chiếm tỷ lệ
38,2%.
9


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

4.3 Tỷ lệ bệnh nhân là nam, nữ mắc phải các bệnh CSTL
Bảng 3:
Tổng
Dị dạng bẩm Viêm cột sống Gai cột sống
số cas sinh CSTL
dính khớp
mắcn= Nam
Nữ

Nam
Nữ
Nam
Nữ

Thoái hóa CSTL
Nam

Nữ

251

16

Tỷ
%

lệ 6,4%

300
250

29

17

0

50


58

38

43

11,6%

6,8%

0%

19,9%

23,1%

15,1%

17,1%

100%

100%

100%

100%

0


T số Nam Nữ
Dị dạng bẩm
sinh

T số Nam Nữ
VCSDK

T Số Nam Nữ
GCSTL

15,1%
17,1%

50

6,8%
0%

100

6,4%
11,6%

150

19,9%
23,1%

200


T số Nam Nừ
THCSTL

*Nhận xét :
Số người mắc dị dạng bẩm sinh cột sống:Nam 16 người, chiếm tỷ lệ 6.4% -Nữ là
29 người, chiếm tỷ lệ 11,6%. Số người mắc viêm cột sống dính khớp ở nam là 17
người, chiếm tỷ lệ 6,8%- ở nữ là không mắc bệnh này . Số người bị gai cột sống đối với
nam là 50 người, chiếm tỷ lệ 19,9% -còn ở nữ là 58 người, chiếm tỷ lệ 23,1%. Số người
mắc bệnh thoái hóa CSTL ở nam là 38 người, chiếm tỷ lệ15,1% và ở nữ 43
người ,chiếm tỷ lệ 17,1%.
10


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

4.4/ Tỷ lệ bệnh nhân trong độ tuổi lao động khoảng từ 25 đến dưới 60 tuổi và
tuổi về già từ 60 tuổi trở lên mắc phải các bệnh CSTL được đề cập NC.Tổng n=
Bảng 4:
Tổng số Độ tuổi lao Tỷ lệ phần Độ tuổi về già Tỷ lệ phần trăm(%)
cas mắc
động
từ25 trăm(%)
từ 60 tuổi trở
N=
tuổi đến dưới
lên
60 tuổi
263

161
61,2%
102
38,8%

300

100%

250
200

61,2%

150

38,8%

100
50
0

T Số

Tuổi LĐ( > 60 tuổi
Từ 25-60)

*Nhận xét :
Số người trong độ tuổi lao động mắc các bệnh cột sống được đề cập NC là 161
người ,chiếm tỷ lệ 61,2%. Trong đó độ tuổi về già là 102 người, chiếm tỷ lệ 38,8%.


11


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

4.5. Tỷ lệ giữa các bệnh CSTL thường gặp mà các đối tượng đề cập nghiên cứu
mắc phải.
Bảng 5:
Tổng số cas
n=
251

Dị dạng bẩm Viêm cột sống Gai CSTL
sinh CSTL
dính khớp
45
17
108

Tỷ lệ %

17,9%

6.8%

Thoái
hóa CSTL

81

43,0%

32,3%

300
250

100%

200
150
43,0%
100

32,3%
17,9%

50
0

6,8%
T Số

Dị dạng bẩm
sinh

VCSDK


Gai CSTL

Thoái hóa
CSTL

*Nhận xét
Bệnh dị dạng bẩm sinh có 45 người, chiếm tỷ lệ 17,9%.Bệnh viêm cột sống dính
khớp có 17 người, chiếm tỷ lệ 6.8%. Bệnh gai cột sống TL có 108 người, chiếm tỷ lệ
43,0%. Bệnh thoái hóa CSTL có 81 người, chiếm tỷ lệ 32,3%.
12


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

Phần 5
BÀN LUẬN
-Trong 03 tháng đầu năm 2012 có 302 trường hợp được chỉ định chụp Xquang
CSTL. Trong số đó có 251 người mắc các bệnh CSTL được đề cập nghiên cứu,chiếm tỷ
lệ 83,1%.Chủ yếu rơi vào 2 nhóm tuổi 30-60 và >60 tuổi. Trong đó : Nhóm tuổi từ 30
đến 60 có 131 người,chiếm tỷ lệ 52,2% .Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên có 96 người,
chiếm tỷ lệ 38,2%.
-Tỷ lệ những người được chỉ định khám xquang cột sống nhưng không mắc các
bệnh CSTL được đề cập NC thì ít hơn, chiếm tỷ lệ 16,9%. Những người này đau vùng
thắt lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do các bệnh nội tạng như bệnh ở
đường tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa… Hoặc đau do cơ, các tổ chức cạnh khớp.
-Sở dĩ ở nhóm tuổi từ 30 đến 60 tuổi chiếm đa số, vì đây là độ tuổi lao động, đa
phần là lao động chân tay, làm việc quá sớm, quá sức. Cũng có thể do người lao động
phải thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế, chơi tập luyện

thể thao quá độ không phù hợp với tình trạng sức khỏe, đại bộ phận là lao động nông
thôn có diều kiện sống còn khó khăn, ăn uống không đầy đủ, thiếu chất dinh dưỡng, đặc
biệt là thiếu lượng canci cần thiết cho cơ thể để tạo và bồi đắp cho xương và sụn. Bên
cạnh đó có không ít người trọng lượng cơ thể quá mức cho phép, khiến cho cột sống
luôn phải gánh đỡ cơ thể, thường xảy ra ở những người béo phì. Những người làm việc
ngồi quá nhiều hoặc luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi cũng có thể dẫn đến gai
xương và thoái hóa khớp.
-Ta thấy tỷ lệ gai cột sống và thoái hóa cột sống ở nam và nữ gần như là tương
đương nhau, chưa thấy có nghiên cứu nào khẳng định bệnh gai cột sống và thoái hóa
cột sống có liên quan đến giới tính. Ngoài những yếu tố vừa nêu, ở nữ giới trong độ tuổi
lao động dể bị gai xương và thoái hóa cột sống là do thiếu hụt calci đó là hậu quả của
việc mang thai và sinh nở mà không bồi đắp đủ lượng canci cần thiết cho cơ thể. Bên
cạnh đó còn có các yếu tố di truyền cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc tạo gai
xương và thoái hóa xương khớp.
-Trong các bệnh CSTL được đề cập NC, ta thấy tỷ lệ mắc bệnh gai cột sống và
thoái hóa cột sống là nhiều nhất. Gai cột sống chiếm 43%, thoái hóa cột sống chiếm
32,3%. Nó cũng đúng với qui luật tự nhiên, đó là do các tế bào sụn cột sống với thời
gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ kém, giảm dần và sẽ hết
hẳn. Sau cùng dẫn đến gai cột sống và thoái hóa cột sống, đặc biệt ở độ tuổi trên 60
tuổi và về già. Ở độ tuổi này còn có các yếu tố ảnh hưởng khác, như mãn kinh ở phụ
nữ, những người mắc bệnh tiểu đường, loãng xương, những người dùng nhiều thuốc
nhóm corticoid.
- Đối với bệnh dị dạng cột sống TL và bệnh viêm cột sống dính khớp chiếm tỷ lệ
ít hơn.Bệnh dị dạng cột sống TL cũng có thể do bẩm sinh từ nhỏ nhưng cũng có thể
đến độ tuổi trưởng thành mới xuất hiện. Thể hiện trên phim Xquang có 4 hoặc 6 đốt
sống thắt lưng. Bệnh VCSDK theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy bệnh chỉ xuất hiện ở
13


Đề tài nghiên cứu khoa học


Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

nam giới còn trẻ tuổi dưới 30 tuổi và hầu như không xuất hiện ở nữ giới. Theo số liệu
tổng hợp được tại phòng Xquang cho thấy: Có 17 trường hợp mắc bệnh này hầu hết là
nam giới trẻ tuổi, chiếm 6,8%. Các yếu tố gây bệnh thường là do tự phát, đôi khi có tính
di truyền và gia đình hoặc có thể là do chấn thương hay điều kiện vệ sinh kém, … Thể
hiện trên phim Xquang bằng hình ảnh viêm khớp cùng chậu một hoặc hai bên và ở giai
đoạn 2 và 3 là chủ yếu.

14


Đề tài nghiên cứu khoa học

Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

Phần 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/KẾT LUẬN:
-Qua kết quả khảo sát số người được chỉ định chụp xquang CSTL từ tháng
1/2012 đến 30/06/2012 tại phòng Xquang BVĐK Tuy An ta thấy:
-Trong o6 tháng đầu năm 2012 có 302 cas đươc chỉ dịnh chụp Xquang CSTL.
Trong đó số người mắc các bệnh CSTL được đề cập NC là 302 người, chiếm tỷ lệ
81,3%. Số người ở độ tuổi từ 30 tuổi đến 60 tuổi mắc bệnh chiếm nhiều nhất là :131
người, chiếm tỷ lệ 52,2%. Số người trong độ tuổi lao động mắc bệnh 161 người, chiếm
tỷ lệ 61,2%. Bệnh gai cột sống chiếm nhiều nhất (108 cas chiếm tỷ lệ 43,0%,). Tỷ lệ
bệnh nhân là nam nữ mắc bệnh gần như tương đương nhau.
2/ KIẾN NGHỊ:
-Đối với người còn trẻ: Để tránh các bệnh cột sống sau này các bậc làm cha- mẹ

cần quan tâm đến con trẻ nhiều hơn trong việc ăn uống làm sao cho đủ chất, tránh ăn
uống vô độ dẫn đến béo phì, học tập rèn luyện thể thao đúng mức. Trong thời đại công
nghệ phát triển, trẻ thường ngồi hàng giờ chơi games trước vi tính, xem TV quá nhiều,
…. là những nguyên nhân có thể đưa đến bệnh này.
-Người trong độ tuổi lao động : Không nên làm việc quá sớm, quá sức, tránh làm
việc thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế, tập thể dục
thường xuyên đều đặn, giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp, tránh tập luyện
những môn thể thao quá sức
-Những người lao động trí óc ngồi làm việc cần giữ tư thế luôn thẳng và cân
bằng, ngồi từ 1-2 giờ cần phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.
- Mọi giới ở moi lứ tuổi cần quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày làm sao
cho đầy đủ chất, đặc biệt thức ăn chứa nhiều calci, tránh ăn uống vô độ dẫn đến béo phì.
-Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, cần quan tâm nhiều hơn đến chế dinh dưỡng hàng
ngày, tránh thiếu hụt canci trong thời kỳ mang thai sinh nở.
-Người cao tuổi, cần ăn thức ăn chứa nhiều canci như sửa, các loại sản phẩm từ
sửa. Đây là nguồn thực phẩm giàu canci và dể hấp thu nhất. Tăng cường ăn các loại rau
xanh, các loại thủy hải sản như tôm, cua, các loại cá nhỏ cung cấp một lượng calci đáng
kể. Người cao tuổi nên có chế sinh hoạt cho hợp lý tùy theo điều kiện của mỗi người.
Nên sinh hoạt tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn, hàng ngày chơi thể thao, đi bộ, bơi, hạn
chế mang, vác nặng, làm các động tác quá sức. Nên khám bệnh định kỳ để biết tình
trạng sức khỏe của mình và biết cách phòng tránh.
*Tóm lại: Cột sống là một cấu trúc tuyệt hảo. Nâng đỡ đầu và phần trên của cơ thể,
chứa đựng và bảo vệ cột tủy sống nơi dẫn truyền hàng triệu tín hiệu sinh tử giữa não bộ
và các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Giúp cho cơ thể uyển chuyển thân hình, thích nghi
với các hoạt động khác nhau. Do đó cột sống cần được sự lưu tâm chăm sóc và nuôi
dưỡng đầy đủ.
15


Đề tài nghiên cứu khoa học


Người thực hiện :Phan Trọng Ngân

Phần 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Nguyễn Doãn Cường (2007) Giải phẩu xquang, sách đào tạo cử nhân kỷ thuật
y học của nhà xuất bản y học.
2/ PGS-TS Hồ Hửu Lương (2001) Đau thắt lưng – Thoát vị đĩa đệm của nhà
xuất bản y học.
3/ GS Hoàng Kỷ, TS Nguyễn Duy Huề, TS Phạm Minh Thông(2007) Bài giảng
chẩn đoán hình ảnh của nhà xuất bản y học.
4/ GS-TS Trần Quang Việp BV TƯ Quân Đội 103, Giaó trình xương khớp bệnh
lý, chấn thương xương khớp
5/TháiKhắcChâu.Xquangcộtsống.www.benhhoc.com/conten/2625.xquangcotson
g.html Truy cập ngaỳ25.02.2012.
6/ BS Nguyễn Văn Hanh(1998). Kỷ thuật Xquang của nhà xuất bản y học.
7/ BS Đỗ Quang Tảo (1979) cuộc du lịch qua màn huỳnh quang của nhà xuất
bản y học.
8/ J. PMONNIER, J. MTUBIANA.chẩn đoán Xquang và hình ảnh y học.
9/ BS Nguyễn ý Đức (1986) Bệnh gai cột sống và cách điều trị.
10/ BS Bùi Ngọc Truyền. PGĐ BV y dược cổ truyền Đồng Nai.Bệnh thoái hóa
cột sống thắt lưng nguyên nhân và ảnh hưởng
WWW.khamchuabenh.com>Xươngkhop>bệnh thoái hóa cột sống
11/ PGS-TS Thái Khắc Châu, GS-TS Nguyễn văn Chương bệnh học xương
khớp WWW.bệnh học.com/list/category/8.xương khớp.html. truy cập ngày 25.2.2012.
12/ BS Mai Trung Dũng viêm cột dống dính khớp
WWW.dieutridau.com/benh/2773-hinhanhxquangbenhviem-cot-song-dinh-khơp
truy cập ngày 25.2.2012.
.
.


16



×