Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

asdfsd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.39 KB, 59 trang )

B¸o c¸o tËp sù
Phụ lục
Lời mở đầu
Thực trạng kế toán NVL
2.1 Đặc điểm chung về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt Kim Đông Xuân.
2.1.2.Lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.4.Đặc điểm chung về công tác kế toán của công ty.
2.1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Lời mở đầu
Cùng với đà phát triển của nền kinh tế quốc dân, công nghệ dệt cũng ngày càng phát
triển. Ngày nay, ngành công nghiệp dệt Việt Nam đã có những biến đổi theo xu hướng đi lên.
Vì sản phẩm dệt may là một nhu cầu thiết yếu của con người nên nó thu hút được rất nhiều
lao động xã hội. Hiện nay ngành dệt may đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, là ngành công nghiệp trọng điểm chỉ đứng sau ngành dầu lửa của nền kinh tế Việt
Nam.
Trong các sản phẩm của ngành dệt, sản phẩm dệt kim không những được thị trường
nước ngoài mà còn cả thị trường trong nước ngày càng ưa chuộng vì nó có nhiều đặc tính mà
vải dệt thoi không thể có được như: vải đàn hồi, co dãn tốt, không nhàu, tính thấm nước và
thoát khí cao.
Hiện nay, sản phẩm dệt kim ngày càng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài
nước. Do đó, chiến lược sản xuất của hầu hết các công ty sản xuất hàng dệt kim là làm sao đa

1
B¸o c¸o tËp sù
dạng hoá về mẫu mã, kiểu cách, chủng loại sản phẩm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng.
Mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty Dệt kim Đông Xuân là hàng xuất khẩu theo
phương thức hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sức tiêu thụ hàng
trong thị trường nội địa ngày càng lớn nên bên cạnh việc đảm bảo chất lượng cao cho mỗi sản


phẩm xuất khẩu, Công ty Dệt kim Đông Xuân cũng đã chú trọng rất nhiều đến việc nâng cao
chất lượng hàng nội địa. Mở rộng thị trường trong nước đã trở thành một chiến lược quan
trọng trong quá trình phát triển của Công ty.
Để đảm bảo tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, cạnh tranh được với sản phẩm cùng
loại đang có trên thị trường, vấn đề cần quan tâm nhất là giá thành của từng loại sản phẩm.
- Hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm là một trong những chiến lược
quan trọng của từng doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt
may.Trong điều kiện Việt Nam tham gia vào WTO,hàng rào thuế quan đã bãi bỏ.Không cần
hàng rào thuế quan thì việc cạnh tranh giá với hàng dệt may ngày càng khốc liệt.Chi phí NVL
luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm,đòi hỏi mỗi danh nghiệp cần phải có giải
pháp đồng bộ từ khâu cung ứng,sử dụng NVL để có chi phí thấp nhất,góp phần làm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian tập sự tại phòng Tài chính kế toán từ tháng 05/2005 đến tháng
05/2006, tôi đã cố gắng tiếp cận tìm hiểu về Công ty và phòng Tài chính kế toán cùng với
thực tế công việc về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Dựa trên cơ sở đó tôi viết báo
cáo tập sự với đề tài:
“Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty dệt kim đông
xuân”

2
B¸o c¸o tËp sù
2.1.Đặc điểm chung về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Dệt kim Đông Xuân
Công ty Dệt kim Đông Xuân (nhà máy dệt kim Đông Xuân trước đây) với tên giao dịch
DOXIMEX được thành lập từ năm 1959, là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của ngành dệt kim
Việt Nam. Trụ sở chính của Công ty được đặt tại số 67 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng -
trung tâm Thành phố Hà Nội, thuận tiện cho việc giao dịch và quan hệ với bạn hàng trong và
ngoài nước.
Trong những ngày đầu thành lập, nhà máy Dệt kim Đông Xuân chỉ bao gồm 04 phân
xưởng với 380 lao động. Dây truyền thiết bị gồm 180 chiếc chủ yếu của Trung Quốc với công

suất 1 triệu sp/năm. Sản phẩm bao gồm quần áo dệt kim các loại, khẩu trang, dây đai, thắt lưng...
phục vụ nhu cầu trong nước và quốc phòng.
Bắt đầu từ thập niên 70, Đông Xuân được giao thêm nhiệm vụ làm hàng xuất khẩu sang
các nước Liên Xô cũ, Mông Cổ, Lào, Ba Lan, Hungari, CHDC Đức... Sản xuất được mở rộng,
Đông Xuân phát triển thêm 2 cơ sở ở 250 Minh Khai và 524 Minh Khai - Hà Nội. Đông Xuân
trở thành đơn vị chủ lực trong trương trình xuất khẩu theo nghị định thư của Nhà nước với Liên
Xô cũ và các nước Đông Âu, đáp ứng 80% tổng số lượng sản phẩm dệt kim của Việt Nam xuất
sang thị trường này.
Đến năm 1986, đường lối đổi mới của Đảng và chính sách mở cửa của Nhà nước đã mở
hướng phát triển mới cho Đông Xuân. Trên cơ sở đầu tư đổi mới thiết bị và áp dụng công nghệ
tiên tiến, chủ động vươn ra thị trường mới, năm 1987 sản phẩm của Đông Xuân đã được xuất
khẩu sang Bắc Âu, Tây Âu và bắt đầu thăm dò thị trường Nhật Bản. Năm 1989, Đông Xuân đã
ký thoả thuận hợp tác sản xuất dài hạn với khách hàng Nhật Bản (1989-1999) và hiện nay đã gia
hạn thêm 10 năm (đến năm 2009). Bên cạnh đó, Đông Xuân vẫn tiếp tục và phát triển các mối
quan hệ thương mại với bạn hàng ở EU (áo, Đức, Hà Lan ...) và một số nước ASEAN.
Ngày 19-08-1992, Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) có quyết định chuyển
đổi tổ chức hoạt động của nhà máy thành Công ty Dệt kim Đông Xuân với tên giao dịch là
DOXIMEX.
Với định hướng sản xuất kinh doanh chủ yếu là phục vụ xuất khẩu, thị trường đòi hỏi cao
về chất lượng, quy cách, mẫu mã, sản phẩm đa dạng, thời hạn giao hàng nghiêm ngặt và khả

3
B¸o c¸o tËp sù
năng cạnh tranh cao, Công ty không ngừng đầu tư thiết bị hiện đại và công nghệ mới tiên tiến để
đáp ứng được yêu cầu này. Đồng thời, nhằm đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng cao, Công ty
đã có mối quan hệ gắn bó với các nhà cung cấp có uy tín ở Thụy Sỹ, Đức, Anh, Nhật, Mỹ, ấn
Độ... để nhập nguyên liệu, các loại vật tư, hoá chất thuốc nhuộm... cho sản xuất.
Bước vào thế kỷ 21, Dệt kim Đông Xuân bắt đầu giai đoạn đầu tư mới với nguồn vốn huy
động 10 triệu USD để mở rộng và phát triển với quy mô:
- Khuôn viên sử dụng: 40.000m

2
với diện tích nhà xưởng 50.000m
2
.
- Thiết bị được đổi mới và bổ sung hoàn chỉnh, đạt trình độ tiên tiến của các nước phát
triển để tăng năng lực sản xuất, phát triển mặt hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để
đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng ở trình độ cao hơn hiện tại.
+ 4.000 tấn vải dệt kim / năm.
+ 20 triệu sản phẩm và 500 tấn vải thành phẩm cung cấp cho thị trường xuất khẩu và nội
địa.
+ Doanh thu 30 triệu USD/ năm.
Dệt kim Đông Xuân luôn nỗ lực phấn đấu để giữ vững quan hệ bạn hàng truyền thống và
sẵn sàng hợp tác trong đầu tư, liên doanh để mở rộng, phát triển sản xuất cũng như cung cấp sản
phẩm, dịch vụ với các đối tượng trong và ngoài nước.
2.1.2.Lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
a.Lĩnh vực kinh doanh
b. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Với dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt, xử lý hoàn tất, cắt may, in, thêu bằng các thiết
bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, CHLB Đức, ý..., các sản phẩm của Công ty đáp
ứng yêu cầu chất lượng cao, đặc biệt là hàng dệt kim 100% Cotton luôn được khách hàng trong
và ngoài nước ưa chuộng và giữ được uy tín trong suốt 47 năm phát triển.
Các sản phẩm của Đông Xuân đa dạng với các kiểu dệt Single, Rib, Interlock, Kanoko,
Milano, tạo vòng, cào bông ... thích hợp cho mọi đối tượng trong sinh hoạt hàng ngày, hoạt động
TDTT, du lịch, công sở, trường học...

4
B¸o c¸o tËp sù
Năng lực sản xuất hiện nay từ 10 ÷ 12 triệu sp/năm, trong đó 80% xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản, EU và một số khu vực khác. Kim ngạch XNK đạt 13 triệu USD/năm. Diện
tích nhà xưởng trên 30.000m

2
gồm 06 xí nghiệp thành viên (XN dệt kim, XN xử lý hoàn tất, 3
XN may và XN cơ khí sửa chữa) với tổng số lao động khoảng 1.200 người trong đó có 85%
công nhân kỹ thuật lành nghề, 10% kỹ sư và cử nhân kinh tế, bộ máy điều hành tinh giản có kinh
nghiệm và cơ chế quản lý trực tuyến luôn đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng. Hệ
thống kiểm tra chất lượng của Công ty được bố trí ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất
nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất xưởng có chất lượng tương xứng với tiêu chuẩn hợp đồng và
có khả năng thoả mãn cả những đơn đặt hàng khắt khe về chất lượng sản phẩm.
Với phương châm đầu tư chọn lọc, đồng bộ, hiệu quả, Công ty đã có hệ thống thiết bị hiện
đại, nguồn nguyên liệu, vật tư, hoá chất thuốc nhuộm có chất lượng cao và ổn định. Với đội ngũ
công nhân kỹ thuật lành nghề, cán bộ kỹ thuật làm chủ được công nghệ tiên tiến, cán bộ quản lý
nghiệp vụ vững vàng có kinh nghiệm trong công tác quản lý theo cơ chế thời mở cửa, sản phẩm
Dệt kim Đông Xuân đã vượt qua được sự kiểm định khắt khe của nền kinh tế thị trường. Và 10
năm qua, sản phẩm Dệt kim của Đông Xuân đã khẳng định vị trí vững vàng trên thị trường Nhật
Bản, áo, Đức.... Các khách hàng lớn của Nhật Bản, EU đến với thị trường Đông Xuân ngày càng
nhiều với đơn đặt hàng có số lượng ngày càng tăng.
Tuy vậy, Đông Xuân vẫn luôn quan tâm đối với thị trường trong nước, tham gia các hội
chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm của mình. Đồng thời, mạng lưới đại lý sản phẩm của Đông
Xuân các thành phố lớn trong nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nghệ
An... đang được phát triển, là cơ hội Đông Xuân nắm bắt thị hiếu để sản xuất, đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dùng.
Quá trình sản xuất của Công ty Dệt kim Đông Xuân được tổ chức theo qui trình công
nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm cho đến khi được hoàn thành phải trải qua 3
giai đoạn chế biến ở 5 xí nghiệp khác nhau, đó là:
- Xí nghiệp dệt kim
- Xí nghiệp xử lý hoàn tất
- Các xí nghiệp may: 1, 2, 3

5
B¸o c¸o tËp sù

* Xí nghiệp Dệt kim: Là đơn vị đầu tiên trong dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ dệt ra
các loại vải phù hợp với yêu cầu của thị trường hoặc của khách hàng về số lượng, chủng loại.
Sản phẩm của xí nghiệp Dệt kim là nguyên liệu của xí nghiệp Xử lý hoàn tất.
* Xí nghiệp Xử lý hoàn tất: Là đơn vị kế tiếp trong dây truyền, có nhiệm vụ xử lý vải
như tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa ... theo các yêu cầu khác nhau của khách hàng. Giữ vai trò
trọng yếu trong toàn bộ dây chuyền.
* 3 xí nghiệp may: Là khâu cuối cùng của dây chuyền có nhiệm vụ cắt, may các loại
sản phẩm, đóng gói sản phẩm theo đúng qui cách cũng như chất lượng mà khách hàng yêu
cầu.
Tuy sản phẩm của Công ty được chế biến chủ yếu tại các xí nghiệp trên nhưng để duy
trì được tính hiệu quả và liên tục được quá trình sản xuất có sự đóng góp không thể thiếu của
xí nghiệp Cơ khí sửa chữa. Là xí nghiệp phụ trợ nhưng góp phần đảm bảo các điều kiện sản
xuất cho các xí nghiệp sản xuất chính bao gồm các bộ phận: lò hơi, cấp nước, làm lạnh, nén
khí, tổ nguội - tiện - phay - bào ... để sửa chữa, gia công chế tạo các phụ tùng cho dây truyền.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được áp dụng theo hình thức trực tuyến chức năng nhằm
đáp ứng kịp thời thông tin, số liệu cho các cấp lãnh đạo và ngược lại các chỉ thị mệnh lệnh từ
lãnh đạo sẽ được truyền đạt trực tiếp và nhanh chóng đến những người tổ chức thực hiện.
3.1. Ban Giám đốc:
3.1.1.Tổng Giám đốc:
* Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước cấp trên (Nhà nước) và tập thể người lao động
về hiệu quả SX-KD và chấp hành pháp luật của Công ty, phụ trách chung và trực tiếp các lĩnh
vực sau:
- Tổ chức, bộ máy công tác cán bộ.
- Chiến lược phát triển và quy hoạch - đầu tư thị trường, bảo toàn, phát triển vốn.
- Kế hoạch SX- KD tài chính hàng năm.

6
B¸o c¸o tËp sù
- Công tác quan hệ hợp tác SX- KD trong và ngoài nước, quan hệ với các ngành chức

năng, tổ chức tín dụng, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
- Công tác tuyển dụng, hội đồng lương cán bộ , chuyên viên, công nhân sản xuất và
phục vụ.
- Công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, chuyên viên.
- Công tác bảo vệ, thanh tra.
* Quyền hạn:
- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các Phó tổng giám đốc, Giám
đốc điều hành, Kế toán trưởng, các thủ trưởng đơn vị thành viên, các trợ lý và các Hội đồng
tư vấn.
- Thành lập, giải thể các dơn vị thành viên, bộ phận, Hội đồng tư vấn, đề bạt, điều
chuyển, tiếp nhận, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, chuyên viên thuộc hệ thống điều hành trong
Công ty và đề xuất, kiến nghị thay thế, bổ sung, xử lý đối với những đối tượng thuộc cấp trên
quản lý.
- Quyết định chỉ tiêu kế hoạch SX- KD tài chính hàng năm, mục tiêu, quy mô, lĩnh vực
đầu tư, lựa chọn đối tác hợp tác SX- KD.
- Ban hành chính sách công nghệ, chất lượng sản phẩm, khuyến khích phát triển thị
trường, vận hành vốn, phân phối thu nhập để động viên lao động sáng tạo của mỗi thành viên.
- Quyết định cuối cùng về các điều chỉnh, sửa đổi các quy định hiện hành trong các
hoạt động tại Công ty và giải quyết các phát sinh theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.
3.1.2.Phó tổng giám đốc KT
- Thay mặt TGĐ tiếp cận làm việc với cấp trên đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng,tài
chính,thuế,vốn,kiểm toán,liên quan đến thương thảo giá mua bán HĐKT
-Chỉ đạo công tác kiểm kê,hội đồng giá các lĩnh vực quan hệ tín dụng,các hoạt động tài
chính-thanh toán.

7
B¸o c¸o tËp sù
- Chỉ đạo quản lý tài sản và kiểm tra kiểm soát các hợp đồng kinh tế phục vụ sản xuất kinh
doanh theo đúng qui định hiện hành của nhà nước.
- Phụ trách công tác hạch toán tiết kiệm,chống lãng phí,rà soát các định mức vật tư ,lao

động,thiết bị,chi phí.
- Ký duyệt thu,chi,chứng từ thanh toán theo qui định quản lý tài chính của nhà nước.
3.1.3.Phó tổng giám đốc TB - ĐT:
* Trách nhiệm: Giúp Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực công tác:
- Tổ chức thực hiện công tác đầu tư phát triển theo dự án đã được duyệt.
- Quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng nhà xưởng kho tàng.
- Công tác kỹ thuật an toàn, môi truờng lao động.
- Tuyển dụng lao động, đào tạo nâng bậc công nhân các ngành phục vụ công tác quản
lý thiết bị (áp lực, điện, hơi, thiết bị công nghệ...).
* Quyền hạn:
- Phối hợp với Phó tổng giám khác và các giám đốc điều hành chỉ đạo, nghiên cứu đầu
tư công nghệ, thiết bị mới và tổ chức triển khai thực hiện. Trực tiếp chỉ đạo thực hiện công
tác đầu tư theo các quy định hiện hành.
- Chỉ đaọ việc khai thác sử dụng thiết bị đầu tư một cách đồng bộ và có hiệu quả
- Chỉ đạo xây dựng lịch xích và tổ chức thực hiện quản lý tu sửa thiết bị, gia công chế
tạo cung ứng phụ tùng, sửa chữa nhà xưởng, phương tiện công cụ sản xuất.
- Chỉ đạo, quản lý công tác kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp, môi trường, phòng
chống cháy nổ, bão lụt, công tác y tế, nhà trẻ, mẫu giáo.
- Chỉ đạo việc quản lý khu tập thể, nhà đất.
- Ký duyệt phiếu thu-chi, các chứng từ thanh toán ... theo quy định về tài chính, ký hợp
đồng kinh tế khi được Tổng giám đốc ủy quyền
3.1.4.Giám đốc điều hànhcông nghệ

8
B¸o c¸o tËp sù
* Trách nhiệm: Giúp Phó tổng giám đốc trong các lĩnh vực công tác:
- Nghiên cứu công nghệ, thu thập thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành
để phổ cập và vận dụng tại công ty.
- Tổ chức chỉ đạo triển khai thí nghiệm, sản xuất thử sản phẩm mới và mẫu chào hàng,
xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm, thành phẩm.

- Quản lý công nghệ, nghiên cứu và khai thác có hiệu quả các thiết bị công ty hiện có.
- Chỉ đạo công tác đào tạo và tổ chức thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm cho công nhân
công nghệ trong diện và thi ra nghề cho công nhân mới.
- Phối hợp Giám đốc điều hành sản xuất, trực tiếp làm việc với các xí nghiệp để giải
quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai sản xuất.
* Quyền hạn:
- Điều hành đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ trong toàn Công ty để phục vụ yêu cầu
nghiên cứu, chế thử, áp dụng quy trình thao tác tiên tiến, hợp lý hoá, các giải pháp công nghệ
trong sản xuất.
- Đề xuất chế độ quản lý, bố trí cán bộ kỹ thuật công nghệ các bộ phận, xí nghiệp.
- Đề xuất đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, quản lý công nghệ, đổi mới công
nghệ.
- Phối hợp cơ quan giám đốc Công ty để tiếp cận đầu tư, phát triển sản xuất, thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch hàng tháng, quý, năm.
3.1.5.Giám đốc điều hành sản xuất:
* Trách nhiệm:
- Thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc đề điều hành sản xuất theo kế hoạch tháng, quý
trên cơ sở nhiệm vụ hàng năm Tổng công ty giao.
- Chủ động tổ chức sản xuất và bố trí các điều kiện lao động, thiết bị, nguyên vật liệu
để đảm bảo kế hoạch sản xuất và giao hàng.
* Quyền hạn:

9
B¸o c¸o tËp sù
- Trực tiếp làm việc với các Giám đốc xí nghiệp để giao nhiệm vụ sản xuất.
- Điều động lao động và huy động, điều chuyển thiết bị theo yêu cầu sản xuất.
- Xử lý các tình huống biến động để đảm bảo giao hàng theo hợp đồng đã cam kết.
- Ban hành, điều chỉnh định mức năng suất lao động theo yêu cầu thực tế.
- Phối hợp trong cơ quan Giám đốc công ty về các chủ trương, giải pháp chung, quan
hệ trực tiếp với Công đoàn, Đoàn thanh niên và các phòng ban về những nội dung liên quan

đến công tác điều hành sản xuất.
3.2.
.
Các phòng ban trực thuộc công ty:
3.2.1. Phòng Kỹ thuật :
- Nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới và quản lý công nghệ - thiết bị trên cả dây chuyền
sản xuất.
- Nghiên cứu và hướng dẫn triển khai sản xuất mặt hàng mới bao gồm dệt, xử lý hoàn
tất, cắt may, bao gói.
- Ban hành và tham gia quản lý việc thực hiện qui trình công nghệ của toàn bộ dây
chuyền sản xuất.
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật các loại nguyên liệu vật tư cho sản xuất và tiêu chuẩn
phân loại vải, sản phẩm.
- Xây dựng và theo dõi thực hiện định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư và phẩm cấp
sản phẩm.
- Quản lý các thiết bị theo qui phạm của Nhà nước (điện, áp lực, thang vận).
- Quản lý thiết bị, máy móc của toàn dây chuyền sản xuất thông qua lập kế hoạch tu sửa
và theo dõi tổng hợp thực hiện lịch xích tu sửa của các xí nghiệp.
- Đề xuất và tham gia lựa chọn thiết bị đầu tư và tổ chức lắp đặt thiết bị mới.
-Công tác an toàn,bảo hộ lao động.
- Tham gia đàm phán với khách hàng về phương diện kỹ thuật.
3.2.2. Phòng Nghiệp vụ:

10
B¸o c¸o tËp sù
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chiến lược phát triển nhiều năm
đảm bảo sự tăng trưởng hiệu quả và bền vững.
- Giao kế hoạch hàng tuần,hàng tháng,năm cho từng xí nghiệp,tổ chức việc điều độ tác
nghiệp trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
-Xây dựng giá thành kế hoạch,kiểm tra việc thực hiện các định mức sử dụng nguyên liệu

vật tư phục vụ cho đàm phán ký kết hợp đồng.
-Tìm kiếm nguồn cung ứng vật tư có hiệu quả,tiếp nhận vật tư phụ liệu nhập khẩu.
-Tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong ,ngoài nước duy trì việc mở rộng các hệ thông đại lý tiêu
thụ trong nước.
-Quản lý lao động,xây dựng định mức tiền lương,theo dõi đề xuất các giải pháp tăng năng
suất lao động.
-Tham mưu trong việc xây dựng và ban hành qui chế phân phối thu nhập trong toàn công ty.
- Thụ lý hồ sơ,giúp việc hội đồng kỷ luật công ty
-Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ BHXH cho người lao động
-Công tác tuyển dụng,đào tạo,nâng lương hàng năm cho người lao động.
3.2.3. Phòng Quản lý chất lượng:
- Kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, vật tư (sợi, chỉ) trước khi nhập kho.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát toàn bộ dây chuyền theo tiêu chuẩn ISO và
SA 8000
- Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật, phân loại sản phẩm qui trình công nghệ
và vệ sinh công nghiệp ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất và sản phẩm xuất xưởng.
- Nghiên cứu, đề xuất theo dõi thực hiện các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng
sản phẩm.
3.2.4. Phòng Tài chính-Kế toán:

11
B¸o c¸o tËp sù
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ,kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty
và nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn.
-Khai thác nguồn vay có lãi suất thấp.
-Thu thập,xử lý thông tin,số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán
theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra,giám sát các khoản thu,chi tài chính,các nghĩa vụ thu nộp,thanh toán
nợ,kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản,phát hiện ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về
TCKT.

- Phân tích thông tin,số liệu kế toán,tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin,số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
- Cung cấp số liệu,phối hợp cùng các phòng chức năng trong việc xây dựng giá
thành,định mức kinh tế kỹ thuật.
- Quản lý mạng thông tin,hỗ trợ hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính toàn công ty.
- Thanh toán đủ và kịp thời thu nhập của người lao động.
- Hướng dẫn và tổng hợp kiểm kê theo định kỳ tháng,quí,năm
- Phối hợp cùng các phòng chức năng trong việc thanh lý,tiêu thụ,TS vật tư không có
nhu cầu sử dụng để tăng doanh thu hàng năm,hiệu quả sử dụng vốn
3.2.5. Văn phòng công ty:
Chịu trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của công ty:
- Thực hiện nhiệm vụ văn thư, in ấn văn bản, tài liệu phục vụ lễ tân, hội nghị, quản lý
vệ sinh công nghiệp môi trường và lưu trữ công văn hồ sơ của công ty.
- Quản lý việc phục vụ nước uống, bồi dưỡng ca 3, độc hại theo qui định, quản lý khu
tập thể của Công ty.
- Bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong sản xuất, giám sát xuất nhập vật tư hàng hoá và
việc thực hiện kỷ luật lao động.

12
B¸o c¸o tËp sù
3.2.6. Đảng uỷ, Công đoàn, đoàn thanh niên:
Giáo dục công tác tư tưởng của quần chúng, phát động phong trào thi đua để đẩy mạnh
sản xuất, thực hiện hoàn thành sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi mà công nhân viên
được hưởng đồng thời duy trì nghĩa vụ của các thành viên.
Ngoài ra, Công ty còn có một số bộ phận khác như: y tế, nhà ăn, nhà trẻ ... để duy trì
các hoạt động thường xuyên, góp phần phát triển sản xuất.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty được khái quát ở trang sau.

13

B¸o c¸o tËp sù
2.1.4.Đặc điểm chung về công tác kế toán của công ty
2.1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty dệt kim Đông Xuân với 6 xí nghiệp thành viên, quy mô sản xuất khá lớn,
địa bàn hoạt động tương đối tập trung. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu quản lý chỉ đạo
sản xuất, sử dụng tốt năng lực đội ngũ cán bộ kế toán, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán
tập trung tại phòng Tài chính -Kế toán bao gồm 14 thành viên.
1.1.Biên chế của phòng TCKT.
a.Phụ trách phòng: Chỉ đạo chung thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán,thông
tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty.
b.Phó phòng :Tham gia điều hành phòng tài chính kế toán đồng thời trực tiếp đảm
nhiệm phần kế toán tiêu thụ,thuế thu nhập DN,thuế môn bài
* Các kế toán viên được phân công như sau:
- Kế toán tổng hợp
-Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán nguyên vật liệu, CCDC.
- Kế toán thủ quĩ và bảo hiểm xã hội.
- Kế toán tiền mặt.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng,huy động vốn
- Kế toán theo dõi tiêu thụ sản phẩm.
- Kế toán theo dõi thuế xuất nhập khẩu
- Kế toán theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản và TSCĐ
- Kế toán thuế
- Kế toán lương
Trong tất cả các khâu hạch toán tại Phòng Tài chính - Kế toán, mỗi khâu đều có tính
độc lập tương đối trong mối quan hệ chặt chẽ của toàn hệ thống. Do vậy, để đáp ứng yêu
cầu quản lý sản xuất - kinh doanh thì mỗi khâu phải được thực hiện tốt và kịp thời.

14
B¸o c¸o tËp sù

1.2.
Kế
toá
n
NV
L,
Kế
toán
TSC
Đ
kiêm
Kế
toá
n
tiền
lươ
Kế
toán
tập
hợp
CP
Kế
toá
n
tha
nh
Kế
toá
n
tiêu

thụ
Kế
toá
n
thu
ế
Kế
toá
n
đầu

Th

quỹ
Nh
ân
viê
n
quả
Công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và vận
dụng hình thức sổ sách kế toán “Nhật ký chứng từ”. Mỗi khâu hạch toán đều được tập
trung thực hiện tại Phòng Tài chính - Kế toán của công ty. Tại các xí nghiệp thành viên có
bộ phận thống kê làm nhiệm vụ tập hợp, ghi chép sổ sách, lập một số bảng kê, tờ kê chi
tiết phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất ở xí nghiệp, công tác điều độ sản xuất và công
tác hạch toán kế toán của công ty.
Phần thứ ba
Chức năng,nhiệm vụ và nội dung công việc của kế
toán hoạch toán NVL và CCDC
1.Vai trò,nhiệm vụ và nội dung công việc hạch toán NVL và CCDC
1.1.Vai trò,nhiệm vụ của kế toán NVL,CCDC

1.1.1. Khái niệm và vai trò của NVL, CCDC trong doanh nghiệp SX
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm mới, nguyên
vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, dưới tác động của lao động thay đổi

15
Phu trách phòng
TC- KT
Phó phòng
TC- KT
Sơ đồ tổ chức kế toán của Công ty Dệt Kim Đông Xuân
B¸o c¸o tËp sù
hình thái vật chất ban đầu, để tạo ra một hình thái vật chất của sản phẩm mới. Về mặt giá trị, khi
tham gia vào quá trình sản xuất giá trị của nguyên vật liệu dịch chuyển một lần, toàn bộ vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong sản xuất vì:
Kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chất lượng của sản
phẩm đánh giá hiệu quả sản xuất cao hay thấp, tốt hay xấu. Nguyên vật liệu là một bộ phận cấu
thành nên thực thể sản phẩm cho nên có vị trí vô cùng quan trọng. Nếu không có hay không
cung cấp đủ nguyên vật liệu thì sản xuất sẽ bị đình trệ, việc cung cấp nguyên vật liệu có đúng số
lượng, quy cách chủng loại kịp thời hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của
doanh nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh
doanh và giá thành sản phẩm. Ví dụ như trong giá thành sản phẩm công nghiệp, cơ khí nguyên
vật liệu chiếm từ 50%- 60%; trong giá thành sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm gần 70%;
trong giá thành sản phẩm công nghiệp nhẹ gần 60%. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với
xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có biện pháp để giảm chi phí nguyên vật liệu
một cách hợp lý sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, điều này góp phần làm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Xét về mặt vốn sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn
lưu động, đặc biệt là vốn dữ trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần dự trữ và sử dụng
nguyên vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm.
Như vậy, nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất
kỳ một doanh nghiệp sản xuất. Do đó, việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu là rất cần thiết,
đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí và
giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng .
Khác với vật liệu, CCDC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời
gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy, CCDC được quản lý và hạch toán như đối với
nguyên liệu, vật liệu.
1.1.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

16
B¸o c¸o tËp sù
Xuất phát từ vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, để đảm bảo cho
quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đem lại hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt
công tác kế toán nguyên vật liệu ở mọi khâu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
Khâu thu mua: Việc quản lý nguyên vật liệu ở khâu mua có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì
nó liên quan tới giá trị, chất lượng, chủng loại vật liệu. Quá trình thu mua phải lựa chọn nguồn
cung cấp hợp lý như giá cả phải chăng, thuận tiện về công tác vận chuyển để tiết kiệm được chi
phí vận chuyển, đồng thời cần có kế hoạch thu mua phù hợp theo đúng tiến độ thời gian kế
hoạch sản xuất nhằm tránh tình trạng nguyên vật liệu ứ đọng ảnh hưởng đến khâu khác.
Khâu bảo quản: Phải tổ chức tốt hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, thực hiện
đúng chế độ bảo quản phù hợp với tính chất đặc điểm của từng loại nguyên vật liệu tránh tình
trạng hư hỏng mất mát, hao hụt, kém phẩm chất.
Khâu dự trữ: Doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại nguyên
vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường liên tục.
Khâu sử dụng: Yêu cầu đặt ra phải tiết kiệm chi phí, nhưng phải đảm bảo chất lượng sản
phẩm do vậy cần phải có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, giáo dục ý thức con
người cần sử dụng tiết kiệm hợp lý trên cơ sở định mức dự toán.

1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Kế toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình
hình hiện có và những biến động của nguyên vật liệu để từ đó đề ra những biện pháp thích hợp
phục vụ sản xuất kinh doanh.
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật
liệu cả về giá trị và hiện vật.
- Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua, sử dụng nguyên vật liệu cho
sản xuất.

17
B¸o c¸o tËp sù
- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin
phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
1.1.4. Phương pháp tính giá vật liệu, CCDC
Trong hạch toán, vật liệu, CCDC được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của vật liệu,
CCDC được xác định phù hợp với từng phương pháp tính thuế GTGT được áp dụng tại doanh
nghiệp và từng nguồn hình thành vật liệu, CCDC. Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị thực tế của vật liệu, CCDC mua vào là giá không có
thuế GTGT đầu vào và được xác định theo công thức:
Giá thực
tế vật
liệu,
CCDC
mua vào
=
Giá mua vật
liệu, CCDC

(chưa có
thuế GTGT)
+
Chi
phí
thu
mu
a
+
Thuế
nhập
khẩu
(nếu có)
-
Giảm giá
vật liệu,
CCDC mua
ngoài được
hưởng
Đối với các doanh nghiệp thương mại nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp
trên GTGT thì giá thực tế của vật liệu, CCDC mua vào là giá bao gồm cả thuế GTGT đầu vào
(kể cả thuế GTGT của hàng nhập khẩu, nếu có) và được xác định theo công thức:
Giá thực
tế vật
liệu,
CCDC
mua
ngoài
=
Tổng giá

thanh toán
của vật liệu,
CCDC mua
ngoài
+
Chi
phí
thu
mua
+
Thuế nhập
khẩu và thuế
GTGT của
hàng nhập
khẩu (nếu có)
-
Số giảm giá
vật liệu,
CCDC mua
ngoài được
hưởng
Khi xuất vật liệu, CCDC dùng cho kinh doanh, giá thực tế của vật liệu, CCDC xuất kho
được xác định tuỳ thuộc vào các phương pháp tính giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng
(phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập sau, xuất trước; phương pháp giá đơn
vị bình quân cả kỳ dự trữ...).

18
B¸o c¸o tËp sù
1.1.5. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC:
Giống như hạch toán chi tiết hàng hóa, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC

cũng đòi hỏi phải theo dõi, phản ánh được cả về mặt hiện vật và giá trị của từng loại NVL,
CCDC ở từng kho, từng nơi bảo quản. Để hạch toán chi tiết NVL, CCDC kế toán có thể sử
dụng một trong ba phương pháp hạch toán chi tiết là: phương pháp thẻ song song, phương
pháp sổ đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư. Việc lựa chọn phương pháp nào
để hạch toán chi tiết NVL, CCDC hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
doanh nghiệp cả về quy mô nghiệp vụ, phương tiện hạch toán, trình độ quản lý và trình độ
cán bộ, nhân viên kế toán.
Công ty Dệt kim Đông Xuân đã sử dụng phuơng pháp thẻ song song, công việc cụ
thể tại kho và tại phòng TC-KT như sau:
- ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt
số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ được mở cho từng danh điểm vật
tư. Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt
lượng theo từng danh điểm vật tư.
- ở phòng TC-KT: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm
vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là
theo dõi cả về mặt giá trị. Hàng tháng, hoặc định kỳ, khi nhận được các phiếu nhập, xuất
kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật tư cập nhật từng vào máy từng phiếu
nhập,xuất kho, kiểm tra, đối chiếu, rồi tiến hành đối chiếu với thẻ kho.
Phiếu nhập kho
Thẻ hoặc sổ
chi tiết vật tư
Bảng tổng hợp
nhập, xuất, tồn kho
vật tư
Kế toán
tổng hợp
Thẻ kho

19
B¸o c¸o tËp sù

Phiếu xuất kho

Ghi chú: Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
1.1.6. Chứng từ sử dụng:
Hạch toán NVL, CCDC sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT do bên bán lập (mua vật liệu của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ)
- Hóa đơn bán hàng (mua vật liệu của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp trên GTGT)
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Kế hoạch phân bổ chi phí theo dự toán.
- Các chứng từ thanh toán như phiếu chi, giấy báo nợ ...
2. Kết cấu, nội dung và phương pháp hạch toán NVL, CCDC tại Công ty Dệt kim Đông
Xuân:
2.1. Nguyên tắc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Thủ tục luân chuyển chứng từ NVL, CCDC tại Công ty:
Chứng từ kế toán là bằng chứng pháp lý cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
doanh nghiệp. Do đó, tổ chức chứng từ kế toán là công việc rất quan trọng trong công tác kế
toán, đặc biệt là kế toán NVL, CCDC. ở Công ty Dệt kim Đông Xuân thủ tục nhập kho, xuất
kho được thực hiện như sau:
* Thủ tục nhập kho:
Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại NVL khi về đến Công ty đều phải làm thủ
tục kiểm nhận và nhập kho.

20
B¸o c¸o tËp sù
Phòng Nghiệp vụ là bộ phận đảm nhận cung ứng vật tư, có nhiệm vụ thu mua và xác

định mức dự trữ vật tư. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự trữ NVL, phòng Nghiệp vụ cử
cán bộ tiếp liệu liên hệ hoặc đến nơi cung cấp NVL để thu mua theo đúng yêu cầu về chủng
loại, số lượng và chất lượng.
Tại kho, thủ kho cùng cán bộ tiếp liệu tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng về số
NVL mua về. Nếu hàng mua về đúng quy cách, chất lượng theo hợp đồng mua hàng thì
phòng Nghiệp vụ làm thủ tục nhập kho.
Đối với NVL nhập khẩu phòng Nghiệp vụ mời VinaControl lập biên bản kiểm nghiệm
hàng và lập phiếu nhập kho theo số thực nhập.
Mỗi phiếu nhập kho được lập thành 3 liên và phải có đầy đủ chữ ký của người giao,
nhận hàng, trong đó:
- Một liên lưu ở tập hồ sơ chứng từ gốc của phòng Nghiệp vụ.
- Một liên lưu tại phòng TC-KT (bộ phận thanh toán) làm chứng từ thanh toán.
- Một liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán NVL định khoản và
vào số liệu theo dõi tại phòng TC-KT.
NVL khi mua về nhập kho theo đúng quy định, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp hợp lý,
khoa học đảm bảo yêu cầu từng loại NVL cụ thể để tiện theo dõi và thuận tiện cho Công ty
khi xuất kho.
* Thủ tục xuất kho:
Khi phát sinh nhu cầu sử dụng NVL ở các xí nghiệp, bộ phận sẽ làm "Phiếu yêu cầu
xin lĩnh vật tư" gửi phòng Nghiệp vụ, xét thấy yêu cầu hợp lý phù hợp với kế hoạch sản xuất
và định mức NVL, phòng Nghiệp vụ lập "Phiếu xuất kho" (có thể là Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ) cho đơn vị sử dụng.
Phiếu xuất kho lập thành 3 liên.
- Một liên lưu vào chứng từ gốc ở phòng Nghiệp vụ.
- Một liên giao cho người lĩnh vật tư xuống kho để lĩnh vật tư.
- Một liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, sau đó luân chuyển cho kế toán NVL, CCDC.

21
B¸o c¸o tËp sù
ở kho, thủ kho chỉ xuất kho NVL khi đã kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của phiếu xuất kho

rồi ghi số lượng thực xuất vào phiếu.
* Hàng tháng, sau khi đã hoàn tất phần cập nhật phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, kế
toán NVL in thẻ kho và đối chiếu về mặt số lượng đối với từng kho. Bên cạnh đó, trong quá
trình cập nhật chứng từ kế toán NVL kiểm tra lại mã vật tư do thủ kho điền có phù hợp với
từng đối tượng sử dụng không.
* Tại Công ty Dệt kim Đông Xuân, mỗi năm tiến hành kiểm kê theo định kỳ hai lần
vào 0h ngày 01/01 và 0h ngày 01/07. Thành phần kiểm kê bao gồm: P. Nghiệp vụ, P. Kỹ
thuật, P. TCKT và thủ kho. Mỗi phòng ban cử đại diện cùng nhau tiến hành kiểm đếm
những vật tư còn tồn thực tế trong kho, sau đó đối chiếu với số liệu tồn trên sổ sách. ở
Công ty Dệt kim Đông Xuân không xảy ra trường hợp thiếu do mất mát, chỉ xảy ra trường
hợp thực tế thiếu so với sổ sách do hao hụt trong định mức cho phép (VD: xăng, dầu) và
trường hợp thực tế thừa so với sổ sách (thừa vô hình) do khí hậu, thời tiết (VD: sợi)
2.2. Tài khoản sử dụng:
TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu", TK 153 "Công cụ, dụng cụ"
- TK 152, TK 153 phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại
nguyên liệu, vật liệu, CCDC tại kho của doanh nghiệp. Tùy theo chủng loại và quy mô sử
dụng, TK 152, TK 153 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL, CCDC như:
+ TK 1521: NVL chính
+ TK 1522: Vật liệu phụ
+ TK 1523: Nhiên liệu
+ TK 1524: Phụ tùng
+ TK 1528: Vật liệu khác
+ TK 1531: Công cụ, dụng cụ
+ TK 1532: Bao bì luân chuyển
+ TK 1534: Bảo hộ lao động

22
B¸o c¸o tËp sù
Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NVL nhập kho trong kỳ.
Bên Có: Phản ánh giá trị thực tế của NVL xuất kho trong kỳ.

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NVL tồn kho.
- Ngoài ra kế còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK 151, TK 111, TK
112, TK 141, TK 133, TK 331...
2.3. Trình tự hạch toán NVL:
- Mua NVL, CDCD về nhập kho, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153 (chi tiết NVL): Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK liên quan (111, 112, 331...): Tổng giá thanh toán
Ví dụ1: Tồn kho đến hết ngày 31/08/05 của hoá chất Natrihyddroxits là 1599.7kg,trị giá là
11.443.416
Ngày 1/9/05 mua 4000kg hoá chất của công ty CPHC giá mua chưa có thuế là
28.600.000,thuế GTGT 10%,tiền hàng chưa trả. Khi vật liệu về nhập kho kế toán ghi: .
Nợ TK 15211-VLC: 28.600.000
Nợ TK 13311 : 2.860.000
Có TK 3311(CTCPHC) :31.460.000
- Các chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua NVL, CCDC (vận chuyển, bốc dỡ...)
được ghi tăng giá trị thực tế của NVL bằng bút toán:
Nợ TK 152, 153 (chi tiết NVL): CP thu mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK liên quan (111, 112, 331...): Tổng giá thanh toán
Cũng ví dụ trên chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt là 500.000đ.Kế toán phản ánh bút
toán sau:
Nợ TK 15211 : 500.000

23
B¸o c¸o tËp sù
Có 111 : 500.000
- Khi thanh toán tiền hàng, số chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có) sẽ ghi:
Nợ TK liên quan (111, 112, 331...)
Có TK 515

- Trường hợp thu mua vật liệu được giảm giá hay vật liệu mua về xuất trả lại cho người
bán do hàng kém phẩm chất, sai quy cách, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (111, 112, 331...): Tổng giá thanh toán
Có TK 152 (chi tiết vật liệu): Giá mua chưa có thuế
Có TK 133 (13311): Thuế GTGT tương ứng với số giảm giá và hàng mua
trả lại.
Với ví dụ trên nếu giảm giá hàng mua mà doanh nghiệp được hưởng là 1% (trong đó
thuế VAT 314.600 đồng) đã nhận lại bằng tiền mặt thì kế toán ghi:
Nợ TK 111: 314.600
Có TK 152- VLC : 286.000
Có TK 13311 : 28.600
- Đối với vật liệu nhập khẩu, giá mua vật liệu (giá CIF) và thuế nhập khẩu phải nộp
(nếu có) được ghi tăng giá thực tế của vật liệu:
Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu): Giá thực tế vật liệu nhập khẩu
Có TK liên quan (111, 112, 331...)
Có TK 333 (3333): Thuế nhập khẩu phải nộp
Tại công ty Dệt Kim Đông Xuân đối với NVL tạm nhập công ty không phải thanh toán
tiền nhưng trên thực tế các phiếu nhập,xuất vẫn phải nghi đơn giá làm căn cứ để tính chi phí
hàng tạm nhập
Ví dụ :Ngày 1/9/06 nhập 37063 nhãn sử dụng hàng chinarear có đơn giá là 0.1 HKD.Tỷ giá
hạch toán là 2065.93
- Khi hàng về nhập kho kế toán hạch toán như sau:

24
B¸o c¸o tËp sù
Nợ TK 15211TN : 2065930
Có TK 3311 : 2065930
- Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp ghi:
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331(33312): Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp

- Khi thanh toán vật liệu nhập khẩu:
+ Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hạch toán:
Nợ TK 331: Giá thực tế vật liệu nhập khẩu
Có TK 112: Giá hạch toán vật liệu nhập khẩu
Có TK 515 (515CL): Phần chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
+ Nếu tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế:
Nợ TK 331: Giá thực tế vật liệu nhập khẩu
Nợ TK 635 (635CL): Phần chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Có TK 112: Giá hạch toán vật liệu nhập khẩu
Sau khi đã cập nhật phiếu nhập kế toán dựa vào chi tiết công nợ phải trả người bán (Mở chi
tiết cho từng khách hàng) để vào ký chứng từ số 5
Nhật ký chứng từ số 5
Tài khoản 331: Phải trả cho người bán

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×