Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.97 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Năm học 2014 - 2015
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Hiện nay học sinh ở trường tiểu học viết chữ rất xấu nhìn chung ở tất cả các
khối lớp không riêng gì lớp 1. Với việc đổi mới công nghệ giáo dục hiện nay trước
tiên đối với lớp 1 từ năm 2013 cho thấy chất lượng chữ viết đối với học sinh lớp 1có
phần tiến triển hơn so với các năm học trước. Để tiến kịp với thời đại, phục vụ kịp
thời cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giáo dục tiểu học đã và
đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Cấp tiểu học được coi là bậc nền
móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào
kết quả đào tạo ở cấp tiểu học. Vì thế, giáo dục tiểu học phải chuẩn bị thật tốt về mọi
mặt để học sinh tiếp tục học tập ở các cấp học tiếp theo. Nếu người ta coi cấp tiểu
học là nền thì lớp 1 được coi là móng. Bởi vậy, để học sinh tiếp thu được hệ thống
kiến thức trong toàn cấp học này ngay từ ban đầu giáo viên cần trang bị cho học sinh
vốn Tiếng Việt phong phú qua việc dạy và học môn Tiếng Việt ở lớp 1. Mục tiêu
của môn Tiếng Việt ở lớp 1 yêu cầu dạy cả 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói,
đọc, viết) dạy cả hai dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). Tuy nhiên
chương trình ưu tiên cho việc dạy ngôn ngữ viết nhằm giúp học sinh ở cuối lớp 1 có
thể đọc viết được Tiếng Việt.
Viết chữ đẹp không chỉ là điều mong muốn của giáo viên, học sinh, phụ
huynh học sinh mà là nguyện vọng của toàn xã hội, bởi nó có một tầm quan trọng
đặc biệt ở cấp Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp 1; lớp đầu cấp là nền tảng cho
các lớp trên.
Ngoài ra tập viết chữ đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học
sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mỹ.
Đối với học sinh lớp 1 việc rèn chữ là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp
thiết, vì nếu ngay từ lớp 1 các cô giáo không rèn luyện uốn nắn cho học sinh thì sau
này học lên các lớp trên sẽ tạo thành thói quen khó sửa đối với học sinh.
Là một giáo viên Tiểu học,nhiều năm tôi được phân công giảng dạy lớp 1, tôi
nhận thấy việc rèn chữ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của


giáo viên. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Rèn chữ viết cho học sinh
lớp 1” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1A ở trường Tiểu học Thanh
Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc dạy viết cho học sinh để nâng cao chất
lượng rèn chữ viết của học sinh lớp 1.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 1A – Trường Tiểu học Thanh Tân, xã Thanh Tân, huyện Thanh
Liêm, tỉnh Hà Nam.
Phương pháp, kĩ thuật dạy viết chữ trong nhà trường Tiểu học.

Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh

1


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Năm học 2014 - 2015
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian không cho phép và khả năng còn hạn chế, bản thân tôi chỉ
nghiên cứu đề tài trong phạm vi: "Hướng dẫn học sinh lớp 1A rèn viết chữ đúng kĩ
thuật, đúng mẫu làm cơ sở cho việc rèn viết chữ đẹp.".
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận về các phương pháp dạy tập viết ở Tiểu học.
Điều tra khảo sát tình hình chữ viết của học sinh lớp 1A, trường Tiểu học
Thanh Tân, Thanh Liêm, Hà Nam.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đối với giáo dục càng lớn. Giáo dục
có một vị trí quốc sách hàng đầu, là hệ thống giáo dục mang tính chất văn hoá rộng
rãi nhất được Đảng và Nhà Nước cùng toàn thể xã hội tạo điều kiện phát triển theo
tinh thần này.
Trong hệ thống giáo dục thì bậc Tiểu học được quy định là cấp học nền tảng
có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người phát triển hài hoà về nhân cách và tri
thức.
Hiện nay việc rèn chữ viết cho học sinh là một vấn đề mang tính cấp thiết
được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc với tinh thần đổi mới về nội dung và phương
pháp dạy học. Trước những yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa tiểu học
mới, cùng với quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục – Đào tạo về việc ban hành
mẫu chữ viết trong trường Tiểu học. Thì việc rèn chữ viết cho học sinh đặc biệt là
những người đang uốn nắn cho trẻ những con chữ đầu tiên phải xác định rõ nhiệm
vụ cơ bản được việc dạy tập viết ở trường Tiểu học.
Phân môn Tập viết ở tiểu học cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản
về cỡ chữ (cỡ to, cỡ nhỡ, cỡ nhỏ), những kiến thức về dòng kẻ, về không gian trên,
dưới, trong, ngoài, trái, phải, tên gọi các nét cơ bản, cấu tạo chữ cái, điểm đặt bút, vị
trí đánh dấu thanh, dấu phụ,... cách liên kết các nét tạo thành chữ cái, cách liên kết
các chữ cái,... đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô
li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng, và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp.
Dựa vào đặc điểm sinh lý của học sinh tiểu học cho thấy ở giai đoạn đầu của
bậc tiểu học cơ thể học sinh đang phát triển, cơ, xương của các em phát triển chưa
hoàn thiện do vậy giáo viên cần quan tâm đến học sinh, uốn nắn các em từ tư thế
ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết của học sinh, coi đây là một
trong những kỹ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà giáo viên cần thường xuyên
vận dụng.
Để dạy tốt phân môn tập viết giáo viên cần nắm và sử dụng linh hoạt các
phương pháp sau:
Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh


2


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Năm học 2014 - 2015
Phương pháp trực quan: Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học rất
quan trọng nhằm khắc sâu biểu tượng về chữ cái cho các em bằng nhiều con đường
kết hợp mắt nhìn tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích
hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm ra sự giống nhau và khác nhau
của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở
tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình
thức chữ mẫu như mẫu in sẵn, chữ mẫu phóng to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập
viết, chữ mẫu của giáo viên khi chấm bài.
Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp đàm thoại, gợi mở giúp giáo
viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái đã học bằng một hệ thống câu hỏi, từ
việc đặt câu hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao kích thước chữ cái đã được học
với các chữ cái đang phân tích.
Phương pháp luyện tập: Phương pháp luyện tập giúp học sinh tập viết các chữ
cái, chữ số, từ, câu trên bảng lớp. Tập viết chữ vào bảng con của học sinh. Luyện
viết trong vở em tập viết. Luyện viết chữ trong các môn học khác. Đối với lớp 1 nói
riêng, cấp Tiểu học nói chung, sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết
ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế, việc luyện tập chữ viết mới được củng
cố đồng bộ thường xuyên. Việc làm này đòi hỏi ở người giáo viên ngoài những hiểu
biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ
2.2 .Thực trạng
2.2.1 Thuận lợi, khó khăn.
1.1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Thanh Tân là trường thuộc xã Thanh Tân, trường nằm bên
cạnh con đường trục chính của xã. Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan
tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.

Ban giám hiệu nhà trường - tổ khối thường xuyên dự giờ thăm lớp đánh giá
xếp loại. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để xem có gì vướng mắc thì
cùng nhau khắc phục.
Số lượng HS vừa phải , cơ sở vật chất tương đối đầy đủ , nhất là bảng viết đã
được đầu tư kẻ ô ly sẵn .
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có một số khó khăn ảnh hưởng không nhỏ
tới việc luyện tập viết cho học sinh đó là:
1.2. Khó khăn.
- Trường Tiểu học Thanh Tân thuộc xã miền núi, đời sống nhân dân còn gặp
khó khăn. Cha mẹ các em hầu hết là làm nghề nông nên sự quan tâm đến việc học
tập của con em còn hạn chế, nhiều em đến trường còn thiếu dụng cụ học tập.
- Do quan điểm của một số người chỉ cần viết đúng chính tả và đọc được là
đạt yêu cầu, còn chữ xấu hay đẹp không cần thiết.
- Sự phối kết hợp luyện viết cho học sinh ở lớp và ở nhà chưa đồng bộ, đôi
khi còn trái ngược nhau.
- Bộ hướng dẫn mẫu chữ tập viết của GV chưa có , nhất là mẫu chữ viết hoa
Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh

3


Sỏng kin kinh nghim lp 1
Nm hc 2014 - 2015
2.22. Thnh cụng, hn ch:
Qua mt thi gian ỏp dng, tụi thy hc sinh lp cú nhng chuyn bin rừ rt
v ch vit. Vit nn nút, cn thn ó thnh thúi quen ca hc sinh. Cỏc em luụn t
giỏc trong hc tp, sỏch v luụn gi sch p. Phong tro v sch - ch p ca
lp luụn c Ban thi ua ỏnh giỏ cao. V vit ca hc sinh m bo cht lng,
ch vit ỳng mu, tc vit ỳng quy nh. Bn thõn giỏo viờn khi dy cng thy
hng thỳ, say sa nõng cao cht lng gi dy tt hn.

Tuy nhiờn, quỏ trỡnh ỏp dng kinh nghim Rốn ch vit cho hc sinh lp 1
ca tụi cũn cú nhng hn ch nht nh:- V phớa giỏo viờn: Ti liu tụi tham kho
khụng nhiu, thi gian dnh cho vic nghiờn cu cũn hn ch. Vỡ vy, trong quỏ
trỡnh nghiờn cu ti tụi cũn gp khụng ớt nhng khú khn.
- V phớa hc sinh: Cỏc em cũn nh, mau nh, mau quờn, tớnh t giỏc cha cao,
cha thc s say mờ.
2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu:
Là giáo viên đợc phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi thấy học sinh lớp 1 nh tờ
giấy trắng, giáo viên là ngời hình thành nhân cách cho các em. Hơn nữa, học sinh
lớp 1 rất hiếu động, hay bắt chớc việc làm của ngời khác, cho nên nếu chữ viết
bảng của cô xấu, thì chữ viết vở của học sinh sẽ không đẹp. Mặt khác, tỷ lệ học
sinh viết chữ đẹp, cha đúng kỹ thuật còn cao. Nguyên nhân là do học sinh cha nắm
chắc cách viết theo kỹ thuật, cẩu thả khi viết bài.
Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 có trình độ chuyên môn tơng đối đồng đều, đợc đào
tạo chính quy, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm huyết với nghề. Tuy
nhiên, chữ viết của giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ rõ ràng chứ cha thật sự
đẹp, cha thu hút đợc sự chú ý của học sinh. Các nhà trờng Tiểu học đã đầu t bồi dỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 1, chú trọng tới chữ viết của giáo viên, nhằm nâng
cao chất lợng dạy học, nâng cao chữ viết cho học sinh ngay từ năm đầu cấp.
Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ lớp 1 giáo viên cần chú ý rèn chữ viết cho
học sinh qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giúp học sinh nắm đợc các thao tác đúng của quá trình tập viết, luyện
động tác cầm bút, cách để vở, t thế ngồi, cách xác định dòng kẻ trên, dòng kẻ dới
vở em tập viết
Giai đoạn 2: Luyện viết các chữ cái viết thờng, viết chữ số theo đúng quy trình.
Khi viết các từ ứng dụng, học sinh ghép các phụ âm đầu, vần đúng, khoảng cách và
độ cao qui định
Giai đoạn 3: Học sinh nhìn bài trên bảng để ghi chép lại, kết hợp nghe giáo viên
đọc từng tiếng.
Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý rèn chữ viết cho học sinh ở các môn học khác, tạo
cho học sinh có thói quen viết chữ đúng kỹ thuật.

2.2.4 Cỏc nguyờn nhõn , cỏc yu t tỏc ng :
Nguyờn nhõn:
Cỏc dng sai lm ca hc sinh.
- Ch vit cha ỳng c, cao, rng , im t bỳt, dng bỳt cha ỳng.
Giỏo viờn: Th Hnh

4


Sỏng kin kinh nghim lp 1
Nm hc 2014 - 2015
- Ch vit cha lin mch.
- Du thanh, du ph ghi cha ỳng v trớ a s vit du quỏ to, du t xa
ch, cú em du chm vo ch, du khụng ỳng ch ghi õm chớnh.
- Ch vit xu, cỏc nột nghiờng ng, mộo, khong cỏch cỏc ch khụng u.
- T th ngi, cỏch cm bỳt sai a s cỏc em ngi cỳi mt vi v, ngi cong
vo, vai thp vai cao.
Nguyờn nhõn:
Th nht: Do hc sinh cha nm cỏc nột c bn v cu to cỏc ch ghi õm,
vn, ting, du thanh; cha nm vng quy trỡnh vit ch cỏi, quy trỡnh ni cỏc nột
trong ch cỏi, ni cỏc ch cỏi trong ch ghi ting nờn ch vit mi sai cao, d
rng, cỏc nột ch ri rc, khụng u.
Th hai: Do nhn thc hn ch ca a s cỏc bc ph huynh hc sinh v mu
ch v tm quan trng ca mụn Tp vit, s thiu quan tõm kốm cp cỏc em trong
thi gian hc nh cng nh chun b dng c hc tp cho cỏc em.
Th ba: Do hc sinh cha c hng dn, un nn mt cỏch t m, kp thi
thng xuyờn t vic cm bỳt, ngi vit v cỏch vit theo ỳng quy nh ngay t khi
cỏc em mi bt u i hc.
Th t: Do tõm lý la tui hc sinh lp 1, cỏc em chúng nh nhng li nhanh
quờn, cỏc em cũn phi chuyn t hot ng chớnh l vui chi sang hot ng chớnh

l hc tp nờn cỏc em nhanh chỏn, khụng luyn tp theo ỳng yờu cu ca giỏo viờn.
Tc vit nhanh, vit ngoỏy cng l hn ch cỏc em vit xu, vit sai.
T nhng nguyờn nhõn, tụi ngh nú ó nh hng trc tip n cht lng dy
hc tp vit cho hc sinh lp 1. Trờn c s ú tụi ó nghiờn cu a ra bin phỏp
khc phc trong quỏ trỡnh ging dy ti lp ca mỡnh.
2.3 Gii phỏp bin phỏp :
2.3.1 Mc tiờu ca gii phỏp ,bin phỏp ;
Mc tiờu:
Đa nội dung và phơng pháp rèn chữ vào để dạy thực nghiệm, nhằm kiểm tra
hiệu quả của việc đa phơng pháp đổi mới về việc rèn chữ viết cho học sinh.
Nhằm nâng cao chất lợng chữ viết cho học sinh lớp 1.
2.3.2 Ni dung v cỏch thc thc hin gii phỏp , bin phỏp :
2.1. Giỏo viờn nm chc kin thc, vit tt mu ch quy nh dy hc sinh.
Trc ht, giỏo viờn phi nm chc cu to, quy trỡnh ch vit theo ỳng mu
ch vit trong trng Tiu hc theo Quyt inh ca B GD & T s 31/2002/Q
BGD & T ra ngy 14/6/2002.
C th: V mu ch - mu ch cỏi vit thng.
- Cỏc ch cỏi c vit vi cao 2,5 n v: b, l, h, k, g, y.
- Cỏc ch cỏi c vit vi cao 2 n v: d, , q, p.
- Cỏc ch cỏi c vit vi cao 1,5 n v: t.
- Cỏc ch cỏi c vit vi cao 1,25 n v: r, s.
Giỏo viờn: Th Hnh

5


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Năm học 2014 - 2015
- Các chữ cái còn lại được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e,
ê, n, m.

- Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
- Mẫu chữ cái viết hoa: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị
- Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
2.2 . Dạy học sinh có cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng.
Để học sinh có thể tránh được bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị thì giáo
viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi thật đúng, thật thoải mái.
Muốn vậy, người giáo viên cũng phải có tư thế ngồi thật đúng để học sinh bắt trước.
Ngay mỗi giờ đầu tập viết tôi đều cho học sinh ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, ngực
không áp vào bàn, hai chân đặt song song, vuông góc với mặt đất, tay phải cầm bút,
tay trái giữ mép vở, vai ngang bằng, đầu hơi cúi để cách mắt với vở khoảng 20 –
30cm (tôi cho học sinh chống cùi chỏ tay trên mặt bàn, ngửa bàn tay ra, áp trán vào
sát lòng bàn tay để ước lượng khoảng cách mặt với vở). Cách cầm bút tôi cũng làm
mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ: Ngón cái và ngón trỏ đặt ở phái trên, ngón giữa ở phía dưới
đỡ đầu bút cách đầu bút khoảng 1đốt ngón tay, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay;
khi viết đưa bút khoảng 1 đốt ngón tay, nhẹ nhàng không ấn mạnh. Khi học sinh
nắm các cách cầm bút, cách ngồi thì trước lúc viết tôi thường cho học sinh nhắc lại
và thực hiện theo đúng quy định: “Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay, tay trái giữ
mép vở, lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn”. Trong quá trình học sinh
viết rất hay quên, thay đổi tư thế ngồi đúng, lúc đó tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa
cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút
đúng. Để viết dễ, chữ đẹp tôi còn hướng dẫn các em cách để vở hơi chếch bên trái,
khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên
mặt bàn làm điểm tựa khi viết.
2.3. Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp.
Ngay từ đầu, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm chắc, viết tốt các nét cơ
bản của chữ viết về tên gọi, điểm đặt bút, điểm dừng bút.
Tôi cho học sinh nắm được các thuật ngữ: “Dòng kẻ ngang 1, dòng kẻ ngang
2, …. dòng kẻ ngang 5; Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2, … dòng kẻ dọc 5”.
Học sinh nắm chắc cách viết các nét sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái và
việc nối chữ cái thành chữ sẽ dễ dàng hơn.

Để học sinh viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nối
chữ nhất là chỗ rê bút, nhắc các em viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút, ở phần
đầu học chữ ghi âm, học âm nào học sinh nắm chắc độ cao, độ rộng, từng nét từng
chữ. Khi dạy sang phần vần tuy không cần hướng dẫn quy trình viết từng chữ song tôi
vẫn thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ
cao bằng nhau, khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, giữa chữ với chữ.
2.4. Khắc sâu những chi tiết học sinh thường gặp khó khăn.
Đó là, giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh với vần, từng loại vần, cái
khó với học sinh là không biết ghi dấu thanh ở vị trí nào nhất là những chữ có từ 2,3
chữ cái trở lên. Khi dạy mỗi vần mới, cuối cùng tôi đều cho học sinh nhận xét chốt
Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh

6


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Năm học 2014 - 2015
lại những chữ ghi vần đó thì viết dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì. Đặc biệt ở bài ôn tập
mỗi loại vần tôi đều khắc sâu vị trí ghi dấu thanh.Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như
ô, ơ, ê, thì thanh sắc, huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở
giữa, phía trên của dấu mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li
quy định và không được chạm vào chữ cái hay dấu phụ.
2.5. Xây dựng chương trình và phương pháp dạy học cụ thể cho mỗi
phần học, mỗi tiết học tập viết cũng như mỗi phần luyện tập.
Với mỗi giờ Tập viết, tôi đều thực hiện đầy đủ các bước hướng dẫn học sinh
quan sát, nhận xét; giáo viên viết mẫu; học sinh tập viết bảng con, bảng lớp; hướng
dẫn học sinh viết vào vở đến bước chấm bài và chữa bài.
Khi hướng dẫn học sinh thực hành luyện viết tôi luôn quan tâm theo dõi hoạt
động viết chữ của học sinh để kịp thời nhắc nhở và uốn nắn, giúp đỡ để học sinh viết
đúng hoặc biểu dương những học sinh viết đẹp; giúp học sinh thấy rõ thành công hay

hạn chế trong bài tập viết của các em. Trong quá trình dạy viết, tôi còn để học sinh tự
nhận xét chữ viết, tự sửa chữa cho nhau khi cần thiết. Những em viết yếu, ngoài sự
kèm cặp của cô giáo còn được sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm, trong lớp.
Tốc độ viết cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết. Thời gian đầu tôi
cho các em viết chậm. Khi viết đẹp tôi mới cho tăng dẫn tốc độ viết, tạo cho các em
thói quen khi viết song mỗi chữ, mỗi từ, phải nhẩm lại kiểm tra độ chính xác
Một phương pháp không thể thiếu khi rèn chữ viết là phương pháp luyện tập,
mỗi học sinh ngoài vở em tập viết bắt buộc ra tôi còn cho các em chuẩn bị 2 loại vở
nữa là vở ô li (loại giấy đẹp) và vở thực hành luyện viết để hướng dẫn tập viết ở nhà
và luyện tập vào giờ học tăng (buổi sáng). Mỗi loại vở tôi đều thường xuyên, nêu ưu
khuyết điểm cho từng em. Việc luyện viết theo nhóm nét tôi thấy rất hiệu quả để các
em viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi chia chữ viết thành các nhóm để rèn luyện như
sau:
- Nhóm nét cong gồm các chữ: o, ô, ơ, c, x.
- Nhóm nét móc gồm: m, n, u, ư, i, t, v.
- Nhóm nét khuyết gồm: b, l, h, k, g, y.
- Nhóm nét thắt gồm: r, s, e, ê.
- Nhóm nét cong và nét móc gồm: a, ă, â, d, đ.
- Nhóm nét cong và nét sổ gồm: p, q.
Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ tôi cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp
các em nhớ lâu viết đều nét, đúng độ cao các chữ cái.
2.6. Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho dạy – học Tập viết.
Ở lớp ngoài sự trang bị sẵn có như bàn, ghế đúng quy cách, các bóng điện
phục vụ ánh sáng đầy đủ, tủ đựng đồ dùng dạy – học; tôi còn treo thêm mẫu chữ viết
và số quy định trong trường Tiểu học,: có bảng kẻ các dòng li phóng to như vở Tập
viết để viết mẫu và hướng dẫn viết vở.
Tôi thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh của lớp để giúp đỡ các
em. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã bàn bạc, thống nhất về sự chuẩn bị
Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh


7


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Năm học 2014 - 2015
và cách dạy kèm cặp các cháu ở nhà. Mỗi học sinh đều được cha mẹ chuẩn bị cho
bàn học, góc học tập đủ ánh sáng, vở 48 trang ô ly 4 dòng kẻ có bìa bọc, bảng kẻ ô
vuông 1 mặt, ô li 1 mặt, phấn không bụi, hộp đựng giẻ lau, bút chì mềm, bút luyện
viết chữ đẹp, thước kẻ. Ngoài ra, tôi còn phô tô phóng to mẫu chữ và số viết thường
cho mỗi em một bản để treo ở góc học tập, thuận tiện cho cha mẹ hướng dẫn ở nhà.
2.7. Tổ chức các trò chơi và phong trào thi đua “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
Để dạy – học tập viết thành công phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, từng li, từng tí
của giáo viên. Mặt khác, giáo viên còn phải hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh. Không
nên cho các em ngồi viết liền trong một thời gian dài dễ gây mỏi tay và chán. Cần
thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết chữ đẹp trong mỗi tiết học,. Tổ chức thi
“Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” trong từng tháng. Động viên khen ngợi kịp thời những
tổ hay cá nhân thực hiện tốt, đặc biệt những tổ hay cá nhân có tiến bộ tạo cho học
sinh sự hứng khởi hăng hái thi đua rèn luyện.
2.3. 3. Điều kiện thực hiện các biện pháp rèn chữ.
Những biện pháp nêu trên áp dụng được với tất cả các đối tượng học sinh lớp
1, những em có tố chất phát triển bình thường, cũng có thể chọn lọc áp dụng kinh
nghiệm để dạy Tập viết cho học sinh lớp 2, 3, 4, 5.
2.3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp:
Để đạt được hiệu quả cao trong việc rèn chữ cho học sinh lớp 1, tạo điều kiện
vững chắc cho các em học tập tốt tất cả các môn học sau này thì người giáo viên tiểu
học, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 cần nghiên cứu áp dụng đồng bộ
các biện pháp nêu trên, vận dụng nó linh hoạt trong quá trình giảng dạy.
2.3.5. Kết quả khảo nghiệm.
Với các biện pháp nêu trên, tôi đã thực hiện và suốt quá trình giảng dạy, tôi
thấy chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Cuối học kỳ II,

Năm học 2013-2014 tôi cho học sinh thực hiện bài kiểm tra sau:
Bài 1: Viết vở Em Tập viết trang 39 (tập 2)
Bài 2: Viết vở ô li
Chính tả : bài chim rừng Tây Nguyên
Sau khi chấm điểm tôi thu được kết quả sau:
Kết quả
Bài 1
Bài 2

Tổng
số bài
32
32

Giỏi
SL
%
17
53,5
18
56

Khá
SL
%
12
37,5
13
40,6


Trung bình
SL
%
3
9
1
3,4

Yếu
SL
0
0

%
0
0

* Kết quả xép loại chung vở sạch chữ đẹp của lớp qua các thời điểm là:
THỜI ĐIỂM ĐÁNH
GIÁ

Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh

LOẠI A
SL

%

LOẠI B
SL

8

%

LOẠI C
SL

%


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

Năm học 2014 - 2015

Đầu năm học

15

46,8%

10

31,2%

7

22%

Cuối học kỳ I


17

53%

12

37,5%

3

9,5%

Cuối học kỳ II

20

62,5%

11

34%

1

3,5

Với kết quả trên tôi rất vui mừng song tôi tự cảm thấy chưa bằng lòng với
kết quả của mình đã đạt được, bản thân tôi cần phải cố gắng hơn nữa để lớp mình
đạt kết quả cao hơn. Các em có "Chữ viết đẹp" một cái vốn mà thầy cô đã cấp cho
các em từ lớp 1, các em sẽ mang theo chữ viết đẹp suốt cả cuộc đời.

III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Kết luận .
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả nêu
trên, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Để học sinh viết đúng, viết đẹp rất cần ở giáo viên sự tỉ mỉ uốn nắn từng nét
cho cả lớp và cho từng bàn tay nhỏ, sự kiên nhẫn làm đi làm lại nhiều lần với tất cả
tấm lòng yêu thương học trò của thầy cô giáo.
Mỗi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, quy trình kỹ thuật viết chữ để dạy tốt
từng tiết tập viết cho học sinh. Phải đưa ra phương pháp dạy học cụ thể để phù hợp
với từng đối tượng học sinh của lớp mình tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp.
Sử dụng phương pháp làm mẫu, mỗi giáo viên phải tự rèn luyện mình từ chữ
viết ở vở, ở bảng đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút để làm gương nhất là trước mắt
học trò.
Trong dạy học Tập viết cần phải thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết
nhanh, viết đẹp tạo sự hứng thú rèn luyện cho học sinh.
Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với các thầy cô giáo sẽ tạo điều kiện thuận
lợi về cơ sở vật chất về mọi mặt, giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng
chữ viết cho học sinh.
3.2 .Kiến nghị.
1. Đối với trường Tiểu học.
Hàng tháng tổ chức thi “Viết chữ đẹp” cho các lớp chọn ra em viết đẹp, sạch
làm bài trưng bày có phần thưởng động viên khuyến khích kịp thời đối với những
học sinh viết sạch đẹp
Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để
nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường, của từng khối lớp.
Duy trì các phong trào thi đua “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Hội thi “Viết
chữ đẹp” từ cấp trường.
Trưng bày các bài viết đẹp, tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham khảo.
Đưa tiêu chuẩn vở sạch chữ đẹp vào để đánh giá thi đua của cả thầy và trò.

Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh

9


Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
Năm học 2014 - 2015
2. Đối với giáo viên.
Thấy được tầm quan trọng của việc “Rèn chữ ” cho HS là rất quan trọng nên
trong các giờ dạy học giáo viên luôn rèn chữ cho học sinh kể cả chữ của giáo viên
khi viết bảng cần phải nắn nót đúng cỡ không mất lỗi mất nét để học sinh học tập.
Đối với lớp 1 giaó viên ngay từ đầu cần rèn cho các em tính cẩn thận, kiên trì.
Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tiếng việt ở tất cả các
khối lớp. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, từ tư thế ngồi
viết, cách cầm bút đến chữ viết bảng, cách trình bày bảng, cách chấm bài, nhận xét
cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp : "Rèn chữ" ở lớp một nhằm nâng
cao chất lượng chữ viết mà tôi đã áp dụng dạy ở lớp mình thấy có hiệu quả trong việc
"rèn chữ" cho học sinh. Ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi còn luôn luôn học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp để góp phần vào sự nghiệp giáo dục. Tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của ban đọc và đồng nghiệp để đề tài này của tôi được
hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thanh Tân, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Người viết
ĐỖ THỊ HẠNH

PHỤ LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………1


Giáo viên: Đỗ Thị Hạnh

10



×