PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
ĐỀ CHÍNH
THỨC
THỊ XÃ
CẤP THCS
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: SINH HỌC.
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------Câu 1. (2,5điểm): Đồng chí hãy cho biết:
a) Thế nào là dạy và học tích cực?
b) Một số định hướng để phát triển dạy và học theo hướng tích cực.
Câu 2. (1,5điểm): Đồng chí hãy nêu quy trình biên soạn một đề kiểm tra.
Câu 3. (6,0 điểm):
a) Trình bày sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống?
b) Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Vì sao ưu thế lai lại biểu hiện cao
nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
c) Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ và ghi chú thích về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt
Nam. Biết giới hạn dưới là 5C0, giới hạn trên là 42C0 và điểm cực thuận là 30C0.
Câu 4. (4,0điểm): Bộ NST lưỡng bội của người là 2n = 46, một hợp tử đang tiến hành quá
trình nguyên phân.
a) Nêu những diễn biến cơ bản của NST ở kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
b) Tính số luợng NST đơn; số tâm động; số crômatít có trong tế bào khi tế bào ở kì sau.
Câu 5. (2,0điểm): Một gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành được 3800 liên kết
hiđrô. Trong số liên kêt hiđrô đó, số liên kết hiđrô trong các cặp G, X nhiều hơn số liên kết hiđrô
trong các cặp A, T là 1000.
a) Tính chiều dài của gen theo micrômet.
b) Nếu gen trên tự nhân đôi một số lần tạo ra các gen con có tổng số mạch đơn gấp 16 lần so
với số mạch đơn ban đầu của gen, thì số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cung cấp cho quá
trình tự nhân đôi đó là bao nhiêu?
Câu 6. (2,0điểm): Nêu các bước tiến hành hô hấp bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt trong
trường hợp nạn nhân bị điện giật. Những lưu ý cần thiết khi thực hiện phương pháp này.
Câu 7. (2,0điểm): Cho thí nghiệm như hình vẽ (Hình A và Hình B):
a) Đặt tên cho thí nghiệm.
b) Giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
.
-----------------------Hết----------------------Họ và tên giáo viên dự thi---------------------------------------PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
SBD: ----------------
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THỊ XÃ CẤP THCS
NĂM HỌC 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
Câu
Kiến thức cần đạt
a) Dạy và học tích cưc: Hoạt động dạy của giáo viên và Hoạt động học của
học sinh được phối hợp với nhau một cách chặt chẽ sao cho người học chủ
động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức và sáng tạo kiến thức trong
quá trình biến thông tin thành tri thức của mình.
b) Một số định hướng để phát triển dạy và học theo hướng tích cực:
- Sử dụng thiết bị, thí nghiệm chủ yếu là nguồn để HS nghiên cứu, khai
thác tìm tòi kiến thức.
- Sử dụng câu hỏi, bài tập như là nguồn để HS tích cực, chủ động thu nhận
1(2,5điểm) kiến thức, hình thành kĩ năng và vận dụng kiến thức.
- Nêu và giải quyết vấn đề giúp HS phát triển tư duy sáng tạo và năng lực
giải quyết vấn đề.
- Sử dụng SGK như là nguồn tư liệu để HS tự học, tự nghiên cứu, tích cực
nhận thức, thu nhập thông tin và xử lí thông tin có hiệu quả.
-Tự học kết hợp với hợp tác nhóm nhỏ trong học tập.
- Chú ý ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới PPDH
(Nêu được 5 ý cho điểm tối đa)
b) Quy trình biên soạn một đề kiểm tra:
- Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra đánh giá
- Xác định mục tiêu dạy học
- Thiết lập ma trận 2 chiều/ tiêu chí kĩ thuật cho đề kiểm tra
2(1,5điểm) - Thiết kế câu hỏi theo ma trận
- Xây dựng đáp án và biểu điểm
3(6điểm)
a) Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống:
- Từ tim 2 ngăn(lớp cá) ----> Tim 3 ngăn(Lưỡng cư) ----> Tim 3 ngăn có
thêm vách ngăn hụt(Bò sát) -----> Tim 4 ngăn hoàn thiện( Chim, Thú)
- Từ máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm, ngèo oxi ----> đến máu đi nuôi cơ
thể là máu pha, nhiều oxi hơn ----> đến máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi,
giàu oxi.
- Sự hoàn thiện về hệ tuần hoàn sẽ đảm bảo vai trò vận chuyển oxi và chất
dinh dưỡng được hiệu quả hơn, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống
của môi trường.
b)
*Ưu thế lai:
- Là hiện tượng con lai có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát
Điểm
1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
1
0,5
0,5
0,5
triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, cho năng suất cao hơn trung bình giữa
bố và mẹ hoặc vượt trội hơn.
* Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
- Tính trạng số lượng do nhiều gen trội qui định.
- Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu
hiện mốt số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉ có các gen trội
có lợi mới được biểu hiện.
- Vì ở các thế hệ tiếp theo tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, trong đó có
đồng hợp lặn biểu hiện thành kiểu hình gây hại nên ưu thế lai giảm dần.
c) - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật trước một
nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giớ hạn này sinh vật sẽ yếu dần và
chết.
- Vẽ sơ đồ:
0,25
0,25
1
0,5
1,5
4(4điểm)
5(2điểm)
a) Những diễn biến cơ bản của NST ở kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối:
- Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
- Kì giữa: NST co ngắn và đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng thẳng ở mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Từng NST kép tách nhau tại tâm động phân li đi về hai cực của tế
bào.
- Kì cuối các NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh.
b) Tính số luợng NST đơn; số tâm động; số crômatít có trong tế bào khi tế
bào ở kì sau:
- Số NST đơn: 92
- Số tâm động: 92
- Số crômatit: 0
a) Chiều dài của gen:
- Số liên kết hidro của mỗi gen là: 3800: 2 = 1900 hay 2A + 3G = 1900 (1)
- Mỗi gen có 3G – 2A = 1000: 2 = 500 (2)
- Từ (1) và (2) ----> G = X = 400(Nu); A = T = 350(Nu)
- Lgen = (400 + 350). 3,4. 10-4 = 0,255(micrômet)
b) Nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi:
- Số mạch đơn của các gen con là: 16.2 = 32 ----> có 16 gen con ----> gen
đã nhân đôi 4 lần.
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
6(2điểm)
7(2điểm)
- Số Nu từng loại môi trường cung cấp:
A = T = 350(24 – 1) = 5252(Nu), G = X = 400(24 – 1) = 6000(Nu)
Các bước:
- Ngắt dòng điện
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết
sức vào phổi nạn nhân, không để khí thoát ra ngoài.
- Thổi liên tục với 12 – 20 lần/ phút cho tới khi nạn nhân hô hấp trở lại bình
thường thì thôi.
Lưu ý:
- Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi
vào mũi.
- Đối với trẻ em không nên thổi quá mạnh vì có thể làm rách phổi nạn nhân.
- Nếu tim nạn nhân ngừng đập thì vừa thổi vừa xoa bóp tim.
a) Tên thí nghiệm: Tác dụng của cơ hoành đối với hoạt động hô hấp.
b) Hiện tượng:
- Hình A: Khi cơ hoành dãn thì thể tích lồng ngực giảm, dẫn đến áp suất
trong phổi tăng nên khí từ phổi đi ra ngoài (thở ra)
- Hình B: Khi cơ hoành co thì thể tích lồng ngực tăng, dẫn đến áp suất trong
phổi giảm nên khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi (hít vào)
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1
0,5
0,5
_______Hết_______
Lưu ý: Nếu thí sinh làm bài theo cách khác hoặc diễn đạt theo cách khác mà vẫn đảm bảo yêu
cầu về kĩ năng, kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.