Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên giỏi tham khảo (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.74 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
ĐỀTHỊ
CHÍNH
THỨC
XÃ CẤP
THCS
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: LỊCH SỬ.
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------Câu 1. (3,0 điểm):
Tìm những điểm chung và điểm khác biệt giữa xã hội phong kiến phương Đông
và phương Tây.
Câu 2. (6,0 điểm):
Trình bày sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất đến đầu năm 1930. Vị trí của phong trào công nhân đối với sự thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 3. (5,0 điểm):
Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch
Biên giới (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ từng bước
thắng lợi của Việt Nam trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.
Câu 4. (6,0 điểm):
Từ việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong dạy - học lịch sử ở trường THCS, anh (chị) hãy:
a) Xác định các hình thức đề kiểm tra? Tại sao phải kết hợp nhiều hình thức đề
kiểm tra trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh?
b) Làm rõ quy trình biên soạn đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập bộ môn
Lịch sử của học sinh.


-----------------------Hết-----------------------

Họ và tên giáo viên dự thi---------------------------------------- SBD: ----------------


(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu).
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THỊ XÃ CẤP THCS
NĂM HỌC 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ

Câu Điểm chung và điểm khác biệt giưa xã hội phong kiến phương
1
Đông và phương Tây.
Điểm chung:
+ Cơ sở hình thành: Xã phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ
đại. Nó được hình thành dựa trên sự tan rã của xã hội cổ đại.
+ Cơ sở kinh tế: Cư dân ở phương Đông và phương Tây đều sống chủ
yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp chăn nuôi và một số nghề thủ công.
Sản xuất nông nghiệp bó hẹp, khép kín trong công xã nông thôn, hay
lãnh địa phong kiến với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
Ruộng đất nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao lại cho nông
dân hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế
+ Cơ sở xã hội: Xã hội có hai giai cấp cơ bản địa chủ và nông dân
lĩnh canh ở phương Đông, lãnh chúa phong kiến và nông nô ở phương
Tây. Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng
địa tô.
+ Nhà nước: Theo thể chế quân chủ, có vua đứng đầu, mọi quyền
hành tập trung trong tay nhà vua.

Điểm khác biệt:
+ Các nước phương Đông chế độ phong kiến hình thành sớm (thế kỉ
III TCN)
Chế độ phong kiến phương Đông phát triển chậm chạp (Ở Trung
Quốc vào thế kỉ VII – VIII – Dưới thời Đường, các nước Đông Nam
Á từ sau thế kỉ X mới phát triển)
Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến phương
Đông cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX. Sau đó các
nước này rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa
tư bản phương Tây.
Ở phương Đông hình thành ngay ở thời cổ đại, sang thời phong kiến,
quyền lực của nhà vua ngày càng tăng, trở thành Hoàng đế hay Đại
vương
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V,
và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh của chế độ

3
điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,25
0,75


0,25
0,5


phong kiến Châu Âu. Chủ nghĩa tư bản được hình thành ngay trong
lòng chế độ phong kiến suy tàn với sự xuất hiện của thành thị trung
đại vào thế kỉ XI, nền kinh tế công thương nghiệp ngày càng phát
triển
Ở Châu Âu, quyền lực của nhà vua lúc đầu chỉ hạn chế trong lãnh địa.
Thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, sự chuyên
quyền mới được thể hiện rõ nét…
Câu Sự phát triển của phong trào công nhân từ sau chiến tranh thế
2
giới thứ nhất đễn đầu năm 1930. Vị trí của phong trào công nhân.
- Năm 1920, công nhân Sài Gòn- Chợ lớn thành lập Công hội do Tôn
Đức Thắng đứng đầu.
- Năm 1922: Công nhân viên chức các sở Công thương của tư bản
Pháp ở Bắc kỳ đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
- Năm 1924: nổ ra các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt,
rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
- 8/1925: Công nhân xưởng Ba son (Sài Gòn) bãi công, nhằm ngăn
cản tàu chiếncủa Pháp chở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc
Nhận xét:
- Nhìn chung các cuộc đấu tranh của công nhân từ 1919 - 1925 còn lẻ
tẻ mang tính tự phát
- Bãi công của công nhân Ba Son thắng lợi, đánh dấu bước phát triển
mới của phong trào công nhân, từ tự phát sang tự giác.
* Phong trào công nhân từ 1926 - 1930:
- Năm1926- 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học
sinh liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy

sợi Nam Định, công nhân 2 đồn cao su Cam Tiêm, Phú Riềng, đồn
điền cà phê Ray –na (Thái Nguyên)
- Năm 1928- 1929 phong trào công nhân được tiếp nhận chủ nghĩa
Mác - Lê nin từ đó phong trào phát triển mạnh và mang tính thống
nhất trong toàn quốc ( có 40 cuộc đấu tranh của công nhân từ Bắc đến
Nam,...).
- Các cuộc đấu tranh đó đều mang tính chính trị, chứng tỏ sự giác ngộ
của công nhân rõ rệt, từ đó đặt ra yêu cầu có tổ chức lãnh đạo cao hơn
-> Ba tổ chức cộng sản ra đời.
- Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong đó bộ phận tiên
tiến là giai cấp công nhân -> chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam
đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
* Vị trí của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng:
- Phong trào công nhân là điều kiện bên trong, là mảnh đất màu mỡ
để đón nhận chủ nghĩa Mác- Lê nin từ bên ngoài truyền bá vào nước
ta.

0,25
6
điểm
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5

0,5


0,5
0,5

0,5


- Phong trào công nhân càng phát triển góp phần thúc đẩy sự phát
triển của phong trào yêu nước
- Phong trào công nhân là một bộ phận cấu thành Đảng Cộng sản.
Phong trào công nhân là nhân tố quyết định nhất kết hợp với chủ
nghĩa Mác- Lê nin và phong trào yêu nước dẫn đến việc thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.
Câu Dựa vào 3 sự kiện quan trọng: Chiến dịch Việt Bắc (1947) chiến
3
dịch Biên giới (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), làm
sáng tỏ từng bước thắng lợi trên mặt trận quân sự…
* Chiến dịch Việt Bắc 1947
- Sau khi rút khỏi đô thị, thực dân Pháp tuy đã kiểm soát được nhiều
địa bàn quan trọng, nhưng vẫn chưa thực hiện được âm mưu đánh
nhanh thắng nhanh. Cuộc chiến tranh có nguy cơ kéo dài. Thu – Đông
1947, thực dân pháp tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan
đầu não của của cuộc kháng chiến và phần lớn bộ đội chủ lực của ta,
từ đó thúc đẩy việc thành lập chính phủ bù nhìn và nhanh chóng kết
thúc chiến dịch.
- Từ ngày 7 tháng 10 năm 1947, địch huy động 12000 quân chia làm
nhiều mũi tấn công lên Việt Bắc.
Thực hiện chỉ thị của Thường vụ trung ương Đảng “Phải phá tan cuộc
tấn công mùa Đông của địch”, sau 75 ngày chiến đấu (ngày 7 tháng
10 năm 1947 đến ngày 19 tháng 12 năm 1947) chiến dịch Việt Bắc

toàn thắng. Đại bộ phận quân địch rút khỏi địa bàn này…
Với chiến thắng Việt Bắc, cơ quan kháng chiến đầu não kháng chiến
của ta được bảo vệ an toàn. Quân đội ta không những không bị tiêu
diệt mà ngày càng lớn mạnh
Sau chiến thắng, so sánh lực lượng giữa ta và địch bắt đầu thay đổi
theo chiều hướng có lợi cho ta. Ta đánh bại hoàn toàn kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải đánh lâu dài với ta. Đây
là thắng lợi lớn về mặt quân sự tiếp sau việc chúng ta giam được chân
địch trong thành phố những ngày đầu kháng chiến.
Chiến dịch Biên giới 1950
Từ cuối năm 1949 đến giữa 1950, tình hình thế giới có nhiều chuyển
biến quan trọng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Để tranh thủ
những điều kiện thuận lợi, phá thế bao vây bên trong và bên ngoài,
đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn phát triển mới. Trung
ương Đảng chủ trương mở chiến dịch biên giới nhằm khai thông biên
giới Việt - Trung để mở rộng liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa,
củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt một bộ phận quan
trọng sinh lực địch.Đây là chiến dịch lớn nhất của quân dân ta kể từ
ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến lúc đó. Gần 3 vạn bộ đội và
hơn 12 vạn dân công tham gia chiến dịch
Sau hơn 1 tháng chiến đấu (từ ngày 16 tháng 9 năm 1950 đến ngày 22

0,5
0,5

5
điểm
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,5

0,25


tháng 10 năm 1950), chiến dịch Biên giới đã dành được thắng lợi to
lớn: tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên địch, thu hàng ngàn tấn vũ khí:
giải phóng tuyến biên giới dài 750 km với 35 vạn dân.
Trong chiến dịch biên giới, lần đầu tiên nhiều đơn vị bộ đội ột chiến
trường rộng, diệt nhiều tiểu đoàn cơ động tinh nhuệ của địch. Tuyến
biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập được khai thông;
hành lang Đong – Tây của địch bị chọc thủng; thế bao vây của địch
trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Từ đó cách
mạng Việt Nam có điều kiện mở rộng liên lạc quốc tế.
Đây là thắng lợi quân sự quan trọng đánh dấu thời kì ta dành được
quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ). Từ
đó về sau, quân ta mở chiến dịch tiến công, đanh tiêu diệt địch với
quy mô ngày càng lớn.
Chiến dịch Điện Biên Phủ
Sau 8 năm chiến đấu, ta lớn mạnh về mọi mặt và có đủ diều kiện đẩy
mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi
Ngược lại, Pháp sa lầy ở Đông Dương, ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
Trước tình hình đó, đựơc sự thỏa thuận của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch
Na – Va với hy vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.
Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất

Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Na Va.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ta khẩn trương vào chiến dịch. Điện
Biên Phủ là một chiến dịch tiến công địch liên tục gồm 3 đợt.
Đợt 1 (từ ngày 13 đến 17 tháng 3 năm 1954): Ta tiêu diệt cứ điểm
Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
Đợt 2 (từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 26 tháng 4 năm 1954):Ta tấn
công các cứ điểm phía Đông của phân khu trung tâm, khép chặt vòng
vây quanh phân khu trung tâm
Đợt 3 (từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954): Ta đánh chiếm các
cao điểm còn lại hía Đông và tổng công kích vào khu trung tâm và
phân khu Nam. Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt, gần 1 vạn quân
địch ra hàng
Sau 56 ngày đêmchiến đấu, ta đã dành được thắng lợi to lớn: tiêu diệt
và bắt sống toàn bộ lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm gồm 16200
tên, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện
chiến tranh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na va. Đây là thắng
lợi quân sự quyết định đã đưa phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đến Hội nghị Giơne vơ góp phần quan trọng để ta dành
thắng lợi trên mặt trân ngoại giao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với hiệp đinh Giơnevơ, đã chấm
dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở
Đông Dương. Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì mới. Miền Bắc

0,5

0,25

0,25


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


hoàn toàn được giải phóng và chuyển sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước…
Câu Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
4
a. Các hình thức kiểm tra:
- Đề kiểm tra tự luận.
- Kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Kết hợp cả 2 hình thức: Có câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng
trắc nghiệm khách quan
- Mỗi hình thức đề kiểm tra đều có ưu, nhược điểm...
- Kết hợp nhiều hình thức đề kiểm tra để có cơ sở đánh giá đúng trình
độ, năng lực của học sinh, thông qua đó rèn luyện một số kĩ năng cho
học sinh
b. Quy trình biên soạn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
Lịch sử
- Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra

- Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
- Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

6
điểm
0,5
0,5
0,75
0,5
0,75

0,5
0,5
0,5

- Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
0,5
- Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm
0,5
- Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm 0,5
chấm.
-- Hết --



×