Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên giỏi tham khảo (17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.22 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THỊ
ĐỀ CHÍNH
THỨC
XÃ CẤP
THCS
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN.
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
---------------------

Câu 1. (4.0 điểm)
Anh, (chị) hiểu như thế nào về kỹ năng sống? Vì sao nói: Ngữ văn là một môn
học có những ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Anh, (chị) hãy minh họa việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số văn
bản cụ thể ở môn ngữ văn Trung học cơ sở.
Câu 2. (6.0 điểm)
Anh, (chị) hãy xây dựng hướng dẫn chấm theo tinh thần đổi mới cho đề thi học
sinh giỏi sau:
Khi bàn về các tác phẩm truyện, nhà văn Chingiz Ajmatov đã nêu ý tưởng:
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết
khả năng kể chuyện.”
Em hiểu như thế nào về ý tưởng đó.
Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ ý tưởng trên.
Câu 3. (10.0 điểm)
Từ việc định hướng đọc - hiểu hai văn bản: Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Ngữ
văn 8 - Tập 2. NXBGD, 2011) và Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9 - Tập 2.
NXBGD, 2011), anh, (chị) hãy nêu phương pháp dạy thơ trữ tình nói chung và đặc thù
của việc dạy thơ dịch thuộc loại trữ tình nói riêng.
-----------------------Hết-----------------------




Họ và tên giáo viên dự thi----------------------------------------

SBD: ----------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu).

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh
giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học. Phải xem xét bài làm của thí sinh trên cả
ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, phương pháp và việc đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đánh giá cao những bài làm vừa đảm bảo tính khoa học và thể hiện sự tinh tế trong
nghệ thuật dạy học.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý và nêu các thang
điểm cơ bản. Theo đó giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm. Nếu
thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, bảo đảm tính hợp
lí, có sức thuyết phục, giám khảo phải dựa vào thực tế bài làm để xác định điểm một
cách phù hợp.
- Cho điểm 20, chi tiết đến 0,25
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu
1

Yêu cầu

Điểm

a) Nêu quan niệm về kỹ năng sống: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để 0.5

thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội
cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người,
khả năng ứng xử với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
b) Ngữ văn là một môn học có những ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh.
+ Với đặc trưng môn học về khoa học xã hội - nhân văn, môn Ngữ văn 1,5 đ
giúp HS có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa,văn học, lịch sử, đời
sống nội tâm của con người…
+ Môn Ngữ văn giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và
nhận thức về xã hội, con người.
+ Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng
lực tư duy làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh
để hoàn thiện nhân cách.
+ Vận dụng giáo dục kỹ năng sống trong các bài theo hướng mở linh hoạt,
dựa trên các tình hướng giáo dục. Con đường giáo dục kỹ năng sống là
“mưa dầm thấm lâu”, nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép.
+ Về kiến thức (hiểu biết các giá trị truyền thống của dân tộc, các giá trị


tốt đẹp của nhân loại, biết quyền và trách nhiệm của bản thân đối với gia
đình, xã hội, nhận thức sự cần thiết của kỹ năng sống giúp bản thân sống
tự tin, …
+ Về kĩ năng (có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm , biết ứng xử
linh hoạt , hiệu quả, tự tin trong các tình huống giao tiếp, có suy nghĩ và
hành động tích cực, biết ngăn ngừa bảo vệ mình và người khác trước
những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến nhân cách).
+ Về thái độ (hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kỹ năng sống mà

bản thân rèn luyện được, biết động viên người khác thực hiện …)
c) GV lấy một số văn bản ở môn Ngữ văn làm sáng tỏ nội dung trên, các
dẫn chứng nên được lấy trên chương trình Ngữ văn toàn cấp.

2,0

2

- Đây là một đề thi học sinh giỏi, học sinh có thể có nhiều cách trình bày.
Đáp án phải thể hiện được thái độ trân trọng sự sáng tạo, độc lập trong tư
duy của học sinh trên cả hai phương diện kiến thức và kĩ năng.
- Đáp án phải trình bày được yêu cầu chung về kiến thức, kĩ năng trên
những ý cơ bản sau:
5.5
Ý1: Giới thiệu, khẳng định ý kiến của nhà văn Chingiz Ajmatov là xác
đáng. Giải thích được ý kiến: Tác phẩm nghệ thuật chân chính không
chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện.
Ý2: Làm rõ ý kiến qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ:
- Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng:
Tác giả đã gieo vào lòng người đọc sự trân trọng, ngưỡng mộ trước vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống thông qua vẻ đẹp của
nhân vật Vũ Nương…
Tác phẩm lay động lòng người, ám ảnh lòng người bởi số phận mỏng
manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền thông qua số
phận của Vũ Nương. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân
vô lý nào mà không lường trước được.
Tác phẩm gieo vào lòng người đọc sự đồng cảm, sẻ chia, ước mơ,
khát vọng giải phóng người phụ nữ.
- Tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ hết khả năng kể

chuyện: bởi sự sáng tạo của Nguyễn Dữ:
- Cốt truyện thêm vào phần 3: Vũ Nương ở Thuỷ cung và được giải oan.


Chi tiết hoang đường: thể hiện tính truyền kì, nhấn mạnh giá trị hiện
thực: số phận bất hạnh, mong manh của người phụ nữ; giá trị nhân đạo:
hoàn thiện vẻ đẹp thuần hậu, dịu dàng, hướng về chồng con với khát
vọng cháy bỏng hạnh phúc của Vũ Nương; thể hiện khát vọng của người
xưa là “ ở hiền gặp lành”; tố cáo xã hội phong kiến trong buổi suy tàn với
những thế lực đen tối đày đọa người phụ nữ: Hôn nhân bất bình đẳng,
không tình yêu, không niềm tin, xã hội với thế lực nam quyền độc đoán,
gia trưởng, xã hội có chiến tranh loạn ly và cơ bản nhất là xã hội coi
thường, rẻ rúng người phụ nữ…
- Cách xây dựng nhân vật:
+ Tính cách có sự biến đổi: Vũ Nương không nhẫn nhịn, chịu đựng mãi
mà biết phản ứng để bảo vệ nhân phẩm, Trương Sinh không hẳn thuộc
phe ác, chàng đã biết hối hận, nhận ra sai lầm của mình thể hiện qua việc
lập đàn tràng giải oan cho vợ.
+ Bước đầu khắc hoạ nội tâm: Những lời thoại của Vũ Nương thực chất là
tâm trạng, sự giãi bày của nàng...
- Cách xây dựng chi tiết kịch tính, nghệ thuật thắt nút, mở nút: Dụng công
xây dựng chi tiết chiếc bóng.
- Kết thúc có hậu nhưng chứa đầy bi kịch
+ Có hậu: Vũ Nương được minh oan, được sống ở Thuỷ cung.
+ Bi kịch: Thực chất Vũ Nương đã chết, sự sống của nàng chỉ là chốn làn
mây, cung nước; Suốt đời khao khát hạnh phúc mà không có được, gia
đình tan nát, bé Đản không còn mẹ, Trương Sinh không còn vợ và phần
đời còn lại chàng phải sống trong ân hận dày vò vì là nguyên nhân trực
tiếp gây ra cái chết cho vợ…
Chính sự sáng tạo của Nguyễn Dữ là yếu tố cơ bản làm nên giá trị hiện

thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, làm nên sức sống vượt thời gian
cho tác phẩm.
Ý3: Đánh giá
- Bằng tài năng và tấm lòng của mình, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói tố cáo
xã hội phong kiến, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước số
phận mong manh, bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu chuyện kết thúc nhưng lại mở ra khoảng trống khiến chúng ta phải
suy ngẫm. Đó là: phải biết trân trọng hạnh phúc gia đình, biết kiềm chế
phân tích khi nóng giận, biết yêu thương tin tưởng lẫn nhau, đừng bao
giờ để xảy ra bi kịch lứa đôi như cặp Trương Sinh, Vũ Nương. Câu
chuyện mãi là bài học ngàn đời cho hạnh hạnh phúc lứa đôi.
-Quan điểm của nhà văn Chingiz Ajmatov là khẳng định sức sống của
văn học chân chính trong lòng người đọc, đồng thời là bài học cho
người nghệ sĩ:tác phẩm nghệ thuật là nơi kết tinh cái tài, cái tâm của
người sáng tác.
Biểu điểm: Biết xây dựng biểu điểm mở, tạo khoảng trống cho người


chấm
0.5
3

a) Định hướng đọc - hiểu hai văn bản: Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và
Nói với con của Y Phương (chỉ cần trình bày ngắn gọn, không yêu cầu
thiết kế giáo án) .
*Định hướng đọc - hiểu văn bản: Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
3.0
- Câu 1 - 2: phân tích các tín hiệu nghệ thuật để thấy được hoàn cảnh thiếu
thốn, khó khăn, bức bách của ngục tù. Trong hoàn cảnh ấy nổi bật hình
ảnh người tù – một tao nhân mặc khách thưởng trăng.

Cần so sánh với nguyên tác để thấy câu thơ dịch chưa chuyển tải được sự
bối rối, xốn xang, sự xúc động rất nghệ sĩ của cụm từ “nại nhược hà”, vì
vậy không lầm nổi bật được tâm trạng của chủ thể trữ tình. Dường như
Bác đã quên đi thân phận tù đày, quên đi tất cả những thiếu thốn, cơ cực
của nhà tù với khát khao cháy bỏng vươn tới vẻ đẹp vĩnh hằng mà không
một thế lực hắc ám nào kiềm tỏa.
- Câu 3- 4: so sánh với nguyên tác để thấy một lần nữa bản dịch thơ bị
mất đi nhiều cái hay so với nguyên tác .Trong nguyên tác Bác đã làm một
vế đối rất chỉnh với hai nhãn tự hướng, tòng để làm nổi bật mối giao cảm
đặc biệt giữa người với trăng, bản dịch thơ chưa làm được điều đó.
- Sự phát triển của hình tượng thơ và mạch cảm xúc: Trước lúc ngắm
trăng là người tù – người chiến sỹ cách mạng, sau cuộc ngắm trăng người
thành thi gia với giây phút thăng hoa của tâm hồn đã tỏa sáng lung linh
trong ngục tù với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, đắm say và một phong
thái ung dung tự tại, vượt lên hoàn cảnh, khao khát tự do, lạc quan. Đây là
cuộc vượt ngục tinh thần rất độc đáo của người tù chiến sỹ.
*Định hướng đọc- hiểu văn bản: Nói với con của Y Phương.
- Phân tích các tín hiệu nghệ thuật (thể thơ tự do với số câu không theo
khuôn định phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. 3.0
Giọng điệu lúc bay bổng, nhẹ nhàng, thiết tha, trìu mến, lúc rành rọt, lúc
mạnh mẽ, sắc nhọn,…tạo ra sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc
tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm sang con. Ngôn ngữ
thơ giản dị, trong sáng; hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc, cô
đọng mà vẫn phong phú, sinh động, lôi cuốn) để thấy được:
- Cội nguồn sinh dưỡng của con:
+ Tình yêu thương của cha mẹ. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười
của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. Và cứ thế con
lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ
của cha mẹ.
+ Sự đùm bọc của quê hương.

Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, và trong thiên nhiên thơ
mộng, nghĩa tình của quê hương:


- Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của người cha:
+ Qua việc ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình – con
người quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng
đáng truyền thống của quê hương.
+ Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó
với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó, người cha muốn con
phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua
gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
+ Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể thô
sơ da thịt nhưng không ai được nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước
xây dựng quê hương. Những con người ấy bằng sự lao động cần cù, nhẫn
nại, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt
đẹp.Từ đó, người cha muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương,
dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời. Những lời của người
cha vừa toát lên tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin tưởng đối với
con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tự tin khi
bước vào đời.
- Mạch cảm xúc: Nhà thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm
quê hương; từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
b) Phương pháp dạy thơ trữ tình nói chung và đặc thù của việc dạy thơ
dịch thuộc loại trữ tình nói riêng.
* Phương pháp dạy thơ trữ tình nói chung: Dạy đúng đặc trưng:
+ Dạy HS khám phá một bài thơ trữ tình phải theo mạch cảm xúc và sự
phát triển của hình tượng thơ, phải bắt đầu từ việc khám phá các tín hiệu
nghệ thuật (ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ, các biện pháp tu từ, giọng điệu,
cách ngắt nhịp, gieo vần…) để làm nổi bật nội dung cảm xúc, chủ đề tư

tưởng…
2.0
+ Dạy thơ trữ tình phải có năng lực khái quát hóa mới tìm ra được chủ đề
tư tưởng được chuyển tải trong hình tượng thơ, mạch cảm xúc và khắc
họa được phong cách tác giả.
+Dạy thơ trữ tình cần chú ý sự vận động, sự phát triển của hình tượng thơ
trong mạch cảm xúc, chú ý cái tôi trữ tình đa dạng.
* Đặc thù của việc dạy thơ dịch thuộc loại trữ tình nói riêng:
+Không đi vào phân tích giọng điệu, từ ngữ trên bản dịch mà phải trở về
nguyên tác. Khi phân tích trên bản dịch chỉ khai thác ở góc độ nghệ thuật
(hình ảnh thơ, biện pháp tu từ, cảm hứng nghệ thuật, chủ đề …).
+ Có sự so sánh đối chiếu bản dịch và nguyên tác để hiểu đúng phong
cách tác giả, chủ thể trữ tình, chủ đề tư tưởng đích thực của bài thơ.
2.0



×