PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THỊ
XÃ CẤP
THCS
ĐỀ CHÍNH
THỨC
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: ÂM NHẠC.
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
---------------------
Câu 1. (4,0 điểm):
Anh (chị) hãy trình bày vai trò giáo dục Âm nhạc trong nhà trường phổ thông.
Câu 2. (6,0 điểm):
Nêu nguyên tắc, quy trình dạy nhạc lý môn Âm nhạc THCS. Trình bày các bước
hoat động của những quy trình đó?
Câu 3. (4,0 điểm):
Theo phương pháp dạy học tích cực và chuẩn kiến thức kỹ năng. Anh (chị) hãy trình
bày kỹ năng dạy hát nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh, (nêu ví dụ minh họa).
Câu 4. (3,0 điểm):
Điệu thức - Điệu thức trưởng- Gam- Gam trưởng tự nhiên là gì? Lấy ví dụ về điệu
thức trưởng và gam trưởng tự nhiên.
Câu 5. (3,0 điểm):
Hợp âm là gì? Hợp âm nào là hợp âm ba? Có mấy hợp âm ba và tên gọi các loại hợp
âm đó? Cấu trúc của mỗi dạng hợp âm ba thế nào? Trong những hợp âm ấy, những loại
hợp âm ba nào là thuận, là nghịch? Cho ví dụ.
-------Hết-------
Họ và tên giáo viên dự thi---------------------------------------- SBD: ---------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu).
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI THỊ CẤP THCS
NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ÂM NHẠC
Câu
1
2
Kiến thức- kĩ năng cần đạt được.
Điểm
4,0
- Âm nhạc trong trường THCS có vai trò giáo dục thẩm mĩ, âm nhạc là 1,0
dành cho mọi người, mọi lứa tuổi HS, không nên hiểu đó là giáo dục đặc
biệt chỉ dành cho những HS có năng khiếu.
- Giáo dục âm nhạc phổ thông góp phần làm nhiệm vụ văn hóa- nghệ 0,5
thuật mang bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa.
- Âm nhạc giáo dục tình cảm, đạo đức và góp phần hình thành nhân cách 0,5
của HS.
- Qua môn học âm nhạc ở trường THCS bồi dưỡng về trí tuệ, tính nhạy 1,0
cảm, tính thông minh sáng tạo, khả năng tư duy trừu tượng, trí nhớ, sự
tưởng tượng, tính chính xác khoa học.
- Học âm nhạc ở trường THCS còn hỗ trợ cho việc học tập tốt hơn các 0,5
môn học khác.
- Môn học tạo điều kiện cho HS có năng khiếu nổi trội được phát hiện và
bồi dưỡng phát triễn bước đầu. Các mầm mống tốt của phong trào văn
0,5
nghệ, ca hát quần chúng trong các trường học chính là nguồn cung cấp
cho các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để có những nghệ sĩ tài
năng cho đất nước
- Nêu được 3 nguyên tắc: .
6,0
+ Từ thực hành rút ra lý thuyết
1,0
+ Dùng cái đã biết để dạy cái chưa biết.
+ Dạy từ đơn giản đến phức tạp.
- Quy trình dạy nhạc lý:
1,0
+ Bước 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm, tính chất của kiến thức nhạc lý.
+ Bước 2: Minh họa kiến thức trên bản nhạc.
+ Bước 3: Minh họa kiến thức bằng âm thanh.
+ Bước 4: Củng cố kiến thức.
- Các bước hoạt động của các quy trình đó:
+Bước 1:Trình bày khái niệm, đặc điểm, tính chất của kiến thức nhạc lý 1,0
cần thực hiện đầu tiên để học sinh biết về nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK
trình bày khái niệm kiến thức nhạc lý.
- Yêu cầu HS trình bày đặc điểm, tính chất, tác
Hoạt động của học sinh
- HS trình bày khái niệm, đặc điểm,
tính chất, tác dụng của kiến thức
nhạc lý.
dụng của kiến thức đó.
+ Bước 2: Minh họa kiến thức trên bản nhạc nhằm giúp HS nhận biết
được kiến thức đó, các em có thể liên hệ với những bài hát, tập đọc nhạc 1,0
đã học. Đây là sự vận dụng nguyên tắc dùng cái đã biết để dạy cái chưa
biết, dạy từ đơn giản đến phức tạp.
Hoạt động của giáo viên
- GV dùng bản nhạc, những bài hát,TĐN đã học,
để minh họa những kiến thức nhạc lý.
- Yêu cầu HS phát hiện ra kiến thức nhạc lý ở
các bản nhạc trong SGK.
Hoạt động của học sinh
- HS nhận biết được kiến thức trên
bản nhạc.
- HS tìm kiến thức nhạc lý ở các
bản nhạc trong SGK.
+ Bước 3: Minh họa kiến thức bằng âm thanh giúp HS nhận rõ vai trò, tác 1,0
dụng của kiến thức nhạc lý. Đây là sự vận dụng nguyên tắc từ thực hành
rút ra lý thuyết. Bước này thực hiện sau việc minh họa kiến thức trên bản
nhạc vì hoạt động nghe cần diễn ra sau hoạt động nhận biết nhằm cũng cố
điều HS đã biết.
Hoạt động của giáo viên
- GV trình bày giai điệu bài hát,TĐN để minh
họa kiến thức nhạc lý.
- Yêu cầu HS nhận xét.
Hoạt động của học sinh
- HS nghe, nhận xét sự khác nhau
giữa giai điệu có sử dụng và
không sử dụng kiến thức nhạc lí.
+ Bước 4: Cũng cố nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức vừa học qua những
1,0
bài tập đơn giản.
Hoạt động của giáo viên
- GV chỉ định HS nhắc lại kiến thức, kết luận các
ý kiến.
- GV yêu cầu HS thực hiện một vài bài tập đơn
giản để cũng cố kiến thức vừa học.
Hoạt động của học sinh
- HS nhắc lại kiến thức vừa học.
- HS thực hiện mọt vài bài tập để cũng cố kiến
thức.
3
- Trình bày kỹ năng dạy hát phát huy tính sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình học hát GV yêu cầu HS hát và tự kiểm tra lẫn nhau,
khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của từng em.Ngoài ra GV khơi
gợi để HS nói lên cảm nhận của mình về bài hát, điều này bổ sung và làm
giàu khả năng cảm thụ âm nhạc của các em.
+ Học xong bài hát HS cần thể hiện sự sáng tạo trong việc trình bày và
biểu diễn bài hát.
+ Với bài hát cụ thể, GV thường hướng dẫn HS trình bày bài hát theo
gợi ý của mình như hát mấy lần, cách kết thúc ra sao. Tuy nhiên GV
có thể đề nghị HS tìm những cách trình bày khác, sau đó nên khuyến
khích, đánh giá kết quả việc làm của các em.
4,0
2,0
- Ví dụ:
2,0
+ Hướng dẫn HS biết cách chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm
vực để trình bày bài hát. Mục đích tạo được sự phấn khởi, vui thích
khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, âm vực, chất
giọng.
+ Hướng dẫn HS chọn cách trình bày bài hát cho mỗi nhóm. Mục đích
tạo cho HS có cách trình bày đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
+Hướng dẫn HS tự chọn động tác phụ họa phù hợp với bài hát.
+ GV tạo điều kiện thời gian cho HS chuẩn bị chu đáo.
4
3,0
- Điệu thức là hệ thống mối tương quan về cao độ của các âm thanh 0,5
trong một bản nhạc hay trong một giai điệu. Các âm thanh trong một
bản nhạc hay một giai điệu đều có những mối tương quan nhất định.
Trong các âm thanh đó có những âm thanh mang tính chất như những
điểm tựa của giai điệu.Thông thường giai điệu hay được mở đầu và kết
thúc ở những âm thanh này.
- Điệu thức trưởng là điệu thức gồm có bảy bậc âm trong đó có ba 0,5
bậc âm ổn định (đó là bậc I, bậc III và bậc V). Ba bậc âm này kết hợp
với nhau tạo nên hợp âm ba trưởng( quãng giữa bậc I và bậc III là
quãng 3 trưởng, giữa bậc III và bậc V là quãng 3 thứ. Bậc I và bậc V
cách nhau quãng 5 đúng)
- Ví dụ:
0,5
- Gam là sự sắp xếp 7 âm thanh của điệu thức theo thứ tự từ thấp
lên cao hay ngược lại từ cao xuống thấp tính từ âm chủ (bậc I) đến âm 0,5
chủ ở quãng tám liền kề.
- Gam trưởng tự nhiên có cấu tạo là hai nhóm bốn âm giống nhau 0,5
về cơ cấu quãng. Hai nhóm này nối liền với nhau bằng quãng 2
trưởng.
- Ví dụ:
Nhóm bốn âm dưới
Nhóm bốn âm trên
0,5
5
3,0
- Sự kết hợp cùng một lúc ba âm thanh( hoặc nhiều hơn nữa) sắp xếp 0,5
theo quãng ba hoặc có thể xếp theo quãng ba gọi là hợp âm.
- Hợp âm gồm có ba âm thanh sắp xếp theo quãng ba gọi là hợp âm ba.
0,5
- Hợp âm được cấu tạo từ âm dưới đi lên.
Dạng của hợp âm ba phụ thuộc vào tính chất và thứ tự sắp xếp các quãng 0,5
ba hợp thành nó.
- Có bốn dạng hợp âm ba được cấu tạo từ những quãng ba trưởng và các 0,5
quãng ba thứ:
1. Hợp âm ba trưởng gồm một quãng ba trưởng và một quảng ba thứ, giữa
hai hợp âm ngoài cùng là một quãng năm đúng.
2. Hợp âm ba thứ gồm một quãng ba thứ và một quãng ba trưởng, giữa
hai âm ngoài cùng là một quãng năm đúng.
3. Hợp âm ba tăng gồm hai quãng ba trưởng, giữa hai âm ngoài cùng là
một quãng năm tăng.
4. Hợp âm ba giảm gồm hai quãng ba thứ, giữa hai âm ngoài cùng là một
quãng năm giảm.
- Ví dụ:
0,5
Hợp âm ba trưởng
hợp âm ba thứ
hợp âm ba giảm
hợp âm ba tăng
- Tất cả các quãng hợp thành các hợp âm ba trưởng và thứ là những
quãng thuận. Trong số các quãng hợp thành những hợp âm ba tăng và 0,5
giảm có những quãng nghịch (năm tăng và năm giảm)
Vì vậy hợp âm ba trưởng và thứ là những hợp âm thuận, còn các hợp âm
ba tăng và ba giảm là những hợp âm nghịch.