Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên giỏi tham khảo (22)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.31 KB, 2 trang )

KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
Năm học 2011 – 2012
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi chữ cái (đầu câu đã chọn)
vào ô trống ở phần bài làm.
Câu 1: Thông tư 30 Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT ra đời năm
nào? Có hiệu lực vào ngày nào?
a) Năm 2008, có hiệu lực vào tháng 12/2009
b) Năm 2007, có hiệu lực vào tháng 12/2008
c) Năm 2009, có hiệu lực vào tháng 12/2009
d/ Ngày 22/10/2009, có hiệu lực từ ngày 10/12/2009
Câu 2: Để học sinh có thể bày tỏ cảm xúc của mình, giáo viên cần:
a) Tạo ra không khí an toàn
b) Có sự tin tưởng
c) Có sự cảm thông, lắng nghe không phê phán
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 3: về vận dụng các phương pháp dạy học, TT 30/2009/TT-BGDĐT qui định:
a) Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
b) Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và c)
c) Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được
quy định trong chương trình môn học.
d) Cả a, b, c đầu đúng.
Câu 4: Khi giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh thì:
a) Giáo viên cần tự nhận xét vấn đề để giải quyết mâu thuẩn theo hiểu biết của mình.
b) Giáo viên không cần tự kìm nén cảm xúc của mình mà hãy giải quyết theo cảm xúc đó.
c) Giáo viên cần phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân, nếu đang tức giận thì cần
thời gian để tạm lắng cơn tức giận.
d) Cả a và c đều đúng.
Câu 5: Nội dung chính trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là:
a) Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
b) - Dạy và học có hiệu quả


- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
a) - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa
d) Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6: Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường có thể thông qua các con đường sau đây:
a) Học kỹ năng sống thông qua quá trình dạy học các môn học.
b) Thông qua phương pháp tiếp cận kỹ năng sống.
c) Học kỹ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức HĐNGLL và thông
qua tham vấn.
d) cả a, b, c đều đúng
Câu 7: Dùng 4 trụ cột trong giáo dục học sinh tiếp cận kỹ năng sống nối với những kỹ năng
thích hợp:
a) Học để tự khẳng định mình

e) Kỹ năng sống liên quan đến kiến thức

b) Học để làm

g) Kỹ năng sống liên quan đến giá trị

c) Học để biết

h) Kỹ năng sống liên quan đến thái độ

d) Học để cùng chung sống

i) Kỹ năng tâm vận động liên quan đến
hành vi



Câu 8: Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, TT 30/2009/TT-BGDĐT quy dịnh:
a) Bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai.
b) Bảo đảm yêu cầu sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và
học.
c) Bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển
năng lực tự đánh giá của HS; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động
dạy và học.
d) Bảo đảm yêu cầu phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh.
Câu 9: Để thực hiện được nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Chỉ thị 40/2008/CTBGDĐT quy định:
a) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp.
b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục.
c) Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên
cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học
sinh. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện
các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
d) Huy động và tạo điểu kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các
tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học
sinh.
Câu 10: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống ứng xử trong cuộc sống, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức
khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ
nạn xả hội.
b) Mỗi trường đều nhận và chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng
ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn.
c)Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực phù hợp với lứa tuổi của

học sinh.
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 11: Trong quy chế công nhận trường THCS – THPT đạt chuẩn quốc gia thì :
a) Có ít nhất 20% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cơ sở trở lên; có 100% giáo viên
đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
b) Có ít nhất 25% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cơ sở trở lên; có 100% giáo viên
đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
c) Có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cơ sở trở lên; có 100% giáo viên
đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
d) Có ít nhất 35% giáo viên đạt tiêu chuận dạy giỏi từ cơ sở trở lên; có 80% giáo viên đạt
chuẩn loại khá trở lên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Câu 12: Các từ ngữ trong văn bản chuẩn nghề nghiệp giáo viên được hiểu như thế nào cho
đúng?
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên: là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học
về phẩm chất chính trị, đạo đức , lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Tiêu chuẩn: là qui định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của
chuẩn.
b) Tiêu chí: là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu
chuẩn.
c) Minh chứng: là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, nhân chứng….) được dẫn ra để xác
nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
d) cả a, b, c đều đúng



×