Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

giải pháp phát triển ngành dầu thực vật phía nam đên năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.49 KB, 57 trang )

B

TR

D

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NG QUANG TH Y

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1:VAI TRÒ CỦA NGÀNH DẦU THỰC VẬT TRONG NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN ..............................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU THỰC VẬT VÀ XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
KHU VỰC .......................................................................................................3
1.1.1. Tổng quan về ngành dầu thực vật ..............................................................3
1.1.2. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật thế giới và khu vực
ASEAN ......................................................................................................................5
1.1.2.1. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật thế giới ..............................5
1.1.2.2. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật khu vực ASEAN................6


1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ............8
CHƯƠNG 2:HIỆN TRẠNG NGÀNH DẦU THỰC VẬT PHÍA NAM...............14
2.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CÓ DẦU ...................................................14
2.1.1Về diện tích, năng suất, sản lượng .......................................................14
2.1.2. Về giống cây có dầu ..........................................................................16
2.1.3. Về trình độ thủy lợi ............................................................................17
2.1.4. Về trình độ cơ giới hóa ......................................................................18
2.1.5. Về cơ sở hạ tầng.................................................................................18
2.1.6. Về lao động ........................................................................................19
2.2. HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN DẦU THỰC VẬT ...............................................19
2.2.1. Khu vực chế biến nhỏ, thủ công ........................................................19
2.2.2. Khu vực chế biến công nghiệp ..........................................................20
2.2.3. Về lao động ........................................................................................22
2.3. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DẦU THỰC VẬT .............................................23
2.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÀNH DẦU THỰC VẬT .......................................26
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG NGÀNH DẦU THỰC VẬT
PHÍA NAM ...................................................................................................28
Trang 1


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC
VẬT PHÍA NAM ................................................................................31
3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN .........................................................................31
3.2.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU
THỰC VẬT PHÍA NAM .........................................................................................34
3.2.1Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu .................................................34
3.2.2. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến dầu thực vật ..................39
3.2.3. Giải pháp ổn đònh và phát triển thò trường.........................................44

3.2.4. Một số kiến nghò ................................................................................50
KẾT LUẬN ...............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2


LỜI MỞ ĐẦU
Các sản phẩm dầu thực vật ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống
tiêu dùng và trong các lónh vực công nghiệp khác. Sản phẩm dầu thực vật phục vụ
cho ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, công nghiệp nặng, công
nghiệp hàng không và góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng cũng như tạo đẹp
cho con người. Riêng về công nghiệp thực phẩm, loài người của thế giới văn minh
đã dần dần chuyển từ ăn mở động vật sang ăn dầu thực vật với lượng cholesterone
rất thấp cùng với nhiều acid béo không no dễ được đồng hóa rất có lợi cho sức
khỏe. Có thể nói, hiện nay và cho thế kỷ sau, dầu thực vật là ngành công nghiệp có
vò trí rất quan trọng phục vụ cho cộng đồng và đời sống tiện nghi cao của con
người.
Sản phẩm dầu thực vật có một vai tro øquan trọng như vậy, cho nên đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng ngành dầu thực vật có một ý nghóa to lớn, chuẩn bò cho sự
phát triển đất nước ở thế kỷ 21. Trong sự phát triển ấy, ngành dầu thực vật có vò trí
ngày càng quan trọng và chắc chắn phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu của ngành dầu thực vật trong 10 năm tới là tiến thêm một bước
trên con đường hiện đại hóa thiết bò và công nghệ, công nghiệp hóa nông thôn,
nhằm tăng dần tỷ trọng sản phẩm dầu thực vật phục vụ cho các ngành công nghiệp
và để thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, việc nghiên cứu một cách hệ
thống thực trạng phát triển ngành dầu thực vật ở nước ta nói chung và phía Nam
nói riêng để tìm ra các nguyên nhân cản trở và, điều quan trọng hơn, tìm ra được
giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành trong hiện tại và tương lai là vấn đề cấp
bách và có ý nghóa thiết thực.

Với mong muốn được đóng góp những kiến thiết thực cho hoạt động ngành
dầu thực Việt Nam nói chung và phía Nam nói riêng. Tôi thực hiện đề tài:
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT PHÍA NAM ĐẾN NĂM
2010”

Luận án nghiên cứu tình hình phát triển của ngành dầu thực vật phía Nam
thuộc tất cả các thành phần sản xuất bao gồm: ngành dầu thực vật thuộc các lónh
vực sản xuất trong nước và đầu tư liên liên doanh nước ngoài vào việc sản xuất
dầu thực vật.

Trang 3


Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình phát triển
ngành dầu thực vật ở các tỉnh phía Nam, có tính đến tác động của ngành dầu thực
vật thế giới và khu vực. Luận án tập trung giải quyết những vấn đề có tính chiến
lược, ở quy mô cấp vùng lảnh thổ (bao gồm nhiều tỉnh, thành), sử dụng các kết quả
nghiên cứu của các chuyên ngành khác như: nông nghiệp, công nghiệp hóa thực
phẩm, công nghiệp chế biến… để xây dựng các giải pháp, không đi sâu giải quyết
những vấn đề chuyên môn thuần túy, phân tích dự án hay sản phẩm riêng biệt. Do
đó, kết quả nghiên cứu của luận án khi vận dụng vào từng đòa phương cần kết hợp
với việc xem xét và phân tích các đặc điểm đặc thù tại đòa phương nhằm đạt được
sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tế.
Luận án vận dụng quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong ngành
dầu thực vật Việt Nam.
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lòch sử, phương
pháp phân tích tổng hợp, thống kê, hệ thống, phân kỳ lòch sử, phân tích dự báo,
phân tích môi trường kinh doanh.
Kết cấu luận án gồm 3 chương, ngoài lời mở đầu và kết luận,

Ü CHƯƠNG 1:

VAI TRÒ CỦA NGÀNH DẦU THỰC VẬT TRONG NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN.

Ü CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH DẦU THỰC VẬT PHÍA
NAM.
Ü CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU
THỰC VẬT PHÍA NAM.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài,thu thập tài liệu chắc chắn còn
nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong qúy thầy cô, các cán bộ đang hoạt động
trong ngành và các anh chò quan tâm đến đề tài góp ý bổ sung.

Trang 4


CHƯƠNG 1

VAI TRÒ NGÀNH DẦU THỰC VẬT TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU THỰC VẬT VÀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC.
1.1.1. Tổng quan về ngành dầu thực vật.
Dầu thực vật, như chúng ta đã biết, là nguồn cung cấp dinh dưỡng được trích
ra từ cây có dầu như cây dừa, cây cọ, ngô, mè, dậu phộng, hướng dương…. Dầu thực
vật dần dần thay thế dầu động vật trong đời sống hàng ngày, góp gần nâng cao sức
khỏe con người. Ngoài ra, dầu thực vật còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các

ngành công nghiệp thực phẩm, bánh kẹo, mỹ phẩm, công nghiệp nặng, công
nghiệp hàng không… tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con người.
Cây có dầu có mặt hầu khắp mọi vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Tùy
theo từng loại cây khác nhau mà nó sẽ cho chất lượng dầu có hàm lượng dinh
dưỡng cao thấp khác nhau. Theo khuyến cáo của Tổ chức sức khỏe thế giới WHO
thì lượng dầu thực vật tiêu thụ bình quân trên đầu người là 22 kg. Do vậy, mức tiêu
thụ dầu thực vật trên toàn cầu là rất cao nếu như tất cả các quốc gia đều thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng dầu thực vật cho mỗi người dân. Ở Việt Nam, dầu thực vật được
sản xuất chủ yếu từ các loại cây như cây lạc, cây đậu nành, cây đậu phộng, cây
dừa, cây mè, cây lúa và sản lượng hiện nay khoảng 128.000 tấn vật liệu/năm. So
sánh với một số cây công nghiệp khác, cây có dầu có ưu điểm:
Ü Về mặt công nghiệp, ngoài sản phẩm chính là dầu ăn, cây có dầu còn là
nguyên liệu trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp tạo ra nhiều
loại sản phẩm có giá trò cao. Các sản phẩm phụ của cây có dầu còn có nhiều giá
trò khác như làm phân bón, thức ăn gia súc, mỹ nghệ xuất khẩu, than hoạt tính…
• Bã và thân cây có dầu : tùy vào mỗi loại mà nó có giá trò đóng góp khác nhau.
Tuy nhiên, nói chung thì bã cây có dầu có thể làm chất đốt cung cấp năng lượng
cho các ngành công nghiệp khác, hoặc làm phân bón, ván ép, các dung môi
khác….
• Riêng đối với những loại cây có dầu thân to như cây dừa và cây cọ thì nước của
trái có thể dùng trong công nghiệp nước giải khát có giá trò xuất khẩu.

Trang 5


Ü Về mặt sinh học: một số cây có dầu có tán lớn như cây cọ và cây dừa thì có chỉ
số diện tích lá lớn và khả năng lợi dụng cao ánh nắng mặt trời, nên lớn khá
nhanh và cho năng suất rất cao. Hai loại cây này thời gian thu hoạch rất lâu và
có khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng ở những vùng sinh thái khác nhau
như vùng ngập nước hay gò đồi hoang hóa để phủ xanh và cải tạo đất tốt.

Xét về mặt sản xuất, có thể chia ngành dầu thực vật thành hai giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất : bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất từ khâu chuẩn bò
đất, trồng và chăm sóc cây có dầu tăng trưởng cho đến khâu thu hoạch và vận
chuyển quả hạt có dầu về nhà máy để chế biến thành dầu.
Giai đoạn thứ hai bao gồm hoạt động chế biến từ các quả, hạt có dầu ra dầu và
các sản phẩm phụ. Sau đó dầu thực vật được đưa ra thò trường thông qua hệ
thống phân phối gồm nhiều đại lý khác nhau – công ty thương mại, người môi
giới, các tổ chức của chính phủ, và các cửa hàng bán lẻ. Dưới đây, cần ghi nhận
một số điểm đặc trưng của ngành như sau:
• Ngành dầu thực vật thu hút nhiều lao động
Việc trồng cây có dầu đòi hỏi rất nhiều lao động chân tay, với giá rẽ để chăm
sóc nhổ cỏ, bón phân, tỉa cành… trong suốt mùa tăng trưởng và khi mùa thu hoạch
đến. Ở những nước nền công nghiệp phát triển, nhiều công đoạn khác nhau trước
và sau mùa thu hoạch đã được cơ giới hóa rộng rãi. Tuy nhiên, đối với một số nước
vấn đề cơ giới hóa không hiệu quả hoặc không kinh tế vì nhiều lý do khác nhau.
• Công nghiệp chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu
Cây có dầu phải được ép trong những ngày mới vừa thu hoạch, nếu không
lượng dầu trong quả hoặc hạt sẽ giảm nhanh và chất lượng không cao. Trong khi
đó, các nhà máy thường tập trung ở các khu công nghiệp lớn, thành phố lớn. Cho
nên việc vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến rất là tốn kém, giảm
hụt chất lượng. Do đó, để nhằm tăng cao hiệu quả kinh tế, quá trình này có thể
diển ra theo hai hướng. Một là,ø xây dựng các nhà máy sơ chế tại vùng nguyên liệu.
Hai là, quy hoạch vùng phát triển cho từng loại cây có dầu và xây dựng nhà máy
chế biến tại chổ.
• Các nước có nền công nghiệp phát triển chuyển sang quá trình công nghiệp
thủy phân và trích ly.
Ngày nay nhiều quốc gia đang phát triển đã thực hiện qui trình công nghệ cao
là công nghiệp trích ly và công nghiệp thủy phân nhằm nâng giá trò của dầu lên
một lần nửa. Cùng với quá trình này, xu hướng chuyển giao công nghệ thủy phân
và trích ly sang các nước đang phát triển ngày càng mở rộng.


Trang 6


• Vai trò của Chính phủ đối với ngành dầu thực vật
Đối với một số quốc gia, ngành dầu thực vật giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nên được Chính Phủ cung cấp sự hỗ trợ và bảo hộ rất tốt.
1.1.2. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật thế giới và khu vực ASEAN
1.1.2.1. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật thế giới
Ü Về phương diện sản xuất: theo tài liệu của Hiệp hội dừa Châu Á Thái Bình
Dương (APCC) thì sản lượng dầu và chất béo của thế giới (trong đó hơn ¾ có
nguồn gốc thực vật) tăng bình quân năm 3% trong khoảng 15 năm gần đây. Các
dầu thực vật cũng có mức tăng hàng năm đúng bằng 3% trong thời kỳ qua,
nhưng với các dầu khác nhau thì mức tăng trưởng không giống nhau: dầu cọ
7,9%; dầu cải 7,4%, dầu hướng dương 3,7%; dầu lạc 2,6%; dầu nành 2%; dầu
dừa 0,4%…. Trong tất cả các cây có dầu, dầu cọ tăng trưởng nhanh nhất, từ 9%
trong tổng số dầu thực vật ở năm 1980 tăng lên 17% ở năm 1995. Dầu thực vật
tăng trưởng chủ yếu dựa vào châu Á.
Ü Về phương diện tiêu thụ: theo tài liệu của Câu Lạc Bộ dầu thực vật châu Á
(AVOC),ở châu Á đặc biệt người ta nhấn mạnh Trung Quốc như một siêu thò
trường tiêu thụ dầu thực vật. Với dân số trên 1,2 tỉ người Trung Quốc được xem
là “người khổng lồ” với mức tăng trưởng GDP hàng năm trên 11%, nhu cầu dầu
thực vật tính theo đầu người tăng nhanh chóng từ 7 kg năm 1987 lên tới 10,4kg
vào năm 1995. Nhu cầu dầu thực vật hàng năm của Trung Quốc phải nhập dầu
thực vật 6,3 triệu tấn vào năm 2005. Sau Trung Quốc là n Độ với dân số hiện
nay 920 triệu người, mức tiêu thụ dầu thực vật đầu người hiện nay 8,8kg cũng
sẽ là một thò trường to lớn cho buôn bán dầu thực vật.
Ü Về phương diện thương mại: dầu thực vật là một trong những nông phẩm được
trao đổi rộng rãi trên thế giới. Trong vòng 5 năm qua khoảng 40% sản lượng
dầu sản xuất ra đã được trao đổi, vượt rất xa các loại nông phẩm khác. Trong

suốt thập niên vừa qua, việc trao đổi thương mại của sản phẩm dầu thực vật
tăng đều hàng năm và ước đoán sẽ ở mức khoảng 40,5 triệu tấn dầu vào năm
2000.
Mặt hàng chủ yếu trong trao đổi là dầu ăn và magarine, trong đó dầu ăn từ cây
có dầu chiếm tỷ trọng cao khoảng ½ mức thương mại toàn cầu. Trong những
năm gần đây, việc mua bán sản phẩm dầu của cây cọ tăng khá cao, do có sự gia
tăng đầu tư của các nước trong vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngoài sản phẩm
dầu từ cây cọ ra, hiện nay một số nước đang quan tâm đến việc phát triển cây
mè, có giá trò dinh dưởng cao, và tất nhiên là nó có giá trò xuất khẩu cao hơn
các loại cây có dầu khác.
Trang 7


Tóm lại: qua nghiên cứu tình hình phát triển ngành dầu thực vật thế giới chúng
ta ghi nhận một số nét đặc trưng như sau:
• Sản xuất dầu thực vật tiếp tục tăng mạnh mẽ trong những năm tới, cùng với
việc đầu tư chiều sâu vào vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, đặc biệt
là khu vực châu Á.
• Xu hướng tăng dần tỷ trọng các sản phẩm dầu có hàm lượng dinh dưởng cao, và
đã qua tinh luyện hoặc hydro hóa ở mức cao trong thương mại toàn cầu.
• Giá cả có xu hướng giảm, độ co dãn về giá ở những nước đang phát triển khá
lớn. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải giảm chi phí sản xuất.
1.1.2.2. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật khu vực ASEAN
Ü Về tình hình phát triển ngành, cây có dầu ở Đông Nam Á chủ yếu là cây lạc,
đậu tương, dừa, cọ dầu. Theo thống kê của AVOC, Đông Nam Á chỉ có khoảng
1,5 triệu héc gieo trồng lạc, sản lượng đạt khoảng 2,3 triệu tấn. Lạc được trồng
tập trung ở Indonexia, Mianma, Việt Nam, Thái Lan.
Diện tích gieo trồng đậu tương ở Đông Nam Á khoảng 2 triệu hécta, riêng
Indonexia có 1,61 triệu hécta, năng suất 1,22 tấn/hécta. Sản lượng đậu tương
của khu vực đạt 2,6 triệu tấn. Trong điều kiện chăn nuôi phát triển, sản lượng

đậu tương chưa đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho gia súc trong khu vực.
Dừa là cây trồng lấy dầu quan trọng ở Đông Nam Á. Khu vực này đứng đầu
châu Á và thế giới về diện tích trồng dừa, sản lượng dừa quả và cơm dừa.
Bảng 1: Sản lượng dừa quả và cơm dừa của một số nước Đông Nam Á năm
1994
Đơn vò tính: 1.000 tấn
QUỐC GIA
Indonexia
Philippin
Việt Nam
Thái Lan
Malaixia

DỪA QUẢ

CƠM DỪA
13.058
12.800
1.185
1.480
1.022

1.200
1.780
230
58
76

Nguồn: Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ 21, NXB Chính trò Quốc gia, 1999.
Đông Nam Á có sản lượng dừa quả đạt khoảng 29 triệu tấn và sản lượng

cơm dừa đạt trên 3,4 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Indonexia và Philippin.
Trang 8


Cây cọ dầu được trồng nhiều ở Đông Nam Á. Năm 1996, trong khi toàn thế
giới sản xuất được 17 triệu tấn dầu cọ thì riêng khu vực Đông Nam Á đã sản xuất
được 13,847 triệu tấn, chiếm gần 80% sản lượng dầu cọ của thế giới.
Trong 10 nước thuộc khối ASEAN thì có 5 nước có công nghiệp dầu thực
vật. Đứng đầu là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, và cuối cùng là Việt
Nam. Trong đó Malaysia có năng lực sản xuất vượt xa nhu cầu tiêu dùng trong
nước, Malaixia sản xuất dầu cọ chủ yếu để xuất khẩu và hàng năm xuất khẩu từ
6,5-6,6 triệu tấn, chiếm 65% thò phần dầu cọ của thò trường thế giới, và chiếm 70%
tổng sản lượng dầu làm ra, và có vai trò quan trọng trong tổng sản lượng của toàn
khối. Còn Indonesia xuất khẩu gần 2 triệu tấn, chiếm khoảng 20% thò phần dầu cọ
của thò trường thế giới.
Việt Nam có năng lực sản xuất dầu thực vật không đủ đáp ứng tiêu dùng
trong nước nên hàng năm vẫn phải nhập khẩu dù đã có nhiều nổ lực để phát triển
ngành dầu thực vật. Singapore, Brunei, Lào và Campuchia đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng thông qua việc nhập khẩu từ các nước trong vùng.
Ü Về tình hình hội nhập nền kinh tế khu vực
Theo chương trình cắt giảm thuế nhanh trên cơ sở Hiệp đònh thuế quan ưu đãi
hiệu lực chung ACEPT trong khuôn khổ Hiệp Hội mậu dòch tự do ASEAN, thuế
quan bảo hộ phải được cắt giảm, trong đó, các sản phẩm dầu thực vật thô và tinh
luyện thuộc danh mục “Các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm”. Trên cơ
sở đó, đến năm 2010, thuế suất của thuế nhập khẩu phải ở mức 5%-0% và loại bỏ
hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan. Thuế suất nhập khẩu ưu đãi hiện nay đối với
dầu dạng thô của các nước ASEAN là 30% và 40% đối với dạng đã qua tinh luyện.
Như vậy, từ nay đến 2010 là giai đoạn cho ngành dầu thực vật Việt Nam cũng cố
và nâng cao năng lực của mình theo hướng giảm giá thành, tăng chất lượng và số
lượng.

Xu hướng phát triển của ngành dầu thực vật của ASEAN có đặc trưng như sau :
• Xu hướng quốc tế hóa kinh tế khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó, ngành
dầu thực vật Việt Nam có nhiều khả năng hội nhập có hiệu quả nếu có giải
pháp đúng đắn.
• Mức tiêu thụ dầu thực vật tại các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng đáng kể
với xu hướng tăng trưởng kinh tế nhanh ở khu vực.
• Malaixia vẫn tiếp tục là nước dẫn đầu về chi phí, và do đó, về xuất khẩu.

Trang 9


1.2.

VAI TRÒ CỦA NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.

Ngành dầu thực vật nó chiếm một vò trí rất quan trọng trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước biểu hiện ở một số mặt sau đây:
Ü Một là, góp phần gia tăng GDP trong nước nói chung và ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm nói riêng.
Với mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dầu ăn trong nước đến năm
2000, Việt Nam cần tối thiểu 360.000 tấn dầu ăn, đã thúc đẩy ngành dầu thực vật
không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng
56%. Sản lượng dầu thực vật các loại sản xuất trong nước đạt 187 ngàn tấn năm
1999, cao nhất từ trước đến nay, mặc dù các nhà máy lớn trong cả nước như nhà
máy dầu Tân Bình, Tường An, Thủ Đức, và liên doanh Nhà Bè-Golden Hope, Cái
Lân chưa được sử dụng hết công suất thiết kế, mặt khác còn có hàng chục các nhà
máy khác cũng như hàng trăm cơ sở chế biến dầu thực vật ở nhiều thành phố và
tỉnh khác, trước hết là ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Bắc, Đà Nẳng, Cần Thơ…. Song
nước ta vẩn còn phải nhập khẩu 218.000 tấn dầu thực vật hàng năm để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng.
Với giá trò sản lượng ngày càng tăng lên qua các năm, như trình bày trong Bảng
2, ngành dầu thực vật ngày càng đóng góp đáng kể vào sự gia tăng GDP. Tỷ trọng
giá trò sản lượng dầu thực vật trong GDP năm 1996 là 0,23% thì đến năm 1998 đã
chiếm 0,41%.
Bảng 2 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về ngành dầu thực vật Việt Nam
(Theo giá cố đònh 1994)
Năm

Đơnvò tính

1996

1997

1998

-

Dầu sản xuất

1.000 tấn

49,3

60,0

95,0

-


Giá trò sản lượng dầu

tỷ đồng

458

584

912

-

GDP trong nước

tỷ đồng

203.919

212.872

219.312

-

GDP ngành CNCBTP

tỷ đồng

33.976


39.124

48.687

-

Tỷ trọng trong GDP

%

0,23

0,27

0,41

-

Tỷ trọng / GDP ngành

%

1,35

1,49

1,87

Nguồn: Báo cáo tổng kết Viện nghiên cứu chiến lược Bộ công nghiệp, 1999.


Trang 10


Xét trong phạm vi của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ngành dầu
thực vật ngày càng có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Giá trò sản lượng dầu thực
vật tăng lên cả về tuyệt đối lẩn tương đối, năm 1996 giá trò sản lượng dầu thực vật
chỉ đạt 458 tỷ đồng, chiếm 1,35%, thì đến năm 1998 mức tăng tương ứng là 912 tỷ
đồng, chiếm 1,87%, và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai vì
sản phẩm của ngành dầu thực vật là đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác.
Do tình hình chiến tranh kéo dài ở nước ta và tình hình thiếu vốn đầu tư, cho
nên ngành dầu thực vật không phát triển mạnh mẽ như các nước trong vùng Đông
Nam Á. Tuy nhiên, là một ngành công nghiệp khá non trẻ nhưng sự phát triển của
ngành trong những năm gần đây báo hiệu sự khởi sắc trong tương lai.
Xét theo phạm vi đòa lý, thì ngành dầu thực vật phía Nam (từ Quảng Nam –
Đà Nẳng trở vào) phát triển mạnh hơn và giữ vai trò quan trọng. Diện tích cây có
dầu ở các tỉnh phía Nam chiếm hơn 84% diện tích cây có dầu cả nước, cung cấp
sản lượng dầu hàng năm vào khoảng 225.000 tấn, chiếm hơn 85% sản lượng dầu cả
nước.
Với phần lớn các nhà máy chế biến dầu thực vật nằm ở các tỉnh phía Nam
có tổng công suất thiết kế hơn 300 ngàn tấn năm, có khả năng cung cấp cho thò
trường tiêu thụ nội đòa và xuất khẩu. Cùng với nhiều cơ sở chế biến nhỏ ở các tỉnh,
thì khả năng chế biến dầu thực vật ở phía Nam rất là lớn. Hơn nữa, các tỉnh phía
Nam nằm trong 2 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước cho nên việc phát triển
ngành dầu thực vật phía Nam có ý nghóa rất to lớn trong việc xây dựng các vùng
kinh tế trọng điểm. Vì thế, việc quản lý tốt quá trình phát triển của ngành dầu thực
vật ở các tỉnh phía Nam có ý nghóa quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, bảo đảm cho sự phát triển vững
chắc của ngành dầu thực vật Việt Nam.

Ü Hai là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
Do cây có dầu có rất nhiều loại và tính thích ứng với từng loại đất đai, khí hậu
khác nhau. Cho nên nó có thể phát triển theo từng vùng để có thể cho năng suất
cao và hiệu quả sử dụng đất đai một cách phù hợp với cây trồng. Do đất nước ta có
đòa hình trải dài vùng khí hậu lạnh phía Bắc xuống vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
phía Nam, cho nên thích hợp cho nhiều loại cây có dầu như cây dừa, đậu nành, đậu
phộng, mè, cọ dầu…(phía Nam), hướng dương, hạt bông, hạt mè…(phía Bắc). Đây là
ưu điểm của cây có dầu ở Việt Nam, vì có thể quy hoạch vùng phát triển cho từng
loại cây, thay thế cho việc trồng lúa và các loại cây khác cho năng suất không cao.
Chương trình phát triển ngành dầu thực vật để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gắn liền
với việc phát triển vùng nguyên liệu trong thời gian qua cũng đã góp phần ổn đònh
và nâng cao thu nhập của người nông dân, tạo thêm công việc làm, tạo ra sự tin
tưởng cho người nông dân vào sự phát triển trồng cây có dầu ở Việt Nam.
Trang 11


Tùy theo từng loại cây có dầu, mà có thời gian thu hoạch khác nhau. Đối với
một số loại cây dài ngày như dừa, cọ dầu… thì từ lúc gieo trồng cho đến khi thu
hoạch phải tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng thời gian thu lợi lâu và tỷ suất lợi
nhuận cũng khá cao. Còn đối với loại cây có dầu ngắn ngày như đậu nành, đậu
phộng, thì không phải tốn chi phí nhiều cho công chăm sóc, công tác thủy lợi như
cây dài ngày và lại có hiệu quả kinh tế rất cao so với vốn đầu tư. Số liệu trong
Bảng 3 cho chúng ta thấy trên cùng một loại đất có một số cây có dầu cho mức lợi
nhuận, và hiệu suất đầu tư cao.
Bảng 3 : So sánh hiệu suất vốn đầu tư của cây có dầu và một số cây trồng khác
Vùng

Cây có dầu

Lúa 2 vụ


1 lúa, 1 màu

Chuyên màu

-

Duyên hải Miền trung

0,18

0,23

0,60

0,82

-

Đông Nam bộ

1,10

0,36

0,67

0,63

-


Đồng bằng sông Cửu Long

1,20

1,23

1,40

1,13

-

Miền Bắc

0,70

1,00

1,10

1,02

Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu dầu Việt Nam, 1999.
Lợi nhuận thu được từ cây có dầu chênh lệch ở các vùng trong nước là do năng
suất và chí phí đầu tư cho một hec khác nhau. Điều này là do mỗi vùng có thổ
nhưởng và khí hậu khác nhau, cho nên chi phí đầu tư lớn nhỏ khác nhau. Trong
biểu trên chúng ta thấy rằng hiệu suất thu lợi nhuận ở các tỉnh duyên hải miền
trung và phía Bắc còn thấp. Điều này là do người nông dân chưa áp dụng khoa học
kỹ thuật cao, chậm đầu tư đưa giống cây mới có năng suất cao vào canh tác. Nhưng

hạn chế này có thể khắc phục được nếu như có chính sách đầu tư và qui hoạch
vùng nguyên liệu đúng đắn. Với sự phát triển công nghiệp và gia tăng dân số hiện
nay, đất sử dụng cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp, việc qui hoạch vùng phát
triển cho cây có dầu sẽ có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu quả
sửng dụng đất đai cũng như nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trên một diện tích đất
đai, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả.
Ü Ba là, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng
Theo kinh nghiệm của một số nước đang phát triển thì vai trò, vò trí của ngành
công chế biến dầu thực vật phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của nước đó.
Nếu như GDP bình quân đầu người tăng lên, thì nhu cầu về dầu thực vật sẽ tăng
lên đáng kể, trong đó số lượng được coi trọng hơn chất lượng. Khi GDP đã đạt được
một mức nhất đònh, thì nhu cầu về sản phẩm dầu thực vật sẽ tăng tương ứng, nhưng

Trang 12


khi đó chất lượng của sản phẩm được coi trọng hơn. Xu hướng này có thể thấy qua
mức độ tiêu thụ dầu thực vật nước ta trong những năm gần đây.
Bảng 4: Xu hướng tiêu thụ dầu thực vật cả nước
Năm

Đơn vò tính

1996

1997

1998

- Dầu thực vật tiêu thụ


1,000 tấn

76,5

89,2

104,9

- GDP trong nước

Tỷ đồng

203.919

212.872

230.216

Nguồn: Báo cáo tổng kết công ty dầu thực vật Việt Nam, 1999.
Ngoài ra, do nhiều yếu tố khác nhau như tâm lý, tập quán tiêu dùng, thu
nhập tăng tăng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, môi trường và các yếu tố nhằm tăng
cường sức khỏe, phát triển trí thông minh… mà hiện nay đang có hai xu hướng tiêu
dùng tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp chế biến nói chung và ngành dầu
thực vật nói riêng. Thứ nhất, xu hướng ngày càng sử dụng thực phẩm không có hại
cho sức khỏe. Thứ hai, xu hướng tăng cường sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế
biến công nghiệp. Ở nước ta hiện nay nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật thông qua thực
phẩm chế biến ngày càng tăng.
Bảng 5: Cơ cấu thò trường tiêu thụ dầu thực vật
Thò trường


1996

1997

1998

1999

-Chế biến thực phẩm (%)

70.90

67.20

62.00

53.70

-Tiêu dùng trực tiếp (%)

29.10

32.80

38.00

46.30

Cộng

100,00
Nguồn: Bộ công nghiệp, 1999.

100,00

100,00

100,00

Những tác động này đã làm thay đổi dần tập quán tiêu dùng và cơ cấu tiêu
dùng, làm cho nhu cầu về dầu thực vật đã qua chế biến, cũng như sử dụng trong
các sẩm phẩm công nghiệp chế biến khác ngày càng tăng, và do đó đòi hỏi ngành
công nghiệp dầu thực vật phải có bước phát triển tương xứng.
Ü Bốn là, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Cây có dầu là nguyên liệu chính của công nghiệp chế biến dầu thực vật nên
việc phát triển ngành dầu thực vật thì nó đòi hỏi phải phát triển vùng nguyên liệu
cây có dầu theo hướng chuyên canh qui hoạch vùng cho từng loại cây để có thể cho
năng suất, chất lượng cao, và có tỷ suất hàng hóa lớn. Và khi đó thì ngành công
Trang 13


nghiệp chế biến dầu thực vật sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc nâng cao hiệu qủa
kinh tế của sản xuất nông nghiệp, từ đó tăng khả năng tích lũy để tái đầu tư vào
vùng nguyên liệu cây có dầu. Mặt khác qua chế biến, từ cây có dầu có thể tạo ra
nhiều loại sản phẩm, mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người
tiêu dùng. Thật vậy, theo báo cáo của công ty dầu thực vật, hương liệu mỹ phẩm
Việt Nam (Vocarimex) thì ngoài các sản phẩm dầu ra thì còn có các phụ phẩm
khác như bánh kẹo, bột, sửa, phân vi sinh, thức ăn gia súc, than hoạt tính,
margarine…tạo ra lượng hàng hóa đáng kể cung cấp cho xã hội, tăng thu cho ngân

sách, góp phần giải quyết lao động.
Bảng 6 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về đa dạng hóa sản phẩm
Chỉ tiêu

Đvt

Giá trò

Tỷ trọng so với dầu

-

Doanh thu

Tỷ đồng

150

10,7%

-

Nộp ngân sách

Tỷ đồng

19

14,2%


- Giải quyết lao động
Người
1.600
Nguồn: Báo cáo của công ty dầu thực vật Việt Nam, 1999.

-

Đặc biệt, các cơ sở sơ chế và chế biến ở ngay tại nông thôn góp phần quan
trọng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, phát triển tri thức, kích
thích sự hình thành và phát triển các hoạt động phi nông nghiệp, thúc đẩy sự
chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nông công nghiệp và dòch vụ,
biểu hiện ở các mặt nâng cao tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tăng tỷ trọng cây
công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dòch dần lao động từ nông nghiệp
sang công nghiệp, từng bước đưa nông thôn phát triển.
Do có tính chất đồng bộ và liên ngành cao, việc phát triển ngành dầu thực
vật không chỉ đem lại hiệu quả cho chính bản thân ngành mà còn tạo điều kiện cho
sự phát triển của các ngành liên quan, từ nông nghiệp cho đến các ngành công
nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp hàng không, công nghiệp nặng, công nghiệp chế
biến thực phẩm khác…. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành làm bật ra nhu cầu phát
triển các hoạt động như tư vấn, tín dụng, bảo hiểm, giáo dục, y tế….
Trong điều kiện hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta đặt ra những thách thức và yêu cầu lớn là phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhanh, vững chắc và có hiệu quả để tránh nguy cơ tụt hậu. Trong khi đó, xuất phát
điểm lại ở , mức thấp, vốn dành cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại có hạn, nền
sản xuất vốn là nền sản xuất nông nghiệp với nhiều hạn chế trong tập quán, thói
quen sản xuất chưa phù hợp với sản xuất công nghiệp. Kinh nghiệm sản xuất và
quản lý theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thiếu, yêu cầu giải quyết
việc làm cho đội ngũ lao động đông đảo đặt ra một cách cấp bách… Trong bối cảnh
Trang 14



đó, nếu phát triển mạnh mẽ được ngành dầu thực vật thì phần nào có thể giải quyết
những mâu thuẩn nói trên.
Thật vậy, một loạt các quốc gia Tây u, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và
nhiều nước Đông Nam Á, đã thực hiện công nghiệp hóa thành công là nhờ có chiến
lược phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp, sau đó
phát triển công nghiệp nặng, tiếp theo là phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật
cao. Đặc điểm cần nhấn mạnh ở đây là các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn, các công
trình đầu tư có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng, sớm phát huy hiệu quả và có khả
năng thu hút nhiều lao động và tạo ra tích lũy lớn, do đó khả năng thu hút vốn đầu
tư (cả vốn trong nước và ngoài nước) cao.
Từ những tác động tích cực, toàn diện và hiệu quả kinh tế xã hội cao do sự phát
triển ngành dầu thực vật đem lại, có thể kết luận việc phát triển ngành dầu thực
vật là hướng chiến lược quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn, thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nông
nghiệp và dòch vụ, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ü Năm là, phát huy lợi thế so sánh nhằm thay thế nhập khẩu, hướng đến xuất khẩu:
Trong thời điểm mà quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại, trước tiên là
thực hiện chương trình cắt giảm thuế nhanh trên cơ sở Hiệp đònh thuế quan ưu đãi
chung ACEPT trong khuôn khổ Hiệp hội mậu dòch tự do ASEAN, và kế đến là gia
nhập APEC và WTO, Việt Nam cần phải xác đònh rõ lợi thế so sánh của mình để
có những bước đi thích hợp đối với quá trình hòa nhập với thế giới. Với điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng, lao động, nhiều loại cây có dầu có giá trò dinh dưỡng và
thương mại cao…là những lợi thế so sánh quan trọng cần khai thác, nhằm phát triển
nguồn nguyên liệu để thay thế nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu.
Tuy nhiên, hiện nay có một số loại dầu thực vật chúng ta vẫn phải nhập khẩu
hoặc nhập nguyên liệu thô về chế biến trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do cây
giống, kỹ thuật canh tác lạc hậu, máy móc thiết bò và công nghệ lạc hậu và quan

trọng hơn là chúng ta không thực hiện chương trình khuyến nông để người nông
dân yên tâm gắn bó với cây trồng. Do đó, cần phải xây dựng một hệ thống các giải
pháp đồng bộ, hợp lý xuyên suốt từ vùng nguyên liệu, chế biến đến thò trường thì
khả năng tham gia thò trường khu vực và thế giới sẽ có triển vọng.

Trang 15


CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG NGÀNH DẦU THỰC VẬT
PHÍA NAM
2.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CÓ DẦU.
2.1.1. Về diện tích, năng suất, sản lượng.
Đến nay, cả nước đã trồng được 1.145.000 ha cây có dầu, trong đó 590.000
ha cây ngắn ngày, và 555.000 ha cây dài ngày. Năng suất bình quân cho từng loại
cây trồng như sau : dừa đạt 800 tấn dầu/ha, đậu phộng đạt 1 tấn/ha, mè đạt 700 kg
hạt /ha, đậu nành đạt 200 kg/ha. Trong đó, phía Nam trồng được khoảng 858.750 ha
cây có dầu chiếm 75% diệntích gieo trồng của cả nước, và năng suất bình quân của
từng loại cây cũng cao hơn năng suất bình quân của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích cây có dầu ở phía Nam giai đoạn
1990-1997 đạt 12,0%/năm. Số liệu ở Bảng 7 cho thấy phân bố diện tích cây có dầu
giữa các vùng lảnh thổ đồng đều hơn, hướng về các vùng nghèo ở trung du, Đôâng
Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu long.
Bảng 7 : Phân bố diện tích cây có dầu theo vùng lảnh thổ phía Nam.
Đơn vò tính: 1.000 ha
Phân bổ diện tích theo vùng lãnh thổ
Năm Tổng diện
Duyên hải
Tây Nguyên

Đông
Đồng bằng
tích
Nam bộ
sông Cửu
Miền trung
Long
Diện
%
Diện
%
Diện
%
Diện
%
tích
tích
tích
tích
1990

683

140,9

13

54,81

7


195,7

25

391,5

50

1995

810

173,5

19,5

84,5

9,5

213,6

24,0

471,7

53

859

210
20
1998
89,25 8,5 257,3
Nguồn: Viện nghiên cứu dầu thực vật Việt Nam, 1999.

24,5

598,5

57

Vùng cây có dầu Đồng bằng sông Cửu long giữ vai trò khá quan trọng,
chiếm trên 57% diện tích. Ở đây, cây dầu được trồng ở những vùng đất phù sa
thấp ven sông bò ngập, đất phèn và đất mặn. Và cây có dầu được trồng ở vùng này
rất nhiều loại.
Trang 16


Vùng cây có dầu vùng Duyên hải miền Trung là vùng cây có năng suất
thấp, do thổ nhưỡng và khí hậu vùng này không tốt. Cây có dầu ở vùng này không
nhiều và được trồng ở những vùng đất nghèo chất phù sa và dinh dưởng.
Vùng Đông Nam bộ, với điều kiện về đất đai rộng và đòa hình tương đối
bằng phẳng, thích hợp cho cơ giới hóa và phát triển với qui mô lớn. Cây có dầu
được trồng trên những vùng đất xám và đất đỏ thuộc vùng khô hạn và nghèo dinh
dưỡng. Tuy nhiên trong tương lai vùng này có thể dùng để trồng và phát triển một
loại cây có dầu có năng suất cao là cây cọ dầu.
Vùng cây có dầu Tây nguyên, vùng này chỉ mới phát triển trồng một vài
loại cây như hướng dương, mè, và một ít lạc. Bởi vì, vùng này tập trung cho việc
phát triển cho các loại cây công nghiệp quan trọng khác như cà phê, cao su, chè…

Bảng 8: Quỹ đất có khả năng trồng cây có dầu hiệu quả
Đơn vò tính: 1.000 ha
Vùng

Đất có thể chuyển sang
trồng cây có dầu
Trồng
Lúa
Đất trống
màu
một vụ
đồi trọc
80,00
70,00
90,00

Tổng số

Diện tích cây
có dầuhiện có

1070,00

830,00

Phía Nam:

749,00

585,00


56,00

45,00

63,00

• Duyên hải Miền trung

127,33

76,40

15,28

12,73

22,92

74,90

46,44

13,48

0,75

14,23

• Đông Nam bộ


187,25

93,63

56,18

18,73

37,45

• ĐBSCL

359,52

251,66

53,93

28,76

25,17

Cả nước

• Tây Nguyên

Nguồn: Viện nghiên cứu dầu thực vật Việt Nam, 1999.
Nhìn chung, tiềm năng đất trống cây có dầu ở phía Nam còn rất lớn khoảng
749 ngàn ha trong khi hiện tại mới chỉ đạt 585 ngàn ha 78%.

Chỉ số phát triển năng suất trong Bảng 9 cho thấy, công tác thâm canh tăng
năng suất cây có dầu được người trồng quan tâm nhiều hơn. Trong đó phía Nam
luôn dẫn dầu cả nước.

Trang 17


Bảng 9 : Chỉ tiêu năng suất bình quân của một số cây có dầu theo vùng lảnh thổ

Đơn vò tính: tấn/ha
Loại cây có
dầu

Năng suất
bình quân
cây có dầu
cả nước

• Dừa
• Lạc
• Mè
• Đậu nành
• Điều

20
0,6
0,5
0,4
0,5


25
0,8
0,7
0.7
0,7

Năng suất
bình quân
cây có dầu
phía Nam

Vùng lãnh thổ cây có dầu
Duyên hải
Tây
Đông
Miền trung
Nam bộ
nguyên

‘95
26
0,6
0,4
0,5
0,6

‘95
24
0,4
0,4

0,3
0,5

‘98
30
0,8
0,6
0,7
0,8

‘98
29
0,6
0,4
0,5
0,6

‘95
0,2
0,2
0,1
0,4

‘98
0,3
0,2
0,2
0,5

‘95

25
0,8
0,5
0,4
0,6

‘98
29
0,9
1,0
0,8
1,2

Đồng
bằng
Sông Cửu
Long
‘95
‘98
33
28
1,4
1,2
0,7
0,8
1,1
1,0
0,9
0,8


Nguồn: Viện nghiên cứu dầu thực vật Việt Nam, 1999.
Diện tích và năng suất cũng có sự tăng trưởng đáng kể, do đó, sản lượng của
một số loại cây có dầu cũng tăng theo, với tốc độ tăng bình quân tính chung cho
các loại cây có dầu ở phía Nam là vào khoảng 3,5%/năm tương đương khoảng 30
ngàn tấn dầu/năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng này cũng chưa phản ánh hết tiềm
năng và thế mạnh cây có dầu ở các tỉnh phía Nam. Sở dó có điều này là do:
• Trong thời gian qua giá nguồn nguyên liệu của các loại cây có dầu trên thò
trường trong nước không cao, thậm chí giá thu mua một số loại nguyên liệu cây
có dầu thấp hơn giá đầu tư và có một nghòch lý là giá thành này lại cao hơn giá
trên thò trường thế giới.
• Do không có việc chú trọng đầu tư đúng mức vùng nguyên liệu, nên có tình
trạng nông dân trồng cây có dầu nhưng không có lãi, cho nên phải chặt bỏ và
thay đổi cây trồng khác.
• Hơn nữa, do giống của các loại cây có dầu ở Việt nam đã bò lão hóa cộng với
kỹ thuật canh tác còn lạc hậu nên cho năng suất không cao.
• Bình quân đất đai canh tác đầu người ở các tỉnh phía Nam rất thấp, lại phân tán
và manh mún nên thu nhập của hộ nông dân thấp, không có tích lũy đầu tư, đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.
Tuy nhiên, sản lượng dầu thu hoạch cũng có sự tăng trưởng nhất đònh và có xu
hướng tăng nhanh, nếu như được quan tâm hơn về công tác giống, thủy lợi, kỹ thuật
canh tác…
2.1.2. Về giống cây có dầu.
Tương lai cây có dầu đã từng bước đònh hình và phát triển, nhưng điều làm cho
các nhà khoa học và ngay cả những người trồng cây có dầu lo ngại là năng suất
của cây có dầu hiện nay còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Hơn nữa, các
Trang 18


giống cây có dầu tuy nhiều nhưng vẫn chưa có một cơ cấu giống hoàn chỉnh cho
một vùng sản xuất chính, và các giống này đang trên đà thoái hóa, cần phải thay

thế bằng các giống mới.
Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam đã du nhập nhiều loại giống cây có dầu của các
trung tâm, viện nghiên cứu cây có dầu trên thế giới thông qua đề án VIE 80/009 do
2 tổ chức FAO/UNDP tài trợ và Chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật song
phương về cây dừa VF4 và cây có dầu giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp, được
sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu dầu & cây có dầu của Pháp (IRHO) và Tổ chức
CIRAD. Trong quá trình du nhập và tuyển chọn nhiều giống cây có dầu có năng
suất và hàm lượng cao đã được nông dân sử dụng. Trong đó có đưa nhiều loại
giống dừa của nước ngoài và các giống dừa lai cao sản vào Việt Nam để thành lập
vườn sưu tập giống dừa tại Trung tâm Thực nghiệm dừa Đồng Gò (Bến Tre) với 47
giống dừa trong nước và quốc tế đang được trồng ở đây và một vườn sản xuất dừa
giống tại Trảng Bàng (Tây Ninh) chuyên sản xuất giống dừa lai PB121.
Bên cạnh đó, Công ty VOCARIMEX cũng đã nhập nhiều loại giống mới như
mè, lạc có năng suất gấp 2 lần các loại giống đang hiện có tại Việt nam cho nông
dân trồng trong vụ Đông Xuân 1999. Và với kinh nghiệm là công ty chuyên ngành,
Công ty VOCARIMEX cùng với Viện Nghiên cứu dầu thực vật Việt Nam cũng đã
bắt đầu đưa vào trồng cây cọ dầu ở Đồng Bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ
cho năng suất cao nhằm cải thiện năng suất, sản lượng cây có dầu Việt nam hiện
nay.
2.1.3. Về trình độ thủy lợi.
Hiện nay, diện tích cây có dầu được tưới chiếm khoảng 10% tổng diện tích
trồng cây có dầu, chủ yếu ở các vùng như Phú Yên, một phần ở miền Đông Nam
bộ thông qua công trình thủy lợi Dầu tiếng, Kênh Đông, Thách Nham.
Các vùng đất cao như các tỉnh phía Tây và phía Nam Duyên hải miền trung,
Tây nguyên và một phần Đông Nam bộ chủ yếu vẫn sử dụng nước mưa là chủ
yếu. Trong tương lai, diện tích cây có dầu được tưới bằng nước thông qua hệ thống
thủy lợi sẽ tăng lên, do các tỉnh ở khu vực này đang thực hiện xây dựng các công
trình thủy lợi để phục vụ cho nông nghiệp của đòa phương như Bình Dương, Bình
Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận…
Do có đòa hình đất thấp như Đồng bằng sông Cửu Long có mực nước ngầm cao,

hệ thống sông ngòi, kênh mương chằng chòt, nên cây có dầu được tưới nước thông
qua hệ thống thủy lợi nội đồng, cống. Đồng thời, do sử dụng hệ thống kênh, mương
nên hệ số sử dụng đất ở vùng này thấp chỉ đạt khoảng 60-70%.
Trang 19


2.1.4. Về trình độ cơ giới hóa.
Hiện nay, chỉ một phần diện tích cây có dầu tập trung đã được cơ giới hóa ở
khâu làm đất. Các khâu chăm sóc (làm cỏ, tỉa cành, bón phân) và thu hoạch sử
dụng lao động thủ công hoặc sức kéo gia súc là phổ biến. Do đặc điểm của cây có
dầu khác với một số loại cây trồng khác là ở chổ về yêu cầu của trình độ cơ giới
hóa không cao ở khâu làm đất và thu hoạch. Hơn nửa tình trạng trồng cây có dầu
không tập trung ở quy mô lớn hiện nay làm cho quá trình cơ giới hóa rất khó khăn.
Cho nên, việc sử dụng lao động thủ công trong trồng cây có dầu là chủ yếu. Tuy
nhiên, cần phải nghiên cứu hướng cơ giới hóa trong việc trồng cây có dầu, để tránh
sử dụng quá nhiều lao động thủ công sẽ dẩn tới chi phí cao. Nhất là việc trồng cây
có dầu trên quy mô diện tích rộng trong tương lai như đậu phọng, cọ dầu chẳng
hạn.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng vùng cây có dầu bao gồm : hệ thống giao thông, nguồn điện và
nguồn nước.
Về giao thông
ở các vùng cây có dầu tập trung hầu hết đều có đường giao thông lớn. Tuy
nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là cầu và đường giao thông nội đồng vùng trồng
cây có dầu, đường nội đồng vận chuyển hạt quả có dầu từ rẫy ruộng về cơ sở chế
biến. Hàng năm chính quyền đòa phương và nông dân phải đầu tư rất nhiều cho
việc làm mới, duy tu, sửa chửa đường giao thông. Tuy vậy, cầu đường vẫn xuống
cấp rất nhanh chóng, chủ yếu do vốn đầu tư không đúng mức, mang tính chấp giá,
tạm thời, thậm chí trong quá trình thi công không nghiên cứu kỹ đòa hình, yêu cầu
kỹ thuật về xây dựng đường ở nông thôn. Nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu

Long tình trạng lủ lụt hàng năm đã gây nhiều hư hại cho đường giao thông, cho nên
cần nghiên cứu kỹ khi xây dựng hệ thống giao thông, để phù hợp với từng vùng đòa
hình, từng loại cây trồng, để tránh lãng phí cũng như đảm bảo cho quá trình vận
chuyển hạt quả có dầu kòp thời từ vùng nguyên liệu về nơi chế biến một cách
nhanh chóng, bảo đảm chất lượng, nhất là trong mùa mưa.
Về nguồn nước
Nước tưới cho vùng nguyên liệu thì vô cùng thiếu. Các vùng trồng cây có dầu
phía Tây và Nam Duyên hải miền Trung, Tây nguyên và một phần Đông Nam bộ
vẫn phải sử dụng nước mưa là chủ yếu nên năng suất và chất lượng dầu ở đây phụ
thuộc rất nhiều vào thời tiết. Diện tích được tưới hiện nay chỉ chiếm khoảng 10%
diện tích cây có dầu, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc Duyên hải
miền Trung và một phần Đông Nam bộ.

Trang 20


Về điện
Các nhà máy đều sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia, ngoài ra các nhà máy
còn vẫn phải có hệ thống máy phát điện riêng nhằm phòng ngừa tình trạng cúp
điện và thiếu điện vào mùa khô.
2.1.6. Về lao động.
Ngành dầu thực vật cần nhiều lao động trong lỉnh vực sản xuất nông nghiệp
nhưng phổ biến là lao động giản đơn. Với diện tích cây có dầu đến năm 1998 là
khoảng 850 ngàn ha, thu hút khoảng 520 ngàn lao động nông nghiệp, chủ yếu là
lao động của các hộ nông dân.
Tuy nhiên, hầu hết lao động trồng cây có dầu đều sử dụng kỹ thuật canh tác lạc
hậu, chủ yếu hình thành do kinh nghiệm tập quán trong trồng cây nông nghiệp.
Trình độ văn hóa của lực lượng này nói chung là thấp, đặc biệt ở những vùng sâu,
vùng xa mà hệ thống giao thông chưa phát triển gắn với nó là sự yếu kém về hệ
thống giáo dục, y tế… nhược điểm này là hạn chế cho quá trình chuyển giao kỹ

thuật canh tác, chuyển dòch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các
ngành nghề khác ở nông thôn.
2.2. HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN DẦU THỰC VẬT.
Chế biến dầu thực vật là một bộ phận quan trọng của ngành dầu thực vật. Việc
nghiên cứu hiện trạng các cơ sở, nhà máy chế biến dầu thực vật có ý nghóa quan
trọng trong quá trình hoạch đònh các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cũng
như phát triển ngành ở các tỉnh phía Nam.
2.2.1. Khu vực chế biến nhỏ thủ công.
Mỗi tỉnh đều có những cơ sở chế dầu thực vật nhỏ chủ yếu dưới dạng sơ chế
hoặc sản xuất các sản phẩm đơn giản như ép lấy dầu thô, ép lấy bã dầu…với công
nghệ lạc hậu, thiết bò cũ kỹ, chỉ lấy được khoảng 50% lượng dầu có trong hạt quả
có dầu. Vì vậy, sự hao hụt lớn một lượng dầu được chiết ra từ các cơ sở chế biến
này sẽ làm cho giá thành của thành phẩm dầu chế biến sẽ rất cao. Các cơ sở chế
biến này có công suất rất nhỏ khoảng 5-10 tấn dầu/ngày chủ yếu là để cung cấp
dầu thô cho các ngành công nghiệp khác của đòa phương.
Theo thống kê của các tỉnh phía Nam thì khu vực chế biến dầu thực vật nhỏ thủ
công này đã đóng góp một cách tích cực vào nền kinh tế của đòa phương, như thu
hút được nhiều lao động, giải quyết được nhu cầu về dầu thực vật tại chổ cũng như
giúp cho ngành công nghiệp ở đòa phương phát triển, xử lý nguồn nguyên liệu một
cách nhanh chóng không phải tốn nhiều chi phí bảo quản….

Trang 21


2.2.2. Khu vực chế biến công nghiệp.
Trong những năm gần đây, khu vực công nghiệp chế biến dầu thực vật tăng
trưởng nhanh cả về số lượng và qui mô công suất. Phân bố nhà máy theo vùng lảnh
thổ như sau:
Bảng 10: Phân bố Nhà máy công nghiệp theo vùng lảnh thổ.
Đơn vò tính: ngàn tấn dầu/năm

Khu vực

Cả nước
Phía Nam:

Công suất thiết kế

Số nhà máy-cái

96
170

96
15

97
19

97
220

98
320

98
27

Công suất bình
quân
96

97
98
11,3 11,5
11,8

120

160

230

11

14

19

10,9

11,4

12,0

20

30

45

2


3

4

10,0

10,0

11,3

0

0

5

0

0

1

0

0

5,0

• Đông Nam bộ


70

90

130

6

8

10

11,6

11,3

13,0

• ĐBSCL

30

40

50

3

3


4

10

13,3

12,5

• Duyên hải Miền trung
• Tây Nguyên

Nguồn: Viện nghiên cứu dầu thực vật Việt Nam, 1999.
Qua bảng số 10 cho thấy, số lượng nhà máy tăng từ 15 nhà máy ở năm 1996 lên
27 nhà máy năm 1998, với tổng công suất thiết kế tăng từ 170 ngàn tấn dầu/năm
lên 300 ngàn tấn dầu/năm, tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,3%, cao hơn
nhiều so với giai đoạn 1975-1995 chỉ đạt khoảng 2%/năm.
Bố trí các nhà máy dầu thực vật hướng đến mục tiêu cân đối giữa các vùng, đặc
biệt là những vùng có tiềm năng lớn về cây có dầu, các vùng nghèo ở trung du,
miền núi, góp phần chuyển dòch cơ cấu kinh tế vùng lảnh thổ, thúc đẩy nông
nghiệp đòa phương phát triển, hình thành những vùng nguyên liệu tập trung có quy
mô vừa và lớn, thu hẹp dần khoảng cách kinh tế giữa các vùng.
Quy mô công suất các nhà máy ngày càng lớn, công nghệ tiến tiến, đặc biệt là
Liên doanh nhà máy dầu thực vật Cái Lân (Quảng Ninh) có công suất 100.000 tấn
dầu/năm, Liên Doanh dầu ăn Golden Hope Nhà Bè công suất120.000 tấn/năm…
phát huy được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Trang 22



Bảng 11 : Quy mô Nhà máy phân theo hình thức sở hữu
Đơn vò tính: ngàn tấn dầu/năm

Hình thức sở hửu

C.S thiết kế
96

97

98

Số nhà máy

C.S bình quân

96

97

98

96

97

98

Các tỉnh phía Bắc


50

60

90

4

5

8

11,1

12,0

11,3

-Trung ương

40

45

40

3

3


3

13,3

15

13,3

-Đòa phương

10

15

10

1

2

4

10

7,5

2,5

-Đầu tư nước ngoài


0

0

40

0

0

1

0

0

40

Các tỉnh phía Nam

120

160

230

11

14


19

10,9

11,4

12,2

-Trung ương

100

100

130

7

7

8

14,2

14,2

16,2

-Đòa phương


20

20

40

4

6

9

5

3,3

4,4

0

40

60

0

1

2


0

20

30

170

220

300

15

19

27

11

11,7

11,8

-Đầu tư nước ngoài
Cộng

Nguồn: Bộ Công nghiệp,1999.
Sự phát triển của ngành và nhiều chính sách ưu đãi đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài

tăng nhanh từ 96 đến 98, riêng phía Nam đã có 2 nhà máy đi vào hoạt động với
tổng công suất 60 ngàn tấn dầu/năm, bằng 26% công suất của toàn phía Nam, góp
phần chuyển dòch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy vai trò của thành
phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước. Đây cũng là kênh quan
trọng trong việc du nhập công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của
nước ngoài… nhất là các nhà máy có qui mô vừa và lớn.
Bên cạnh đầu tư nước ngoài, việc cung cấp thiết bò, công nghệ cho các nhà máy
còn thông qua hợp đồng nhập khẩu thiết bò toàn bộ. Nhờ đó, các nhà máy dầu thực
vật phía Nam có được công nghệ vừa đa dạng vừa nhiều trình độ từ các nước phát
triển như Nhật, Đức, Mỹ, Đan Mạch, Malaysia…

Trang 23


Bảng 12: Các quốc cung cấp thiết bò, công nghệ
Quốc gia
cung cấp

1996
Công suất
Thiết kế

1997
Công suất
Thiết kế

1998
Công suất
Thiết kế


(Ngàn tấn/năm)

Số
Nhà
máy
(Cái)

(Ngàn tấn/năm)

Số
Nhà
máy
(Cái)

15

220

19

320

27

120

11

160


14

230

19

-Nhật

40

2

50

4

65

5

-Mỹ

0

0

30

1


60

2

-Đức

10

1

10

1

30

3

-Đan Mạch

10

1

10

1

10


1

-Việt Nam

60

7

60

7

65

8

(Ngàn tấn/năm)

Số
Nhà
Máy
(Cái)

Cả nước

170

Phía Nam

Nguồn: Bộ công nghiệp, 1999.

Vốn đầu tư cho quá trình phát triển ngành tuy có nhiều khó khăn, nhưng được
Nhà nước quan tâm đầu tư cho các dự án nên bước đầu đã phát huy tốt khả năng
huy động vốn trong nước : nguồn vốn của đòa phương, của các doanh nghiệp, đi đôi
tranh thủ tối đa các nguồn vốn bên ngoài như vay trực tiếp từ nước ngoài, liên
doanh, liên kết. Tính đến năm 1998, vốn đầu tư mở rộng và xây dựng mới cho các
nhà máy lên đến khoảng 92 triệu USD trong đó nguồn vốn huy động trong nước
khoảng 28 triệu USD, và phần còn lại là vốn vay và đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, những thiết bò công nghệ nhập khẩu mới chỉ nhằm thay đổi những
máy móc lỗi thời, công suất thấp, và nhất là những công nghệ này chỉ ở dạng thứ
nhất của công nghệ dầu thực vật hiện nay tức là chỉ ép lấy dầu và tinh luyện, chứ
chưa đạt tới trình độ tiên tiến hơn như hydrô hóa, trích ly…. Bởi vì việc chậm phát
triển trong công nghệ cũng phản ánh phần nào tình hình của ngành trong giai đoạn
vừa qua đó là chưa phát triển vùng nguyên liệu để đáp ứng được những yêu cầu
của công nghệ mới.
2.2.3. Về lao động.
Khác với lónh vực trồng cây có dầu, lao động trong lónh vực chế biến dầu thực
vật là lao động có trình độ kỹ thuật, đòi hỏi phải qua đào tạo. Lao động khu vực
chế biến công nghiệp dầu thực vật ở phía Nam khoảng 6,500 lao động, được phân
bổ cho các bộ phận nông vụ, công nghệ, kỹ thuật, dòch vụ kinh doanh…của các nhà
máy. Số liệu trong bảng 12 cho thấy, số lao động có trình độ đại học chiếm chưa
cao, trong khi đó sự phát triển của ngành trong tương lai đòi hỏi cần phải có nhiều
cán bộ có trình độ cao. Vì vậy, các nhà máy cần có chính sách thu hút nhân tài,
Trang 24


×