Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.59 KB, 35 trang )

A. Lời mở đầu
Công nghiệp thép là ngành công nghiệp cơ bản của Vịêt Nam trong q
trình cơng nghiệp hóa và có định hướng thay thế nhập khẩu.
Sản xuất thép khơng thuộc loại ngành sinh lời cao,lại địi hỏi vốn đầi tư
lớn, lâu thu hồi vốn nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ( cả trong và
ngoài nước).Tuy nhiên sản phẩm của ngành thép có liên quan đến hầu hết các
ngành kinh tế và quốc phòng của một nước.vì thế một đất nước đã quyết tâm
Trở thành nước cơng nghiệp thì khơng thể khơng phát triển ngành
thép.Điều đó địi hỏi nhà nước phảI có sự quan tâm đặc biệt đối với ngành
công nghiệp này.Nhận biết được tầm quan trọng của ngành công nghiệp thép
ở Việt Nam,em xin trình bày vấn đề: Thực trạng và một số giải pháp phát
triển ngành công nghiệp thép Việt Nam
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:
Phần 1:Tổng quan về ngành cơng nghiệp thép Việt Nam
Phần này tập trung làm rõ quá trình hình thành và phát triển của ngành
thép Việt Nam; đặc điểm của ngành thép; vai trò của ngành thép trong nền
kinh tế quốc dân và quan điểm phát triển ngành thép Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng ngành công nghiệp thép Việt Nam
Phần này bao gồm thực trạng và triển vọng thị trường thép Việt Nam,
tình hình sản xuất thép và phân phối thép ở Việt Nam.
Phần 3: Một số giảI pháp phát triển ngành thép Việt Nam.

1


B.NỘI DUNG
Phần 1: tổng quan ngành công nghiệp thép của VIỆT NAM
I.q trinh hình thành và phát triển ngành cơng nghiệp thép VIệT
NAM
Lịch sử nghảnh cơng nghiệp thép có thể chia làm 2 giai đoạn lớn là trước
và sau ngày đất nước thống nhất(1975).


1.1.ngành cơng nghiệp thép hình thành trong điều kiện đất nước bị
chia cắt
Thời kỳ này ngành thép của 2 miền được hình thành dưới 2 hệ thống với
những đặc trưng kinh tế khác nhau.Miền bắc,nhà máy thép TháI Nguyên
(TISCO) được bắt đầu xây dựng năm 1959,đây là nhà máy liên hợp khép
kín.mục tiêu bắt đầu sản xuất 200000 tấn thép thơ /năm .Dung tích lị luyện
100m3.các lị thép nhỏ được thiết kế và xây duụng nhờ viện trợ kinh tế của
Trung Quốc.sau năm 1966,thiết bị sản xuất _vận chuyển của nhà máy bị thiệt
hại lớn trong chiến tranh.sau 15 năm nhà máy gang thép TháI Nguyên mới có
sản phẩm cán.Miền Nam,từ nửa sau thập kỷ 60 tư sản Hoa Kiều bỏ vốn xây
dựng 1 số nhà máy luyện cán thép.Các nhà má nằm gần Sài Gịn vói các lị
luyện thép Hồ Quang Điện có duung lượng khoảng 5_15 tấn/mẻ.máy cán thép
năng lượng khoảng 5 tấn/ngày.nhà máy quy mô nhỏ nhưng được Đài Loan và
Nhật Bản cung cấp kỹ thuật nên được tiếp thu kỹ thuật tương đối mới.những
nhà máy cán thép được quốc hữu hóa sau đất nước thống nhất.
1.2. Qúa trình phát triển ngành thép sau ngày đất nước thống nhất
- năm 1975,nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức giúp đã đi vào sản
xuất,công suất thiết kế cả khu liên hợp gang thép TháI Nguyên lên đến 10 vạn
tấn/năm .
- năm 1976,công ty luyện kim đen Miền Nam được thành lập vói tổng
cơng suất 80000 tấn thép cán/năm.
-từ năm 1976_1989,ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất
nước lâm vào khủng hoảng. Mặt khác ngành thép nhập khẩu từ Liên Xô
2


(trước đây) & các nướcXHCN vẫn cịn dồi dào.Vì vậy ngành thép khơng phát
triển được & chỉ duy trì mức sản lượng 40000_85000 tấn/năm.
-từ năm 1989_1995 thực hiện chủ trương đổi mới ,mở cửa của Đảng&
nhà nước ngành thép bắt đầu có tăng trưởng.sản lượng thép trong nước đã

vượt ngưỡng 100000 tấn/năm.năm 1990,tổng công ty thép Việt Nam được
thành lập ,thống nhất quản lý ngành sản xuất thép quốc doanh trong cả
nước.Đây là thời kỳ phát triển sôi động& nhiều dự án đầu tư theo chiều sâu,
liên doanh với nước ngồi được thực hiện.Năm 1995,tổng cơng ty thép Việt
Nam & tổng cơng ty kim khí thuộc Bộ thương mại được hợp nhất.
-năm 1996_2000, ngành thép vẫn gĩư dược tốc độ tăng trưởng khá
cao,tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư theo chiều sâu.Đã xây dựng và hoạt
động 13 dự án liên doanh ,trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán thép& da
công chế biến sau cán.sản lượng cán thép cả nước năm 2000 đạt 1,57 triệu tấn
gấp 3 lần năm 1995 và gấp 14 lần năm 1990.Đây là thời kỳ có tốc đọ tăng
trưởng mạnh nhất.
- Hiện nay,lực lượng tham gia sản xuất & gia công chế biiến thép trong
nước rất đa dạng.Gồm nhiều thành phần kinh tế,ngoài tổng công ty thép Việt
Nam& các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành,địa phương khác nhau,cịn có
các liên doanh ,các cơng ty cổ phần ,cơng ty 100% vốn nước ngồi & các
công ty tư nhân.Sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng,ngành thép Việt Nam đã
có cơng suất luyện thép lị luyện 500000 tấn/năm,cơng suất cán thép kể cả các
đơn vị ngoài TCT thép Việt Nam tới 2,6 triệu tấn/năm,gia công sau cán trên
500000 tán/năm.
II.Đặc điểm của ngành công nghiệp thép Việt Nam
2.1.thép là gì?
thép là loại vật liệu cơ bản ,khơng thẻ thiếu trong nhiều ngành cơng
nghiệp ,do nó có nhiều ưu điểm so với các loại vật liẹu khác như: sự kết hợp
giữa độ cứng,độ bền, dễ gia cơng, dễ tái sinh, có thể từ hóa & có tính kỹ thuệt
cao. Nhờ những tính năng ưu việt này,thép được sử dụng rộng rãI trong nhiều
3


ngành cơng nghiệp như: ơ tơ,thiết bị điện,đóng tàu, xây dựng, giao thông và
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tuổi thọ cao.ở các nước,cơng nghiệp

thép được coi là bộ phận quan trọng của nền kinh tế.
2.2.Quy trình sản xuất thép
Quy trình sản xuất thép hồn chỉnh được thực hiện thông qua 6 công
đoạn cơ bản: (1) thiêu kết, (2) luyện cốc, (3) luyện gang, (4) luyện thép, (5)
đúc thép, (6) cán thép.Ba công đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất thép
thường tạo ra những sản phẩm tương đối đồng nhất.Từ công đoạn thứ tư trở
đi, các sản phẩm sẽ bắt đầu được phân nhánh theo 2 nhóm chủ yếu là các sản
phẩm dài & các sản phẩm dẹt với những tính năng khác nhau tùy thuộc vào
kỹ thuật luyện thép.
Các nhà máy thép có thể được xây dựng với một,một số hoặc tồn bộ
các cơng đoạn.nhà máy thép với đầy đủ cơng đoạn nói trên được gọi là nhà
máy thép liên hợp.chi phí đầu tư cho những công đoạn thượng nguồn cao hơn
rất nhiều so với các cơng đoạn hạ nguồn.Theo các chun gia trong ngành
thép,đẻ có một dây chuyền sản xuất 100000 tấn phôi/năm,doanh nghiệp cần
đầu tư khoảng 300 triệu USD,trong khi chỉ cần 200 tỷ đồng là đã xây dựng
được một nhà máy cán thép có cơng suất 200000 tấn/năm.
ở các nước đang phát triển,ngành công nghiệp thép được bắt đàu từ các
công đoạn hạ nguồn,sau đó mở rộng lên các cơng đoạn thượng nguồn.Những
nước giàu tài nguyên cũng có thể bắt đàu phát triển ngành công nghiệp từ
công đoạn khai thác quặng.Việc lựa chon công đoạn phát triển trong mỗi thời
kỳ được thực hiện trên cơ sở đánh giá về nhu cầu thị trường, tiềm năng
nguyên liệu, hiệu quả sản xuất của từng công đoạn, khả năng huy động vốn &
những ràng buộc khác liên quan đến hoạt động đầu tư.Các nhà đầu tư tự quyết
định công đoạn để đầu tư nhưng nhà nước cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của các nhà đầu tư thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách
phát triển ngàh cơng nghiệp này.

4



2.3.Hoạt động phân phối thép
Các sản phẩm thép thường cồng kềnh, giá trị của một đơn vị khối lượng
thường thấp hơn nhiều so với nhiều loại sản phẩm khác.Vì vậy, chi phí lưu
thơng thép thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành& qua đó
ảnh hưởng đến giá bán cho các nhà phân phối.
Nếu trong quá trình lưu thông, thép không được bảo quản và vận chuyển
một cách hợp lý ,chất lượng thép sẽ bị suy giảm và có thể khơng được sử
dụng hoặc phải bán với giá thấp.Điều này tạo ra áp lực chi phí cho các nhà
phân phối,họ có thể địi hỏi các nhà sản xứât phảI bán thép với giá rẻ hơn,
hoặc người tiêu dùng phảI mua với giá cao hơn.Ngoài ra sự giảm sút về chất
lượng sản phẩm thép cịn có thể làm cho các nhà sản xuất mất uy tín trên thị
trường.Nhiều sản phẩm thép trước khi được đưa vào sử dụng đòi hỏi phảI trảI
qua những giai đoạn gia cơng đặc biệt.Vì vậy,q trình lưu thơng thép chỉ có
thể tạo ra giá trị gia tăng nếu nó giúp người sản xuất & người tiêu dùng dự
trữ, bảo quản sản phẩm hợp lý,cắt giảm được chi phí vận chuyển tiêu dùng
thép thuận tiện và có chất lượng đản bảo.
III.Vai trị của ngành cơng nghiệp thép trong nền kinh tế quốc dân
- Nhu cầu sắt thép luôn tăng hàng năm theo hàm số mũ cơng nghiệp hóa
và phát triển kinh tế.Vì vậy, phát triển ngành thép nội địa sẽ cho phép các
quốc gia tiết kiệm được ngoại tệ từ việc cắt giảm nhập khẩu và cảI thiện được
các cân thanh toán.
- Phát triển ngành cơng nghiệp thép sẽ góp phần hình thành và thúc đẩy
phát triển các ngành công nghiệp khác mà thép là loại nguyên liệu chủ yếu
của các ngành này.
- Phát triển công nghịêp thép cho phép khai thác và sử dụng triệt để các
tiềm năng sản xuất thép trong nước.
- Tạo cơ hội việc làm bằng cách thúc đẩy phát triển các ngành có liên
quan đến cơng nghiệp gang thép như giao thông vận tảI, sữa chữa & bảo
dưỡng, các lĩnh vực kỹ thuật liên quan.
5



IV.Quan điiểm phát triển ngành thép Viêt Nam giai đoạn
2007_2015, có xét đến năm 2025
Theo điều 1 của quyết định số 145/2007/QĐ-TTG ngày 04/9/2007 của
thủ tướng chính phủ đã đưa ra quan điểm:
•phát triển ngành thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội và ngành côn nghiệp của cả nước,quy hoạch phảt triển
kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam.
•Xây dựng và phát triển ngành thép Việt Nam thành một ngành công
nghiệp quan trọng,bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất
cân đối giữa sản xuất gang, phôI thép với sản xuất thép thành tấm, giữa sản
phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.
•Xây dựng ngành thép với cơng nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hòa bảo vệ moi
trường sinh tháI tại các địa bàn phát triển ngành thép.
•Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế,các ngành kinh
doanh trong nước liên kết,hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ
hợp mỏ- luyện kim,nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm thép
dẹt quy mô lớn.

6


Phần 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP Ở
VIỆT NAM
I.thực trạng và triển vọng thị trường thép ở Việt Nam
1.1.Vấn đề tăng trưởng nhu cầu thép trên thị trường
Những thay đổi tích cực của nền kinh tế và sự phát triển với tốc độ cao
của nhiều ngành công nghiệp khác trong những năm qua ở Việt Nam đã tạo ra

sự tăng trưởng nhanh của thị trường thép.Tính từ năm 1991 đến 2003,tốc độ
tăng trưởng nhu cầu thép hàng năm ở Việt Nam đạt mức trung bình khoảng
27%,từ 350 ngàn tấn thép năm 1991 đến 5.084 ngàn tấn thép năm 2002,đạt
5.715 tấn năm 2003.Từ năm 2003 đến nay, nhu cầu thép ở Việt Nam đều tăng
ở mức 2 con số mỗi năm.năm 2008 nhu cầu thép ở Việt Nam tăng tới 17_20%
so với năm 2007.Tốc độ tăng trưởng này là khá cao nếu so với sự chững lại
của nhu cầu thép thế giới và tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép ở các nước trong
khu vực.tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép cao trong thời gian qua lở Việt Nam
là kết quả của sự tăng trưởng nhanh cử GDP và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa.Năm 1990 cơng nghiệp chiếm 19,1% GDP của
cả nước.năm 2000 chiếm 26,9%,và năm 2007 công nghiệp chiếm ……….
%.Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng nhìn chung thiếu sự ổn định và
có xu hướng chững lại………Sự tăng trưởng khơng ổn định của nhu cầu thép
là một khó khăn lớn cho việc dự đoán và quy hoạch năng lực sản xuất thép
trong thời gian tới.
Mặc dù nhu cầu thép không chắc chắn và khó dự đốn.nhưng nhiều
chun gia trên lĩnh vực thép tin tưởng rằng có những cơ sở xác đáng về một
triển vọng tăng trưởng cao của nhu cầu thép ở Việt Nam trong thời gian
tới.Từ những lý do:Thứ nhất,mức tiêu dùng thép bình quân đàu người hàng
năm ở Việt Nam vẫn thấp so với ở nhiều nước………..Thứ hai,tốc độ tăng
trưởng kinh tế sẽ tiếp tục ở mức cao,cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục chuyển dịch
theo hướng công nghiệp, các ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tiếp tục đạt
tốc độ tăng trưởng cao ở mức khoảng 10_10,5% năm và sẽ chiếm khoảng
7


40_41% GDP vào năm 2010.Thứ ba,hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục được
ưu tiên đầu tư phát triển. Hệ thống mạng lưới phân phối điện, hệ thống đường
sắt,cầu vượt, các cơ sở đóng và sữa chữa tàu thủy tiếp tục được đầu tư theo
hướng đồng bộ hó và hiện đại hóa.Thứ tư, nguồn gỗ có thể khai thác đang

ngày càng bị cạn kiệt dần, và người tiêu duùng bắt đầu có xu hướng sử dụng
các vật làm bằng kim loại thay cho gỗ.
Với những nhận định trên cùng xu hướng tăng trưởng nhu cầu thép được
quan sát trong những năm qua,nhiêù nhà chun mơn dự đốn nhu cầu thép
thành phẩm của Việt Nam dự kiến:
Bảng 1: Chính phủ và hiệp hội thép Việt Nam dự báo nhu cầu thép thành
phẩm của Việt Nam dự kiến từ năm 2010_2025:
Triệu tấn/năm

2010

2015

2020

2025

Chính phủ

10_11

15_16

20_21

24_25

Hiệp hộ thép

10


15

20

Nguồn: Theo quyết định số 145/ 2007/ QĐ_TTG ngày 4/9/2007 của thủ
tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai
đoạn 2007-2015,có xét đến năm 2025.
1.2.Vấn đề thu hút dự án đầu tư vào ngành công nghiệp thép ở Việt
Nam
Với tốc độ tăng trưởng cao của nhu cầu thép cùng những thay đổi căn
bản trong chính sách thương nhân và chính sách thu hút vốn đầu tư nước
ngoài,trong những năm qua Việt Nam đã thu hút số lượng lớn vốn đầu tư và
thương nhân tham gia phát triển ngành thép,làm cho mức đọ cạnh tranh trên
thị trường thép ngày càng mạnh mẽ hơn.Trước năm 1995,các doanh nghiệp
sản xuất thép ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.Các doanh
nghiệp tư nhân có sản lượng rất nhỏ,không đáng kể,chủ yếu tồn tại dưới hình
thức xưởng thủ cơng mang tính chất gia đình và tại các làng nghề.Sau năm
1995,hàng loạt các công ty sản xuất thép liên doanh ra đời đã làm thay đổi cơ

8


bản cấu trúc thị trường thép Việt Nam.Năm 2000 với việc ban hành Luật
Doanh Nghiệp,hàng loạt các nhà máy thép tư nhân và 100% vốn nước ngoài
lần lượt được thành lập và đI vào hoạt động.Tính đến năm 2002,các nhà máy
thép thuộc Tổng Công Ty Thép, các liên doanh thuộc Tổng Công Ty Thép và
các công ty thuộc các thành phần kinh tế khác lần lượt có thị phần là 31%,
47%, và 22% thị trường thép Việt Nam.
Ngành công nghiệp thép Việt Nam là một trong những ngành được đặc

biệt chú ý đầu tư với nhiều dự án liên hợp luyện thép lớn chưa từng có trong
khu vực Đơng Nam á,cả về công suất & tổng vốn đầu tư.Theo quyết định
được thủ tướng phê duyệt, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến
năm 2010 đạt 10-11 triệu tấn, năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn/năm.
Từ năm 2006, 2007 nhiều dự án liên hợp thép lớn đã “bùng nổ” đăng ký
đầu tư vào Việt Nam.Cho tới nay có 3 dự án lớn được cấp phép & đang thi
công là: Tycoon_E United tại Dung Quất,công súât 5 triệu tấn/năm,tổng vốn
đầu tư công bố trên 1 tỷ USD.Dự án Fomosa Sunco ở Vũng áng ( Hà
Tĩnh),công suất 15 triệu tấn/năm,nhà máy liên hợp thép 100% vốn Đài Loan,
ước 3,35 tỷ USD,công suất 4-5 triệu tấn/năm.Thép Cà Ná tại Ninh Thuận
công suất 14,5 triệu tấn/năm.Ngồi ra cịn nhiều dự án thép liên doanh với
nước ngoài khác với tổng vốn đến hàng chục tỷ USD,như dự án khu liên hợp
sản xuất gang thép & cảng Sơn Dương ,dự án của tập đoàn thép Posco (Hàn
Quốc),dự án liên hợp thép liên doanh giữa Vnsteel & tập đồn TaTa,cơng su
ất dự kiến 4,5_5 triệu tấn/năm,dự án liên hợp thép liên doanh giữa tập
đồn Lion Group_Vinashin cơng suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm.
Thị trường Việt Nam đang có nhiều cơ sở để thu hút các tập đồn thép
lớn thế giới là do: Mức tiêu thụ thép đang tăng; môI trường đầu tư được cảI
thiện rõ rệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO & GDP tăng trưởng ổn định;
Việt Nam có lợi thế về nhân cơng,ổ định chính trị ,đặc biệt là những cam kết
về chính sách của chính phủ cũng như thiện chí hợp tác của những doanh
nghiệp Việt Nam.Việc thu hút được nhiều nhà đầu tư mang lại nhiều thuận lợi
9


cho Việt Nam: Có nhiều liên hợp thép mạnh ở trong nước giúp chủ động
trong ngành công nghiệp này;Đáp ứng tối đa nhu cầu về sản phẩm thép của
nền kinh tế và tăng cường xuất khẩu.Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bất
lợi: Khả năng dư thừa thép trong nước là cực lớn,tổng công suất của các nhà
máyđã được cấp phép lên tới trên 50 triệu tấn/năm trong khi theo dự báo của

hiệp hội thép Việt Nam, nhu cầu thép của Việt Nam chỉ đạt khoảng 10-11
triệu tấn vào năm 2010; công nghiệp thép là một ngành quan trọng mà sản
phẩm có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế & quốc phịng của đất
nước.Nếu tồn bộ liên hợp là vốn FDI của nước ngồi sẽ làm vai trị củ nước
chủ nhà Việt Nam trong ngành công nghiệp này sẽ khơng có.Nếu dự án 100%
vốn nước ngồi thì Việt Nam chỉ có thể theo dõi việc thực hiện dự án ở 2 lĩnh
vực công nghệ và tác động môI trường.Nhưng ở 2 lĩnh vực này nếu Việt Nam
không trực tiếp tham gia dự án thì những thơng tin nêu trong dự án hồn tồn
khơng có đủ cơ sở để giám sát;Số lượng dự án đầu tư là quá nhiều,có một số
dự án được chấp nhận dễ dãI, đối tác khơng lựa chọn. Đó là những đối tác
chẳng có kinh nghiệm hoặc thứ bậc gì về thép,nhiều dự án được ký nhưng
khơng triển khai vì thiếu vốn.Những thu hút đầu tư của Việt Nam thì biến
thành lời nhuận của những anh cơ hội.Cịn hậu quả thì ta gánh chịu ,họ dữ đát
đai lâu trong khi hàng ngàn hộ lao động nơng nghiệp mất đất,dự án khác
muốn vào khơng được.Ngồi ra cịn có việc bán dự án cho đối tác khác để ăn
chênh lệch.
Nếu thiếu quy hoạch và kiểm soát đầu tư thì nhiều dự án luyện thép có
quy mơ vừa và nhỏ sử dụng công nghệ hao tốn nguyên liệu sẽ ra đời ồ ạt.Điều
này gây ra ván đề về môI trường và thiếu hụt năng lượng, thiếu hụt về nguồn
phế liệu và các công ty phảI cạnh tranh gay gắt mua nguồn nguyên liệu.Chính
phủ phân cấp đầu tư cho các địa phương được quyết định với các dự án đầu tư
nước ngồi,trong khi địa phương chưa có đủ năng lực thẩm định dự án,công
nghệ, thiết bị của nhà máy như thế nào.

10


1.3. Thực trạng về sản luợng sản xuất thép ở Việt Nam
Sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư vào phát triển ngành thép
đã làm cho sản lượng thép sản xuất tăng lên một cách nhanh chóng từ năm

1991 đến nay.Năm 2006,sản xuất phôI thép trong nước chỉ đạt trên dưới 1
triệu tấn,tương đương khoảng 1/4 nhu cầu nguồn phôi.Nhà máy thép TháI
Nguyên được xem là “ đại gia” trong lĩnh vực sản xuất phôI thép của Việt
Nam nhưng cũng chỉ sản xuất được khoảng 300 ngàn tấn phơI từ ngun liệu
quặng sắt, cịn đa số các doanh nghiệp đều sản xuất phôI từ thép phế
liệu.ngành thép vẫn cịn phụ thuộc trên 50% nguồn phơI thép từ nước ngồi.
Bảng 2: Theo USGS thì sản lượng do những cơ sở sản xuất ngành thép
của nước ta là:
(Tấn)
Gang
Thép thỏi
Thép cán

2002
146.000
409.000
2.503.000

2006
300.000
1.000.000
4.000.000

Theo những số liệu đó thì sản lượng gang thép nội địa chưa thỏa mãn
được nhu cầu của thị trường.Nếu kết cấu kinh tế tương lai sẽ tạo ra nhu cầu
dự báo và nếu nhất thiết phảI sử dụng thép sản xuất ở Việt Nam thì ta cần
phảI tăng cường mạnh khả năng sản xuất.
1.4.Nguồn hàng nhập khẩu chiếm ưu thế trên thị trường nguyên liêu
thép
PhôI thép là bộ phận chủ yếu trên thị trường nguyên liệu thép Việt

Nam,các sản phẩm của các công đoạn trước như gang và quặng thiêu kết chỉ
chiếm tỷ trọng không đáng kể do ngành sản xuất thép Việt Nam chủ yếu tập
trung ở công đoạn cán thép.Trong khi đó do nhu cầu sử dụng thép ở Việt Nam
trong những năm qua chỉ ở mức độ thấp,nên khối lượng thép phế thảI có thể
thu mua trong nước cũng tương đối khan hiếm.Trong giai đoạn 1998-2002

11


nhu cầu phôI thép tăng trưởng khá nhanh đạt mức bình quân hàng năm
khoảng 19% và từ năm 2002 đang có xu hướng tăng ngày càng nhanh.
Bảng 3:Thị trường phơI thép
Đơn vị: 1000 tấn
1998

1999

2000

2001

2002

B/quân
g/doạn
98-02

Nhu cầu phôI 1352

1546


1690

2125

2707

thép
Khối lượng sản 526

548

590

425

501

xuất trong nước
Tỷ lệ sản xuất 38.93%

35.47%

34.91%

19.98%

18.51%

trong nước

Khối
lượng 826

997

1100

1700

2206

nhập khẩu
Tỷ lệ nhập khẩu

64.53%

65.09%

80.02%

81.49%

61.07%

29.56%

70.44%

Nguồn: cơ sở số liệu được cung cấp bởi VSC, VSA, NEU-JICA
Tuy nhiên sản lượng phôI thép sản xuất trong nước chỉ đạt ở mức rất

thấp và khơng có xu hướng gia tăng rõ rệt.Vì vậy nhu cầu phơI thép chủ yếu
được đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu và có xu hướng ngày càng phụ thuộc
vào nguồn nhập khẩu.
Bảng 4: Tỷ trọng phôI nhập khẩu so với nhu cầu phơI thép của tồn
bộ ngành thép:
Năm
1998
Triệu tấn phơI nhập 61%

2002
81%

2007
70%

khẩu/tổng khối lượng
nhập khẩu
Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn được cán từ phôI
thép nhập khẩu,khả năng tự sản xuất phơI thép trong nước cịn nhỏ bé ,chỉ đáp

12


ứng được khoảng 28% cịn lại 72% nhu cầu phơI thép cần phảI nhập khẩu từ
bên ngồi.
Phần cịn lại của nhu cầu được đáp ứng bằng nguồn phôI sản xuất trong
nước.PhôI thép trong nước được sản xuất trên cơ sở nguồn sắt thép phế liêdụ
nhập khẩu và phế liệu thu mua trong nước.Trong đó thép phế liệu thu mua
trong nước chiếm tỷ trọng khá lớn.Một phần nhỏ phôI được sản xuất từ quặng
ở nhf máy gang thép TháI Nguyên.Tuy nhiên,giá thành phôI thép sản xuất

trong nước thường cao hơn giá thép nhập khẩu(trừ thời điểm đầu năm
2003).Theo tính tốn của một số chun gia ngành thép thì chi phí sản xuất
phôI thép của Công ty gang thép TháI Nguyyên và Công ty thép Miền Nam (2
nguuồn cung cấp thép nội địa chính của ViệtNam ) đều cao hơn giá phơI thép
nhập khẩu ít nhất từ 3-4 USD.
Giá thành phơI thép sản xuất trong nước cao và ưu thế vượt trội về mặt
tỷ trọng của nguồn phôI nhập khẩu trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất thép
đã làm cho giá phôI thép ở thị trường trong nước phụ thuộc rất lớn vào sự
biến động giá phôI thép trên thị trường thế giới.Điển hình 6 tháng cuối năm
2007,giá thép trong nước tăng với tốc độ chóng mặt từ trên 8 triệu đồng/tấn
thép cuộn hồi tháng 6 đến đạt ngưỡng 10 tr đồng/tấn vào đầu tháng 8.Đây là
mức giá cao từ trước tới nay.Nguyên nhân chính theo hiệp hội thép đánh giá
là giá nguyên liệu nhập khẩu tăng.Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập
khẩu,phụ thuộc vào chính sách thuế nhập khẩu của các nước, phụ thuộc vào
chính sách thuế trong nước…đẫ khiến các nhà sản xuất thép trong nước ln
ln trong tình trạng “ vừa sản xuất vừa trong chừng”.Cụ thể sau khi Trung
Quốc có những thay đổi trong chính sách thuế như thoáI thu thuế VAT,giảm
thuế xuất khẩu… dẫn đến giá thép nhập khẩu vào Việt Nam rẻ một cách “bất
ngờ”.Đứng bên cạnh một nước có tiềm lớn về sản xuất thép ( trên 300 tr
tấn/năm) và cũng là thị trường chính cung cấp phơI thép cho Việt Nam nên
nguồn thép Việt Nam ( có nguồn lực sản xuất trên 3 tr tấn/năm) hoàn toàn bị
động.
13


Điển hình năm 2007,6 tháng cuối năm giá thép trong nước tăng với tốc
độ chóng mặt từ lớn hơn 8 triệu đồng/tấn thép cuộn hồi tháng 6 đạt năng 10
triệu đồng/tấn vào đầu tháng 8.Đây là mức giá cao từ trước tới nay và tăng
khoảng gần 2 triệu đồng /tấn so với cùng kỳ năm 2006.Nguyên nhân chính
theo hiệp hội thép là giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, phụ thuộc vào nguồn

nguyên liệu nhập khẩu,phụ thuộc vào chính sách thuế nhập khẩu của các
nước, phụ thuộc vào chính sách thuế trong nước đã khiến các nhà sản xuất
thép trong nước ln trong tình trạng “ vừa sản xuất_vừa trong chừng”.Cụ thể
sau khi Trung Quốc có những thay đổi về chính sách thuế như thoáI thu
VAT,giảm thuế xuất khẩu…dẫn đến giá thép nhập vào Việt Nam rẻ một cách
“ bất ngờ”.Đứng bên cạnh một nước có tiềm lực lớn về sản xuất thép vốn lớn
hơn 300 triệu tấn /năm và cũng là thị trường chính cung cấp phơI thép cho
Việt Nam nên nguồn thép Việt Nam ( có năng lực sản xuất khoảng hơn 3 triệu
tấn/năm) hồn tồn bị động
II.tình hình sản xuất thép ở Việt Nam
2.1 Quy mô sản xuất thép
Thép được coi là ngành sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành
công nghiệp khác ở Việt Nam. Truớc năm 1990, nhà nứơc độc quyền sản xuất
và buôn bán thép, trong bối cảnh đó ngành thép phát triển rất chậm. Sau năm
1990, với chính sách đổi mới ở Việt Nam ngành thép đã có nhiều điều kiện
thuận lợi hơn để phát triển. Đặc biệt từ sau 1995 ngành thép với nịng cốt là
Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, thành
phần và chất lượng. Nhiều cơ sở sản xuất thép đã đựoc cảI tạo hoặc xây dựng
mới duới những hình thức sở hữu khác nhau. Đến nay, cả nước có … cơng ty,
nhà máy và các cơ sở sản xuất thủ công tham gia sản xuất thép ( chủ yếu là
cán thép). Tổng công suất thiết kế của tất cả các cơ sở này ở khoảng 4trỉệu tấn
thép cán/ năm. Bình quân công suất thiết kế của một cơ sỏ sản xuất thép chỉ
khoảng 15 ngàn tấn/ năm. Nếu tính riêng cho 43 cơ sở sản xuất lớn nhất hiện

14


nay với tổng cơng suất 3666 ngàn tấn/ năm thì bình qn cơng suất của một
cơ sỏ sản xuất là 85 ngàn tấn/ năm.
Tồn bộ các cơng ty, nhà máy và cơ sở sản xuất thép ở Việt Nam có thể

chia thành 5 hệ thống nhỏ bao gồm: (1) Hệ thống sản xuất của VSC, (2) Hệ
thống sản xuất của các cơ sở liên doanh giữa VS C với nước ngồi, (3) Hử
thống các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty tư nhân, cơng ty 100% vốn
nước ngồi, (4) Hệ thống các cơ sở sản xuất( CSSX) quốc doanh khác và
quốc phịng, (5) hệ thống các CSSX thủ cơng gia đình.Hệ thống sản xuất của
VSC bao gồm những năng lực sản xuất cụ thể : 3 lò cao nhỏ 100m3/lị.Có 12
lị hồ quang AC cỡ nhỏ từ 1,5 tấn/mẻ_ 30 tấn/mẻ do Việt Nam tự chế tạo và
nhập khẩu của Trung Quốc.Tổng công suất sản xuất khoảng 470000- 500000
tấn/ năm.4 máy đúc điện liên tục phôI vuông tổng cộng 10 đường đúc ,công
suất 330000 tấn/năm.5 máy cán bán liên tục sản xuất thép trịn và hình nhỏ
với thiết bị của Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ,Italia, tổng công suất khoảng
260000 tấn/năm.Ngồi ra có năm máy cán mi ni tự trang bị,tổng cộng cơng
suất 250000 tấn/năm.VSC hiện đang có 5 liên doanh cán thép xây dựng trong
đó có 2 máy cán liên tục và 3 máy cán bán liên tục,tổng cơng suất cán thép 5
liên doanh là 901oo tấn/năm.Ngồi ra VSC cịn có 7 liên doanh sản xuất thép
ống, tơn mạ kẽm, tôn mạ màu và gia công cắt thép.
Hầu hết các cơ sở cán thép trong hệ thống các công ty TNHH, công ty cổ
phần và công ty 100% vốn nước ngoài được đầu tư xây dựng sau năm 2000.
Hiện tại hệ thống này có 7 CSSX cán thép,tổng công suất ước khoảng 1680
ngàn tấn/năm.Do mới được xây dựng nên công nghệ cán thép của các nhà
máy này tương đối hiện đại.
Trừ nhà máy cán thép Sơng Đà có cơng suất 250000 tấn/năm. Các CSSX
thép cịn lại của hệ thống CSSX thép quốc doanh khác và quốc phòng đều có
quy mơ nhỏ.Cơng suất của các CSSX trong hệ thống này biến động trong
khoảng 10 ngàn- 30 ngàn tấn/năm.Tổng công suất của hệ thống này ước tính
khoảng 350 ngàn tấn thép cán/năm, song sản lượng sản xuất không ổn định
15


phụ thuộc vào biến động của thị trường.Có khoảng 250 CSSX nhỏ tư nhân

đang sử dụng các lò luyện thép và cán thép rất nhỏ, kiểu mini, thủ công,các cơ
sở bình quân trên dưới 1 ngàn tấn/năm/1 cơ sở.Các cơ sở này nằm rảI rác ở
nhiều tỉnh và thành phố từ Bắc đến Nam.Tổng năng lực sản xuất của khu vực
này ước tính khoảng 250- 300 ngàn tấn/năm.
2.2 Cơ cấu năng lực sản xuất

Nếu xét theo quan hệ năng lực sản xuất trong nước và nhu cầu sử
dụng thép toàn bộ các sản phẩm thép được lưu thông trên thị trường Việt Nam
được chia thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Các chủng loại sản phẩm đã sản xuất ổn định: Thép xây dựng
,thép ống hàn, thép cho ngành cơ khí chế tạo, thép đúc hợp kim và hợp kim
ferơ.
Nhóm 2: Các chủng loại sản phẩm thép đã sản xuấ được trong nước
nhưng chưa ổn định : Thép chế tạo ,thép hợp kim
Nhóm 3: Các chủng loại sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được:
Thép hình chữ U,V,I có kích thước lớn hơn các kích thước của các loại nhóm
trên và các chủng loại thép hình phức tạp.Thép tấm ,thép lá các loại ( cho tất
cả các mác thép).Thép cán, phôI rèn từ các mác thép đặc biệt khác ngồi thép
các bon, thép hợp kim thơng thường.Thép ống trịn,ống hình có đường kính
lớn hơn 125mm. Thép calíp dạng thanh ,cuộn các loại dùng trong chế tạo máy
từ các loại mác thép hợp kim.Thép daay cán nóng từ các mác thép cácbon
chất lượng, thép hợp kim, thép khong gỉ.Thép ống không hàn các loại.
Trong những năm qua ,thép sản xuất trong nước đáp ứng trong nước
được khoảng từ 50-60% nhu cầu thép của cả nước.Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng
nhu cầu về mặt số lượng của thép sản xuát sản xuất trong nước theo từng loại
sản phẩm lại có sự biến động rất lớn.Thép xây dựng và sản phẩm sau cán đáp
ứng được 100% nhu cầu tiêu dùng nội địa.Tôn mạ kẽm và thép ống đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu.Các loại thép khác nhu cầu trong nước hoàn toàn
đựoc đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu.Trong khi đó hệ số sử dụng công suất
16



thép ở Việt Nam chỉ đạt mức 60%.Tỷ lệ huy đôngj công suất ở công đoạn sản
xuất phôI thép đạt ở mức cao( 97%).Trong khi đó tỷ lệ huy động công suất
của công đoạn thép lại đạt mức 60%.Tỷ lệ huy động công suất của năng lực
sản xuất thép ống và thép lá mạ kẽm lại đạt ở mức rất thấp 40%.
2.3 cơ cấu sản xuất thép giữa 2 công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn
Quá trình sản xuất thép diễn ra 6 công đôặnc bản từ thượng nguồn đến
hạ nguồn. Nếu xét cơ cấu năng lực sản xuất thép theo các cơng đoạn thì hoạt
động sản xuất thép ở Việt Nam có thiên hướng ập trung nhiều hơn các công
đoạn hạ nguồn.Hiện nay,năng lực cán thép đạt mức 2,6 triệu tấn/năm.Năng
lực luyện thép. Năng lực luyện cán lò điện 500000 tấn/năm.Gia công sau cán
trên 500000 tấn/năm.PhôI thép được sản xuất chủ yếu bằng nguồn sắt thép
phế liệu được sử dụng. Một phần nhỏ phôI được công luyện từ công đoạn
luyện gang ở nhà máy gang thép TháI Nguyên.Tổng năng lực luyện gang và
thiêu kết ở Việt Nam hiện nay chỉ đạt mức khoảng………..tấn/năm.Một con
số nhỏ so với nhu cầu gang cần thiết để luyện thép.
Do năng lực sản xuất mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất nên khả
năng đáp ứng nhu cầu đầu vào của các công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn
trực tiếp là rất thấp.Công đoạn luyện thép chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu
cầu phôI vuông cỡ nhỏ cho công đoạn cán thép.Trong khi đó nhu cầu phơI
thép của các cơ sở cán thép ở tất cả các khu vực đều tăng trong những năm
gần đây đã dẫn tới sự mất cân đối ngiêm trọng giữa các cơng đoạn của q
trình sản xuất thép.
2.4 Trình độ cơng nghệ, trang thiết bị

Ngành thép Việt Nam hiện nay có năng lực sản xuất thực tế khoảng 2,6
triệu tấn thép cán /năm (thép xây dựng ); 0,5-0,6 triệu tấn phơI thép bằng lị
điện.( phơI thép vng và cả lị đúc cỡ nhỏ). Về trình độ có thể chia ra 4 mức:



Loại tương đối hiện đại: Gồm các dây chuyền cán liên tục của 2

công ty liên doanh VINAKYOEI,VPS và 1 số dây chuyền được xây dựng sau
năm 2000.
17




Loại trung bình bao gồm các dây chuyền cán liên tục như Vinasteel,

Natsteelvina, Tây đơ, Nhà Bè, Biên Hồ, Thủ Đức (SSC), Gia Sàng, Lưu Xá
(TISCO) và các công ty cổ phần, cơng ty tư nhân.


Loại lạc hậu: bao gồm các dây chuyền cán thủ công mi ni của các

nhà máy Nhà Bè, Thủ Đức, Tân Thuận, Thép Đà Nẵng, Thép Miền Trung và
các cơ sở khác ngoài TCT Thép Việt Nam.


Loại rất lạc hậu bao gồm các dây chuyền cán mi ni có cơng suất

nhỏ(dưới 20000 tấn/năm) và các máy cán của hộ gia đình, làng nghề.
Kết quả điều tra của NEU-JICA cho thấy:Công nghiệp lạc hậu chiếm
75% số trang thíêt bị của ngành, cơng nghiệp tiên tiến chỉ chiếm 15% và cơng
nghiệp trung bình chiếm khoảng 10% năng lực cán thép.
Về nguồn gốc cơng nghệ, có hơn 33% các CSSX hiện tại sử dụng công
nghệ từ Trung Quốc và 20% có nguồn gốc từ Nga và các nước SNG có mức

độ lạc hậu đạt khoảng 3-4 thế hệ.Một số cơng nghệ trang thiết bị tiên tiến và
trung bình được đưa vào thông qua con đường liên doanh,chủ yếu tập trung ở
khâu hạ nguồn ngành thép.
Sự lạc hậu về mặt công nghệ sản xuất cần được thể hiện ở các chỉ tiêu
kinh tế –kỹ thuật ngành luyện cán thép Việt Nam.

18


Bảng 5:Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành luyện – cán thép
Việt Nam
Chỉ tiêu

Đơn vị

(1)
(2)
Công đoạn luyện

N/M nội Liên
địa
(3)

doanh
(4)

Thế giới

So


(5)

sánh(%)
(6)=(3)/(5) (7)=(4)/(5)

thép
Cơng suất lị nung T/h

Q nhỏ Trung

phơi

max

bình 30 1000 t/h
– 60 t/h

Thời gian nấu
Phút
Tiêu dùng thép Kg/tấn

35t/h
180
1250

phế
Tiêu dùng điện
Kwh/tấn
Tiêu hao điện cực Kg/tấn
Công đoạn cán

thép
Công suất máy
Tốc độ cán
Tiêu hao phôi
Tiêu hao đầu
Tiêu hao điện
Tiêu hao vật chất
quy

ra

1000 T
m/s
Tấn/tấn
Kg/tấn
Kwh/tấn
VNĐ/tấn

80-

50
1100

120-300
38
1.05
48
142
270.000


360.00%
113.64%

350
2

900
8

30-150
14
1.11
65
143
400.000

Lớn

257.14%
400.00%

500-1000
110
1.03
25
80
215.000

12.73%
107.77%

260.00%
178.75%
186.05%

34.55%
101.94%
192.00%
177.50%
125.58%

tiền cán

(khơng kể chi phí
phơI thép
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2010.Kết quả điều tra
về ngành thép Việt Nam của NEU-JICA
2.5 Vấn đề năng suất lao động trong quá trình sản xuất thép
Năng suất lao động của các công ty thép Việt Nam cũng khá thấp so với
mức trung bình của thế giới.Sự yếu kém về công nghệ đã mang lai sức cạnh
tranh thấp kém của sản phẩm thép Việt Nam trên thị trường nội địa.Hiện tại
với những cơng nghệ khác thì các nhà máy thép ở Việt Nam cũng có sự chênh

19


lệch đáng kể về năng suất lao động.Vì vậy vấn đề nâng cấp trình độ cơng
nghệ cho ngành thép cần được coi trọng trong thời gian tới những dự án phát
triển năng lực sản xuất mới.
Các công ty liên doanh, các cơng ty 100% vốn nước ngồi và các cơng ty
tư nhân hiện nay chỉ làm khâu cán thép và nhập các thiết bị công nghệ tiên

tiến nên nên số lượng cán bộ kỹ thuật và công nghệ ở mỗi nhà maý từ 200300 người và năng suất lao động của các công ty này cao hơn gấp hàng chục
lần so với các nhf máy thuộc VSC.
2.6 Vấn đề nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp thép
Năng suất lao động thấp một mặt phản ánh công nghệ lạc hậu, mặt khác
thể hiện trình độ lao động của ngành thép cịn hạn chế.Đặc biệt là đội ngũ lao
động có khả năng làm chủ công nghệ.
Xết về mức độ lành nghề ,lực lượng thợ lành nghề ở Việt Nam không
lớn,hơn nữa thợ lành nghề kó thực sự lành nghề với những cơng nghệ lạc
hậu.Rất ít người trong số họ tiếp xúc với những công nghệ sản xuất thép tiên
tiến.theo đánh giá của các nhà quản lý thì nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh.Yêu cầu về lao động của ngành thép hiện nay
khơng chỉ địi hỏi kinh nghiệm mà cần phảI có kiến thức.Xét về mặt kiến thức
chuyên môn của lực lượng lao động trong nghành thép cịn khá thấp.Đây là
một cản trở khơng nhỏ trong q trình đổi mới cơng nghệ và nâng cao khả
năng cạnh tranh.Tỷ trọng cán bộ chun mơn có trình độ cao cịn khá khiêm
tốn, ít có được những sáng kiến mang tính chất nhảy vọt mà chủ yếu mang
tính tác nghiệp.Lực lượng cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực thép tại Việt Nam
còn mỏng.Và tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến ttrong cách thức quản lý và
tổ chức hoạt động kinh doanh ở một số công ty.
2.7.Cơ hội phát triển sản xuất thép không thuận lợi
Ngành thép là một trong những ngành đòi hỏi vốn đàu tư lớn trong khi ở
Việt Nam huy động vốn không phảI là dễ dàng. Hơn nữa trong ngành thép
phảI hiệu quả đầu tư thường tỷ lệ thuận với quy mô của các nhà máy. Sự hạn
20


chế về nguồn vốn đầu tư là một trong những khó khăn phảI tính đến ttrong
việc xây dựng chính sách phát triển ngành thép.
Các cơ quan nghiên cứu về ngành thép của Việt Nam chủ yếu được thực
hiện ở Viện Luyện Kim, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kỹ Thuật Thành

Phố Hồ Chí Minh và ĐH Kỹ Thuật Đà Nẵng.Do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật,
quấ trình nghiên cứu ít gắn liền với thực tế nghành cơng nghiệp nên hoạt động
của các cơ sở này chưa phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao năng lực sản xuất
thép tại Việt Nam.Việt Nam chưa có trung tâm nghiên cứu sản xuất thép và
công nghệ thép để hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất
thép nội địa.
Hệ thống giao thông vận tảI chưa phát,đặc biệt là hệ thống giao thông
đến các khu mỏ chưqa thuận lợi, hệ thống cảng biển nước sâu còn thiếu làm
tăng chi phí vận chuyển và giảm sứcc cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.Vì
vậy, chi phí đầu tư cho hệ thống hạ tầng vẫn tảI cũng sẽ trở thành một gánh
nặng đối với quá trình mở rộng hoạt động sản xuất thép ở các cơng đoạn
thượng nguồn.
Chi phí về năng lượng(điện) là một bộ phận trong giá thành sản
xuất,nhưng ở Việt Nam giá điện cao so với các nước trong khu vực (gấp đôi
so với In-đô-nê-xi-a và 1.5 lần so với Thái Lan). Tiềm năng về dầu và khí
thiên nhiên của Việt Nam cũng có triển vọng, tuy nhiên sản lưọng khai thác
hàng năm hiện vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt là khí thiên nhiên. Giá khí ít có
khả năng xuống thấp khoảng dưới 2USD/tr.BTU, do các mỏ dầu và các mỏ
khí nằm quá xa đất liền.
Các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu đầu vào như công nghiệp ô tô,
xe máy, chế tạo cơng cụ, chế tạo máy, đóng tàu chưa phát triển và tương lai
phát triển cũng không thật sự rõ ràng nên thị trường chưa hấp dẫn các nhà sản
xuất thép cao cấp.
Theo các tài liệu đánh giá về tiềm năng khống sản Việt Nam, Việt Nam
có tiềm năng đáng kể về quặng sắt với tổng trữ lượng được đánh giá đến 1200
21


triệu tấn .Quặng sắt Việt Nam phân bố tập trung ở các mỏ quặng phía Bắc
,phần lớn các mỏ có quy mô nhỏ và vừa, chất lượng quặng không cao.M ặc

dù nguồn quặng sắt của Việt Nam được đánh giá là đáng kể nhưng khả năng
khai thác, chế biến nguồn tài nguyên này phục vụ cho ngành thép không mấy
thuận lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn quặng nầy có chất lượng khơng
cao, hầu hết nằm trong khu vực có cơ sở hạ tầng kém phát triển,xa khu cơng
nghiệp chế biến hoặc trữ lượng nhỏ…Với nguồn quặng hiện nay,Việt Nam
không thể tự đáp ứng nhu cầu quặng sắt chất lượng cao cho các nhà máy
luyện kim quy mơ lớn.Vì vậy, nếu Việt Nam xây dựng nhà máy luyện thép
quy mơ lớn, cần phảI tính đến khả năng nhập khẩu quặng ssắt chất lượng cao
từ nước ngoài .
Tiềm năng về than đá của Việt Nam khá dồi dào,có thể đáp ứng được
một số công nghệ luyện kim phi cốc.Tuy nhiên khả năng cung cấp của TCT
Than Việt Nam có thể không đáp ứng được nhu cầu than đá trong nước.
2.8.Một số đánh giá về tình hình phân phối thép
Những năm qua ngành thép đã đã được đầu tư đáng kể và có bước phát
triển phát triển tương đối mạnh ( cả quốc doanh và tư nhân),đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao,có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt
sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn cịn trong tình trạng kém phát triển
so vơpí các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện ở các mặt:
• Trang thiết bị có quy mơ nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ,lạc hậu,trình

độ cơng nghệ và mức độ tự động hố thấp.Chất lượng sản phẩm cịn hạn chế
(nhất là khu vực tư nhân), chỉ có 2 dây chuyền cán liên tục tương đối hiện đại
thuộc khối liên doanh.
• Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu( mới cán được các sản phẩm
cán dài, cỡ nhỏ và vừavới mác thép phổ biến nhất là cácbon thấp).
• Năng lực sản xuất phôI thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán
thép còn phụ thuộc nhiều vào phơI thép nhập khẩu.Tồn bộ sản phẩm cán dẹt
trong nước chưa sản xuất được phảI nhập khẩu.
22



• Chi phí sản xuất cịn cao, năg suất lao động thấp,số lượng lao động
quá đông,giá thành không ổn định( do lệ thuộc phơI thép nhập khẩu) nên tính
cạnh tranh chưa cao.Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn chế
Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn cịn ở trong tình
trạng sản xuất nhỏ phân tán,nặng về gia cơng chế biến và bán thành phẩm
nhập khẩu.Trình độ cơng nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự đọng
hoá cao,cần phảI đầu tư cảI tạo phá triển,thay thế dần các thiết bị cũ lạc hậu,
mới có thể đảm bảo tính cạnh tranh trong thời gian tới.
III.PHÂN PhốI THéP ở VIệT NAM
3.1.Ưu thế vượt trội của thành phần tư nhân trong hoạt động phân
phối thép
Sản phẩm thép trên thị trường Việt Nam được phân phối thông qua 3 hệ
thống phân phối chủ yếu gồm : (1)Hệ thống phân phối thép được nhập khẩu
& phân phối bởi các cơng ty thương mại nước ngồi có trụ sở tại Việt
Nam.Hệ thống này chủ yếu thực hiện chức năng nhập khẩu và bán sản phẩm
thép cho các khách hàng cuối cùng thông qua các công ty bán buôn của Việt
Nam,hoặc có thể bán hàng trực tiếp cho các khách hàng cuối có khối lượng
mua lớn; (2) Hệ thống phân phối được thực hiện bởi các công ty thuộc
VSC.Hệ thống này chủ yếu thực hiện chức năng phân phối các sản phẩm thép
nhập khẩu để bán lại cho các nhà phân phối tư nhân hoặc nhập khẩu phôI thép
để bán cho các nhà sản xuất thép hoặc thực hiện việc bán lẻ các sản phẩm đến
những khách hàng cuối cùng thông qua các cửa hàng bán lẻ trực thuộc;(3) Hệ
thống phân phối thép tư nhân và các doanh nghiệp khác không trực thuộc
tổng công ty thép Việt Nam.Hệ thống này hoạt động với tư cách là những
trung gian giữa các nhà sản xuất trong nước hoặc các nhà cung cấp nước
ngoài và các nhà bán lẻ hoặc khách hàng cuối cùng trên thị trường.Các hệ
thống này có những ưu nhược điểm khác nhau xuất phát từ những thực lực
và những điều kiện gắn liền với hoạt động kinh doanh của họ.Tóm tắt những


23


ưu nhược điểm cơ bản của 3 hệ thống phân phối thép ở Việt Nam hiện nay
được trình bày ở bảng 6:
SO SáNH CạNH TRANH CáC Hệ THốNG PHÂN PhốI THéP
Hệ thống phân phối
Tư nhân

Ưu điểm
Nhược điểm
Động lực làm việc tốt Chi phí vốn

cao

Năng suất lao động cao Mặt bằng kho bãI hạn
Tần suất quay vòng chế.
nhanh.

Khả năng huy động vốn

Quản lý nợ hiệu quả. hạn chế
Dịch vụ khách hàng tốt
Khống chế toàn bộ hoạt
VSC

động bán lẻ
Hệ thống phân phối Nhân viên thiếu động
rộng
Quy


lực


làm

việc

lớn Năng suất lao động thấp

Khả

năng tài chính Tốc độ quay vịng vốn

mạnh

chậm.
Quản lý nợ kém hiệu

Cơng ty nước ngồi

quả
Chủ động về nguồn chính sách phân phối
hàng

khơng linh hoạt

Theo các chuyên gia trên lĩnh vực thép nhận định rằng,hệ thống phân
phối tư nhân đang chiếm ưu thế vượt trội trong hoạt động phân phối thép.Hiệ
tại trên thị trường Việt Nam có khoảng 20 nhà phân phối tư nhân lớn hoạt

động với tư cách là phân phối cấp một cho các nhà sản xuất.
3.2 Điều kiện phân phối thép không thuận lợi ,nguồn lực kinh doanh
hạn chế
Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy các nhf sản xuất cung như ccs nhà phân
phối đang gặp nhiều khó khăn trong q trình phân phối thép.Những khó
24


khăn này xuất phát từ môI trường kinh doanh không thuận lợi cũng như sự
hạn chế về nguồn lực kinh doanh của các doanh nghiệp.
Kết quả điều tra(Đẻ Số Mủ) của các nhà phân phối cho thấy, những khó
khăn cơ bản mà họ gặp phảI trong quá trình phân phối hàng hố là (1) chi phí
quản lý cao, (2) thiếu vốn, (3) thiếu thông tin về thị trường trong và ngồi
nước, (4) trình độ và khả năng marketing kém, (5) mạng lưới phân phối
mỏng, (6) xu thế cạnh tranh ngày càng khóc liệt, (7) cơ chế kinh doanh ngày
càng thơng thống, (8) cơ sở hạ tầng cịn yếu kém.Một phần hai ý kiến cho
rằng khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phảI xuất phát từ chính sách
của nhà nước. Hơn một phần ba các ý kiến cho rằng khó khăn mà các công ty
phân phối đang gặp phảI xuất phát từ bản thân khả năng của họ.Một thực
trạng chung hiện nay là các nhà phân phối đang gặp khó khăn về vốn, đặc biệt
là các công ty tư nhân.Các công ty tư nhân thường gặp nhiều khó khăn hơn so
với công ty nhà nước khi thực hiện thủ tục trong quá trình vay vốn.các ngân
hàng đánh giá khá thấp tài sản các công ty tư nhân so với thực tế và thường
chỉ cho vay trong khoảng 30-40% giá trị tài sản.Vì vậy các cơng y tư nhân
thường phảI huy động vốn từ những nguồn khác với lãI suất cao hơn so với
lãI suất ngân hàng, đây là bất lợi lớn của các cơng ty tư nhân.Các cơng ty
cũng gặp khó khăn về mặt bằng kinh doanh ,đây là một trong những điều kiện
cơ bản của hoạt động kinh doanh thép,do thép là mặt bằng khá cồng kềnh, địi
hỏi diện tích lớn, kho hàng lớn nhưng các công ty tư nhân lại rất khó khăn
trong việc thuê các kho hàng tập trung với diện tích lớn nên thường thuê với

những địa điểm khá xa,gây tốn kém trong việc quản lý.Hơn 50% các ý kiến từ
các nhà phân phối cho rằng khó khăn xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt trên
thị trường.Sự ra đời của những nhà sản xuất mới,đẫn đến sự xuất hiện của
những nhà đại lý mới làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các nhà phân phối
hiện tại và các nhà phân phối mới. Tuy nhiên những nhà phân phối hoạt động
lâu năm vẫn được các nhà sản xuất chú ý hơn. Hơn 30% các ý kiến từ các nhà
phânphối cho rằng khó khăn mà cơng ty gặp phải bắt nguồn từ phía khách
25


×