Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

khảo sát một số loại hình khai thác chủ yếu ở vùng ngập lũ của đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.54 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN QUANG ĐẠT

KHẢO SÁT MỘT SỐ LOẠI HÌNH
KHAI THÁC CHỦ YẾU Ở VÙNG NGẬP LŨ
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

2007

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN QUANG ĐẠT

KHẢO SÁT MỘT SỐ LOẠI HÌNH
KHAI THÁC CHỦ YẾU Ở VÙNG NGẬP LŨ
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. LÊ XUÂN SINH
KS. HUỲNH VĂN HIỀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

2007

2


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy cô, quý
Thầy cô trong Khoa Thủy sản và Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học vừa qua.
Đó là hành trang, là của cải quý báu giúp em vững bước trong sự nghiệp sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Xuân Sinh đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn
và hỗ trợ kinh phí cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin cám ơn thầy Nguyễn Thanh Long và thầy Võ Thành Toàn, các anh
Huỳnh Văn Hiền và anh Đỗ Minh Chung cùng các cán bộ khác trong Khoa
Thủy Sản đã nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ cho em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Xin cám ơn tất cả các bạn trong nhóm luận văn đã hỗ trợ tôi hoàn thành các
bản phỏng vấn một cách nhanh chóng cũng như giúp tôi hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp này.

Trung

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân và các

bạn cùng lớp đã động viên và hỗ trợ em về vật chất lẫn tinh thần giúp em hoàn
tâm
liệunày.
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thànhHọc
luận văn

Tác giả
Nguyễn Quang Đạt

3


TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu tính năng khai thác của 2 loại nghề
lưới rê và lưới đăng, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng và lợi nhuận của các hoạt động này
để góp phần hỗ trợ trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Đề tài này được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 bằng bảng
phỏng vấn soạn sẵn được thực hiện với 30 mẫu ở tỉnh Cần Thơ và 30 mẫu ở
tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả cho thấy: Chủ hộ tham gia khai thác thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu
hầu hết là lao động lớn tuổi và nhàn rỗi sau mùa thu hoạch lúa và trong lúc
nông nhàn. Tàu thuyền phục vụ khai thác chủ yếu là công suất nhỏ vẫn còn
một số hộ sử dụng xuồng chèo. Lưới rê người dân sử dụng để khai thác cá có
kích thước mắt lưới dao động từ 30 ÷ 65cm, bắt nhiều loại cá như cá Linh, cá
Rô, cá Sặc, Mè Vinh,…

Trung


Mùa vụ khai thác chủ yếu là khai thác quanh năm, tập trung nhất là vào mùa
lũ từ tháng 7 ÷ 10 (Âm lịch). Sản lượng khai thác trung bình cuả nghề lưới rê
là 3.591 kg/năm/hộ, nghề lưới đăng là 6.486 kg/năm/hộ. Hầu hết tất cả các loài
cá nước ngọt đều giảm về số lượng, kích cỡ khai thác có giảm nhưng không
tâm
liệu
ĐHlợiCần
@ Tài
liệu
tập
nghiên
cứu
đángHọc
kể. Thu
nhập,
nhuậnThơ
của nghề
lưới rê
cao học
hơn so
vớivà
nghề
lưới đăng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và lợi nhuận của nghề lưới rê với mức ý
nghĩa 5% là: X1: Tuổi, X4: Lao động gia đình tham gia khai thác (người/hộ),
X6: Chi phí mua lưới trong năm (‘000đồng/năm), X8: Số ngày khai thác trên
sông rạch (ngày/tháng), X9: Số tháng khai thác trên đồng ruộng (tháng/năm),
X13: Giá trị ghe, máy cho khai thác thuỷ sản (‘000đồng/năm).
Việc khai thác của người dân còn gặp nhiều khó khăn như: nhiều người tham
gia khai thác, nạn ô nhiễm môi trường sống của thuỷ sản do thuốc bảo vệ thực

vật làm cho nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm. Đặc biệt, nhiều người dân
còn sử dụng một số loại ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt như: xiệc điện,
cào điện,...Người dân chưa nhận thức đúng đắn về chính sách bảo vệ và phất
triển NLTS. Do đó để duy trì hoạt động khai thác và sự phát triển bền vững
Nguồn lợi thủy sản thì cần đẩy mạnh chính sách quản lý, hỗ trợ vốn cho người
dân chuyển đổi nghề, tăng cường tuyên truyền giáo dục cũng như tăng cường
kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các vụ vi phạm trong khai thác và bảo vệ
Nguồn lợi thủy sản.

4


MỤC LỤC
Tựa mục ................................................................................................ Trang
Lời cảm tạ........................................................................................................ i
Tóm tắt ........................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh sách bảng ............................................................................................. vi
Danh sách hình ............................................................................................. vii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................. viii
Phần 1: Đặt vấn đề........................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu.................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 2
Phần 2: Tổng quan tài liệu ........................................................................... 3

Trung

2.1 Tình hình khai thác thuỷ sản của Việt Nam............................................... 3
2.1.1 Khai thác thuỷ sản nội địa................................................................. 3

2.1.2 Tình hình khai thác hải sản ............................................................... 4
2.2 Tình hình khai thác thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long.................... 5
tâm
Họckiện
liệu
ĐH
Cần
Thơ
TàiTháp
liệu............................................
học tập và nghiên cứu
2.3 Điều
kinh
tế xã
hội của
tỉnh@
Đồng
6
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 6
2.3.2 Kết quả 5 năm (2001 – 2006) triển khai thực hiện Đề án “Qui hoạch
phát triển Nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2001 – 2010 ............................... 7
2.3.2.1 Nuôi trồng thuỷ sản .................................................................. 7
2.3.2.2 Sản xuất giống thuỷ sản ........................................................... 8
2.3.2.3 Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản ................................................ 8
2.3.2.4 Khai thác và bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản.................................... 9
2.4 Điều kiện Kinh tế - Xã hội của tỉnh Cần Thơ .......................................... 10
2.4.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 10
2.4.2 Tình hình thuỷ sản năm 2006.......................................................... 11
2.4.2.1.Tình hình sản xuất .................................................................. 11
2.4.2.2 Công tác thanh tra, quản lý dịch bệnh thủy sản và quản lý nghề

cá ...................................................................................................... 11
2.4.2.3 Sản xuất giống........................................................................ 11
2.4.2.4 Xuất khẩu thuỷ sản ................................................................. 11
2.4.3 Phương hướng, nhiệm vụ năm 2007 ............................................... 11
2.4.3.1 Về Thủy sản ........................................................................... 11
2.4.3.2 Công tác giống ....................................................................... 12

5


2.4.3.3 Công tác khuyến nông, khuyến ngư........................................ 12
2.4.3.4 Công tác thanh tra, pháp chế................................................... 12
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 13
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................... 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 13
3.2.1 Phương pháp thu số liệu.................................................................. 13
3.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế............................................................... 13
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................... 14
Phần 4: Kết quả và thảo luận..................................................................... 15

Trung

4.1 Thông tin chung về hộ khai thác thủy sản ............................................... 15
4.1.1 Độ tuổi và số nhân khẩu trong gia đình của nông hộ ....................... 15
4.1.2 Lao động tham gia khai thác thủy sản ............................................. 16
4.1.3 Trình độ văn hoá của chủ hộ tham gia khai thác thủy sản................ 16
4.1.4 Kinh nghiệm khai thác thủy sản của chủ hộ .................................. 17
4.1.5 Kiến thức khai thác thủy sản của chủ hộ ......................................... 17
4.2 Các thông số kỹ thuật của ngư cụ khai thác............................................. 18
4.2.1 Giới thiệu về lưới rê đơn (lưới bén) ................................................ 18

thông
của lưới
rê đơn
....................................
18
tâm4.2.2
HọcCác
liệu
ĐHsố Cần
Thơ
@được
Tài khảo
liệu sát
học
tập và nghiên cứu
4.2.3 Kỹ thuật khai thác lưới rê đơn......................................................... 21
4.2.4 Giới thiệu về lưới rê 3 lớp (lưới 3 màn) .......................................... 21
4.2.5 Các thông số của lưới rê 3 lớp được khảo sát .................................. 22
4.2.6 Kỹ thuật khai thác lưới rê 3 lớp....................................................... 22
4.2.7 Giới thiệu về lưới đăng ................................................................... 23
4.2.8 Các thông số của lưới đăng............................................................. 23
4.2.9 Kỹ thuật khai thác lưới đăng ........................................................... 25
4.3 Dụng cụ và phương tiện sử dụng khai thác thủy sản................................ 25
4.4 Một số loài thuỷ sản chủ yếu được khai thác .......................................... 25
4.5 Thời gian và mùa vụ khai thác thủy sản ................................................. 26
4.6 Ngư trường chủ yếu để hoạt động khai thác thủy sản .............................. 27
4.7 Sản lượng khai thác ................................................................................ 27
4.7.1 Sản lượng khai thác theo ngư trường .............................................. 27
4.7.2 Sản lượng khai thác theo tháng ....................................................... 28
4.7.3 Lý do thay đổi sản lượng và kích cỡ bình quân ............................... 29

4.7.4 Thành phần loài thuỷ sản giảm so với 5 năm trước ......................... 30
4.8 Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác thuỷ sản .................................. 31
4.8.1 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của hoạt động khai thác .................. 31
4.8.2 Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác ............................................ 32
6


4.9 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và lợi nhuận của nghề lưới
rê .................................................................................................................. 33
4.10 Phân tích những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với hoạt động khai
thác nghề lưới rê và nghề lưới đăng (Ma trận SWOT)................................... 39
Phần 5: Kết luận và đề xuất ....................................................................... 41
5.1 Kết luận .................................................................................................. 41
5.2 Đề xuất ................................................................................................... 41
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 43
Phụ lục......................................................................................................... 44

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng................................................................................................ Trang
Bảng 4.1: Độ tuổi và số nhân khẩu của chủ hộ tham gia khai thác thủy sản .. 15
Bảng 4.2: Nhân khẩu và lao động tham gia khai thác thủy sản...................... 16
Bảng 4.3: Kinh nghiệm khai thác thủy sản.................................................... 17
Bảng 4.4: Kiến thức của hộ tham gia khai thác thủy sản ............................... 18
Bảng 4.5: Các thông số của tay lưới rê được khảo sát ................................... 20
Bảng 4.6: Một số loài thuỷ sản chủ yếu được khai thác ................................ 26

Bảng 4.7: Số ngày khai thác thuỷ sản/tháng/hộ ............................................. 27
Bảng 4.8: Ngư trường khai thác thủy sản chủ yếu......................................... 27
Bảng 4.9: Sản lượng khai thác theo ngư trường ............................................ 28
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế khai thác của chủ hộ......................................... 31
Bảng 4.11: Ma trận SWOT của hoạt động khai thác nghề lưới rê và lưới đăng
vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long ...................................................... 40

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

8


DANH SÁCH HÌNH
Tên hình .................................................................................................... Trang

Trung

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp ......................................................6
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ ........................................................10
Hình 4.1: Trình độ văn hoá của chủ hộ ..............................................................17
Hình 4.2: Bản vẽ tổng thể lưới rê đơn ................................................................19
Hình 4.3: Bản vẽ chi tiết giềng phao và giềng chì lưới rê đơn ............................20
Hình 4.4: Thả lưới rê trên sông ..........................................................................21
Hình 4.5: Bản vẽ tổng thể lưới rê 3 lớp ..............................................................22
Hình 4.6: Lưới đăng đang khai thác ...................................................................23
Hình 4.7: Bản vẽ tổng thể lưới đăng ..................................................................24
Hình 4.8: Bản vẽ phần tùng lưới đăng................................................................24
Hình 4.9: Biểu đồ sản lượng khai thác theo ngư trường .....................................28
Hình 4.10: Sản lượng bình quân/tháng/hộ ..........................................................29
Hình 4.11: Lý do thay đổi sản lượng khai thác...................................................30

Hình 4.12: Thành phần loài thuỷ sản giảm so với 5 năm trước...........................31
Hình 4.13: Hiệu quả kinh tế của hai loại nghề khai thác.....................................32
Hình 4.14: Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác..............................................33
tâm
ĐHchủ
Cần
Thơ
@ Tài
liệu
họclưới
tập
và nghiên cứu
HìnhHọc
4.15: liệu
Tuổi của
hộ ảnh
hưởng
đến sản
lượng
rê ............................35
Hình 4.16: Lao động gia đình ảnh hưởng đến sản lượng lưới rê .........................35
Hình 4.17: Chi phí mua lưới ảnh hưởng đến sản lượng khai thác .......................36
Hình 4.18: Số ngày khai thác trên sông ảnh hưởng đến sản lượng lưới rê ..........37
Hình 4.19 Lao động gia đình tham gia khai thác ảnh hưởng đến lợi nhuận nghề
lưới rê................................................................................................................38
Hình 4.20: Số tháng khai thác trên ruộng ảnh hưởng đến lợi nhuận lưới rê ........38
Hình 4.21: Giá trị máy ảnh hưởng đến lợi nhuận lưới rê ....................................39

9



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trung

B:
Bq:
BTS:
BVMT:
BVNLTS:
BVTV:
CP:
CV:
ĐBSCL:
ĐLC:
ĐVT:
KT:
KTTS:
LĐ:
LĐGĐ:
LN:
NLTS:
NN &
PTNT:
tâm
Học
liệu
NTTS:
NXB:
ÔNMT:

R:
SWOT:
TB:

Hệ số ước lượng tương quan
Bình quân
Bộ Thuỷ Sản
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản
Bảo vệ thực vật
Chi phí
Công suất
Đồng bằng sông Cửu Long
Độ lệch chuẩn
Đơn vị tính
Khai thác
Khai thác thuỷ sản
Lao động
Lao động gia đình
Lợi nhuận
Nguồn lợi thuỷ sản
và Phát
ĐH Nông
Cầnnghiệp
Thơ @
Tàitriển
liệunông
họcthôn
tập và nghiên
Nuôi trồng thủy sản

Nhà xuất bản
Ô nhiễm môi trường
Hệ số tương quan
Strengths Weaknesses Oppurtunites Threats
Trung bình

10

cứu


Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu

Trung

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp rộng 3,9 triệu ha, chiếm
71% tổng diện tích châu thổ sông Mêkông, có mạng lưới sông rạch chằng chịt,
đất đai màu mỡ. ĐBSCL cũng được biết đến như là một nơi có sự phong phú
về đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài thủy sinh vật trong thuỷ vực nước
ngọt và nước mặn, lợ. Ở đây, hằng năm có khoảng 1 triệu ha diện tích ngập lũ
(chiếm hơn 40% diện tích vùng ĐBSCL) trong 2 - 4 tháng, khoảng từ tháng 8
đến tháng 10 (Âm lịch), vì vậy nguồn lợi thủy sản nước ngọt rất phong phú.
Theo kết quả điều tra khoa học, xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố
ở Việt Nam (Bộ Thủy Sản, 1996). Nguồn lợi thủy sản của ĐBSCL rất dồi dào
về chủng loại. Theo thống kê của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ sản II
(2005) có khoảng 1.200 loài thuỷ sản có mặt ở hạ lưu sông Mê Kông. Ở sông
có: Tôm Càng Xanh, Tép Trứng, Tép Bạc, cá Làng, cá Chốt, cá Rô

Biển,…Nhuyễn thể có Vẹm, Hến,… Trong đồng ruộng có: cá Lóc, cá Trê, cá
Sặc, cá Rô,…Tuy chưa phải là các đối tượng xuất khẩu song rất cần thiết cho
cuộc sống của người dân đặc biệt ở các vùng nông thôn. Chính vì để phục vụ
tâm
Học
@ Tài
tập
và loại
nghiên
cứu
cho nhu
cầuliệu
thựcĐH
phẩmCần
hằngThơ
ngày nên
ở đâyliệu
xuất học
hiện rất
nhiều
hình khai
thác cá nước ngọt, đặc biệt là khai thác cá nội đồng. Các loại hình này khác
nhau về phương pháp, kỹ thuật đánh bắt, mùa vụ và ngư trường khai thác. Do
áp dụng nhiều hình thức đánh bắt dẫn đến sản lượng khai thác được trên từng
loại ngư cụ sẽ khác nhau, mức độ tác động đến sự cân bằng sinh thái cũng
khác nhau làm cho sản lượng thủy sản nội địa ngày càng cạn kiệt.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê (2007), tổng sản lượng khai thác thuỷ
sản của cả nước là 1.995,4 nghìn tấn (2005), trong đó, sản lượng khai thác nội
địa là 185,7 nghìn tấn (2005). ĐBSCL được xem là vựa cá lớn nhất nước (xét
về khai thác nội địa). Năm 2005, sản lượng khai thác nội địa của 13 tỉnh

ĐBSCL ước tính đạt khoảng 140.800 tấn (Bộ Thuỷ sản, 2005) so với tổng sản
lượng khai thác là 838.080 tấn (Tổng cục Thống kê, 2005).
Vùng ngập lũ ở ĐBSCL hằng năm chiếm hơn 40% diện tích vùng với chu kì
xuất hiện vào cuối tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 12. Biển nước ngọt trên
đất liền xuất hiện theo chu kì này đã biến gần 5 triệu nông nhàn thành ngư dân
theo mùa. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về các loại hình
khai thác ở vùng sông nước này. Đề tài: “Khảo sát một số loại hình khai
thác chủ yếu ở vùng ngập lũ của Đồng bằng sông Cửu Long” được thực
hiện nhằm tìm hiểu tính năng khai thác của các loại ngư cụ khai thác cá nước
11


ngọt được sử dụng phổ biến ở ĐBSCL và đánh giá mức độ tác động của các
loại hình khai thác đó đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trong khu vực.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu tính năng khai thác của 2 loại nghề lưới
rê và lưới đăng ở ĐBSCL; đồng thời, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của
2 loại hình khai thác này ở khu vực ngập lũ của ĐBSCL.
1.3 Nội dung nghiên cứu
i. Mô tả, phân tích khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của 2 loại hình khai thác
lưới rê và lưới đăng.
ii. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của lưới
rê và lưới đăng.
iii. Đề xuất một số giải pháp cơ bản mang tính khả thi nhằm góp phần cải
thiện hiệu quả khai thác của hai loại nghề này trong mối quan hệ với
bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12



Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình khai thác thủy sản của Việt Nam
2.1.1 Khai thác thủy sản nội địa
Việt Nam với diện tích đất là 330.514 km2, trong đó dãi đất ven biển chỉ
chiếm 24.000 km2, nhưng lại là nơi sinh sống của hơn 50% dân số cả nước.
Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam có tiềm năng
phong phú về nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. Hai hệ thống sông lớn
đổ ra biển: sông Hồng và sông Cửu Long có nhiều nhánh sông nhỏ chằng chịt
với nguồn lợi thuỷ sản đa dạng và phong phú. Tổng số sản lượng thủy sản tính
sơ bộ năm 2005 là 3.432,8 nghìn tấn, trong đó khai thác biển đạt 1.995,4 nghìn
tấn và khai thác nội địa đạt được là 185,7 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê,
2007).

Trung

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có đa dạng sinh học về cá nước ngọt
cao trong khu vực với khoảng 2.470 loài trong 19.000 loài cá trên thế giới, tỉ
lệ đa dạng sinh học trên thế giới bằng 13%. Theo tài liệu thống kê gần đây, đã
thống kê được 546 loài cá nước ngọt, phân loài cá nước ngọt thuộc 18 bộ, 57
họ, 228
giống
Thuỷ
sản,Thơ
1996).@
Trong
có học

97 loàitập
cá kinh
tế nằm trong
tâm
Học
liệu(BộĐH
Cần
Tàiđó,
liệu
và nghiên
cứu
23 họ và phân thành 4 nhóm chính: Các loài cá kinh tế sống ở sông, suối thuộc
lưu vực ĐBSCL, sông Đồng Nai; các loài sống ở các thuỷ vực nước tĩnh như
ao, hồ, đồng ruộng; các loài có nguồn gốc nước mặn, lợ di cư vào nước ngọt.
Ngoài ra, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên khác cũng khá phong phú trong các thuỷ
vực nước ngọt, động vật thuỷ sản không xương sống (Tôm Càng Xanh, Cua
đồng, Hến, Vẹm, Ốc,...) là những món ăn không thể thiếu của người dân đặc
biệt ở vùng nông thôn sâu.
Tuy được ưu đãi về điều kiện tự nhiên với nguồn thủy sản dồi dào nhưng do
nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, người dân đã không ngừng
khai thác triệt để làm cho sản lượng khai thác được ngày càng giảm. Theo
thống kê nhiều năm cho thấy trữ lượng cá nước ngọt của thuỷ vực Việt Nam
có thể khai thác được trên 200.000 tấn/năm và thực tế riêng các tỉnh Nam Bộ
đã có thời kì khai thác đạt 150.000 tấn/năm (trước 1975). Đồng bằng Bắc Bộ
khai thác đạt 5.000 – 7.000 tấn/năm (vào những năm 1970). Tuy nhiên hiện
nay, ước tính sản lượng khai thác hằng năm ở vùng sông Hồng và sông Cửu
Long đã giảm sút từ mức 80.000 tấn và 200.000 tấn xuống còn 10.000 tấn và
50.000 tấn (Võ Thành Toàn, 2005 - Bài giảng Đánh giá và Quản lý Nguồn lợi
thủy sản).


13


Tuy chưa có nhiều tài liệu và kết quả điều tra về tình hình khai thác cá nước
ngọt trong nước nhưng hiện nay việc khai thác thuỷ sản tự nhiên ở Việt Nam
có thể coi là đã tới mức báo động. Đối với một số đối tượng đã có thể coi là
quá mức và một số đã bị đưa vào sách Đỏ Việt Nam và một số đã bị tuyệt
chủng, nguyên nhân chính là do khai thác quá mức hay nói cách khác là khai
thác không hợp lý nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, phương hướng khai thác thủy
sản tự nhiên hiện nay là khai thác cần phải đi đôi với việc bảo vệ và phát triển
Nguồn lợi thủy sản.
2.1.2 Tình hình khai thác hải sản

Trung

Bên cạnh nguồn lợi thủy sản nội địa phong phú, nước ta còn được thiên nhiên
ưu đãi có bờ biển dài hơn 3.260 km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoảng
1 triệu km2 và có nhiều đảo lớn nhỏ chứa đựng trong lòng một nguồn tài
nguyên biển dồi dào, đa dạng trong đó phải kể đến nguồn lợi cá và hải sản.
Tổng trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3 ÷ 3,5 triệu tấn, tổng sản lượng cho
phép khai thác hằng năm khoảng 1,2 ÷ 1,4 triệu tấn (Bộ Thuỷ Sản, 2006).
Trong số trên 1.700 loài cá biển có khoảng 170 loài được coi là có giá trị
thương mại. Khoảng 30 loài có ý nghĩa quan trọng đối với nghề cá. Do có giá
trị kinh tế cao nên tôm là đối tượng thương mại quan trọng nhất, các loài quan
trọngHọc
sau tôm
là ĐH
cá Nục,
cá Đù,
cá Trích,

cá liệu
Mối, học
cá Trác,
Ngừ,
cá Chuồn...
tâm
liệu
Cần
Thơ
@ Tài
tậpcá và
nghiên
cứu
Theo nhiều tài liệu cho thấy có khoảng 98,7% tổng sản lượng có thể đã được
khai thác trong vùng có độ sâu 50 m, hình ảnh này cho thấy rõ là nghề cá Việt
Nam chủ yếu là nghề cá ven bờ. Điều hiển nhiên là nguồn lợi cá ven bờ đã
được khai thác trên mức cho phép đối với hầu hết các loài cá.
Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (2005), khai thác hải sản tiếp tục tăng với sản
lượng khai thác đạt hơn 1,8 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2004 và
bằng 103,4% kế hoạch năm. Với xu hướng này, chỉ trong vài năm tới nguồn
lợi cá ven bờ sẽ không còn nữa khi số lượng tàu không ngừng tăng lên với
tổng số tàu thuyền đóng mới đến cuối năm 2005 là 90.880 chiếc, với tổng
công suất là 5.317,447 CV, tăng 23% về số lượng và tăng 64% về công suất so
với năm 2000. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao bảo vệ được các loài cá có giá
trị thoát khỏi nguy cơ bị hủy diệt nhưng vẫn giữ nguyên được mức sản lượng
khai thác hiện tại vẫn còn là vấn đề bức xúc và nan giải.
2.2 Tình hình khai thác thủy sản của ĐBSCL
Với bờ biển dài 735 km và diện tích mặt nước nội địa khoảng 954.000 ha,
ĐBSCL có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản của Việt Nam cả về khai
thác lẫn nuôi trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bằng phát triển mạnh về


14


thuỷ sản, góp phần quan trọng vào nền kinh tế của vùng và cả nước. Hàng
năm, vùng đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước, 60% sản
lượng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là 80% sản lượng tôm cho xuất khẩu (NXB
Thống kê, 2000 – 2001). ĐBSCL được coi là “cái nôi” của nguồn thực phẩm
cả nước, đóng góp hằng năm 71% trong tổng sản lượng thủy sản khai thác nội
địa với khoảng 190.000 tấn (Bộ Thủy Sản, 2005). Số liệu trên cho thấy nguồn
thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL rất đồi dào về chủng loại và phong phú về mặt
sản lượng (236 loài cá đã được tìm thấy, trong đó họ cá chép 74 loài (31,36%),
họ cá trơn 51 loài (21.60%) (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1976)).
Phương tiện khai thác trên sông và nội đồng với công suất nhỏ (nhỏ hơn
20CV) và ngư cụ thô sơ. Thời gian khai thác cũng khác nhau tùy theo từng
loại ngư cụ, mùa nước, ngư trường, hoạt động từ sông lớn đến kênh mương,
nội đồng ruộng lúa. Có nhiều phương pháp đánh bắt cá tôm tự nhiên được áp
dụng trong vùng nước ngọt, đặc biệt là giăng lưới, câu, đặt dớn, đăng – lọp.
Một mô hình bắt cá tôm tự nhiên có thể dùng từ một đến nhiều phương pháp,
việc dùng xiệc điện bắt cá đã xuất hiện nhiều, một số người dân còn dùng
nhiều hóa chất, chất độc để đánh bắt. Đây là một trong những nguyên nhân tác
động đến nguồn lợi thuỷ sản và sự cân bằng sinh thái trong thuỷ vực.
Lượng cá tôm đánh bắt ở vùng ngập lũ của ĐBSCL chủ yếu từ giữa tháng 8
đến giữa tháng 11 âm lịch (tương ứng với thời gian có mực nước lũ cao trong
năm). ĐBSCL được xem là vựa cá chính của cả nước (xét về khai thác nội
địa). Năm 2005, sản lượng khai thác nội địa của 13 tỉnh ĐBSCL ước tính đạt
140.800 tấn (Bộ Thuỷ Sản, 2005) so với tổng sản lượng khai thác là 838.080
tấn (NXB Thống kê, 2005).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Chu kì lũ hằng năm xuất hiện ở ĐBSCL vào cuối tháng 6 kết thúc vào cuối
tháng 12 đã biến gần 5 triệu nông nhàn thành ngư dân theo mùa. Trung bình
một hộ có thời gian hoạt động này có thể đánh bắt bình quân 237,3 kg/năm,
một mặt có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi, mặt khác có thêm nguồn thu
nhập cho gia đình (bán 58,9%) và làm nguồn thực phẩm chính cho bữa ăn
hằng ngày (ăn 38%) (Lê Xuân Sinh, 2000). Điều này cho thấy khai thác thuỷ
sản nội địa đóng vai trò không nhỏ trong đời sống nông dân, đặc biệt là bà con
vùng ngập lũ.
Hiện nay nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt do con người với
những phương tiện khai thác hủy diệt hàng loạt gây nên, ô nhiễm môi trường,
những thay đổi về thời tiết,… tác động mạnh đến nguồn lợi thủy sản, cùng với
những chính sách quản lý không chặt chẽ. Do đó việc khai thác và bảo vệ
nguồn lợi cần phải được quan tâm bảo vệ hơn nữa.

15


2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp (Theo sở NN & PTNT
tỉnh Đồng Tháp)
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là tỉnh thuộc ĐBSCL, diện tích 3238 m2, nằm trong giới hạn
10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh PrâyVeng (Campuchia) trên chiều dài biên giới
47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường
Phước.
- Phía Nam giáp Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ.
- Phía Tây giáp An Giang.
- Phía Đông giáp Long An và Tiền Giang.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh
Đồng Tháp, www.dongthap.gov.vn)
Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn:
- Vùng phía Bắc sông Tiền: có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu
vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc –
Đông Nam.
- Vùng phía Nam sông Tiền: có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp
giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai
bên sông vào giữa.

16


Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh, có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.
Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm
90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp toàn diện.
2.3.2 Kết quả 5 năm (2001 – 2006) triển khai thực hiện Đề án “Qui hoạch
phát triển Nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2001 – 2010 (Trích lược)
2.3.2.1 Nuôi trồng thuỷ sản

Trung

Hơn 5 năm qua, từ việc xác định thuỷ sản là thế mạnh sau cây lúa tỉnh đã có

nhiều chủ trương và biện pháp tích cực để thúc đẩy sản xuất thuỷ sản. Theo số
liệu thống kê năm 2004, tổng diện tích nuôi thuỷ sản là 3.170,9 ha, tăng so với
năm 2001 là 840,7 ha (tăng 36,1%). Trong đó diện tích nuôi cá trên 2.847 ha
tăng 471 ha so với năm 2003 thì đến năm 2005, diện tích nuôi cá của toàn tỉnh
đã là 3735 ha, tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 115.033 tấn và đến năm
tâm
ĐH
Tài mạnh
liệu học
nghiên
cứu
2006Học
diện liệu
tích và
sảnCần
lượngThơ
nuôi @
đã tăng
(diện tập
tích và
là 3.869
ha), sản
lượng đạt 162.776 tấn, tăng 47.743 tấn so với năm 2005 trong đó sản lượng cá
Tra đạt 128.413 tấn. Diện tích cá Tra tăng nhanh, nhất là diện tích cá Tra bãi
bồi (năm 2006 đạt 524 ha) là do nhu cầu chế biến xuất khẩu của đối tượng này
tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Đối với cá Tra được nuôi chủ yếu ở ven
sông Tiền và sông Hậu hoặc đăng quầng. Ngoài ra, cá Tra còn được nuôi ở các
ao kín ven sông lớn nhằm đảm bảo phẩm chất thịt, đáp ứng cho chế biến xuất
khẩu.
Số lồng, bè nuôi thuỷ sản thì ngược lại, có khuynh hướng giảm dần do hiệu

quả kinh tế không cao, chủ yếu nuôi các loài cá như: cá Điêu Hồng, cá Hú, cá
He, Bông, Basa,… phục vụ tiêu dùng nội địa. Số lồng bè năm 2006 là : 2.633
cái, giảm 130 cái so với năm 2005.
Riêng nghề nuôi tôm Càng xanh ở Đồng Tháp chủ yếu phát triển vào mùa
nước lũ, được nuôi với hình thức nuôi ruộng và lưới bao quanh với bờ lửng.
Năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha, mặc dù mới phát triển mấy năm gần đây
tuy nhiên đây là hình thức nuôi nhiều triển vọng, đặc biệt là các huyện phía
Bắc với ưu thế về dòng chảy, chất lượng nước và diện tích, nếu phát triển
mạnh sẽ cung cấp được sản lượng hàng hoá lớn phục vụ cho xuất khẩu.

17


Nếu như năm 2004 chỉ có 127 ha nuôi tôm Càng xanh, giảm 54 ha so với năm
2003, sản lượng đạt 221 tấn bằng 25% chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 và chỉ đạt
1,2% so chỉ tiêu phát triển năm 2010 nhưng đến năm 2005 diện tích nuôi tôm
Càng xanh đạt 82,2% và năm 2006 diện tích đạt 277 ha, sản lượng đạt 259 tấn
và theo kế hoạch năm 2007 diện tích đạt 1.572 ha.
2.3.2.2 Sản xuất giống thuỷ sản
Toàn tỉnh có 139 cơ sở sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản, trong đó có 64 cơ
sở sản xuất giống cá Tra bột, 60 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá các loại,
15 cơ sở sản xuất tôm bột và hơn 1.620 hộ ương giống cá Tra. Năm 2006, sản
lượng tôm đạt 14,1 triệu con, cá giống các loại đạt 1,173 tỷ con, trong đó cá
Tra bột đạt 7,5 tỷ con. Số lượng trại giống và sản lượng giống năm 2006 đã
phát triển với tốc độ nhanh, đã vượt chỉ tiêu cung cấp giống cho năm cuối kỳ
2010 là 46,62% về sản lượng (vượt 373 triệu con). Tuy nhiên chất lượng con
giống vẫn là yếu tố cần xem xét do cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành
chỉ kiểm soát 20% số lượng con giống.

Trung


Tuy nhiên, sản xuất giống tôm còn chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. Sản lượng
giống tôm bột chỉ đạt từ 2.830 triệu con/năm, so với nhu cầu nuôi năm 2006
thì các cơ sở trong tỉnh đáp ứng được 100%. Do nhu cầu giống tôm ngày càng
tâm
Họcsố liệu
@ đang
Tài liệu
họcvềtập
và nghiên
cứu
cao nên
lượngĐH
trại Cần
trong Thơ
tỉnh hiện
tăng dần
số lượng.
Theo danh
sách đăng kí, trong năm 2007 toàn tỉnh sẽ có 26 trại, dự kiến sản xuất được
125 triệu postlarva đáp ứng 75% nhu cầu giống.
2.3.2.3 Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
Hiện nay, toàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh và 1 xí nghiệp
sản xuất bánh phồng tôm (Vĩnh Hoàn, QVD, Toàn Phát, Thanh Hùng,
Docifish). Trong đó 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn EU với tổng công suất thiết kế là
39.000 tấn/năm và có một số cơ sở chế biến đông lạnh mới đang được đầu tư
xây dựng và mở rộng công suất sắp hoàn thành đưa vào hoạt động cuối năm
2006 (K & K, Hùng cá, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Docifish).
Trong năm 2006 đã xuất khẩu được ước 37.657 tấn sản phẩm với kim ngạch
116,9 triệu USD. Tuy nhiên, do sản xuất và chế biến thiếu cân đối nên tình

trạng thừa, thiếu nguyên liệu chế biến diễn ra thường xuyên làm sản xuất thuỷ
sản nói chung đạt hiệu quả không cao và thiếu ổn định.
2.3.2.4 Khai thác và BVNL thuỷ sản
Toàn tỉnh có hơn 18.500 hộ làm nghề khai thác thuỷ sản với số lao động là
22.400 người. Lực lượng và tàu thuyền khai thác biến động theo mùa. Tăng
18


lên vào mùa lũ. Đa số hoạt động khai thác không chuyên nghiệp. Với số tàu
thuyền khai thác công suất nhỏ khoảng 1.500 chiếc với tổng công suất là 9.000
CV, còn lại là tàu thuyền thủ công mang tính hộ gia đình. Hầu hết được sử
dụng kết hợp, vào mùa khô các phương tiện này được sử dụng làm phương
tiện vận chuyển, thu hoạch sản phẩm trồng trọt hoặc tưới tiêu. Lực lượng này
hiện giảm nhiều do chuyển hướng sang nghề khác như thu hoạch cá nuôi hay
bảo vệ các đăng quầng.

Trung

Năm 2006, sản lượng khai thác ước đạt 20.000 tấn đạt mức ổn định. Trong
giai đoạn 2002 ÷ 2006, sản lượng khai thác hằng năm biến động 18.000 ÷
20.000 tuỳ theo năm lũ nhiều hay lũ ít và thời gian lũ dài hay ngắn. Tuy nhiên,
với sản lượng này cho thấy trữ lượng cá tự nhiên giảm dần nhưng mức khai
thác vẫn còn cao so với trữ lượng hiện có. Trong cơ cấu sẩn phẩm khai thác,
lượng cá tạp chiếm ngày càng nhiều so với các loài cá kinh tế và lượng cá nhỏ
chưa đến tuổi trưởng thành chiếm tỷ trọng lớn, nếu không có biện pháp cần
thiết thì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên này sẽ cạn kiệt nhanh chóng trong thời
gian không xa. Công tác BVNL cần được tăng cường hơn nữa, nhất là tuyên
truyền giáo dục người dân ý thức thực hiện tốt các quy định về BVNL thuỷ
sản, giảm thiểu các nghề khai thác mang tính huỷ diệt hoặc làm chậm phục hồi
nguồn lợi. Ngoài ra, công tác tái tạo nguồn lợi thuỷ sản cần được chú trọng

tâm
Họcbảo
liệu
ĐH
@ Tài
liệu
họctấn/năm.
tập và nghiên cứu
mới đảm
được
sảnCần
lượngThơ
khai thác
ổn định
20.000
Trong 5 năm, Chi cục Thuỷ sản đã thực hiện được 305 đợt thanh tra, kiểm tra
trên 1.610 phương tiện khai thác, phát hiện và xử phạt các trường hợp vi phạm
hành chính về BVNL thuỷ sản 447,8 triệu đồng. Ngoài ra, Chi cục Thuỷ sản
còn phối hợp các lực lượng Thanh tra liên ngành kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuốc thú y và thức ăn thuỷ sản trên địa bàn nhằm giáo dục và
quản lý chặt chẽ việc sử dụng các hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong
Nuôi trồng thuỷ sản.
Chi cục Thuỷ sản phối hợp trung tâm Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và
thú y thuỷ sản vùng VI tổ chức 06 lớp tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thức ăn thuỷ sản, các hộ nuôi có qui mô lớn, các cơ sở chế biến về các
qui định an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản có 174 người tham dự, tổ chức
lớp tập huấn những kiến thức cơ bản về SQF 1000CM và 15 lớp hướng dẫn các
phương pháp phòng trị bệnh cá trước, sau mùa lũ và các phương pháp sử dụng
kháng sinh có hiệu quả. Triển khai tập huấn chứng nhận SQF cho hộ nuôi và
sản xuất giống thuỷ sản tại thị xã Sa Đéc có 48 người tham dự. Ngoài ra còn

tiến hành thu 642 mẫu phân tích dư lượng các chất độc hại, kết quả chưa phát
hiện trường hợp nào vượt ngưỡng cho phép.

19


2.4 Điều kiện Kinh tế - Xã hội của tỉnh Cần Thơ (Theo sở NN & PTNT
tỉnh Cần Thơ)
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm về phía Tây sông Hậu thuộc vùng ÐBSCL. Tọa độ
địa lý: Từ 9034'43" đến 10019'25" vĩ Bắc; Từ 105019'51" đến 105054'36" kinh
Đông. Ðịa giới hành chính tiếp giáp 6 tỉnh:
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang
- Phía Nam giáp 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
- Phía Tây giáp Kiên Giang
- Phía Ðông giáp 2 tỉnh Vĩnh Long và Ðồng Tháp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ (Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Cần
Thơ, www.cantho.gov.vn)
Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11
- Mùa khô: có gió Ðông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4
Nhiệt độ trung bình trong năm: 270C.
Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.635mm.
Tổng số giờ nắng trong năm: 2.582 giờ. Ẩm độ tương đối trung bình trong
năm: 83%. Thời tiết ít có giông bão.

20



Thành phố Cần Thơ hiện nay thuộc nhóm đô thị loại II, qua 120 năm xây dựng
và phát triển đã được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật; trung tâm thương mại và dịch vụ lớn của ÐBSCL.
2.4.2 Tình hình thuỷ sản năm 2006
2.4.2.1. Tình hình sản xuất
Nuôi trồng thủy sản ngày càng được các hộ dân áp dụng trong việc chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp, trong năm ngành đã triển khai thực hiện nhiều loại mô
hình khuyến ngư, diện tích thực hiện 64 ha. Tổng diện tích nuôi thủy sản trong
năm đạt 14.408,41 ha, đạt 115,26% kế hoạch năm, tăng 25,83% so với cùng
kỳ. Trong đó, tôm càng xanh: 376,2 ha; cá: 14.032,21 ha (cá Tra: 785,6 ha, cá
ruộng: 11.017,4 ha); số lồng bè: 556 cái. Sản lượng nuôi trồng, khai thác: ước
đạt 114.524 tấn, đạt 118,07% kế hoạch năm và tăng 26,91% so với năm 2005.
2.4.2.2 Công tác thanh tra, quản lý dịch bệnh thủy sản và quản lý nghề cá

Trung

Trong năm đã tịch thu 97 bộ xung điện và 9 Dinamo (ở Ô Môn, Ninh Kiều,
Nông trường Sông Hậu, Phong Điền và Cái Răng) phạt 3.850.000 đồng. Cấp
34 chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản, 16 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc thú y thủy sản. Kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh và điều
tâm
Cần
Thơ
liệu
nghiên
cứu
kiện Học
vệ sinhliệu

thú ĐH
y thủy
sản của
133@cơTài
sở, 52
bè học
cá. Đãtập
tiếnvà
hành
kiểm dịch:
49,55 triệu post tôm sú, 12 triệu post tôm càng xanh, 300.000 cá giống; kiểm
tra và giám sát cách ly 5 lô hàng giống thủy sản nhập khẩu (180.000 post tôm
sú, 50.000 cá rô phi).
2.4.2.3 Sản xuất giống
Công tác sản xuất và cung cấp giống đạt tiêu chuẩn chất lượng để cung cấp
cho người dân luôn được ngành nông nghiệp quan tâm. Giống thủy sản (40%
giá giống) 3.983.333 post tôm, 3.655 kg cá giống, 186.500 con cá thát lát
cườm, tai tượng, tổng trị giá 183.138.800 đồng.
2.4.2.4 Xuất khẩu thuỷ sản
Sản lượng chế biến thủy sản các loại đạt 59.106 tấn; trong đó: tôm đông lạnh
6.846 tấn, cá đông lạnh 45.853 tấn, hàng thủy sản khác 6.407 tấn;
2.4.3 Phương hướng, nhiệm vụ năm 2007
2.4.3.1 Về Thủy sản
Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, nuôi theo
hướng GAP, nuôi theo tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực phẩm của BTS; triển
khai thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2015, định hướng đến
21


năm 2020 sau khi được thông qua; triển khai và hướng dẫn thực hiện công tác

quản lý nghề cá đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá; tăng
cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng
thủy sản năm 2006 dự kiến 15.000 ha, sản lượng nuôi trồng: 155.000 tấn.
2.4.3.2 Công tác giống
Tiếp tục xây dựng hệ thống sản xuất giống 3 cấp để xã hội hóa công tác giống;
thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống lúa
chất lượng cao, giống cây con khác theo nhu cầu của thị trường; tăng cường
công tác nghiên cứu sinh sản các loại giống thủy sản đặc sản của địa phương
đang suy giảm. Trung tâm giống Nông nghiệp tiếp tục nâng cao số lượng sản
xuất và cung cấp các loại giống cây, con đảm bảo chất lượng cho người sản
xuất; xây dựng dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi được phê
duyệt.
2.4.3.3 Công tác khuyến nông, khuyến ngư

Trung

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh
trên cây trồng, thủy sản cho bà con nông dân. Vận động nông dân chuyển dịch
cơ cấu sản xuất từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 1 màu; 2 lúa + 1 cá; 1 lúa + 1 tôm;
sử dụng
cấu giống
hợp lý,
phòng
rầy nâu,
lùn, lùn
tâm
Họccơliệu
ĐH Cần
Thơ
@tránh

Tài được
liệu học
tậpbệnh
và vàng
nghiên
cứu
xoắn lá, đạo ôn...; xây dựng mô hình mẫu ở từng địa phương. Lập và triển
khai các chương trình của Trung tâm khuyến nông quốc gia.
2.4.3.4 Công tác thanh tra, pháp chế
¨ Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật và công tác thanh tra
chuyên ngành:
Tổ chức các cuộc thanh tra về điều kiện sản xuất, kinh doanh chất lượng hàng
hóa, ghi nhãn hàng hóa nông nghiệp; Kiểm tra việc sử dụng kháng sinh trong
chăn nuôi và thủy sản.
¨ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Giải quyết kịp thời các đơn phát sinh thuộc thẩm quyền; chấn chỉnh công tác
tiếp dân theo đúng quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh, giải
quyết dứt điểm khiếu nại đất đai.

22


Phần 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian: từ tháng 2/2007 đến tháng 8/2007.
Địa điểm: đề tài được thực hiện tại 2 tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu số liệu

-

Thông tin thứ cấp: Các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực thuỷ sản; các
nội dung báo cáo tổng kết, phương hướng thực hiện của các tỉnh có liên
quan về thuỷ sản.
Phương pháp thu: Liên hệ với các cơ quan, ban ngành địa phương tại
địa bàn nghiên cứu hoặc thư viện, báo chí,…

-

Thông tin sơ cấp: Các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp
nông hộ có làm nghề khai thác thuỷ sản.
Phương pháp thu: Đến địa bàn và phỏng vấn trực tiếp nông hộ có làm
nghề khai thác trong năm.

Trung tâm- Học
liệuthu
ĐH
CầnTổng
Thơ
@60Tài
Số mẫu
được:
cộng
mẫuliệu học tập và nghiên cứu
+ Ở Cần Thơ: 30 mẫu
ü Huyện Cờ Đỏ thu 16 mẫu lưới rê và 9 mẫu lưới đăng.
ü Huyện Phong Điền thu 5 mẫu lưới đăng.
+ Ở Đồng Tháp: 30 mẫu
ü Huyện Tam Nông thu 12 mẫu lưới rê, 12 mẫu lưới đăng

ü Huyện Hồng Ngự thu 4 mẫu lưới đăng
ü Huyện Thanh Bình thu 2 mẫu lưới rê
3.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế
-

Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi phí

-

Tổng thu = Sản lượng * Giá bán
+ Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
· Chi phí cố định: khấu hao chữa máy móc, trang thiết bị, thuế,...
· Chi phí biến đổi: Thức ăn, dầu nhớt, phát sinh,…
+ Hiệu quả chi phí = Tổng thu / Tổng chi phí

23


3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
-

Số liệu thu được kiểm tra, xử lý, bổ sung và mã hoá trước khi nhập vào
máy tính. Phần mềm dùng cho việc xử lý số liệu là SPSS for Window
version 10.0 và Microsof Excel 2003, phần mềm Microsof World 2003
được dùng để viết báo cáo.

-

Các phương pháp phân tích được sử dụng gồm có:
+ Thống kê mô tả để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, min,

max.
+ Thống kê tần suất dùng để tính tần suất, tỉ lệ %.
+ Sử dụng ma trận SWOT để phân tích thuận lợi, khó khăn và đề
xuất giải pháp.
+ Sử dụng phương pháp phân tích tương quan đa biến phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và lợi nhuận của nghề lưới
rê và nghề lưới đăng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

24


Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung về hộ KTTS
4.1.1 Độ tuổi và số nhân khẩu trong gia đình của nông hộ
Theo kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ tham gia khai
thác là 44,4 tuổi, trong đó hoạt động trong nghề lưới rê trung bình là 44,2 tuổi
còn ở nghề lưới đăng là 44,5 tuổi chênh lệch nhau không cao. Độ tuổi nhỏ
nhất của người tham gia khai thác là 24 tuổi và cao nhất là 72 tuổi. Do quá
trình công nghiệp hoá đã thu hút nhiều lao động trẻ, khoẻ, có trình độ kỹ thuật
cao nên ngành nông nghiệp nói chung và nghề KTTS nội đồng nói riêng hầu
hết được làm bởi lao động lớn tuổi hoặc nhàn rỗi tham gia khai thác trong lúc
nông nhàn.
Bảng 4.1: Độ tuổi và số nhân khẩu của chủ hộ tham gia KTTS
Diễn giải

Trung


Ngư cụ khai thác
Tổng
Lưới rê Lưới đăng
Hộ
30
30
60
Tuổi
44,2
44,5
44,4
Tài
liệu
học
tập

nghiên
cứu

10,4
10,6
10,4
Hộ
30
30
60
Người
4,97
5

4,97

1,9
1,2
1,6
ĐVT

Số mẫu
1. Tuổi chủ hộ
Trung bình
tâm Học liệu ĐHĐộ
Cần
lệchThơ
chuẩn@
Số mẫu
2. Số người trong
Trung bình
một hộ gia đình
Độ lệch chuẩn

Số thành viên trong gia đình cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh bắt của chủ hộ,
thường những nông hộ đông người hơn thì những thành viên tham gia hoạt
động đánh bắt nhiều hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, số nhân khẩu không đồng
đều trong các hộ gia đình, hộ có số nhân khẩu trên 4 người chiếm tỉ lệ cao
78,3% (Phụ lục A21). Điều này sẽ tạo gánh nặng cho xã hội trong việc giải
quyết công ăn việc làm, nhu cầu lương thực thực phẩm và nhiều vấn đề liên
quan. Đáng quan tâm là khi dân số trong gia đình đông, thu nhập chính lại từ
nông nghiệp và đánh bắt thủy sản thì nguy cơ khai thác thủy sản quá mức của
mỗi gia đình là rất cao, tạo nên xu hướng phát triển các công cụ đánh bắt hiện
đại hoặc sử dụng các ngư cụ bị cấm nhằm đạt được năng suất và thu nhập cao.

Điều đó làm cho NLTS ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng rất nhiều tới đa dạng
sinh học cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của những hộ phụ thuộc
vào khai thác thủy sản.

25


×