CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
Thực vật cũng như mọi sinh vật khác, khi sinh trưởng
đến một mức độ nào đều có
khả năng sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống.
Cơ sở của quá trình sinh sản là khả
năng phân chia và phân hóa của tế bào. Ở thực vật có
3 hình thức sinh sản chính: sinh
sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu
tính.
1. Sinh sản dinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng)
Sinh sản dinh dưỡng là hình thức sinh sản thường gặp
ở cả thực vật bậc thấp
và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh sản dinh
dưỡng. Cơ thể mới được tạo
thành trực tiếp từ cơ quan dinh dưỡng của cơ thể mẹ
hoặc từ một phần của cơ thể
mẹ. Có 2 hình thức sinh sản chính: sinh sản dinh
dưỡng tự nhiên và sinh sản dinh
dưỡng nhân tạo.
1.1. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên
Là sự tái sinh một cách tự nhiên để phục hồi lại các
cơ quan đã mất hoặc hình
thành một cơ thể mới.
Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên khá phổ biến ở thực vật
bậc thấp (tảo lục đơn
bào - Chlamydomonas, tảo Cát - Pinnularia... tăng số
lượng của tế bào bằng hình
thức phân bào không tơ). Đối với tảo đa bào
(spirogyra), sinh sản dinh dưỡng bằng
cách đứt khúc của thall hoặc của sợi tảo...).
Đối với thực vật bậc cao, hình thức sinh sản đinh
dưỡng tự nhiên khá phổ
biến, các cơ quan hoặc các cá thể mới có thể được
hình thành trực tiếp từ 1 đoạn rễ,
thân, lá...
86
Ví dụ: sinh sản bằng thân rễ (cỏ Tranh, Gừng...), sinh
sản bằng thân bò (Rau
má, Khoai lang...), sinh sản bằng thân hành (Hành,
Tỏi...), sinh sản bằng thân củ,
hoặc củ (Khoai tây, Khoai lang...), sinh sản bằng
đoạn thân (Sắn, Mía...), sinh sản
bằng lá (Sống đời...)...
1.2. Sinh sản dinh dưỡng nhân tạo
Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các
bộ phận của cơ quan
dinh dưỡng và dựa vào khả năng tái sinh của cây. Có
nhiều hình thức sinh sản dinh
dưỡng nhân tạo: giâm cành, chiết cành, ghép cành...
a. Giâm cành
Là hình thức tách một cành ra khỏi cây mẹ, rồi cắm
xuống đất cho rễ phát triển
và mọc thành một cây mới, phương pháp này thường
được áp dụng đối với một số
cây trồng: Mía, Sắn, Khoai, Dâu tằm, Dâm bụt...
Trong thực tế, người ta thường dùng
các hóa chất kích thích sinh trưởng như indoe
axetic, naphtalen, axitpropionic,
indol buteric... để tăng khả năng ra rễ.
b. Chiết cành
Là hình thức sinh sản, tạo điều kiện cho cây con ra rễ
trên cây mẹ rồi mới
tách khỏi cây mẹ (chiết Cam, Chanh, Sapôchê...).
Hình thức sinh sản này giúp cho
việc nhân nhanh các giống cây trồng.
c. Ghép cành
Là hình thức lấy một chồi hoặc 1 cành của cây này
đem ghép lên gốc của cây
khác cùng chi hoặc cùng loài để cho cành đó vẫn tiếp
tục sống. Cành cây hoặc chồi
đem ghép được gọi là cành ghép, còn cây được ghép
gọi là gốc ghép. Đây là phép
lai vô tính đơn giản nhất có thể tận dụng được các ưu
điểm của gốc ghép và cành
ghép. Có nhiều phương pháp ghép khác nhau (ghép
áp, ghép nêm, ghép mắt, ghép
tiếp cành, ghép nối...). Phương pháp ghép cành được
áp dụng với một số cây ăn quả
và một số loài hoa và cây cảnh (ghép Khế, Cam,
Chanh, Hoa hồng...).
Hiện nay, người ta có thể áp dụng phương pháp nuôi
cấy mô tế bào thực vật