Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh hậu giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.15 MB, 113 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
–¯—





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI –
VĂN HÓA KẾT HỢP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở TỈNH HẬU GIANG





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
CHÂU THỊ LỆ DUYÊN NGUYỄN THỊ KHUÊ NGHI
Mã số sinh viên: 4043539
Lớp: Quản trị du lịch và dịch vụ
khóa 30






Cần Thơ –
Cần Thơ - 2008

Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang i

LỜI CẢM TẠ

Mỗi sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều có một diễm phúc
như nhau đó là được truyền đạt những kiến thức quý báu, được đón nhận sự
chỉ bảo nhiệt tình từ các Thầy Cô. Không quản ngại khó khăn, Thầy Cô đã
luôn hoàn thành sứ mệnh lớn lao đó là cho đời những công dân tốt với đầy
đủ kiến thức vững chắc. Và hôm nay, trong giai đoạn cuối của khóa học, em
và các bạn lại tiếp tục được tập thể Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ chỉ dẫn và giúp đỡ các em hoàn thành tốt
Luận văn tốt nghiệp. Riêng em xin chân thành cảm ơn cô Châu Thị Lệ
Duyên đã tận tình hướng dẫn em trong từng chi tiết của đề tài và những
thiếu sót mắc phải trong kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Hậu
Giang và các Thầy Cô thuộc Khoa Môi trường đã giúp đỡ cho em rất nhiều
trong việc cung cấp các số liệu cũng như kiến thức ngoài chuyên ngành để
em hoàn thành tốt đề tài của mình.

Ngày 15 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện




Nguyễn Thị Khuê Nghi














Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang ii

LỜI CAM ĐOAN


Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.


Ngày 15 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện




Nguyễn Thị Khuê Nghi































Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang iii

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

• Họ và tên người hướng dẫn: ..............................................................................
• H ọ c vị:................................................................................................................
• Chuyên ngành: ...................................................................................................
• C ơ quan công tác: ..............................................................................................
• Tên Học viên: ....................................................................................................
• Mã số sinh viên: .................................................................................................
• Chuyên ngành: ...................................................................................................
• Tên đề tài: ..........................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
N Ộ I DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Về hình thức:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chính xác)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Cần Thơ. Ngày ........... tháng .............. năm 2008

NGƯỜI NHẬN XÉT







Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................



Ngày tháng năm
Giáo viên phản biện















Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang v

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ---------------------------------------------------------------- 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------------- 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài -------------------------------------------------------------- 1
1.1.2. Căn cứ khoa học --------------------------------------------------------------------- 2
1.1.3. Căn cứ thực tiễn --------------------------------------------------------------------- 3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------------ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ---------------------------------------------------------------------- 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ---------------------------------------------------------------------- 3
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------- 4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------------------- 4
1.4.1. Không gian nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 4
1.4.2. Thời gian nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 4
1.5. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG ---------------------------------------------------------- 5
1.6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -- 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------------------------- 7

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ---------------------------------------------------------------- 7

2.1.1. Các khái niệm về du lịch ----------------------------------------------------------- 7
2.1.2. Phát triển bền vững và những khái niệm liên quan ---------------------------- 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------- 18
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ---------------------------------------------------- 18
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu --------------------------------------------------- 18





Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang vi

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA TỈNH HẬU GIANG -------------------------------- 22

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG ---------------------------------------------- 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ----------------------------------------------------------------- 22
3.1.1.1. Vị trí địa lý ------------------------------------------------------------------------ 22
3.1.1.2. Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng ----------------------------------------------- 23
3.1.1.3. Khí hậu ---------------------------------------------------------------------------- 23
3.1.1.4. Thủy văn -------------------------------------------------------------------------- 25
3.1.1.5. Sinh vật ---------------------------------------------------------------------------- 26
3.1.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật --------------------------------------------------------- 26
3.1.2.1. Giao thông ------------------------------------------------------------------------ 26
3.1.2.2. Bưu chính viễn thông ----------------------------------------------------------- 27
3.1.3. Hệ thống dịch vụ xã hội ----------------------------------------------------------- 28
3.1.3.1. Y tế --------------------------------------------------------------------------------- 28
3.1.3.2. Các cơ sở văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể thao ----------- 28

3.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH -------------------------------------------------------------- 29
3.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ----------------------------------- 29
3.2.2. Làng khóm Cầu Đúc --------------------------------------------------------------- 32
3.2.3. Hồ Đại Hàn ------------------------------------------------------------------------- 33
3.2.4. Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy --------------------------------------- 33
3.2.5. Bãi bồi Viên Lang ------------------------------------------------------------------ 34
3.2.6. Chợ nổi Ngã Bảy ------------------------------------------------------------------- 34
3.2.7. Vườn bưởi Năm Roi --------------------------------------------------------------- 35
3.2.8. Làng du lịch sinh thái Tầm Vu --------------------------------------------------- 35
3.3. DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2004
ĐẾN NĂM 2007 ------------------------------------------------------------------------ 35
3.3.1. Khách du lịch ----------------------------------------------------------------------- 35
3.3.2. Doanh thu du lịch ------------------------------------------------------------------ 36
3.3.3. Đầu tư du lịch ----------------------------------------------------------------------- 38
3.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật ------------------------------------------------------------ 43

Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang vii

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP
HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU TRONG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -------------------------------------------- 49
4.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
KHI ĐI DU LỊCH HẬU GIANG -------------------------------------------------- 49
4.1.1. Về các yếu tố chính khi đi du lịch ----------------------------------------------- 49
4.1.2. Về thực chi của khách du lịch ---------------------------------------------------- 52
4.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “VƯỜN – RỪNG” --------- 53
4.2.1. Dự kiến các điểm có thể phát triển du lịch cho mô hình --------------------- 53
4.2.2. Mục đích của mô hình ------------------------------------------------------------- 54

4.2.3. Đối tượng khách -------------------------------------------------------------------- 55
4.2.4. Thời gian có thể áp dụng mô hình ----------------------------------------------- 55
4.2.5. Những điểm hấp dẫn du khách --------------------------------------------------- 55
4.2.5.1. Tài nguyên thiên nhiên ---------------------------------------------------------- 55
4.2.5.2. Các hoạt động trong tuyến du lịch -------------------------------------------- 56
4.2.6. Cơ sở phát triển du lịch trong mô hình ----------------------------------------- 57
4.2.6.1. Phương tiện vận chuyển -------------------------------------------------------- 57
4.2.6.2. Cơ sở lưu trú, ăn uống ---------------------------------------------------------- 58
4.2.7. Dịch vụ du lịch và các dịch vụ bổ sung ----------------------------------------- 58
4.2.7.1. Phát triển các làng nghề thủ công --------------------------------------------- 58
4.2.7.2. Sản phẩm lưu niệm -------------------------------------------------------------- 58
4.2.7.3. Cơ sở chăm sóc sức khỏe ------------------------------------------------------- 58
4.2.7.4. Dịch vụ khác ---------------------------------------------------------------------- 58
4.3. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN THIẾT KẾ CƠ SỞ HẠ TẦNG
CHO MỖI ĐIỂM DU LỊCH ---------------------------------------------------------- 58
4.3.1. Tại vườn bưởi Năm Roi xã Phú Hữu ------------------------------------------- 58
4.3.2. Tại chợ nổi Ngã Bảy --------------------------------------------------------------- 59
4.3.3. Tại khu BTTN Lung Ngọc Hoàng ---------------------------------------------- 59
4.3.4. Tại rừng tràm Vị Thủy ------------------------------------------------------------ 60
4.3.5. Tại Hồ Đại Hàn --------------------------------------------------------------------- 60
4.3.6. Tại làng khóm Cầu Đúc ----------------------------------------------------------- 60

Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang viii
4.4. CÔNG TÁC MARKETING CHO MÔ HÌNH ------------------------------------- 61
4.5. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ TRỌNG NHẤT TRONG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ----------------------------------------------- 62
4.5.1. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp --------------------------------------------- 62
4.5.2. Hoạt động vui chơi, giải trí đặc trưng, lôi cuốn ------------------------------- 62

4.5.3. Ẩm thực phong phú, đặc sắc, an toàn ------------------------------------------- 63
4.5.4. Trình độ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ cao ----------------------------- 63

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH VÀ
CHO NGÀNH DU LỊCH HẬU GIANG ----------------------------- 64
5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG TỔ CHỨC
DU LỊCH CỦA TOÀN TỈNH HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN QUA -- 64
5.1.1. Về mặt vật chất, cơ sở kỹ thuật -------------------------------------------------- 64
5.1.2. Về yếu tố con người --------------------------------------------------------------- 65
5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO BAN QUẢN LÝ DU LỊCH VÀ
CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DU LỊCH -------------------------------------------- 66
5.2.1. Phân tích các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu của
ngành du lịch Hậu Giang --------------------------------------------------------- 66
5.2.2. Đề xuất giải pháp ------------------------------------------------------------------- 70
5.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI –
VĂN HÓA KẾT HỢP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU ------------------------------- 71

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------ 73
6.1. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------- 73
6.2. KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------------------ 74
6.2.1. Đối với sở thương mại du lịch Hậu Giang ------------------------------------- 74
6.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang -------------------------------------- 74
6.2.3. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và
dịch vụ ------------------------------------------------------------------------------------------ 75




Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi

ÄTrang ix

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN TRONG LUẬT DU LỊCH ----------------- 77
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN KHÁCH DU LỊCH HẬU GIANG ----------- 80
PHỤ LỤC 3: BẢNG PHỎNG VẤN NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA -- 85
PHỤ LỤC 4: BẢNG THỐNG KÊ TẦN SUẤT TRONG SPSS ---------------------- 91










































Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang x


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: CÁC TIÊU CHUẨN BỀN VỮNG VÀ CÁC NGÀNH
KINH TẾ LIÊN QUAN .......................................................................... 13
Bảng 3.1: CHỈ TIÊU DOANH THU DU LỊCH TỪ NĂM 2004 ĐẾN
CUỐI NĂM 2007 ................................................................................... 37
Bảng 3.2: HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH HẬU GIANG
TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2006 ..................................................................... 39

Bảng 3.3: DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN
TOÀN TỈNH HẬU GIANG ................................................................... 44
Bảng 4.1: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CÁC YẾU TỐ KHI ĐI DU LỊCH
Ở HẬU GIANG CỦA DU KHÁCH ...................................................... 50
Bảng 4.2: TỔNG CHI PHÍ BÌNH QUÂN CHO MỘT NGƯỜI KHI
ĐI DU LỊCH HẬU GIANG ................................................................... 52
Bảng 4.3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC ĐIỂM DU LỊCH Ở HẬU GIANG
CỦA DU KHÁCH .................................................................................. 53
Bảng 5.1: MA TRẬN SWOT .................................................................................. 69















Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang xi

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Tương tác giữa 3 hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội và phát triển
bền vững (Nguyễn Đình Hòe, 2006) ........................................................ 9
Hình 2.2: Mô hình ô nhiễm “yếu tố A” trong hệ thống môi trường (Lê Tuyết Minh,
2006) ....................................................................................................... 10
Hình 3.1: Bảng đồ hành chính tỉnh Hậu Giang ........................................................ 23
Hình 3.2: Vị trí khu BTTN Lung Ngọc Hoàng trên bản đồ ..................................... 31
Hình 3.3: Một khu vực trồng khóm ở xã Tân Tiến .................................................. 32
Hình 3.4: Quán ăn bình dân sinh thái Đầm Sen ở Hồ Đại Hàn ............................... 33
Hình 3.5: Một góc rừng tràm Vị Thủy ..................................................................... 34
Hình 4.1: Tuyến điểm tham quan du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp
học tập nghiên cứu ................................................................................... 54
Hình 4.2: Khách du lịch tham gia tưới rau cùng nông dân ...................................... 56
Hình 4.3: Bơi xuồng tham gia rừng tràm ................................................................. 57
Hình 4.4: Quy hoạch khu BTTN Lung Ngọc Hoàng và vùng phụ cận ................... 59

Biểu đồ 3.1: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ năm 2004 đến 2007................. 36
Biểu đồ 3.2: Tổng doanh thu du lịch Hậu Giang từ năm 2004 đến 2007 ................. 38
Biểu đồ 4.1: Mức độ hài lòng về các yếu tố khi đi du lịch ở Hậu Giang của du khách
................................................................................................................................... 51
Biểu đồ 4.2: Đánh giá chung về các điểm du lịch ở Hậu Giang của du khách ........ 53
Biểu đồ 4.3: Đề xuất của du khách giúp du lịch Hậu Giang phát triển hơn ............. 62













Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang xii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long
DLST Du lịch sinh thái
PTBV Phát triển bền vững




























Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
ÄTrang xiii

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Hậu Giang là tỉnh chỉ vừa được tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ) từ năm 2004.
Trong 4 năm qua, tỉnh Hậu Giang cũng đã có rất nhiều cố gắng trong mọi mặt, từ
việc chấn chỉnh bộ máy hành chính cho đến xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho
tỉnh phát triển. Tuy có rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng Hậu Giang cũng đã
khắc phục vươn lên gần bằng với tỉnh bạn trong vùng.
Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực du
lịch, thêm một nguồn thu GDP cho tỉnh nhà. Vừa có tài nguyên nhân văn, vừa có tài
nguyên tự nhiên, thế nhưng kết quả hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ của
Hậu Giang trong mấy năm qua chưa được tốt, chưa xứng với tiềm năng mà nó đang
sở hữu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: trình độ quản lý kém,
không có đội ngũ nhân viên giỏi nghề, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu… Để thay đổi
hiện trạng, toàn tỉnh Hậu Giang cũng đã có nhiều chính sách đổi mới và cũng đã kêu
gọi vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đào tạo nhân lực.
Sau khi đánh giá thực trạng của ngành du lịch Hậu Giang, cần phải có những

giải pháp tốt hơn, cho nên đề tài nghiên cứu đã đề xuất mô hình du lịch sinh thái –
văn hóa kết hợp với học tập, nghiên cứu. Sau đó là những giải pháp, kiến nghị của
cá nhân tác giả nhằm đóng góp một phần cho sự thay đổi hoạt động kinh doanh du
lịch và dịch vụ của tỉnh.



Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Hậu Giang là tỉnh được chia tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ) vào năm 2004. Thời
điểm đó, nơi đây còn “hoang sơ”, mọi thứ dường như không có gì đáng kể, từ hạ
tầng cơ sở, giao thông, thủy lợi, chợ búa, bệnh viện… Nó chỉ là cơ sở được để lại từ
thị xã Vị Thanh của tỉnh Cần Thơ. Kinh tế chủ yếu cá thể, tập trung vào nông nghiệp
như lúa, trái cây, thủy sản… nhưng rất manh mún và nhỏ lẻ. Chính vì thế, đại đa số
bộ phận nông dân đời sống còn nghèo, thiếu thốn. Có thể nói Hậu Giang là tỉnh
vùng sâu, vùng xa, vùng trũng của đồng bằng cũng không có gì quá đáng. Đó là
nhận xét xác đáng nhất về Hậu Giang lúc bấy giờ. Chính vì vậy, công tác xóa đói
giảm nghèo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo địa phương.
Và sau hơn ba năm tự “vươn”, đến cuối năm 2007 Hậu Giang đã được xem
như “rồng con” chuyển mình với tốc độ phát triển kinh tế khá cao (11,03%). Song
song với định hướng phát triển “thoát nông, hướng công” của tỉnh, Hậu Giang cũng

góp mình vào hàng ngũ phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với
một số loại hình du lịch nhưng chỉ chủ yếu là các mô hình du lịch sinh thái – văn
hóa thuần túy. Hậu Giang cũng có nhiều tài nguyên du lịch như hệ thống sông ngòi,
kênh rạch, vườn cây ăn trái, khu di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên… Thuận lợi
cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, Hậu Giang vẫn chưa thoát được cái
“khuôn” du lịch sinh thái cũ khá nặng nề từ các tỉnh trong vùng như Cần Thơ, Vĩnh
Long, Tiền Giang… Chính vì thế du lịch Hậu Giang đã không tạo được nét riêng
cho mình, dẫn đến sự nhàm chán cho du khách đến tham quan hoặc không thu hút
được sự quan tâm của thị trường du lịch nội địa cũng như quốc tế. Chúng ta phải
biết tận dụng hết nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng, xây dựng các mô hình du lịch
hiệu quả, hấp dẫn.
Mặc khác, với xu thế chung của thời đại ngày nay, du lịch đang là một trong
những ngành kinh tế phát triển. Ngoài những lợi ích riêng cho từng cá nhân như: thư

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 2
giản, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng hoặc vì sở thích… Du lịch còn tạo ra nhiều công ăn,
việc làm góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quốc gia. Từ những lợi ích trước
mắt, nhiều nhà đầu tư đã không ngừng mở rộng và khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên sẵn có nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch. Bên cạnh sự tăng trưởng
vượt bậc, ngành này cũng đã mang lại nhiều tác động tiêu cực gây suy thoái môi
trường tự nhiên: nguồn nước bị ô nhiễm, không khí bị ô nhiễm từ các phương tiện
giao thông, thay đổi cảnh quan tự nhiên để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều vấn đề tệ
nạn xã hội bùng phát, gây xói mòn bản sắc văn hóa của bản địa…
Hiện nay loại hình du lịch sinh thái ở ĐBSCL đang lên ngôi, mà Hậu Giang lại
là tỉnh có nhiều ưu thế để phát triển loại hình du lịch lý thú này. Từ những lý do trên,
đề tài “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên
cứu trong phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang” là rất cần thiết và em đã quyết

định chọn đề tài này để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Qua đó, em hy vọng đề
tài này sẽ là một hướng đi tốt cho du lịch Hậu Giang và giúp cho khá nhiều người
dân nơi đây tăng thêm thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình mà vẫn không làm mất đi
nguồn tài nguyên vốn có tại nơi đây.
1.1.2. Căn cứ khoa học
Theo Pháp lệnh Du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở điều 1 đã khẳng định
như sau: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan
trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi của nhân
dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước”.
Từ sau những năm 1990 – 1991 ở một số nước đã phát triển dần loại hình du
lịch sinh thái như ở các nước Úc, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển… Ở Việt
Nam loại hình du lịch sinh thái này tuy có muộn hơn nhưng loại hình này luôn được
chú ý đến. Đến nay nhiều địa phương đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt
động này. Sau khi có pháp lệnh về du lịch đầu năm 1999, du lịch sinh thái ngày càng
được chú ý đến trong sự phát triển chung của hoạt động du lịch nhằm nâng cao chất
lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch, đưa ngành du lịch thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Và trong kế hoạch từ năm 2001 đến năm 2010 nhiều

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 3
nơi đã có quy hoạch mở rộng loại hình du lịch sinh thái này. ĐBSCL với thế mạnh
du lịch sinh thái – văn hóa sông nước miệt vườn bậc nhất trong nước với hệ thống
sông ngòi chằn chịt, vườn cây ăn trái tươi tốt, người dân thân thiện… Do đó cần
phải có những biện pháp khai thác nguồn tài nguyên phong phú này một cách hiệu
quả nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính bền vững trong du lịch.

1.1.3. Căn cứ thực tiễn
Hậu Giang tuy không có biển như Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau; không có
núi như An Giang nhưng Hậu Giang có vị trí vệ tinh, nằm sát cạnh thành phố Cần
Thơ và chịu ảnh hưởng lớn của du lịch Cần Thơ, là một địa bàn trọng điểm phát
triển miền Tây Nam Bộ, đóng vai trò quan trọng đối với du lịch cả nước. Hậu Giang
nằm trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ Trung tâm Du lịch TP Hồ Chí
Minh đến Cà Mau (quốc lộ 1A), có sông Hậu là một trong những tuyến du lịch sông
Mêkông của quốc gia.
Ngoài ra Hậu Giang còn có khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn mà từ lâu vẫn
chưa được khai thác, một hệ thống kênh rạch chằn chịt, những vườn cây ăn trái tươi
tốt, các khu di tích cách mạng hào hùng và nhiều vùng đất đang chờ khai thác. Từ
những căn cứ thực tiễn trên có thể khẳng định rằng du lịch Hậu Giang hoàn toàn có
thể phát triển lớn mạnh, mang lại nguồn lợi to lớn cho tỉnh nhà và cho những người
dân đang sở hữu nó.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với một số mục tiêu cần đạt được như sau:
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được mô hình du lịch sinh thái mới, đặc sắc, tạo nét riêng cho du
lịch Hậu Giang. Đưa tên tuổi Hậu Giang đến tất cả người dân Việt Nam và nhiều
khách du lịch quốc tế khác. Đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người dân
trong vùng, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó
vẫn luôn đảm bảo tính bền vững cho môi trường và nguồn tài nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi đề tài nghiên cứu được hoàn thành phải đạt được những mục tiêu cụ
thể sau đây:
1. Đánh giá chính xác thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Hậu Giang.

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 4
2. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái kết hợp học tập, nghiên cứu ở tỉnh Hậu
Giang.
3. Đưa ra một số biện pháp thiết thực nhằm giữ gìn và tôn tạo môi trường du
lịch và tài nguyên thiên nhiên để có thể phát triển bền vững.

1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Loại hình du lịch sinh thái nào ở Hậu Giang được yêu thích nhất?
- Khi đến Hậu Giang khách du lịch thường thích tham gia những hoạt động vui
chơi, giải trí nào?
- Khách du lịch thường quan tâm đến vấn đề nào nhất khi đi du lịch?
- Những khu vực nào trong tỉnh thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái?
- Mô hình du lịch sinh thái nào cần được xây dựng phù hợp với nguồn tài
nguyên đang có?
- Khách du lịch mong đợi gì khi tham gia du lịch sinh thái ở Hậu Giang?
- Làm cách nào để phát triển du lịch sinh thái bền vững?
- Những thuận lợi và khó khăn nào trong phát triển du lịch Hậu Giang?

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Vì mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa ở Hậu
Giang nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là trên toàn tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do
thời gian có giới hạn nên chỉ nghiên cứu sâu vào một số huyện, xã có tiềm năng du
lịch cao như Vị Thanh, Vị Thủy, Châu Thành, Phụng Hiệp. Còn những nơi khác chỉ
nghiên cứu sơ bộ.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Các số liệu thứ cấp dùng để nghiên cứu sẽ được thu thập từ năm 2004 cho đến
nay và số liệu sơ cấp sẽ được thu thập trong suốt quá trình làm luận văn tức là từ
ngày 02/01/2008 đến ngày 09/05/2008.

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài cần nghiên cứu là cuộc sống và kinh tế nông thôn ở tỉnh
Hậu Giang; tâm lý, sở thích của khách du lịch đến ĐBSCL; những địa bàn có khả
năng khai thác du lịch sinh thái – văn hóa.

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 5
1.5. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Những người dân sống trong vùng phát triển mô hình và những hộ tham gia
kinh doanh du lịch trong mô hình. Các cơ sở, ban quản lý ngành du lịch.

1.6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
 TS. Trần Văn Thông – Qui hoạch du lịch: Những vấn đề lý luận và thực
tiễn - Khoa du lịch trường Đại học dân lập Văn Lang năm 2007. Bài viết đã đưa ra
được những cơ sở lý luận thực tiễn về khoa học qui hoạch du lịch, mang tính ứng
dụng cao. Ngoài ra tác giả còn đánh giá được thực trạng về công tác qui hoạch du
lịch ở Việt Nam trong thời gian qua.
 Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 – Sở thương mại-du lịch tỉnh Hậu Giang năm 2007.
Bài viết đánh giá được điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch Hậu Giang đồng
thời đưa ra kiến nghị vạch hướng phát triển cho du lịch Hậu Giang đến năm 2020.
 Kreg Lindberg, Megan Epler Wood, David Engeldrum – Du lịch sinh thái:
hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý (tập 2) – Hiệp hội du lịch sinh thái năm
2006. Bài viết đưa ra cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về du lịch sinh thái. Các nguyên
tắc hoạch định và chiến lược quản lý du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
 Nguyễn Đình Hòe – Môi trường và phát triển bền vững – Nhà xuất bản
giáo dục năm 2006 – Tác giả đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về
môi trường, gắn kết những vấn đề môi trường và phát triển, tạo cơ sở để nghiên cứu

những lĩnh vực khác như quản lý khoa học-công nghệ và môi trường, khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
 Lê Tuyết Minh – Giáo trình Phát triển bền vững – Khoa Nông nghiệp và
sinh học ứng dụng trường ĐH Cần Thơ năm 2006 – Bài viết giúp cho người đọc
nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội, nghiên cứu cơ bản về các qui luật kinh tế và môi trường,
khả năng áp dụng các qui luật của nó vào thực tế để phát triển bền vững cũng đã
được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu.
 Vũ Mỹ Linh – Đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái ở Cần Thơ –
Đại học Cần Thơ năm 2007 – Trong bài viết tác giả đã xác định được các lợi ích du

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 6
khách mong muốn tìm kiếm khi đi du lịch và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn đi
du lịch sinh thái đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du
lịch sinh thái.































Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 7

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm về du lịch
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du
lịch.
- Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường.
- Cảnh quan du lịch là tập hợp tất cả các tài nguyên du lịch trên một không
gian lãnh thổ xác định. Những tài nguyên này có mối quan hệ mật thiết với nhau
hoặc có những nét tương đồng nhất định tạo nên đặc điểm đặc trưng riêng của lãnh
thổ so với các không gian lãnh thổ khác.
- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch
- Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 8
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có
thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

- Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
- Du lịch bềnh vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
- Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan
tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động
du lịch trong tương lai.
- Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn nơi diễn
ra các hoạt động du lịch.
2.1.2. Phát triển bền vững và những khái niệm liên quan
Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới
nêu ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình,
sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu
của họ”.
Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển họp tại Rio
DeJaneiro, Brazin tháng 6 năm 1992 với chủ đề “Môi trường và phát triển”, người
ta khẳng định rằng: con người muốn tồn tại phải phát triển, nhưng không vì phát
triển mà gây hại đến môi trường vì phải bảo đảm cho lợi ích không chỉ cho thế hệ
hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai. Lần đầu tiên khái niệm về Phát triển bền
vững hay Phát triển lâu bền (Sustainable Development) được thừa nhận và đưa vào
bản tuyên bố RIO nổi tiếng. Trong vòng 10 năm sau hội nghị RIO 1992, các quốc
gia đều có những nỗ lực để khắc phục các vấn đề về môi trường. Trong vài năm gần
đây đã có thêm một số văn kiện như: Bản tuyên bố thiên niên kỷ, Bản tuyên bố
Doha, Bản đồng thuận Monterry.
Phát triển bền vững gồm 3 hệ thống phụ thuộc lẫn nhau:






Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 9
Hệ kinh tế
Hệ xã hội Hệ tự nhiên
Phát triển bền vững










Hình 2.1: Tương tác giữa 3 hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội và phát triển bền
vững (Nguyễn Đình Hòe, 2006)

- Hệ thống tự nhiên: bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
các thành phần môi trường của đất.
- Hệ thống kinh tế: hệ sản xuất và phân phối sản phẩm.
- Hệ thống xã hội: quan hệ của con người trong xã hội.


 Tài nguyên rừng
Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá của đất nước ta, rừng không những
là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái cực kỳ

quan trọng. Rừng không những có chức năng điều hòa khí hậu, duy trì tính ổn định
màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn việc xói mòn, lở đất, làm giảm nhẹ sức
tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, làm giảm
mức độ ô nhiễm nước và không khí.


 Định nghĩa môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) Việt Nam sửa đổi (2006) có định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”.
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 10
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
“Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái, và các hình thái vật chất
khác”.
Các yếu tố xã hội-nhân văn chưa được coi là yếu tố môi trường.
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và
đầy đủ hơn về môi trường:
“Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội-nhân văn và các
điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động
của con người trong thời gian bất kỳ”.



 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự tích lũy trong môi trường các yếu tố (vật lý, hóa
học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở
nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng. Ô nhiễm môi trường là yếu tố có
thể định lượng được.









Hình 2.2: Mô hình ô nhiễm “yếu tố A” trong hệ thống môi trường (Lê Tuyết
Minh, 2006)

- Yếu tố vật lý: bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trường, phóng
xạ.
- Yếu tố hóa học: các chất khí, lỏng và rắn.
- Yếu tố sinh học: vi trùng, ký sinh trùng, virut.



Tiêu chuẩn
Đưa vào chất lượng môi trường

Tích lũy


Mức ô nhiễm



Mức an toàn



A

Đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa kết hợp học tập, nghiên cứu trong
phát triển bền vững ở tỉnh Hậu Giang”
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Thị Khuê Nghi
Trang 11
Tổng hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều.
Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn ô nhiễm, lan truyền theo các
đường: nước mặt, nước ngầm, không khí, trung gian truyền bệnh (côn trùng, vật
nuôi), người bị nhiễm bệnh, thức ăn (của người hoặc động vật).
Nguồn ô nhiễm gồm 2 loại:
- Nguồn điểm (ví dụ bãi rác, cống xả)
- Nguồn diện (ví dụ khu vực nông nghiệp)
Mặc dù chất gây ô nhiễm có thể có từ nguồn gốc tự nhiên, nhưng phần lớn các
nguồn ô nhiễm là từ nguồn nhân tạo, liên quan đến hoạt động sản xuất và hoạt động
sống của con người. Gần đây còn xuất hiện khái niệm “ô nhiễm văn hóa”, “ô nhiễm
xã hội” do hành vi và lối sống của con người, gây hại cho văn hóa, thuần phong mỹ
tục và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn môi trường nào quy định
mức độ các hành vi này.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,

có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,
làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất ô nhiễm
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc
theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.


×