Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học kì i môn sinh học 8 quận 3 thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.98 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian làm bài: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

Câu 1: (2,5 điểm)
Chức năng các bộ phận của xương dài.
Câu 2: (2,5 điểm)
Trình bày cơ chế đông máu. Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu.
Câu 3: (1,5 điểm)
Điền vào bảng hoạt động của các van tim trong sự vận chuyển máu
Các pha trong
một chu kì tim

Hoạt động của van trong các pha
Van nhĩ – thất

Sự vận chuyển của máu

Van động mạch

Pha nhĩ co
Pha thất co
Pha dãn chung


Câu 4: (2 điểm)
Trình bày sự tiêu hóa ở ruột non.
Câu 5: (1,5 điểm)
Điền chú thích vào hình “Cấu tạo ngoài của tim”

11
1

10
9

2
32

8

7
6

4
5

-

---Hết --Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN SINH HỌC 8 (đề chính thức)

NĂM HỌC 2014-2015

Câu 1. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài. (2,5 điểm) –
Mỗi ý đúng được 0,25đ
Xương dài có cấu trúc hình ống gồm:/
- Đầu xương có:/
+ Sụn bọc đầu xương giúp giảm ma sát trong khớp xương./
+ Sụn tăng trưởng giúp xương dài ra./
+ Mô xương xốp gồm các nan xương giúp phân tán lực tác động và tạo các ô chứa
tủy đỏ./
- Thân xương có:/
+ Màng xương giúp xương phát triển to về bề ngang./
+ Mô xương cứng giúp chịu lực, đảm bảo xương vững chắc./
+ Khoang xương chứa tủy xương/(ở trẻ em là tủy đỏ sinh hồng cầu, ở người lớn là
tủy vàng chứa mỡ)./
Câu 2, Trình bày cơ chế đông máu. Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu
(2,5 điểm)
- Vẽ được sơ đồ cơ chế đông máu (được 1,5 đ)
- Vai trò của tiểu cầu (1điểm - mỗi ý đúng được 0.25đ)
+ Bám vào vết rách và bám vào nhau/ để tạo thành nút tiểu cầu bịt tam thời vết
rách./
+ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu/ để tạo thành khối máu đông.
Câu 3. Hoạt động của các van trong sự vận chuyển máu. 1,5 đ
(mỗi ý đúng được 0.25đ)
Các pha trong
Hoạt động của van trong các pha
Sự vận chuyển của máu
một chu kì tim
Van nhĩ – thất
Van động mạch

Pha nhĩ co
Mở
Đóng
Từ tâm nhĩ vào tâm thất
Pha thất co
Đóng
Mở
Từ tâm thất vào động mạch
Pha dãn chung
Mở
Đóng
Từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi
vào tâm thất
Câu 4. Sự tiêu hóa ở ruột non của người. (2 điểm) - Mỗi ý đúng được 0,25đ
- Thức ăn xuống đến ruột non/ được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu./
- Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hổ trợ/ như gan, tụy, các tuyến ruột/ nên ở ruột non
có đủ các loại enzim/ phân giải các phân tử phức tạp/ của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin)/
thành các chất dinh dưỡng/ có thể hấp thụ được/ (đường đơn, glyxêrin và axit béo, axit
amin)./
Câu 5. Điền đầy đủ chú thích vào hình “cấu tạo ngoài của tim”. (1,5 điểm)
1/ Tĩnh mạch chủ trên
2/ Tâm nhĩ phải
3/ Động mạch vành phải
4/ Tâm thất phải
5/ Tĩnh mạch chủ dưới
6/ Tâm thất trái
7/ Động mạch vành trái
8/ Tâm nhĩ trái
9/ Tĩnh mạch phổi
10/ Động mạch phổi

11/ Cung động mạch chủ


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ DỰ BỊ
(Đề thi có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian làm bài: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
Chú thích hỉnh vẽ: Hình dạng mặt ngoài phía trước của tim
11
1

10
9

2
2

7
6

4
5


Câu 2: (1,5 điểm)
Phản xạ là gì? Cho ví dụ. Nêu các yếu tố của một cung phản xạ
Câu 3: (2,5 điểm)
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Vì sao khi truyền máu cần
làm xét nghiệm trước?
Câu 4: (1,5 điểm)
Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Quá trình hô
hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
Câu 5: (2,5 điểm)
Trình bày về sự tiêu hóa ở ruột non.

-

---Hết --Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm

HƯỚNG DẪN CHẤM KTHKI Sinh 8/14-15


Câu 1: (2đ) (hình 17.1 / trang 54 SGK) có 11 chú thích: cứ đúng 3 chú
thích thì được 0,5đ.
1/ Tĩnh mạch chủ trên
2/ Tâm nhĩ phải
3/ Động mạch vành phải
4/ Tâm thất phải
5/ Tĩnh mạch chủ dưới
6/ Tâm thất trái

7/ Động mạch vành trái

8/ Tâm nhĩ trái
9/ Tĩnh mạch phổi
10/ Động mạch phổi
11/ Cung động mạch chủ

Câu 2: (1,5đ)
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể/ trả lời các kích thích của môi trường/ thông
qua hệ thần kinh./Ví dụ/ (0,25đ x 4 ý)
- Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron
trung gian, nơron ly tâm, và cơ quan phản ứng. (0,5đ)
Câu 3: (2,5đ)
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%)./ Các tế bào máu gồm
hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu./ (0,5đ x 2 ý)
- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho
phù hợp,/ tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương
người nhận gây tắc mạch)/ và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây
bệnh./ (0,5đ x 3 ý)
Câu 4: (1,5đ)
- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào/ để tham gia vào các phản ứng tạo năng
lượng/ cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể,/ đồng thời thải loại
cacbonic ra khỏi cơ thể./
(0,25đ x 4 ý)
- Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
(0,5đ)
Câu 5: (2,5đ)
- Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu./
(0,5đ)
- Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ (như gan, tụy, các tuyến ruột)/ nên ở ruột
non có đủ các loại enzim/ phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit,
lipit, protein)/ thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn,

axitamin, glixerin và axit béo)./ (0,5đ x 4 ý)



×