Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.42 MB, 32 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học có vai trò quan trọng đặc biệt,
nhằm mục đích giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng
tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Mặt khác Ngữ văn cũng là một môn học
thuộc nhóm công cụ, có mối quan hệ với nhiều môn học khác, học tốt môn văn sẽ hỗ
trợ cho các môn học khác và ngược lại. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực
hành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn, tích hợp các môn học khác nhau
trong việc dạy và học môn Ngữ Văn; từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng
yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá.
Trong việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một văn bản văn học, phần tổng kết
bài học và củng cố kiến thức bài học có vai trò tổng hợp, nhắc lại một cách ngắn gọn
tất cả nội dung yêu cầu của toàn bài, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc bài học.
Đó là một khâu then chốt của một quá trình. Khi hoàn thành đọc - hiểu một văn bản,
học sinh phải biết được văn bản ấy nói về điều gì, nói bằng cách nào. Điều đó được
cô đọng ở những phần cuối của bài học. Tuy nhiên, phần này đôi khi chưa thực sự
được các giáo viên chú ý đúng mức trong việc lên lớp, hình thức tổng kết và củng cố
bài học còn khuôn mẫu, cứng nhắc, ít gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, đây là hai
phần cuối của một bài học nên học sinh thường ít chú ý, dẫn đến việc “học trước
quên sau”, học sinh tiếp thu bài kém hiệu quả, kết quả kiểm tra đánh giá không cao,
không phát huy được năng lực làm việc của học sinh. Đối với nhóm bài học văn học
trung đại - những tác phẩm khó, khó trong việc dạy và khó trong việc học vì khá xa lạ
với học sinh – thì tình trạng trên càng phổ biến.
Với mong muốn giúp học sinh có thể ghi nhớ bài học một cách dễ dàng, đơn
giản hơn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân, có hứng thú trong toàn
bộ giờ học, chúng tôi đã đầu tư công sức, trí tuệ, nghiên cứu áp dụng sáng kiến “Đổi
mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm
việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại
trong chương trình Ngữ văn 11)”. Phần tổng kết bài học sẽ được sơ đồ hoá, điều đó
1



sẽ hiển thị liên kết giữa các phần của bài học một cách rõ ràng, cung cấp thêm một số
cách thức tổng kết bài học tránh rập khuôn, nhàm chán. Đồng thời, với sơ đồ được
giáo viên cung cấp hoặc do học sinh tự hoàn thành, đó sẽ là cơ sở để học sinh về nhà
tiếp tục triển khai chi tiết theo hướng xây dựng bản đồ tư duy, phục vụ cho việc học
bài, ôn bài. Phần củng cố bài học sẽ theo hướng xây dựng những trò chơi hoặc những
bài tập nhỏ, sẽ là cơ hội để học sinh hiểu sâu và nhớ lâu những gì mình đã học, có sự
liên kết, mở rộng đến kiến thức của những môn học khác, lĩnh vực khác. Đây cũng là
phần mà chúng tôi thường chia nhóm hoạt động sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần
tập thể, rèn luyện năng lực làm việc nhóm. Ngoài ra, hai phần này, chúng tôi thiết kế
trên powerpoint, mang lại tính trực quan, sinh động và có thể dễ dàng chia sẻ với bạn
bè đồng nghiệp. Phần thiết kế sẽ nhanh chóng được áp dụng rộng rãi, tiếp tục được
bổ sung, cải tiến ở những năm tiếp theo. Trên cơ sở những thiết kế đã có, giáo viên có
thể tiến hành thực hiện mô hình thiết kế này đối với những bài học còn lại trong
chương trình Ngữ văn lớp 10,11, 12 . Đó là những mong muốn của chúng tôi khi tiến
hành áp dụng sáng kiến này.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện tốt sáng kiến, chúng tôi tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy Ngữ văn cấp THPT, đặc biệt là tài liệu
về xây dựng bài giảng điện tử
- Khảo sát thực tế các giờ học: việc dạy của giáo viên và việc học, độ hứng thú,
tập trung của học sinh.
- Lên kế hoạch và tiến hành thao giảng, dự giờ.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm giờ dạy, cải tiến, bổ sung.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó tiếp tục có sự
điều chỉnh hợp lý.
- Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá ở các kì thi để có hướng phát triển, mở
rộng sáng kiến
III. Phạm vi nghiên cứu.


2


Phạm vi của sáng kiến tập trung vào việc xây dựng sơ đồ cho phần tổng kết bài
học, xây dựng trò chơi cho phần củng cố bài học đối với nhóm bài văn học trung đại
trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
IV. Mục đích nghiên cứu.
Sáng kiến chúng tôi tập trung nghiên cứu sẽ giúp giáo viên thực hiện và tích
luỹ kinh nghiệm như sau:
- Tổng kết bài học một cách hiệu quả.
- Tạo được hứng thú cho toàn bộ giờ học.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò trung tâm của học sinh trong giờ học.
- Tích hợp kiến thức liên môn.
- Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
- Hệ thống kiến thức phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11,
phục vụ đổi mới kiểm tra, đánh giá.
V. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu kĩ lưỡng bài học, tổng hợp những
kết quả đã có trong việc xây dựng bài học theo tiêu chí phát huy tính chủ động sáng
tạo của học sinh,
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm với
giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy.
- Phương pháp quan sát: dự giờ, thăm lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi trong nhóm và trao đổi với đồng
nghiệp để bổ sung, hoàn thiện tiết dạy; trao đổi với học sinh, lắng nghe ý kiến từ phía
học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy thử nghiệm một số tiết, cùng với
các câu hỏi kiểm tra, đánh giá sau bài học để đánh giá mức độ hứng thú của học sinh
và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung.


3


PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I.Thực trạng của việc thực hiện phần tổng kết bài học và củng cố bài
học trong tiết dạy môn Ngữ văn.
Phần tổng kết và củng cố bài học là phần luôn được giáo viên chú ý trong mỗi
tiết dạy vì phần này sẽ cô đúc những kiến thức cơ bản nhất để học sinh ghi nhớ, đồng
thời gợi mở cho các em những vấn đề khác xung quanh bài học. Tuy nhiên hiện nay
đối với các bài học nói chung và đối với nhóm bài văn học trung đại trong chương
trình lớp 11 nói riêng, việc thực hiện dạy trên lớp của giáo viên vẫn còn mang nặng
tính khuôn mẫu, áp đặt.
Thông thường đối với phần tổng kết bài học, giáo viên sẽ gọi một đến hai học
sinh đứng lên trả lời câu hỏi “Trình bày những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm”. Sau đó, giáo viên sẽ bổ sung, chốt lại. Ví dụ như đối với bài học “Câu cá mùa
thu” (Nguyễn Khuyến), giáo viên sẽ tập trung hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản,
từ đó đi đến phần tổng kết. Cách dạy truyền thống thường là giáo viên sẽ đặt câu hỏi
cho học sinh “Em hãy tóm lại những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
“Câu cá mùa thu”, sau đó gọi 1 đến 2 học sinh khá, giỏi trong lớp trình bày. Học sinh
phát biểu ý kiến, giáo viên chốt lại và cho học sinh ghi. Nếu học sinh không trả lời
được, giáo viên sẽ nói ngắn gọn và học sinh tự ghi vào vở.
Đối với phần củng cố bài học, một số bài, giáo viên thuyết trình ngắn gọn, một
số bài là những câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Ví dụ, qua việc
khảo sát thực tế chúng tôi đã thấy, đối với tác phẩm “Tự tình” (Hồ Xuân Hương),
phần đọc - hiểu chiếm mất khá nhiều thời gian nên đến phần củng cố bài học thường
chỉ còn lại từ 2 đến 3 phút. Giáo viên thường chọn cách thuyết trình để đảm bảo thời
gian: “Tác phẩm giúp các em hiểu thêm về đề tài người phụ nữ trong văn học trung
đại, cuộc đời éo le của Hồ Xuân Hương, cũng như đặc điểm của thể thơ Nôm Đường
luật. Qua đó, tác phẩm gợi mở bài học về nghị lực sống, về sự cảm thông, chia sẻ
trong cuộc sống”. Đối với các bài học khác, hoạt động của giáo viên và học sinh cũng

diễn ra tương tự. Cá biệt, có một số tiết học, do không đủ thời gian nên giáo viên đã

4


bỏ qua khâu củng cố bài học hoặc dặn dò chung chung : “Về nhà các em đọc và xem
kĩ lại bài học hôm nay”.
Cách làm truyền thống theo hướng thuyết trình hoặc phát vấn – đàm thoại đảm
bảo được chuẩn kiến thức của bài học, tuy nhiên điều kiện để phát huy năng lực làm
việc của học sinh còn hạn chế. Bài học nào cũng cùng một cách thức như thế, lại diễn
ra ở phần cuối của tiết học, đôi khi vội vàng là nguyên nhân khiến học sinh không tập
trung, giảm hứng thú. Trong khi đây là phần rất quan trọng, giúp học sinh nhớ bài lâu
hơn, chủ động hơn, là cơ sở để gợi mở những sáng tạo và sự vận dụng bài học vào
cuộc sống. Đến tiết học sau, khi kiểm tra bài cũ, nếu giáo viên yêu cầu nhắc lại nội
dung, nghệ thuật cơ bản của tác phẩm, có thể học sinh không trả lời được. Điều đó đã
dẫn đến hệ quả là học sinh có kết quả học tập không cao khiến các em lại càng thờ ơ
với môn Văn.

II. Hiệu quả khi sử dụng sơ đồ tổng kết và các trò chơi củng cố bài học
kết hợp luyện tập có ứng dụng công nghệ thông tin
Đổi mới phương pháp tổng kết bài học theo hướng sơ đồ hoá và phần củng cố,
luyện tập theo hướng trò chơi hoá hoặc bài tập phân loại có ứng dụng công nghệ
thông tin mang lại những hiệu quả đáng chú ý sau:
- Thứ nhất là giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng tính
linh hoạt cho bài giảng, coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm thường
xuyên ở tất cả các tiết học, ở tất cả các khâu, các phần của bài học.
- Thứ hai, các hình ảnh trực quan, sinh động và có tính logic sẽ thu hút sự chú
ý của học sinh, giúp giáo viên dễ dàng tổ chức giờ học, tăng tính tương tác thày – trò,
phối hợp hoạt động có hiệu quả.
- Thứ ba, theo chúng tôi là quan trọng nhất, đó là học sinh được tăng cường

tính chủ động, sáng tạo và tư duy qua bài học, mạnh dạn chia sẻ, hợp tác, có kĩ năng
làm việc nhóm, có năng lực tự học và sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra, học sinh hoàn
toàn có thể đặt ra những câu hỏi, nêu những cách hiểu khác, ý kiến riêng của bản
thân, thể hiện sự làm chủ kiến thức.

5


III. Phần thiết kế cụ thể cho chùm 8 bài học văn học trung đại trong
chương trình Ngữ văn 11.
1. Phần tổng kết bài học.
a. Hệ thống sơ đồ:

6


7


8


9


b. Đề xuất một số cách thức sử dụng các sơ đồ đã thiết kế
b.1. Đối với hoạt động tổng kết bài học trên lớp.
Trong thời gian từ 2 đến 3 phút, với sự hỗ trợ của máy chiếu, giáo viên có thể
sử dụng sơ đồ để hướng dẫn học sinh tổng kết bài học theo một số cách thức khác
nhau. Điều này sẽ tạo nên sự sinh động, linh hoạt cho bài học, tạo hứng thú, sự tích

cực cho học sinh. Học sinh vừa nắm được những ý cơ bản, lại vừa có thể phát huy
khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng hiểu biết của mình để tự mình hoàn thiện bài
học. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một vài cách thức.
- Cách thứ nhất, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống ngẫu nhiên một số ô để học sinh tự
hoàn thành.
Ví dụ, đối với phần Tổng kết bài “Vào phủ chúa Trịnh”, giáo viên đưa ra sơ
đồ sau và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trong vòng 2 phút. Sau đó giáo viên
trình chiếu đáp án, học sinh tự chữa vào vở.

- Cách thứ hai, giáo viên bỏ trống có hệ thống các phần của sơ đồ để học sinh hoàn
thành.
Ví dụ: Đối với phần Tổng kết bài học “Câu cá mùa thu”, giáo viên đưa ra sơ
đồ sau (bao gồm các ý lớn, bỏ trống toàn bộ ý nhỏ) và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ
đồ trong vòng 2 phút. Giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh tự sửa và bổ sung:

10


- Cách thứ ba, giáo viên đưa ra mô hình sơ đồ và toàn bộ nội dung cần tổng kết, sau
đó yêu cầu học sinh xếp các nội dung đó vào các ô tương ứng.
Ví dụ: Đối với phần tổng kết bài học “Tự tình”, giáo viên đưa ra mô hình sơ
đồ như sau:

Và đưa ra toàn bộ nội dung tổng kết theo ý:
- (1) Tâm trạng bi kịch.
11


- (2) Tài năng nghệ thuật thơ Nôm (Việt hoá thơ Đường).
- (3) Bản lĩnh nữ sĩ.

- (4) Dùng từ độc đáo, sắc nhọn.
- (5) Cô đơn, buồn tủi.
- (6) Xót xa, đau đớn.
- (7) Tả cảnh sinh động.
- (8) Sử dụng ngôn ngữ đời thường.
- (9) Bộc lộ cá tính.
- (10) Phản kháng, khát khao hạnh phúc.
Yêu cầu học sinh điền tất cả các ý nói trên (có thể sử dụng số) vào các ô tương ứng,
thời gian 2 phút. Giáo viên trình chiếu đáp án và học sinh sửa chữa, bổ sung.
- Cách thứ tư, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống từ ngữ trong các ô và yêu cầu học sinh
hoàn thành.
Ví dụ: Đối với phần Tổng kết bài học “Chiếu cầu hiền”, giáo viên đưa ra sơ đồ
như sau và yêu cầu học sinh hoàn thành phần còn bỏ trống trong các ô trong vòng 2
phút. Giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh bổ sung, hoàn thành.

- Cách thứ năm, giáo viên đưa ra sơ đồ và hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn
thành sơ đồ.
12


Ví dụ: Đối với phần tổng kết bài học “Thương vợ” của Tú Xương, giáo viên
đưa ra sơ đồ như sau:

Và hệ thống các câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn thành sơ đồ:
- Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh của những ai?
- Bài thơ đã thể hiện những phẩm chất, tâm trạng nào của nhân vật trữ tình?
- Tú Xương đã thành công như thế nào khi khai thác chất liệu văn học dân gian?
- Đọc bài thơ, người đọc vừa thấy tiếng cười tự trào của Tú Xương lại vừa thấy
tấm lòng của ông Tú với vợ. Nội dung này cho thấy nét nghệ thuật độc đáo nào
trong bài thơ?

Giáo viên có thể kết hợp thêm với các câu hỏi gợi ý cụ thể hơn nếu cần thiết. Học
sinh có hai phút làm bài và trình bày. Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Trên đây là một số cách thức sử dụng sơ đồ. Giáo viên có thể căn cứ theo tình
hình lớp học, đối tượng học sinh, thời lượng bài học và những điều kiện thực tế khác
để áp dụng phù hợp đối với giờ học, mang lại hiệu quả dạy và học cao hơn. Giáo viên
cũng có thể trên cơ sở sơ đồ đã có, thiết kế thêm nhiều cách thức sử dụng khác để
phục vụ cho bài học
13


b.2. Đối với việc học của học sinh ở nhà.
Không chỉ phục vụ cho phần Tổng kết bài học trên lớp, phần sơ đồ chúng tôi
đã thiết kế còn là một gợi ý để học sinh học bài ở nhà. Giáo viên yêu cầu học sinh về
nhà chi tiết hoá phần sơ đồ, triển khai các ý cấp độ thấp hơn theo hướng lập bản đồ tư
duy. Kết hợp bài học đã được học ở trên lớp với bản đồ tư duy tự hoàn thành ở nhà,
học sinh sẽ có thể hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn.
2. Phần củng cố bài học kết hợp luyện tập.
a. Thiết kế các bài tập dưới dạng trò chơi hoặc các bài tập nhỏ.
Phần củng cố bài học, chúng tôi hướng tới việc thiết kế những trò chơi đơn
giản, giáo viên dễ dàng thực hiện và có hiệu quả. Hình thức trò chơi đã được sử dụng
trong khá nhiều môn học khác nhau. Đối với môn Ngữ văn chúng tôi cố gắng thiết kế
những trò chơi vừa lí thú, gần gũi, đồng thời cũng mang màu sắc riêng của môn Văn.
Trong mỗi trò chơi, chúng tôi vừa nhắc lại nội dung bài học, đồng thời mở rộng thêm
các phần kiến thức khác cho học sinh. Khi chơi hoặc làm bài tập, lớp sẽ được chia
thành các nhóm, trả lời, tính điểm, tăng tính cạnh tranh tích cực khiến các em sẽ hào
hứng tham gia các trò chơi, tự mình tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích và rèn
luyện thêm kĩ năng làm việc nhóm. Giáo viên có thể kết hợp cho điểm những học
sinh tiêu biểu của từng nhóm chơi, khích lệ các em nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi.
a.1. Bài “Vào phủ chúa Trịnh”.
Giáo viên đưa ra tháp câu hỏi gồm 4 câu, chia lớp thành hai đội, mỗi đội chuẩn bị 3

tờ giấy ghi các đáp án A, B, C.

14


Khi click vào các số từ một đến bốn, mỗi số sẽ ứng với một câu hỏi, đội nào trả lời
nhanh, đưa đáp án lên trước, đội ấy sẽ ghi điểm và được tiến một bước. Trả lời xong
hết bốn câu hỏi, đội nào tiến được bốn bước, đội ấy sẽ về đích và giành chiến thắng.

15


a.2. Bài “Tự tình”
Giáo viên đưa ra yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cùng làm việc,
viết kết quả ra giấy trong vòng 2 phút. Sau 2 phút, đội nào làm xong và đúng, đạt
điểm cao nhất, đội ấy sẽ giành chiến thắng. Mỗi kết nối đúng được 10 điểm, đoạn văn
đúng được 50 điểm.

16


a. 3. Bài “Thương vợ”.
Giáo viên đưa ra yêu cầu, chia lớp thành ba đội, trả lời lần lượt trả lời câu hỏi
đối với 3 hình ảnh. Đội 1 được trả lời trước, trả lời đúng hình ảnh sẽ mở ra. Nếu đội 1
không trả lời được, quyền trả lời là của đội 2. Cứ như thế cho đến khi các miếng ghép
được mở ra hết. Đội nào thực hiện được nhanh nhất yêu cầu ở hình ảnh cuối cùng,
đội ấy sẽ giành chiến thắng.

17



Hình ảnh cuối cùng, sau khi các miếng ghép đã mở hết:

a. 4. Bài thơ “Câu cá mùa thu”.
Giáo viên đưa ra bảng gồm có số thứ tự các câu trong bài thơ, chia lớp thành 4
nhóm làm việc, mỗi nhóm sẽ nối câu thơ với hình ảnh và với ý nghĩa tương ứng, hoàn
thành vào giấy và nộp lại sau 2 phút. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm, nộp sớm nhất
và đúng nhiều nhất được cộng 20 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ thắng.

18


Đáp án:

a. 5. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, chuẩn bị sẵn giấy bút. Giáo viên đưa yêu
cầu lên máy chiếu: tung ra 6 câu văn và yêu cầu các nhóm thảo luận để viết thêm một
câu liên kết với các câu văn đã cho. Sau 2 phút, nhóm nào viết được nhiều nhất và
đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Giáo viên trình chiếu gợi ý đáp án.

19


a. 6. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
Giáo viên trình chiếu hình ảnh, chia lớp thành 3 đội. Đội 1 sẽ trả lời câu hỏi
đầu tiên, câu hỏi được trả lời, miếng ghép sẽ mở ra. Nếu trả lời không thành công, đội
2 sẽ trả lời. Cứ như thế cho đến khi toàn bộ các miếng ghép được mở ra. Tất cả các
đội cùng trả lời câu hỏi cuối cùng. Đội nào trả lời đúng thì sẽ thắng. Mỗi miếng ghép
được 20 điểm, câu hỏi cuối cùng 40 điểm.


20


Câu hỏi cuối cùng sau khi các miếng ghép đã mở:

21


Đáp án:

a. 7. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
Giáo viên đưa ra một ô chữ, có hai chữ gợi ý và câu hỏi lớn gợi ý trả lời. Giáo
viên chia lớp thành hai đội chơi, lần lượt mở hai ô chữ một. Mỗi ô chữ tương đương
với một câu hỏi. Khi câu hỏi được trả lời ô chữ sẽ được mở ra. Hai đội trả lời hai câu
hỏi cùng lúc, đội 1 không trả lời được đội 2 sẽ có quyền trả lời và ngược lại. Trong
quá trình chơi, bất cứ đội nào nếu muốn đều có thể trả lời toàn bộ ô chữ. Mối câu trả
lời đúng được 20 điểm, trả lời ô chữ được 40 điểm. Đội nào cao điểm hơn sẽ chiến
thắng.
Phần ô chữ ban đầu:

22


Câu hỏi gợi ý trả lời:

Các câu hỏi để mở ô chữ:

23



24


a.8. Bài “Chiếu cầu hiền”.
Giáo viên trình chiếu yêu cầu. Học sinh chuẩn bị giấy bút. Giáo viên chia lớp
thành 4 nhóm, thảo luận thực hiện yêu cầu. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời
đúng nhất và nhanh nhất được cộng 20 điểm. Sau hai phút, nhóm nào cao điểm hơn,
nhóm đó sẽ thắng.

25


×