Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả giờ văn THPT thông qua việc đổi mới hoạt động củng cố, dặn dò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.9 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 SI MA CAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ NGỮ VĂN THPT
THÔNG QUA VIỆC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
CỦNG CỐ - DẶN DÒ

Môn: Ngữ Văn
Tác giả: Vi Thị Huế
Giáo viên môn : Ngữ Văn
Chức vụ : TTCM

\

1


Năm học 2013 - 2014
STT
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3


3.1
3.1.1
3.1.2

MỤC LỤC
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ

TRANG

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Giải pháp thực hiện đề tài
Đổi mới hoạt động củng cố
Củng cố bằng tác phẩm thơ nổi tiếng có liên quan

3
4
4
5
5
6
7
7

7

Củng cố bằng sơ đồ

8
10

3.1.3

Củng cố bằng trò chơi trắc nghiệm

12

3.1.3

Củng cố bằng bài hát, trích đoạn phim, clip ngắn

14

Đổi mới hoạt động dặn dò

16

3.2.1

Giao yêu cầu soạn bài bằng phiếu học tập

16

3.2.2


Giao bài tập theo nhóm

19

Hiệu quả của SKKN

20

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

3.2

4
III

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6

7
8

Chữ cái viết tắt
SGK
GV
HS
VHDG
VHVN
NXBGD
NXBĐHQG
THPT

Chú thích
Sách giáo khoa
Giáo viên
Học sinh
Văn học dân gian
Văn học Việt Nam
Nhà xuất bản Giáo dục
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Trung học phổ thông

2


I. PHẦN MỞI ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, thực tế học sinh không mấy hứng thú với việc học Văn, không
thích theo khối C, không ham đọc các tác phẩm văn học ngày càng phổ biến.

Người viết có thăm dò ý kiến 70 học sinh lớp 12 thuộc 3 nhóm đối tượng : khá,
trung bình, yếu ( khối 12 không có học sinh học lục giỏi môn Ngữ Văn ) tại
trường THPT số 1 Si Ma Cai với phiếu hỏi với 3 câu hỏi
1. Em có yêu thích học môn Ngữ Văn không ?
a. Rất thích
b. Bình thường
c. Không thích
2. Em tự nhận xét về mức độ hiểu bài của mình sau các tiết học Văn nói
chung ?
a. Rất hiểu
b Bình thường
c Không hiểu mấy
3. Em đánh giá mức độ cần thiết của việc củng cố và dặn dò sau mỗi tiết
học với việc hiểu bài của em ?
a. Rất cần
b Bình thường
c Không cần thiết
Riêng câu 3, em lí giải tại sao cho lựa chọn của mình :
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Kết quả nhận được là
S Nhóm
T học
T sinh

Số
Câu 1
lượng
A

b

Câu 2

Câu 3

c

a

b

C

A

b

c

1 Giỏi

0

0

0

0


0

0

0

0

0

2 Khá

15

11

3

1

7

8

0

12

3 Trung
bình


37

10

17

10

6

15

16

4 Yếu

18

3

10

5

0

7

5 Tổng


70

24

30

16

23

23
3

Tỉ lệ
thích
học
văn

Tỉ lệ
thấy
rất
hiểu
bài

Tỉ lệ thấy
củng cố
dặn dò
quan
trọng


0

0

3

0

73,3%

46,6%

80 %

25

4

8

27,0%

16,2%

67,5%

11

10


4

4

16,6%

0%

55,5 %

16

1

7

62

38,9%

20,9%

67,6%


Từ con số thống kê khảo sát trên, người viết nhận thấy tỉ lệ học sinh thích
học Ngữ Văn chỉ chiếm gần 40 %, tỉ lệ học sinh thấy rất hiểu bài chỉ chiếm
khoảng 20 %. Số học sinh thấy phần củng cố dặn dò là rất quan trọng chiếm
67,6% , nhưng nhiều giáo viên lại không chú trọng, thậm chí là bỏ qua phần này

khi hết giờ. Học sinh không hiểu bài nên không càng chán học hơn. Qua đó cho
thấy thực trạng chung của việc dạy học bộ môn Ngữ Văn qua phương tiện
truyền thông phản ánh cũng rất đúng với thực trạng tại trường THPT số 1 Si Ma
Cai. Học sinh chưa thấy hứng thú học tập môn Ngữ Văn, chưa thấy thật hiểu bài
sau mỗi tiết học. Nguyên nhân có thể chỉ ra như sau
Về phía học sinh
- Học sinh ít đọc sách, không chịu học bài, soạn bài để tăng thêm vốn
sống, vốn văn học, vốn hiểu biết để thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương.
-Thời đại công nghiệp điện tử phát triển, các em bị cuốn hút vào các chương trình Intemet, trò chơi điện tử, các đĩa hát, băng nhạc...mà ít say mê Văn
học
-Thời kỳ kinh tế thị trường làm cho con người thực tế và thực dụng hơn
với các bộ môn khoa học tự nhiên dễ kiếm ra lợi nhuận...
-Ý chí học tập của học sinh chưa cao, chưa có quyết tâm và ý chí tiến thủ,
chưa say mê.
Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa tìm được phương pháp giảng dạy thật phù hợp với đối
tượng học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình và yếu
- Một số tiết dạy chưa được đầu tư, thiếu sinh động, hấp dẫn, chưa khai
thác tối đa, có hiệu quả từ các phương tiện hỗ trợ dạy học.
- Một số phần chưa được giáo viên chú trọng và hay bỏ qua hoặc làm qua
loa, chiếu lệ : Lời dẫn vào bài, mục củng cố dặn dò, phần nhận xét rút kinh
nghiệm sau tiết dạy…
Đứng trước thực trạng trên, người viết rất trăn trở làm sao để học sinh yêu
thích môn Văn hơn, làm sao để học sinh hiểu bài hơn sau mỗi tiết học. Để có thể
giải quyết được những vấn đề trên, người viết nhận thấy cần đổi mới phương
pháp, giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó cần sinh động hóa
tiết học, sử dụng sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
hợp lí, để tiết học hấp dẫn hơn. Và đặc biệt, có một phần trong tiến trình tiết dạy
mà giáo viên hay bỏ qua hoặc làm rất sơ sài, đó là phần củng cố dặn dò sau mỗi
tiết học. Người viết đi dự giờ của nhiều giáo viên trong cùng tổ bộ môn và nhưng

đồng nghiệp trong nhà trường và nhận thấy rằng, nhiều giáo viên vì không phân
4


phối thời gian hợp lí, nên gần như không giành thời gian cho phần củng cố. Hoặc
phần củng cố chỉ là phần giáo viên nhắc lại một số ý chính trong khoảng 1 phút,
sau đó dặn học sinh về nhà học bài và soạn bài cho bài sau một cách chung
chung. Đó là lí do người viết đưa đưa ra đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ Ngữ
văn thông qua đổi mới phần củng cố - dặn dò ” .Người viết đã tiến hành nghiên
cứu và thử nghiệm đổi mới tiến trình này để bài học đạt hiệu quả cao hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Mục đích của đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ Ngữ văn thông qua đổi
mới phần củng cố - dặn dò ” là qua việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài này, mỗi
giáo viên sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong mục đích giảng dạy, học sinh sẽ đạt kết
quả cao hơn trong việc khám phá kiến thức qua mỗi tiết học. Cụ thể là:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong bài một cách có hệ thống, khoa
học, lô - gíc...làm cho học sinh nắm chắc kiến thức hơn..
+ Áp dụng các cách thức củng cố mới sinh động, hấp dẫn, làm cho học
sinh hứng thú hơn với học tập, yêu thích bộ môn Ngữ Văn nhiều hơn.
+ Dặn dò học sinh về soạn bài với những yêu cầu trọng tâm, cụ thể, không
chung chung, làm cho học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn cho tiết học sau.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu về phần củng cố dặn dò sau một bài học,
và đưa ra các cách thức củng cố dặn dò trong một bài học chương trình Ngữ
văn 12 THPT ( chương trình Chuẩn ) để tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
- Nếu đề tài được cấp trên công nhận, người viết sẽ nhân rộng việc
nghiên cứu và thực hiện tại các khối lớp khác trong nhà trường.
3.2. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm là học sinh lớp 12 A2 và 12 A3 trường

THPT số 1 Si Ma Cai
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người viết áp dụng phương pháp khảo sát thực tế trong giờ dạy và thăm
dò ý kiến học sinh. Đồng thời tham khảo ý kiến của đồng nghiệp tổ chuyên môn
và nghiên cứu dư luận chung về bộ môn Văn. Kết hợp việc nghiên cứu lí luận
giảng dạy Văn học với thực tiễn giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường
5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU :
Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT số 1 Si Ma Cai trong thời gian 7
tháng, từ tháng 09- 2013 đến tháng 03 – 2014.

5


II.PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Theo thống nhất của lớp Ngữ Văn bồi dưỡng hè các năm vừa qua do Sở
Giáo dục và dào tạo Lào Cai tổ chức, việc thực hiện một tiết dạy 45 phút trên
lớp theo yêu cầu phản tuân thủ các bước sau
Bước 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ) : Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp, ổn
định tình hình trong lớp cho nghiêm trang, ngay ngắn
Bước 2. Kiểm tra bài cũ ( 3- 5 phút ) : Giáo viên gọi học sinh lên bảng
trả kiểm tra phát vấn trả lời miệng hoặc làm bài tập lên bảng, kết hợp kiểm tra
vở ghi và vở soạn bài của học sinh. Theo đặc thù một số bài học, có thể lồng
ghép việc kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới của học sinh trong quá trình
học bài mới.
Bước 3. Bài mới ( 30 phút )
- Khởi động ( 1- 2 phút) Giới thiệu mục đích bài học, dẫn dắt tạo tâm thế
hào hứng học tập cho học sinh
- Tìm hiểu bài ( 28 phút ) Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiều bài học,
đạt chuẩn kiến thức kĩ năng theo yêu cầu

Bước 4. Củng cố - dặn dò ( 5 phút )
- Củng cố ( 4 phút ) : Khái quát, nhấn mạnh, khắc sâu nội dung trọng tâm
bài học
- Dặn dò ( 1 phút ) : dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị các nội dung cho
tiết học tiếp theo
Bước 5. Nhận xét rút kinh nghiệm : sau tiết dạy, giáo viên tự nhận xét
về những thành công và tồn tại của tiết dạy, hướng phát huy và khắc phục.
Việc tuân thủ đúng các bước lên lớp là một việc rất quan trọng, đảm bảo
cho tiết học diễn ra khoa học, hiệu quả. Các bước lên lớp trên đều có hiệu quả và
mục đích riêng, phục vụ cho mục tiêu chung của tiết dạy và môn học.
Phần củng cố dặn dò với thời lượng khoảng 5 phút là một phần rất quan
trọng của tiến trình lên lớp. Mục đính của phần củng cố nhằm giúp học sinh hệ
thống hoá lại được những kiến thức mình cần nắm sau tiết học, khắc sâu, nhớ
lâu hơn những kiến thức trọng tâm. Nó chính là phần tổng ôn tập của tiết học.
Còn phần dặn dò nhằm giúp cho học sinh biết được, tiết sau học bài gì, cần
chuẩn bị những gì cho bài sau. Từ đó học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết học tới
một cách cụ thể, đúng hướng. Nếu không thực hiện phần củng cố ôn tập, học
sinh sẽ mất đi cơ hội được nắm lại kiến thức vừa học chắc chắn hơn, lại vừa
không có sự chuẩn bị cần thiết cho tiết học sau.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Rõ ràng vai trò của phần củng cố - dặn dò đối với mỗi tiết học là rất quan
trọng. Sau mỗi tiết học, học sinh được củng cố lại kiến thức bài học một cách có
6


hệ thống, khoa học, sinh động... sẽ giúp các em khái quát lại và nhớ lâu hơn kiến
thức vừa học. Đồng thời cũng nắm được mình cần phải chuẩn bị cụ thể những gì
cho tiết học tiếp theo.
Tuy nhiên, trong thực tê, rất nhiều giáo viên đã bỏ qua hoặc làm chưa tốt
phần này, vì các lí do sau

- Phân phối thời gian không hợp lí nên cháy giờ , không còn thời gian cho
củng cố dặn dò
- Không đánh giá đúng tầm quan trọng của phần củng cố dặn dò nên thực
hiện qua loa, sơ sài, chiếu lệ, thiếu đầu tư, chỉ khoảng 1,2 phút cuối giờ
- Có giành thời gian 4, 5 phút cho củng cố dặn dò nhưng làm rập khuân
máy móc, chưa sáng tạo , chưa hấp dẫn, chỉ là thầy thao thao bất tuyệt nhắc lại
kiến thức chính cần nhớ hoặc hỏi học sinh rất nhiều câu hỏi về bài học vừa qua.
- Đưa ra yêu cầu soạn bài không phù hợp với đối tượng học sinh. Nghĩ
rằng yêu cầu học sinh về soạn theo câu hỏi sách giáo khoa là xong, trong khi học
sinh vùng cao ( THPT số 1 Si Ma Cai ) lại rất yếu về kĩ năng xác định câu hỏi,
chưa chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, hay làm đối phó cho xong. Vả lại nhiều câu
hỏi trong sách giáo khoa còn chung chung, hoặc đưa ra yêu cầu vượt sức với học
sinh.
- Chán nản cho rằng có củng cố dặn dò cũng thế, học sinh vẫn không nắm
được bài, không chịu soạn bài nên mặc kệ.
Người viết có đi dự rất nhiều giờ của các đồng môn trong Tổ tại trường
THPT số Si Ma Cai, nhận thấy rằng bên cạnh những giáo viên chú trọng thực
hiện đầy đủ nghiêm túc và hiệu quả phần củng cố dặn dò, cũng có những giáo
viên thực hiện rất qua loa, sơ sài, cá biệt có cả những tiết dạy không thực hiện
phần này. Nhiều giáo viên chỉ nhắc chung chung : bài học của chúng ta đến đây
là hết, các em về nhà soạn bài cho bài sau nhé .
Từ thực tế như vậy, người viết đã nghiên của và đưa ra một số cách đổi
mới phần củng cố dặn dò để tiết học đạt hiệu quả tốt hơn.
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.1. ĐỔI MỚI PHẦN CỦNG CỐ
3.1.1. Củng cố bằng các bài thơ nổi tiếng có liên quan
Thơ là tiếng nói tâm tình, là thanh âm trong trẻo nhất của bản nhạc lòng.
Vì vậy thơ rất dễ đi vào lòng người, mang đến cho người nghe những rung động,
những cẩm xúc rất lắng đọng, sâu sắc. Một tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ
Văn THPT đã gợi cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ, và cũng rất nhiều

bài thơ nổi tiếng đã ra đời để viết về những nhân vật và những tác phẩm như
Chữ người tử tù, Chí Phèo, Truyện Kiều...Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bài
thơ có chủ đề, cảm hứng tương đồng các tác phẩm trong SGK . Nếu giáo viên
củng cố bằng học bằng một bài thơ như vậy, học sinh vừa thấy bài học hấp dẫn,

7


xúc động, truyền cảm hơn, lại vừa hiểu bài học sâu sắc hơn, có cái nhìn toàn
diện hơn về tác phẩm và nhân vật.
Yêu cầu của cách củng cố này là bài thơ dùng để củng cố phải là bài thơ
hay, nội dung sâu sắc và có sự gắn bó, gần gũi với nhân vật, tác phẩm vừa học.
Tránh những bài thơ không hay, không có mối quan hệ gần gũi gắn bó với nhân
vật, tác phẩm vừa học.
Kết thúc bài Chũ người tử tù ( Nguyễn Tuân ), giáo viên có thể đọc cho
học sinh nghe bài thơ Chữ người tử tù của nhà thơ Đỗ Ngọc Ngân ( thành viên
hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai ) để học sinhh thấm thía hơn tư tưởng chủ
đề của tác phẩm :
Chữ người tử tù
( Đỗ Ngọc Ngân )
Như hai mũi tên đồng
Bắt nguồn từ hai phía
Cùng tìm về chữ nghĩa
Giữa hang hùm tối tăm
Từ tù và cai ngục
Một học giả uyên thâm
Một chúa trùm đồ tể
Như hai mạch nước ngầm
Chảy vào kênh thời thế
Cai ngục quỳ xin chữ

Tử tù cổ đeo gông
Chân nặng nề xiềng xích
Tay tô phượng vẽ rồng
In vào hồn núi sông
Mới hay
Xấu xa như địa ngục
Cái đẹp vẫn vượt rào
Thắp sáng tâm hồn quỷ
Bằng tình người thanh cao.
Kết thúc đoạn trích Trao duyên ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ), nhiều học
sinh có lẽ rất đồng cảm với Kiều, và cũng băn khoăn sao Kiều khổ như vậy.
Trong khi đó thì Thúy Vân ở nhà bình yêu sung sướng. Để học sinh có cái nhìn
nhân văn, sâu sắc hơn về nhân vật Thúy Vân, giáo viên có thể đọc bài Tâm sự
nàng Thúy Vân của Trương Nam Hương. Qua bài thơ này, học sinh cũng đồng
cảm với một phận nữ nhi thời phong kiến
Tâm sự nàng Thúy Vân
( Trương Nam Hương )
Nghĩ thương lời chị dặn dò
8


Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim ?
Ơ kìa ! Sao chị ngồi im ?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên
Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn

Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu.
Là em nói vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường
Chị nhiều hờn- giận- yêu- thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim
Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu!
Kết thúc tác phẩm Tôi yêu em của Putskin, học sinh sẽ rất xúc động trước
tình yêu sâu sắc và cao thượng của tác giả. Để nhấn mạnh hơn cho học sinh thấy
sự cao thượng trong tình yêu, giáo viên có thể đọc bài Đơn phương của Phạm
Đức để củng cố
Đơn phương
( Phạm Đức )
Tôi tìm em, em tìm ai
Để đôi khi tiếng thở dài hòa chung
Gần nhau mà chẳng yêu cùng
Đơn phương tôi cứ thủy chung một mình
Trái tim tôi vẫn để dành
Cho em người vẫn vô tình với tôi
Còn em lại đến với người
Tôi không ghen chỉ buồn thôi thật buồn
9



Cái bông hoa nở giữa vườn
Hương thơm nhiều lúc lại thường bay xa
Thôi thì em đó tôi đây
Không yêu nhau được dẫu đầy thương yêu
Mong em yêu và được yêu
Đừng như tôi chỉ một chiều tương tư
Học xong tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao ), ắt hẳn học sinh sễ rất cảm
động trước mối tình thị Nở, Chí Phèo, hoặc cũng có học sinh còn nhận thức sai,
cho rằng đây là mối tình nực cười…Để học sinh hiểu sâu sắc hơn hơn hoặc đúng
hơn về mối tình này, cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn nhân vật thị Nở giáo viên
có thể củng cố bằng bài thơ Nỗi niềm thị Nở của tác giả Quang Huy
Nỗi niềm Thị Nở
( Quang Huy )
Người ta cứ bảo dở hơi
Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi
Dở hơi nào dở hơi gì
Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình
Làng này khối kẻ sợ anh
Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay
Sợ anh chửi đổng suốt ngày
Chỉ mình em biết anh say rất hiền
Anh không nhà cửa bạc tiền
Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo
Cái tên mơ mộng Chí Phèo
Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao
Quần anh ống thấp ống cao
Làm em hồn vía nao nao đêm ngày
Khen cho con Tạo khéo tay
Nồi này thì úp vung này chứ sao

Đêm nay trời ở rất cao
Sương thì đẵm quá trăng sao lại nhòa
Người ta mặc kệ người ta
Chỉ em rất thật đàn bà với anh
Thôi rồi đắt lắm tiết trinh
Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm.
3.1.2. Củng cố bằng sơ đồ
10


Thay vì diễn giảng bằng lời những nội dung cần khái quát, giáo viên có
thể chuẩn bị các nội dung cần khái quát những nội dung chính theo dạng sơ đồ
bằng bảng phụ. Những sơ đồ này tác động mạnh đến thị giác, nhận thức của học
sinh, làm học sinh khái quát kiến thức được khoa học, dễ nhớ hơn.
Tùy theo dặc thù và dung lượng liến thức, giáo viên có thể cung cấp sắn
bảng khái quát hoặc để khung bảng khái quát, cho học sinh lên bảng điền nhanh
và vắn tắt các kiến thức vừa học, sau đó giáo viên đánh giá cho điểm miệng
những học sinh điền đúng kiến thức. Như vậy vừa kiểm tra được mức độ hiểu
bài của học sinh, lại vừa tạo hứng thúc học tập cho học sinh
Kết thúc bài Tuyên ngôn độc lập ( phân tác giả ), giáo viên có thể cung
cấp bảng phụ khái quát lại các ý chính trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí
Minh trên 3 nét : Quan điểm sáng tác, di sản văn học và phong cách nghệ thuật:
Sự nghiệp văn học của
Hồ Chí Minh

Quan điểm sáng tác
- Văn nghệ là vũ
khí...phục vụ Cm
- Chú trọng tính chân
thật và dân tộc của

VH…
- Chú trọng mục
đính, đối tương
thưởng thức..

Di sản văn học
- Văn chính luận
- Truyện kí

Phong cách nghệ
thuật : Độc đáo, đa
dạng, thống nhất
- Văn chính luận
- Truyện kí

- Thơ ca

- Thơ ca

Với đối tượng học sinh lớp 12a2, là lớp có nhận thức rất yếu, giáo viên có
thể sử dụng bảng này để khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh. Nhưng với lớp
12 a1 là lớp có nhận thức tương đối tốt, giáo viên có thể để trống các khung
trong bảng này và cho gọi học sinh lên điền nhanh kiến thức và cho điểm miệng
học sinh đó nếu làm tốt.
Học đến bài Tác gia Tố Hữu, giáo viên có thể dùng sơ đồ khái quát lại
phong cách thơ Tố Hữu về khía cạnh nội dung và nghệ thuật để học sinh khắc
sâu hơn kiến thức vừa học:
11



Phong cách thơ
Tố Hữu

Nghệ thuật : Đậm đà tính
dân tộc

Nội dung: là nhà thơ trũ tình
chính trị

Hướng
tới niềm
vui lớn,
lẽ sống
lớn, tình
cảm lớn

Mang
đậm
tính sử
thi

Giọng
điệu tâm
tình,
ngọt
ngào,
chân
thành

Thể

thơ
truyền
thống


Ngôn
ngữ : Sử
dụng lối
nói quen
thuộc…

Bản thân người viết cũng nhiều lần dùng bảng phụ để củng cố dặn dò và
nhận thấy dùng bảng phụ rất hiệu quả khi khái quát lại kiến thức bài học. Tuy
nhiên, cuối mỗi tiết chỉ nên dùng 1 bảng phụ để khái quát nội dung cần nhấn
mạnh. Nếu ử dụng tràn lan vài bảng phụ để khái quát lại tất cả nội dung bài học,
phương pháp này sẽ không thật hiệu quả.
Nếu không chuẩn bị trên bảng phụ để học sinh cùng tham gia, giáo viên
có thể trình chiếu bản đồ tư duy vào phần củng có bài học. Bản đồ tư duy sẽ
giúp khái quát lại nội dung bài vừa học 1 cách khoa học, có hệ thống, làm học
sinh ghi nhớ tốt hơn.
3.1.3. Củng cố bằng trò chơi trắc nghiệm
Trò chơi trong học tập theo tinh thần học mà chơi, chơi mà học sẽ tạo cho
học sinh tâm lí thoải mái, hứng thú khi tiếp nhận kiến thức. Khi củng cố cũng
vậy, nếu giáo viên áp dụng trò chơi vào củng cố, học sinh vừa có được phần
củng cố kiến thức mới lạ, lại vừa hào hứng hơn trong học tập.
12


Người viết đã củng cố một số bài học bằng trò chơi này. Người viết chuẩn
bị sẵn các gói câu hỏi ( Khoảng 5 câu trắc nghiệm đúng sai một nhóm ), gọi 3

nhóm tham gia trò chơi ( mỗi nhóm 02 học sinh ). Nhóm 1 có 1 học sinh đọc câu
hỏi, 1 học sinh trả lời 5 câu hỏi đó theo lựa chọn đúng hoặc sai, sau đó lần lượt
đến nhóm khác với gói câu hỏi khác. Nếu nhóm nào trong 1 phút trả lời đúng
nhất các đáp án, nhóm đó sẽ được điểm miệng, được khen ngợi.
Nhóm học sinh lên bảng có thể là đại diện cho Tổ, hoặc có tinh thần xung
phong. Tuy nhiên, cũng có thể ta gọi những học sinh không giơ tay để các em
lên chơi, nếu trả lời sai thì động viên chứ không cho điểm thấp. Điều này giúp
cho các em mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập.
Ví dụ, khi kết thúc bài Vợ chồng A Phủ, người viết có 3 goi câu hỏi trắc
nghiệm sau
Gói 1 : Những chi tiết, nhận định nào dưới đây là đúng ?
1. Tô Hoài là nhà văn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học Việt
Nam
2. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ in trong tập Cứu đất cứu mường
3. Cha mẹ Mị lấy nhau không có tiền phải vay nhà thống lí, mỗi năm trả
lãi bằng một nương ngô
4. Tết năm ấy, sau khi nghe tiếng khèn, Mị ngồi nhẩm thầm theo lời bài
hát của người đang thổi
5.Nhân vật Mị có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
( Đáp án : 1,3 ,5 đúng, 2,4 sai )
Gói 2 : Những chi tiết, nhận định nào dưới đây là đúng ?
1. Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục
tập quán của nhiều vùng miền khác nhâu trên đất nước ta.
2. Truyện Vợ chồng A Phủ được viết vào năm 1954, khi chiến thắng
Điện Biên Phủ
3. Mị không dám ăn lá ngón chết vì khiếp sợ cái chết đau đớn.
4. Căn buồng của Mị kín mít, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay, nhìn ra
lúc nào cũng tháy trăng trắng, không biết là sương hay nắng..
5. Tác phầm Vợ chồng A Phủ mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
( Đáp án 1, 4, 5 đúng, 2,3 sai )

Gói 3. Những chi tiết, nhận định nào dưới đây là đúng ?
1. Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường
2. Mấy năm làm dâu cho nhà thống lí, lúc nào Mị cũng lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa.

13


3. Ngày Tết, Mị lén lấy rượu uống ừng ực từng bát như uống hết khổ đau
của phần đời đã qua và uống cả những khát khao của phần đời chưa tới.
4. Khi thấy dòng nước mắt trên má A Phủ, Mị nghĩ đàn ông con trai gì mà
lại khóc, sao mà yếu đuối vậy
5. Sau khi cởi trói cho A Phủ, A Phủ khuỵu xuống, Mị dìu A Phủ đứng
lên rồi cả hai cùng nắm tay nhau chạy đi.
( Đáp án 1,2,3 đúng, 4,5 sai )
Lần lượt 3 cặp lên thực hiện hỏi và trả lời, mỗi cặp có thời gian suy nghĩ
và trả lời tối đa 1 phút, giáo viên cùng học sinh còn lại sẽ làm giám khảo và
đánh giá.
Việc củng cố bài học bằng trò chơi trắc nghiệm có thể áp dụng được ở rất
nhiều bài. Việc củng cố theo hình thức trên đòi hỏi giáo viên cần có sự chuẩn bị
trước, biên soạn các gói câu hỏi, đồng thời đóng vai trò là người điều khiển để
không khí tham gia trò chơi sôi nổi, vui vẻ. Các câu hỏi cần bám sát nội dung
bài học. Tùy theo đối tượng học sinh để biên soạn mức độ khó của câu hỏi. Bài
học vừa được ôn lại qua hệ thống câu hỏi, học sinh lại vừa được học tập trong
bầu không khí thân thiện, cởi mở, vui tươi.
3.1.4. Củng cố bằng âm nhạc, trích đoạn phim, clip ngắn.
Âm nhạc, phim, clip ngắn thường được sử dụng trong phần khởi động của
bài học. Điều này rất tốt bởi nó tạo cho học sinh tâm thế hứng khởi với bài học.
Tuy nhiên, phần khởi động thường có thời lượng chỉ từ 1 đến 2 phút. Trong 2
phút đó, giáo viên vừa phải tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh, lại vừa

phải giới thiệu khái quát mục tiêu bài học, nên nhiều khi không đủ thời gian để
trình chiếu trọn vẹn 1 bài hát, 1 trích đoạn phim hay 1 clip ngắn. Vậy nên, trong
một số trường hợp, cố thể sử dụng 1 bài hát, 1 trích đoạn phim hay 1 clip ngắn ở
phần củng cố, tạo nên ấn tượng sâu sắc hơn về bài học cho học sinh.
Âm nhạc rất dễ lan tỏa vào tận sâu thẳm trong tâm hồn, trái tim mỗi con
người. Dư âm lắng đọng mà 1 bài hát hay để lại đôi khi theo con người đến suốt
cuộc đời. Việc kết hợp 1 bài hát phù hợp với nội dung bài học sẽ tạo được một
hiệu ứng tâm lí rất tốt để âm nhạc hỗ trợ cho cảm xúc văn học của học sinh
thăng hoa sau một giờ Ngữ văn. Bản nhạc, bài hát được chọn cần phải có sự phù
hợp, tương thích nhất định với bài học thì hiệu ứng này mới hiệu quả.
Ví dụ như sau khi kết thúc bài Đàn ghi- ta của Lor- ca ( Thanh Thảo ),
giáo viên có thể cho học sinh nghe bài Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây dàn
Ghita ( Thế Hiển ) để học sinh có ấn tượng và cảm nhận sâu sắc hơn về hình
tượng nhân vật Lorca. Sau khi học xong bài thơ Sóng ( Xuân Quỳnh) , có thể
cho học sinh nghe bài Thuyền và Biển ( Nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Xuân
Quỳnh ) để học sinh hiểu rõ hơn hồn thơ Xuân Quỳnh và tâm trạng, cảm xúc của
người con gái đang yêu. Học xong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ( Hoàng Phủ
Ngọc Tường ) có thể cho học sinh nghe bài hát Dòng sông ai đã đặt tên ( sáng
tác trần Hữu Pháp ) cùng clip vè sông Hương để học sinh thêm yêu mến con
sông đầy trữ tình, thơ mộng này. Khi học xong bài Thông điệp nhân ngày thế
14


giới phòng chống AIDS của Cô – phi An – nan, giáo viên cos thể cho học sinh
nghe bài hát và clip Hòa nhịp con tim ( sáng tác Huy Tuấn ) đầy xúc động :
Cùng hoà nhịp con tim
Cùng tình người ấm áp
Cùng nhau chung giấc mơ khắp nơi trên đất này
Mọi người sẻ chia với nhau từ niềm vui hay nỗi buồn
Giống như lời mẹ ngày ấu thơ

Sẻ chia với nhau vui buồn.
Nhớ vẫn nhớ lúc xưa ta còn thơ
Phút ấm áp cánh tay mẹ nhẹ ru
Trao cho ta yêu thương hạnh phúc mỗi khi ta buồn vui
Có nơi mẹ trở che
Hãy nắm lấy cánh tay cần sẻ chia
Hãy đến với trái tim nồng ấm tình người
Trao cho nhau yêu thương hạnh phúc
Tựa lời mẹ ru tháng ngày, ru ngày xưa bé thơ
Cùng hoà nhịp con tim, cùng tình người ấm áp
Cùng nhau chung sức ta xây nên trái đất này
Chỉ còn tình yêu chứa chan nồng nàn trong tim mỗi người
Hãy cho nhau từng ngày ấm êm cùng nhau sống trong yên bình
Hãy nắm lấy cánh tay cần sẻ chia
Hãy đến với trái tim nồng ấm tình người
Trao cho nhau yêu thương hạnh phúc
Tựa lời mẹ ru tháng ngày, ru ngày xưa bé thơ
Cùng hoà nhịp con tim, cùng tình người ấm áp
Cùng nhau chung sức ta xây nên trái đất này
Chỉ còn tình yêu chứa chan nồng nàn trong tim mỗi người
Hãy cho nhau từng ngày ấm êm cùng nhau sống trong yên bình
Cả bài hát và clip dài khoảng 4 phút cho học sinh những giây phú thật xúc
động về tình người, về sự cảm thông, sẻ chia trong cuốc sống. Có lẽ hiệu quả
của bài học sẽ nhân lên gấp bội từ bài hát này.
Khi dạy nghị luận xã hội, có rất nhiều vấn đề về hiện tượng đời sống hay
tư tưởng đạo lí đã được dựng thành các bộ phim ngắn hay clip làm xúc động tới
hàng triệu con người. Qua mạng Internet, giáo viên có thể sưu tầm, chọn lọc các
phim ngắn, clip này, cho học sinh xem để học sinh hiểu sâu sắc hơn về các vấn
đề xã hội đã và đang quan tâm như : An toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, sự
gian lận trong thi cử, tấm gương người tốt việc tốt, bệnh vô cảm, tinh thần tự

học…Chỉ cần chiếu 1 clip tổng hợp về tai nạn giao thông hay ô nhiễm môi
15


trường khoảng 4 phút , có lẽ sẽ hiệu quả hơn cả 1 buổi tuyên truyền. Những hình
ảnh, minh chứng, lời bình, thông điệp từ clip sẽ cho học sinh biết cách đánh giá,
bình luận về một hiện tượng đồi sống, 1 tư tưởng đạo lí rõ hơn.
Khi lựa chọn các trích đoạn phim ngắn, các clip cho học sinh xem để củng
cố bài học, giáo viên cần lưu ý lựa chọn nững bộ phim, clip mang tính nhân văn,
có hiệu quả giáo dục cao và phải gắn bó mật thiết với nội dung bài học. tránh
những clip phản cảm, không mang tính giáo dục.
3.2. ĐỔI MỚI PHẦN DẶN DÒ
3.2.1

.Yêu cầu chuẩn bị soạn bài bằng phiếu học tập

Trong sách giáo khoa, có nhiều bài đưa ra các câu hỏi chung chung hoặc
tương đối khó với học sinh vùng cao. Ví dụ như trong bài Ai đã đặt tên cho dòng
sông ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ) có 5 câu, trong đó có những câu chung chung (
Câu 1 : Sông Hương vùng thượng lưu được miêu tả như thế nào ? ) hoặc có câu
rất khó ( câu 2 : Đoạn tả sông Hương chỷ xuôi về đồng bằng và ngọi vi thành phố
bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết
đó ). Thực tế học sinh vùng cao, nhiều em học đến lớp 12 còn chưa sử dụng
thành thạo tiếng Việt, còn chưa hiểu thượng lưu , thủ pháp hay hiệu quả thẩm
mĩ là gì. Nếu chỉ hỏi Sông Hương vùng thượng lưu được miêu tả như thế nào,
nhiều học sinh chỉ biết trả lời trong vở soạn là được miêu rả rất đẹp. Còn về hiệu
quả thẩm mĩ của loiis viết trong ý hỏi của câu 2, thì gần như 100 % học sinh
không biết trả lời.
Xuất phát từ thực tế như vậy, người viết đã thiết kế phiếu học tập, phát
cho sinh về nhà chuẩn bị nội dung cho bài học ngày hôm sau với những yêu cầu

cụ thể, rõ rằng hơn . Ví dụ:
Phiếu học tập bài :

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
( Hoàng Phủ Ngọc Tường )

Chuẩn bi cho tiết 1
Yêu cầu : Đọc văn bản “ Ai đã đặt tên cho dòng sông trong” trong sách giáo
khoa , hoàn thiện phiếu sau
Hình ảnh so sánh và miêu Tính cách Nghệ thuật
tả :
con sông
miêu tả

Sông
Hương
trên
dãy
Trường
Sơn

Giữa
lòng
Trường
Sơn

16


Trước

khi ra
khỏi
rừng

Yêu cầu chuẩn bị cho tiết 2 :Đọc văn bản và hoàn thiện :
Hình ảnh so sánh và Tính cách con Nghệ thuật
miêu tả :
sông
miêu tả

Sông
Hương
với
thành
phố
Huế

Ở ngoại
vi thành
phố Huế
Trong
lòng
thành
phố Huế

Trước
khi từ
biệt Huế
Sông Hương với
lịch sử, thơ ca


Nhận định

Sông Hương với
lịch sử
Sông Hương với
thơ ca

17

Dẫn chứng


Hoặc với bài người lái đò sông Đà, người viết cung cấp cho học sinh phiếu
học tập về chuẩn bị cho tiết 1 như sau
Phiếu học tập : Người lái đò Sông Đà
( Nguyễn Tuân )
Soạn bài cho tiết 1 : Yêu cầu đọc tác phẩm, hoàn thiện phiếu sau:
Khía
cạnh
miêu tả

Chi tiết miêu tả

Vách
đá
2
bên bờ
sông


Mặt
ghềnh
Sông Hát
Đà
Loong
hung
bạo

Hình
tượng
con
sông
Đà

Xoáy
nước
trên
sông

Thác
nước

Đá trên
mặt
sông

Từ trên
cao
nhìn
Sông xuống

Đà
18

Nghệ
thuật
miêu tả


trữ
tình

Từ
trong
rừng ra
Dưới
lòng
sông
nhìn lên

Việc cung cấp phiếu học tập cho học sinh soạn bài như vậy rất hiệu quả
bởi học sinh sẽ xác định rõ hơn nội dung cần chuẩn bị, từ đó chuẩn bị tốt hơn
cho bài học mới. Đồng thời trong bài học mới, học sinh sử dụng chính pheeius
này để so sánh với phiếu của bạn, tìm ra điểm chung khi có yêu cầu thảo luận,
3.2.2. Yêu cầu làm bài tập về nhà hoặc chuẩn bị bài mới theo nhóm
Có những bài học nội dung yêu cầu về nhà hoặc yêu cầu chuẩn bị cho bài mới
dài, cần nhiều tư liệu, nội dung… mà cá nhân học sinh không thể chuẩn bị được
hết. Giáo viên có thể dặn dò học sinh về nhà làm bài tập hoặc chuẩn bị bài mới
theo nhóm.
Việc làm bài tập hoặc chuẩn bị theo nhóm giúp học sinh có kĩ năng hoạt động
theo nhóm tốt hơn, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể, hoàn thiện bài tập và

chuẩn bị tốt nhất cho bài học mới.
Ví dụ như khi chuẩn bị học bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống,
giáo viên giao cho học sinh các bài tập theo nhóm như sau
- Tổ 1 : Sưu tầm các hình ảnh về tình trạng vi phạm luật an giao thông ở
Si Ma Cai ( yêu cầu ít nhất 10 ảnh, chụp tình trạng vi phạm của học sinh, của
người đi đường nói chung , của các hộ kinh doanh lấn chiến lòng đường …)
- Tổ 2. : Sưu tầm các hình ảnh về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Si Ma
Cai ( yêu cầu ít nhất 10 ảnh, chụp tình trạng ô nhiễm ở khu chợ, ở khu dân cư, ở
khu khai thác Chì ở Bản Mế …)
- Tổ 3 : Sưu tầm các hình ảnh về tình trạng tảo hôn ở Si Ma Cai ( yêu cầu
ít nhất 10 ảnh, chụp về hoàn cảnh cuộc sống của một số cặp vợ chồng tảo hôn ở
Si Ma Cai …)
Việc giao cho nhóm chuẩn bị các bức ảnh này nhằm làm cho tư liệu bài
học Nghị luận về một hiện tượng đời sống thêm phong phú, chân thực, sinh
động . Bên cạnh đó, chính trong quá trình đi chụp ảnh, các nhóm cũng sẽ tìm
hiểu về các hiện tượng đời sống đang xảy ra ở Si Ma Cai
Tương tự như vậy, trước khi dạy bài Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, giáo viên giao việc cho các nhóm như sau
- Tổ 1 : Sưu tầm các tờ rơi tuyên truyền liên quan đến HIV/AIDS ( Ở
trung tâm y tế dự phòng Huyện, ở trạm y tế xã, ở thư viện…)

19


- Tổ 2 : Sưu tầm 10 hình ảnh về các hoạt động giúp đõ bệnh nhận
HIV/AIDS của các cá nhân, tổ chức
- Tổ 3 : Sưu tầm 1 clip xúc động về sự sẻ chia, đồng hành với bệnh nhân
AIDS của cộng đồng
Tài liệu sưu tầm được sẽ được giáo viên chọn lọc, dùng trong chính tiết
học. Các em sẽ thấy tự hào khi mình cũng đóng góp một phần công sức vào

thành công của bài học. Nhóm nào làm việc tích cực, chất lượng sẽ được tuyên
dương. Nhóm nào chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, giáo viên sẽ tìm hiểu
nguyên nhân, chỉ ra cho các em những tồn tại, động viên các em cố gắng hơn
trong các lần làm việc nhóm tiếp theo
4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Qua thực tiễn giảng dạy, người viết đã ứng dụng và khảo sát, thấy được
mức độ hiểu bài, sự hứng thứ của học sinh đối với bài học và hiệu quả giờ Ngữ
văn tăng lên. Đối với những lớp đã áp dụng đề tài sáng kiến này, so với lớp
không áp dụng, người viết nhận thấy ở lớp được áp dụng học sinh hứng thú học
bài hơn, và tỷ lệ học sinh hiểu bài qua khảo sát cuối giờ học cao hơn, phần
chuẩn bị bài cho tiết học sau của học sinh tốt hơn.
Cụ thể người học đã chọn 2 lớp để tiến hành thể nghiệm và khảo sát để so
sánh đối chiếu. Người viết chọn 2 lớp 12a2, 12a3 có sĩ số và chất lượng học sinh
tương đối đồng đều nhau. Người viết đã thống kê chất lượng khảo sát đầu năm,
sau đó phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh yêu thích học môn Ngữ văn ngay từ
đầu năm học. sau học kì 1, người viết thống kê chất lượng 2 lớp và lại pjats
phiếu thăm dò ý kiến học sinh yêu thích học môn Ngữ văn . Kết quả thu được đã
có sự khác biệt tương đối rõ :
Lớp
12a2 (
Không
áp
dụng
sáng
kiến
này )
36hs

Kết quả khảo sát đầu năm


Kết quả cuối học kì 1

Số học Số học Số học Tỉ lệ
sinh
sinh
sinh
học
Khá
TB
yếu
sinh
thích
học
Văn

Kết
quả
học
sinh
Khá

2
5,5 %

Lớp
12a3 (
Có áp
dụng

4


15

19

18

41,6 % 52,9 % 50 %

16

17

21

20

5

Số học Số học Tỉ lệ học
sinh
sinh
sinh thích
TB
yếu
học Văn

19

12


23

13,8 % 52,7 % 33,3 % 63,3 %

7

25

5

29


sáng
kiến
này )

10,8 % 43,2 % 46,0%

56,7%

19,0%

67,5%

13,5%

78,3%


37hs
Như vậy , với lớp có áp dụng đề tài này, người viết nhận thấy hiệu quả
hơn một cách rõ ràng. Cụ thể với lớp 12a2 không áp dụng, tuy chất lượng có
tăng lên so với khảo sát nhưng không cao bằng lớp 12a3. ( Tỉ lệ học sinh TB
12a2 tăng lên 11,1 % trong khi 12a3 tăng lên 24,3%. Tỉ lệ học sinh yếu 12a2
giảm được 19,6 %, trong khi 12a3 giảm được 32,5% ) Tỉ lệ yêu thích học môn
Ngữ Văn 12a2 tăng lên 13,3 %, trong khi 12a3 tăng lên 21,6% .
Tất nhiên hứng thú của học sinh và hiệu quả giờ giảng Ngữ văn tăng lên
tuỳ thuộc phần lớn vào quá trình hoạn động của thầy và trò trong bài học, sự cố
gắng nỗ lực của học sinh trong giờ học và việc học bài ở nhà, nhưng việc chú ý
đầu tư cho phần củng cố dặn dò có tác dụng bổ trợ rất tốt cho học sinh trong
hoạt động tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm. Nó như một bậc thang không thể thiếu
trên tiến trình chiếm lĩnh tri thức bài học. Nếu bỏ qua hoặc chú ý không đúng
mức tới khâu này, giáo viên sẽ không giúp học sinh có cơ hội hiểu bài, nắm bài
một cách tối đa so với mục tiêu đề ra.
Để tài này có khả năng ứng dụng và triển khai rộng rãi trong hầu hết các
tiết học trong chương trình Ngữ Văn THPT ( trừ tiết kiểm tra viết 1 tiết, 2 tiết,
bài kiểm tra học kì ). Các bài đều có phần củng cố dặn dò, và giáo viên có thể
căn cứa vào đặc thù, nội dung kiến thức từng bài học để vận dụng, sáng tạo các
cách củng cố dặn dò cho hiệu quả. Thời gian của phần này chỉ chiếm từ 4 đến 5
phút nên giáo viên có thể thiết kế dễ dàng, không mất quá nhiều thời gian. Hơn
nữa, trong thời đại công nghệ thông tin, các tư liệu liên quan đến bài học như
thơ, nhạc, phim…rất nhiều, giáo viên có thể khai thác nguồn học liệu phong phú
khổng lồ từ Internet phục cụ cho phần củng cố . Phần mềm bản đồ tư duy cũng
được cung cấp miễn phí, giáo viên có thể ứng dụng phần mềm đó để thiết kế các
phần củng cố dặn dò cho phù hợp

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài này rất thiết thực và hữu ích với mỗi giáo viên trong mỗi tiết dạy
hàng ngày. Phần củng cố dặn dò luôn có trong các tiết dạy theo cách truyền

thống hay hiện đại. Nhiêu giáo viên cũng đã có một số cách làm đổi mới, sáng
tọa về phần này. Tuy nhiên việc nghiên cứu về các cách thức tiến hành phần
củng cố dặn dò trong đề tài này cũng lại được đề cập, nghiên cứu một cách cụ
thể, bài bản trong các công trình nghiên cứu các cấp, mà đa phần giáo viên thực
hiện phần củng cố dặn dò theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Vì vậy, người
viết thấy rằng mình đã đề cập tới một vấn đề tuy quen thuộc nhưng đã có hướng
nhìn, cách làm mới. Việc ứng dụng đề tài này là một cách thức hiệu quả làm
tăng hiệu quả giờ học Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay.
21


Củng cố dặn dò là rất quan trọng trong việc tạo hứng thú cho học sinh
cũng như làm tăng hiệu quả của giờ dạy Văn. Chú trọng đầu tư thích đáng cho
phần này , giáo viên sẽ thu được những thành công trong giờ Văn . Tuy nhiên
như đã trình bày, hiệu quả gìơ Văn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực cảm thụ
của học sinh, phương pháp hướng dẫn tìm hiểu của giáo viên, đặc điểm nội
dung, kiến thức của bài học....Muốn giờ dạy và học thành công, người giáo viên
phải chú ý chuẩn bị, đầu tư kĩ lưỡng trong tất cả các khâu của bài giảng. Không
thể có sự thành công nếu việc đầu tư, đổi mới chỉ diễn ra ở một phần của bài
học. Hiệu quả của bài học là tổng hợp, là sự cộng hưởng của tất cả các phần, các
khâu, cả tiến trình của một bài học, cũng như sự tâm huyết của giáo viên, sự
hăng say chăm chỉ của học sinh.
Người viết chỉ dừng lại ở một số cách thức củng cố, dặn dò mà người viết
đã áp dụng trong thực tiễn và thấy có hiệu quả. Chắc chắn sẽ còn nhiều giáo
viên có rất nhiều cách củng cố dặn dò khác mà vẫn tạo được hứng thú cho học
sinh và nâng cao hiệu quả giờ Ngữ văn. Tất cả cố gắng tìm tòi, đúc kết của
chúng ta cũng chỉ nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là học sinh hiểu bài, nắm
được bài một cách tốt nhất.
Kiến nghị: Tổ chuyên môn xem xét và nhân rộng sự thể nghiệm đề tài này
trong các lớp khác trong trường.

Người viết:

Vi Thị Huế

22


D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang học tốt văn học trong nhà trường THPT/ Nguyễn Đăng Mạnh /
NXBGD/ 2002\
2. Lí luận văn học / Phương Lựu (chủ biên) / Nxb Giáo dục / 2003
3. Phương pháp dạy học văn / Phan Trọng Luận / Nxb ĐHQG / 2000
4. Thiết kế bài học Ngữ văn 12 ( tập 1 ) + Tập 2 /Phan trọng Luận / NXB Giáo
dục / 2009
5. Sách giáo viên. Ngữ Văn 10 tập 1 / Phan Trọng Luận ( chủ biên)/ NXBGD /
2011
6. Sách giáo viên. Ngữ Văn 10 tập 2 / Phan Trọng Luận ( chủ biên)/ NXBGD /
2011
7. Sách giáo viên. Ngữ Văn 11tập 1 / Phan Trọng Luận ( chủ biên)/ NXBGD /
2011
8. Sách giáo viên. Ngữ Văn 11tập 2 / Phan Trọng Luận ( chủ biên)/ NXBGD /
2011
9. Sách giáo viên. Ngữ Văn 12 tập 1 / Phan Trọng Luận ( chủ biên)/ NXBGD /
2011
10. Sách giáo viên. Ngữ Văn 12 tập 2 / Phan Trọng Luận ( chủ biên)/ NXBGD /
2011

23




×