SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
Mục lục
Mục lục
Trang
Mở đầu
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
5. Phương pháp nghiên cứu
3
Chương 1: Cơ sở lý luận
3
Chương 2: Giải pháp thực hiện
6
Chương 3: Kiểm tra đánh giá
10
Kết luận và đề xuất
13
Tài liệu tham khảo
13
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Tập luyện cầu lông là phương pháp tập luyện thể chất và rèn luyện sức khoẻ
hiệu quả nhất. Trong lúc tham gia hoạt động, hầu như toàn bộ các chi, cơ, khớp,
các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động. Đặc biệt các hệ thống tuần hoàn, hô hấp,
bài tiết , hệ tim mạch , .....đều tham gia một cách tích cực. Các giác quan nghe,
nhìn, khả năng phán đoán và sự quyết đoán, tính sáng tạo, khéo léo... của người
chơi ngày càng phát triển. Ngoài ra cầu lông còn mang lại tác dụng thư giãn , là
sân chơi bổ ích cho mọi người sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi.
Mặt khác, bất kì trình độ nào, lứa tuổi nào, giới tính nào, tầng lớp xã hội nào
cũng đều có thể hoà đồng trong một sân cầu lông, không phân chia giai cấp,
đảng phái, dân tộc, tôn giáo, vùng dân cư....
Từ những lợi ích trên , phong trào cầu lông ngày càng phát triển với số người
tham gia tập luyện ngày càng đông đảo hơn, sôi nổi hơn. Và một điều đáng tự
hào của người hâm mộ cầu lông Việt Nam là tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn
Tiến Minh đã lọt vào top 8 cây vợt hàng đầu thế giới.
Khi tham gia bất kì môn thể thao nào, người chơi cần biết và nắm chắc các kĩ
thuật cơ bản rồi từ từ đi đến nâng cao. Nhưng bên cạnh đó người tập và chơi thể
thao cũng phải có một nền tảng thể lực tốt mới có thể đạt được thành tích cao.
Qua quan sát một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, hội khoẻ Phù Đổng cấp
tỉnh, cấp huyện, qua tiếp xúc với đồng nghiệp và các vận động viên, tôi nhận
thấy: “Các VĐV, học sinh, sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao
là do thể lực còn yếu, kĩ chiến thuật còn chưa hợp lí, chưa đáp ứng được với
những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực”.
Là một giáo viên thể dục tôi thấy để học sinh học tốt môn cầu lông cũng như
các môn khác thì vấn đề đầu tiên là các em phải có nền tảng thể lực. Đó cũng là
lí do tôi chọn viết giải pháp: “Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực
môn Cầu lông cho học sinh THPT”.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn
cầu lông trường THPT số 4 Văn Bàn.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi giải quyết hai
nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực môn cầu lông trường THPT số
4 Văn Bàn.
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu
lông trường THPT số 4 Văn Bàn và đánh giá hiệu quả trong thực tiễn.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tôi chọn có 02 lớp 10A 2, 10A3 với 86 em, tỷ lệ nam nữ giữa các
lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại
để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo phân phối chương trình và
hướng dẫn của sách giáo viên là lớp: 10A2 có 43 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài
tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn của môn cầu lông vào giảng dạy là lớp:
10A3 có 43 học sinh.
V. Các phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan
2. Phương pháp kiểm tra sư phạm
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4. Phương pháp đối chiếu thực tiễn
Chương 1. Cơ sở lý luận
I. Thực trạng giảng dạy môn cầu lông hiện nay
Đối với cấp THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các em đều được học các kĩ thuật
môn cầu lông nhưng theo phân phối chương trình thì các bài tập bổ trợ thể lực là
rất ít . Do vậy khi chúng tôi tổ chức cho các em tham gia thi đấu môn cầu lông
với nhau tôi nhận thấy thể lực của các em là không đảm bảo ở các điểm sau.
- Thứ nhất : Các động tác thực hiện chậm, lực đập cầu không đủ gây khó
khăn cho đối phương…do thể lực của các em còn quá yếu.
- Thứ hai : Học sinh nhanh chóng bị mệt mỏi và không tiếp tục thi đấu
được cũng vì thế dẫn đến sự nhàm chán không muốn tập luyện và thi đấu môn
cầu lông
- Thứ ba : Đối với môn thể dục chính là rèn luyện cho các em có sức
khỏe tốt đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
II. Cơ sở lí luận
1. Tư thế cơ bản
Có 2 tư thế cơ bản:
1.1. Tư thế thấp:
Hai chân đứng song song trên nửa trước bàn chân,
khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu.
Trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, lưng cong tự
nhiên, đầu ngửa, tay thuận cầm vợt, mặt vợt ở phía
trước thân người ngang với tầm bụng. Tay kia thả lỏng
tự nhiên, TTCB này thường sử dụng trong tập luyện
hoặc khi phòng thủ trong thi đấu.
3
Tư thế thấp
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
1.2. Tư thế cao:
Chân không cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân cùng bên với tay
cầm vợt ở phía sau,đứng trên nửa trước bàn chân. Khoảng cách giữa hai chân
rộng bằng vai. Trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước hơi khuỵu
lưng cong tự nhiên. Tay thuận cầm vợt, mặt vợt cao
Tư thế cao
ngang trán. Tay kia thả lỏng tự nhiên. TTCB này
thường sử dụng trong thi đấu cầu lông, khi chuẩn bị đỡ
phát cầu hoặc khi sử dụng các kỹ thuật đánh cầu cao tay.
2. Cách cầm vợt: Muốn đánh cầu lông giỏi thì phải coi trọng cách
cầm vợt, vì nếu không cầm vợt đúng cách thì dù có đánh cầu đi, lực
đánh cầu không mạnh, cầu đánh không xa, phạm vi cầu đánh cũng hẹp, cho nên
khi mới tập đánh cầu, cần phải bỏ thời gian học tập và nắm vững chính xác cách
cầm vợt.
2.1. Cách cầm vợt thuận tay (Cách cầm vợt phải):
Cách cầm vợt phải, trước tiên tay trái nắm lấy cán vợt để mặt vợt với mặt
đất vuông góc. Sau đó mở tay phải nắm lấy cán vợt, lướt tay xuống cán vợt sao
cho lòng bàn tay ở vị trí song song với mặt vợt.Sử dụng ba ngón giữa, ngón kế
út và ngón út đặt trên cán vợt tạo với mặt vợt đường thẳng song song. Những
ngón tay này dùng để nắm vợt. Kế tiếp đặt ngón tay trỏ giống như bóp cò súng
vòng quanh cán vợt và nắm ngón cái lại ở phía trên ngón giữa.
Trước khi đánh cầu, tay nắm vợt tự nhiên, đừng nắm vợt chặt quá, trong
khoảnh khắc đánh cầu mới nắm chặt vợt để phát ra lực, hoàn thành động tác
đánh cầu.
2.3.
Cách cầm vợt trái tay (Cách cầm vợt trái):
Dựa trên cơ sở cầm vợt tay phải, đưa vợt hơi xoáy ra ngoài, ngón cái và
ngón trỏ đều hướng ra ngoài. Ngón cái đặt tự nhiên trên mặt rộng cán vợt. Ngón
giữa, ngón áp út và ngón út nắm cán vợt tạo thành một khoảng trống đều giữa
lòng bàn tay và cán vợt.
Tất nhiên dùng cách đánh vợt trái tay đẻ đánh trả khi cầu đối phương sang
trái sẽ bớt sức và có hiệu quả.
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
3. Kỹ thuật phát cầu:
Phát cầu là một kỹ thuật cơ bản quan trọng của VĐV cầu lông và cũng là
một bộ phận quan trọng trong chiến thuật đánh cầu lông. Chất lượng phát cầu có
quan hệ trực tiếp đến kết quả tạo ra thế chủ động hay bị động.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã giới thiệu cho các em Kỹ thuật phát cầu
thuận tay cao xa:
- Tư thế chuẩn bị:
Chân trái trước, mũi bàn chân trái hướng về phía lưới, chân phải sau, mũi
chân phải hướng xoay về bên phải, khoảng cách giữa hai chân gần rộng bằng
vai, trọng tâm đều trên hai chân, người đứng tự nhiên thả lỏng, hơi đổ về trước.
Tay phải cầm vợt, khi chuẩn bị phát cầu tay phải cầm vợt nâng lên, gối hơi
khụy. Ngón cái và ngón trỏ của tay trái cầm cầu ngang thắt lưng. Hai mắt quan
sát vị trí, tư thế của đối thủ.
- Động tác giơ vợt:
Thân người hơi chuyển về bên phải,vai
trái hướng về lưới, trong tâm chuyển
sang chân phải. Tay phải hơi nâng lên,
tay trái cầm cầu đưa lên ngang ngực.
Kỹ thuật phát cầu thuận
tay
- Động tác vung vợt phát cầu:
Khi cánh tay phải từ dưới vung vợt lên trên thân người từ bên phải quay
về phía lưới tay trái bắt đầu buông cầu. Lúc này động tác cổ tay cố gắng duỗi ra,
thực hiện động tác phát cầu. Cách tay phải đưa vòng, vung từ dưới lên trên.
Ngón tay nắm chặt vợt, cầu tiếp xúc vuông góc với mặt vợt.
- Động tác kết thúc:
Sau khi hoàn thành động tác phát cầu, tay cầm vợt tiếp xúc vung lên theo
quán tính về bên trái. Sau đó nhanh chóng thu vợt về trước ngực.
- Từ nguyên lý trên người dạy phải đề ra phương pháp giảng dạy hợp lý
với điều kiện sân bãi và dụng cụ cho hợp lý với đối tượng học.
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
Chương 2. Giải pháp thực hiện
Để góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học và nâng dần thể lực của học
sinh tôi đã kết hợp lồng ghép các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào cuối mỗi
tiết học với thời gian từ 4- 6 phút, cụ thể như sau:
Bài tập 1: Di chuyển gắp cầu trái phải trên dưới 4 góc sân 3 sét mỗi
mỗi sét 50-60 giây
- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh
- Cách tập: Học sinh đứng ở giữa sân của mình( nửa sân thi đấu của
mình), khi có lệnh còi của giáo viên, học sinh di chuyển nhặt 5 quả cầu ở sát
đường biên dọc phía bên phải và mỗi lần di chuyển chỉ nhặt một quả cầu rồi tiếp
tục di chuyển về vị trí xuất phát. Cứ như vậy đến khi hết 5 quả cầu, học sinh tiếp
tục thực hiện tương tự ở các vị trí: góc phía bên phải gần lưới, góc trái gần lưới
và cuối cùng ở sát đường biên dọc (Hình vẽ)
Người xuất
phát
Người xuất phát
GV
Bài tập 2: Di chuyển trên dưới tấn công, phòng thủ giả định: 3 séc,
mỗi séc 25-30 giây
- Mục đích: giúp học sinh phát triển sức mạnh bền, sức mạnh nhanh
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
- Cách tập: Học sinh cầm vợt cầu lông đứng giữa sân, khi có khẩu lệnh của giáo
viên học sinh bắt đầu di chuyển lên góc trái gần lưới, thực hiện kĩ thuật đánh cầu
thấp trái tay, sau đó lại lùi về vị trí ban đầu. Học sinh cứ thực hiện tương tự như
vậy: đánh cầu thấp thuận tay ở góc phải gần lưới, đánh cầu cao trái tay ở góc trái
cuối sân, đánh cầu cao thuận tay ở góc phải cuối sân và cuối cùng di chuyển về
vị trí ban đầu (Hình vẽ):
GV
Bài tập 3: Tập tấn di chuyển bật chân tại chỗ
- Mục đích: giúp học sinh phát triển sức mạnh của hai chân
- Cách tập: Học sinh đứng ở vị trí xuất phát, sau khi có khẩu lệnh của
giáo viên học sinh hạ thấp trọng tâm như kiểu đứng tấn, hai tay ôm gáy sau đó di
chuyển 20m, học sinh cứ thực hiện như vậy đến đích, mỗi học sinh thực hiện 3
lần:
Người xuất phát
GV
Vạch đích
20m
Bài tập 4: Chạy 30m xuất phát cao 3 lần
- Mục đích: Giúp học sinh phát triển sức mạnh nhanh
- Cách tập: Học sinh đứng từ vị trí xuất phát, sau khi có hiệu lệnh của
giáo viên học sinh chạy 30m xuất phát cao, chạy tốc độ cao nhất về đích. Sau đó
lại di chuyển sang 2 bên trở về vị trí xuất phát chuẩn bị cho chạy lần 2. Cứ như
vậy mỗi học sinh thực hiện đủ 3 lần.
Ngườixuất phát
Vạch
đích
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
30m
GV
Bài tập 5: Nhảy dây 15s - tốc độ nhanh 25s, tốc độ trung bình 35s, tốc độ
chậm 3 lần
Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và
chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kĩ thuật đánh
cầu.
Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý
khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục
không có bước đệm. 15 giây đầu tiên học sinh thực hiện nhảy nhanh hết tốc độ,
25 giây tiếp theo học sinh nhảy với tốc độ trung bình, 35 giây tiếp theo học sinh
nhảy với tốc độ chậm. Cứ như vậy mỗi học sinh thực hiện 3 lần:
GV
Bài tập 6: Ném cầu xa.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn
hông đánh tay trong khi đánh cầu.
- Cách tập luyện: Đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 8 m,
giãn cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi, hàng có cầu thực hiện ném cầu ra
xa phía hàng đối diện.
- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được
nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại
tương tự, mỗi cặp thực hiện 10 lần
Đội hình tập luyện:
GV
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
Bài tập 7: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức
bền bật nhảy đập cầu.
- Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hình 4 hàng ngang giãn cách một
sải tay
Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh của
giáo viên học sinh bắt đầu bật lên trước 10m, sau đó hiệu lệnh tiếp theo lại bật
lùi về vị trí ban đầu, thực hiện đủ 3 lần
Đội hình tập luyện:
GV
Chương 3: Kiểm tra đánh giá
1. Kiểm tra đánh giá
Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kĩ thuật mà các
em đã được học, tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho cả 2 nhóm.
*. Nội dung kiểm tra:
9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
1. Di chuyển ngang bước chéo và ngang bước đệm để thực hiện kĩ thuật đánh
cầu qua lưới vào ô mà giáo viên đã kẻ trong sân
- Cách thực hiện như sau: Người thực hiện di chuyển sát đường biên dọc hai bên
để đỡ các quả cầu do người phục vụ đánh sang liên tục mỗi bên 5 quả và phải
đánh vào trong ô mà giáo viên đã kẻ sẵn trong sân cầu lông.
Ô kiểm
tra cầu
2. Đánh cầu qua lại mỗi bên 10 quả thấp thận tay và trái tay
- Cách thực hiện: Học sinh đánh thấp thuận tay và trái tay qua lại với nhau liên
tục trái phải mỗi bên 10 quả trong sân cầu lông không được ra khỏi phạm vị sân
cầu lông
3. Kiểm tra phát cầu cao sâu về cuối sân
- Cách thực hiện: Học sinh thực hiện kĩ thuật phát cầu cao sâu liên tục 10 quả về
cuối sân
10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
Khi chúng tôi tiến hành kiểm tra ở 3 nội dung và đánh giá theo tiêu chí đạt và
chưa đạt ở cả hai lớp và đưa gia bảng đối chiếu như sau:
NỘI DUNG KIỂM TRA
TT
Di chuyển ngang Đánh cầu qua lại mỗi Kiểm tra phát
bước
chéo
và bên 10 quả thấp thận cầu cao sâu về
ngang bước đệm để tay và trái tay
cuối sân 10 quả
thực hiện kĩ thuật
đánh cầu qua lưới
vào ô 10 quả
Xếp loại Đ
Từ 6 - 10 lần vào ô
Xếp loại CĐ Từ 1 - 4 lần vào ô
Mỗi bên từ 5 lần trở lên Từ 6 - 10 lần
vào ô
Mỗi bên không thực Từ 1 - 4 lần
hiện được 5 lần
vào ô
2. Hiệu quả của giải pháp:
Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 2 lớp, bình quân kết quả kiểm tra của
cả 3 nội dung có kết quả như sau:
- Lớp 10A2 không đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực, mà tập các bài
tập như hướng dẫn trong sách của giáo viên đã nói ban đầu.
Kết quả:
Lớp
Số hs
Loại Đạt
Loại Chưa đạt
11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
10A2
HOÀNG MINH TUÂN
27/43em = 63%
43
16/43 em= 37%
- Lớp 10A3 được đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện hàng ngày
theo phương pháp thực nghiệm.
Kết quả:
Lớp
Số hs
Loại Đạt
Loại Chưa đạt
10A3
43
35/43 em = 81%
8/43 em= 19%
* Nhận xét, đánh giá:
Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực
nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy: Kết quả học tập của các em đã được
nâng lên.
Tôi thấy khi áp dụng các bài tập thể lực lồng ghép với mỗi tiết dậy tôi cảm
thấy học sinh yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cầu
lông. Kết quả kiểm tra đánh giá về kĩ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm
được thực nghiệm cũng được tăng lên.
Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong
việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ cầu lông ở địa phương. Từ đó các em
phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kĩ thuật của môn
cầu lông chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác.
So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu:
Xếp loại Đạt: Tăng hơn 18% so với lớp không áp dụng
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận chung
Qua thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào
môn học cầu lông cho các em học sinh, tôi thấy thể lực chuyên môn của các em
12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
được nâng lên rõ rệt. Từ đó các em nắm bắt kĩ thuật được tốt hơn, giờ học của
các em thêm sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Các em vui chơi thể
thao (chơi cầu lông) ở ngoài giờ học, ở nhà, ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng
tốt hơn. Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn
trong từng séc đấu.
Có thể nói, qua quá trình nghiên cứu với 43 em được thực nghiệm và 43
em không được áp dụng bài tập trên ở 2 lớp 10 của Trường THPT số 4 Văn Bàn,
tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra
một số bài tập trên để đồng nghiệp tham khảo và góp ý cho đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn.
2. Đề xuất:
Để phát triển tốt giáo dục thể chất trong nhà trường THPT cho học sinh và
đạt được thành tích cao trong thi đấu nhằm cung cấp những VĐV có năng lực,
năng khiếu cho các đội tuyển của nhà trường cũng như Ngành giáo dục, điều
quan trọng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về giáo viên: Phải phát huy đẩy mạnh các hoạt động cá nhân, tập thể, tổ
chức thi đấu các giải trong nhà trường để gây dựng phong trào - thúc đẩy được
học sinh, đưa học sinh tham gia vào các hoạt động, rèn luyện một cách tự phát,
từ đó sẽ đẩy mạnh phong trào TDTT trong nhà trường phát triển mạnh. Phát
hiện những VĐV có năng khiếu, tố chất từ đó thành lập đội tuyển tập luyện và
thi đấu.
- Về phía nhà trường: Cần tạo điều kiện về thời gian học tập, tập luyện
cho học sinh thật nhiều hơn nữa đặc biệt là đội tuyển của nhà trường được tham
gia giao lưu và thi đấu ở tất cả các giải của Ngành giáo dục cũng như của Huyện
để từ đó học sinh, giáo viên có cơ hội cọ sát cũng như học hỏi tích luỹ kinh
nghiệm, qua đó nâng cao được trình độ đẳng cấp cũng như chuyên môn
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình cầu lông:
Bộ GD&ĐT- dự án đào tạo GVTHCS. 2003.
2. Tập đánh cầu lông:
NXB TDTT. 1992. Hà Nội.
3. HL cầu lông hiện đại: Lê Thanh Sang – 1995.
4. Luật cầu lông:Liên Đoàn cầu lông Việt Nam – 2006.
5. Badminton. Liên đoàn cầu lông thế giới (IBF)
13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HOÀNG MINH TUÂN
14