Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 5 trường TH na hối 2 bắc hà lào cai thông qua phương pháp gợi động cơ, tạo hứng thú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.26 KB, 31 trang )

PHÒNG GD&ĐT huyÖn B¾c Hµ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NA HỐI 2

ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN
CHO HỌC SINH KHỐI 5 - TRƯỜNG TIỂU HỌC NA HỐI 2 - BẮC HÀ - LÀO CAI
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP “ GỢI ĐỘNG CƠ, TẠO HỨNG THÚ”

Họ và tên tác giả: Đặng Thị Thuận
Chức vụ
: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Na Hối 2 - Bắc Hà - Lào Cai

Bắc Hà, ngày 20 tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI................................................................................Trang 3
1. Bối cảnh............................................................................................... Trang 3
2. Mục đích...............................................................................................Trang 4
3.Quá trình nghiên cứu.............................................................................Trang 4
II. GIỚI THIỆU........................................................................................Trang 5
1. Hiện trạng..............................................................................................Trang 5
2. Giải pháp thay thế.................................................................................Trang 6
3.Vấn đề nghiên cứu................................................................................ Trang 7
4. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................Trang 7
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................Trang 7
1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................Trang 7
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh khối 5........... Trang 7
2. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................Trang 7


Bảng 2: Kiểm trứng để xác định các nhóm tương đương.................. Trang 8
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu................................................................. Trang 8
3. Quy trình nghiên cứu........................................................................ Trang 8
Bảng 4: Bảng thời gian tiến hành thực nghiệm................................... Trang 9
4. Đo lường và thu thập dữ liệu................................................................Trang 9
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.......................Trang 10
1. Kết quả..................................................................................................Trang 10
Bảng 5: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.....Trang 10
2. Phân tích dữ liệu................................................................................. .Trang 10
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động ...............Trang 11

Bảng 6: Thang đo thái độ, hành vi với môn học..................................Trang 11
3. Bàn luận................................................................................................Trang 13
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................Trang 14
1. Kết luận................................................................................................ Trang 14
2. Khuyến nghị..................................................................................... ....Trang 14
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................Trang 16
VII. PHỤ LỤC..........................................................................................Trang 17
Phụ lục 1. Kế hoạch bài học phục vụ đề tài ngiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng môn Toán lớp 5 ...............................................................................Trang 18
Phụ lục 2. Đề khảo sát phục vụ đề tài nghiên cứu khoa sư phạm ứng dụng( Sau
thực nghiệm).............................................................................................Trang 23
Hướng dẫn chấm khảo sát phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng(Sau thực nghiệm).............................................................................Trang 25
Phụ lục 3. Phiếu xác định động cơ học tập của học sinh.........................Trang 27
Phụ lục 4. Kết quả khảo sát lớp thực nghiệm ( 5A )................................Trang 29
Kết quả khảo sát (5B)...............................................................................Trang 30

2



Đề tài: Nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 5 - trường Tiểu học
Na Hối II thông qua phương pháp “ Gợi động cơ, tạo hứng thú”.
Họ và tên: Đặng Thị Thuận.
Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Na Hối II.
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Bối cảnh
Từ xa xưa, ông cha ta rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước đã được đúc rút thành kinh nghiệm quí báu “Những người tài giỏi là
cốt tử của một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh
mẽ, phồn vinh”. Những người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh quan trọng
đặc biệt đối với đất nước. Vậy làm thế nào để đào tạo được một thế hệ có đủ
đức, đủ tài để hoà nhập với điểu kiện khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ trên
thế giới thì bản thân người giáo viên, phụ huynh, học sinh phải xác định được
cho mình một “động cơ” đúng đắn. Các em học sinh biết tự tìm tòi, vận dụng
những hiểu biết, trang bị cho mình hệ thống những tri thức để bước vào cuộc
sống một cách vững chắc hơn. Các nhà khoa học khẳng định “Bậc Tiểu học là
nền tảng, muốn xây dựng được thành luỹ, lâu đài kiến thức bao giờ cũng phải có
nền tảng”.
3


Với vai trò là nền tảng, ngay từ bậc học đầu tiên - bậc học Tiểu học, các
giáo viên và các nhà quản lí phải hướng cho học sinh có “động cơ” học tập đúng
đắn. Các em xác định được “ Việc học tập là để lĩnh hội tri thức mới cho chính
mình”. Mà môn toán là một môn học chiếm vị trí quan trọng, nó như một chiếc
chìa khoá để mở đường cho tất cả các môn học khác. Chúng ta đã thấy, tất cả
mọi khoa học đều bắt đầu từ môn toán. Để học tốt môn Toán cũng như các môn
học khác thì học sinh phải xác định cho mình một “động cơ” học tập đúng đắn.

Vì “ động cơ” có tác động rất lớn đối với việc kích thích hoạt động tích cực
trong học tập của học sinh, giúp các em tự hoàn thiện mình. Động cơ học tập
cũng là vấn đề cần quan tâm đối với tất cả học sinh trường Tiểu học nói chung,
học sinh Khối 5 – trường Tiểu học Na Hối 2 nói riêng. Nó tạo ra cho học sinh
cách nhìn đúng đắn trong việc học tập của mình. Có những em học tập do động
cơ bên trong của mình, tức là các em có nhu cầu, hứng thú, muốn khám phá
khoa học, có lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết sâu
rộng. Nhưng có em lại học tập với động cơ bên ngoài như: sợ bị phạt hoặc phần
thưởng có sức hấp dẫn, những lí do tình cảm làm vui lòng cha mẹ, thầy cô….
Toàn bộ việc học tập của học sinh được chi phối bởi yếu tố phục tùng vào uy
quyền bề trên.
Là một cán bộ quản lí, tôi nhận thấy trước thực trạng trong việc học tập hiện
nay của học sinh là phải có giải pháp phù hợp để các em có “động cơ” học tập
nghiêm túc. Học sinh biết tự chiếm lĩnh kiến thức, biến nó thành cái của mình.
Từ đó, sẽ nâng cao được chất lượng học tập nói chung, chất lượng mũi nhọn của
nhà trường nói riêng. Đồng thời, đó cũng là con đường chiếm lĩnh tri thức và
vận dụng chiếc chìa khoá đó để các em bước vào con đường xây dựng tương lai.
2. Mục đích
Giải pháp của tôi đưa ra là Nâng cao chất lượng học môn toán thông qua
phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” đối với học sinh lớp 5 - trường Tiểu
học Na Hối II -Bắc Hà -Lào Cai. Từ đó, giáo viên có hướng tăng cường đầu tư,
bồi dưỡng học sinh đại trà cũng như học sinh trong đội tuyển với những nội

4


dung và phương pháp phù hợp thì chất lượng học sinh giỏi của nhà trường học
sẽ được nâng cao.
3. Quá trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: Hai lớp 5 - trường

Tiểu học Na Hối II, với lớp 5A là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm được thực hiện bằng giải pháp thay thế từ tiết 16 đến tiết 62 (Toán
5). Khi dạy các bài trong môn toán 5 ở các tiết 16; 18; 20; 30; 37; 52; 62…theo
phân phối chương trình. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến
kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn của lớp
đối chứng, điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm cao hơn của lớp đối chứng
với:

+ Điểm kiểm tra đầu ra trung bình của lớp thực nghiệm là: 8,53.
+ Điểm kiểm tra đầu ra trung bình của lớp đối chứng là: 7,53.
+Chênh lệch giá trị trung bình chuấn SMD = 1,0
+ Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy p = 0,00034 < 0,05 có nghĩa là có

sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó
ta thấy việc ứng dụng “Phương pháp dạy học “ Gợi động cơ, tạo hứng thú”
nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 5- trường Tiểu học Na
Hối II” là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng
như chất lượng đại trà của nhà trường.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung, chất lượng môn toán lớp 5 của
trường Tiểu học Na Hối II nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống
giáo dục phổ thông. Đó là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao đòi hỏi phải có sự nô
lực rất lớn của các nhà quản lí, đội ngũ giáo viên, toàn thể các em học sinh, phụ
huynh và của cả cộng đồng. Chính vì vậy, là một cán bộ quản lí chuyên môn
trong nhà trường, tôi đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng “động cơ” học tập cho
học sinh bằng cách khơi dậy mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu
chiếm lĩnh kiến thức. Vì nhu cầu là khởi nguồn của tính tự giác, tính tích cực
học tập thì kết quả học tập sẽ dần được nâng cao. Qua việc nghiên cứu trên, môi
5



giáo viên, cán bộ quản lý cần phải có biện pháp quản lí phù hợp, khéo léo, linh
hoạt để cải tạo thực trạng, hướng học sinh vào động cơ học tập đúng đắn. Ngoài
biện pháp nghiên cứu cơ bản đã nêu trên, Tôi còn áp dụng những phương pháp
khác như thăm hỏi gia đình học sinh, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, công
tác xã hội khác để nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, còn một số ít cán bộ quản
lý, giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc củng cố nâng cao kiến thức học
sinh thông qua chương trình sách giáo khoa hiện hành và sách nâng cao, các loại
sách tham khảo khác cũng như việc tìm mọi biện pháp quản lý, chỉ đạo, truyền
đạt kiến thức tới học sinh mà chưa đề cập sâu sắc đến việc xây dựng phạm trù
tâm lí cho học sinh trong quá trình học tập. Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát
trước tác động, tôi thấy giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy
học mới như hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, động viên khuyến khích học
sinh kịp thời để tạo hứng thú cho học sinh. Các thầy giáo, cô giáo đã cố gắng
đưa ra những câu hỏi gợi mở, câu hỏi có vấn đề để học sinh tích cực suy nghĩ,
trả lời các câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học
sinh đã hiểu bài, thuộc bài, nhưng chưa sâu sắc, kĩ năng vận dụng vào thực tế
chưa cao, chất lượng học tập chưa có tính bền vững. Chính vì thế, trong thực tế
giảng dạy ở trường Tiểu học Na Hối II - Bắc Hà - tỉnh Lào Cai, tôi đã dùng giải
pháp Sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” để nâng cao chất
lượng môn Toán cho học sinh khối 5 để thay đổi hiện trạng trên.
2. Giải pháp thay thế:
+ Thông qua phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” nhằm nâng cao
chất lượng môn toán cho học sinh lớp 5- trường Tiểu học Na Hối 2, góp phần
vào việc nâng cao chất lượng môn toán nói riêng và chất lượng mũi nhọn của
nhà trường nói chung.
+ Đối với vấn đề nâng cao chất lượng học sinh đã có nhiều đề tài được
trình bày trong các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm. Ví dụ
như:

Đề tài thứ 1: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu
học ở trường Tiểu học Sông Đốc của cô giáo Nguyễn Kiều Anh.
6


Đề tài thứ 2: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường Tiểu học Trung Nguyên. Cô giáo Nguyễn Thị Chinh
Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo trong
trường cao đẳng sư phạm cũng đề cập đến việc nâng cao chất lượng môn toán
một cách sâu sắc. Các đề tài, tài liệu chủ yếu đề cập đến các vấn đề bồi dưỡng
học sinh giỏi môn toán, công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi môn
toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường phổ thông nhưng chưa
có tài liệu, đề tài nào để cập tới vấn đề “Gợi động cơ, tạo hứng thú” cho học sinh
trong học tập để nâng cao chất lượng môn toán. Trước thực trạng của đơn vị
đang công tác, tôi luôn mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, sâu sắc hơn
về tâm lí, lứa tuổi của học sinh tiểu học. Bắt nguồn từ những cơ sở thông tin đó,
chúng tôi đã xây dựng cho học sinh lòng tin yêu vào nhà trường, các thầy cô
giáo và việc chiếm lĩnh kiến thức toán học nói riêng, việc nâng cao ý thức tự
giác, tự phát trong học tập nói chung. Các em tự xây dựng cho mình một động
cơ học tập, tự khám phá ra kiến thức khoa học ở chân trời mới. Từ đó, truyền
cho các em lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học cùng ứng dụng nó
vào đời sống.
3. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo
hứng thú” có nâng cao chất lượng học môn toán cho học sinh lớp 5 không?
4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo
hứng thú” trong học tập sẽ nâng cao kết quả học tập môn toán trong chương
trình lớp 5 - trường Tiểu học Na Hối II.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn khối 5 - trường Tiểu học Na Hối II để nghiên cứu ứng dụng.

Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 5 đều có trình độ chuyên môn đại học;
nhiệt tình, say mê với công việc, yêu nghề mến trẻ; có kinh nghiệm trong việc
rèn luyện và bồi dưỡng học sinh; có tuổi nghề tương đương nhà và đều đạt giáo
viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Cô Nguyễn Thị Hồng: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5B (lớp đối chứng).
7


Cô Trần Thị Huyên: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A(lớp thực nghiệm).
Học sinh ở 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn
hàng năm của hai lớp này là tương đương.
BẢNG 1: GIỚI TÍNH VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC CỦA HỌC SINH KHỐI 5
Lớp

Số HS Các nhóm

Dân Tộc

Ghi
chú

5A( Thực nghiệm)
5B( Đối chứng)

TS
15
15

Nam Nữ

7
8
6
9

Kinh
2
1

Mông
9
3

P. lá
0
8

Nùng
1
0

Dao
3
3

Qua việc điều tra, quan sát, tôi thấy học sinh lớp được chọn ra nghiên cứu
hầu hết có ý thức, năng lực học tập môn toán, các em ở 2 lớp đều tích cực, chủ
động tham gia nhiệt tình các hoạt động học tập.
Về thành tích học tập của năm học 2012 - 2013 và 2013 - 2014 tương
đương nhau về điểm số của tất cả các môn học.

2. Thiết kế nghiên cứu:
Tôi chọn lớp 5A làm nhóm nghiên cứu thực nghiệm và lớp 5B là lớp đối
chứng. Tôi sử dụng bài kiểm tra đầu năm môn toán là bài kiểm tra trước tác
động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau.
Sau đó tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm
số giữa 2 nhóm trước khi tác động và kết quả cho thấy:
BẢNG 2: KIỂM CHỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM TƯƠNG ĐƯƠNG

Ta thấy p = 0,14 > 0,05, nên kết luận sự chênh lệch về điểm số trung bình
của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không có ý nghĩa => 2 nhóm
được coi là tương đương.
Tôi tiếp tục sử dụng bảng thiết kế 3. Kiểm tra trước và sau tác động đối
với nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3)
8


BẢNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nhóm

Kiểm tra

Tác động

trước tác động

Kiểm tra sau
tác động

Dạy học có sử dụng phương

Thực nghiệm( 5A)

01

pháp “Gợi động cơ, tạo hứng

03

thú”.
Dạy học không sử dụng phương
Đối chứng( 5B)

02

pháp “Gợi động cơ, tạo hứng

04

thú”.

Ở thiết kế này, chúng tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên
Cô Nguyễn Thị Hồng dạy lớp đối chứng: Bài dạy thiết kế theo hướng
không sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú”. Quy trình dạy học
được thiết kế theo phương pháp CCM( Lấy học sinh làm trung tâm) như các lớp
bình thường khác.
Cô Trần Thị Huyên thiết kế bài học có sử dụng phương pháp “Gợi động
cơ, tạo hứng thú” lồng ghép sử dụng phương pháp dạy học theo góc; đồng thời
kết hợp phương pháp CCM( Lấy học sinh làm trung tâm), phương pháp hoạt

động theo nhóm, ...
Tìm kiếm thêm thông tin bài giảng điện tử websiteviolet,giaovien.net,
baigiangdientubachkim.com,… và tham khảo bài giảng của các đồng nghiệp (cô
Dương Thị Thuý Chung , cô giáo Hoàng Thị Hồng Thúy giáo viên trường Tiểu
học Na Hối II - Bắc Hà - Lào Cai ...)
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian dạy thực nghiệm tiến hành theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và thời khoá biểu đã đề ra để đảm bảo tính khách quan và chính xác
lượng kiến thức cho học sinh. Cụ thể:
BẢNG 4: BẢNG THỜI GIAN TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

Thứ, ngày, tháng
Thứ 2/9/9/2023
Thứ 4/11/9/2013
Thứ 6/13/9/2013

Môn/lớp Tiết
Tên bài dạy
Toán/Lớp 5 16 Ôn tập và bổ sung giải Toán
Toán/Lớp 5 18 Ôn tập và bổ sung giải Toán( Tiếp)
Toán/Lớp 5 20 Luyện tập chung
9


Thứ 6/27/9/2013
Thứ 3/8/10/2013
Thứ 3/29/10/2013
Thứ 3/12//11/2013

Toán/Lớp 5

Toán/Lớp 5
Toán/Lớp 5
Toán/Lớp 5

30
37
52
62

Luyên tập chung
So sánh hai số thập phân
Trừ hai số thập phân
Luyện tập chung

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng bài kiểm tra trước tác động là bài
kiểm tra môn toán đầu năm học 2013 - 2014. Còn bài kiểm tra sau tác động, tôi
yêu cầu 2 giáo viên lớp 5 cùng tôi tham gia thiết kế.
Bài kiểm tra này gồm 8 câu hỏi. Trong đó có 6 câu trắc nghiệm và 2 câu
tự luận. Các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế theo nhiều dạng học sinh có
nhiều lựa chọn, đúng - sai và 2 câu tự luận nhằm đánh giá kĩ năng phân tích, giải
quyết vấn đề trong khoảng thời gian 60 phút (theo phụ lục 2).
Ngoài ra, để giáo viên nghiên cứu và phát hiện kĩ năng sống của các em,
tôi còn xây dựng bảng kiểm soát thang đo thái độ để thu thập dữ liệu về hành
vi,thái độ của học sinh với môn học( Sử dụng Phiếu xác định động cơ học tập
của học sinh) để thu thập gồm 9 câu hỏi trả lời trắc nghiệm( Phụ lục 3).
* Tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra
1 tiết, dùng bảng kiểm, quan sát thang đo thái độ để lấy thông tin từ giáo viên và
học sinh. Sau đó, tôi cùng 2 cô giáo trong nhóm nghiên cứu chấm bài theo đáp

án, phân tích và đánh giá chất lượng giáo dục môn toán của 2 lớp “đối chứng và
thực nghiệm” cũng như đánh giá thang đo thái độ kĩ năng sống của học sinh.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Kết quả
BẢNG 5: BẢNG SO SÁNH ĐIỂM TRUNG BÌNH BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG

10


2. Phân tích dữ liệu
Bảng thống kê trên đã chứng minh kết quả của 2 nhóm trước tác động là
tương đương về kết quả học tập. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm
trung bình bằng T-Test cho thấy kết quả

p = 0.00034 < 0.05,

điều đó cho ta thấy sự chênh lệch giữa

điểm trung bình nhóm

thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa. Tức là chênh lệch kết quả
điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả điểm trung bình nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà là do kết quả tác động.
Độ lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
= 1.
Điều đó chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng
phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” cho học sinh nhằm nâng cao chất
lượng học môn toán của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thiết của đề tài sử dụng phương pháp “Gợi động cơ tạo hứng thú”
nhằm nâng cao chất lượng học tập môn toán cho học sinh lớp 5 - trường Tiểu

học Na Hối II - Bắc Hà - Lào Cai đã được kiểm chứng.

11


Biểu đồ so sánh điểmtrung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
BẢNG 6: BẢNG THANG ĐO THÁI ĐỘ HÀNH VI VỚI MÔN HỌC
( Sử dụng phụ lục 3)

Thang đo thái độ của học sinh

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

(5A- 15 HS)
Trước
Sau

( 5B- 15 HS)
Trước
Sau

tác

tác

tác


tác

động

động

động

động

1.Trong giờ học

Hăng hái xây dựng bài
Ngồi im không ý kiến

7
5

11
4

6
6

8
6

toán em thường

Nhút nhát.


3

0

3

1

Thích thú.

6

10

6

7

Bình thường

7

5

8

8

Chán nản.


2

0

1

0

6

8

6

7

em Ghét và sợ.

3

2

3

2

tâm Không ghét, không sợ

6


5

6

6

2.Thái độ của các
em đối với môn
toán như thế nào
3.Đối với các giờ Chời đợi và thích thú
học

toán,

thường có

12


trạng
Kiên trì giải bài cho kì
4.Khi học toán
gặp bài khó, em
thường

4

8


4

6

6

6

6

6

5

1

5

3

5

0

5

2

7


9

7

9

3

6

3

4

Thỉnh thoảng

8

7

8

9

Thường xuyên

3

7


3

4

Không bao giờ

4

1

4

2

Một cực hình

2

0

2

0

Một niềm đam mê

4

5


4

6

Sự thích thú

9

10

9

9

Thường xuyên

6

10

6

7

Không thường xuyên

7

5


7

8

Không chút nào

2

0

2

0

được
Cố gắng nhưng còn
tuỳ hoàn cảnh
Bỏ cuộc ngay
Thầy cô và cha mẹ

5.Em học toán vì

thúc ép
Nhiệm vụ của học
sinh
Thoả mãn sự ham
thích bộ môn toán

6.Em có tìm tòi
thêm những bài

học nâng cao
ngoài những bài
cô giáo giảng

7.Với em môn
toán là
8.Khi học ở nhà
em thường xuyên
mở sách toán ra
học không

13


9.Mức độ và cách
học toán ở nhà
của em như thế
nào

Học lí thuyết sau đó
làm bài tập
Làm bài tập trước rồi
đọc lí thuyết
Chỉ học lí thuyết
Chỉ giải bài tập

6

10


4

7

6

5

7

8

1
2

0
0

2
2

0
0

Qua bảng kiểm, quan sát thang đo thái độ của học sinh đối với môn toán,
tôi nhận thấy việc “Tạo hứng thú, Gợi động cơ” học tập bên trong cho học sinh
tiểu học là một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tính tích cực, chủ động,
thích thú, tự giác tham gia vào nhiệm vụ học tập, đặc biệt là trong các giờ học
toán. Trong nghiên cứu thang đo hành vi, thái độ của học sinh bằng một hệ
thống câu hỏi và kết quả so sánh trước và sau tác động bằng “số lượng học sinh”

lựa chọn câu trả lời “đồng ý” để xác định sự tiến bộ về ý thức học tập của học
sinh sau tác động đã có sự khác biệt.
3. Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung
bình là 8,73, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 7,53. Độ
lệch chuẩn về điểm số giữa 2 nhóm là 1,2. Qua đó thấy được điểm trung bình
của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đã khác biệt, lớp được tác động có điểm
trung bình cao hơn. Do đó, tôi kết luận tác động đã có kết quả và giả thiết đặt ra
là đúng.
Qua bảng thái độ, hành vi với môn học cho thấy, kết quả tác động được
thể hiện ở số lượng của câu trả lời của học sinh. Trước tác động số lượng học
sinh có hành vi tham gia học tập đúng đắn thấp hơn số lượng học sinh có hành
vi tham gia học tập đúng đắn sau tác động. Sau khi thực nghiệm phương pháp
dạy học “Gợi động cơ, tạo hứng thú” tới đối tượng học sinh lớp 5A - trường
Tiểu học Na Hối 2, tôi nhận thấy, học sinh đã say mê tìm tòi kiến thức hơn, kĩ
năng trình bày giải của các em tốt hơn. Các hành vi học tập của các em được cải
14


thiện, các em chú tâm hơn trong giờ học, việc tiếp thu bài được thực hiện
nghiêm túc, xây dựng niềm đam mê với môn toán cho các em. Nghĩa là giáo
viên đã hướng được học sinh vào các hoạt động học tập có “động cơ” bên trong
chứ không phải là “động cơ” bên ngoài. Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy
việc sử dụng phương pháp dạy học“Gợi động cơ, tạo hứng thú” là hoạt động
hữu ích, đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giờ học
* Hạn chế: Nghiên cứu này đòi hỏi người giáo viên cần phải vận dụng một cách
linh hoạt phương pháp giảng dạy, nắm bắt được đặc điểm tâm lí học sinh, tạo
được động cơ, hứng thú cho các em trong quá trình học tập. Vì vậy, khi vận
dụng dạy giải các bài toán có lời văn thì giáo viên cần phải tạo góc học tập sáng
tạo, tạo được sân chơi cho học sinh để các em có góc học tập riêng sau khi kết

thúc môi bài tập.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận: Có thể nói rằng, việc sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo
hứng thú” cho học sinh đã giúp các em có kĩ năng trình bày, phân tích, giải
quyết vấn đề và áp dụng được kiến thức toán vào thực tế nâng cao được chất
lượng học tập của nhà trường nói chung, chất lượng môn toán nói riêng. Qua đó,
đã lồng ghép được giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học ở trường
Tiểu học. Học sinh tự giác, tích cực tham gia vào việc học tập của mình. Từ đó,
giúp cho chất lượng học tập môn toán cũng như chất lượng các kỳ thi học sinh
giỏi của trường Tiểu học Na Hối II được nâng cao. Sau 03 tháng tực nghiệm tại
khối 5, tôi tiếp tục thử nghiệm đề tài tại các khối lớp 1; 2+3; 4+5 ở trường Tiểu
học Na Hối 2 đến tháng 5 năm 2014. Tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp
dạy học “Gợi động cơ, tạo hứng thú” cho học sinh đã đáp ứng yêu cầu nâng
caochất lượng môn Toán cho học sinh khối 5 cũng như hiệu quả giáo dục toàn
diện của trường Tiểu học Na Hối 2 trong năm học 2013 - 2014 đạt được kết quả
như mong muốn.
* Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường: Cần nâng
cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp và hình thức tổ

15


chức dạy học để chất lượng bài dạy môn toán đạt hiệu quả cao. Qua đó, thu hút
được học sinh vào hoạt động học tập và phát huy được tính tích cực của mình.
Đối với giáo viên: Phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, để hiểu biết về phương pháp dạy học, biết khai thác thông tin trên
mạng internet, biết nắm bắt và tìm hiểu đặc điểm tâm lí của từng em học sinh,
dạy học theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, có kỹ năng phản hồi tích cực
và có hiệu quả.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong muốn được các bạn đồng nghiệp

quan tâm, chia sẻ và đóng góp những ý kiến để bổ sung cho đề tài được tốt hơn.
Đặc biệt đối với giáo viên Tiểu học có thể ứng dụng đề tài vào việc vào giảng
dạy trong những năm học tiếp theo không chỉ trong môn toán mà còn ở các môn
khác nhằm “ Gợi động cơ, tạo hứng thú” học tập và nâng cao chất lượng giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh.
Bắc Hà, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Đặng Thị Thuận
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng
viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ- Bộ GD &
ĐT.
Sách giáo khoa Toán 5, Tác giả Đô Đình hoan( chủ biên, NXB giáo dục
2006).
Sách Giáo viên toán 5, nhà xuất bản giáo dục.
Tạp chí khoa học giáo dục, viện chiến lược và chương trình giáo dục.
Tài liệu CCM, Phương pháp dạy học theo góc của chương trình Oxfam.
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên
Tiểu học NXB giáo dục 2006.
Mạng Internet: let; thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net.
16


Một số sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng của cô giáo Nguyễn Thị Chinh trường Tiểu học Trung Nguyên. Một số
biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học ở trường Tiểu học
Sông Đốc của cô giáo Nguyễn Kiều Anh…

VII. PHỤ LỤC

17


PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC PHỤC VỤ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
MÔN: TOÁN / LỚP 5

Tiết 16:

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I. Mục tiêu:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại
lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). Biết cách giải toán liên quan đến
quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS .
- HS phát huy được tính tích cực và óc sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
HS: Phiếu bài tập.
18


III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1. Giới thiệu (5’)

Hoạt động của học sinh

- Trò chơi : Đua thuyền.


- Học sinh tham gia chơi trò chơi.

- Nêu các bước giải bài toán dạng “ Tìm
hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai sô” .

- 1 em.

GV chia sẻ + cho điểm.
- Giới thiệu kiến thức mới.
2. Phát triển bài ( 30’)
Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến
quan hệ
Mục tiêu: Biết một dạng quan hệ tỉ lệ
( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì
đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy
nhiêu lần). Biết cách giải toán liên quan
đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai
cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”
* Cách tiến hành:
a, Ví dụ: GV nêu ví dụ sách giáo khoa
để HS tìm quãng đường đi được trong 1
giờ, 2giờ, 3giờ, rồi ghi kết quả vào bảng.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập

- HS làm theo nhóm 2.
TGĐ

1 giờ


2giờ

3giờ

QĐ ĐĐ

4km

8km

12km

- HS đọc bài toán và phân tích bài
toán.
- HS tóm tắt và giải bài toán

- Học sinh nhận xét

Kết luận: Khi thời gian gấp lên

- Yêu cầu HS chia sẻ.

bao nhiêu lần thì quãng đường đi
19


được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
b, Bài toán: Một ô tô đi trong 2 giờ
được 90 km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi
được bbao nhiêu km?

- GV giới thiệu bài toán.

Cách 1:
Tóm tắt
2 giờ : 90 km
4 giờ : …km?
Bài giải
Trong 1giờ ô tô đi được là:
90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
45 x 4 = 180(km)
Đáp số: 180 km
(*)Bước này là bước“rút về đơnvị’’
Cách 2:

Bài giải

4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2(lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được số km là:
90 x 2 = 180(km)
Đáp số: 180 km
- Yêu cầu học sinh tóm tắt, giải.

(*) Bước này là bước “ tìm tỉ số’’

* Lưu ý: Khi giải bài toán dạng này, HS
chỉ cần chọn 1 trong 2 cách thích hợp để
trình bày.
Hoạt động 2: Thực hành

Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải toán làm tốt
bài tập liên quan đến rút về đơn vị.
*Cách tiến hành
Bài 1
20


- HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài

- 2 em.

- Tóm tắt và giải

- 1HS lên bảng làm + lớp làm vở.
- Trình bày tại chô.
Tóm tắt
5m : 80 000 đồng
7m : …......đồng ?
Bài giải
1m vải mua hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000( đồng)
7m vải mua hết số tiền là:
7 x 16 000 = 112 000( đồng)

- Giáo viên động viên, khuyến khích.

Đáp số: 112 000 đồng

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Phân tích đề bài.
- Tóm tắt và giải

- Chia 3 nhóm - môi nhóm 5 HS.
- Làm bảng nhóm + đính bảng.
- Trình bày + phát vấn tại chô.
Tóm tắt
3 ngày: 1200 cây.
12 ngày:

…cây?

Bài giải
Một ngày trồng được số cây là:
1200 : 3 = 400( cây)
- Giáo viên chốt kiến thức, tuyên dương
học sinh có bài làm tốt.

12 ngày trồng được số cây là:
400 x 12 = 4800(cây)

Bài 3

Đáp số: 4800 cây

- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài.
21



- Tóm tắt và giải.

- HS làm cá nhân.
- Báo cáo kết quả.
Tóm tắt
a. 1000 người: 21 người.
4000người: ….người?
b. 1000 người tăng: 15 người.
4000 người tăng: …người?
Bài giải
a. 4000 nghìn người gấp 1000
người số lần là:
4000 : 1000 = 4 (lần)
Sau một năm số dân xã đó tăng là:
21 x 4 = 84 ( người )
b. 4000 người gấp 1000 người số lần là:

4000 : 1000 = 4 ( lần )
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm là:

15 x 4 = 60 ( người)
Đáp số: a. 84 người.
b. 60 người.

- GV chia sẻ + chốt ý đúng.
* ( Góc sáng tạo)
- Chuẩn bị góc sáng tạo từ 02 - 04 bài
tập để phục vụ cho học sinh sau khi
hoàn thiện xong bài tập 3 thì di chuyển

sang thực hiện tiếp các bài tập ở góc
sáng tạo.
- Chuẩn bị 04 phiếu kết quả của 04 bài
tập( Môi phiếu đựng trong 01 phong bì
thư) đặt tại góc sáng tạo.

- Hoàn thiện bài tập tại góc.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện giải.

- Kiểm tra bài trong phiếu kết quả
22


- GV chia sẻ + chốt ý đúng.

tại góc.

3 . Kết luận (5’)
- Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai
- Nêu cách giải bài toán có lời văn liên đúng”
quan đến rút về đơn vị?

- Học sinh nêu 02 em

- Nhận xét tiết học: HS thực hiện tốt
nhiệm vụ học tập. Một số em đã hoàn
thiện bài tập sớm và chuyển sang góc
sáng tạo và hoàn thành tôt nhiệm vụ học
tập của mình.

- Nhắc nhở chuẩn bị bài sau: Tiết 17: Ôn
tập và bổ sung giải toán( Tiếp)
* Dự kiến: Học sinh hăng hái hoàn
thiện bài tập của mình để di chuyển
sang góc sáng tạo để khám phá kiến
thức mới.
PHỤ LỤC 2: ĐỀ + HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
I. ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ
PHẠM ỨNG DỤNG( SAU THỰC NGHIỆM)
(Năm học 2013 - 2014)
Môn: Toán/ Lớp 5
Thời gian: 60 phút
A. Trắc nghiệm( 3 điểm - mỗi bài 0,5 điểm)
Bài 1: Chọn đáp án đúng
Mẫu số chung của hai phân số
35

5
7
và là:
9
11

99

63

55

Bài 2: Khoanh vào đáp án đúng

So sánh hai phân số
A.

5
7
>
12
12

5
7
và
12
12

B.

5
7
<
12
12

23

C.

5
7
=

12
12


Bài 3: Khoanh vào đáp án đúng
Mua 5 bút bi hết 6000 đồng. Hỏi mua 15 bút bi như thế hết bao nhiêu
tiền?
A. 16000 đồng

B. 17000 đồng

C.18000 đồng

D. 19000 đồng

Bài 4: Khoanh vào đáp án đúng
Viết số thích hợp vào chô trống:
3km 24m = ………..m
A. 324m
B. 3240m
C. 3024m
Bài 5: Khoanh vào đáp án đúng
Viết số thập phân sau thành phân số thập phân: 0,008
A.

8
10

B.


8
100

C.

8
1000

D.

8
10000

Bài 6: Khoanh vào đáp án đúng
Chuyển hôn số 18

7
thành số thập phân
1000

A. 18,7

B. 18,07

C. 18,007

D. 18,0007

B. Tự luận( 7 điểm - mỗi bài 3,5 điểm)
Bài 1

Tuổi em có bao nhiêu ngày, thì tuổi anh có bấy nhiêu tuần. Anh hơn em
12 tuổi. Tính tuổi môi người?
Bài 2
Nền lớp học của Hà là một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2m.
Chiều rộng bằng chiều

2
dài. Tính diện tích?
3

Hết

24


II. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG( SAU THỰC NGHIỆM)
(Năm học 2013 - 2014)
Môn: Toán.
A. Trắc nghiệm (3 điểm - Đúng môi bài 0,5 điểm)
Bài 1: Chọn đáp án đúng (0,5 điểm)
Mẫu số chung của hai phân số
35

x

5
7
và là:
9

11

99

63

55

Bài 2: Khoanh vào đáp án đúng (0,5 điểm)
So sánh hai phân số
A.

5
7
>
12
12

5
7
và
12
12

B.

5
7
<
12

12

Bài 3: Khoanh vào đáp án đúng (0,5 điểm)
25

C.

5
7
=
12
12


×