Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ nhằm tăng kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 11a1 trường THPT số III bảo yên khi học bài khúc xạ ánh sángfh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.1 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
TÓM TẮT

Trang
2

GIỚI THIỆU

3

PHƯƠNG PHÁP

5

1 – Khách thể nghiên cứu

5

2– Thiết kế nghiên cứu

6

3 – Quy trình nghiên cứu

7

4 – Đo lường và thu thập dữ liệu

7


PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

7

1- Phân tích dữ liệu

7

2- Bàn luận

10

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

10

1. Kết luận

10

2. Khuyến nghị

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

PHỤ LỤC


11

1


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. CNTT
có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta cũng có thể ứng dụng CNTT
trong giảng dạy học sinh. Hình thức này khá mới mẻ và không ít giáo viên có
nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã đem đến nhiều
lợi ích mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh. Học sinh có thể lãnh hội kiến
thức một cách trực quan hơn, rõ ràng hơn và nhiều nội dung hơn.Vì vậy, việc
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học là một yêu cầu quan trọng của việc đổi
mới phương pháp dạy học. Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, song trong
chương trình SGK có một số khái niệm mới , trừu tượng đòi hỏi giáo viên cung
cấp kiến thức cho học sinh phải trực quan hơn, đa dạng hơn tạo điều kiện
chuẩn trong thao tác tư duy của học sinh để hiểu sâu bản chất của hiện tượng .
Trong chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 ban cơ bản , nếu giáo viên
giảng dạy lựa chọn phương pháp cổ điển là giảng chép hoặc tích cực hơn là sử
dụng các câu hỏi gợi mở, các hình ảnh tĩnh minh họa để dẫn dắt vấn đề, kể cả
một vài thí nghiệm minh họa nhưng việc tiếp thu bài của học sinh sẽ rất hạn chế
và không hứng thú học tập. Với phương pháp này, học sinh sẽ rất khó hình dung
được các nội dung kiến thức, việc tiếp thu bài của các em sẽ vẫn gặp nhiều khó
khăn. Nhiều học sinh rất thuộc bài nhưng không hiểu được bản chất của các sự
vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào bài tập chưa tốt.
Giải pháp của tôi là sử dụng giáo án điện tử (sử dụng chương trình trình
chiếu Powerpoint) có kết hợp thêm các tệp multimedia có nội dung phù hợp vào
bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, âm thanh (dưới dạng Flash) giúp các
em hiểu nhanh hơn, hứng thú hơn và có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 11A1,

11A3 trường THPT số 3 Bảo Yên. Lớp thực nghiệm là lớp 11A3 được thực hiện
giải pháp thay thế khi dạy các bài ”Khúc xạ ánh sáng” (Thuộc chương VI

2


chương trình chuẩn). Lớp đối chứng là lớp 11A1 giảng dạy theo phương pháp
truyền thống.
Với việc sử dụng CNTT vào bài giảng điện tử đã có ảnh hưởng rất rõ rệt
đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh
giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác
động của lớp thực nghiệm là 7.54, lớp đối chứng là 6.57. Kết quả phép kiểm
chứng T-test p = 0,0012<0,05 có ý nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung
bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên.
Điều đó chứng minh rằng, việc sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ trong giảng dạy
chương ”Khúc xạ ánh sáng” đã làm nâng cao kết quả học tập các bài học về
khúc xạ ánh sáng của học sinh lớp 11.
GIỚI THIỆU
Trong sách giáo khoa của chương trình cơ bản, các hình ảnh về đường
truyền của tia sang chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cở nhỏ và không có màu sắc,
kém sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy tính và máy chiếu projecter đã tạo
ra những hình ảnh màu, ảnh động, sinh động ….góp phần nâng cao chất lượng
công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường.
Tại trường THPT số 3 Bảo Yên, giáo viên chỉ mới có động thái ứng dụng
giáo án điện tử vào giảng dạy. Số giáo viên biết ứng dụng phần mềm trình chiếu
Powerpoint khoảng 23/30 giáo viên. Nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc biết
trình chiếu kênh chữ chứ chưa biết khai thác các hình ảnh động, các video clip
trên mạng internet phục vụ cho bài học hứng thú hơn.
1. Hiện trạng:

Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ
sử dụng các phiên bản tranh ảnh trong sách giáo khoa cho học sinh quan sát.
Giáo viên cố gắng chỉ ra những hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm
hiểu vấn đề, học sinh có nắm được kiến thức, nhưng kĩ năng vận dụng kiến thức
đó vào thực tế chưa được cao, đặc biệt chưa nắm vững bản chất của các khái
3


niệm. Học sinh tích cực trả lời giáo viên, học sinh thuộc bài nhưng chưa có hiểu
sâu kiến thức và khắc sâu kiến thức. Còn nhiều HS không có hứng thú vì gặp
phải khái niệm trừu tượng. Một số bài học trong chương này giáo viên dạy qua
loa, thậm chí theo kiểu đọc chép truyền thống, chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ
những kiến thức trọng tâm.
2. Nguyên nhân:
+ Các khái niệm nhìn chung là khó, trừu tượng, lần đầu tiên học sinh tiếp
cận nên không dễ dàng chuyển hóa kiến thức cho các em.
+ Giáo viên ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu thực tế.
+ Với giáo viên, đây là chương khó truyền thụ cho các em nên dễ dạy
theo phương pháp truyền thống.
+ Học sinh thiếu các thông tin minh họa trực quan, khó hình dung về khái
niệm.
+ Khả năng độc lập suy nghĩ của các em không cao.
+ Nội dung trình bày trong sách giáo khoa còn khô cứng, thí nghiệm trực
quan khó làm, làm được thì không có độ chính xác cao.
3. Giải pháp thay thế:
Giáo viên sử dụng các mutimedia và các hình ảnh về khúc xạ ánh sáng có
nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động ( dưới dạng
Flash) giúp các em dễ hiểu hơn, có kĩ năng vận dụng vào thực tế tốt hơn. Giáo
viên có thể đưa các files miêu tả đường truyền của các tia sáng trong hai môi
trường có chiết suất khác nhau, thay đổi góc tới, nhìn thấy ngay sự thay đổi của

góc khúc xạ, từ đó có thể liên hệ luôn cho bài Phản xạ toàn phần. Giáo viên kết
hợp đưa các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức.
4. Vấn đề N/C:
Việc ứng dụng giáo án điện tử sử dụng các multimedia và hình ảnh có nội
dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động (Thí nghiệm dưới
4


dạng Flash) có làm tăng kết quả học tập môn lý (Chương Khúc xạ ánh sáng) của
học sinh lớp 11 trường THPT số 3 Bảo Yên hay không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc ứng dụng giáo án điện tử có sử dụng các mutimedia và hình ảnh có
nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động, ( dưới dạng
Flash) có làm tăng kết quả học tập môn lý (Chương Khúc xạ ánh sáng) của học
sinh lớp 11 trường THPT số 3 Bảo Yên.
PHƯƠNG PHÁP
1) Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp
11A1 và 11A3 trường THPT số 3 Bảo Yên vì các đối tượng này có nhiều thuận
lợi cho việc NCKHSPƯD về cả phía đối tượng học sinh và giáo viên.
* Học sinh :
Chọn 2 lớp: lớp 11A1 và lớp 11A3, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng:
trình độ học sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, độ tuổi...

Lớp

Số
HS

Nam


Nữ

Dân tộc

Dân tộc

Dân tộc Dân tộc

Kinh

H’Mông

Dao

Tày

11A1

34

24

10

0

06

02


26

11A3

35

25

10

0

05

08

22

Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực,
chủ động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn nhiều học sinh năng
lực tư duy hạn chế, trầm, ít tham gia các hoạt động chung của lớp.
Kết quả học tập của học sinh môn lý hai lớp gần giống nhau trong năm
học trước ( 2012-2013):
Xếp loại học lực môn lý năm học 2012-2013
Kém

Yếu

Trung bình


5

Khá

Tổng
Giỏi

số


Lớp 11A1

0

09

20

5

0

34

Lớp 11A3

0

11


18

6

0

35

* Giáo viên: Quan Văn Thưởng dạy cả hai lớp: 11A1 và 11A3. Giáo viên
có kinh nghiệm công tác giảng dạy 6 năm. Giáo viên có lòng nhiệt huyết, nhiệt
tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
2) Thiết kế nghiên cứu
KT trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
Chọn hai lớp 11A1 và 11A3 là hai lớp nguyên vẹn của trường THPT số 3
Bảo Yên. Lớp 11A1 là lớp thực nghiệm, lớp 11A3 là lớp đối chứng. Lấy kết quả
học kỳ I năm học 2013-2014 của cả hai lớp để làm kết quả kiểm tra trước tác
động. Giáo viên sử dụng kết quả bài kiểm tra này và nghiên cứu sử dụng
phương pháp kiểm chứng T-test độc lập ở bài kiểm tra trước tác động ( p=0.7
(>0,05)). Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của cả hai nhóm và còn suy
ra sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm Thí Nghiệm và Đối Chứng trước
tác động là không có ý nghĩa. Kết luận được kết quả học tập 2 lớp trước tác
động là tương đương nhau.
Sau đó giáo viên cho làm bài kiểm tra chương khúc xạ ánh sáng và lấy
kết quả bài kiểm tra làm bài kiểm tra sau tác động . Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên lấy kết quả học kỳ I năm học
2013-2014 làm kết quả kiểm tra trước tác động.
- Bài kiểm tra sau tác động: giáo viên cho một đề cho hai lớp cùng làm.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Bảng thiết kế nghiên cứu:

Nhóm
Lớp 11A1
(TN)

KT trước TĐ
O1

Tác động
Sử dụng giáo án điện tử trong
dạy học
6

KT sau TĐ
O1


Lớp 11A3
(ĐC)

O1

Không sử dụng giáo án điện tử
trong dạy học

O1

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3) Quy trình nghiên cứu
+ Chuẩn bị bài của giáo viên
Giáo viên dạy lớp 11A3: ( Lớp đối chứng) Thiết kế bài học không có sử

dụng giáo án điện tử, các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường.
Giáo viên dạy lớp 11A1: (Lớp Thí Nghiệm): thiết kế bài học bằng giáo án
điện tử ở các tiết 51 ( Theo PPCT vật lý 11CB do Sở Giáo Dục Đào Tạo Lào
Cai ban hành). Giáo viên thực hiện các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động
bình thường, chỉ chú trọng trực quan theo hướng sử dụng triệt để công cụ hỗ trợ
từ giáo án điện tử: gồm các hình ảnh về đường truyền các tia sang (thí nghiệm
ảo), các file flash thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Giáo viên sưu tàm
các tài liệu, hình ảnh ở các website thuvienvatly.com, giaovien.net,
baigiangbachkim.com,…
+ Tiến hành dạy thực nghiệm
Giáo viên dạy Lớp 11A1: Tổ chức dạy học có sử dụng giáo án điện tử
(khai thác triệt để các hình ảnh, thí nghiệm ảo, video clip… có thể khai thác trên
mạng Internet, của đồng nghiệp, ....). Thời gian thực hiện vẫn theo kế hoạch dạy
học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
4) Đo lường và thu thập dữ liệu
Lấy kết quả kiểm tra học kỳ I, đề chung là kết quả bài kiểm tra trước tác
động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong chương Khúc
xạ ánh sáng. Bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm.
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của
các giáo viên trong nhóm Vật lý để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
7


Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức
chấm điểm theo đáp án đã xây dựng .
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1) Phân tích dữ liệu
Tổng hợp kết quả chấm bài:
Lớp thực nghiệm


Lớp đối chứng

(11A1)

(11A3)

ĐTB

6.08

7.54

6.20

6.57

Độ lệch chuẩn

1.31

1.07

1.29

1.17

Giá trị P

0.7


0.0012

SĐM

0.09

0.83

Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động.
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu (cột 1 và 3)
trước tác động là hoàn toàn tương đương. Sau khi có sự tác động bằng phương
pháp giảng dạy mới có hỗ trợ của giáo án điện tử cho kết quả hoàn toàn khả
quan (cột 2 và cột 4). Bằng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng chênh lệch
điểm trung bình cho kết quả p = 0,0059 <0,05 cho thấy độ chênh lệch điểm
trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Điều này minh chứng là điểm trung
8


bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là do
kết quả của sự tác động.
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD): SMD = 0,83 nên mức độ ảnh hưởng
của tác động khi sử dụng giáo án điện tử trong dạy học chương Khúc xạ ánh
sáng là lớn. Giả thuyết được kiểm chứng: “Việc ứng dụng giáo án điện tử làm
tăng kết quả học tập môn vật lý Chương Khúc xạ ánh sáng của học sinh lớp 11
trường THPT số 3 Bảo Yên”.
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết
quả của lớp thực nghiệm 11A1
Lớp 11A1


Trước TĐ
(KQ học
Sau TĐ

Theo thang bậc điểm
Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

0

5

13

11

5

34

0%

14.28%


40.00%

31.42%

14.30%

100%

0

3

8

16

7

34

0%

8.57%

25.71%

45.71%

20.01%


100%

Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động của lớp TN 11A1.
2) Bàn luận kết quả

9


- Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm
đối chứng, chênh lệch điểm số là 7.54-6.57=0.97.
- Độ chênh lệch điểm trung bình tính được SMD = 0.83 chứng tỏ mức độ
ảnh hưởng của tác động là lớn.
- Mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn, p = 0,0012 < 0,05 chứng tỏ điểm
trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên
mà do tác động mà có.
- Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: yếu,
trung bình, khá. Số học sinh yếu giảm nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể, đặc
biệt có học sinh đạt kết quả khá, giỏi.
Hạn chế
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn đôi chỗ lúng
túng, việc thiết kế các thí nghiệm ảo và thu thập các file Multimedia về khúc xạ
ánh sáng còn gặp nhiều khó khăn; công sức đầu tư của giáo viên trong việc xây
dựng kho tài liệu ảnh và các multimedia chọn lọc lớn. Giáo viên cần phải có kỹ
năng thiết kế bài trình chiếu điện tử, kỹ năng tìm và chia xẻ tư liệu trên mạng
Internet…
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1) Kết luận
Việc sử dụng giáo án điện tử có sự hỗ trợ của các file mutimedia và các
tranh ảnh có nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động ,

âm thanh ( dưới dạng Flash) đã làm tăng kết quả học tập môn lý (chương khúc
xạ ánh sáng) của học sinh lớp 11 trường THPT số 3 Bảo Yên.
2) Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như: trang
thiết bị máy tính, máy chiếu Projector cho nhiều phòng học trên lớp kết nối
Wireless Network,.... cho các nhà trường mở các lớp bồi dưỡng về ứng công
nghệ thông tin vào trong dạy học.
Đối với giáo viên: Tích cực tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin,
biết khai thác thông tin trên mạng Internet.
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa vật lý 11 CB và NC, Bộ GD&ĐT, 2008;
- Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt
Bỉ - Bộ GD&ĐT, 2010;
- Tài liệu trên website thuvienvatly.com, giaovien.net, baigiangbachkim.
com.
PHỤ LỤC ( KÈM THEO):
- Bài KT sau tác động của 2 lớp ĐC và TN.
- Giáo án điện tử thiết kế bài học khúc xạ ánh sáng.
- Video thí nghiệm khúc xạ ánh sáng qua khối nhựa trong suốt hình bán
nguyệt.
Bảo Yên, ngày 28 tháng 03 năm 2014
Giáo viên thực hiện đề tài

Quan Văn Thưởng

11




×