Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.37 KB, 20 trang )

PHÒNG GD&ĐT huyÖn B¾c Hµ
TRƯỜNG MG LẦU THÍ NGÀI

ĐỀ TÀI

“Hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu Giáo”

Họ và tên tác giả: Quản Thị Thành
Chức vụ
: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MG Lầu Thí Ngài- Bắc Hà - Lào Cai

Bắc Hà, ngày 20 tháng 5 năm 2014
1


I. TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm coi trọng vì là cơ sở tiền
đề cho các cấp học khác. Giáo dục trẻ nhỏ có ý nghĩa quan trọng với việc
hình thành nhân cách trẻ.
Trường mẫu giáo Lầu Thí Ngài nằm trên địa bàn xã Lầu Thí Ngàihuyện Bắc Hà- tỉnh: Lào Cai cách trung tâm huyện 04 km có diện tích 1690
ha. Phía bắc giáp xã Lùng Phình, phía nam giáp xã Tà Chải, phía đông giáp
xã Bản Phố, Phía tây giáp xã Thải Giàng Phố. Tổng số hộ 322 hộ, dân số
1639 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm
91,05%, kinh tế xã hội khó khăn của huyện Bắc Hà, kinh tế nông nghiệp là
chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người hàng năm thấp, tỉ lệ đói nghèo cao có
205/322 hộ chiếm 64% hộ nghèo theo tiêu chí mới, nên ảnh hưởng nhiều đến
mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
Toàn xã có 3 đơn vị trường học Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở
Trường mẫu giáo đạt chuẩn phổ cấp giáo dục mầm non năm 2011. Nhìn lại


thành quả đạt được từ năm 2006 đến nay chất lượng giáo dục ngày càng nâng
lên, kết quả đã đạt được cho thấy được sự quan tâm các cấp, các nghành, cấp
ủy chính quyền và trực tiếp cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường. Thành
quả đó là đáng tự hào, công tác nâng cao chất lượng giáo dục ở 1 xã có điều
kiện kinh tế khó khăn, nhiều thôn bản cách xa nhau là đáng chân trọng xong
để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu Giáo
Lầu Thí Ngài là một nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện thường xuyên, liên
tục, phải được sự đồng thuận của cộng đồng, sự cố gắng của tập thể cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mẫu giáo Lầu Thí Ngài trong công
tác chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, vào cuộc trung tay góp sức của các cấp mới
đạt hiệu quả nâng cao bền vững.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng công tác nâng cao “Hoạt động chỉ
đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mẫu

2


giáo Lầu Thí Ngài” trên cơ sở nhiều kinh nghiệm thực tiễn mà nhà trường đã
thực hiện trong năm học trước về việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, thực
hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Xác định nội dung quan trọng cần
thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm 2013-2014 trong đó công tác nâng cao chất
lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện trước nhất và quan tâm
chú trọng nhiều nhất.
Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở tại trường mẫu giáo
Lầu Thí Ngài nhằm góp phần phát triển giáo dục địa phương, đào tạo thế hệ
trẻ cho nước nhà, tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động chỉ đạo của hiệu
trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu Giáo” để áp
dụng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
II. GIỚI THIỆU
1.Giới hạn của đề tài.

Bộ GD-ĐT Điều lệ trường mầm non NXB Giáo dục.
Bộ GD- ĐT (2001), Chiến lược GDMN từ năm 1998 đến năm 2020.
NXB Hà Nội.
Bộ GD-ĐT (2002), Một số văn bản về GDMN trong thời kỳ đổi mới.
NXB Giáo dục.
Bộ GD-ĐT (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày
22/01/2008 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp GV mầm
non.
Bộ GD-ĐT (2011), Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày
14/04/2011 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm
non.
Bộ GD-ĐT (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011
của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD
trường mầm non.
3


Chương trình giáo dục trẻ mầm non mới 3-6 tuổi BGD&ĐT
Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non các năm học .
Liên hệ thực tế về công tác giáo dục của trẻ ở nhà trường.
2. Cơ sở lý luận
* Một số quan quản điểm về “Hoạt động chỉ đạo của Hiệu trưởng
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu Giáo”.
- Sau khi chương trình giáo dục ở bậc học Tiểu học được cải cách, bậc học
mầm non cũng thay đổi theo cho phù hợp, bắt đầu là chương trình cải cách giáo
dục mầm non, chương trình đổi mới hình thức tổ chức dạy học và bây giờ là
chương trình giáo dục mầm non mới. Có thể nói rằng, bậc học mầm non là bậc
học đầu tiên cung cấp những kiến thức đơn giản cho trẻ em thông qua các hoạt
động học và vui chơi. Các môn học ở trường mầm non cũng chỉ là những môn
học mang tính chất “Nhận biết” và “Làm quen” với các hiện tượng tự nhiên và

vấn đề xã hội. Tuy nhiên nếu không có những kiến thức được thông qua nhận biết
và sự làm quen ban đầu ở trường mầm non thì trẻ vào học ở trường tiểu học sẽ rất
khó khăn. Như các nhà tâm lý học đã nhận xét: sự khởi đầu ở một đứa trẻ theo
quy luật khách quan là những tư duy trừu tượng, trẻ được nhận thức thông qua
các đồ vật, hiện tượng đơn giản, lúc này trẻ sẽ được bắt đầu mọi thứ chỉ bởi sự
nhận biết và làm quen với thế giới bên ngoài mà thôi. Chính vì thế, bậc học mầm
non đã nghiên cứu chương trình giáo dục cho từng lứa tuổi phù hợp theo quá
trình phát triển tư duy của trẻ. Do đó, việc trẻ được học ở trường mầm non là một
điều rất quan trọng, quan trọng hơn trẻ 5 tuổi phải được giáo dục đảm bảo theo
chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành.
Chúng ta không nên ngộ nhận và đánh đồng giữa việc nuôi dạy trẻ ở nhà với việc
nuôi dạy trẻ ở trường mầm non.
- Trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi là độ tuổi mà trường mẫu giáo quy định
phải huy động ra lớp bởi vì ở lứa tuổi này trẻ cần được làm quen với những
kiến thức sơ đẳng để hình thành những tư duy lôgic cần thiết cho trẻ tiếp nhận
4


kiến thức ở bậc tiểu học. Nói đến điều này là tôi muốn chứng minh tầm quan
trọng của bậc học mầm non trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách
đầu tiên của mỗi con người. Vì vậy cho trẻ em đến lớp là trách nhiệm của mỗi
bậc phụ huynh, huy động trẻ em đến lớp là trách nhiệm của nhà trường, gia
đình và xã hội, giáo dục trẻ em là nhiệm vụ chủ yếu của mỗi giáo viên và nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ em là nhiệm vụ chỉ đạo của các nhà quản lý giáo
dục mầm non.
- Hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ ở trường mẫu giáo là một công tác mà trong đó các cấp các ngành, Đảng,
Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm huy động hết các trẻ em từ 3- 5 tuổi đến
lớp, đến trường để trẻ được giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do
Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành nhằm giúp trẻ em 3-5 tuổi được phát triển tốt

về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào
lớp 1.
- Chất lượng giáo dục trường mẫu giáo là sự đáp ứng nhà trường đảm
bảo giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non theo
nguyên tắc đảm bảo đồng bộ, phù hợp góp phần tích cực nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ.
3. Cơ sở thực tiễn.
* Biện pháp để thực hiện hoạt động chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu Giáo Lầu Thí Ngài –
Huyện Bắc Hà - Lào Cai
Hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ ở trường mẫu giáo là một công tác được duy trì thường xuyên liên tục từ
trước đến nay với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý chỉ đạo nâng
cao chất lượng giáo dục mầm non với mong muốn tìm tòi tích lũy thêm kinh
nghiệm nâng cao trình độ năng lực nghiệp vụ trong công tác quản lý chỉ đạo
5


tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu giáo” để áp dụng trong năm học 20132014 tại trường Mẫu Giáo Lầu Thí Ngài mà tôi đang công tác.
- Trên thực tế Trường Mẫu giáo Lầu Thí Ngài đã luôn thực hiện tốt
công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao
theo từng năm học. Nhà trường luôn được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và
chỉ đạo chuyên môn của các cấp. Qua nhiều năm học, nhà trường đã có nhiều
biện pháp tăng cường công tác giáo dục trẻ nâng cao chất lượng giảng dạy và
đổi mới trong quản lý. Trường Mẫu giáo Lầu Thí Ngài về cơ bản đã có điều
kiện thuận lợi trong thực hiện các chỉ tiêu giáo dục hằng năm bởi có đội ngũ
cán bộ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và nhiệt tình trong công tác; số

lượng giáo viên đạt trình độ chuẩn về chuyên môn là 100%, trong đó trên
chuẩn 67% giáo viên giỏi các cấp chiếm tỷ lệ cao qua mỗi năm học giáo viên
giỏi cấp trường 83%, giáo viên giỏi cấp huyện 25%, giáo viên giỏi cấp tỉnh
17%, công tác xã hội hóa phát triển, chất lượng học tập của trẻ đánh giá phát
triển 5 lĩnh vực tăng nhanh qua mỗi năm. Những thuận lợi và nền tảng này là
cơ sở vững chắc để nhà trường thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ ở trường mẫu giáo năm học 2013-2014. Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai
đề tài này trong đội ngũ chúng tôi cũng gặp không ít những trở ngại, vướng
mắc. Với hy vọng sau khi nghiên cứu nội dung này tôi sẽ có được những kinh
nghiệm thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu giáo
Lầu Thí Ngài hoàn thành nhanh xuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao.
4. Nội dung nghiên cứu:
* Nhóm thực nghiệm:
- 7/7 lớp ghép của toàn trường từ 3-5 tuổi năm học 2013-2014.
* Nhóm đối chứng:
Chất lượng giáo dục trẻ năm học: 2012-2013, 2013-2014.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu:
6


* Tầm quan trọng của “Hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mẫu giáo”.
Hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục mầm non là việc quan trọng
trong giáo dục mầm non cần khẳng định nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm
non là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt
cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước có hiệu quả cao
cho việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ,
tình cảm, thẩm mỹ, tiếng việt, tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1 ở bậc tiểu học.
2. Thiết kế nghiên cứu.

* Những thực trạng liên quan đến công tác nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ tại trường mẫu giáo Lầu Thí Ngài.
Trường mẫu giáo Lầu Thí Ngài là đơn vị trường học với điểm trường
chính thuộc khu vực trung tâm trên địa bàn xã Lầu Thí Ngài 6 điểm trường đặt
tại 6 thôn bản nên mọi điều kiện thực hiện công tác giáo dục khá thuận lợi.
Trong các năm học qua nhà trường đã huy động số trẻ trong độ tuổi ra
lớp tương đối cao 98,4%. Chất lượng giáo dục luôn đạt từ yêu cầu trở lên
không có học sinh yếu ở tất cả các năm học.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục trường mẫu giáo Lầu Thí
Ngài còn gặp khó khăn tập trung ở những mặt sau:
+ Địa bàn rộng dân cư phân bố không đều, đời sống kinh tế nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 64%.
+ Là xã giáp danh với địa bàn nhiều xã lân cận nên các hộ dân có sự
biến động gặp khó khăn trong công tác điều tra quản lý trẻ trong độ tuổi.
+ Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt tỷ lệ cao, song đi học chuyên
cần ở những ngày mưa rét, thời tiết không thuận lợi chưa đảm bảo những vấn
đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, giáo dục trẻ trong những năm
học qua.

7


- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa khang trang, còn 1 phòng học
tạm, các điều điện để phục vụ cho công tác bán trú: Trẻ học 2 buổi/ngày tuy đã
được quan tâm chú trọng song còn gặp nhiều khó khăn (bếp ăn bán trú, phòng
ngủ của trẻ) trẻ còn ăn, ngủ tại lớp.
- Với những thuận lợi và khó khăn như đã nêu, hiện công tác nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn cần có sự đầu tư nghiên cứu và
triển khai để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trẻ trong những năm học tới.
3. Quy trình nghiên cứu.

Trong quá trình áp dụng đề tài và trong chỉ đạo triển khai thực hiện
công tác giáo dục trẻ tại trường Mẫu giáo Lầu Thí Ngài tôi cũng gặp được
những thành công và thất bại không ít. Có những biện pháp tôi đưa ra áp dụng
đã đem lại hiệu quả cao song cũng có biện pháp không đem lại kết quả như
mong đợi. Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện và thông qua áp dụng thực tiễn tôi
đã rút ra được những biện pháp hữu hiệu khi thực hiện công tác nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ tại đơn vị mình. Đó là những nhóm biện pháp thực hiện như
sau:
3.1. Công tác triển khai chỉ đạo thực hiện hoạt động chỉ đạo của hiệu
trưởng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại trường Mẫu giáo.
3.1.1. Nhóm biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
* Mục tiêu.
Giúp hiệu trưởng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn một
cách chặt chẽ, quản lý việc dạy học có nề nếp, thống nhất được biện pháp quản
lý hoạt động chuyên môn của nhà trường, các bộ phận cũng thấy được phạm vi
phối hợp, rõ về trách nhiệm quyền hạn, chủ động thực hiện theo kế hoạch.
* Nội dung và cách thực hiện

8


Biện pháp 1: Tăng cường công tác phối hợp giữa ban giám hiệu, tổ
chuyên môn và công đoàn trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện
công tác chuyên môn.
- Kế hoạch năm học phải được xây dựng trên cơ sở bàn bạc thống nhất
và được triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường.
- Xây dựng các nguyên tắc hoạt động, phân công công việc trách nhiệm
cụ thể rõ ràng, có kế hoạch làm việc cụ thể giữa các bộ phận.
- Chỉ đạo họp giao ban và sinh hoạt chuyên môn hàng tuần hàng tháng.
Biện pháp 2: Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc tổ chức

thực hiện chương trình giáo dục.
- Tất cả hoạt động trong chế độ sinh hoạt của trẻ, những đối tượng trực
tiếp hoặc gián tiếp tham gia tổ chức các hoạt động đó đều cần giám sát kiểm
tra.
- Phối hợp nhiều hình thức và cách thức kiểm tra để đánh giá được
đầy đủ các hoạt động của cán bộ giáo viên.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra thành mạng lưới với những quyền hạn và
trách nhiệm được quy định cụ thể, thống nhất các tiêu chí và cách đánh giá.
Đề cao trách nhiệm của người đánh giá là hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra. Kết quả sau mỗi đợt
kiểm tra cần được ghi nhận thông qua các hình thức thưởng - phạt nghiêm
minh, kịp thời.
Biện pháp 3: Đổi mới cách đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên.
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ cho giáo viên.
- Đổi mới hình thức tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ.
* Điều kiện thực hiện.

9


Hiệu trưởng không được xa rời chuyên môn, đứng ngoài chuyên môn,
hiệu trưởng phải là người biết thuyết phục, gây cảm hứng cho cán bộ giáo viên
nhân viên để họ yêu thích công việc, tự giác thực hiện thay vì phải thực hiện
một cách miễn cưỡng. Hiệu trưởng cần luôn động viên toàn bộ đội ngũ tham
gia và chia sẻ kinh nghiệm với nhau thay vì quản lý chuyên môn theo kiểu
đồng loạt. Thực hiện giảm tải, đảm bảo đúng định biên trẻ theo Điều lệ trường
mầm non.
3.1.2. Nhóm biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ.
* Mục tiêu.
Ổn định cơ cấu tổ chức nhà trường, giúp đội ngũ ngày một trưởng

thành. Phát huy năng lực của mọi thành viên, mọi bộ phận trong nhà trường.
Làm cho mọi thành viên của nhà trường luôn sẵn sàng tiếp cận với những đổi
mới trong chuyên môn, nghiệp vụ.
* Nội dung và cách thực hiện.
Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát
triển đội ngũ giáo viên.
- Xác định số lượng cán bộ giáo viên nhân viên cần có với những yêu
cầu cụ thể.
- Xác định số hiện có và sẽ tiếp tục công tác.
- Lập kế hoạch, phân công, thuyên chuyển thành viên phù hợp với điều
kiện thực tế nhà trường.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển cán bộ giáo viên nhằm làm vững
mạnh đội ngũ.
- Hình thành mạng lưới chuyên môn của nhà trường.
Biện pháp 2: Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực hoàn cảnh
của từng cán bộ giáo viên nhân viên, thúc đẩy họ lao động sư phạm có
hiệu quả.

10


- Kết hợp giữa năng lực, nguyên vọng với yêu cầu công việc.
- Luân phiên thay đổi nhân sự để các thành viên được rèn luyện ở nhiều
mảng công việc khác nhau qua đó nâng cao kỹ năng nghề, chia sẻ công việc.
- Chọn cử đúng người phụ trách các bộ phận, trong đó đặt những tiêu
chuẩn phục vụ chuyên môn lên hàng đầu.
Biện pháp 3. Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng.
- Kế hoạch hóa, xác định đúng nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng.
- Có chế tài quản lý chặt chẽ công tác bồi dưỡng và sau bồi dưỡng.
Biện pháp 4. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên
nhân viên.
- Tham mưu về định mức kinh phí cần phải có cho mỗi trẻ đến trường
mầm non là cơ sở quyết định mức thu học phí cũng như mức đầu tư hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước.
- Tham mưu tuyển vào biên chế hoặc hợp đồng hưởng lương ngân sách
đối với giáo viên nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường.
- Đảo đảm các chế độ, quyền lợi của đội ngũ giáo viên, biệt là giáo viên
hợp đồng.
- Quản lý tốt chế độ lương, thưởng.
* Điều kiện thực hiện.
Hiệu trưởng phải nắm vững các văn bản có liên quan đến chế độ chính
sách cho giáo viên mầm non, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, các văn
bản hướng dẫn về bồi dưỡng giáo viên, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và
Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để làm cơ sở cho việc

11


tham mưu hoặc vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý, xây dựng và phát
triển đội ngũ của nhà trường.
3.1.3. Nhóm biện pháp đầu tư, quản lý cơ sở vật chất.
* Mục tiêu.
Nhằm phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non được
thuận lợi, phát huy được các tiềm năng sư phạm trong mỗi giáo viên .
* Nội dung và cách thực hiện.
Biện pháp 1. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non,
huy động nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất cho trường mầm non

theo hướng kiên cố hóa, từng bước chuẩn hóa, hiện đại.
- Tham mưu đưa danh mục thiết bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới vào ngân sách cấp hàng năm của địa
phương.
- Tham mưu cho lãnh đạo địa phương ra văn bản chỉ đạo các doanh
nghiệp lớn trên địa bàn làm công tác phúc lợi xã hội, hỗ trợ nhà trường.
- Tham mưu tổ chức đại hội giáo dục hàng năm để thống nhất quan
điểm, cách làm và cơ chế phối hợp với các đơn vị trường học trên địa bàn.
- Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và lực lượng xã
hội để huy động các nguồn lực.
Biện pháp 2. Trang bị, bảo quản, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất
vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Tham quan học tập các mô hình trường mầm non điển hình.
- Chủ động tư vấn thiết kế, giám sát thi công để công trình đạt chất lượng.
- Kiểm kê thực trạng cơ sở vật chất định kỳ, bảo dưỡng, thanh lý đúng
quy định.
- Xây dựng nội quy đối với việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất nhà
trường.
12


- Công khai các điều kiện thiết bị dạy học. Bố trí sử dụng tối ưu các
phương tiện vật chất kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Biện pháp 3. Quy hoạch và phát triển trường, lớp theo hướng tập
trung, phù hợp với địa bàn dân cư để tăng hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị và công tác quản lý.
- Tham mưu chuyển đổi sở hữu những “khu đất ” của nhà trường lấy những
khu đất rộng hơn, yên tĩnh hơn, phù hợp với cảnh quan môi trường sư phạm và
nguồn kinh phí dôi dư dùng phục vụ cho kiến thiết cơ sở hạ tầng nhà trường.
* Điều kiện thực hiện.

Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phụ thuộc nhiều vào yếu tố
khách quan. Hiệu trưởng cần có kỹ năng tham mưu với chính quyền địa
phương, am hiểu về cấu trúc thiết kế, yêu cầu xây dựng, mua sắm cơ sở vật
chất cho trường mẫu giáo .
3.1.4. Nhóm biện pháp xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý.
* Mục tiêu.
Giúp hiệu trưởng đưa ra được quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
* Nội dung và cách thực hiện.
Biện pháp 1. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
- Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học, đầu tư
trang thiết bị tin học, kết nối mạng Internet.
- Tăng cường khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử.
- Ứng dụng có hiệu quả các phần mềm giáo dục.
Biện pháp 2. Thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường.
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ và phổ biến quy chế
dân chủ trong nhà trường.
13


- Thực hiện công khai tài chính, các quyền lợi, chế độ, chính sách của
người lao động và kết quả đánh giá định kỳ đối với cán bộ giáo viên
- Tổ chức hội nghị cán bộ công chức ngay từ đầu năm học, giao ban
định kỳ, đổi mới hình thức tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền.
* Điều kiện thực hiện.
Hiệu trưởng phải sâu sát việc giáo dục trẻ ở nhóm lớp để có những
thông tin phản hồi thực tế, khách quan, đồng thời thiết lập những mối quan hệ,
tạo ra sự cảm thông, chia sẻ giữa người quản lý và người thực hiện.
3.1.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp.

Các nhóm biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho
nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Nhóm biện pháp
“Xây dựng và phát triển đội ngũ” và nhóm biện pháp “Đầu tư, quản lý cơ sở
vật chất là hai nhóm biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý nâng
cao chất lượng giáo dục trường mầm non. Nhóm biện pháp “Xây dựng hệ
thống thông tin hỗ trợ quản lý” đóng vai trò bổ trợ cho việc triển khai thực
giáo dục

hiện biện pháp khác. Nhóm biện pháp “Quản lý việc thực hiện

chương trình giáo dục trẻ” có ý nghĩa thúc đẩy, phát huy, tăng cường các giá
trị mà các nhóm biện pháp kia mang lại.
3.1.6. Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các
biện pháp.
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp đều có tính cần thiết và
khả thi. Kết quả này bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nghiên
cứu, mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đề xuất đã được thực hiện, các biện pháp
được đề xuất là có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn, phù hợp với điều kiện,
năng lực chung của nhiều đối tượng.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu .
14


Yếu tố quyết định cho sự thành công của công tác chỉ đạo nâng cao chất
lương giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo Lầu Thí Ngài đó là sự quan tâm chỉ đạo,
lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ có trách nhiệm của các đoàn
thể, ban ngành trong địa phương, sự đồng tình của cha mẹ học sinh và nhân
dân. Bên cạnh đó là nỗ lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường trong
công tác dạy và học, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục.
Kết quả đã đạt được: Trường mẫu giáo Lầu Thí Ngài được đánh giá là

trường luôn đạt chất lượng giáo dục trong tốp đầu của các trường mẫu giáo tỉ
lệ chất lượng giáo dục hàng năm được nâng lên cụ thể năm học 2013-2014 tỷ
lệ khá giỏi đạt 64%. Trẻ tham gia các hội thi cấp trường, cấp huyện đạt kết quả
cao:
Cụ thể:
Thi cấp trường: 15 trẻ đạt giải cá nhân
03 đồng đội đạt giải “Bé thông minh nhanh trí” cấp
trường.
Thi cấp huyện: Đạt 01 giải nhất cá nhân.
Đạt 01 giả ba đồng đội trong hội thi “Bé thông minh nhanh
trí” cấp huyện.
IV. PHÂN TÍCH GIỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả .

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Năm học : 2013-2014

Năm học : 2012-2013

15


* Tổng số trẻ trong độ tuổi MG (3- 5 * Tổng số trẻ trong độ tuổi MG (3- 5
tuổi) ra lớp 129/131= 98,4%

tuổi) ra lớp 139/146= 95,2%


* Chất lượng giáo dục:

* Chất lượng giáo dục:

-Trẻ xếp loại từ trung bình trở lên: -Trẻ xếp loại từ trung bình trở lên:
100%

100%

-Trong đó xếp loại:

-Trong đó xếp loại:

Giỏi: 32= 24%

Giỏi: 20= 20%

Khá: 52 = 40%

Khá: 47 = 34%

Trung bình: 45= 36

Trung bình: 64= 46%
Yếu: 0

Yếu: 0
Riêng trẻ 5 tuổi

Riêng trẻ 5 tuổi


Xếp loại: Giỏi: 11=26

Xếp loại: Giỏi: 18=43

Khá: 15=34%

Khá: 17=40%.

Trung bình: 17=40%

Trung bình: 07=17%

Yếu: 0

Yếu: 0

Tham gia hội thi cấp huyện:

Tham gia hội thi cấp huyện:

0 cá nhân đạt giải nhất

01 cá nhân đạt giải nhất

0 đồng đội đạt giải ba

01 đồng đội đạt giải ba

16



Là đơn vị làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, được đánh
giá là đơn vị thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ kết
quả đó đạt được là nhờ sự đồng tình ủng hộ của đông đảo đội ngũ giáo viên,
sự cố gắng bản thân hiệu trưởng, tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường.
V. Kết luận và khuyến nghị.
1. Kết luận.
- Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục
chính là đầu tư cho sự phát triển của toàn xã hội. Do đó nhà trường phải có
mối quan hệ mật thiết với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với
ngành; phải huy động được sự chung tay góp sức về mọi mặt của toàn xã hội
vì mục tiêu "Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài" cho đất
nước, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là thành công bước đầu, vì bất
cứ công việc gì muốn có kết quả tốt thì phải có kế hoạch cụ thể. Từ thực tiễn
đã làm và kết quả đạt được trong năm học qua, tôi nhận thấy rằng để làm tốt
công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cần thực hiện tốt một số
biện pháp sau:
- Thực hiện tốt công tác điều tra huy động trẻ ra lớp, nắm chắc số liệu
trong địa bàn để huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp riêng trẻ 5 tuổi phải đạt
100% đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của nâng cao chất
lượng giáo dục mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, đặc
biệt quan tâm tới giáo viên dạy lớp 5 tuổi.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định cho
các nhóm lớp, quan tâm tới lớp mẫu giáo 5 tuổi.
2. Khuyến nghị.


17


- Để làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo, tôi xin
đưa ra một số đề xuất như sau:
+ Với cán bộ, giáo viên, nhân viên, nâng cao nhận thức về hết lòng hết
sức phục vụ nhân dân, thực hiện tốt tinh thần trách nhiệm của mình đối với sự
nghiệp "Trồng người". Tích cực học hỏi tìm tòi ra những phương pháp dạy học
phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ có hiệu quả.
+ Với ngành giáo dục, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ giáo viên
theo cập nhật với phương pháp dạy học mới, cung cấp trang thiết bị đồ dùng
đồ chơi đầy đủ cho các lớp học, cung cấp kế hoạch, tài liệu chương trình để
kịp thời cho giáo viên làm tốt công tác giảng dạy
+ Với chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa
về tinh thần lẫn vật chất, cần có tiếng nói chung để các doanh nghiệp đóng trên
địa bàn tham gia công tác giáo dục tích cực hơn, giáo dục sẽ đào tạo cho họ
những con người lao động sáng tạo trong tương lai.
Trên đây là một vài biện pháp để làm tốt công tác nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ mầm non năm học vừa qua tôi đã áp dụng vào đơn vị. Tôi hy vọng
rằng những vấn đề tôi đưa ra trong đề tài này sẽ phần nào giúp cho công tác
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non tham khảo và áp dụng vào công
việc của đơn vị mình, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ.
Trên đây là đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về “Hoạt
động chi đao của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường
Mẫu giáo” của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cơ quan
quản lý cấp trên để đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt được kết
quả cao hơn./


18


Lầu Thí Ngài, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Xác nhận đánh giá nhà trường

NGƯỜI VIẾT

Quản Thị Thành

Ý kiến đánh giá của hội đồng thẩm định
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................

19


20




×