Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.55 KB, 55 trang )

Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế

Phần I: Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế.
Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích doanh nghiệp
I. Mục đích, ý nghĩa phân tích
1, Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng trong
nhận thức, nó trời thành 1 công cụ quan trọng để quản lý khoa hoc có hiệu quả
các hoạt động kinh tế .Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà
nước.
2, Mục đích của phân tích
- Mục đích kim chỉ nam định hướng vừa là thước đo đánh giá hoạt động,
phải thận trong xây dựng mục đích, không tham lam, không đạt được, không
đơn giản gây lãng phí .
- Trong doanh nghiệp có loại phân tích: phân tích trước nhằm đnáh giá
phương án kinh doanh, phân tích đồng thời vừa doanh thu vừa phân tích
-Đánh giá tình hình doanh nghiệp thông qua chi tiêu
- Xác định cá bộ phận cấu thành tính toán
-Phân tích các nhân tố qua đó xác đinhnguyên nhân gây biến động nhân tố
cũng như tính chất của chúng qua để xác định tiềm năng năng lực của doanh
nghiệp
- Đề xuất phương hướng và biện pháp nhăm khai thác triệt để và hiệu quả
của tiềm năng doanh nghiệp thông qua việc nhân công, đẩy mạnh và phát huy
yếu tố chủ quan tích cực loại yếu tố chủ quan tiêu cực.
-Làm cơ sở cho việc triển khai hệ thống kế hoạch tài chính doanh nghiệp
cũng như lựa chọn đúng đắn phương hướng kinh doanh và chiếc lược phát triển
doanh nghiệp trong thời gian tới.
-Phân tích phá hiện tiềm năng và đề xuất biện pháp khai thác tiềm năng
năng lực tiềm ẩn của doanh nghiệp, năng lực của doanh nghiệp nhưng chưa

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.


Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

1


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
được khai thác triệt để(đâu có tiềm năng đâu không có ) cần nhấn mạnh phát
huy điểm mạnh và loại bỏ điểm xấu .
-Đề xuất biện pháp(cách thức huy động khác và phương hương: chỉ mục
tiêu hoạt động ) đưa ra trên cơ sở tiềm năng
II - Đối tượng và nguyên tắc phân tích .
1 -Đối tượng:
-Tùy trường hợp cụ thể phân tích mà xác định đối tượng cụ thể
- Có thể phát biểu một cách khái quát của phân tích kinh tế doanh nghiệp
đó là: phân tích kinh tế doanh nghiệp nghiên cứu quá trình cà kết quả doanh thu
của doanh nghiệp . Thông qua các chỉ tiêu kinh tế trong mối liên hệ biện chứng
với các thành phần, bộ phận, nhân tố và nguyên nhân .
-Khi phân tích về một chỉ tiêu kinh tế cụ thể nào đó của doanh nghiệp thì
chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích đấy được xác định là đối tượng phân
tích cụ thể tỏng trường hợp đó.
2 - Nguyên tắc:
- Đảm bảo tính khách quan có nghĩa là phải tôn trọng sự thật khách quan,
phản ánh đúng sự thật kết quả, không xuyên tạc, không bóp méo.
- Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện,sâu săc, tuyệt đối .
- Tùy theo nguồn lực và mục đích phân tích mà xác định quy mô, mức độ
để phân tích cho phù hợp.
III, - Hệ thống chỉ tiêu và cá nhân tố ảnh hưởng trong phân tích.
1 -Hệ thống chỉ tiêu

-Khái niệm: Trong phân tích, chỉ tiêu có vai trò quan trọng, chúng ta chỉ
có thể nhận thức được về định nghĩa, về đối tượng thông qua chỉ tiêu, đặc điểm
của nó do vậy việc lựa cọn chỉ tiêu phân tích có ảnh hưởng lớn đến số lượng và
chất lượng của phân tích.
-Phân loại chỉ tiêu: Có nhiều cách để phân loại chỉ tiêu tùy theo căn cứ
phân loại:
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

2


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
a, theo nội dung kinh tế.
- Chỉ tiêu biểu hiện kết quả(Doanh thu, lợi nhuận, giá thành )
- Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện(lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn,....)
b, Theo tính chất của chỉ tiêu
- Chỉ tiêu khối lượng(số lượng ) là chỉ tiêu phản ảnh quy mô khối lượng như
tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, tổng số lao động, tổng số vốn ....
- Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất sử dụng vốn, các yếu tố hay
hiệu quả kinh doanh . VD: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động giá thành
sản phẩm.
c, Theo phương pháp tính toán.
- Chỉ tiêu tuyệt đối
- Chỉ tiêu tương dối
- Chỉ tiêu bình quân
d, Theo cách thể hiện
- Chỉ tiêu biệu hiện đơn vị hiện vật.

- Chỉ tiêu biển hiện đơn vị giá trị.
- Chỉ tiêu biển hiện đơn vị thời gian.
2, Nhân tố ảnh hưởng:
- Nhân tố hay thành phần, hay bộ phận trong quá trình phân tích xét về vai trò
thì được hiểu là như nhau, chúng đều là " cái nhỏ " hơn chỉ tiêu, trực tiếp cấu
thành và ảnh hưởng đến chỉ tiêu.
- Nhân tố trong phân tích có vai trò rất quant trọng để phân tích về 1 chỉ tiêu
kinh tế nào đó.
- Trong nhiều trường hợp phân tích ranh giới giữa chỉ tiêu và nhân tố là không
rõ ràng, do vật để xác định chính xác đâu là chỉ tiêu, đâu là nhân tố, ta cần dựa
vào đặc điểm cấu thành cụ thể, cái được cấu thành là chỉ tiêu, cái tham gia cấu
thành là nhân tố hay thành phần bộ phận.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

3


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
- Phân loại nhân tố:Có nhiều cách phân loại nhân tố, mà trước hết các
cách phân loại tương đương với cách phân loại chỉ tiêu. Bên cạnh đó cần chú ý
đến 3 cách sau:
- Căn cứ vào vai trò nhân tố đối với biến động chỉ tiêu, người ta chia nhân
tố ra làm 2 loại:
Nhân tố chủ yếu(chính): là những nhân tố mà sự hoàn thành và biến động
của nó có ảnh hưởng nhiều nhất và quyền định nhất đến biến động của chỉ tiêu.
Nhân tố chủ quan là nhân tố mà sự hình thành và biến động của chúng

hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp,
nói cách khác nó trong phạm vi điều chỉnh của doanh nghiệp.
Nhân tố khác quan là nhân tố mà sự hoàn thành và biến động của nó tồn
tại như một yếu tố tất yếu, nó độc lập và mong muốn sự cố gắng của doanh
nghiệp, nó năm ngoài tầm với của doanh nghiệp.
+ Căn cứ vào xu hướng tác động của nhân tố, người ta chia nhân tố làm 2
loại:
-Nhân tố tích cực: là nhân tố mà sự biến động của nó có ảnh hưởng tốt
đến hoạt động doanh thu của doanh nghiệp, nó có tác động làm tăng độ lớn của
các chỉ tiêu phản ánh, kết quả, hiệu quả sản xuất, khinh doanh của doanh nghiệp,
cũng như tính tích cực của doanh nghiệp.
-Nhân tố tiêu cực:: là nhân tố mà sự biến động của nó có ảnh hưởng xấu
đến hoạt động doanh thu của doanh nghiệp, nó có tác động làm giảm độ lớn của
các chỉ tiêu phản ánh, kết quả, hiệu quả sản xuất, khinh doanh của doanh nghiệp,
cũng như giảm tính tích cực của doanh nghiệp.
3, Nguyên nhân phân tích:
Khái Niệm: là cái nhỏ hơn nhân tố, trực tiếp cấu thành và ảnh hưởng đến
nhân tố.
Nguyên nhân trong phân tích có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là nơi mà
người phân tích sử dụng công cụ phân tích để đạt được nhận thức về đối tượng
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

4


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
trong phân tích khi phân tích về một nhân tố nào đó, người ta không phân tích

trực tiếp nhân tố đó mà phải xác đinh nguyên nhân gây biến động và phân tích
từng nguyên nhân ấy(nguyên nhân chính). Trong phân tích người ta thường tìm
đến nguyên nhân nguyên thủy đó là nhưng nguyên nhân không thể hoặc không
nhân thiết phải chia nhỏ hơn nữa. Tại đó phản ánh về một hoạt đông hay một
nhóm hoạt động có tính cá biệt(không gian, thời gian, chủ thể, cách thức xu
hướng).
IV. Các phương pháp, kỹ thuật trong phân tích.
1,Phương pháp so sánh.
So sánh tuyệt đối: Trong phân tích, phương pháp so sánh tuyệt đối được
thực hiện bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu trừ cho kỳ gốc.
So sánh tương tối: lấy chênh lệch chia cho kỳ gốc.
2,Các phương pháp chi tiết trong phân tích.
a, Phương pháp chi tiết theo thời gian:
+Nội dung: theo phương pháp này để phân tích về chỉ tiêu kinh tế nào đó
của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài hạn(năm). Người ta chia chỉ tiêu ấy ra
thành cách bộ phận nhỏ hơn theo thời gian, giai đoạn(theo quý, tháng) để nghiên
cứu phân tích.
+ Cơ sở lý luận: Khi chia chỉ tiêu ra thành các bộ phân nhỏ hơn theo thời
gian, giai đoạn để đánh giá xem giai đoạn nào trong năm chiếm tỷ trong cao hơn
các giai đoạn khác để phân tích đầy đủ chi tiết hơn.
-Phân tích chi tiết từng giai đoạn để nhận thức được về thực trạng và tiềm
năng mối giai đoạn. Trong đó cần đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân có tính
quy luật khách quan ở mỗi giai đoạn làm cơ sở để xác định tính mùa vụ của
doanh thu.
-Đề xuất biện pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn nhăm khai thác triệt để hiệu
quả của chúng theo nguồn phù hợp hơn, thích nghi hơn với quy luật khách quan.
Ở mối giai đoạn tập trung nguồn lực cho giai đoạn có tính mùa vụ cho doanh
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.

Mã SV : 41440

5


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
thu, tận dụng giai đoạn có ít căng thẳng để củng cố nguồn lực điều kiện để sản
xuất.....
b, Phương pháp chi tiết theo địa điểm:
-Nội dung: theo phương pháp này để phân tích chỉ tiêu kinh tế nào đó có
phạm vi toàn doanh nghiệp, người ta chia chỉ tiêu ấy thành bộ phận nhỏ hơn về
không gian để nghiên cứu phân tích. VD: giá trị doanh thucủa doanh nghiệp chia
thành tổng giá trị doanh thucủa các phân xưởng trong doanh nghiệp
-Phân tích chi tiết với từng bộ phân không gian để biêt thực trạng tiềm
năng, của chúng. Qua đó chú trọng đến khả năng cải tiến, kinh nghiệm doanh
thudiễn biến.
- Đánh giá tính phù hợp của công tác quản lý đối với mỗi bộ phận không
gian để nhận thức về tiềm năng của công tác quản lý.
- Đề xuất biện pháp cụ thể trong mối bộ phận không gian nhằm khai thác
triệt để của chúng và tiềm năng của doanh nghiệp, thực hiện công tác quản lý cải
tiến, nâng cao tính hiệu quả với mỗi bộ phận không gian, phổ biến và ứng dụng
rộng rãi sáng kiến cải tiến, kinh nghiệm sản xuất, xác đinh và xây dựng điển
hình tiên tiến, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng điển hình.
c, Phương pháp xây dựng yếu tố cấu thành
-Nội dung: Để phân tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó của doanh nghiệp
theo phương pháp này người ta nghiên cứu thông qua mối quan hệ phức tạp từ
nhiều nhân tố cấu thành chỉ tiêu khác nhau thông qua phát triển kinh tế có quan
hệ phực tạp. Các nhân tố khác nhau thương có sự khác nhau về tên gọi, đặc
điểm, giới hạn biến động, yếu tố ảnh hưởng,......
+Cơ sở lý luận: nghiên cứu các mối quan hệ phức tạp từ nhiều nhân tố cấu

thành chỉ tiêu khác nhau .Các nhân tố cấu thành này có sự khác nhau về tên gọi,
đặc điểm, giới hạn biến động, yếu tố ảnh hưởng. Chia nhỏ để phân tích cụ thể
từng nhân tố nào tốt nhân tố nào yếu kém để phát huy những yếu tố tích cực và
hạn chế những yếu tố tiêu cực.
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

6


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
+ Mục tiêu riêng: đánh giá chung tình hình chỉ tiêu thông qua biến động
nhân tố. Tính toàn mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến nhân tố cần phân
tích.
+Phân tích xác định đối với từng nhân tố để nhận thức về thực trạng và
tiềm năng riêng của chúng(VD: khi phân tích về một chỉ tiêu nào đó của doanh
nghiệp người ta thường áp dụng nhiều phương pháp chi tiết )
3,Nhóm các chỉ tiêu tính toàn mức độ ảnh hưởng của từng bộ phân của chỉ
tiêu phân tích.
+Việc tính toán xác định ảnh hưởng của từng bộ phận một nhân tố là một
trong những mục đích thường xuyên trong phân tích
+Nói đến mức độ ảnh hưởng cần xác định, đối với mối nhân tố là nói đến
2 loại ảnh hưởng sau: ảnh hưởng tuyệt đối đến thành phần bộ phận chỉ tiêu. luôn
có đơn vị tính là đơn vị tính bộ phận thành phần chi tiêu phân tích được tính
bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ cấu thành chủ
yếu của chúng.
+Ảnh hưởng tương đối đến chi tiêu phân tích trong mọi trường hợp đều
được tính bằng cách lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của chúng.

a, Phương pháp cân đối.
+ Nội dung: trong quan hệ tổng số(tổng đại số ) mức độ ảnh hưởng tuyệt
đối của thành phân bộ phận nào đó đến chỉ tiêu phân tích . Cũng được xác định
về mặt trị số bằng chính chênh lệch tuyệt đối của chúng(đối đầu chênh lệch khi
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có dấu(-) trong phân tích kinh tế.
b,Phương pháp thay thế liên hoàn
+Nội dung phương pháp: viết phương trình kinh tế biển hiện mối liên hệ
chi tiêu phân tích và nhân tố cấu thành trong đó cần chú trọng đến trật tự sắp xếp
nhân tố chúng phải được sắp xếp theo nguyên tắc nhân tố theo số lượng đước
trước, nhân tố chất lượng đứng sau. Các nhân tố đứng liền kề nhau có mối liên

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

7


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
hệ mật thiết với nhau và cùng nhau phản ảnh về nội dung kinh tế nhất định theo
quan hệ nhân quả
-Tiến hành thay thế liên hoàn nhân tố trong đó:
+Thay thế nhân tố có nghĩa là thay trị số vẫn đang ở kỳ gốc bằng trị số
của nó ở kỳ nghiên cứu
+ Việc thay thế gọi là liên hoàn nghĩa là việc thay thế phải được tiến hành
theo đúng trật tự kinh tế. Nhân tố đứng trước phải thay thế trước, nhân tố đứng
sau thay thế sau. Mỗi lần thay thế chỉ thay thế một nhân tố, do vậy trong phân
tích kinh tế có bao nhiêu nhân tố có bấy nhiêu lần thay thế. Việc thay thế đối với
nhân tố đứng sau phải trên cơ sở của việc thay thế đối với nhân tố đứng trước.

Có nghĩa là phải giữ nguyên trị số của các nhân tố đứng trước đó được thay thế
ở những lần trước thay thế trước đó . Nói theo cách khác phương pháp này
người ta có thể cho các nhân tố lần lượt biến đông theo trình tự sắp xếp các nhân
tố. Nhân tố lúc trước đước cho biến động trước, biến động xong mới đến nhân tố
đứng liền kề sau đó biến động và cứ thế biến động đến nhân tố cuối cùng,'

-

Tính toàn mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
+Mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chi tiêu phân tích cũng
như được tính bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu ở lần thay thế đến nhân tố đó trừ
đi trị số chỉ tiêu ở lần thay thế liền kề trước đó.
*Kết quả tính toán: có sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn thường
được tập hợp bằng bảng mẫu phân tích có tên gọi bảng quan hệ tích số .
c, Phương pháp số chênh lệch.
-Nội dung phương pháp: viết phương trình kinh tế và sắp xếp nhân tố
giống phương pháp thay thế liên hoàn
-Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
+Ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố nào đó đén chỉ tiêu phân tích cũng sẽ
được tính bằng cách lấy chênh lệch nhân tố đó x trị số kỳ nghiên cứu của nhân
tố đứng trước và trị số kỳ gốc của nhân tố đứng sau nó trong phân tích kinh tế
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

8


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế


Chương II: PHÂN TÍCH
Phần I: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu tình hình thực hiện
chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng của doanh nghiệp.
I.Mục đích và ý nghĩa của phân tích
1, Mục đích:
Đánh giá chung kết quả doanh thu của doanh nghiệp thông qua giá trị
doanh thu của các mặt hàng may mặc .
Xác định các thành phần của hàng hóa, xác đinh nguyên nhân biến động
từ đó thấy dược thực trạng tiềm năng của doanh nghiệp
Đề xuất các phương hướng và biện pháp về mọi mặt để khai thác triệt để
các tiềm năng của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Qua đó không ngừng
nâng cao chất lượng, cải tiến ký thuật, quảng bá rộng rãi, cung cấp kịp thời, tay
đổi mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường.
2,Ý nghĩa của phân tích.
Việc phân tích giá trị doanh thu phản ánh thực trạng và kết quả doanh thu
của doanh nghiệp, tính có ích và sự hoang phí của các hoạt động tiêu thụ sản
phẩn của doanh nghiệp phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố trong quá
trình phân phối hàng.
Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị doanh thu của doanh nghiệp
theo mặt hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tìm và phát hiện những
tiềm năng vốn có của doanh nghiệp từ đó phát huy tiềm năng đó một cách có
hiệu quả. Nêu rõ ra được các ưu điểm, nhược điểm trong quá trình doanh thu
kinh doanh và có biện pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh đạt hiệu
quả cao . Phân tích giá trị doanh thu theo mặt hàng trở nên cần thiết để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp chủ động sáng tạo trong việc tiếp cận thị trường trong và
ngoài nước.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp

: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

9


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
II. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị doanh thu của doanh
nghiệp theo mặt hàng:
1,Phương trình kinh tế và lập bàng phân tích:
a Phương trình kinh tế:
∑D=d1+d2+d3+..+d8
Trong đó: ∑D là tổng doanh thu(103 đ)
gi là doanh thu của mặt hàng i(nghìn đồng)
b,Lập bảng phân tích:
Theo yêu cầu của đề bài, dề bài đã cho 8 mặt hàng. Tổng doanh thu(∑D), và %
tỷ trọng của từng mặt hàng thứ 8 bằng cách lấy 100% trừ đi tổng % của các mặt
hàng còn lại. Từ đó ta lập được " Bảng tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu
theo mặt hàng của doanh nghiệp"

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

10


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
2,Nhận xét chung qua bảng:

Từ bảng phân tích ta thấy, nhìn chung hầy hết cách mặt hàng của doanh
nghiệp đều có xu hướng tăng doanh thu ngoại trừ 3 mặt hàng đó là áo jacket áo
sơ mi và quần áo thể thao là có xu hướng giảm . Ta thấy tổng doanh thu kỳ gốc
đạt 60.356.482(nghìn đồng), kỳ nghiên cứu đạt 62.349.618(nghìn đồng). Kết
quả, kỳ nghiên cứu tăng lên 1.993.136(nghìn đồng), tăng 3.3% so với kỳ gốc.
Tổng doanh thu tăng lên là do nhóm doanh thu của mặt hàng tăng, tăng cao hơn
giá trị doanh thu của nhóm giảm.
Nhóm các mặt hàng tăng bao gồm:áo thun, quần jean, bảo hộ lao động và
hàng khác. Trong 6 mựt hàng có doanh thu tăng này,mặt hàng quần jean là tăng
nhiều nhất. Kỳ nghiên cứu, giá trị mặt hàng này là 7.856.052(nghìn đồng) trong
khi kỳ gốc là 5.142.372(nghìn đồng), tăng lên 2.713.680(nghìn đồng) đạt
152,77% và gây ảnh hưởng 0.42% đến tổng doanh thu. Mặt hàng tăng ít nhất là
quần âu, kỳ nghiên cứu là 8.354.849(nghìn đồng) tăng lên 146.367(nghìn đồng)
so với kỳ gốc 8.208.42(nghìn đồng) và chỉ đạt 101.7%. Mức độ ảnh hưởng của
mặt hàng này là 0.02% tổng giá trị doanh thu là rất nhỏ. Còn lại các mặt hàng
tăng nhẹ khác như áo thun, bảo hộ lao động và hàng khác ảnh hưởng đến tổng
doanh thu tương ứng là 0,05% 0.08% và 0.06%.
Nhóm các mặt hàng giảm bao gồm 3 mặt hàng còn lại đó là áo jacket, áo
sơ mi và quần áo thể thao. Trong đó giảm nhiều nhất là áo sơ mi: kỳ gốc là
6.699.570(nghìn

đồng),

kỳ

nghiên

cứu

5.299.718(nghìn


đồng) giảm

1.399.852(nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng đến tông doanh thu là 0,25%. Giảm
ít nhất là quần áo thể thao: kỳ gốc là 6.880.639(nghìn đồng), kỳ nghiên cứu là
6.422.011(nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng đến tổng doanh thu là 0,08% . Còn
mặt hàng áo jacket: kỳ gốc là 9.536.324(nghìn đồng) kỳ nghiên cứu là
9.040.695(nghìn đồng) mức độ ảnh hưởng đến tổng doanh thu là 0,05% .

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

11


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
Nhìn chung, tình hình doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng phát triển
và mở rộng. Cơ cấu các mặt hàng dần thay đổi đáp ứng được nhu cầu của thị
trường.
3. Phân tích chi tiết:
a,Mặt hàng áo jacket
Mặt hàng áo jecket là mặt hàng giảm doanh thu so với kỳ gốc. Giá trị kỳ
gốc là 9.536.324(nghìn đồng) kỳ nghiên cứu là 9.040.695(nghìn đồng) giảm
495.630(nghìn đồng) so với kỳ gốc đạt 94.8%. Mức độ ảnh hưởng của mặt hàng
này đến tổng doanh thu là 0.05%.
Biến động này có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Do doanh nghiệp mẫu mã mới không có nhiều điểm khác biệt so với kỳ gốc
- Do đối thủ cạnh tranh ra mẫu mã mới phù hợp với xu hướng thời trang trong

nước.
- Do lượng đặt hàng giảm
- Do nguồn hàng đầu vào giảm sản lượng
- Do bị cạnh tranh bởi các công ty khác
Giả định có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất và thứ 2
-Xét nguyên nhân thứ nhất: Do doanh nghiệp mẫu mã mới không có nhiều
điểm khác biệt so với kỳ gốc.
Tại đầu kỳ nghiên cứu, dựa vào số liệu các năm đánh giá sản phẩm của
danh nghiệp đá đánh giá sản phẩm áo jacket đã đạt được mức doanh thu cao so
với các kỳ khác do mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị trường và tính thời trang
vẫn được đảm bảo. Do đó ban lãnh đạo của doanh nghiệp ra quyết định giữ
nguyên kiểu dáng và mẫu mã đặc trưng của loạt sản phẩm áo jacket chỉ thay đối
một số chi tiết nhỏ như cầu vai và kiểu dáng túi để tạo lên sự khác biệt với loại
sản phẩm kỳ gốc. Do loại mẫu mã này đã bắt đầu hết mod nên khách hàng nhầm
tưởng rằng đây là mẫu mã cũ, hàng tốn kho của doanh nghiệp nên sức mua giảm
dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp nghiệp giảm so với kỳ gốc.
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

12


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
*Biện pháp: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc thay đổi mẫu mã,kiểu dáng
mới phù hợp hơn với yêu cầu và thời vụ trong mùa, cần thường xuyên thay đổi
kiểu dáng mới của sản phẩm để thu hút được sự quan tâm của đa số khách hàng.
Cần nắm được tâm lý của khách hàng là không muốn mua hàng tồn khi hoặc đi

sau mốt thời trang để đưa ra các mẫu mã có tính khác biệt dễ nhận ra .
-Xét nguyên nhân thứ 2: do đối thủ cạnh tranh ra mẫu mã mới phù hợp
với xu hướng thời trang trong nước.
Cũng trong đầu kỳ nghiên cứu, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là
doanh nghiệp Y đã tổ chức một sàn biểu diễn thời trang thu đông để giới thiệu
sản phẩm của doanh nghiệp họ. Trong các mẫu sản phẩm của doanh nghiệp Y
cũng ra mắt mặt hàng áo jacjet vàđược nhiều nhà thời trang có uy tín của làng
thời tranh Việt đánh giá có nhiều điểm nổi bật, chất lượng và ý tưởng tạo mẫu
độc đáo có thể tạo lên mốt mới trong làng thời trang sắp tới. Do được nhiều sự
khen ngợi về mẫu mã này mà doanh nghiệp Y tích cực quảng bá sản phẩm của
mình và đưa nó trở thành sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp họ. Tận dụng lợi
thế này doanh nghiệp Y đầu tư mạnh vào sản phẩm này trên các phương tiện
nghe nhìn và họ đã thu hút được khách hàng mua sản phẩm của họ.
Đây là nguyên nhân khác quan tiêu cực.
b, Xét mặt hàng thứ 2 áo sơ mi.
Mặt hàng áo sơ mi là mặt hàng giảm và giảm nhiều nhất: kỳ gốc là
6.699.570(nghìn

đồng),

kỳ

nghiên

cứu

5.299.718(nghìn

đồng) giảm


1.399.852(nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng đến tông doanh thu là 0,25%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
+ Do sản phẩm kém chất lượng.
+ Do mối hàng thường xuyên có sự thay đổi về người quản lý của doanh nghiệp
bạn hàng.
+ Do chất lượng không đảm bảo
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

13


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
+ Do khách hàng yêu cầu giảm giá thành
+ Do giá thành yếu tố đầu vào tăng.
Giả định 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ 2.
Xét nguyên nhân thứ nhất: do sản phẩm kém chất lượng.
Ở đầu kỳ nghiên cứu doanh nghiệp nhân được thông báo tăng giá của bên
doanh nghiệp cung cấp đầu vào doanh thu của mình. Xét về tình hình kinh tế
chung, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã đánh giá mức tăng trên là hợp lý và không
có các mối hàng khác để mua được với chi phí rẻ hơn. Nhưng do doanh nghiệp
muốn giữ ổn định giá trên thị trường để tạo ra sự cạnh tranh với các hãng đối thủ
nên đã ra quyết định thay đổi chất liệu của mặt hàng áo sơ mi bằng chất liệu có
mức giá thành thấp hơn. Chính vì thế sản phẩm áo sơ mi doanh thu ra ở ky
nghiên cứu có chất lượng kém hơn ở kỳ gốc. Khách hàng nhận ra điều này nên
đã chuyển sang mua hàng của đối thủ của doanh nghiệp mình với mức giá cao
hơn nên doanh thu mặt hàng này giảm.

Đây là yếu tố chủ quan tiêu cực.
*Biện pháp: Doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt hơn là
việc thay thế chất lượng của sản phẩm bằng một sản phẩm kém hơn. Doanh
nghiệp cần tích cực tìm thêm những công ty cung cấp sản phẩm đầu vào có tính
chất lương và giá thành rẻ hơn để giảm chi phí cho sản phẩm. Nếu doanh nghiệp
không tìm được nguồn cung cấp giá rẻ và chất lượng như mong muốn nếu cần
thiết có thể tăng giá bán hàng mà vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm để tăng
doanh thu và lợi nhuận.
- Xét nguyên nhân 2: Do mối hàng thường xuyên thay đổi về người quản
lý của doanh nghiệp bạn hàng.
Trong giữa kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp A là một trong những khách
hàng tiềm năng và thường xuyên của doanh nghiệp. Ở kỳ gốc và các kỳ khác
doanh nghiệp A luôn chiếm một phần lớn trong việc tiêu thụ mặt hàng áo sơ mi
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

14


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
và mang lại một doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong mặt hàng áo sơ mi của
doanh nghiệp. Ví như ở kỳ gốc doanh nghiệp A đã mua số hàng chiếm đến gần
20% giá trị của số doanh thu mặt hàng áo sơ mi. Nhưng ở giai đoạn trước kỳ
nghiên cứu doanh nghiệp A đã có sự thay đổi về người quản lý của doanh
nghiệp: cụ thể tổng giám đốc công ty đã được bổ nhiệm mới là ông Dương Văn
Đạt thay thế cho ông Hoàng Văn Phát. Sau khi được bổ nhiệm ông Dương Văn
Đạt đã có những chiến lược hoạch định riêng nên đã dừng việc nhập thường
xuyên mặt hàng áo sơ mi của doanh nghiệp.

Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
c, Xét mặt hàng áo thun.
Mặt hàng áo thun là mặt hàng tăng trong kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Kỳ
gốc đạt 9.536.324(nghìn đồng) kỳ nghiên cứu đạt 10.162.988 (nghìn đồng) tăng
lên 626.664(nghìn đồng) tương ứng tăng lên 6.57% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh
hưởng tới tổng doanh thu là 0,05%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
+Do chất lượng sản phẩm tăng lên.
+Do doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo.
+Do doanh nghiệp quan tâm về chất lượng sản phẩm áp thun hơn.
+Do thời tiết chuyển đông phù hợp với mặt hàng tiêu thụ
+Do nhu cầu của khách hàng tăng.
Giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân 2
-Xét nguyên nhân thứ nhất: Do chất lượng sản phẩm áo thun tăng lên.
Trong đầu kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã nhập khẩu về số máy móc thiết bị
chuyên về mặt hàng áo thun tiên tiến mới để thay thế cho các thiết bị đã hết
khấu hao. Lô thiết bị trên gồm nhiều máy móc thiết bị như máy khâu và máy vắt
sổ 3 kim. Những chiếc máy khâu này tạo ra những đường kim chuẩn xác và
những mũi chỉ đẹp hơn các thiết bị trước. Còn sản phẩm máy vắt sổ 3 kim tạo ra
những đường vắt sổ chìm tạo ra những chiếc áo gần như liền trong một khối tạo
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

15


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
ra mẫu mã đẹp. Do mẫu mã sản phẩm tạo ra kỳ nghiên cứu vượt trội so với kỳ

gốc nên khách hàng đặt mua nhiều làm tăng doanh thu bán hàng của mặt hàng
áo thun.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
*Biện pháp: do doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường là
những mẫu mã đẹp. Những đường chỉ được chau chuốt và những đường vắt sổ
ẩn tạo cho trang phục trông đẹp và chất lượng hơn chính là cách thu hút khách
hàng tốt nhất. Doanh nghiệp nên tiếp tục sử dụng thiết bị này vào mặt hàng áo
thun và có thể áp dụng cho các mặt hàng khác của mình.
-Xét nguyên nhân thứ 2: Do doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo.
Ở đầu kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã nhân định thời gian tới mặt hàng áo
thun sẽ tiêu thụ được nhiều do biến động của thời tiết do chuyển sang mùa lạnh.
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, ban quản trị của doanh nghiệp đã quyết
định đầu tư đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm của mình ở các shop thời trang và
các đại lý của mình. Doanh nghiệp đã tặng thêm madocanh cho các cửa hàng
của mình và dựng thêm một số biển quảng cáo cho các mẫu mã mới của doanh
nghiệp mới được thiết kế để tạo sự thu hút của khách hàng. Điều này mang lại
tín hiệu tích cực cho mặt hàng áo thun của doanh nghiệp bằng các chỉ số doanh
thu tăng lên so với kỳ nghiên cứu. Việc đẩy mạnh việc quảng cáo cho sản phẩm
áo thun và tỷ trọng của mặt hàng này trong kỳ nghiên cứu và kỳ gốc cho thấy
đây vẫn là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
*Biên pháp: Doanh nghiệp cần có những quyết định đúng đắn khi nhận
định đúng thời điểm quảng cáo cho mặt hàng có tính thời vụ của mình. Cần đẩy
mạnh việc này với các mặt hàng khác một cách đúng thời điểm. Doanh nghiệp
cần nghiên cứu thêm các hình thức quảng cáo khác mang lại những hiệu quả cao
như tài trợ cho một số chương trình mang tính nhân đạo. Hay có thể quyên góp
cho người nghèo hay cứu trợ nhân đạo bằng những sản phẩm của doanh nghiệp
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.

Mã SV : 41440

16


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
bị tồn kho không bán được. Đó cũng là một trong những hình thức tiết kiệm chi
phí quảng cáo của doanh nghiệp.
d, Mặt hàng quần jean.
Mặt hàng quần jean là mặt hàng tăng cao nhât ở kỳ nghiên cứu so với kỳ
gốc. Kỳ nghiên cứu đạt 5.142.372 (nghìn đồng) kỳ nghiên cứu đạt 7.856.052
(nghìn đồng) tăng lên 2.713.680 (nghìn đồng) tương ứng tăng lên 52,77% so với
kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng tới tổng doanh thu là 0,42%.
Biến động tăng trên của doanh nghiệp có thể do các nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp ký đơn hàng cung cấp với một số đối tác nước ngoài.
- Do được các nhà tạo mẫu và các nhà thời trang đánh giá cao.
- Do ảnh hưởng xu hướng thời trang của thế giới.
- Do doanh nghiệp tăng thêm nhân công doanh thu của mặt hàng quần jean.
- Do mẫu mã của mặt hàng quần jean phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất va thứ 2.
-Xét nguyên nhân thứ nhất: doanh nghiệp nhận được đơn hàng cung cấp
với một số đối tác nước ngoài.
Tại nửa đầu kỳ nghiên cứu, sau khi nâng cao năng lực doanh thu của mặt
hàng quần jean bằng cách đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, đưa công nhân đi
học nâng cao tay nghề. Sản phẩm quần jean của doanh nghiệp đã có những điểm
nhấn riêng doanh nghiệp đã tìm thêm được một số hợp đồng với một số đối tác
nước ngoài. Sau những lô hàng được giao ở giữa kỳ nghiên cứu, do sản phẩm
được các đối tác nước ngoài đánh giá cao, các đối tác nước ngoài đã mua thêm
của doanh nghiệp một lô hàng quần jean và thực hiện luôn ở cuối kỳ nghiên
cứu. Chính chất lượng của mặt hàng quần jean ờ kỳ nghiên cứu đã giúp doanh

nghiệp bán được nhiều hàng hơn so với kỳ gốc làm tăng doanh thu.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
*Biện pháp: sau khi chất lượng tăng thì số đơn đặt hàng về mặt hàng quần
jean tăng. Dựa vào biến động này mà ta thấy được chính chất lượng của sản
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

17


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
phẩm tạo nên doanh số bán hàng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp đã tăng và hài lòng nhiều bạn hàng, chính vì thế doanh nghiệp cần tích
cực quảng bá chất lượng và ưu điểm của kiểu dáng sản phẩm với nhiều bạn hàng
mới để có thêm được nhiều đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng cung cấp thường
xuyên để tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
-Xét nguyên nhân thứ 2: Được các nhà tạo mẫu và các nhà thời trang đánh
giá cao.
Tại cuối kỳ gốc và đầu kỳ nghiên cứu, sau khi mặt hàng quần jean của doanh
nghiệp được ưa chuộng trên thị trường. Doanh nghiệp đã tổ chức một số show
diễn thời trang ở một số nơi, được các nhà tạo mẫu và các nhà thiết kế đánh giá
cao về kiểu dáng và mẫu mã của sản phẩm một cách tích cực. Một nhà tạo mẫu
đã khẳng định đây có thể là một mặt hàng có sức hút lớn với khách hàng. Chính
vì những lời khen tặng này mà đã có thêm một số đơn đặt hàng cho doanh
nghiệp ở kỳ nghiên cứu dẫn đến doanh thu tăng.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
e, Mặt hàng quần âu:
Mặt hàng quần âu là mặt hàng tăng ít nhất trong nhóm các mặt hàng tăng.

Kỳ gốc đạt 8.208.482 (nghìn đồng) kỳ nghiên cứu đạt 8.354.849(nghìn đồng)
tăng 146.367 (nghìn đồng) tương ứng tăng lên 1,78%. Mức độ ảnh hưởng với
tổng doanh thu 0,02%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
+Do tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, điều tra,nghiên cứu thị trường.
+Do ảnh hưởng chính sách kích cầu của nhà nước.
+Do chính phủ trợ giá cho sản phẩm quần âu của doanh nghiệp.
+Do có tăng số lượng đặt hàng của các bạn hàng cũ.
+Do doanh nghiệp phân phối sản phẩm hợp lý.
Giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân 2.
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

18


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
-Xét nguyên nhân thứ nhất: Ở đầu kỳ nghiên cứu, để sản phẩm quần âu
doanh thu ra được tiêu thụ nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác khảo
sát, điều tra, nghiên cứu thị trường một cách nhanh nhạy, chính xác, phù hợp với
thực tế. Do đó, tài chính của doanh nghiệp đã hỗ trợ bộ phận Marketing tiếp thị
thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường phục vụ việc tiêu thụ sản phẩm
bằng cách đầu tư thêm kinh phí phục vụ cho công tác trên. Việc nghiên cứu thị
trường cho thấy mẫu mã sản phẩm kỳ gốc của doanh nghiệp vẫn có sức hút với
khách hàng, hợp thời trang và túi tiền với đa số người dân việt nam. Nhưng có
rất nhiều ý kiến cho rằng chất lượng khóa quần âu khá nhanh hỏng. Sau khi đã
nhận được thông tin nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhận thấy mẫu mã sản
phẩm này vẫn phù hợp với kỳ nghiên cưu. Doanh nghiệp quyết định giữ nguyên

mẫu mã của sản phẩm quần âu chỉ thay vào đó chỉ thay đổi một số điểm phụ của
mặt hàng quần âu như cúc quần và khóa chất lượng hơn để thu khắc phục
khuyết điểm của sản phầm.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
*Biện pháp:Các doanh nghiệp trước khi tiến hành doanh thu, muốn tiêu
thụ sản phẩm một cách nhanh chóng, có doanh thu kịp thời, phải tiến hành
nghiên cứu, khảo sát, điều tra tình hình thị trường hiện tại và trong tương lai để
từ đó lập kế hoạch dự kiến sự phát triển, tiềm năng của thị trường, đưa ra các
biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp mặt hàng doanh thu và tiêu thụ. Bên cạnh
đó cũng giúp doanh nghiệp có những biện pháp thích hợp duy trì thị trường cũ,
đồng thời kích thích nhu cầu để tạo lập, xúc tiến và mở rộng thị trường mới.
-Xét nguyên nhân thứ 2: Do chính sách kích cầu của nhà nước.
Xét ở kỳ nghiên cứu nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam
nói riêng vẫn đang trong tình trạng ảm đạm. Để cứu nền kinh tế cũng như các
nước trên thế giới chính phủ Việt Nam cũng tung ra gói kích cầu của mình. Cụ
thể ,từ 1/5 đến hết ngày 31/12, Chính phủ cũng cho phép giảm một nửa thuế giá
trị gia tăng (VAT) đối với các mặt hàng gồm sợi, vải, các sản phẩm may mặc, da
giày các loại. Chính vì giải pháp kích cầu của chính phủ mà sức mua trong dân
tăng lên đáng kể thể hiện được hiệu quả của gói kích cầu. Dựa vào lợi thế giảm
nửa thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đã giảm giá thành bán ra nhưng vẫn
đảm bảo giá trị lợi nhuận, tuy giá có giảm nhưng sức mua của khách hàng tăng
nên doanh thu mặt hàng quần âu vẫn tăng.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
f,Mặt hàng quần áo thể thao:
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

19



Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
Mặt hàng quần áo thể thao là mặt hàng giảm trong kỳ nghiên cứu so với
kỳ gốc. Kỳ gốc đạt 6.880.639 (nghìn đồng) kỳ nghiên cứu đạt 6.422.011 (nghìn
đồng) giảm 458.62 (nghìn đồng) tương ứng giảm 6,67% so với kỳ gốc. Mức độ
ảnh hưởng tới tổng doanh thu là 0.08%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
+ Do sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài do việc Việt Nam đã ra nhập
WTO.
+ Do chính sách giá cả chưa phù hợp.
+Do chưa chú trọng đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị.
+ Do giữ nguyên mẫu mã, không cải tiến chất lượng mẫu mã của sản phẩm.
+ Do suy thoái kinh tế.
Giả định 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân 2.
Xét nguyên nhân chính thứ nhất: Do sự cạnh tranh của các đối thủ nước
ngoài do Việt Nam đã ra nhập WTO. Sau khi ra nhập WTO Việt Nam đã cam
kết mở cửa thị trường cho các sản phẩm nước ngoài vào thị trường trong nước,
không còn các hàng rào thuế quan đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trước
kia doanh nghiệp nước ngoài sẽ chịu mức thuế cao khi vào thị trường Việt Nam
nhưng giờ đây thì hàng rào đó đã không còn . Sản phẩm của các doanh nghiệp
nước ngoài rất đa dạng phong phú về kiểu dáng chất liệu mẫu mã đẹp với lợi
thế lâu năm và tiềm lực của các tập đoàn may mặc lớn tiến vào thị trường trong
nước với các mức giá thành rẻ hơn chất lương hơn về các mặt hàng may mặc nói
chung và mặt hàng áo thể thao nói riêng.
Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
g, Mặt hàng bảo hộ lao động.
Mặt hàng bảo hộ lao động là mặt hàng tăng lên trong kỳ. Kỳ gốc đạt
7.677.345 (nghìn đồng), kỳ nghiên cứu đạt 8.230.150 (nghìn đồng) tăng 552.805
(nghìn đồng) tương ứng tăng lên 13,2%. Mức độ ảnh hưởng đến tổng doanh thu

là 0,08%.
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

20


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
+Do thuế nhập khẩu mặt hàng bảo hộ từ nước ngoài về tăng.
+Do tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng.
+Do nhu cầu thị trường tăng
+Do chính sách của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao
+Do chất lượng của đầu vào tăng.
Giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân 2.
-Xét nguyên nhân thứ nhất: do thuế nhập khẩu mặt hàng bảo hộ tăng.
Ở đầu kỳ nghiên cứu, chính phủ quyết định tăng giá nhập khẩu một số
mặt hàng đặc biệt trong đó có mặt hàng bảo hộ lao động. So sánh về mặt chất
lượng và kiểu dáng thì sản phẩm của doanh nghiệp không chênh lệch với các
sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhiều. Trước khi chính phủ quyết định tăng
thuế thì giá của mặt hàng bảo hộ lao động của các công ty nước ngoài nhập khẩu
vào Việt Nam có giá thành bằng với giá bán ra của doanh nghiệp. Nhưng sau khi
tăng thuế thì mức giá của sản phẩm đồ bảo hộ của doanh nghiệp có mức giá thấp
hơn mức giá của các công ty nước ngoài . Chính vì lợi thế về giá nên doanh
nghiệp đã thu hút được thêm một số mối hàng mới.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
-Xét nguyên nhân 2: Do tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán
hàng.

Ở kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã tung ra thêm một số cổ phần để thu
hút thêm vốn đầu tư cho mình. Do vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng nên
đã đầu tư thêm chi phí vào khâu tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán
hàng. Doanh nghiệp đã quyết định tăng tỷ lệ % của khâu bán hàng. Mục đích là
để khuyến khích nhân viên bán hàng năng động hơn, có thái độ phục vụ khách
hàng tận tình, chu đáo và gần gũi với khách hàng. Doanh nghiệp nên sử dụng
chế độ thưởng, phạt và chế độ khoán. Căn cứ vào chế độ đó nhân viên sẽ được
khuyến khích bằng chính sách thưởng, phạt theo tỷ lệ % của doanh thu vượt
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

21


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
khoán, đó chính là đòn bẩy kích thích họ tích cực đi tìm kiếm những khách hàng
mua với khối lượng lớn..
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
*Biện pháp: Trong công tác tiêu thụ sản phẩm vai trò của bộ phận bán
hàng hết sức quan trọng. Nhân viên năng động hơn, thái độ phục vụ tận tình của
người bán hàng quyết định rất lớn đến việc bán được nhiều hay ít hàng. Chính
vì vậy mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng
của mình. Tính toán đưa ra những con số hợp lý để doanh nghiệp vừa đảm bảo
mức lợi nhuận và kích thích được nhân viên bán hàng.
h, Xét mặt hàng khác
Mặt hàng khác là mặt hàng tăng lên trong kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Kỳ gốc đạt 6.675.427 (nghìn đồng) kỳ nghiên cứu đạt 6.983.157 (nghìn đồng)
tăng lên 307.730 (nghìn đồng) tương ứng tăng 4,61% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh

hưởng đến tổng doanh thu là 0,06%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
+Do doanh nghiệp áp dụng hình thức bớt hoặc miễn phí chi phí vận chuyển
hàng hóa.
+Do doanh nghiệp quyết định tăng tỷ lệ hoa hổng cho các đại lý tiêu thụ sản
phẩm của mình.
+ Do doanh nghiệp đẩy mạnh việc nắm bắt tâm lý khách hàng.
+ Do doanh nghiệp áp dụng đòn bẩy tài chính.
+ Do các biện phap hỗ trợ của nhà nước.
Giả định nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân 2:
-Xét nguyên nhân thứ nhất: do doanh nghiệp áp dụng hình thức bớt hoặc
miễn phí chi phí vận chuyển hàng hóa.
Ở đầu kỳ nghiên cứu sau khi họp bàn và thống nhất, doanh nghiệp quyết
định áp dụng chính sách bớt hoặc miễn phí chi phí vận chuyển hàng hóa cho
những khác hàng đặt mua sản phẩm với số lượng lớn. Doanh nghiệp đã đưa ra 3
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

22


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
mức thang miễn giảm chi phí: cụ thể nếu mua số lượng ở mức thấp hơn trung
bình: thì không giảm chi phí vận chuyển, ở mức đặt hàng trung bình giảm 50-60
% chi phí vận chuyển trong nội thành và nếu mức đặt hàng trên mức trung bình
thì miễn phí hoàn toàn chi phí vận chuyển trong nội thanh. Do ưu đãi về chi phí
vận chuyện đã khuyến khích khách hàng có những đơn hàng ở mức cao để
hưởng thêm những lợi ích của doanh nghiệp mang lại chính vì thế doanh thu

tăng.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
*Biện pháp: hình thức này áp dụng rất phổ biến với hầu hết các doanh
nghiệp trong và ngoai nước. Chính vì thế doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin
này từ các đối thủ để đưa ra hình thức khuyến mãi vận tải phù hợp cho doanh
nghiệp của mình sao cho phù hợp và có tính cạnh tranh so với các đối thủ của
mình trên thị trường. Đây cũng là hình thức khuyến mãi giảm chi phí cho khách
hàng khi chi phí đầu vào giảm nhưng không giảm giá sản phẩm của doanh
nghiệp.
-Xét nguyên nhân 2: Do doanh nghiệp quyết định tăng tỷ lệ hoa hổng cho
các đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình
Ở đầu kỳ nghiên cứu, nhận thấy việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, với tiềm năng về tài chính và kinh nghiệm
đầu tư của họ các đại lý của doanh nghiệp rất có thể sẽ bỏ doanh nghiệp mà
nhận lời làm đại lý cho các công ty nước ngoài. Nhìn trước được việc này có thể
xảy ra ban lãnh đạo doanh nghiệp đã ra quyết định tăng tỷ lệ hoa hồng và ký kết
lại các hợp đồng đại lý của mình một cách chặt chẽ hơn. Do tỷ lệ hoa hồng cao
hơn trước đã thúc đẩy các đại lý của doanh nghiệp tự đẩy mạnh phương thức
quảng cáo, kích thích người bán hàng bán thêm nhiều sản phẩm đê tăng thu
nhập.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

23



Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế
*Biện pháp: Doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp tài chính, tăng tỷ lệ
hoa hồng này một cách chính xác, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của
mình, nếu không nó sẽ là con dao hai lưỡi phản tác dụng trong tiêu thụ sản phẩm
làm cho khách hàng không những không tin tưởng mà còn có suy nghĩ không tốt
về sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý tài chính phải luôn chú
ý tới việc nghiên cứu, điều tra tâm lý người tiêu dùng để có chính sách kích
thích tiêu thụ đúng đắn và hiệu quả nhất.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

24


Đồ Án Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế

Chương III. Tiểu kết chương I:
1. Kết luận:
Qua bảng phân tích chỉ tiêu giá trị theo mặt hàng của doanh nghiệp ta thấy
tổng doanh thu ở kỳ nghiên cứu tăng 3,3% so với kỳ gốc tương ướng với mức
tăng 1.993136(nghìn đồng).
Nhóm các mặt hàng có giá trị doanh thu tăng so với kỳ gốc bao gồm áo
thun, quần jean, quần âu, bảo hộ lao động và hàng khác. Trong các mặt hàng
trên mặt hàng có giá trị tăng nhiều nhất là quần jean. Doanh thu của mặt hàng
quần jean tăng 52,77% so với kỳ gốc ảnh hưởng 0,42% so với tổng doanh thu.
Mặt hàng có doanh thu tăng ít nhất là mặt hàng quần âu tăng 1,17% có mức độ
ảnh hưởng tới tổng doanh thu là 0,02%

Nhóm các mặt hàng giảm bao gồm 3 mặt hàng còn lại đó là áo jacket, áo
sơ mi và quần áo thể thao. Trong đó giảm nhiều nhất là áo sơ mi: kỳ gốc là
6.699.570(nghìn

đồng),

kỳ

nghiên

cứu

5.299.718(nghìn

đồng) giảm

1.399.852(nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng đến tông doanh thu là 0,25%. Giảm
ít nhất là quần áo thể thao: kỳ gốc là 6.880.639(nghìn đồng), kỳ nghiên cứu là
6.422.011(nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng đến tổng doanh thu là 0,08% . Còn
mặt hàng áo jacket: kỳ gốc là 9.536.324(nghìn đồng) kỳ nghiên cứu là
9.040.695(nghìn đồng) mức độ ảnh hưởng đến tổng doanh thu là 0,05% .
Trong tất cả các mặt hàng của doanh nghiệp mặt hàng áo thun ở kỳ
nghiên cứu chiếm tỷ trọng 16,3% trong tổng doanh thu. Đây là mặt hàng chủ lực
của doanh nghiệp do doanh nghiệp rất chú trọng đẩy mạnh việc sản xuất của sản
phẩm này. Với việc đào tạo các công nhân nâng cao tay nghề bằng các lớp đào
tạo,trong so sánh giữa kỳ gốc và kỳ nghiên cứu có sự tăng phát triển ổn định của
mặt hàng này và mặt hàng áo thun vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 2 kỳ
nghiên cứu và kỳ gốc. Trong kỳ gốc có 2 mặt hàng đều chiếm tỷ trọng 15,8%
trong tổng doanh thu là áo jacket và áo thun đem lại doanh thu cao nhất cho
doanh nghiệp.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng.
Lớp
: KTN51ĐC2.
Mã SV : 41440

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×