Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

thao tác hóa khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo trong điều tra. xác định các khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo cho chủ đề chọn làm đề tài luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.07 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
------------    ------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

THIẾT KẾ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

Đề tài:
THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ BÁO TRONG
ĐIỀU TRA. XÁC ĐỊNH CÁC KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ BÁO
CHO CHỦ ĐỀ CHỌN LÀM ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

HV: Nguyễn Văn Phong
GVHD: PGS.TS PHẠM VĂN QUYẾT
LỚP: Cao học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
KHÓA: 2009-2011

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2011


MỤC LỤC

Trang

2


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa khái niệm
1.1 Khái niệm


“Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những
tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. Như vậy,
“khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con người về những thuộc tính, bản
chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. Người NCKH hình
thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau, để phân
biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình
thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận.
Trong cuộc sống hằng ngày, khái niệm là sự thể hiện những ý tưởng có tính khái quát
về bản chất của các tình huống, các hành động riêng biệt tương tự nhau xảy ra trong
cuộc sống hằng ngày.
Trong logic học, khái niệm là sự phản ánh những đặc tính chung, bản chất của một lớp
đối tượng. Trong lớp đó, các đối tượng là những cá thể mà có những đặc tính chung,
tồn tại một cách khách quan. Nhờ có khái niệm mà chúng ta phân biệt được lớp đối
tượng này với lớp đối tượng khác.
Về cấu trúc, khái niệm bao gồm hai bộ phận: nội hàm và ngoại diên. Nội hàm của khái
niệm là những hiểu biết về toàn thể thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái
niệm. Ngoại diên của khái niệm là toàn thể những cá thể mà chứa các thuộc tính bản
chất được phản ánh trong khái niệm.
1.2. Định nghĩa khái niệm
Về mặt logic, định nghĩa một sự vật hoặc hiện tượng là sự tách ngoại diên của sự vật
cần định nghĩa ra khỏi sự vật gần nó và chỉ rõ nội hàm. Chỉ rõ hiện tượng cần định
nghĩa và nêu được thuộc tính bản chất của nó, để theo đó phân biệt những hiện tượng
khác.
Về ý nghĩa và các sử dụng định nghĩa khái niệm có thể chia ra 3 loại:
- Định nghĩa thực: thể hiện được cái bản chất hay cái cốt lõi của hiện tượng
- Định nghĩa danh nghĩa: Chỉ rõ ý nghĩa và các thành phần của thuật ngữ
- Định nghĩa thao tác: là chỉ ra những chiều cạnh của khái niệm từ đó xác định các chỉ
báo làm căn cứ để tiến hành thu thập thông tin thực nghiệm từ đó có thể nghiên cứu,



đo lường khái niệm. Đưa ra định nghĩa thao tác về khái niệm chính là quá trình thao
tác hóa khái niệm.
Định nghĩa khái niệm giúp cho chúng ta:
- Hiểu đúng những thuộc tính bản chất của hiện tượng được nghiên cứu
- Phân biệt nó với các hiện tượng khác
- Nghiên cứu, đo lường về khái niệm.
2. Cơ sở lý thuyết của việc thao tác hóa khái niệm
- Là căn cứ không thể thiếu cho việc thu thập thông tin để có thể thu thập đầy đủ các
tài liệu thực nghiệm làm luận cứ cho những ý tưởng được nêu trong mục tiêu và giả
thuyết nghiên cứu. Tránh những thông tin thừa không cần thiết.
2.1 Đặc điểm của các hiện tượng xã hội
Hiện tượng xã hội thường không thể đạt được sự quan sát trực tiếp. Nhà nghiên cứu
cần hướng đến việc khai thác các đặc tính của chúng như các biến số hay chỉ báo cho
phép chúng ta quan sát được qua đó có thể đo lường và nhận thức được chúng.
2.2. Các mức độ nhận thức
+ Trong nhận thức thực nghiệm xã hội học có hai mức độ nhận thức là:
Thứ nhất: Thông tin cá biệt được ghi nhận từ những quan sát trực tiếp
Thứ hai: Thông tin tổng thể được coi là sự tổng hợp thống kê của các thông tin cá biệt
+ Nhận thức lý thuyết xã hội học được xuất phát chính từ những thông tin thực nghiệm
này. Quá trình nhận thức lý thuyết có thể có nhiều mức độ khác nhau.
Mức độ thấp nhất của nhận thức lý thuyết gắn liền với những phân tích, đánh giá ít
nhiều còn mang tính thực nghiệm.
Mức độ cao nhất của nhận thức lý thuyết xã hội học là sự khái quát trừu tượng về cơ
cấu, tính quy luật của đời sống xã hội.
Giữa mức độ thấp nhất và mức độ cao nhất của nhận thức lý thuyết xã hội còn tồn tại
một số mức độ khác nhau của nhận thức lý thuyết.
Mỗi mức độ nhận thức của xã hội học cũng có hệ thống các khái niệm, phạm trù riêng
phù hợp với tính trừu tượng ở mức độ đó.
+ Trong nghiên cứu xã hội học thì:
Mức độ cao nhất của nhận thức là những khái niệm cơ sở.

Mức độ thấp nhất là các thông tin cá biệt
Một số nhất định các mức độ trung gian trong nhận thức xã hội học.
5


Trên cơ sở các hệ thống khái niệm ở mức độ nhận thức nằm giữa mức độ có chứa các
khái niệm của đề tài với các mức độ nhận thức thực nghiệm, chúng ta xác định được
chính xác các chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm. Các chỉ báo trung gian và chỉ
báo thực nghiệm giúp chuyển quá trình nhận thức từ các khái niệm cơ sở đến thông tin
thực nghiệm và ngược lại.
Định nghĩa danh nghĩa, định nghĩa thao tác chỉ ra được ý nghĩa và các thành phần tạo
nên khái niệm. Xác định được các đặc trưng hay chiều cạnh khác nhau của hiện tượng
xã hội. Trên cơ sở các chiều cạnh hẹp hơn của khái niệm chúng ta có thể quan sát và
đo lường được chúng.
2.3 Quá trình thao tác hóa khái niệm
2.3.1 Định nghĩa: Thao tác hóa khái niệm là quá trình xây dựng các hệ thống chỉ báo
của khái niệm cơ sở, bao gồm chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm. Cũng chính
là quá trình biến các khái niệm trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm cụ thể và đơn
giản.
2.3.2 Quy trình: Gồm 4 bước:
+ Xác định khái niệm
+ Chính xác hóa các khía cạnh của khái niệm
+ Lựa chọn các chỉ báo quan sát được
+ Tổng hợp các chỉ báo thành chỉ số
3. Xây dựng hệ thống chỉ báo của khái niệm
3.1 Định nghĩa chỉ báo
Chỉ báo là những đặc tính của đối tượng nghiên cứu cho phép đạt được sự quan sát, sự
đo lường. Chỉ báo là thước đo để đo lường các biến số.
3.2 Các loại chỉ báo
Gồm chỉ báo trung gian và chỉ báo thực nghiệm.

+ Chỉ báo trung gian: Là những khái niệm ở các mức độ khác nhau. Số lượng, mức độ
của chỉ báo trung gian phụ thuộc vào tính trừu tượng của khái niệm cơ sở.
Chỉ báo trung gian ở mức độ đầu tiên cần phải cụ thể hóa và làm rõ nghĩa, đầy đủ
nghĩa cho khái niệm cơ sở, tức là phải chỉ ra được đầy đủ các chiều cạnh của khái
niệm cơ sở.
Mỗi chỉ báo trung gian là một khái niệm cần được chỉ ra các chiều cạnh, được cụ thể
hóa, làm rõ nghĩa hơn bằng các chỉ báo của nó.
6


Sự cụ thể hóa và đơn giản hóa khái niệm cơ sở được chuyển qua hàng loạt các mức độ
của chỉ báo trung gian, để cuối cùng đạt đến những khái niệm mà sự thể hiện của nó
cho phép tiến hành quan sát và ghi chép thực nghiệm.
+ Chỉ báo thực nghiệm là mức độ cụ thể nhất, đơn giản nhất và thấp nhất trong quá
trình nhận thức. Chỉ báo thực nghiệm là những khái niệm hoàn toàn thích hợp cho việc
quan sát và ghi chép thực nghiệm. Chúng đơn giản và dễ hiểu với mọi người khi tham
gia nghiên cứu.
Chỉ báo thực nghiệm thường được đặc trưng bởi hành vi, đặc điểm của người được
nghiên cứu như giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,....
Mỗi chỉ báo thực nghiệm sẽ đưa ra câu hỏi trong bảng hỏi nhằm thu thập thông tin
thực nghiệm.
3.3 Các lưu ý khi xây dựng hệ thống chỉ báo
- Các chỉ báo ở cấp độ dưới phải phản ánh tối ưu nội hàm của chỉ báo được thao tác ở
cấp độ trên.
- Các chỉ báo không được trùng lặp nhau về nội dung.
- Cần cố gắng đảm bảo tính một nghĩa cho các chỉ báo trung gian và chỉ báo thực
nghiệm ở mức độ tốt nhất.
- Các chỉ báo cùng một cấp độ phải cùng một mức độ trừu tượng (hoặc cụ thể).
- Số lượng các cấp độ thao tác có thể rất nhiều từ 1 đến n, số lượng các chỉ báo trung
gian và chỉ báo thực nghiệm cũng không giới hạn: dao động từ 1 đến n.

- Các chỉ báo thực nghiệm phải là những chỉ báo có thể đo được bằng các thang đo của
xã hội học: thang định danh, thang phân cấp, thang định khoảng và thang tỷ lệ.
- Quá trình thao tác hoá chấm dứt khi đạt đến cấp độ chỉ báo thực nghiệm
3.4 Ý nghĩa của thao tác hóa khái niệm và xây dựng hệ thống chỉ báo
Hệ thống chỉ báo giúp:
- Xác định một cách đầy đủ, chính xác cho khái niệm cơ sở
- Đo lường được ở mức độ nào đó các thông số của khái niệm cơ sở.
- Cho phép chỉ ra sự phù hợp lẫn nhau giữa khái niệm cơ sở, mục tiêu nghiên cứu với
các tài liệu thực nghiệm sẽ thu thập được.
- Cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng bảng hỏi

7


- Là căn cứ không thể thiếu cho việc thu thập thông tin để có thể thu thập đầy đủ các
tài liệu thực nghiệm làm luận cứ cho những ý tưởng được nêu trong mục tiêu và giả
thuyết nghiên cứu. Tránh những thông tin thừa không cần thiết.
II. VẬN DỤNG THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CHỈ BÁO CHO CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN VĂN.
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp đổi mới theo hướng đa
dạng hóa phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục cho mọi tầng lớp nhân
dân và để xây dựng một xã hội học tập "mọi người được đi học, học thường xuyên,
học suốt đời". Chính vì thế các Trung tâm giáo dục thường xuyên ra đời nhằm đáp ứng
nhu cầu đó.
Ngày 02 tháng 01 năm 2007 Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số: 01/2007/QĐBGDĐT( Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX). Một trong số
các nhiệm vụ của trung tâm GDTX là tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục
trung học phổ thông.
Hàng năm Sở GD&ĐT TP. Cần Thơ tổ chức kì thi tuyển sinh vào lớp 10 với tỉ lệ
khoảng 80% học sinh vào học tại các trường THPT công lập và số còn lại vào học tại

các Trung tâm GDTX, vì vậy số lượng HV học tại các Trung tâm GDTX là rất lớn
với hình thức học bổ túc văn hóa hoặc vừa học bổ túc văn hóa vừa học nghề. Trung
bình số lượng HV dự thi tốt nghiệp hàng năm chiếm số lượng khá lớn khoảng 20%.
Năm học 2009-2010 số lượng HV đăng kí dự thi tốt ngiệp là 1919/8354 thí sinh,
chiếm 23% trên tổng số dự thi tốt nghiệp trên địa bàn, nhưng tỉ lệ tốt nghiệp chỉ đạt
15,71 % .
Thực tế khi cùng tham gia với đoàn thanh tra Sở GD&ĐT thì chúng tôi nhận thấy rằng
tại các trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố đều có chung tình trạng là: tỉ lệ bỏ học
cao, vắng học trong năm nhiều, ý thức học tập kém, điểm số trung bình thấp, cơ sở vật
chất thiếu thốn, chương trình học còn nhiều bất cập, nghiện game ... thể hiện qua việc
đánh giá và nhận xét tiết dạy của giáo viên, từ đó cho chúng ta thấy được TTC học tập
của các HV là rất kém. Phần lớn các đối tượng đang ở tuổi học, một số ít vừa học vừa
làm và họ cũng được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như tất cả các học sinh khác
trong cùng cấp học THPT.

8


Phát huy tốt TTC học tập của HV trong dạy học đang là chủ đề quan tâm của nhiều
giáo viên, nhà trường và các nhà nghiên cứu. Đây cũng là một mục tiêu đổi mới PPDH
đang được triển khai rộng rãi ở các cấp học, bậc học, phù hợp với yêu cầu dạy học
hiện đại, nhằm giúp HV phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho HV. Luật Giáo dục chương I điều 5 có nêu nội dung như sau :
”Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Có rất nhiều các nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục đã nghiên cứu về TTC trong học
tập của học sinh, sinh viên. Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này đối

với HV ở các Trung tâm GDTX.
Xuất phát từ thực tế nêu trên chúng tôi chọn đề tài ”Yếu tố tác động đến tính tích cực
học tập của HV THPT ở Trung tâm giáo dục thường xuyên (nghiên cứu trường
hợp tại thành phố Cần Thơ) ”, nhằm giúp tìm ra các yếu tố tác động đến TTC học tập
của HV và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao TTC học tập, giúp người dạy, người học
và nhà quản lý đạt được mục tiêu giáo dục cao nhất.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với đề tài này người nghiên cứu nhằm hướng đến mục tiêu là:
Nghiên cứu những yếu tố tác động đến TTC học tập của HV THPT tại các trung tâm
GDTX.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính TTC của HV THPT học tại trung tâm
GDTX giai đoạn hiện nay.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Khảo sát 04 Trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Khảo sát học viên khối 12 tại các Trung tâm GDTX ( khoảng 300 học viên)
4.Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu .
4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi 1: TTC học tập của HV hiện nay như thế nào?
9


Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến TTC học tập của HV THPT tại các Trung
tâm GDTX .
4.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết có 02 nhóm yếu tố tác động đến TTC học tập của HV tại các Trung tâm
GDTX.
- Nhóm 1: Nhóm yếu tố chủ quan .
+ Giới tính.
+ Tình trạng sức khỏe.

+ Mục đích học tập.
+ Tình trạng hôn nhân
+ Công việc.
- Nhóm 2: Nhóm yếu tố khách quan.
+ Nghề nghiệp của cha mẹ.
+ Điều kiện kinh tế gia đình.
+ Thời gian dành cho con.(sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của con cái)
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
+ Chương trình học.
+ Cơ sở vật chất nhà trường.
+ Tác động của công nghệ thông tin.
4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4. 2.1.Khách thể nghiên cứu.
300 HV thuộc 04 Trung tâm GDTX trên địa bàn Thành phố Cần Thơ gồm:
Stt

Đơn vị
Trung tâm GDTX Q. Ninh

1

Kiều

Trung tâm GDTX Q. Bình

Địa chỉ - Điện thoại – E-mail
- Địa chỉ: số 93 đường Trần Văn Hoài, quận Ninh
Kiều
- Điện thoại: 0710.3821.106
-E_Mail:

- Địa chỉ: số 55 đường Cách mạng tháng tám, quận
Bình thủy

2

Thủy

3

-E_Mail
Trung tâm GDTX Q. Ô Môn - Địa chỉ: Khu vực IV, phường Châu Văn Liêm,

- Điện thoại: 0710.3888.579

quận Ô Môn
10


- Điện thoại: 0710.3861.419
- E_Mail :

Trung tâm GDTX H. Phong
4

Điền

- Địa chỉ : ấp Thị Tứ, Thị Trấn Phong Điền, huyện
Phong Điền
- Điện thoại : 0710.3942.151
-E_Mail :


4.2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Các yếu tố tác động đến TTC học tập của HV THPT tại Trung tâm GDTX.
4.3. Phương pháp nghiên cứu.
4.3.1. Phương pháp tham khảo tài liệu.
4.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
4.3.3. Phương pháp chuyên gia.
4.3.4. Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu.
5. Thao tác hoá khái niệm
5.1.Tác động của yếu tố bản thân đến TTC học tập.
- Tác động của đặc điểm hoạt động trí tuệ (tái hiện, sáng tạo...).
- Tác động năng lực (hệ thống tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, sự
trải nghiệm cuộc sống...)
- Tác động tình trạng sức khỏe.
- Tác động trạng thái tâm lí (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí...).
5.2.Tác động của yếu tố nhà trường đến TTC học tập.
- Tác động QTDH - GD (nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức kiểm tra
đánh giá...).
- Tác động quan hệ thầy - trò.
- Tác động không khí đạo đức nhà trường.
- Tác động cơ sở vật chất và trang thiết bị trong phòng học.
5.3.Tác động của yếu tố gia đình đến TTC học tập.
- Nghề nghiệp của cha mẹ.
- Điều kiện kinh tế gia đình.
- Thời gian dành cho con.
5.4.Tác động của yếu tố xã hội đến TTC học tập.
11


- Công nghệ thông tin.

- Tình bạn.
6. Tổng quan.
Phát huy TTC trong học tập từ lâu là chủ đề quan tâm của rất nhiều các nhà giáo, các
nhà nghiên cứu GD trong và ngoài nước, dưới đây tác giả tổng quan một số tài liệu
liên quan đến đề tài nghiên cứu mà tác giả quan tâm:
6.1. Ngoài nước.
- Nghiên cứu “An Investigation of Greek Teachers’ View on Parental Involvement in
Education” của nhóm tác giả: Koutrouba, Antonopulou, Tsistsas, Zenakou, Eleni.
Cuộc điều tra về sự tham gia của phụ huynh trong giáo dục ở Hy Lạp cho thấy: sự
tham gia của bố mẹ vào GD là không thường xuyên và điều này đã có tác động đến
việc học tập của con cái. Với đề tài này nhóm tác giả muốn nhấn mạnh sự tham gia
của bố mẹ vào giáo dục có kết quả rất tích cực trong nhiều khía cạnh phát triển của
học sinh như: hành vi, sự phát triển cảm xúc, và học tập.
- Nghiên cứu “Teacher and Child Talk in Active Learning and Whole-Class
Contexts: Some Implications for Children from Economically Less Advantaged Home
Backgrounds” – Tác giả: Martlew, Ellis, Sue, Steven, Christine, Jennifer - đây là một
thí nghiệm thực hiện trên 150 HS và 6 giáo viên trong một trường học có sử dụng
phương pháp DH tích cực, kết quả cho thấy những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó
khăn thì ít chịu tham gia vào những hoạt động học tập trong lớp so với những học sinh
khác.
- Trong cuốn Dạy trẻ học (2003), Robert Fisher đã nêu lên tầm quan trọng của phương
pháp học tập qua việc trình bày khung hình cho một chính sách học tập tích cực bao
gồm: tư duy để học, đặt câu hỏi, lập kế hoạch, thảo luận, học tập hợp tác…Theo tác
giả, nếu người học tìm ra được một phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp thì sự
tích cực học tập sẽ tăng lên.
- Geoffrey Petty (1988), trong quyển Dạy và học ngày nay, NXB Stanley Thornes Anh
Quốc, đã phân tích chi tiết về nhu cầu thực tế và tình cảm của người học. Tác giả đã
đưa ra các cách thức, trường phái học tập khác nhau: học là một quá trình tích cự xây
dựng, trường phái hành vi: Khen thưởng và tạo động cơ, học tập học tập có tính xã
hội: có cái học mà không phải dạy. Sau cùng, tác giả đã khằng định dù theo trường

12


phái nào thì người dạy và học cũng cần phải xác định rõ động cơ học tập, từ đó sẽ có
biện pháp dạy và học đúng đắn.
6.2. Trong nước.
- PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh với đề tài nghiên cứu ” Nhận thức, thái độ và thực
hành của sinh viên với phương pháp học tích cực”(2007). Tác giả kết luận về các yếu
tố ảnh hưởng đến tính thích cực học tập của sinh viên và chỉ rõ độ chênh giữa yếu tố
nhận thức, xúc cảm và thực hành. Chỉ số nhận thức đúng của sinh viên về học tập tích
cực đạt 94,7/100, chỉ số thực hành đạt 62/100 còn lại chỉ số xúc cảm là rất thấp chỉ đạt
55,5/100. Từ thực tế nghiên cức tác giả kết luận ngoài ba yếu tố trên ảnh hưởng đến
TTC học tập của sinh viên, vẫn còn một số yếu tố khác tác động đến TTC trong học
tập như: giới tính, năm học, cách chọn ngành học, nguồn gốc xuất than, nơi cư trú hiện
tại, nguồn gốc xuất thân, điều kiện cơ sở vật chất.
- PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh trong nghiên cứu “Tiếp cận lý thuyết về mối quan hệ
giữa học vị giảng viên và kết quả học tập của sinh viên” Tác giả khẳng định các yếu tố
thuộc về giảng viên như: Khả năng dạy học nói chung và trì thông minh; kiến thức
chuyên ngành; kiến thức về dạy và học; kinh nghiệm của giảng viên; bằng cấp; các
hành vi và thực hành của giảng viên có mối tương quan cao với kết quả học tập của
sinh viên.
- PGS.TS. Nguyễn Công Khanh. Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường
ĐHKHXH-NV & trường ĐHKH (2009).Tác giả cho chúng ta thấy quá trình học tập
của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Qua thực tế nghiên cứu, điều tra, khảo sát,
tác giả kết luận khoảng 3%-14% sự biến thiên điểm thành tích học tập của SV giữa
điểm phong cách học với điểm học lực trung bình có quan hệ tuyến tính. Nhóm SV có
điểm phong cách học cao cũng là nhóm SV có điểm học lực trung bình các môn cao ở
các học kỳ.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học tập đã được Đề tài
"Mối quan hệ của việc sử dụng internet và hoạt động học tập của sinh viên" mã số

Q.CL. 05.01 do TS. Nguyễn Quý Thanh thực hiện với sự tham gia của Th.S. Nguyễn
Vân Anh, Nguyễn Khánh Hoà, Nguyễn An Ni nghiên cứu và rút ra kết luận: có thể
thấy rằng Internet là một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho quá trình giảng dạy-học tập của
sinh viên.
13


- Với đề tài “ Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học
”.Cô Trần Lan Anh khoá 01 ngành quản lý giáo dục tại Đại Học Quốc Gia Hà Hội.
Tác giả nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới TTC học tập của sinh viên ở dạng
hành vi và nó quyết định cho việc đạt mục đích học tập mà sinh viên mong muốn. Tuy
nhiên TTC học tập của sinh viên không chỉ phụ thuộc vào tư chất và sự nổ lực cố gắng
của bản thân sinh viên mà còn bị ảnh hưởng chi phối bởi môi trường xã hội.
- PGS.TS Vũ Hồng Tiến chuyên đề 1 và 2: Một số phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để
chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực
hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực
của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy,
tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với
dạy theo phương pháp thụ động.
- GS.TSKH Thái Duy Tiên Viện khoa học giáo dục có môt số bài viết về phát huy
TTC nhận thức của người học. Qua các bài viết này tác giả cho chúng ta thấy tổng
quan về TTC qua những biểu hiện bên ngoài nhìn thấy được và một vài đặc điểm của
TTC ở học sinh, trên cơ sở đó ông đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến TTC và các
biện pháp phát huy TTC của người học. Một số bài viết:
* Những biểu hiện của TTC
* Một vài đặc điểm của TTC của học sinh
* Những nhân tố ảnh hưởng đến TTC
* Các biện pháp phát huy TTC của người học

Theo GS trong các bài viết về phát huy TTC nhận thức của người học, ông đề cập đến
04 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến TTC trong học tập của học sinh gồm :
+ Bản thân học sinh
+ Nhà trường.
+ Gia đình.
+ Xã hội.
Chúng ta đã thấy qua các công trình nghiên cứu trên không có công trình nghiên cứu
nào về đối tượng HV tại các Trung tâm GDTX , chính vì thế nên chúng tôi chọn
hướng nghiên cứu đó nhằm đóng góp một phần cho việc tìm ra và giúp phát huy TTC
14


học tập ở HV, nhằm đưa ra một số phương pháp giúp người dạy, người học và nhà
quản lý giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất.
7. Xây dựng hệ thống các chỉ báo.
Yếu tố tác động đến tính tích cực học tập của HV THPT học tại Trung tâm GDTX

Bản thân học sinh

Nhà trường

- Tác động của đặc

- Tác động

- Nghề

- Công nghệ

điểm hoạt động trí


QTDH - GD

nghiệp của

thông tin.

tuệ (tái hiện, sáng

(nội

cha mẹ.

- Tình bạn.

tạo...).

phương pháp,

- Điều kiện

phương tiện,

kinh tế gia

hình

đình.

- Tác động năng lực

(hệ thống tri thức, kĩ

Gia đình

dung,

thức

kiểm tra đánh

- Thời gian

hoạt động sáng tạo,

giá...).

dành cho con.

sự trải nghiệm cuộc

- Tác động

sống...)

quan hệ thầy -

năng, kinh nghiệm

Xã hội


trò.
- Tác động tình trạng
sức khỏe.

- Tác động

- Tác động trạng thái

không khí đạo

tâm lí (hứng thú, xúc

đức nhà

cảm, chú ý, nhu cầu,

trường.

động cơ, ý chí...).

- Tác
Có khá nhiều các nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục, cũng đã nghiên cức về TTC
trong học tập của học sinh, sinh viên. Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về yếu tố
tác động đến tính tích cực học tập của HV THPT học tại trung tâm GDTX. Xuất phát
15


từ bài viết ” Những nhân tố ảnh hưởng đến TTC” của GS.TSKH Thái Duy Tiên Viện
khoa học giáo dục, từ đó tôi xây dựng khung lý thuyết dựa trên luận điểm cho rằng
quan điểm đánh giá TTC học tập của HV chịu tác động của các yếu tố: Bản thân học

sinh, nhà trường, gia đình và xã hội. Đây cũng chính là khung lý thuyết mà đề tài
muốn nêu ra để nghiên cứu.
III. KẾT LUẬN.
Thao tác hoá khái niệm gắn liền với quá trình phân chia và cụ thể hoá khái
niệm, là quá trình cụ thể hoá các khái niệm trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm
đơn giản hơn, hẹp hơn, đơn giản hơn để qua đó giúp mọi người dễ hiểu và hiểu đúng
bản chất của vấn đề và quan trọng hơn là những người làm nghiên cứu trả lời được câu
hỏi nghiên cứu trong đề tài một cách chính xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allan C. Ornstein , Thomas J lasley: Các chiến lược để dạy học có hiệu quả

16


2. Bài giảng môn học Thiết kế điều tra khảo sát và công cụ đánh giá, PGS.TS Phạm
Văn Quyết.
3. Carl Rofers. Phương pháp dạy và học hiệu quả (Cao Đình Quát dịch). NXB Trẻ,
2001.
4. Dành thời gian cho con. www.tinmoi.vn/Danh-thoi-gian-voi-con-la-cach-giao-ductot-nhat-04145725.html.
5. Dương Thiệu Tống, Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB
KHXH.
6. Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Trần Thị Tuyết Oanh, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm, 2009
7. Đặng Thành Hưng: Dạy học hiện đại, Lý luận - Biện pháp - Kỹ thuật. NXB ĐHQG
HàNội, 2002.
8. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm: Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Giáo dục, 1997.
9. I.Ia. Lecne: Dạy học nêu vấn đề. NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào.
NXBGD.

11. Một số phương pháp dạy học tích cực. PGS.TS Vũ Hồng Tiến.
www.pup.edu.vn/.../mot-so-phuong-phap-day-hoc-tich-cuc-3.
12. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp dạy học tích cực, NXB GD.
13. Nguyễn Kỳ (chủ biên): Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung
tâm.NXB Giáo dục, Hà Nội 1995.
14. Nguyễn Thành Hưng, Một số cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục,
Tạp chí Giáo dục ,92, Tr.7, (2004).
15. Nguyễn Văn Hộ. Giáo dục học đại cương. NXB Giáo dục, H, 2002 .
16. Phạm Văn Quyết, TS. Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, NXB ĐHQG Hà Nội.
17. Phát huy tính tích cực của học sinh – sinh viên trong dạy học toán ở trường cao
đẳng sư phạm. Th.S LÊ THỊ XUÂN LIÊN.Trường CĐSP Quảng Trị.
18. Phát huy tính tích cực nhận thức của người học G.S TSKH Thái Duy Tiên. Viện
khoa học giáo dục.

17



×