Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

KẾT QUẢ điều TRA xác ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH sản PHẨM KHI áp DỤNG các THỰC HÀNH sản XUẤT tốt (VietGAPGMPs, VietGAHP) đối với sản XUẤT RAU và CHĂN NUÔI gà AN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 110 trang )

DỰ ÁN XD & KIỂM SỐT
CHẤT LƯỢNG NƠNG SẢN TP
--------------------------

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
----------------------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KHI ÁP
DỤNG CÁC THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (VietGAP/GMPs, VietGAHP) ĐỐI
VỚI SẢN XUẤT RAU VÀ CHĂN NI GÀ AN TỒN

GS.TS. Trần Khắc Thi
TS. Tơ Thị Thu Hà
TS. Lê Thị Thuỷ
TS. Dương Kim Thoa
TS. Phạm Mỹ Linh
ThS. Lê Như Thịnh

Hà Nội, tháng 01 năm 2013


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã phát triển đã tạo ra nguồn cung cấp
lương thực, thực phẩm phong phú và ổn định cho người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên,
các kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung chủ yếu vào phát triển số lượng hơn là chất lượng
sản phẩm, đặc biệt còn hạn chế trong việc áp dụng các qui phạm thực hành nông nghiệp
tốt (GAP, GAHP), thực hành sản xuất tốt (GMP), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm
tới hạn (HACCP) nhằm bảo đảm an tồn thực phẩm trong tồn bộ q trình sản xuất từ
trang trại tới bàn ăn. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất


khẩu các sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên cũng phải đối mặt với các
yêu cầu ngày càng tăng về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đặc biệt là yêu cầu của
người tiêu dùng trong nước đối với các mặt hàng nông sản chủ yếu như rau, quả và thịt gia
súc, gia cầm. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm VSATTP chưa
được tiến hành thường xuyên, dẫn đến tỷ lệ sản phẩm khơng đảm bảo VSATTP cịn cao,
gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, bức xúc trong xã hội và cản trở xuất khẩu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua khảo sát đánh giá chi phí trong q trình sản xuất sơ chế sản phẩm rau,
thịt gà khi áp dụng và không áp dụng các thực hành sản xuất tốt GPPs (VietGAP,
VietGAHPs, và GMPs) làm cơ sở xây dựng các chính sách trong quản lý chất lượng và
mức độ an toàn thực phẩm các sản phẩm trên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
● Khảo sát thực trạng tình hình sản xuất, sơ chế/giết mổ và lưu thơng sản phẩm rau
và thịt gà an tồn;
● Phân tích cơ cấu các loại chi phí, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế khi áp dụng
và không áp dụng các thực hành sản xuất tốt (VietGAPs, VietGAHPs and GMPs) và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khi áp dụng các thực hành sản xuất tốt (VietGAPs,
VietGAHPs and GMPs) đối với rau và thịt gà an toàn;
● Đề xuất các giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế khi áp
dụng thực hành sản xuất tốt trong thời gian tới.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM RAU VÀ THỊT GÀ
2.1. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GPPs)
Trong bối cảnh các nước ngày càng dựng lên nhiều hàng rào kỹ thuật để bảo hộ
nền sản xuất trong nước và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, việc áp dụng sản xuất theo

các tiêu chuẩn an tồn (GAP) khơng cịn là một việc nên làm mà là điều bắt buộc nếu các
mặt hàng nông sản của ta muốn giữ được vị thế cạnh tranh.
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricutural Practices - GAP) là những nguyên
tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một mơi trường sản xuất an tồn, sạch sẽ, thực phẩm phải
đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus,
ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng
nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao
gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, nước, phịng
trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm
nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: An tồn cho thực
phẩm, an tồn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc sản
phẩm.
Bảng 2.1. Mơ hình các loại cây trồng áp dụng VietGAP tinh đến hết năm 2010
T Sản
Mơ hình đã được Mơ hình đang thực
Mơ hình theo
Tổng
T phẩm
chứng nhận
hiện
hướng VietGAP
số
Số
Diện tich
Số
Diện tich
Số
Diện tich
lượng
(ha)

lượng
(ha)
lượng
(ha)
1 Rau
74
263,37
24
604,72
43
243,35
141
2 Quả
97 2199,01
57
1399,80
12
4244,75
166
3 Chè
24
74,38
1
3,00
25
4 Lúa
4
105,12
5
231,00

2
44,80
11
Tổng số
199 2643,00
86
2235,50
58
4535,90
343
Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt-Bộ Nơng nghiệp và PTNT (2010), tính đến cuối
năm 2010, cả nước đã có 199 mơ hình sản xuất áp dụng VietGAP, GlobalGAP được
chứng nhận, tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Long An,
Vĩnh Long, Bến Tre… Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất rau, quả an toàn, giá trị sản
xuất tăng lên, trong khi chi phí đầu tư vật tư nơng nghiệp giảm, nhưng sản phẩm lại có sức
cạnh tranh cao trên thị trường, nhất là có giá trị cao về xuất khẩu. Tuy nhiên so với yêu
cầu, số lượng rau, quả an tồn vẫn cịn ít, hầu hết là phục vụ xuất khẩu, hoặc cung cấp cho
các nhà hàng, khách sạn, siêu thị... Số đông người tiêu dùng vẫn phải sử dụng sản phẩm
rau, quả không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
3


Trong 3 năm (2011 – 2013), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai dự án
chăn ni lợn an tồn sinh học và áp dụng VietGap với tổng kinh phí 13,5 tỷ đồng tại 14
tỉnh thành trong cả nước. Quy mô dự kiến là 2400 con lợn thương phẩm/năm, tổ chức tập
huấn kỹ thuật cho 600 lượt nông dân và 300 lượt nông dân được thăm quan học tập. Năm
2011, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giao cho các đơn vị tham gia dự án triển khai các
mơ hình tại 11 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An và Bình Phước. (Nguồn: Trung tâm khuyến

nơng, 2011).
Mục tiêu mà ngành nông nghiệp đặt ra là phấn đấu đến năm 2011, tất cả các
tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an
toàn tập trung; 50% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung bảo đảm
đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP và 30% lượng hàng nông sản tại
các vùng này được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP. Ðến
năm 2015, toàn bộ 100% lượng rau, quả, chè tại các vùng sản xuất tập trung được chứng
nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP; 100% các tổ chức, cá nhân tại
các vùng sản xuất an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm
nông sản phù hợp VietGAP.
2.2. HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT THỰC PHẨM AN TỒN THEO GPPs
Một số nghiên cứu và thơng tin đã xác định được ưu điểm và hạn chế của việc áp
dụng GPPs trên các đối tượng cây trồng và vật ni. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể.
HTX Ngã Ba Giồng ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Mơn, TPHCM được thành
lập năm 2004 gồm 36 hội viên chuyên trồng rau, củ sạch trên diện tích 18 ha đất canh tác,
trong đó có 10 ha diện tích trồng rau củ quả (dưa leo, khổ qua...) và 8 ha trồng rau lá (cải,
dền, mồng tơi). Hiện đã có 5/18 ha được Chi cục BVTV TPHCM công nhận sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP (cuối năm 2009). Anh Trần Văn Hợp - Chủ nhiệm HTX và cũng là
một hội viên trồng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP cho biết, anh có 1 ha đất trồng rau các loại,
trong đó có 0,5 ha được công nhận đạt VietGAP. Với năng suất trung bình đạt 27 – 28
tấn/ha, mỗi vụ lãi rịng được 35 – 40 triệu đồng. Cũng là một hội viên đạt tiêu chuẩn
VietGAP trong HTX, anh Bùi Văn Đình Vượng cho biết gia đình có 5 cơng (5000 m2 ) đất
trồng rau, chủ yếu là các loại dưa leo, khổ qua, ớt. Trung bình bán ra thị trường khoảng
150-200 kg/ngày với giá khá cao: ớt 20.000đ/kg, bầu 6.000đ/kg, khổ qua 7.000đ/kg… Nhờ
làm rau sạch mà mỗi vụ anh thu lãi được trên 30 triệu đồng”.
Sản phẩm rau do HTX thu mua, các hộ nơng dân cịn bán cho các thương lái ở chợ
đầu mối, các nhà hàng ở xung quanh Hóc Mơn do năng động tự liên hệ với các nơi để tự
giải quyết đầu ra cho mình. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau an toàn chưa được
đầu. HTX sẽ đề xuất các ban ngành hỗ trợ hội viên làm kho chứa lạnh, đồng thời ký kết
hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cao, ổn định để bà con yên tâm gắn bó với rau

VietGAP. (Bao Nong Nghiep Viet Nam).
4


Một nghiên cứu bước đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông
nghiệp tại HTX Tiền Lệ - Hoài Đức – Hà Nội đã cho thấy chi phí khấu hao nhà sơ chế,
chứng nhận VietGAP và cơng giám sát là 28 triệu đồng/ha/năm. Chi phí sản xuất rau cải
cho 1 lứa rau bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động cho 1 sào
theo VietGAP là 1,151 triệu đồng, trong khi chi phí cho sản xuất rau thường chỉ bằng
0,959 triệu đồng/ha. Với năng suất và giá bán như nhau, sản xuất rau theo VietGAP sẽ lỗ
2,885 triệu đồng/sào/năm (Nguyễn Quý Bình, 2011). Vì vậy, cần thiết phải tiến hàng
nghiên cứu, điều tra chi tiết, khoa học trên qui mô diện rộng để có thể kết luận và có kết
quả khoa học so sánh giá thành, chi phí cho sản xuất rau theo VietGAP và không áp dụng
VietGAP; Đồng thời để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn áp dụng
VietGAP phải nâng cao giá bán rau an tồn và tìm đầu ra ổn định thì mới có thể khuyến
khích người dân sản xuất rau an tồn.
2.3. HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG VIETGAP
Mặc dù sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP đã và đang từng bước khẳng
định vai trị quan trọng, quy mơ sản xuất thực phẩm an tồn theo VietGAP vẫn cịn ở mức
rất khiêm tốn với 0,1% tổng diện tích canh tác. Việc áp dụng VietGAP cịn gặp nhiều khó
khăn và hạn chế. Có thể tóm tắt như sau:
- Sản xuất nơng nghiệp của nước ta có qui mơ nhỏ lẻ, manh mún.
- Trình độ và ý thức của người sản xuất về đảm bảo VSATTP chưa tốt, chưa tự giác
tuân thủ các quy định của VietGAP
- Chưa hình thành mối liên kết hoặc liên kết chưa chặt chẽ trong chuỗi cung ứng
giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an tồn.
- Chi phí chứng nhận sản xuất theo VietGAP vượt quá khả năng của người sản xuất,
trong khi lợi ích của các sản phẩm theo VietGAP chưa rõ ràng.
- Yêu cầu về ghi chép và lập hồ sơ lưu trữ cịn phức tạp và chưa phù hợp với thói
quen của nơng dân dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chứng nhận.

- VietGAP cịn 1 số u cầu khó, khơng thực tế, không khả thi đối với một số đối
tượng
- Việc chứng nhận VietGAP chưa đi vào thực chất, phục vụ nhu cầu thật của người
sản xuất và kinh doanh, chủ yếu là thực hiện và hỗ trợ của các chương trình, dự án, khơng
xuất phát từ nhu cầu thực của thị trường.
Nhiều ý kiến cho rằng, áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một quá trình
lâu dài, bền bỉ, trong đó, trước mắt cần tập cho nơng dân thói quen ghi chép sổ tay, bởi đây
là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng và thiết yếu. Điều kiện tiên quyết cho thành
cơng của các mơ hình sản xuất theo GAP là phải có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cho nên
phải có sự liên kết “4 nhà” chặt chẽ, doanh nghiệp phải có kế hoạch bao tiêu sản phẩm cho
nông dân một cách thuận lợi và dễ dàng. Tuy nhiên quan trọng hơn hết là cần nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, kinh doanh,
5


và cả người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau, quả. Người
sản xuất cần thay đổi thói quen làm ăn nhỏ, manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt, các
cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả khi đến
người sử dụng phải thật sự an toàn, phù hợp tiêu chuẩn VietGAP. ().
Việc đưa vào áp dụng VietGAP/ GMPs trong các trang trại, hộ nông dân sản xuất
rau, thịt gà đòi hỏi phải đầu tư thêm về cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện sản xuất đáp ứng
được yêu cầu của VietGAP, VietGAHP, GMPs; đồng thời địi hỏi sử dụng nhiều cơng lao
động hơn trong các công việc kỹ thuật cụ thể, công việc ghi chép, cán bộ làm cơng việc
giám sát địi hỏi thêm so với sản xuất truyền thống. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất nếu
áp dụng theo VietGAP, VietGAHP, GMPs sẽ giảm thiểu và tiết kiệm được phân lớn chi
phí vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y. Hiện tại chưa có có các thơng
tin nào cho thấy khi áp dụng GPPs (VietGAP, VietGAHP, GMPs) thì các chi phí sản xuất,
cơng lao động, năng suất và cuối cùng là lợi nhuận của việc áp dụng GPPs tăng hay giảm
và phù hợp với những quy mô sản xuất nào để xác định giá tối thiểu của thị trường khi xây
dựng chiến lược marketing.

Ngoài ra khi đưa các sản phẩm áp dụng GPPs vào kinh doanh cũng đòi hỏi các cơ
sở kinh doanh, bán lẻ phải thay đổi phương thức kinh doanh, ví dụ như: khi áp dụng quản
lý chất lượng sản phẩm đối với từng lô hàng địi hỏi phải có thơng tin truy ngun nguồn
gốc sản phẩm và phải có nhãn mác mới. Dự án không nắm bắt được liệu việc các cơ sở
kinh doanh phân phối và bán lẻ có sẵn sàng thực hiện như vậy khơng, nếu có thì những
vấn đề liên quan về tài chính sẽ như thế nào (ví dụ như: các chi phí có tăng hay giảm
khơng, v.v.). Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề này. Với việc khơng có
đủ thơng tin như vậy, dự án khơng có đủ điền kiện để xác định được những hỗ trợ cụ thể
cho các thành phần tham gia (như cơ sở kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ) để có thể
hình thành được kênh phân phối mới cho các sản phẩm được sản xuất theo GPPs.

6


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU
3.1.1 Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp
- Tập hợp và hệ thống hóa tài liệu đã được công bố qua sách báo, công văn, báo cáo
tổng kết của các sở ban ngành các cấp, các số liệu thống kê tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các
tài liệu khác về thực hành sản xuất tốt (GAPs, GAHPs và GMPs) đối với rau và thịt gà.
Các tài liệu này cung cấp các thông tin về vấn đề nghiên cứu tổng quan, tình hình sản xuất,
sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm này, cơ chế chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất khi áp dụng thực hành sản xuất tốt của Nhà nước.
- Các báo cáo thuyết minh dự án, kế hoạch triển khai mơ hình thí điểm, báo cáo
tổng kết, sơ kết về tiến độ thực hiện mơ hình thí điểm của dự án (so với kế hoạch) của các
điểm tham gia thực hiện mơ hình thí điểm. Tài liệu này được cung cấp bởi Ban điều phối
dự án.
- Cách thu thập: Tìm, đọc, sao chép, trích dẫn...
3.1.2. Điều tra thu thập tài liệu sơ cấp
a) Thu thập qua điều tra phỏng vấn

Sử dụng phương pháp đánh giá nơng thơn có người dân tham gia (PRA) trong việc
thu thập thông tin sơ cấp, cụ thể:
- Gặp lãnh đạo và các cán bộ địa phương khi bắt đầu công việc tại địa phương để kiểm
chứng lại giả định, kế hoạch và giải tỏa mọi thông tin liên quan chưa rõ, nghi ngờ;
- Gặp gỡ những người trực tiếp sản xuất, các tác nhân tham gia kinh doanh có khả
năng tiếp cận nhanh
- Giải thích cho các tác nhân lí do của nghiên cứu này và phương thức đánh giá,
lượng hóa;
- Lựa chọn các hộ, tác nhân kinh doanh tham gia, tên, địa chỉ để liên hệ; Phải đảm
bảo rằng những người này có khả năng cung cấp thơng tin và có quan điểm rõ ràng;
- Chọn mẫu điều tra: số lượng mẫu nghiên cứu phải dựa trên những điều tra ban đầu
khi dự án bắt đầu thực hiện. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm: nông dân, trang trại, người
thu gom, bán buôn, bán lẻ, một số cơ sở sơ chế, chế biến ở các địa phương có triển khai dự
án.
b) Thu thập qua hướng dẫn/theo dõi ghi chép tại cơ sở
- Lập biểu mẫu ghi chép/sổ sách thơng tin có liên quan đến việc xác định hình thành
giá sản phẩm, sản lượng sản xuất, giá bán và doanh thu (chi tiết xem phụ lục biểu mẫu)
- Thực hiện việc hướng dẫn
- Áp dụng việc ghi chép với các tác nhân áp dụng và chưa áp dụng thực hành sản
xuất tốt bao gồm: nông dân, trang trại, người thu gom, bán buôn, bán lẻ, một số cơ sở sơ
chế, chế biến ở các địa phương có triển khai dự án;
7


- Tiến hành kiểm tra/theo dõi tính thực tiễn và việc ghi chép sổ của các tác nhân tham
gia.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt đối với các
thành viên am hiểu lĩnh vực sản xuất rau, chăn nuôi gà ở các địa phương.
● Phân bổ số mẫu gửi sổ thu thập đối với mặt hàng rau là:
Địa điểm

Sản xuất
Cơ sở sơ chế
Tổng
số

Áp dụng
VietGA

Áp dụng
VietGAP

Không áp
dụng

P của dự
án cida

của dự
khác

Tổng
số

VietGAP

Áp dụng
VietGAP

Áp dụng
VietGA


của dự án
cida

Không áp dụng
VietGAP

P của dự
khác

Đồng Nai
51
Lâm Đồng
34
8
● Phân bổ số mẫu gửi sổ thu thập đối với ngành hàng thịt gà là:
Địa điểm
Sản xuất
Cơ sở giết mổ
Tổng
số

Áp dụng
VietGA

Áp dụng
VietGAP

Không áp
dụng


P của dự
án cida

của dự
khác

Tổng số

VietGAP

Kin
doa

20
20
Kinh
doanh

Áp dụng
VietGAP

Áp dụng
VietGAP

Không
áp

của dự án
cida


của dự
khác

dụng
VietG
AP

Đồng Nai
Lâm Đồng

51
34

● Địa điểm thu thập thông tin
Tỉnh
Địa phương được
chọn
Xã Quảng Thắng- TP
Thanh Hóa
Thanh Hóa
Xã Hoằng
Hợp/huyện Hoằng
Hóa
Lâm Đồng
Xã Tân Hội huyện
Đức Trọng
Xã Liên Nghĩa huyện
Đức Trọng
Thành Phố Đà Lạt


8

20
20

Đối tượng

Tác nhân

Các dự án tài trợ

Rau cải ngọt

Sản xuất

CIDA

Mướp hương

Sản xuất

CIDA, JICA

Cà chua

Sản xuất

Cà chua


Sản xuất

Sở NN&PTNT Lâm
Đồng
CIDA

Cải bắp

Sản xuất

CIDA
8


Đồng Nai
Đồng Nai

Huyện Thống Nhất
Huyện Bình Dương
Huyện Thống Nhất
Huyện Bình Dương







Sản xuất
Sản xuất

Giết mổ
Giết mổ
Phân phối gà

Global GAP
CIDA
CIDA
CIDA
-

3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
3.2.1. Phương pháp tính Chi phí
Chi phí sản xuất: bao gồm những chi phí vật tư đầu vào sản xuất, khấu hao tài sản,
công lao động ....mà hộ/trang trại sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất rau hoặc một
chu kỳ chăn nuôi gà thịt. Mỗi khoản mục chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất rau và
thịt gà phải được phân tích, xác định rõ về số lượng, giá trị tại cùng thời gian và địa điểm
chi ra.
3.2.2. Đơn vị tính
Tính chi phí sản xuất theo từng yếu tố chi phí và tính thành tiền đồng (VNĐ) và quy
về cho một hecta (đồng/ha) cho rau và đồng/lứa (1000 con) cho gà.
Tính giá thành sản xuất rau/gà theo từng khoản mục cụ thể và thể hiện bằng tiền
đồng (VNĐ) cho một kg rau/gà (đồng/kg).
3.2.3. Phương pháp tính tốn
a) Năng suất (W): Tính năng suất thực tế thu hoạch
Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn
trực tiếp hộ sản xuất; kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề
của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất rau và gà với
hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật đã có (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều
năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê, Viện nghiên cứu,... Đơn vị tính năng suất rau
thống nhất là: tạ/ha. Đối với gà thì tính theo số kilogam/lứa (số kilogam/1000 con).

b) Xác định tổng chi phí sản xuất thực tế (TCtt)
Công thức: TCtt = C + V – P th
Trong đó:
- TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế trên đơn vị .
- C là Chi phí vật chất trên đơn vị.
- V là Chi phí lao động trên đơn vị.
- P th là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi trên đơn vị.
c, Phương pháp xác định giá thành sản xuất
Xác định giá thành sản xuất thực tế ( Ztt)
TCtt
Ztt =
W
9


Trong đó:
Ztt là Giá thành thực tế một kg;
TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế trên một ha đối với rau và 1000 con/lứa đối với
chăn nuôi gà thịt;
W là Năng suất thực tế
3.2.4. Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất
Phương pháp này được sử dụng để tính các chỉ tiêu:
+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ thu được
trong một chu kì sản xuất.
+ Chi phí trung gian (IC): là chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng
trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá
trình sản xuất của 1 năm, được tính theo cơng thức: VA = GO - IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu
hao tài sản cố định (A), thuế (T) và lao động thuê (nếu có). Như vậy, thu nhập hỗn hợp bao

gồm cả cơng lao động gia đình. MI = VA - (A + T) - lao động th ngồi (nếu có). .
3.2.5. Phương pháp phân tích ngành hàng
Một số khái niệm dùng cho tính tốn
- Sản phẩm P (product): là doanh thu của từng cá nhân, được tính bằng lượng sản
phẩm nhân với đơn giá.
+ Chi phí trung gian (intermediate cots) là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia
vào một quá trình sản xuất - kinh doanh.
+ Giá trị gia tăng thô VA (Value Added) là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân
do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn là đầu tư lao động dưới ảnh
hưởng của chính sách thuế Nhà nước. Ta có VA = P - IC.
+ Lãi gộp GPr (Gross Profit): là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tiền thuê
lao động (W), chi phí cơ hội của lao động gia đình (L), thuế (T) và chi phí về tài chính
(FF). GPr = VA - (W + L + T + FF).
+ Lãi ròng NPr (Net Profit): là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi hao mòn tài sản cố
định (A). NPr = GPr - A.
Phương trình cân bằng trong hạch tốn tài chính: P = IC + VA
3.2.6. Phương pháp phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức
Phương pháp SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức khi áp dụng thực hành nông nghiệp tốt. SWOT là ma trận kết hợp giữa phân
tích, dự báo bên trong và bên ngồi. Sử dụng phương pháp SWOT để tìm ra các cơ hội có
thể tận dụng và thách thức có thể phải đối mặt cùng với điểm mạnh và điểm yếu từ môi
trường bên trong, giúp ta nhận diện vấn đề một cách đầy đủ. Phương pháp này cho phép
chúng ta lựa chọn các phương án chiến lược bằng cách kết hợp S-O; S-T; W-O; W-T.
10


Với ma trận phân tích SWOT, nội dung tại 4 ô kết hợp (SO, WO, ST, và WT) sẽ
cho phép đề xuất các giải pháp.
Bên trong Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)

S1……………
W1………….
Bên ngoài
S2……………
W2………….
Cơ hội (O)
O1…………..
Phối hợp (SO)
Phối hợp
WO)
O2… ……..
Nguy cơ (T)
T1…………..
Phối hợp (ST)
Phối hợp (WT)
T2…………..
Sơ đồ Ma trận phân tích SWOT
3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.7. 1. Các chỉ tiêu định lượng
- Giá trị sản xuất (GO)
- Giá trị gia tăng (VA)
- Thu nhập hỗn hợp (MI)
- Giá trị gia tăng (VA)/chi phí trung gian (IC)
- Thu nhập hỗn hợp (MI)/ngày cơng Lao động...
3.2.7.2. Các chỉ tiêu định tính
- Nâng cao thu nhập
- Nâng cao năng lực trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng
- Giá bán tăng

- Các hợp đồng được kí kết
3.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Thanh Hóa: mướp hương và cải ngọt HTX Quảng Thắng (TP Thanh Hố) và cơng ty
VRAT (xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hố, Thanh Hóa).
Lâm Đồng: cà chua (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) và cải bắp (TP ĐÀ Lạt, Lâm
Đồng).
Đồng Nai: gà trắng và gà nâu
3.3.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Thu thập thông tin, xác định lựa chọn các cơ sở tham gia áp dụng và
không áp dụng thực hành sản xuất tốt của ngành hàng rau, thịt gà.
11


Nội dung 2: Điều tra, tập huấn, giám sát thu thập thơng tin, số liệu về chi phí vật tư đầu
vào và các yếu tố chi phí liên quan giá thành sản phẩm tại các đơn vị sản xuất, hộ nông dân,
trang trại, cơ sở sơ chế/giết mổ và lưu thơng sản phẩm rau và thịt gà an tồn áp dụng và không
áp dụng thực hành sản xuất tốt thông qua thực tế sản xuất
Nội dung 3: Phân tích cơ cấu các loại chi phí, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế khi
áp dụng các thực hành sản xuất tốt (GAPs, GAHPs và GMPs) và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí khi áp dụng các thực hành sản xuất tốt (GAPs, GAHPs và GMPs) đối
với rau và gà an toàn.
Nội dung 4: Báo cáo tổng kết đưa ra các đề xuất, giải pháp thực hiện sản xuất, kinh
doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia để thích ứng với việc
áp dụng GAPs, GAHPs và GMPs trong thời gian tới.
Đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất cho
từng tác nhân tham gia chuỗi (người sản xuất, thu mua, sơ chế/chế biến, vận chuyển, phân
phối & tiêu thụ) và mang lại lợi ích kinh tế tồn cục, phát triển bền vững (bảo vệ mơi
trường, giảm dịch bệnh, an tồn vệ sinh thực phẩm) ngành hàng rau và thịt gà.


12


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU Ở THANH HÓA
4.1.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
4.1.1.1. Thực trạng sản xuất rau giai đoạn 2006 - 2011
a) Diện tích, năng suất và sản lượng rau
- Diện tích gieo trồng các loại rau đậu năm 2006 của tỉnh Thanh Hóa đạt 28.020 ha,
trong đó diện tích gieo trồng rau ở các huyện đồng bằng là 13.126 ha, chiếm 46,84%; các
huyện vùng ven biển là 8.015 ha, chiếm 28,60% và các huyện miền núi là 6.879 ha; chiếm
24,56 %; Năm 2011 diện tích rau đậu các loại là 33.000 ha. Nếu so với năm 2006, diện
tích gieo trồng rau toàn tỉnh năm 2011 tăng thêm 4.980 ha, đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 2,77%/năm.
- Ở vùng đồng bằng, huyện có diện tích rau các loại nhiều nhất là Thọ Xuân 4.078
ha, Yên Định 2.738 ha, Nông Cống 2.268 ha,... Các huyện vùng Ven biển có diện tích
trồng rau lớn là Hoằng Hóa 3.268 ha, Quảng Xương 2.665 ha, Hậu Lộc 2.364 ha,.... Các
huyện miền núi có diện tích rau lớn như Bá Thước 1.571 ha, Ngọc Lặc 1.360 ha,...
Ngoài ra, những năm gần đây do nhu cầu của một số cơ sở chế biến (theo hình thức
muối) rau ăn quả (dưa chuột, ớt), đã hình thành một số vùng nguyên liệu rau ăn quả trên
địa bàn một số huyện như: huyện Thiệu Hoá, huyện Hậu Lộc, huyện Quảng Xương, huyện
Hoằng Hố, huyện Nga Sơn. Tuy nhiên, diện tích các vùng nguyên liệu này thường không
ổn định, phụ thuộc theo đơn đặt hàng và hợp đồng mùa vụ của các cơ sở chế biến.
- Năng suất rau đậu trung bình tồn tỉnh năm 2006 là 100 tạ/ha, năm 2007 là 100,2
tạ/ha, năm 2008 là 100,5 tạ/ha, năm 2009 là 100,3 tạ/ha, năm 2010 là 102,5 tạ/ha, năm
2011 là 113,8 tạ/ha, bình quân tăng 2,18 %/năm.
Bảng 4.1. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng rau, đậu các loại
TT
Hạng mục
2006

2007
2008
2009
2010
2011
1 Diện tích (ha)
28.020 32.234 37.550 35.691
36.800
33.000
2 Năng suất (tạ/ha)
100
100,2
100,5
100,3
102,5
113,8
3 Sản lượng (tấn)
280.200 322.984 377.478 357.878 377.400 375.606
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
- Sản lượng rau các loại năm 2006 là 280.200 tấn, năm 2011 là 375.606 tấn. Sản
lượng rau tăng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 2006 - 2011.
b) Cơ cấu thời vụ và chủng loại rau
- Cơ cấu thời vụ: Trong giai đoạn 2006 - 2011, chủ yếu tập trung vào vụ đơng
(chiếm 75-80%), diện tích rau vụ mùa cịn ít (chiếm 20-25%). Điều này thường dẫn đến
hiện tượng dư thừa một số loại rau vào chính vụ và thiếu rau trong thời kỳ giáp vụ (Rau
chủ yếu được trồng ở vụ Đơng bởi thời tiết khí hậu phù hợp với nhiều loại rau, đặc biệt là
các loại rau có nguồn gốc ơn đới; trồng rau trên diện tích đất 2 vụ lúa 1 vụ màu).
13



- Về chủng loại rau: Các loại rau trên địa bàn tỉnh được trồng rất phong phú và đa
dạng về chủng loại và hầu hết có nguồn gốc ơn đới, nên chủ yếu được trồng ở vụ Đông
(chiếm 75-80%) như: cải bắp, su hào, cà chua, hành tươi, khoai tây, rau thơm các loại...
Chỉ có một số loại rau được trồng ở vụ mùa như: rau muống, đậu các loại, rau cải, một số
loại rau ăn quả (như su su, mướp đắng)...
Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhiều giống rau mới có năng suất, chất
lượng, thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu của Thanh Hoá như cải bắp, dưa chuột, cà
chua chịu nhiệt ... đã được đưa vào trồng thành công, làm cho diện tích rau trồng trái vụ
đang được tăng lên.
4.1.1.2. Thực trạng chế biến, tiêu thụ rau
Hiện nay, công tác chế biến rau chưa được quan tâm thực hiện, sản phẩm trong quá
trình vận chuyển, tiêu thụ bị hao hụt nhiều, chất lượng khơng được duy trì, thời gian bảo
quản ngắn (do dễ bị thối, hỏng, xuống cấp...) làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của
người sản xuất, kinh doanh rau. Theo số liệu thống kê năm 2011, tồn tỉnh có khoảng 1.000
tấn rau ăn quả (dưa chuột, ớt) được chế biến (theo hình thức muối) bởi Cơng ty Trách nhiệm
hữu hạn Tư Thành (Lô B-Khu Công nghiệp Lễ Môn) và Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu
rau, quả Thanh Hóa (Số 269 Đường Bà Triệu - thành phố Thanh Hóa) chiếm khoảng 0,3%
tổng sản lượng rau của tồn tỉnh; cịn lại, phần lớn lượng rau sản xuất ra không qua chế biến
mà được đưa thẳng ra thị trường tiêu thụ dưới các hình thức sau:
- Người sản xuất tự mang đi bán: Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ nội
địa (chiếm khoảng 60-70% tổng sản lượng rau các loại).
- Bán buôn và bán theo hợp đồng thoả thuận trước giữa người sản xuất và đơn vị
thu mua (chiếm khoảng 30 - 40% tổng sản lượng rau các loại).
4.1.1.3. Những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau
- Mặc dù tiềm năng diện tích sản xuất rau là rất lớn, nhưng phần lớn diện tích sản
xuất rau nằm rải rác, khơng tập trung, do đó việc quản lý sản xuất rau cịn gặp nhiều khó
khăn.
- Diện tích trồng rau vụ đơng trên đất 2 lúa 1 màu tương đối lớn, không ổn định,
phụ thuộc nhiều vào thị trường. Do vậy thường dẫn đến hiện tượng thừa rau vào vụ đông
và thiếu rau ở các vụ khác.

- Cơ sở hạ tầng ở hầu hết các vùng sản xuất rau cịn thiếu, chưa hồn chỉnh, chưa
đồng bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phục vụ sản xuất rau.
- Công tác ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới, kỹ thuật canh tác
mới…vào sản xuất còn chậm, chưa được nhiều, chưa rộng khắp nên năng suất rau còn
thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
- Trong sản xuất rau vẫn cịn tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc BVTV; sử dụng
nước tưới không đảm bảo, dẫn đến vẫn tiềm ẩn các mối nguy mất ATTP (mối nguy về dư

14


lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, ô nhiễm vi sinh vật) gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tâm lý người tiêu dùng.
- Việc tiêu thụ rau không ổn định, chủ yếu vẫn được bán tại các chợ nội địa, giá cả
bấp bênh không ổn định.
- Sản xuất rau chưa tạo được liên kết bền vững giữa bốn nhà (Nhà nước, người sản
xuất, Nhà khoa học và Doanh nghiệp), do đó hiệu quả sản xuất chưa cao, việc mở rộng sản
xuất còn chậm.
4.1.2. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn
4.1.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn
Sản xuất rau an tồn ở Thanh Hóa mới triển khai ở dạng mơ hình áp dụng Quy trình
thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn tại một số địa phương,
sản phẩm rau an toàn sản xuất ra chưa được xác nhận là rau an tồn. Các mơ hình này đều
có quy mơ nhỏ, mới được xây dựng nên mới chỉ thu được kết quả ban đầu. Qua khảo sát
thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số mơ hình sản xuất rau an tồn tại một số địa
phương sau:
- Huyện Hoằng Hố: Mơ hình sản xuất rau an toàn tại xã Hoằng Hợp với diện tích sản
xuất rau an tồn tập trung chun canh là 20 ha và khoảng 27 ha sản xuất rau an tồn khơng
chun canh; 3 nhà lưới sản xuất rau an toàn chuyên canh tại các xã: Hoằng Kim, Hoằng
Khánh, Hoằng Xuân với diện tích 4.300 m2/nhà lưới.

- Thành phố Thanh Hố: Mơ hình sản xuất rau an tồn tại: xã Quảng Thành với diện
tích sản xuất rau tập trung chuyên canh là 3 ha và khoảng 8 - 10 ha sản xuất rau an tồn khơng
chun canh; xã Đơng Cương với diện tích sản xuất rau tập trung chuyên canh là 3 ha và
khoảng 8 - 10 ha sản xuất rau an tồn khơng chun canh; xã Quảng Thắng với diện tích sản
xuất rau an tồn tập trung chun canh là 12,5 ha.
- Huyện n Định: Mơ hình sản xuất rau an tồn tại xã Định Liên với diện tích sản
xuất rau an toàn tập trung chuyên canh là 2 ha và khoảng 8 - 10 ha sản xuất rau an tồn
khơng chun canh.
- Huyện Tĩnh Gia: Mơ hình sản xuất rau an tồn tại xã Bình Minh với diện tích sản
xuất rau an tồn tập trung chun canh là 4,3 ha và khoảng 10 ha sản xuất rau an tồn
khơng chun canh.
Ngồi ra, cịn một số điểm sản xuất rau an tồn với diện tích nhỏ, khơng ổn định,
khơng chuyên canh, tập trung tại một số huyện như: huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc,
huyện Thiệu Hoá, huyện Quảng Xương...
Trong số các mơ hình sản xuất rau an tồn hiện nay, mơ hình: xã Hoằng Hợp huyện Hoằng Hố (4,5 ha) và xã Quảng Thắng - TP. Thanh Hoá (2,5ha) do dự án Canada
tài trợ được triển khai, giám sát áp dụng VietGAP theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

15


Chủng loại rau an tồn từ các mơ hình rất đa dạng, trong đó chủ yếu là: Rau ăn lá
(Mồng tơi, Rau cải các loại, Rau muống, Rau mùi, Xà lách, Bắp cải...); Rau ăn quả (Mướp,
mướp đắng, Su su, Dưa chuột, Cà chua, Đậu leo, Đậu cô ve vàng, Đậu cô ve xanh...); Rau
gia vị (rau húng các loại, rau mùi tàu, rau tía tơ...).
Năng suất, sản lượng rau an tồn từ các mơ hình cịn thấp, phụ thuộc nhiều vào
từng mùa vụ. Theo kết quả điều tra năm 2011, từ các mơ hình sản xuất rau an tồn cho
thấy năng suất rau an toàn đạt khoảng 80 - 100 tạ/ha (so với sản xuất thông thường là 100 113 tạ/ha), sản lượng rau an toàn đạt khoảng 500 tấn.
4.1.2.2. Thực trạng chế biến, tiêu thụ rau an toàn
Việc chế biến rau an toàn hiện nay chưa được thực hiện, tồn tỉnh mới có 02 nhà sơ

chế rau, quả an tồn tại 2 mơ hình sản xuất rau áp dụng VietGAP (nhà sơ chế rau, quả an
toàn của HTX Hoằng Hợp, công suất sơ chế 300 kg/giờ và nhà sơ chế rau, quả an tồn của
HTX Quảng Thắng, cơng suất sơ chế 200 kg/giờ) thực hiện sơ chế sản phẩm trước khi
đem đi tiêu thụ, tuy vậy sản phẩm rau an tồn được qua nhà sơ chế cịn ít, do chưa có
nhiều đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ rau an toàn được ký kết.
Việc tiêu thụ sản phẩm rau an tồn từ các mơ hình hiện nay cịn gặp nhiều khó
khăn, do sản phẩm rau an tồn chưa được xác nhận, chưa có sự phân biệt với rau thơng
thường, giá bán cao hơn rau thông thường nên chưa chiếm được sự tin tưởng của người
tiêu dùng. Chủ yếu rau an tồn đang được tiêu thụ dưới các hình thức sau:
- Người sản xuất rau an toàn tự mang đi bán: Sản phẩm được bán tại các chợ nội
địa, các điểm bán lẻ (chiếm 30 - 40% tổng sản lượng).
- Bán buôn và bán theo hợp đồng thoả thuận trước giữa người sản xuất và đơn vị
thu mua (chiếm khoảng 60 - 70%).
Theo kết quả điều tra, trên địa toàn tỉnh Thanh Hố hiện có 03 cơ sở kinh doanh rau
an tồn, đó là:
- Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và cung ứng rau, quả an toàn VRAT thực
hiện liên kết với các hộ sản xuất của mô hình sản xuất rau an tồn xã Hoằng Hợp để thu
mua rau và cung ứng cho một số bếp ăn tập thể tại các trường học bán trú trên địa bàn
thành phố Thanh Hoá, với lượng tiêu thụ khoảng 150 kg/ngày.
- Siêu thị thực phẩm sạch - Rau an toàn thuộc Công ty cổ phần Tân Thành Phát,
lượng tiêu thụ khoảng 80 kg/ngày.
- Siêu thị Big C thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn EB Thanh Hoá, lượng tiêu thụ
khoảng 100 kg/ngày.
4.1.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn
- Sản xuất rau an tồn mặc dù đã có quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt nhưng
việc hình thành các vùng rau an toàn tập trung theo quy hoạch tại các huyện, thị xã và
thành phố cịn chậm, do đó chưa thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà tiêu
thụ.
16



- Sản phẩm rau an toàn bước đầu đã được đưa ra tiêu thụ tại các cửa hàng, các siêu
thị, các bếp ăn tập thể... Tuy nhiên, sản phẩm rau an tồn lưu thơng trên thị trường chưa
được xác nhận nên chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, việc tiêu thụ cịn gặp
nhiều khó khăn.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá cho rau an toàn đã được triển khai
nhưng chưa hiệu quả do vẫn chưa tạo được sự khác biệt giữa sản phẩm rau an tồn và rau
thơng thường trên thị trường.
- Hệ thống cơ chế, chính sách cịn thiếu chưa khuyến khích phát triển sản xuất và
tiêu thụ rau an tồn.
4.1.3. Cơng tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau và rau an toàn
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển sản
xuất rau an toàn, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác quản lý Nhà nước về
sản xuất, kinh doanh rau và rau an toàn bước đầu đã thu được một số kết quả sau:
- Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4152/QĐ-UBND ngày
13/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các vùng
sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020.
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả một số mơ hình sản xuất rau an tồn tại các địa
phương (như xã Hoằng Hợp, xã Hoằng Khánh, xã Hoằng Kim, xã Hoằng Xuân - huyện
Hoằng Hoá; xã Quảng Thành, xã Đông Cương, xã Quảng Thắng - thành phố Thanh Hố;
xã Bình Minh - huyện Tĩnh Gia, xã Định Liên - huyện Yên Định) nhằm chuyển giao các
kiến thức, các tiến bộ khoa học cơng nghệ về rau an tồn, từ đó hướng người sản xuất tiếp
cận với rau an tồn. Trong số các mơ hình đã triển khai, hiện có mơ hình xã Hoằng Hợp
(quy mơ 4,5 ha) và mơ hình xã Quảng Thắng (quy mơ 2,5 ha) đang được tổ chức chứng
nhận tiến hành đánh giá, giám sát và xác nhận quá trình sản xuất, sơ chế rau của nhà sản
xuất phù hợp với VietGAP (dự kiến sẽ có kết quả trong tháng 11/2012).
- Tổ chức cấp 05 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an tồn với tổng diện
tích 73 ha, chiếm khoảng 0,2% diện tích gieo trồng rau tồn tỉnh; cấp 02 giấy chứng nhận
đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn và cấp 02 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong

kinh doanh rau, quả an toàn.
- Năm 2010 - 2011, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản đã tiến
hành kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP của 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh rau trên
địa bàn tỉnh; phân tích định lượng 153 mẫu sản phẩm cho thấy: có 25/41 mẫu có dư lượng
Nitrat vượt quá ngưỡng tối đa cho phép theo quy định hiện hành (chiếm 61%), 39/90 mẫu có
nhiễm vi sinh vật (E.Coli và Coliform) vượt quá ngưỡng tối đa cho phép (chiếm 43,3%),
24/108 mẫu có phát hiện dư lượng một số hoá chất thuốc BVTV vượt quá ngưỡng cho phép
(chiếm 22,2%), 8/54 mẫu có dư lượng kim loại nặng vượt quá ngưỡng tối đa cho phép
(chiếm 14,8%). Chi Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV
17


thuộc nhóm lân hữu cơ và carbamate bằng dụng cụ GT Test kít trên 1.500 mẫu rau cho thấy
có 140 mẫu khơng an tồn (chiếm 9,3%).
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cấp tỉnh với hơn 200 học viên tham gia; 8 lớp tập huấn
cấp huyện, thị xã, thành phố với trên 500 học viên tham gia về nội dung Phổ biến các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất rau an toàn và tập huấn kiến thức về sản
xuất rau an toàn cho các cơ sở, mơ hình rau an tồn, cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý
chất lượng rau an toàn tại địa phương.
- Hàng năm, đã thực hiện xây dựng, thiết kế, in ấn, phát hành nghìn tờ rơi, tờ dán,
áp phích, băng đĩa với nội dung về rau an toàn; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh xây dựng và phát các chuyên mục tuyên truyền phổ
biến các quy định của nhà nước, các mô hình về rau an tồn đến người sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh
doanh rau và rau an toàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Việc sản xuất rau, rau an tồn cịn manh mún, nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc
kiểm sốt các mối nguy gây mất ATTP, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.
- Công tác tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, giám sát rau, rau an toàn mặc dù đã
được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, do số lượng còn ít, phạm vi còn nhỏ, mới mang

tính đại diện, chưa thường xuyên, chưa sâu rộng.
- Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn đã đầy đủ, nhưng
chưa đồng bộ, chưa theo kịp với tình hình thực tế của từng địa phương. Hệ thống cơ chế,
chính sách về rau an tồn cịn thiếu, chưa khuyến khích được sự phát triển sản xuất và tiêu
thụ rau an tồn tập trung, quy mơ lớn.
- Trang thiết bị phục vụ cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chất lượng rau còn thiếu, đặc
biệt là các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá nhanh chất lượng rau lưu
thông trên thị trường. Việc quản lý mới ở mức chứng nhận vùng, cơ sở đủ điều kiện sản
xuất, sơ chế, kinh doanh rau an tồn.
- Cơng tác quản lý chất lượng rau, rau an toàn trên địa bàn tỉnh chưa hệ thống; tại
các huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách về rau an tồn, chưa chủ động
thực hiện tốt cơng tác quản lý chất lượng rau, rau an toàn thuộc phạm vi trách nhiệm.
4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU Ở LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng được biết đến không chỉ là tỉnh có thành phố du lịch nổi tiếng Đà lạt mà
là vùng trồng rau nổi tiếng của cả nước. Với diện tích tích gieo trồng cây nơng nghiệp trên
tồn tỉnh trong năm 2011 là 315.828 ha ha, Lâm đồng có tới 44.159 ha trồng rau cung cấp
1.398.469 tấn rau xanh các loại cho không chỉ người dân trong tỉnh, các thành phố lớn
trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước lân cận. Trong đó sản phẩm xuất khẩu
hàng năm 13.000 - 14.000 tấn thành phẩm, tương đương với 100.000 - 140.000 tấn nguyên
liệu chiếm 16 - 18% tổng sản lượng rau.
18


Nguồn lợi do ngành hàng rau góp một phần lớn thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế
chung của tỉnh đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nơng thơn,
giúp ổn định tình hình xã hội.
Do tập qn canh tác, tốc độ chun mơn hóa cao, chạy theo lợi nhuận mà người
trồng rau ở Lâm Đồng đang lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hoặc áp dụng
quy trình chăm sóc thiếu khoa học đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường canh tác
như đất, nước, hệ cơn trùng có lợi, dẫn đến sản phẩm rau chưa đảm bảo chất lượng, đảm

bảo an tồn vệ sinh. Chỉ tính riêng yếu tố dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, theo kết
quả phân tích của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, 9 tháng đầu năm 2008, trong 973
mẫu rau các loại có 92 mẫu khơng an tồn, chiếm 9,4%. Điều này đồng nghĩa là đã có
khoảng 65.000 tấn rau khơng an tồn bán ra thị trường. Đây là một con số không nhỏ so
với tổng sản lượng rau của Lâm Đồng.
4.2.1. Thực trạng sản xuất, sơ chế rau an toàn tại Lâm Đồng
Với những vùng chuyên canh rau lớn và trồng được nhiều loại rau vùng ôn đới
cùng thương hiệu rau Đà Lạt, từ nhiều thập niên qua Lâm Đồng là tỉnh sản xuất rau hàng
đầu của cả nước. Lâm Đồng cũng là tỉnh đi đầu trong việc triển khai các chương trình, dự
án... sản xuất rau an tồn (RAT).
Một trong những thành tựu đáng kể, đó là vấn đề nâng cao nhận thức sản xuất RAT
đi đôi với đầu tư nghiên cứu, chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nơng dân đã được tỉnh
Lâm Đồng triển khai rất sớm. Rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực rau quả thuộc nhiều
cơ quan khoa học trong và ngoài nước cũng dành nhiều tâm huyết cho một vùng RAT,
chất lượng cao ở Lâm Đồng. Nhờ vậy khái niệm “RAT” đã trở nên quen thuộc với nhiều
nông dân trồng rau ở những vùng chuyên canh rau quả lớn của Lâm Đồng như: Đà Lạt,
Đơn Dương… Quy trình sản xuất RAT đã được nhiều nơng dân tiếp cận và khơng ít nơng
dân trong số này cũng đã tiến hành việc trồng RAT thông qua các chương trình thí điểm,
hỗ trợ sản xuất RAT… do địa phương tổ chức hoặc tự trồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, Sở đã xây dựng được
một quy trình chuẩn với những tiêu chí cụ thể để hướng dẫn nông dân trồng RAT cũng
như căn cứ vào đó để xét, cấp chứng nhận RAT. Lâm Đồng cũng có nhiều đơn vị đang
hoạt động kiểm tra chất lượng an toàn cho rau theo chuẩn của Bộ NN&PTNT. Hiện nay
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có đến 138 cơ sở sản xuất, chế biến rau được chứng nhận an
tồn theo nhiều quy trình sản xuất. Bao gồm: 45 cơ sở được đủ điều kiện sản xuất RAT, 13
cơ sở đủ điều kiện sơ chế RAT, 56 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất theo VietGAP, 11
cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất gắn liền với sơ chế theo VietGAP, 4 cơ sở được
chứng nhận Metro GAP, 6 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất và sơ chế theo
GlobalGAP…
Ngồi việc có nhiều nhà đầu tư thành lập các doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế

biến RAT để xuất khẩu theo mơ hình trang trại gắn liền với nhà máy hoặc liên kết với
19


nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu RAT, ở Lâm Đồng hiện cịn có những mơ hình
trong dân như trang trại, hợp tác xã sản xuất RAT “chuẩn” cả về mọi mặt với quy mơ lớn.
Điển hình như: Trang trại Phong Thúy, HTX Tân Hội (huyện Đức Trọng), HTX xã Anh
Đào, HTX Xuân Hương (thành phố Đà Lạt), HTX Thạnh Nghĩa, doanh nghiệp Phú Sĩ
nông (huyện Đơn Dương)… Những HTX, trang trại này còn đi đầu và làm rất tốt việc liên
kết giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm RAT trong và ngồi nước thơng qua hệ thống siêu thị
hoặc trực tiếp xuất khẩu.
Có thể nói những kết quả bước đầu của sản xuất RAT ở Lâm Đồng đã mang lại
hiệu quả về nhiều mặt như: tạo được những mô hình điểm để nhân rộng sản xuất RAT,
từng bước tạo được niềm tin trong người tiêu dùng, giúp công tác quản lý nhà nước về
RAT, vệ sinh thực phẩm đạt được kết quả cao hơn…
Thế nhưng bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì vấn đề đầu ra cho sản phẩm
RAT cho đến nay vẫn còn lắm nỗi lo với bao điều cần phải làm nếu muốn xứng danh là
thủ phủ rau của Việt Nam .
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, RAT của các cơ sở được
chứng nhận chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ: 6,4% về diện tích và 7,07% về sản lượng, nhưng
các hợp đồng tiêu thụ RAT rất hạn chế, sản phẩm của các mơ hình an tồn hầu hết là bán
tự do, chỉ một phần nhỏ các sản phẩm RAT sản xuất theo GAP được tiêu thụ ở các siêu thị
hoặc các cửa hàng lớn. Việc tìm kiếm đầu ra ổn định, quy mơ lớn đang là bài tốn nan
giải không chỉ đối với RAT của Lâm Đồng mà là tình trạng chung của nhiều vùng sản xuất
RAT trong cả nước, ngay cả các thành phố lớn.
Vì vậy để phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm canh tác Lâm Đồng
đã có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ, theo một tầm nhìn chiến lược về xu hướng
thực phẩm sạch mang tính tất yếu hiện nay. Trong đó, việc quy hoạch vùng RAT tập trung
và chủng loại rau để sản xuất RAT là 2 nội dung quan trọng hàng đầu.
Bảng 4.2. Quy hoạch vùng sản xuất Rau và Chè an toàn của Lâm Đồng năm 2011

TT Địa phương
Diện tích RAT (ha) Chè an tồn (ha)
1
Đức Trọng
6.000
2
Đơn Dương
4.500
3
Đà Lạt
2.000
500
4
Lạc Dương
674
5
Bảo Lâm
16.000
6
Bảo Lộc
8.500
7
Di Linh
1.200
8
Lâm Hà
1.000
Tổng cộng
13.174
27.200

Liên kết và tổ chức lại sản xuất để đủ tầm và đủ lực cho sản xuất cũng như cho tiêu
thụ sản phẩm cũng là một trong những điều bức thiết cần làm ngay. Những mơ hình HTX,
20


trang trại… RAT hiện có là điểm xuất phát tốt cả trong việc nhân rộng mơ hình sản xuất
lẫn việc xây dựng thị trường. Xây dựng một hệ thống phân phối “điểm” ở các thành phố
lớn trên lợi thế thương hiệu rau Đà Lạt cùng với việc trưng bày, cung cấp những sản phẩm
tiêu biểu RAT sẽ đủ sức tạo niềm tin trong người tiêu dùng; từ đó tạo sức bật đầu ra bền
vững cho RAT
4.2.2.Thực trạng về cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm
Theo số liệu thống kê điều tra của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và
Thủy sản năm 2011:
- Hiện có 193 cơ sở sản xuất rau có quy mơ >1ha (Trong đó có 174 hộ và 19 doanh
nghiệp) với tổng diện tích đất sản xuất là 466,4 ha, Tổng sản lượng tiêu thụ là 40.357
tấn/năm và 110 cơ sở sơ chế, chế biến rau (Trong đó: 80 hộ và 30 doanh nghiệp) tổng diện
tích nhà xưởng 30.334 m2, sản lượng tiêu thụ 251.109 tấn/năm.
4.2.2.1. Thực trạng về các cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản xuất, sơ chế, chế biến
an toàn
* Đối với cơ sở sản xuất sản xuất, sơ chế, chế biến rau: Hiện có 89/303 cơ sở được
cấp giấy chứng nhận sản xuất, sơ chế, chế biến an tồn đang cịn thời hạn, với diện tích
đất: 464/11.000 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích canh tác rau của tồn tỉnh (Trong đó:
GlobalGAP:0,2%, VietGAP: 0,7%, MetrolGAP: 0,04%, RAT: 3,3%), sản lượng
90.132/1.398.469 tấn/năm (Trong đó: Có 57/193 cơ sở sản xuất rau với sản lượng: 41.379
tấn/năm, chiếm 5% tổng sản lượng rau tươi trên toàn tỉnh (GlobalGAP:0,5%, VietGAP:
1,8%, MetrolGAP: 0,07%, RAT: 2,6%) và 32/110 cơ sở sơ chế, chế biến rau, sản lượng
tiêu thụ: 48.753 tấn/năm, chiếm 40% tổng sản lượng rau thành phẩm đã qua chế biến trên
toàn tỉnh (HACCP: 20%, ISO 22000:2005: 20%)) (Phụ lục 1: danh sách tổng hợp chi tiết
các cơ sở được cấp giấy chứng nhận).
4.2.2.2. Thực trạng về công tác cấp giấy chứng nhận

- Các đơn vị chứng nhận sản xuất an toàn theo VietGAP: Hiện nay trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng có 02 tổ chức cấp chứng nhận VietGAP:
+ Trung tâm phân tích - Viện Nghiên cứu Hạt nhân.
+ Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng thuộc Sở Khoa học và
Cơng nghệ Lâm Đồng.
Ngồi ra cịn có các tổ chức chứng nhận ngồi tỉnh được Bộ Nơng nghiệp & PTNT
chỉ định như:
+ Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 1- Hà Nội
+ Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 2 - Đà Nẵng
+ Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 3 - Nha trang
+ Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 4 - TPHCM
+ Trung tâm quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 6 - Cần thơ
+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững - Hội BVTV VN.
21


+ Viện Nghiên cứu Rau quả- Hà nội
+ Công ty Tư vấn đầu tư phát triển bảo vệ thực vật - Viện BVTV - Hà Nội.
+ Công ty CP ENASA Việt Nam.
+ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia.
+ Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông nghiệp bền vững - Hội BVTV VN.
+ Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3.
- Đơn vị chứng nhận sản xuất an toàn theo GlobalGAP, Organic: Hiện nay các cơ
sở sản xuất nơng nghiệp an tồn tại Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhân sản xuất an toàn
theo GlobalGAP do tổ chức Hà Lan cấp cụ thể như Control Union Certifications.
- Đơn vị chứng nhận sản xuất an toàn theo MetroGAP: Do hệ thống siêu thị Metro
đặt ra nhằm chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của Metro tiêu thụ trên toàn quốc.
- Đơn vị chứng nhận chế biến an toàn theo tiêu chuẩn HACCP: Được chứng nhận
bởi các tổ chức nước ngoài như SGS và BSI.
- Đơn vị chứng nhận chế biến an toàn theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005: Trung tâm

chứng nhận phù hợp - Quacert; Công ty Cổ phần chứng nhận Vinacert, tổ chức SGS
(Thụy sỹ) và Đài Loan.
- Đơn vị chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an tồn: Phịng
Trồng trọt tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng.
- Đơn vị chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản: Phịng Chăn
ni-Thủy sản tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng.
- Đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
thuộc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng (chỉ cấp cho chè do có áp lực về tiêu thụ sản phẩm- cấp theo
Pháp lệnh VSATTP đã hết hiệu lực thi hành).
4.2.3. Thực trạng kinh doanh tiêu thụ rau an toàn tại Lâm Đồng
Mạng lưới tiêu thụ rau tại lâm Đồng vơ cùng phịng phú về thành phần tác nhân
tham gia và các mối quan hệ liên quan. Ngay từ khâu thu mua từ hộ nông dân có nhiều
thành phần tham gia và một số thành phần đóng nhiều vai trị khác nhau trong kênh tiêu
thụ (như thương lái hay HTX vừa đóng vai trị trồng trọt, thu mua, chế biến, và xuất khẩu).
Tại Lâm Đồng, ngồi vai trị khá đa dạng của từng thành phần, ta cịn thấy tính linh
động và nhanh nhậy khơng chỉ ở thương lái mà cả người nông dân trong viêc quyết định
lọai rau trồng cũng như việc tham gia tiêu thụ bằng nhiều hình thức.
Đa số hộ nơng dân ở Đà Lạt đều tập hợp vào hợp tác xã và các hợp tác xã này chủ
yếu mang tính gia đình (Xuân Hương, Hiệp Nguyên v.v.) được thành lập nhằm phục vụ
cho mục đích tìm đầu ra cho sản phẩm của các hộ xã viên.
Khác với rau thành phố HCM, khoảng 20% rau tươi ở Lâm Đồng còn được xuất
khẩu theo nhiều con đường khác nhau, điều này khiến cho thu nhập của người dân trồng
rau ở Lâm Đồng tăng cao, xuất hiện một số doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã kinh doanh
22


khép kín với mơ hình khá hiện đại (như Cơng ty cổ phần rau quả Lâm Đồng, công ty Liên
Doanh Đồng Vàng .v.v).
0.5%-1%


Khách sạn, nhà
hàng bếp ăn

NNT
D
15%

2%

60%

30%
Thương lái nhỏ
25%
Nông dân

Người bán
sỉ (Tỉnh/TP
khác)

60%

40%
Thương lái vừa

HTX*

15%

Siêu thị HCM


Người
bán lẻ
(Tỉnh/T
5% P khác)

95%

85%

Người tiêu dùng
Khách sạn, nhà
hàng bếp ăn

30%
Thương lái lớn
(DNTN, HTX**
Công ty)

100%

15%

25%
20%

100%

Người bán lẻ
tại địa phương


70%

Xuất khẩu
7%

Sơ đồ1: các kênh tiêu thụ rau tại Lâm đồng
Nguồn: dự án GTZ, 2010
Ghi chú: __ Nguồn tiêu thụ chính, --- Nguồn phụ, %: phần trăm cung ứng
4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỊT GÀ Ở ĐỒNG
NAI

Theo Cục Thống kê, đến nay cả nước có hơn 23.500 trang trại chăn ni gia súc,
gia cầm. Trong đó, khu vực Đơng Nam Bộ chiếm 17,35% (gần 4.100 trang trại). Riêng
tỉnh Đồng Nai có số lượng trang trại chăn nuôi lớn nhất, khoảng 2.000 trang trại, trong đó
các trang trại chăn ni nhỏ lẻ chiếm khoảng 50%. Ngành chăn nuôi phát triển nhanh cùng
sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đã chuyển đổi dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn
nuôi trang trại. Nhiều trang trại chăn nuôi từ 600 con lợn hoặc hơn 2.000 con gà trở lên.
Tuy nhiên, đối với những người chăn ni nhỏ lẻ do ít vốn, thiếu quỹ đất xây chuồng trại
nên đa số phải lệ thuộc vào các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi quy mô lớn về con giống,
thức ăn chăn nuôi dẫn đến giá thành sản phẩm cao, rủi ro nhiều...
Theo ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, những
người chăn nuôi nhỏ lẻ tạo ra sản phẩm thịt nhưng lại không được quyết định về giá. Từ
khâu nuôi đến khâu tạo ra sản phẩm đều có sự phân chia lợi nhuận, nhưng phần nhiều lại
23


thuộc về thương lái, các cơ sở giết mổ và nhà phân phối. Hiện nay, Tỉnh Đồng Nai đã quy
hoạch xong tất cả các vùng chăn nuôi ở các đơn vị hành chính trong tỉnh với tổng số 139
vùng với diện tích hơn 15.000 ha. Có những vùng khơng thể quy hoạch thành vùng chăn

nuôi được như khu vực gần sơng Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hịa, huyện Nhơn
Trạch, khu sân bay Long Thành là để bảo vệ môi trường sống và giảm thiểu ô nhiễm từ
phế thải của chăn ni. Cả tỉnh có 36 cơ sở giết mổ và 23 nhà máy chế biến sản phẩm chăn
nuôi. Trong đó, 2/3 số nhà máy có liên doanh nước ngồi. Hiện ngành chăn ni Đồng Nai
đang hướng dẫn về kĩ thuật xây dựng chuồng trại, giải quyết dịch bệnh, an tồn sinh học,
giảm thiệt hại cho người chăn ni, thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP ở nông hộ để tăng
năng suất, hiệu quả cao trong chăn nuôi (Dẫn theo AgroViet)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, hiện nay các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang chiếm gần 62% tổng đàn gà ni tại Đồng Nai
(tổng đàn khoảng 10 triệu con). Trong đó, 3 đơn vị giữ thị phần chăn nuôi gà thịt, gà đẻ
trứng lớn nhất ở Đồng Nai là Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Emivest
và Công ty Japfa. Các cơng ty này hoạt động theo hình thức thuê các trang trại trong tỉnh
nuôi gia công đàn gà cho công ty, doanh nghiệp sẽ cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và
tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do giá gà trên thị trường xuống khá thấp, dưới giá thành
5.000 - 7.000 đồng/kg nên một số doanh nghiệp đang phải giảm đàn để bớt thua lỗ.
Huyện Thống Nhất hiện có khoảng 700.000 con gà thương phẩm, là địa phương có
đàn gà nhiều nhất tỉnh Đồng Nai. Thế nhưng, hiện do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa
người chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến và các trang trại ni cịn phân tán, cùng với
các khu chăn nuôi và khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung chưa được triển khai là lý do
làm cho người chăn nuôi không được yên tâm sản xuất. />Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, 9 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 2.735 tấn
thịt heo các loại và 52.586 tấn thịt gà (trong đó có 6.147 tấn gà thải nguyên con từ Hàn
Quốc), chưa kể nguồn gà đẻ thải loại nhập lậu từ Trung Quốc mỗi năm ước tính từ 70.000
- 100.000 tấn. Đây là một trong những lý do làm cho người chăn nuôi trong nước lao đao
càng sản xuất càng lỗ vốn dẫn đến nhiều trang trại phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc bỏ
chuồng.
Nhiều hộ chăn nuôi gà tại khu vực Đông Nam Bộ từ đầu năm đến nay đều bị lỗ,
trong đó có thời điểm giá gà bán tại trại chỉ còn 16.000 - 18.000 đồng/kg (hiện nay, giá
đang duy trì ở mức 20.500 đồng/kg), trong khi giá thành chăn nuôi đã lên đến 30.000
đồng/kg, tức lỗ gần 10.000 đồng/kg. Do đó, nhiều trại gà khơng cịn cách nào khác là phải
bỏ chuồng. Đại diện Cơng ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai) chun về chăn ni gà cho

biết hết năm nay sẽ đóng cửa trại gà thịt, chỉ để lại gà giống.
Do thua lỗ nặng nên nhiều chủ trại gà đã chuyển sang ni gia cơng cho các doanh
nghiệp nước ngồi nhưng cũng đang gặp khó khăn do các cơng ty nước ngồi cũng đang
24


thua lỗ nặng. Chẳng hạn, Công ty CP Việt Nam đang lỗ 72 tỉ đồng/tháng, Emivest lỗ 60 tỉ
đồng/tháng, Japfa lỗ 48 tỉ đồng/tháng...
Một số doanh nghiệp chăn nuôi cho biết giá thịt gà nhập hiện chỉ có 0,85 USD/kg
(khoảng 16.000 đồng/kg) trong khi giá thành chăn nuôi 1 kg gà hơi trong nước đã lên đến
30.000 đồng/kg làm cho người nuôi gà trong nước không cạnh tranh được. Trong khi đó,
theo Cục Chăn ni, từ nay đến cuối năm, cả nước sẽ còn nhập khẩu khoảng 30.000 40.000 tấn thịt các loại để phục vụ cho thị trường cuối năm. Thông tin này đang gây bức
xúc cho người chăn nuôi bởi theo họ, thời gian nuôi gà chỉ mất 45 ngày thì khơng có lý do
gì phải nhập khẩu. Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngành chăn ni thì nguồn cung
trong nước sẽ dồi dào trở lại chỉ sau gần 2 tháng.
4.4. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG SẢN XUẤT RAU VÀ CHĂN NUÔI GÀ AN TỒN

4.4.1. Sản phẩm rau an tồn
4.4.1.1. Tại Thanh Hóa
● Cây mướp hương
○ Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm mướp hương ở Thanh Hóa
Người sản
xuất

Người
thu gom

Người bán
bn


Người
bán lẻ

Người tiêu dùng

Qua sơ đồ kênh tiêu thụ mướp hương ở Thanh Hoá cho thấy, sản phẩm mướp
hương của các hộ sản xuất hầu hết được cung cấp cho các tác nhân thu gom tại địa
phương, sau đó tác nhân này bán sản phẩm cho tác người bán buôn ở chợ bán buôn Vườn
Hoa. Từ người bán buôn, sản phẩm được cung cấp đến người bán lẻ và sản phẩm được đưa
đến người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, kênh tiêu thụ sản phẩm mướp hương từ các hộ
sản xuất tham gia dự án, hoặc từ các hộ không tham gia dự án khơng có sự khác biệt. Các
sản phẩm đều được bán theo kênh rau thường. Đây là một trong những nguyên nhân trả lời
tại sao sản xuất mướp hương theo hướng VietGAP chưa thúc đẩy nhiều người sản xuất
tham gia. Nhằm thấy rõ hơn nữa sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản xuất
mướp hương theo hướng VietGAP và không theo hướng VietGAP, chúng tôi đưa ra kết
quả nghiên cứu cho từng tác nhân sau đây.
○ Đặc điểm chung của hộ sản xuất

25


×