Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tìm hiểu vấn đề con người văn hóa và thuyết văn hóa trong quản lý? liên hệ với một trường hợp cụ thể trong lĩnh vực giáo dục?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.15 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Tiểu luận hết mơn
MƠN KHOA HỌC QUẢN LÝ

Đề tài: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ "CON NGƯỜI VĂN
HĨA" VÀ THUYẾT VĂN HÓA TRONG QUẢN
LÝ? LIÊN HỆ VỚI MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC?

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh
HỌC VIÊN: Đặng Thanh Tùng
CHUYÊN NGÀNH: Đo lường & Đánh giá trong giáo dục
Khóa 2 (ĐLĐG2009-HCM)

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011

1


MỤC LỤC
1. Khái niệm con người.................................................................2
2. Vấn đề con người văn hóa........................................................3
3. Khái niệm quản lý ....................................................................7
4. Các thuyết văn hóa quản lý .....................................................9
5. Liên hệ thực tiễn .....................................................................15
6. Danh mục tài liệu tham khảo.................................................22

2



Con người và văn hóa là hai phạm trù rộng lớn, bao trùm tồn bộ đời
sống xã hội. Đã nói đến con người phải nói đến hai mặt tự nhiên và xã hội,
mà ở góc độ nhất định xã hội chính là văn hóa. Trong lịch sử lý luận, mặc dù
khẳng định có sự gắn bó mật thiết, tác động qua lại giữa con người và văn hóa
nhưng người ta vẫn thường đi tìm hiểu từng phạm trù riêng biệt văn hóa hoặc
con người. Ngày nay, với sự phát triển của lý luận dựa trên sự phát triển vượt
bậc của kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ nhiều vấn đề mới xuất hiện địi
hỏi lý luận phải tìm hiểu, nghiên cứu. Khái niệm “con người văn hóa” là một
trong số các vấn đề đó. Khái niệm “con người văn hóa” thường xuất hiện
trong hoạt động quản lý ở các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh. Nó
gắng liền và là hạt nhân cơ bản trong việc hình thành và phát triển các thuyết
văn hóa quản lý.
Do đây là một vấn đề khá mới, thời gian học tập, nghiên cứu chính thức
khơng nhiều, nên học viên chủ yếu là sưu tầm một số bài viết đã cơng bố của
các tác giả trong và ngồi nước để giới thiệu và nêu vài ý kiến riêng của mình
về các vấn đền trên.
1. Khái niệm con người
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người là động vật cao cấp nhất, là tinh
hoa của mn lồi, là sản phẩm của quá trình phát triển rất lâu dài của thế giới
tự nhiên. Con người là một tồn tại sinh vật biểu hiện trong những cá nhân con
người sống, là tổ chức cơ thể con người và là mối quan hệ giữa con người với
giới tự nhiên. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quyết
định sự tồn tại của họ, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và giới tự
nhiên trở thành “thân thể vô cơ” của con người.
Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất
con người mà cái cơ bản để nói lên sự khác biệt giữa con người và con vật
chính là ở mặt xã hội (đặc trưng là văn hóa). Hoạt động lao động sản xuất ra
của cải vật chất thể hiện rõ tính xã hội của con người. Thơng qua lao động
con người sáng tạo ra những của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho đời

3


sống của mình, hình thành và phát triển ngơn ngữ, tư duy, bản sắc văn hóa,
xác lập những quan hệ xã hội trong giao tiếp.
Mặt tự nhiên và mặt xã hội (văn hóa) trong con người hịa quyện thống
nhất với nhau, cái tự nhiên đã mang tính xã hội và cái xã hội dựa trên nền
tảng tự nhiên. Trong khi khẳng định: “Con người là thực thể sinh vật - xã hội”
C.Mác đồng thời khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Từ những quan niệm đã trình
bày ở trên, chúng ta thấy rằng con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba
phương diện: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính
bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó suy đến cùng đều mang tính xã hội
(văn hóa), trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất
bao trùm các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan
đến con người. Bản chất con người được hình thành trong những điều kiện
hồn cảnh, khơng có con người trừu tượng thốt ly khỏi hoàn cảnh cụ thể.
Ngược lại, con người sống cùng nhau trong mơi trường thời đại và chính
trong điều kiện hồn cảnh đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình con người
tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa tinh thần để tồn tại phát triển cả vật chất
và trí tuệ.
2. Vấn đề Con người văn hóa
Phải nói rằng, hiếm có mối quan hệ nào lớn lao, phức tạp và gần gũi như
quan hệ giữa con người, tự nhiên và văn hoá (theo nghĩa rộng, bao hàm cả xã
hội). Nhưng, khi ba từ này được viết liền nhau không dùng dấu gạch nối,
khơng có các dấu phẩy, mối quan hệ này thể hiện một tư duy hoàn toàn mới
mẻ xuất hiện vào đầu thế kỷ 21, nó tiếp nối và phát triển cách Martin
Heidegger đặt nhan đề độc đáo cho bài viết nổi tiếng của mình từ năm 1951:
Xây ở suy tư. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quan điểm của Martin Heidegger

trong tác phẩm này để có cái nhìn bước đầu về khái niệm “con người văn
hóa”.
4


Trong tác phầm Martin Heidegger quan niệm, “Xây” là nương tựa vào
cảnh quan tự nhiên, sử dụng vật liệu của tự nhiên để tạo nên nơi cư trú của
con người. “Ở” là hành vi văn hố, nơi đó con người sinh tồn và “suy tư” về
thân phận làm người trong mối tương liên với tự nhiên, với đồ vật, với người
khác và với cái siêu linh. Xây ở suy tư, dưới mắt Heidegger, là mối quan hệ
liền mạch, khơng có sự phân ly và cũng không cần nối kết giả tạo. Thật ra,
nhận thức mới mẻ này về quan hệ giữa con người, tự nhiên và văn hoá (xã
hội) chỉ có thể đến sau thời kỳ phân ly dài dằng dặc trong lịch sử giữa con
người với tự nhiên, giữa tự nhiên và văn hố.
Nói về con người văn hóa, ông viết "Cuộc cách mạng thời đại đá mới với
sự định cư của xã hội du mục cùng những tiến bộ bước đầu trong kỹ thuật sử
dụng và khai thác đất đai đã mang lại những hậu quả cực kỳ to lớn cho sự tiến
hố xã hội. Một mặt, đó là sự phân đôi cái thế giới thống nhất của những
người săn bắn lượm thành tự nhiên và văn hoá. Lần đầu tiên trong lịch sử, con
người có thể can thiệp vào cơ chế vận hành của tự nhiên, và tự nhiên trở thành
đối tượng thụ động, mất dần ánh hào quang thần bí và ma thuật". Và "Chính
cuộc cách mạng công nghiệp mới thực sự làm tan rã mối quan hệ … giữa văn
hố và tự nhiên". Trước tình hình thế giới ngày nay, ơng tự hỏi: "có thể tiếp
tục chịu đựng nổi một sự phân ly giữa con người, tự nhiên và văn hố, hay có
thể có một bước ngoặt trong tư tưởng và hành động? Nếu sự phân ly văn hoá tự nhiên đã là một thành tựu văn hố lớn lao trong q khứ, thì nỗ lực vượt bỏ
sự phân ly ấy sẽ là một vấn đề sống cịn".
Ơng khẳng định: "Khoa học về mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và
văn hoá (xã hội) cũng đi theo quá trình hình thành, phân ly và tích hợp. Khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn là ba cách tiếp cận quen
thuộc đối với mối quan hệ này". "Thành quả đầu tiên là phác hoạ một chiến

lược nghiên cứu về tam giác tích hợp: con người, tự nhiên và văn hố (xã hội)
bằng cách mở rộng khái niệm sinh thái học - xã hội thành sinh thái học - xã
hội - nhân văn. Sự tích hợp ấy phải mang nhiều chiều kích: vật lý tự nhiên,
5


công nghệ xã hội, giao tiếp truyền thông, giá trị và ý nghĩa cuộc sống. Chỉ
trên cơ sở ấy mới tạo ra được sự chuyển biến trong thực tế: những sáng kiến
hành động có hiệu quả hơn và có ý nghĩa hơn".
Như vậy, ta có thể hiểu con người văn hóa chính là sự nhìn nhận con
người một cách tổng thể không tách rời giữa yếu tố xã hội và tự nhiên, trong
đó yếu tố văn hóa là cốt lõi, quyết định tất cả. Điều này hoàn toàn thống nhất
với quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất của con người. Tuy
nhiên, ở đây tác giả Martin Heidegger muốn nói rằng tất cả các sự phân định
khơng cần đặt ra vì thực chất nó khơng cịn có sự phân định nào cả giữa yếu
tố tự nhiên và văn hóa trong con người hiện đại.
Bài viết Tồn cầu hóa và con người văn hóa trên Báo Nhân dân, tháng
3/2010 tiếp cận khái niệm “con người văn hóa” theo một hướng khác. Bài báo
viết: “Sau mấy thập kỷ, văn hóa đại chúng (popular culture) từ một số trung
tâm đã lan tỏa khắp thế giới bằng tốc độ chóng mặt; với sự hỗ trợ đắc lực của
các phương tiện truyền thơng, được cụ thể hóa qua số lượng hàng hóa khổng
lồ. Văn hóa đại chúng đã vượt qua các biên giới địa lý, đưa tới sự chuyển dịch
có mầu sắc "loang lổ" khi du nhập vào một số nền văn hóa dân tộc, thể hiện
qua sự cùng chung sống giữa các giá trị cũ và mới, các giá trị truyền thống
với các sản phẩm của văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn
minh tin học, cùng trong một nền văn hóa dân tộc...
Giao lưu và tiếp nhận văn hóa vốn là điều bình thường trong quan hệ văn
hóa của nhân loại. Trong quá trình giao lưu và truyền bá, những giá trị phù
hợp sẽ được tiếp nhận - biến đổi, những giá trị không phù hợp sẽ bị đào thải.
Nhưng, khi văn hóa bị đồng nhất với văn minh, hoặc chủ thể tiếp nhận thiếu

khả năng phân biệt và lựa chọn, sẽ dẫn tới một số chuyển dịch có tính đảo lộn.
Lịch sử tiếp nhận - biến đổi văn hóa giữa các cộng đồng cho thấy, con người
chỉ có thể "cấy" văn hóa khi "mầm" văn hóa được cấy ghép phù hợp với văn
hóa chủ thể; ngược lại nếu khơng phù hợp, q trình tiếp nhận - biến đổi
khơng thể diễn ra, hoặc có thể vẫn diễn ra, song thường đưa tới kết quả lạ, nếu
6


khơng nói là qi dị. Đi cùng với tồn cầu hóa, các sản phẩm của văn hóa và
văn minh phương Tây tỏ ra rất có "ma lực" trong việc kích thích con người
thỏa mãn nhu cầu, nhất là nhu cầu vốn đã và đang bị hạn chế. Du nhập vào
các quốc gia và cộng đồng văn hóa chưa có quan niệm chính xác, đầy đủ và
hồn chỉnh về cá nhân, chưa có ý thức hồn chỉnh về luật pháp và chấp hành
luật pháp, các sản phẩm văn hóa và văn minh ấy tạo ra nghịch lý giữa việc
thỏa mãn nhu cầu của con người - trong tư cách là cá thể xã hội, với trình độ
phát triển chung của xã hội. Nghịch lý đó hồn tồn có thể làm nảy sinh mâu
thuẫn khó có thể điều hịa giữa việc con người bằng mọi cách thỏa mãn mọi
nhu cầu dưới khẩu hiệu "quyền cá nhân" với khả năng đáp ứng có giới hạn
của xã hội. Mâu thuẫn không được giải quyết, hậu quả sẽ khơn lường. Cịn
khơn lường hơn khi bộ máy tổ chức, quản lý và điều hành xã hội không kịp
thời nắm bắt, không kịp thời hoạch định, không có đối sách thích hợp. Khi
"quyền con người" được hiểu theo nghĩa tự do thái quá hay cực đoan, con
người có thể xa rời trách nhiệm xã hội, bột phát các hành vi nằm ngồi khn
khổ của luật pháp.
Tóm lại, từ bất kỳ góc độ tiếp cận nào, mỗi nền văn hóa dân tộc đều chứa
đựng trong nó một số giá trị có tính nhân loại phổ biến, dù đã định hình hay
mới là dấu vết sơ khai. Song, trong quan hệ giữa các nền văn hóa, cần nhận
thức văn hóa trước hết là sự khác nhau, tính nhân loại phổ biến dù quan thiết
đến mức độ nào cũng không thể thay thế tính dân tộc - yếu tố giúp khẳng định
đó là văn hóa của dân tộc này chứ khơng phải là văn hóa của dân tộc khác.

Đây là nền tảng làm nên điều chúng ta vẫn gọi là "căn cước văn hóa" của dân
tộc. Tồn cầu hóa đang đưa lại nhiều cơ hội để mỗi nền văn hóa dân tộc phát
triển và nâng cao trình độ văn minh; đồng thời tồn cầu hóa cũng có thể đẩy
tới một số chuyển dịch có khả năng triệt tiêu "căn cước văn hóa dân tộc".
Nhiều nền văn hóa dân tộc trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng này
và ở Việt Nam, sau hơn 20 năm của sự nghiệp đổi mới, chuyển dịch văn hóa
cũng đang diễn ra với những sắc thái, hiện tượng phức tạp, mà hệ lụy nhãn
7


tiền là sự lên ngôi của một số "phản giá trị". Vì thế, cần tiếp tục xây dựng và
tạo tiền đề để phát triển văn hóa và con người văn hóa, đặc biệt là chú trọng
trang bị cho con người hiểu biết cơ bản về cá nhân, về quyền lợi và nghĩa vụ
của cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, để trở thành chủ thể văn hóa tích
cực của xã hội”.
Như vậy, theo tác giả bài viết này, con người văn hóa chính là nét văn
hóa của mỗi con người. Nét văn hóa này mang tính đặc trưng đối với từng
quốc gia, dân tộc, từng cộng đồng người, từng con người cụ thể. Chính con
người văn hóa mới làm cho con người này khác với con người khác. Quan
điểm của tác giả là bảo tồn bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, cộng đồng
và từng người để không bị nhầm lẫn trong xã hội. Và khẳng định văn hóa, con
người văn hóa là cái quý báu cần được bảo vệ và phát huy.
Còn đối với tác giả Đỗ Lai Thúy trong cuốn sách Văn hóa Việt Nam
nhìn từ mẫu người văn hóa, có năm mẫu người văn hóa mà ơng đưa ra: con
người làng xã, con người vô ngã, con người quân tử, con người tài tử và con
người cá nhân, cùng những kiến giải khá sâu sắc và dun dáng của ơng
khiến người ta có một cái nhìn mềm mại hơn, gần gũi hơn với tiến trình lịch
sử văn hóa Việt Nam, từ văn minh Đơng Sơn đến hiện đại.
Ở một mức độ nào đó, ơng đã nhắn nhủ với những người muốn “đi tắt”
tìm hiểu văn hóa Việt Nam một lượng kiến thức khơng nhỏ về các sự kiện văn

hóa - lịch sử, hình thái văn hóa, các biểu tượng văn hóa... rất dễ “nhập tâm”
và “tiêu hóa” vì chúng được thơng qua những con người văn hóa rất cụ thể:
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tơng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều,
Nguyễn Du...
Có thể thấy lẩn quất, xen kẽ đâu đó giữa những phác thảo con người văn
hóa của Đỗ Lai Thúy là những phát hiện mới của chính ơng, là những chiêm
nghiệm của một nhà nghiên cứu về những triết lý của cuộc sống, về dân tộc,
thời đại mà bi kịch của các nhân vật mình u q đã dẫn dắt ơng đến.
3. Khái niệm Quản lý
8


Quản lý là một hoạt động thực tiễn, vừa mang tính khoa học, vừa là một
nghệ thuật. Quản lý trong hoạt động kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức
nói chung là hành động nhằm làm cho các cá nhân trong tổ chức cùng nhau
làm việc để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Đầu thế kỷ 20 nhà quản lý
Mary Parker Follett định nghĩa "quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích
thơng qua người khác. "Nghệ thuật quản lý" đang là một vấn đề thu hút sự
quan tâm của tất cả mọi người ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội của
nước ta hiện nay.
Có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. F.W Tay lor cho rằng quản lý
là hồn thành cơng việc của mình thơng qua người khác và biết được một
cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Henry Fayol xem quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thơng qua người
khác, nó là một công việc bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức,
điều kiển, phối hợp và kiểm tra. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng
và để quản lý là nhân lực, tài chính, cơng nghệ và các điều kiện tự nhiên.
J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich cho rằng: Quản lý là
một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các
hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành

động riêng rẽ không thể đạt được.
Koontz và O'Donnell cho rằng: "Có lẽ khơng có lĩnh vực hoạt động nào
của con người quan trọng hơn là cơng việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở
mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy
trì một mơi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm
có thể hồn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định".
Và James Stoner cùng Stephen Robbins đã có một định nghĩa khá rõ
ràng: "Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát những
hoạt động của các thanh viên trong một tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn
lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra". Định nghĩa này chỉ ra
rằng các công việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát phải được thực
9


hiện theo một trình tự nhất định và mục tiêu mong đợi chính là cái đích cho
mọi hoạt động của các nhà quản lý.
Vậy có thể hiểu, quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con
người, trong đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng những
công cụ và phương pháp khác nhau, nhằm đạt được những mục tiêu của tổ
chức trong điều kiện biến động của môi trường.
Khoa học quản lý là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề của quản lý
trong một tổ chức, nhằm khái quát và tổng hợp những kinh nghiệm quản lý
thành những nguyên tắc, lý thuyết quản lý giúp cho các nhà quản lý những
kiến thức, phương pháp và kỹ thuật cần thiết trong hoạt động điều hành và
quản lý một tổ chức đạt hiệu quả cao.
4. Các thuyết văn hóa quản lý
Trong lịch sử đã có rất nhiều tư tưởng, lý luận và các học thuyết quản lý.
Đại diện như các tư tưởng và lý luận quản lý thời Trung Hoa cổ đại của
Khổng tử, Hàn Phi Tử; các học thuyết quản lý của xã hội công nghiệp (học
thuyết quản lý theo khoa học, quản lý hành chính, trường phái quan hệ con

người, thuyết quản lý tổ chức, thuyết hành vi trong quản lý, các thuyết văn
hóa quản lý); các học thuyết quản lý của xã hội thơng tin ngày nay… Có thể
nói, các học thuyết quản lý hiện đại là sự kế thừa, phát triển các tư tưởng, lý
luận thời cổ đại. Đó là sự nối tiếp nhau về mặt thời gian và cả về tính ưu việt
từ thực tiễn được đúc kết thành lý luận. Trong số đó, các thuyết văn hóa quản
lý ra đời khá muộn vào khoảng cuối những năm 70 của thế kỷ XX nhưng đã
đem lại những thành tựu đáng kể trong việc phát triển lý luận quản lý và hiệu
quả thực tế đáng ghi nhận ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Đó là, Thuyết Z
của William Ouchi và cơng trình Đi tìm sự xuất sắc của Peters và Waterman.
Thuyết Z được tiến sỹ William Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế
kỷ trước, học thuyết này được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận. Học
thuyết Z cịn có một tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì học thuyết này là
kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp
10


Nhật Bản từ năm 1973. Sau này học thuyết Z được phổ biến khắp thế giới vào
thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước châu Á vào thập niên 1980. Nếu như
thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng
vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo
sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngồi cơng việc.
Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao
động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng trong công việc.
Giá trị của thuyết Z nổi lên nhờ sự trình bày của Ouchi về vai trị của
"một nền văn hóa kiểu Z" đối với sự phát triển nhanh và vững chắc của một
doanh nghiệp. Ơng lý giải văn hóa của doanh nghiệp bao gồm một tập hợp
biểu tượng, nghi lễ và huyền thoại cho phép truyền đạt đến người làm việc
các giá trị và niềm tin nội thân của xí nghiệp. Cơ sở lý luận, hạt nhân của nền
văn hóa của một doanh nghiệp là triết lý (kinh doanh) của nó. Ban chất của
nền văn hóa kiểu Z, được Ouchi tóm tắt trong nhận xét, đó là một nền văn hóa

nhất trí, một cộng đồng những người bình đẳng cùng nhau hợp tác để đạt tới
mục tiêu chung. Nó chỉ đạo lối ứng xử bằng cách dựa trên sự gắng bó chứ
khơng phải dựa vào ngôi thứ và giám sát. Thuyết Z giả định hết sức đơn giản
rằng, những người lao động sung sướng và hữu quan ở đây là chìa khóa tạo
nên năng xuất ngày một cao. Và giả định này được chứng minh là đúng ở
Nhật bản, Mỹ và nhiều nước khác.
Xuất phát từ những nhận xét về người lao động nói trên, thuyết Z có nội
dung như sau:
- Thể chế quản lý phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của
cấp dưới một cách đầy đủ. Duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm
tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách,
kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên. Để nhân viên đưa ra những lời để
nghị của họ rồi sau đó cấp trên mới quyết định.

11


- Nhà quản lý cấp trung gian phải thực hiện được những vai trò thống
nhất tư tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở,
kịp thời báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình.
- Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên phát huy tính tích cực,
khuyến khích họ đưa ra những phương án để nghị của mình.
- Nhà quản lý cấp trung gian phải thực hiện được vai trà thống nhất tư
tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời
báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình.
- Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và tăng thêm
tinh thần trách nhiệm, cùng doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn,
gắn bó vận mệnh của họ vào vận mệnh của họ vào vận mệnh của doanh
nghiệp.
- Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của

người lao động, kể cả gia đình họ. Từ đó tạo thành sự hịa hợp, thân ái, khơng
cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới.
- Làm cho công việc hấp dẫn thu hút nhân viên vào công việc. Chú ý đào
tạo và phát triển nhân viên. Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn
trọng và có biện pháp kiểm sốt tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao
động.
Qua nội dung của học thuyết Z ta thấy, tuy nó là một học thuyết khá hiện
đại và là học thuyết phương Tây nhưng vì nó dựa trên sự quản lý của các
doanh nghiệp Nhật Bản nên nó cũng có những đặc điểm tư duy phương Đơng.
Đầu tiên phải nói đến là người Nhật nói riêng và người phương Đơng nói
chung rất coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng hay cái “tơi” cá nhân. Họ
coi trọng điều đó hơn là tiền bạc trong nhiều trường hợp. Người Nhật đã vận
dụng được điều đó để đưa vào phương pháp quản trị của mình. Bên cạnh đó
người phương Đơng thường ln cố gắng hướng đến sự hòa hợp, trong học
thuyết Z ta thấy sự hịa hợp của ba yếu tố đó là năng suất lao động, sự tin cậy

12


và sự khôn khéo trong quan hệ giữa người với người. Đó là những điểm làm
nên sự khác biệt cũng như thành công của học thuyết Z.
Cũng như một số học thuyết hiện đại khác, học thuyết Z cũng có nhược
điểm đó là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên. Tuy nhiên, Thuyết Z đã đưa ra
phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và trở
thành thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được áp dụng trong
nhiều doanh nghiệp. Và nếu nhìn tổng quan hơn ta thấy trong các học thuyết
hiện đại, thuyết Z là sự tiếp tục hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học quản lý
mà cụ thể là quản trị nhân lực. Điều đó thể hiện ước muốn của con người là
đạt tới một trình độ quản lý nhân sự ưu việt nhằm đem lại những lợ ích thiết
thực cho người lao động; cho doanh nghiệp và cho xã hội.

Khi so sánh học thuyết quản trị phương Đông và quản trị phương Tây ta
thấy chúng giống nhau ở chỗ: các học thuyết này đều xoay quanh việc điều
chỉnh hành vi của con người, lấy con người là trọng tâm của mọi lý thuyết.
Mỗi học thuyết đều cố gắng phân tích để “nhìn rõ” bản chất con người để đưa
ra những phương pháp điều chỉnh phù hợp. Các học thuyết còn giống nhau ở
điểm là cố gắng tạo ra sự công bằng trong đánh giá, xử phạt, bằng các hệ
thống chính sách khen, thưởng, kỷ luật của mình.
Sự khác biệt giữa học thuyết quản trị phương Đông và phương Tây là ở
chỗ: Phương Tây lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu, các học thuyết phương
Đông thì đề cao “Đức” và “Tâm” của con người hơn.
Qua sự phân tích Z và một số học thuyết quản lý hiện đại ta thêm hiểu
hơn về trị thức quản trị nhân sự. Mỗi học thuyết đều có chỗ hay chỗ cịn thiếu
sót, tuy nhiên do quản trị cịn là một nghệ thuật, không cứng nhắc nên việc kết
hợp các học thuyết trên là hồn tồnh có thể và hiệu quả đến đâu là còn tùy
thuộc vào mỗi nhà quản trị. Việc tìm hiểu các phong cách quản trị cũng cho
nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù hợp với khu vực
quản trị, điều này là quan trọng với nhà quản trị toàn cầu.

13


Bên cạnh Thuyết Z, cuốn sách Đi tìm sự xuất sắc (bài học từ những công
ty kinh doanh tốt nhất nước Mỹ) của Thomas J Peters và Robert H Waterman
năm 1982 cũng đưa ra lý luận về văn hóa quản lý. Hai tác giả đã nghiên cứu
62 công ty lớn thành đạt nhất nước Mỹ và rút ra lý luận và tư tưởng quản lý
của mình. Hai ơng đã rút ra 7 vấn đề lý luận sau đây:
Thứ nhất, định hướng vào hành động và đạt tới thành công. Luôn coi
hành động quan trọng hơn lý thuyết và sự phân tích. Chấp nhận thử nghiệm
sai lầm để đạt tới thành công lớn hơn. Thực hiện nhiều phương pháp thực tiễn
nhằm duy trì "tốc độ của đơi chân" và chống lại tính trì trệ - cái chắc chắn sẽ

xuất hiện khi quy mô của công ty tăng lên.
Thứ hai, đối mặt với người tiêu dùng. Phải học tập ở khách hàng trong
việc đưa ra chất lượng cao, phục vụ chu đáo, ổn định và lâu dài với khách
hàng. Tăng cường đổi mới và triệt để khai thác tư tưởng của người tiêu dùng
để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Muốn vậy phải lắng nghe ý kiến của công
chúng một cách thường xuyên.
Thứ ba, tự chủ và sáng tạo. Phải xây dựng, củng cố để có được nhiều
chuyên gia giỏi và nhiều người phát minh sáng tạo. Đó là "tổ kiến đơng đúc
những người nhiệt tình" trong bầu khơng khí dân chủ "dành cho những nhà
sáng chế hưng phấn cao độ và những nhà kinh doanh táo bạo mà sự tưởng
tượng, tư tưởng của họ bay bổng ở mọi hướng". Tìm mọi cách phá vỡ những
rào cản và khuyến khích mạo hiểm ở mức độ hợp lý và ủng hộ những thành
công bước đầu.
Thứ tư, năng xuất là do con người. Coi nhân viên bình thường là nguồn
gốc của thành cơng trong lĩnh vực chất lượng và năng xuất chứ không phải từ
tăng đầu tư hay quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí. Ngun tắc quan trọng
hơn cả là tơn trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi công nhân phải "được coi như
nguồn tư tưởng, chứ không phải chỉ đơn thuần là đôi bàn tay để làm việc".
Thứ năm, gắn với cuộc sống, điều khiển các giá trị. Coi trọng việc xây
dựng và truyền bá triết lý kinh doanh. Triết lý cơ bản của tổ chức đóng vai trị
14


vô cùng lớn trong thành công, lớn hơn nhiều so với các nguồn lực khác như
công nghệ hay kinh tế, cơ cấu tổ chức, giải pháp mới hay sự tuân thủ các thời
hạn. Triết lý là cốt lõi, là định hướng nền văn hóa của cơng ty. Nền văn hóa tổ
chức tốt đẹp, tạo ra tinh thần cộng đồng, hợp tác khuyến khích đào tạo và thúc
đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên.
Thứ sáu, trung thành với sự nghiệp của mình. Cơ hội đạt hiệu quả cao
thuộc về những công ty biết bám chặt vào công việc và thị trường, ngành

hàng mà họ thông thạo nhất.
Thứ bảy, hình thức quản lý đơn giản, biên chế quản lý gọn nhẹ. Số người
thuộc cấp quản lý cao nhất không nhiều. Chống chủ nghĩa quan liêu, trao
quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc, tổ chức nhiều nhóm nhỏ hành động vì
chất lượng và sáng tạo.
Thứ tám, tự do nhưng nghiêm ngặt. Quản lý vừa tập trung vừa phân cấp.
Trao quyền tự trị cho đến tận phân xưởng và nhóm những người nghiên cứu,
chế tạo sản phẩm. Mặt khác, những người quản lý tập trung một cách nghiêm
ngặt ở những lĩnh vực liên quan đến một số ít những giá trị cơ bản như triết lý
kinh doanh. Cho phép cá nhân phát huy khả năng của mình, song vẫn giữ cho
cơng ty khơng chệch khỏi mục tiêu của nó và hoạt động có hiệu quả.
Hai ơng đã đưa ra sơ đồ 7S như là một phương thức suy nghĩ thành công
về những vấn đề tổ chức.

15


Chiến
lược
(Strategy)

Các kỹ
năng
(Skills)

Cơ cấu
(Structure
)

Các giá trị

chung
(Shared
value)

Đội ngũ
cán bộ, NV
(Staff)

Hệ thống
(System)

Cách quản

(Styte)

Các giá trị chung của tổ chức - nền văn hóa của cơng ty gồm: triết lý,
phong tục, thói quen… có vai trò quyết định tới sự phát triển, và là hạt nhân
liên kết các yếu tố khác, tạo ra phong cách kinh doanh. Mỗi cơng ty thành
cơng đều có nền văn hóa riêng rất mạnh và mang tính chất áp đặt đến mức
hoặc là chấp nhận các chuẩn mực của nó hoặc là "cuốn gói đi cho"
Người lãnh đạo khơng những là người tạo ra cơ cấu và công nghệ mà
còn là người sáng tạo ra những biểu tượng, hệ tư tưởng, ngơn ngữ, tín
ngưỡng, nghi lễ và những huyền thoại.
So sánh với Thuyết Z của Ouchi và cơng trình Đi tìm sự xuất sắc của
Thomas J Peters và Robert H Waterman, chúng ta thấy có một điều thú vị là,
dù nghiên cứu ở hai nơi khác nhau rất xa về địa lý và văn hóa là Nhật Bản và
Mỹ nhưng các kết luận về mặt khoa học quản lý của các tác giả trên lại gặp
nhau ở một điểm. Đó là tư tưởng đề cao yếu tố văn hóa trong việc phát triển
con người, việc phát triển các tiềm năng đa dạng vô tận của con người nguồn vốn quan trọng nhất của tổ chức - là bản chất của trường phái quản lý
mới và khoa học quản lý nói chung.

5. Liên hệ thực tế trường hợp giáo dục cụ thể

16


Trong tác phẩm của mình, tác giả Martin Heidegger đã đưa ra một dẫn
chứng thực tế rất cụ thể ở nước Đức, ơng viết: “Kỳ cùng, chỉ có thể hy vọng ở
một sự chuyển biến bằng con đường giáo dục bền bỉ và lâu dài. Và cần bắt
đầu từ chỗ bắt đầu: học sinh cấp một! Thật thú vị khi biết rằng trên quê hương
Hegel, tiểu bang Baden-Württemberg, CHLB Đức (các tiểu bang của nước
Đức có quyền tự trị về giáo dục), từ năm học 2004 - 2005, người ta đã thay
thế chương trình giáo dục (1994) theo kiểu truyền thống vốn đặt trọng tâm
vào nội dung các môn học bằng một thước đo khác: các năng lực tích hợp của
học sinh. Thay vì điều khiển chương trình bằng đầu vào, người ta quan tâm
đến đầu ra. Thay vì chỉ đánh giá duy nhất ở kiến thức, người ta nhìn nhận học
sinh ở nhân cách tồn diện của nó. Năng lực tư duy và hành động có phương
pháp, tính cách và lối hành xử có giá trị ngang bằng với kiến thức chun
mơn. Thay vì phân loại học sinh bằng điểm số vơ hồn, thầy cơ giáo chịu khó
nhận định và góp ý cặn kẽ bằng văn bản về năng lực và tính cách của từng
học sinh.
Lý lẽ thật đơn giản: những thắc mắc, tò mò của tuổi ấu thơ ln có tính
tích hợp, chưa có sự phân ly! Chúng đặt câu hỏi đồng thời về mọi thứ: con
người, tự nhiên, xã hội (văn hố). Vậy, hãy tích hợp một số môn học thành
một môn học tổng thể, gọi tắt là “MeNuK” (con người - Mensch; tự nhiên Natur và văn hố - Kultur). Xem giáo trình các lớp 1 - 4 và kế hoạch giảng
dạy về “MeNuK”, ta không khỏi thấy thích thú: học sinh khơng… học mà
sống với âm nhạc, kịch nghệ, thủ cơng, triết học, thí nghiệm khoa học, du
thám dã ngoại… như là những phương cách đến với thiên nhiên nguyên sơ và
cuộc đời đa dạng, nhằm vun bồi óc tị mị, ý thức trách nhiệm và lịng thương
u”. Và ơng khun “Chúng ta sẽ thử lần lượt tiếp cận với cái kiềng ba chân
“MeNuK” này từ tuần sau, bắt đầu với “chân” đầu tiên: con người”.

Ở Việt Nam, khoa học quản lý được chú trọng trong thời gian gần đây
cùng với việc mở cửa hội nhập kinh tế, quốc tế. Tuy nhiên, cũng chỉ ở lĩnh
vực kinh tế, kinh doanh, các lĩnh vực khác trong đó có giáo dục chưa thực sự
17


được chú trọng. Thực sự khoa học quản lý giáo dục đến Việt Nam rất chậm
và đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Đổi mới tồn diện cơng tác quản lý giáo
dục đang được phát động trong vài năm gần đây, khi ngành giáo dục nhận ra
quá nhiều bất cập trong thực tiễn. Giáo dục của nước ta chưa thực sự quan
tâm đến chất lượng, còn chạy theo số lượng, chạy theo bằng cấp. Chúng ta
còn lúng túng trong quyết định các chủ trương lớn như xã hội hóa giáo dục,
sắp xếp có cấu ngành nghề, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục, công tác
tuyển sinh đại học…
Công tác quản lý của các trường đại học, thời gian gần đây đã có nhiều
thay đổi. Với hàng loạt các quyết sách lớn được ban hành trong những nam
gần đây như triển khai công tác tự đánh giá, kiểm định, đảm bảo chất lượng
giáo dục; các cuộc vận động đào tạo đạt chuẩn, đào tạo theo nhu cầu xã hội,
đổi mới quản lý giáo dục đại học… Đảng, Nhà nước đã bắt đầu quan tâm và
ngành giáo dục đã có những bước chuyển biến nhất định.
Tại Trường Đại học CSND, công tác quản lý được thực hiện theo quy
định chặt chẽ của Bộ Công an. Tuy vậy, việc vận dụng các tư tưởng, lý luận,
học thuyết quản lý trong công tác quản lý nhà trường được thực sự chú trọng
trong gần 10 năm qua. Biểu hiện sinh động nhất chính là tư tưởng của Nhà
giáo nhân dân, PGS, TS, Thiếu tướng Phạm Hồng Cử, Bí thư Đảng ủy, Hiệu
trường nhà trường qua cuốn sách “10 công thức liên quan lãnh đạo quản lý”
do Nhà xuất bản Công An Nhân Dân phát hành vào đầu tháng 10/2010. Đây
là tư tưởng xuyên suốt của người đứng đầu nhà trường và được truyền đến tất
cả cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên.
Đối tượng cuốn sách này đề cập là người đứng đầu một đơn vị, một tổ

chức. Mặc dù vậy, tất cả mọi người sẽ tìm được những thơng điệp, kinh
nghiệm, kiến thức thật sự cho mình dù ở bất cứ vai trị nào trong một tổ chức
nói chung và trong Trường Đại học CSND nói riêng.

18


Tác giả Tuấn Anh trên báo Công an nhân dân ngày 29/10/2010 đã giới
thiệu về cuốn sách như sau: Với lối dẫn dắt lôi cuốn ngay từ trang đầu ở công
thức thứ nhất (công thức 1&2) cho đến công thức cuối cùng (công thức 10=
7+3). Với phương pháp của một Nhà giáo, Thầy đã nói lên quan điểm lãnh
đạo, quản lý của riêng mình đối với nhà trường và suy rộng ra với mọi tổ
chức khác một cách hết sức tự nhiên từ những công việc thường nhật như
bước đi: “một hai, một hai” trong đội ngũ hành tiến, để dẫn đến việc thể hiện
thứ bậc trong một trật tự mà người đứng đầu luôn hướng tới. Từ 1&2 trong
sắp xếp của tạo hóa như : mũi, miệng, rốn (là 01) và: hai mắt, hai tai, hai
tay… (là 02) để dẫn đến sự cân đối, hài hòa, hợp lý trong cơng tác LĐQL với:
lợi ích cá nhân và tập thể, về trách nhiệm và nghĩa vụ…
Những công thức thường gắn liền với con số rất dễ tiếp cận, dễ nhớ
nhưng cũng có thể dễ dẫn đến sự nhàm chán! Vậy nên trừ công thức đầu tiên
và công thức cuối cùng thì các cơng thức khác đều mang một tên riêng.
Những cái tên mang đến sự bất ngờ thú vị như cơng thức thứ bảy với tên rất “
Tam quốc chí” là: “ Thất cầm Mạnh Hoạch” (7 lần bắt, 7 lần thả Mạnh Hoạch
của Khổng Minh - Gia Cát Lượng). Thực ra đó chỉ là cách nhập dẫn của tác
giả để đi từ phương kế của Khổng Minh: “lấy công phá nhân tâm làm
thượng sách…” từ đó đưa ra phẩm chất cần có của người làm cơng tác
LĐQL: Tính tốn cẩn trọng, dự báo chính xác, biện pháp đúng đắn! Và nhắc
nhở người lãnh đạo phải biết thu phục nhân tâm khi giải quyết những vấn đề
liên quan đến con ngươi... Nếu như ở cơng thức đầu CT: 1&2 thì vấn đề cần
giải quyết chỉ là 1 hoặc 2 và đến cơng thức 3 thì đó là mối quan hệ 3 chiều:

ba mặt một lời, 3 yếu tố cơ bản tạo nên thế mạnh của người lãnh đạo, ba
quyền lực cơ bản. Hay như công thức thứ 6: Lục Hà: sáu điều ghi nhớ trong
ứng xử, sáu việc cần làm… Có lẽ vì lý do sắp xếp và dẫn dắt khoa học này mà
tác giả đã đặt những nguyên tắc ứng xử của công tác LĐQL với tựa: “10
Công Thức liên quan lãnh đạo quản lý”. Thiển nghĩ cũng có thể do khiêm

19


nhường mà tác giả không đặt tựa sách là: “10 nguyên tắc lãnh đạo quản lý”?
Thực ra nên đặt như vậy sát với nội dung hơn! Bởi không phải đơn thuần là
những việc “Liên quan” mà thực chất là những bài tốn và lời giải trực diện
của người làm cơng tác này! Đọc hết cuốn sách, cảm nhận đầu tiên là : hầu
như mọi ngóc ngách cần phải lưu tâm, cần phải giải quyết của người làm công
tác LĐQL đều được tác giả đề cập đến!
Điều quan tâm của người làm công tác quản lý, nhất là người đứng đầu
một đơn vị, một tổ chức là việc giữ gìn đồn kết nội bộ, phát huy tối đa năng
lực của cấp dưới, duy trì nề nếp trật tự của bộ máy do minh quản lý v.v... để
tạo ra một sức mạnh tổng hợp đạt đến mục đích cuối cùng là sự thành cơng!
Nếu đó là mục đích thì nội dung cuốn sách đã đáp ứng một cách hoàn hảo: Là
người lãnh đạo chắc chắn phải đối diện với tất cả những việc lớn, nhỏ trong
lĩnh vực mình phụ trách như: chọn người, điều hành công việc, ứng xử với
người trong và ngồi đơn vị, tổ chức… đến tình huống cụ thể như: giải quyết
mối xung đột trong tranh luận ở cuộc họp mà đơi bên chưa phân thắng bại, thì
phải làm thế nào trong khi mình là người cầm trịch; Từ việc tế nhị góp ý của
cấp trên với cấp dưới, đến sắp xếp nơi làm việc của lãnh đạo sao cho phù hợp
với phong thủy! Và cả việc giải bài tốn hóc búa, thường làm mất thời gian
cơng sức của người làm công tác LĐQL là khi trong nội bộ có kẻ muốn phá
bĩnh!
Đối tượng của LĐQL mà tác giả đề cập tương đối rộng là những người

thuộc mọi tầng lớp của xã hội ta. Do đó, quan điểm kết hợp hài hòa trong
LĐQL phải phù hợp với tập quán, tâm lý của người Á Đơng. Đó là phàm đã
giải quyết việc gì cũng phải kết hợp: Tình và Lý: Tổ chức quản lý lao động
một cách khoa học là cái đích đầu tiên của cơng tác LĐQL cần đạt đến. Do
đó, những cơng thức mang đậm chất định lượng như CT:1&2; CT 9 nút mà
việc phân tích số 9 theo phương pháp số học với những phép tính khá thú vị!
hay công thức cuối: 10= 7+3; CT: 8 chữ chữ vàng v.v... cho thấy ở vị Tướng
20


viết sách: chính là sự chi lý, chính xác là một khn phép khơng thay đổi như
cơng thức, để nói lên sự chặt chẽ nhà binh, đòi hỏi sự nghiêm minh, chuẩn
xác. Hay nói cách khác đó là cách quản lý thiên về luật lệ, qui tắc – có thể
hiểu nôm na là LĐQL theo quan điểm “ Pháp trị”.
Tuy nhiên, một đơn vị, tổ chức ở xã hội ta thì khơng thể áp dụng máy
móc như thế được: sẽ thất bại nếu coi yếu tố con người như một bánh răng
trong một cỗ máy theo công thức của nhà quản lý người Mỹ: Fredericl
Winslow Taylor- cha đẻ của chuyên mơn hóa quản lý: “mỗi nhân viên được
gắn chặt với một vị trí làm việc theo ngun tắc chun mơn hóa”. Bản chất
của người Á Đơng là khơng thể làm bất cứ việc gì mà khơng liên quan đến
tình cảm! yếu tố đó có quan hệ đến chất lượng cơng việc. Do đó khơng thể ấn
người lao động vào một cỗ máy để rồi bắt phải chạy ra sản phẩm một cách
tối ưu! Thế nên trong những công thức mà thực chất là những nguyên tắc ứng
xử của người LĐQL, tác giả đã vận dụng rất nhiều những kiến thức mang
đậm tính triết lý phương Đơng: Đề cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo
như: ba cái quí đặc biệt của Lão Tử: Từ thiện, tiết kiệm, không dám làm
trước thiên hạ; Bốn đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính theo Tư tưởng Đạo đức
Hồ Chí Minh. Hoặc như: “Thất cầm Mạnh Hoạch” (Tam quốc diễn nghĩa- La
Quán Trung) ở cơng thức 7; “Sao cho trong ấm thì ngồi mới êm” (truyện
Kiều- Nguyễn Du), xây dựng môi trường làm việc tốt mang yếu tố phong

thủy - ở công thức thứ 9; vận dụng những điều răn của Nhà Phật ở công thức
cuối v.v... Đúng như tác giả khẳng định: “Hoạt động quản lý là hoạt động
thuyết phục lòng người” (Trang 66 - dịng 12 tdl) những cơng thức mang đậm
chất định tính đề cao yếu tố con người với những phẩm chất cần thiết lại cho
thấy khoa học quản lý mang nhiều yếu tố giáo dục, thuyết phục: thiên về tình
nhiều hơn lý của phương pháp ta có thể tạm gọi là “Đức trị”. Cái hay ở tác
giả cuốn sách chính là áp dụng nhuần nhuyễn giữa Lý và Tình trong những
cơng thức LĐQL của mình. Hay nói cách khác là kết hợp hài hòa giữa nguyên

21


tắc khn mẫu với giáo dục, thuyết phục. Nó hồn toàn phù hợp với cung
cách quản lý mới nhưng vẫn mang đậm tập quán làm việc của người phương
Đông.
Với những cơng thức mà tác giả có lẽ đã trải nghiệm trong cuộc đời làm
cơng tác lãnh đạo của mình, nên những ý kiến được đúc kết rất tâm huyết
nhưng cũng thật sinh động. Điều đó ta có thể tìm thấy những câu chuyện mà
tác giả đưa ra làm ví dụ minh chứng hết sức thú vị và độc đáo. Tùy từng góc
độ xem xét để ta thấy đượcgiá trị của cuốn sách: nếu coi LĐQL là một nghề
thì đây là cuốn sách cho ta kiến thức về nghề nghệp! Nếu là mối quan hệ giao
tiếp thì ta tìm thấy ở đây những quy tắc về văn hóa ứng xử! Và đó là điều mà
bất cứ người đang hoặc sắp làm công tác LĐQL ở bất cứ cơ quan, doanh
nghiệp trong, ngoài Nhà nước cũng cần quan tâm nghiên cứu tham khảo. Đối
với người đương chức thì cuốn sách quả thật như người bạn tâm tình: vừa
giúp ta so sánh đối chiếu những việc đã qua, vừa cho ta đúc rút tích lũy những
kinh nghiệm để khơng phạm sai lầm. Nếu bạn đang làm LĐQL và là người
thẳng thắn thì qua những công thức ấy sẽ đối chiếu để tự đánh giá mình đạt
bao nhiêu % trong cương vị đang nắm giữ. Ngược lại, sẽ là lời khuyên chân
tình là hành trang cần thiết cho các bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân vào lĩnh

vực đầy hấp dẫn nhưng cũng trải đầy chông gai: công tác lãnh đạo quản lý!.
Với sự nhất quán cao độ trong nhận thức, suy nghĩ, lời nói và hành động,
trong vai trị của một người đứng đầu nhà trường, NGND, PGS, TS Thiếu
tướng Phạm Hồng Cử đã lãnh đạo nhà trường thốt ra khỏi những khó khăn
của giai đoạn trước đó. Đồng thời, lãnh đạo đổi mới công tác giáo dục đào tạo
và mọi mặt công tác nhà trường. Qua đó, vị thế của Trường Đại học CSND đã
được nâng cao trong sự nghiệp đào tạo lực lượng CSND đáp ứng tốt yêu cầu
của cuộc đấu tranh bảo vệ ANTQ và giữ gìn TTAT xã hội trong tình hình
mới./.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
nội, 2000.

2.

Bộ GD&ĐT, Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học
và nghiên cứu sinh khơng thuộc chun ngành Triết học), Nxb Chính trị Hành chính.

3.

Đỗ Lai Thúy (2006), Văn hóa VN nhìn từ mẫu người văn hóa
- Nxb Văn Hóa Thơng Tin.

4.


/>
5.

o/module/tailieu.php?tmp0=213013

6.

PGS. Nguyễn Thị Doãn, Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn
(1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

PGS.TS Phạm Ngọc Thanh (2011), Bài giảng Khoa học
quản lý đại cương, Lớp cao học Đo lường và đánh giá trong giáo dục,
TpHCM.

8.

Nguyễn Cảnh Chất dịch (2003), Tinh hoa quản lý, Nxb Lao
động - Xã hội, Hà Nội.

9.

Thomas J Peters and Robert H Waterman: In search of
excellence (Lessons from America’s best - run companies) Harper of
Row, Publishers, New York, 1982.

10.


NGND, PGS, TS Thiếu tướng Phạm Hồng Cử (2010), 10
công thức liên quan lãnh đạo quản lý, Nxb CAND, TPHCM.

23



×