Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

thang đo và các loại thang đo trong đo lường đánh giá. vấn đề lượng hóa thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.63 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

BÀI THI HẾT MÔN
THIẾT KẾ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

CHỦ ĐỀ: THANG ĐO VÀ CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG ĐO LƯỜNG
ĐÁNH GIÁ. VẤN ĐỀ LƯỢNG HÓA THÔNG TIN

Giảng viên: PGS. TS Phạm Văn Quyết
Học viên:

Liệt Thoại Phương Lan

Lớp: Đo Lường và Đánh Giá Trong Giáo Dục
Khóa: 2009 - HCM

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

BÀI THI HẾT MÔN
THIẾT KẾ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

CHỦ ĐỀ: THANG ĐO VÀ CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG ĐO LƯỜNG
ĐÁNH GIÁ. VẤN ĐỀ LƯỢNG HÓA THÔNG TIN


Giảng viên: PGS. TS Phạm Văn Quyết
Học viên:

Liệt Thoại Phương Lan

Lớp: Đo Lường và Đánh Giá Trong Giáo Dục
Khóa: 2009 - HCM

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011

2


MỤC LỤC
Mục lục

1

Mở đầu

1

1. Khái niệm thang đo

2

2. Tính chất của thang đo

2


3. Các loại thang đo cơ bản

3

3.1.

Thang định danh (Nominal Scale)

3

3.2.

Thang thứ tự (Ordinal Scale)

4

3.3.

Thang định khoảng (internal Scale)

5

3.4.

Thang tỷ lệ (Ratio Scale)

6

4. Các loại thang đo khác


6

4.1.

Thang Likert

6

4.2.

Thang Thustone

8

4.3.

Thang Guttman

8

5. Vấn đề lượng hóa thông tin

9

Tài liệu tham khảo

11

1



MỞ ĐẦU
Ở nước ta hiện nay, trong bối cảnh của nền kinh tế mở, trước xu hướng
toàn cầu hóa các vấn đề xã hội, chắc chắn sẽ nảy sinh thêm rất nhiều vấn đề xã
hội. Những vấn đề đó không chỉ ở khía cạnh định tính, mà còn cả ở khía cạnh
định lượng . Chúng cần phải được mô tả và đo lường để chỉ ra được tính quyết
định nhân quả trong đó, để thiết lập được trên phạm vi định lượng các xu hướng
phát triển của chúng trong tương lai. Vì thế, thang đo là một trong những
phương tiện được sử dụng phổ biến trong đo lường đánh giá.
1. Khái niệm thang đo
- Thang đo là phương tiện để đo các tính chất, các đặc điểm, các sự kiện
và các quá trình.
- Thang đo được sử dụng để xây dựng thang trả lời trong công cụ khảo
sát, nhưng bản thân thang trả lời không phải là thang đo mà nó chỉ là một phần
của nó.
- Thang đo liên quan đến một tập hợp các item, còn thang trả lời liên quan
đến 1 item.
Ví dụ:
Trong một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ của các hệ thống coorpmark ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả
nghiên cứu về vấn đề này phải xây dựng một thang đo để đo mức độ hài lòng
của khách hàng.
Trong thang đo này xây dựng thang trả lời từ mức độ thấp nhất “Rất
không hài lòng” đến mức độ cao nhất “ Rất hài lòng”.
2. Tính chất của thang đo
Thang đo có 3 đặc điểm chính:
a/ Độ dài của thang
Độ dài của thang được xác định bởi điểm cực đại và cực tiểu của thang.
2



Ví dụ:
Thang đo về mức độ hài lòng của khách hàng điểm cực tiểu là rất không
hài lòng , và điểm cực đại là rất hài lòng, khoảng cách từ “rất không hài lòng”
đến “ rất hài lòng” chính là độ dài của thang này.
b/ Thước đo (đơn vị để đo)
Đó là những phần hay những đơn vị mà theo đó độ dài của thang được
chia ra. Trong một số trường hợp khác, các phần hay các đơn vị này lại không
bằng nhau.
Ví dụ:
+ Thang đo về độ dài trong không gian, thước đo có thể là giây, phút, giờ,
tuần, tháng, năm…
+ Thang đo về sự hài lòng, thước đo theo kiểu “ yếu hơn – mạnh hơn”.
c/ Chỉ số
Đó là chỉ báo định lượng xác định vị trí của cá nhân hay tổng thể được
khảo sát theo một dấu hiệu nhất định trên thang.
Ví dụ:
Nếu độ dài lương tháng của tập hợp các cá nhân được nghiên cứu từ
500.000đ đến 2.500.000đ, một cá nhân nào đó trong nhóm có lương là:
800.000đ thì lương tháng thực tế đó chính là chỉ số. Đối với tất cả các cá nhân
được nghiên cứu thì chỉ số sẽ là giá trị trung bình.
3. Các loại thang đo cơ bản
Thang đo được chia thành nhiều loại theo từng mục đích sử dụng chúng.
Ở đây dựa vào khả năng nhận thức của sự đo lường, hay mức độ đo lường mạnh
yếu khác nhau, chúng ta có thể chia ra thành vài loại thang đo như sau:
3.1. Thang định danh ( Nominal scale )

3



Thang định danh cho biết sự khác nhau của một tính chất nào đó của một
khách thể. Thực chất chỉ là sự phân loại và gán cho một cái tên nào đó. Khách
thể chỉ có thể thuộc một lớp phân loại theo một tiêu chí.
Quan hệ giữa các điểm đo trên thang chỉ là A≠ B ≠ C.
a/ Ví dụ câu hỏi : Ngành học của bạn là :
Kế toán
Công nghệ thông tin
Anh văn
b/ Xếp loại học lực của anh/chị trong học kỳ vừa qua :
Giỏi
Khá
Trung bình khá
Trung bình
Yếu
 Trong các câu trả lời ở trên, các câu trả lời là những phân lớp của các
dấu hiệu : ngành học và xếp loại học lực.
Thang định danh là thang đo đơn giản nhất, mức độ đo lường yếu nhất,
nhưng lại được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu xã hội học.
3.2. Thang thứ tự ( Ordinal scale )
Thang thứ tự là thang định danh nhưng phân chia nhóm được khảo sát
thành các lớp khác nhau và sắp xếp các lớp đó theo một thứ hạng nhất định từ
thấp đến cao.
Thang thứ tự dùng để xếp hạng một khách thể theo khối lượng/ mức độ
của đặc tính mà khách thể đó có.
Thang này cho phép người trả lời đưa ra ý kiến so sánh tương đối giữa các
câu trả lời.
4


Quan hệ giữa các điểm đo trên thang chỉ là A> B>C, nhưng khoảng cách

giữa các điểm đo không chắc đã đều nhau; hiệu số A-B không có ý nghĩa.
Trong thang đo thứ tự giá trị của các biến được xếp theo mức độ tăng dần
hay giảm dần. Thang này thường dùng phổ biến trong các nghiên cứu đo lường
« mức độ » như thái độ, nhận thức, nguyện vọng, định hướng giá trị...
Ví dụ:
Mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm Sony (Rất hài lòng, hài
lòng, bình thường, không hài lòng, rất không hài lòng).
Bạn có thường cảm thấy hạnh phúc hay không? (Luôn luôn, khá thường
xuyên, ít khi, không bao giờ, không biết).
Bạn có xem kết hôn với người cùng tôn giáo là quan trọng không ? (Rất
quan trọng, quan trọng, bình thường, không quan trọng, không biết).
Thứ tự về cấp học ( mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông)
 Rõ ràng là sự biến thiên (khoảng cách) giữa các bậc trong thang đo thứ
tự không phải lúc nào cũng bằng nhau. Ở đây có mối quan hệ «lớn hơn - nhỏ
hơn ». Chính vì vậy có thể nói thang thứ tự là thang định danh, nhưng không
phải mọi thang định danh đều là thang thứ tự.
3.3. Thang định khoảng (Internal scale)
Thang định khoảng là thang định hạng nhưng cho chúng ta biết khoảng
cách giữa hai điểm đo cụ thể.
Thang khoảng có thể có điểm 0 nhưng chỉ mang tính qui ước.
Quan hệ giữa các điểm đo trên thang là A> B> C; hiệu số A-B có ý nghĩa.
Ví dụ:
Ở bài kiểm tra Toán chấm theo thang điểm 10, điểm của A là 8, của B là 4
nhưng không thể nói kiến thức Toán của A gấp đôi B. Bởi vì « điểm 0 không có
nghĩa là không có kiến thức Toán »
5


3.4. Thang tỷ lệ ( Ratio Scale )

Thang định khoảng là loại thang có tất cả các đặc điểm của các loại thang
kể trên.
Nó có điểm 0 có ý nghĩa thực, là xuất phát điểm để đo: tại đó đặc tính
được đo không tồn tại.
Quan hệ giữa các điểm đo trên thang là A> B> C; thương số giữa A: B
hoặc B: C có ý nghĩa.
Thang này có thể chuyển đổi thành các loại thang định khoảng, định hạng
và định danh.
Ví dụ :
Các thang đo số kg cân nặng, số khách hành, doanh số, nhiệt độ, thâm
niên công tác, số năm tham gia học tập, số SV, số đầu sách tham khảo của mỗi
SV,...
4. Các loại thang đo khác
4.1. Thang Likert
Thang Likert là dạng thang đo đánh giá mức độ đồng ý/phản đối với một
nhận định nào đo.
Giả định mọi tuyên bố/item có « tầm quan trọng » hoặc « gía trị thái độ »
như nhau.
Thang Likert hữu ích trong nghiên cứu về thái độ, niềm tin, ý kiến. Thông
thường có 5 điểm đo,nhưng cũng có thể mở rộng thành 7 hoặc 9, có thể có điểm
giữa có thể không ( phân vân, lưỡng lự, không đồng ý mà cũng không phản đối.)
Thang 6 điểm cũng thường được dùng
1. Rất phản đối
2. Tương đối phản đối
3. Phản đối nhẹ

6


4. Ủng hộ nhẹ

5. Tương đối ủng hộ
6. Rất ủng hộ
 Các yếu tố cần cân nhắc khi xây dựng thang Likert
Cần quyết định xem thái độ cần đo có được phân loại thành các phạm trù
một chiều, hai chiều hay ba chiều.
Cần cân nhắc xem dùng các phạm trù hay dùng các giá trị số cho thang.
Cân nhắc xem số lượng điểm đo là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào
mức độ chính xác mong muốn và khả năng phân biệt điểm đo của khách thể.
 Một số nhược điểm của thang đo Likert
Xu hướng trả lời vào phương án ở giữa.
Đồng ý với phương án như nó được trình bày nếu nó trình bày theo hướng
tích cực.
Trả lời đẹp hơn thực tế.
Ví dụ : Thang đo khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng
của giảng viên
1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

STT

Nội dung

1
2
3
4

Bài giảng bám sát mục tiêu học tập của học phần
Bài giảng được trình bày một cách hệ thống
Bài giảng tạo hứng thú học tập cho người học
Những vấn đề trọng yếu trong bài giảng được nhấn

mạnh một cách rõ ràng
GV có liên hệ bài giảng với thực tế
……

5

7

Mức hài lòng
1

2

3

4

5


4.2. Thang Thurstone
Được tạo thành từ các tuyên bố về một vấn đề cụ thể, mỗi tuyên bố có
một giá trị bằng số chỉ rõ mức độ đồng tình hay phản đối theo đánh giá của
nhóm đánh giá.
Người trả lời đọc được tuyên bố và trả lời đồng ý hay không với tuyên bố.
Điểm trung bình tính toán được chỉ ra thái độ của họ về vấn đề.
Ví dụ : Về các vấn đề trong một thang đo Thustone
1. Án tử hình là rất đích đáng đối với những kẻ giết người:
đồng ý --


không đồng ý --

2. Án tử hình không tôn trọng cuộc sống con người:
đồng ý ---

không đồng ý----

3. Án tử hình là một sự trừng phạt quá nghiêm khắc:
đồng ý --

không đồng ý- ---

4. Án tử hình là con đường duy nhất để làm giảm tỷ lệ phạm tội:
đồng ý---

không đồng ý---

4.3. Thang Guttman
Mục đích của thang Guttman là tạo lập một dải liên tục một chiều cạnh
của một khái niệm mà chúng ta muốn đo.
Thang sử dụng một loạt các câu hỏi nhị phân(có/không) mà người trả lời
xác định ý kiến của mình theo đó. Các item được sắp xếp theo một trật tự nhất
định, cái sau bao hàm cái trước.
Nếu người trả lời đồng ý với các item có thứ hạng cao hơn, tức là anh/cô
ta cũng đồng ý với các item có thứ hạng thấp hơn.
Ví dụ :
Ví dụ cổ điển của một thang đo Guttman là phép đo sự sợ hãi của Stouffer
(1950) trong chiến tranh thế giới thứ hai. Thang đo này bao gồm 10 mệnh đề và
8



người trả lời phải chỉ ra xem liệu những đặc điểm đã được liệt kê có tương ứng
hay không tương ứng với điều mà họ đã trải qua.
Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu bốn mệnh đề đầu tiên:
1) không có sự sợ hãi;
2) Tim đập mạnh;
3) Tim đập mạnh và đau nhói;
4) Tim đập mạnh, đau nhói và run rẩy.
Như vậy, người trả lời tán thành với mệnh đề 4 thì phải nhất thiết trả lời
“đồng ý” với hai mệnh đề trước bởi hai mệnh đề này phản ánh cường độ sợ hãi
thấp hơn. Tổng điểm của người trả lời được tính toán theo số mệnh đề mà người
trả lời đồng ý. Chẳng hạn, nếu không có sự lo sợ nào ở người tham gia thì một
điểm 0 được gán cho anh ta. Ngược lại, nếu người trả lời chỉ cảm thấy tim đập
mạnh thì ta sẽ cho 1 điểm, sẽ cho điểm 2 khi anh ta thấy tim đập dữ dội và đau
nhói, các dấu hiệu khác cũng được gán tương tự như vậy. Vì khoảng cách giữa
các mệnh đề không bằng nhau nên thang đo Guttman sử dụng mức độ đo theo
thứ bậc.
5. Vấn đề lượng hóa thông tin
Khi tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát nhà nghiên cứu cần phải thu
thập thông tin để phục vụ cho cuộc điều tra, khảo sát của họ. Những thông tin
thu được bao gồm cả định tính và định lượng. Đối với những thông tin định tính
đòi hỏi người nghiên cứu phải tiến hành lượng hóa thông tin để đưa những
thông tin này về dạng dữ liệu có thể đo được bằng cách gán cho những thông tin
này một con số cụ thể và có quy ước.
Ví dụ : Trong một khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên về bài giảng
của giảng viên,nhà nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để thu thập thông tin về vấn
đề mà nhà nghiên cứu đang khảo sát. Trong nội dung bảng hỏi, nhà nghiên cứu
sử dụng thang đo định danh để phân loại đối tượng khảo sát là nam hay nữ và
khi tiến hành xử lý thông tin này nhà nghiên cứu đã lượng hóa thông tin này
9



bằng cách sử dụng mã số để phân loại đối tượng, giới tính nam ghi ký hiệu số 1 ;
giới tính nữ ghi ký hiệu số 2. Tương tự đối với thông tin ngành học nhà nghiên
cứu sẽ chọn một trong các mã số 1,2,3,4 để gán cho mỗi ngành học tương
đương, các mã số này cũng là thang đo định danh.
Để đo được mức độ hài lòng của sinh viên , nhà nghiên cứu sẽ chọn các
mã số tùy theo mức độ hài lòng cụ thể như : Rất không hài lòng ghi số 1; Không
hài lòng ghi số 2; Bình thường ghi số 3; Hài lòng ghi số 4; Rất hài lòng ghi số 5.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu
xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong
kinh tế xã hội, NXB Lao động –Xã hội.
3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Khoa học và kỹ thuật.

11



×