Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.96 KB, 12 trang )

50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp
1. Hãy nói về bạn?
2. Tại sao bạn lại nghỉ việc cho công việc bạn làm gần đây nhất?
3. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này?
4. Bạn có nghĩ rằng bạn thành công trong cuộc phỏng vấn này không?
5. Ðồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
6. Bạn biết gì về công ty này?
7. Bạn đã làm gì để nâng cao kiến thức của bạn trong năm vừa qua?
8. Ngoài công việc này bạn có xin việc ở một nơi nào khác không?
9. Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty này?
10. Bạn có biết ai đang làm việc cho công ty này không?
11. Bạn muốn mức lương như thế nào?
12. Bạn có thể là người làm việc đồng đội không?
13. Bạn nghĩ bạn sẽ làm việc bao lâu với chúng tôi, nếu bạn được chấp nhận?
14. Bạn có phạt ai bao giờ chưa? Bạn có cảm nhận như thế nào về vấn đề đó?
15. Triết lý làm việc của bạn là gì?
16. Có bao giờ bạn bị cho thôi việc chưa?
17. Bạn nhận xét và đánh giá công ty này như thế nào?
18. Tại sao chúng tôi phải nhận bạn vào làm việc?
19. Hãy nói về một đề nghị mà bạn đã có?
20. Mối "quan hệ" của bạn với đồng nghiệp như thế nào?
21. Ðiểm mạnh (ưu điểm) của bạn là gì?
22. Hãy nói về nghề nghiệp mơ ước của bạn?
23. Tại sao bạn nghĩ bạn sẽ làm tốt công việc này?


24. Khi tìm việc thì những điều gì bạn sẽ quan tâm?
25. Những loại người nào mà bạn sẽ từ chối làm việc chung?
26. Ðiều gì quan trọng nhất đối với bạn?
27. Những điểm mạnh mà sếp của bạn nói về bạn là gì?
28. Hãy cho biết những vấn đề khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc với sếp của bạn?


29. Những điều gì làm bạn lo lắng khi làm một công việc?
30. Hãy cho biết khả năng của bạn khi làm việc dưới môi trường áp lực?
31. Kỹ năng của bạn phù hợp với công việc này hay tương tự công việc này?
32. Những yếu tố động viên nào giúp bạn làm việc tốt nhất?
33. Bạn có sẵn sàng làm việc ngoài giờ? Ban đêm? Ngày nghỉ cuối tuần?
34. Ðiều gì làm cho bạn biết bạn thành công trong công việc?
35. Bạn có sẵn sàng đi làm việc ở nơi khác theo yêu cầu của công ty hay không?
36. Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi của công ty trên quyền lợi cá nhân hay không?
37. Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn?
38. Bạn đã làm gì và học gì cho một lần thất bại trong công việc?
39. Những môn học nào bạn học kém nhất?
40. Nếu như công ty nhận bạn vào công việc này, bạn sẽ bắt đầu ra sao?
41. Bạn có nghĩ rằng bạn quá giỏi, khả năng cao cho công việc này hay không?
42. Bạn có những kế hoạch gì để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm của bạn?
43. Những phẩm chất nào ở người sếp mà bạn mong muốn có?
44. Hãy nói về trường hợp khi bạn giúp đỡ giải quyết một mối bất hòa giữa 2 người?
45. Vị trí nào bạn mong muốn làm việc trong một đội, khi đội làm việc cho một công trình?
46. Hãy mô tả nguyên tắc làm việc của bạn?
47. Trong công việc, điều thật vọng lớn nhất mà bạn gặp phải là gì?
48. Hãy nói về một trường hợp mà bạn cảm thấy vui vẻ nhất trong công việc?


49. Bạn có những câu hỏi nào cho tôi không?
50. Nếu như bạn có đầy đủ tiền bạc, và có ai đó khuyên bạn nên nghỉ hưu đi, bạn có đồng ý
không, tại sao?
Một ý tưởng hay là bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho người phỏng vấn. Các
câu hỏi thích hợp bao gồm:
1. Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này?
2. Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ?
3. Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên?

4. Xin hãy cho biết văn hóa tổ chức và phong cách quản lý của công ty
5. Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?
6. Các hoạt động của công ty tại Việt Nam phù hợp như thế nào với các chương trình và
phát triển trong khu vực và trên thế giới?

Kinh nghiệm phỏng vấn của bản thân - Phần 1

1. Chuẩn bị những gì khi bạn được mời phỏng vấn
1.1 Kiến thức
Nhiều bạn nghĩ rằng, phỏng vấn chỉ đơn thuần là một cuộc trao đổi giữa mình và nhà
tuyển dụng. Còn tệ hơn nữa, nhiều bạn cho rằng, phỏng vấn là một sự lừa dối bởi vì phỏng
vấn chỉ “làm cảnh thôi”, chứ thực chất, người ta đã xếp chỗ xong xuôi hết cả rồi.
Riêng bản thân tôi thì không cho là như vậy, tôi tin rằng, phỏng vấn là một buổi để tôi
thuyết phục nhà tuyển dụng tại sao nên chọn tôi mà không phải là các ứng viên khác,
phỏng vấn cũng là một buổi chia sẻ để tìm hiểu sâu hơn về công ty và ngành nghề mình
đang ứng tuyển và phỏng vấn sẽ giúp tôi trưởng thành hơn.
Về kiến thức, bạn cần chuẩn bị các câu hỏi kiến thức khác nhau, tôi tạm chia làm 2 mảng là
các câu hỏi tổng quan và cấc câu hỏi chuyên môn

1.1.1 Các câu hỏi tổng quan
Các bạn có thể tham khảo bài viết tôi sưu tập được về 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng
vấn theo đường link sau />

nghiem/kinh-nghiem-tuyen-dung/kinh-nghiem-vong-thi-viet-ngan-hang/kinh-nghiemsuu-tap/50-cau-hoi-phong-van-thuong-gap . Tuy nhiên, tôi mong muốn, các bạn nên đọc
những câu hỏi này, tự trả lời theo hoàn cảnh của riêng mình, khi đi phỏng vấn, bạn nên là
chính mình chứ đừng nên là cái bóng của người khác.
Tại phần này, tôi mong muốn các bạn thật chú trọng vào những câu hỏi dưới đây. Tôi chỉ
đưa ra 8 câu hỏi hay gặp nhất và thực sự là lần nào đi phỏng vấn, tôi cũng phải gặp từ 5-6
câu hỏi này.


Câu hỏi 1. Xin mời em giới thiệu về bản thân mình?
Tôi tin rằng, 100% các bạn đi phỏng vấn thì đây là câu đầu tiên các bạn được hỏi, vì vậy
các bạn nên chuẩn bị rất kỹ lưỡng câu hỏi này và phải tập trước ở nhà. Đối với giới thiệu
bản thân, cần chuẩn bị cả 1 bản bằng tiếng Anh và 1 bản tiếng Việt.
Kinh nghiệm giới thiệu bản thân của tôi, chúng ta cần nói những ý như sau
- Tên em là ….. Em đã tốt nghiệp (hoặc đang học tại) trường …. Hiện tại, em đang làm ở
công ty …. Với chức danh là …. Tại đây, công việc chính của em là … trong thời gian làm
việc ở đây em đã đạt được một số thành tích như …. (nhớ thể hiện bằng các con số).
Điểm mạnh của em là …. Trong thời gian rảnh, sở thích của em là … (nhớ nói đến các sở
thích lành mạnh như đọc sách về phát triển con người, thể dục thể thao, xem các
chương trình truyền hình thực tế về tài chính ngân hàng,…)

Câu hỏi 2. Em hiểu gì về công việc sắp tới?
Câu hỏi này cũng là một câu hỏi khó, vì vậy trong bài viết về kinh nghiệm viết CV và săn
việc lần trước của tôi, tôi đã nói, các bạn nên nhờ người quen để xin được bản mô tả chức
năng nhiệm vụ của phòng ban hoặc nơi bạn ứng tuyển, hoặc chí ít bạn cũng nên hỏi họ về
công việc thường ngày của phòng là gì? Họ sẽ quan hệ chính với những phòng ban nào
trong công ty. Khi phỏng vấn, bạn có đồ nghề đó trong tay rồi, hãy nêu một số tóm tắt về
chức năng nhiệm vụ của phòng ban đó.
Kinh nghiệm của bản thân
Khi tôi vào phỏng vấn của Vietinbank, câu hỏi thứ 2 sau khi giới thiệu bản thân là “Em
hiểu gì về công việc mình sẽ làm sắp tới?” Tôi đã lấy trong tập tài liệu ra mô hình cơ cấu tổ
chức của Vietinbank và nói: Vâng, em cũng được tìm hiểu qua báo cáo thường niên của
Vietinbank và qua chính đề thi tuyển dụng đầu vào. Về cơ cấu tổ chức của phòng Thanh
quyết toán vốn kinh doanh, nhìn theo cấu trúc này, phòng mình thuộc khối hỗ trợ - có thể
hiểu là bộ phận back office, và qua đề thi tuyển dụng lần trước có 1 câu hỏi là “Em hiểu, bộ
phận Back office của Treasury làm công việc gì?”. Vì vậy, công việc chính của phòng sẽ làm
Back office của khối Treasury bao gồm cả kinh doanh vốn và điều hòa vốn. Công việc chính



của BO sẽ là
- Đối chiếu, xác nhận, thanh toán và hạch toán kế toán các giao dịch trên thị trường tiền tệ
và thị trường vốn,
- Quản lý tài khoản NOSTRO của ngân hàng
- Quản lý các khoản vay quốc tế của Vietinbank
- Thực hiện phối hợp với bộ phận Front office, Middle office để thực hiện các dự án có liên
quan.
Nghe xong câu trả lời này của tôi, bộ 3 phỏng vấn lúc đó gồm Phó phòng Đầu tư, Phó
phòng Kinh doanh ngoại tệ và Trưởng phòng Thanh quyết toán vốn gật đầu và mỉm cười.
Tôi biết rằng, bước đầu tiên, mình đã chinh phục được họ.

Câu hỏi 3. Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng tôi làm việc?
- Đây cũng là một câu hỏi thường gặp. Nhiều bạn cũng rất băn khoăn về câu hỏi này nên
trả lời như thế nào. Tôi luôn đơn giản hóa mọi việc và nghĩ rằng, đây chỉ là một câu hỏi
xem bạn tìm hiểu về ngân hàng mình đang ứng tuyển mà thôi.
Vì vậy, lời khuyên của tôi là bạn nên mang theo Báo cáo tài chính đó của ngân hàng đến,
tính toán một số chỉ số phân tích ngành ngân hàng và đọc báo cáo thường niên, xem xét
các thành tích mà ngân hàng đó đạt được thể hiện các trách nhiệm xã hội của ngân hàng
đó. Câu trả lời của bạn có thể là
Em lựa chọn ngân hàng bởi vì các yếu tố sau
- Xét trên khía cạnh tài chính, ngân hàng mình được đánh giá là khá mạnh thể hiện qua
các số liệu như vốn chủ sở hữu là…. Tổng huy động là … tổng dư nợ là…. ROA, ROE là ….
- Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng một cách rất
tuyệt vời. Qua báo cáo thường niên của ngân hàng em được biết, ngân hàng của mình có
các hoạt động như …..
Thông qua những yếu tố đó, em đã quyết định lựa chọn ngân hàng mình.

Câu hỏi 4. Bạn có nộp hồ sơ vào các ngân hàng khác hay không?
Câu hỏi này cũng khiến nhiều bạn phân vân, nếu giả sử mình nói là có thì lại sợ nhà tuyển
dụng nghĩ mình là người không trung thành, còn mình nói không thì sợ nhà tuyển dụng

nghĩ mình là người giả dối. Quan điểm của tôi : Hãy là chính mình trong bất cứ hoàn cảnh


nào.
Bạn không nên quanh co gì cả trong trường hợp này, bạn hãy nói, em có nộp hồ sơ vào các
ngân hàng khác, cụ thể là em đã nộp các vị trí ….. Tuy nhiên, ngân hàng mình là ưu tiên số
1 cho sự lựa chọn của em.
Chú ý rằng, trong khi liệt kê các vị trí bạn ứng tuyển phải có liên quan một chút đến vị trí
bạn đang được phỏng vấn, điều này sẽ thể hiện, bạn là một người biết định hướng nghề
nghiệp cho bản thân.

Câu hỏi 5. Khi đang làm việc ở ngân hàng tôi, bạn được một ngân hàng khác mời
gọi với mức lương cao hơn, bạn sẽ xử lý thế nào?
Đây cũng là một câu hỏi hơi khó xử với mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra
trường. Nếu trả lời là em sẽ trung thành với ngân hàng mình, nghe có vẻ giả dối quá, còn
nói là em sẽ chuyển sang ngân hàng kia thì lại làm nhà tuyển dụng phật lòng.
Tôi xin được phép gợi ý cho các bạn như sau:
- Điều đầu tiên, em cảm thấy rất vui vì năng lực của mình đã được nhiều nơi biết đến. Tuy
nhiên, để đưa ra một quyết định là ở lại hay chuyển một công việc mới, em dựa trên 3 yếu
tố. Một là môi trường làm việc, hai là chế độ lương thưởng, ba là cơ hội thăng tiến. Nếu
ngân hàng đó chỉ cho em một chế độ lương thưởng cao hơn thì chưa chắc em đã rời đi mà
cần phải cân nhắc hai yếu tố còn lại.
Trường hợp của tôi khi ứng tuyển vào Vietinbank
Em nghĩ rằng Vietinbank đáp ứng đủ các điều kiện trên
- Về chế độ lương thưởng, trong báo cáo thường niên năm 2011 vừa rồi, Vietinbank là
ngân hàng đạt lợi nhận cao nhất trong ngành ngân hàng là 8100 tỷ đồng và thu nhập
trung bình của mỗi nhân viên là 20.76 triệu đồng, cao nhất trong toàn ngành ngân hàng
Việt Nam
- Về môi trường làm việc, để đạt được mức lợi nhuận như vậy cao hơn rất nhiều so với các
ngân hàng (như Vietcombank mới đạt 5700 tỷ), thì chắc chắn, mọi người sẽ phải làm việc

rất tích cực và có năng suất cao. Điều này cũng phù hợp với tinh thần sẵn sàng làm việc
của những sinh viên mới ra trường như em.
- Về cơ hội thăng tiến, em tin rằng, ở một môi trường như ngành ngân hàng thì cơ hội
thăng tiến nếu mình làm tốt là hoàn toàn có thể. Mặc dù, để được thăng tiến, mình không
chỉ cần có chuyên môn mà phải thêm nhiều yếu tố khác nữa.
Vì vậy, nếu có một ngân hàng khác mời gọi, chưa chắc em đã chuyển ngay sang ngân hàng


đó.

Câu hỏi 6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này khiến nhiều bạn khó xử cũng không kém. Chẳng nhẽ mình lại nói ra các nhược
điểm của công ty cũ như lương thấp, môi trường làm việc kém năng suất, những mâu
thuẫn của mình với sếp hay sao? Có thể bạn cũng sẽ nói ra một số đặc điểm mình không
thích ở công ty cũ, tuy nhiên, hạn chế nói ra những điểm nhạy cảm đặc biệt là vấn đề tiền
lương.
Tôi có một người bạn đã có câu trả lời tạm gọi là phù hợp trong hoàn cảnh này như sau:
Em rời công ty cũ vì môi trường làm việc chưa phù hợp, em là dân học tiếng Anh, em cũng
đã đạt được rất nhiều thành tích trong lĩnh vực tiếng Anh nhưng đi làm lại ít áp dụng
được nó vì công ty này chủ yếu dùng tiếng Nhật. Hơn thế nữa, qua những gì được học
trong trường và những tìm hiểu về ngành ngân hàng, em cũng cảm thấy thích các công
việc trong ngân hàng nên mong muốn chuyển nghề.

Câu hỏi 7. Điểm yếu của bạn là gì?
Khi nghe câu hỏi này, chẳng nhẽ bạn sẽ nói những điểm yếu của mình như tính cẩu thả,
tính hay quên,.. của mình hay sao?
Tôi cũng không biết các bạn có những điểm yếu gì, nhưng quan điểm của tôi, nên chọn lọc
các điểm yếu đó để nói với nhà tuyển dụng. Ví dụ như trường hợp của tôi, tôi đã nói rằng:
Điểm yếu của em là đôi khi quá cầu toàn nên chưa quyết đoán trong công việc. Tuy nhiên,
em đang sửa đổi dần điểm yếu này.

Các bạn nên bổ sung thêm câu: Tuy nhiên, em đang sửa đổi dần điểm yếu này để thể hiện
mình là một con người cầu tiến nhé.

Câu hỏi 8. Bạn còn câu hỏi nào hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?
Đây cũng là một câu hỏi đánh giá trình độ ứng viên. Rất nhiều bạn đã đặt ra các câu hỏi
như anh ABC bao nhiêu tuổi ạ? Số điện thoại của anh là gì nhỉ? Rồi muôn vàn các câu hỏi
khác tương tự. Theo tôi, tìm hiểu về thông tin cá nhân của người phỏng vấn như vậy là
hoàn toàn không nên. Thay vào đó, bạn nên đặt ra những câu hỏi có liên quan đến công ty,
những vấn đề bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về công ty đó hay những thành tích mà công ty
đó tự hào.


Cách 1: Đặt câu hỏi về những thành tích đáng tự hào của công ty
Tôi vẫn còn nhớ một người bạn của tôi phỏng vấn vào Deloitte Việt Nam, khi nhận được
câu hỏi đó bạn ấy đã trả lời: Theo em được biết, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam vinh dự
là một trong 10 doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống quản lý tốt nhất nhận giải thưởng
Ngôi sao quản lý do Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng. Chị có thể cho em biết thêm những
thông tin rằng các anh chị trong Deloitte và đặc biệt là bộ phận nhân sự đã có những nỗ
lực như thế nào để có được những thành tựu như vậy?
Đây được đánh giá là một câu hỏi rất hay, nó vừa thể hiện bạn tìm hiểu về công ty mình
đang ứng tuyển, vừa thể hiện được sự trân trọng của mình với người mình phỏng vấn. Và
sau đó, bạn tôi đã được tuyển dụng thẳng vào Deloitte Việt Nam

Cách 2: Đặt câu hỏi vấn đề bạn muốn tìm hiểu sâu hơn công ty đó
Tôi cũng nhận được câu hỏi này khi phỏng vấn vào vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách
hàng của VP bank. Tôi đã trả lời như sau: Chị có thể cho em được biết cấu trúc của khối
ngân hàng bán buôn của VP bank được không? Bởi vì, em nhìn trên báo cáo thường niên
của ngân hàng năm 2010 thì chưa có khối ngân hàng bán buôn. Hơn thế nữa, em cũng biết
đến một thông tin rằng 85% nhân viên bỏ việc vì không hiểu được cấu trúc của ngân hàng
và từ đó không biết được lộ trình mình phải đi là như thế nào?


Kinh nghiệm phỏng vấn của bản thân - Phần 2

1.1.2 Câu hỏi chuyên môn
Đây thực sự là một mảng kiến thức rất rộng để có thể chuẩn bị hết được, phải dựa vào tư
duy của bạn mà thôi. Kinh nghiệm của tôi là, sau khi biết được chức năng nhiệm vụ của
phòng ban mình ứng tuyển, tôi sẽ tự hỏi mình tất cả các câu hỏi có liên quan đến nó.

Bài học: Kinh nghiệm của tôi khi phỏng vấn ở VP bank – Vị trí Trợ lý giám đốc
quan hệ khách hàng (ARM) thuộc khối khách hàng bán buôn.
Với vị trí này VP bank gọi đi phỏng vấn chứ không yêu cầu test đầu vào. Trong bản mô tả
công việc trên trang chủ của VP bank, tôi nhận thấy họ yêu cầu 4 công việc chính như sau
- Phối hợp với RM (Relationship Manager – Giám đốc quan hệ khách hàng) để hoàn


thành các chỉ tiêu cho Giám đốc Trung tâm quan hệ khách hàng lớn giao
- Quan hệ với khách hàng để lấy thông tin
- Soạn thảo tờ trình tín dụng
- Kết hợp với các chi nhánh để phát triển khách hàng và chăm sóc khách hàng, kết hợp
với bộ phận hỗ trợ, bộ phận sản phẩm để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Kết hợp với tên chức danh là Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng, tôi nghĩ rằng, ngoài
các công việc chuyên môn như đã nêu, mình còn phải biết cách sắp xếp công việc, lên lịch
làm việc follow up công việc cho RM.
- Điều đầu tiên mà tôi phải làm đó là tìm hiểu thế nào là tờ trình tín dụng, làm sao để
soạn thảo một tờ trình tín dụng một cách ngắn gọn và đầy đủ. Phần này chiếm khá nhiều
thời gian chuẩn bị của tôi cho vị trí này. Nhưng thực sự sau khi tìm hiểu, tôi đã hiểu hơn
về việc soạn thảo tờ trình tín dụng rất nhiều
- Thứ 2, tôi sẽ chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực giao tiếp, quan hệ khách
hàng và thuyết phục khách hàng. Tôi đã lựa chọn cuốn sách kỹ năng bán hàng và biết đến

mô hình bán hàng IMPACT.
- Thứ 3, nhìn vào yêu cầu công việc họ yêu cầu IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL 550, tôi sẽ phải
chuẩn bị tất cả các câu hỏi và câu trả lời bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
- Thứ 4, do trong CV của tôi có một thành tích là tôi đã từng phỏng vấn và tuyển dụng
được 2 cộng tác viên cho chương trình Ecredit, 3 cộng tác viên cho chương trình Future
banker, vì vậy, tôi cũng chuẩn bị 1 tình huống phỏng vấn ngược, có nghĩa là ứng viên hỏi
người phỏng vấn.

Tôi tin rằng, những dự trù như vậy của mình trong buổi phỏng vấn đã là khá đủ và buổi
phỏng vấn hôm đó diễn ra đúng như trong dự tính của tôi.

1.2 Trang phục khi đi phỏng vấn
1.2.1 Đối với nam
- Thực sự thì đối với con trai, bạn nên mặc một bộ vest có đeo caravat, mang giày đen là
hợp lý nhất. Đừng nên lo ngại rằng, mặc thế này mình sẽ đẹp trai hơn sếp. Vest chỉ thể
hiện rằng, bạn là một người chuyên nghiệp trong công việc mà thôi.


- Đối với nam, chỉ có 2 loại trang sức duy nhất có thể mang theo là đồng hồ và nhẫn cưới.
Đối với mình thì nhẫn cưới thì không có rồi, vì vậy, mình phải mang theo đồng hồ vừa để
biết giờ và vừa để là một trang sức cho bản thân
1.2.2. Đối với nữ
- Mình cũng nghĩ rằng, đối với nữ nên là trang phục váy công sở có áo vest bên ngoài, áo
sơ mi nên để nền trắng và mang theo túi xách tay. Trang điểm và nước hoa cũng không
nên quá nặng. Mình vấn ấn tượng nhất đối với một bạn gái đi phỏng vấn cùng mình ở vị
trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng ở VP bank, phong cách ăn mặc của bạn ấy rất
nhã nhặn nhưng cũng toát lên một vẻ đẹp sắc sảo của bạn ấy, thực sự trong tất cả những
bạn phỏng vấn cùng mình hôm đó, mình ấn tượng nhất về bạn này (đúng là anh hùng
không qua được ải mỹ nhân)


1.3 Những thứ cần mang theo khi đinh phỏng vấn.
- Bản mô tả công việc: Copy trên mạng in ra. Nhiều khi bạn vẫn dùng đặc biệt là đối với
các câu hỏi có liên quan như “Em hiểu gì về công việc sắp tới?”
- Báo cáo tài chính của ngan hàng, tự tính toán ra một số chỉ số và bản tóm tắt các thành
tích của ngân hàng đó, lấy trong báo cáo thường niên
- Bút, sổ tay để có thể ghi lại những điều cần thiết khi nhà tuyển dụng nói
- Chứng minh thư nhân dân: Bởi vì, có thể bạn sẽ phải để CMT dưới quầy lấy thẻ khách
lên tầng phỏng vấn
- Lược: Đối với cả nam lẫn nữ, khi đội mũ bảo hiểm, tóc bạn sẽ rất bù xù khi đến dự phỏng
vấn, hãy chải đầu và thể hiện mình chuyên nghiệp hơn trước mắt nhà tuyển dụng nhé
- Bản đồ, và tên địa điểm phỏng vấn: Đầu tiên, bạn phải ghi lại địa điểm phỏng vấn,
search google nếu bạn chưa biết trước và kinh nghiệm của mình, ví dụ người ta hẹn bạn
phỏng vấn 10h, nên đi trước 1 tiếng.

2. Trong quá trình phỏng vấn.
- Thoải mái, trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn đã có phần chuẩn bị các câu hỏi tổng
quan và các câu hỏi chuyên môn một cách kỹ lưỡng như thế rồi cơ mà. Và tôi luôn nhắc
nhở các bạn rằng, “Khi phỏng vấn, hãy là chính mình nhưng phải biết khôn ngoan”
- Nếu gặp câu hỏi nào khó quá mà mình không trả lời được thì nên làm sao? Lúc đó, bạn
nên


+ Xin thời gian để chuẩn bị. Anh/chị cho em khoảng 3 phút để chuẩn bị câu trả lời
+ Sử dụng từ “Theo quan điểm của em như sau”… trả lời hết sức có thể,
+ Còn câu hỏi không thuộc lĩnh vực của bạn, không biết mình phải nói cái gì thì nên nói
thẳng em nghĩ rằng mình cũng chưa tìm hiểu về lĩnh vực này, xin phép được tìm hiểu sau.

Bài học: Đừng bán cái mình có, hãy bán cái thị trường cần.
Đây là một câu nói nổi tiếng trong Marketing, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng
trong phỏng vấn của mình. Tôi muốn kể cho các bạn câu chuyện tôi phỏng vấn với 2

chuyên viên của Công ty chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty chứng khoán MB)

Tôi có tham dự cuộc thi “Thử sức cùng nhà tuyển dụng” do FTMS, Công ty chứng khoán
Thăng Long và Deloitte Việt Nam tổ chức vào khoảng năm 2010, tôi là người được lựa
chọn để phỏng vấn thử trong buổi hôi thảo hôm đó. Tôi phỏng vấn vào vị trí Chuyên viên
phân tích kinh tế của TLS
Anh Phan Thế Anh có hỏi tôi một câu “ Bây giờ, anh có khoảng 1 tỷ đồng, em có thể
tư vấn cho anh lựa chọn kênh đầu tư nào không? Vàng, chứng khoán, hay bất
động sản”
Hồi đó, tôi có tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường nên cũng khá biết về lĩnh vực
này, tôi đã tư vấn cho anh nên đầu tư vào chứng khoán vì nhiều lý do, tôi có đề cập đến
rằng giá chứng khoán hiện tại đang rất rẻ rồi đấy, anh có thể mua vào đi, tôi còn nói đến
chuyện hôm trước, tôi tư vấn cho chú tôi mua cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ (DPM) và chú ấy
đã được lãi sau khi cổ phiếu tăng trần 5 phiên ….

Cuối buổi, chị Vân – Giám đốc nhân sự có nhận xét rằng: Ưu điểm của tôi là trả lời dứt
khoát, nói năng rất lưu loát và trôi chảy. Tuy nhiên, chị nói rằng “Chúng tôi muốn tuyển
một Chuyên viên phân tích kinh tế, có nghĩa là phải có kiến thức và hiểu biết về tình hình
kinh tế chứ không phải là tuyển một nhân viên môi giới”. Thực sự, nghe xong câu nói này,
tôi đã nhận ra được sai lầm của mình. Đúng là đối với câu hỏi đó, tôi cần phân tích tình
hình kinh tế vĩ mô, thuận lợi và khó khăn ra sao rồi đi đến kết luận đầu tư trên thị trường
nào chứ không nên tư vấn theo kiểu “môi giới” như vậy.
Sau này, tôi đã rút được kinh nghiệm và lúc nào cũng nghiên cứu rất kỹ về các vị trí mình
tuyển dụng. Sau đó, tự mình tưởng tượng, mình đang ở vị thế của nhà tuyển dụng và tự
đặt ra các câu hỏi cho mình rồi trả lời.


3. Sau khi phỏng vấn xong
Sau khi phỏng vấn xong, bạn nên gửi một email cảm ơn người đã phỏng vấn mình. Trong
thư, có thể bạn nên viết thêm một vài dòng để diễn giải những gì mình chưa nói được

trong buổi phỏng vấn. Tôi vẫn còn nhớ lần mình đi phỏng vấn vị trí Chuyên viên phân tích
kinh tế và nghiên cứu chiến lược của SHB. Sau buổi phỏng vấn, chị Ngô Thu HÀ – Phó
Tổng giám đốc lúc đó nhận xét: “Chị nhận thấy em còn trẻ mà có ý thức tìm hiểu và
học tập rất tốt. Tuy nhiên, kiến thức của em rộng nhưng chưa sâu, vì vậy, chị cho
em một cơ hội nữa. Em hãy về viết một bản báo cáo Phân tích năng lực cạnh tranh
ngành ngân hàng Việt Nam và định hướng phát triển cho SHB. Sau đó, chị ấy hỏi
thêm, thế trình độ tiếng Anh của em thế nào, sao chị nhìn trong bảng điểm thấy
điểm tiếng Anh của em lúc nào cũng thấp nhất vậy”.
Do lúc đó, chị ở phòng tuyển dụng gọi ứng viên khác vào, tôi chưa kịp thanh minh cho
câu hỏi của chị. Tuy nhiên, ngay sau buổi phỏng vấn, tôi đã viết một email gửi chị Hà.
Trong nội dung email ngoài những lời cảm ơn vì chị đã dành thời gian phỏng vấn tôi, tôi
còn nhấn mạnh về ý Em khá tự tin về kỹ năng tiếng Anh của mình
1. Về kỹ năng đọc hiểu: Em đang học CFA level 1, khối lượng lý thuyết và bài tập bằng
tiếng Anh rất lớn. Em đọc sách CFA cũng không quá gặp khó khăn. Em tự đánh giá khả
năng đọc hiểu đặc biệt về lĩnh vực tài chính của mình là khá tốt.
2. Về kỹ năng nghe hiểu, viết và nói: Ngày trước, em đã từng làm trợ lý dự án của BTC,
em cũng tham gia rất nhiều cuộc họp với Tổng giám đốc với đối tác nước ngoài, em hầu
hết là người ghi lại biên bản cuộc họp, viết thư cảm ơn và follow up công việc. Vì vậy, em
tự đánh giá các kỹ năng còn lại của mình ở loại khá.
Bên cạnh đó, tôi có gửi cho chị một bản báo cáo về ngân hàng bán lẻ (báo cáo này chưa
từng đăng ở website Việt Nam nào). Ngay ngày hôm sau, chị Hà đã gửi thư cảm ơn tôi và
chúc tôi có một bản báo cáo thành công.



×