Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thi vào ngân hàng bộ câu hỏi đề thi môn tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.71 KB, 33 trang )

BỘ CÂU HỎI ĐỀ THI MÔN TÍN DỤNG
Yêu cầu: Anh (chị) lựa chọn 01 phương án được cho là đúng nhất
Câu 1. Theo Quy chế cho vay đối với khách hàng được ban hành kèm theo quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN, thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi:
a. Khách hàng bắt đầu nhận vốn vay.
b. Khách hàng ký hợp đồng tín dụng.
c. Kể từ ngày hợp đồng tín dụng có hiệu lực.
d. a, b và c
Câu 7. Theo Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN, thời hạn
bảo lãnh được xác định:
a. Từ khi phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh.
b. Từ khi cam kết bảo lãnh có hiệu lực cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo
lãnh.
c. Từ khi ngày được xác định trong cam kết bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong
cam kết bảo lãnh.
Câu 8. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng bao gồm các loại hình nào?
a. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân
b. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng
nhân dân
c. Ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Câu 9. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá
nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên
tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ sau:
a. Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thanh toán qua tài khoản và
các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
b. Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, thanh toán qua tài khoản, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác.
c. Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác.
Câu 10. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ
phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ:


a. 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó.
b. 5% vốn cổ phần trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó.
c. 10% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó.
d. 10% vốn cổ phần trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó.
Câu 11. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh,
cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a. Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
b. Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ chuyển tiền.
c. Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Câu 12. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả
tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành) đối với một khách hàng không
được vượt quá:
a. 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại.


b. 15% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại.
c. 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại.
Câu 13. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, cho vay là:
a. Hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi.
b. Hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
c. Cả a và b đều sai.
Câu 14. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, nghiệp vụ nào dưới không phải là hình thức
cấp tín dụng:
a, Chiết khấu.
b. Cho thuê tài chính.
c. Bao thanh toán.
d. Phát hành trái phiếu.

Câu 15. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, trường hợp nào không được cấp tín dụng:
a. Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập.
b. Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.
c. Con gái của Phó Tổng Giám đốc.
Câu 16. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, những đối tượng nào là đối tượng hạn chế
cấp tín dụng:
a. Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của TCTD đó.
b. Mẹ đẻ của Phó Tổng Giám đốc của TCTD đó.
c. Kế toán trưởng của TCTD đó.
d. a và b.
e. b và c.
f. a và c.
Câu 17. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, đối với đối tượng hạn chế cấp tín dụng thì
ngân hàng không được:
a. Cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản.
b. Cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi về lãi suất.
c. a và b.
Câu 18. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, đối với đối tượng hạn chế cấp tín dụng thì
ngân hàng được:
a. Cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản.
b. Cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi về lãi suất.
c. Phát hành thẻ tín dụng có ký quỹ 100% bằng tiền mặt.
d. a và b.
e. b và c.
Câu 19. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26/2006/QĐNHNN, khi nào nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng chưa chấm dứt?
a. Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;
b. Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;
c. Thời hạn của bảo lãnh đã hết;
d. Trong thời hạn bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Câu 20. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26/2006/QĐ

-NHNN, bảo lãnh đối ứng là:


a. Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo
lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của lên bảo lãnh
đối ứng với bên nhận bảo lãnh.
b. là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.
c. Cả a và b đều sai.
Câu 21. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26/2006/QĐNHNN, bảo lãnh thanh toán là:
a. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho
khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán
của mình khi đến hạn.
b. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa
vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp
đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
c. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước
của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng
và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực
hiện thay.
Câu 22. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26/2006/QĐNHNN, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là:
a. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho
khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán
của mình khi đến hạn.
b. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa
vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh . Trường hợp khách hàng vi phạm hợp
đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện
c. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn

trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường
hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả
hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Câu 23. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26/2006/QĐNHNN, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là:
a. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho
khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán
của mình khi đến hạn.
b. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa
vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.Trường hợp khách hàng vi phạm hợp
đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
c. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước
của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng
và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực
hiện thay
Câu 24. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng không được:
a. Cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán.
b. Cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu.
c. Cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng
góp vốn.
d. Cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng.


e. a và b
f. b và c
Câu 25. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một
công ty liên kết của ngân hàng không được vượt quá:
a, 5 % vốn tự có của ngân hàng.
b. 10 % vốn tự có của ngân hàng
c. 5 % vốn điều lệ của ngân hàng.

d. 10 % vốn điều lệ của ngân hàng.
Câu 26. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một
Công ty con không được vượt quá:
a. 5 % vốn tự có của ngân hàng
b. 10 % vốn tự có của ngân hàng.
c. 5 % vốn điều lệ của ngân hàng.
d. 10 % vốn điều lệ của ngân hàng.
e.

Câu 27. Theo Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một
khách hàng và người có liên quan không được vượt quá:
a. 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.
b. 25% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại.
c. 50% vốn tự có của ngân hàng thương mại.
d. 50% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại
Câu 28. Theo Quy chế cho vay đối với khách hàng được ban hành kèm theo quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN, các thể loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, đời sống và các dự án đầu tư phát triển gồm:
a. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
b. Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng.
c. Cho vay vốn lưu động và cho vay đầu tư dự án.
Câu 29. Theo Quy chế cho vay đối với khách hàng được ban hành kèm theo quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN, phương thức cho vay gồm:
a. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
b. Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng.
c. Cho vay vốn lưu động và cho vay đầu tư dự án.
d. a và b
e. b và c
f. a và c
Câu 30. Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 26/2006/QĐNHNN, bảo lãnh ngân hàng là:

a. Cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận
bảo lãnh.
b. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa
vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.Trường hợp khách hàng vi phạm hợp
đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
c. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước
của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng
và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực
hiện thay.
Câu 31. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ


chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng sau khi đến hạn thanh toán.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 32. Chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã
được chiết khấu sau khi đến hạn thanh toán.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 33. Giới hạn tín dụng đối với dự án đầu tư trung dài hạn là:
a, Dư nợ cho vay, bảo lãnh của dự án
b. Doanh số cho vay, bảo lãnh, mở L/C tối đa đối với một dự án
c. Doanh số cho vay, bảo lãnh (trừ phần bảo lãnh thanh toán dự kiến thanh toán bằng vốn vay), mở L/C (trừ
phần ký quỹ và phần L/C dự kiến thanh toán bằng vốn vay) tối đa đối với một dự án trung dài hạn.
Câu 34. Cho vay/bảo lãnh có bảo đảm 100% bằng cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá
hoặc tiền gửi thì Báo cáo đề xuất tín dụng:
a. Không cần phân tích tình hình chung của khách hàng
b. Chỉ cần phân tích ngắn gọn tình hình tài chính của khách hàng.

c. Không cần phân tích tình hình tài chính của khách hàng
Câu 35. Điều chỉnh tín dụng bao gồm các nội dung nào dưới đây:
a. Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh
b. Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm.
c. Điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh
d. Cả a, b và c.
Câu 38. Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:
a. Khách hàng không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không được BIDV cho gia hạn nợ/Điều
chỉnh kỳ hạn nợ.
b. Khách hàng phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các nghĩa vụ bảo
lãnh.
c. Tình hình tài chính cuả khách hàng suy giảm nghiêm trọng
d. Cả a và b
e. Cả b và c
f. Cả a, b và c
Câu 41. Đối tượng phân loại nợ theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN bao gồm:
a. Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính
b. Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác
c. Các khoản bao thanh toán
d. Các khoản cam kết ngoại bảng bao gồm các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay
không huỷ ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 143. Đối với khách hàng không thuộc đối tượng xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba chưa bị quá hạn được phân
loại vào nhóm nợ nào sau đây:
a. Nhóm 2
b. Nhóm 3
c. Nhóm 4
d. Nhóm 5

Câu 44. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với TSĐB là Trái phiếu chính phủ có thời hạn còn lại từ 1
đến 5 năm để trích lập dự phòng cụ thể là:
a, 95%
b. 85%
c. 80%


d. 75%
Câu 45. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 4 là:
a. 20%
b. 30%
c. 50%
d. 75%
Câu 46. Theo Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản nợ nào
sau đây không bị coi là nợ xấu:
a. Các khoản nợ quá hạn 90 ngày
b. Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
c. Các khoản nợ gia hạn lần đầu
d. a và b đúng
e. a và c đúng
Câu 47. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 2 là:
a. 5%
b. 10%
c. 15%
d. 20%
Câu 48. Theo Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản nợ quá
hạn 180 ngày được phân loại vào nhóm nào sau đây:
a. Nhóm 2
b. Nhóm 3
c. Nhóm 4

d. Nhóm 5
Câu 49. Theo Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, khách hàng có nợ
quá hạn 10 ngày được phân loại vào nhóm nợ nào sau đây:
a. Nhóm 1
b. Nhóm 2
c. Nhóm 3
d. Nhóm 4
Câu 50. Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo để tính dự phòng cụ thể phụ thuộc vào:
a. Loại tài sản
b. Tính pháp lý của tài sản
c. Khả năng phát mại của tài sản
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 51. Theo Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, khi khách hàng có
dấu hiệu nào sau đây thì dư nợ của khách hàng bị coi là nợ xấu:
a. Có nợ quá hạn đến 90 ngày
b. Bị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
c. Có nợ gia hạn lần đầu
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 52. Theo Điều 6 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản nợ nào
sau đây không được phân loại vào nhóm 3:
a. Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
b. Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng
c. Nợ gia hạn lần đầu
d. a và b đúng
e. a, b và c đúng
Câu 54. Theo quy định của NHNN tại QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, tài


sản bảo đảm đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng điều kiện

nào sau đây:
a. Ngân hàng có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm khi khách hàng không thực hiện
nghĩa vụ theo cam kết
b. Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến là không quá sáu (06) tháng đối với tài sản
bảo đảm không phải là bất động sản và không quá một (01) năm đối
với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo
đảm
c. Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến là không quá một (01) năm đối với tài sản bảo
đảm không phải là bất động sản và không quá hai (02) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ
khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm
d. a và b đúng
e. a và c đúng
Câu 55. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với TSĐB là bất động sản để trích lập dự phòng
cụ thể đối với bất động sản là:
a. 55%
b. 50%
c. 40%
d. 30%
d. Tất cả các phương án trên đều sai
Câu 56. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với TSĐB là số dư trên tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ do
tổ chức tín dụng phát hành để trích lập dự phòng cụ thể là:
a. 100%
b. 95%
c. 90%
d. 85%
Câu 58. Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, tỷ lệ khấu trừ tối đa áp
dụng đối với loại tài sản đảm bảo nào sau đây là cao nhất:
a. Chứng khoán của doanh nghiệp
b. Giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và
Trung tâm giao dịch chứng khoán

c. Bất động sản
d. Trái phiếu chính phủ có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên
Câu 61. QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử
lý được phân loại vào nhóm nợ nào sau đây:
a. Nhóm 2
b. Nhóm 3
c. Nhóm 4
d. Nhóm 5
Câu 62. Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương
mại được xử lý rủi ro đối với khoản nợ trong trường hợp nào sau đây?
a. Nợ nhóm 3;
b. Nợ nhóm 4;
c. Nợ nhóm 5; Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá
nhân bị chết hoặc mất tích.
d. Nợ nhóm 5; Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá
nhân bị chết hoặc mất tích; Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Câu 63. Ngân hàng sử dụng nguồn nào để xử lý rủi ro tín dụng?
a. Lợi nhuận để lại của Ngân hàng
b. Chi phí hoạt động của Ngân hàng
c. Quỹ dự phòng rủi ro. Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các
khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào
chi phí hoạt động


d. Vốn điều lệ của Ngân hàng
Câu 64. Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thứ tự sử dụng quỹ dự
phòng rủi ro được quy định như thế nào?
a. Sử dụng dự phòng chung trước, nếu thiếu sử dụng dự phòng cụ thể
b. Sử dụng dự phòng cụ thể; Phát mại tài sản bảo đảm để thu nợ, Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù
đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

c. Sử dụng dự phòng cụ thể trước, nếu không đủ thì được sử dụng dự phòng chung.
d. Dự phòng cụ thể hoặc dự phòng chung đều được.
Câu 65. Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các
khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng sử dụng nguồn nào để xử lý rủi ro tín dụng?
a. Nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng
b. Hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động
Câu 66. Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ
chức tín dụng xử lý như thế nào?
a. Hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng
b. Hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thừa của số tiền dự phòng vào Nguồn vốn của Ngân hàng.
Câu 67. Ngân hàng thực hiện xử lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích gì?
a. Xử lý nợ xấu, làm trong sạch bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
b. Xóa nợ không có khả năng thu hồi.
Câu 68. Việc xử lý rủi ro tín dụng đối với một khoản nợ có làm thay đổi nghĩa vụ của khách
hàng với ngân hàng hay không?
a. Không
b. Có
Câu 69. Ngân hàng có thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ bị xử lý rủi ro
tín dụng hay không?
a. Có
b. Không
Câu 70. Khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng được theo dõi hạch toán ở đâu?
a. Tài khoản ở ngoại bảng cân đối kế toán
b. Tài khoản ở trong bảng cân đối kế toán
Câu 71. Khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng được tính lãi như thế nào?
a. Ngừng tính lãi.
b. Thực hiện theo đúng quy định tại Hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng (nếu có).
c. Áp dụng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
Câu 72. Việc sử dụng dự phòng được thực hiện định kỳ:
a. Một quý một lần

b. Một tháng một lần
c. Bất kỳ khi nào ngân hàng có nhu cầu
Câu 73. Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng bằng dự
phòng rủi ro được hạch toán vào đâu?
a. Thu nhập của Ngân hàng
b. Hoàn nhập quỹ dự phòng của Ngân hàng
c. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng
Câu 74. Theo quy định hiện hành của NHNNVN, một trong các nguyên tắc để các TCTD
quyết định miễn, giảm lãi vốn vay phải trả đối với khách hàng là: điều 23 qđ1627
a. Khách hàng vay bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính.
b. Khách hàng vay bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó khăn về
tài chính.


Câu 75. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Là điều kiện có hiệu lực của các giao dịch bảo đảm
b) Xác định quyền ưu tiên thanh toán của Bên nhận bảo đảm
c) cả a và b
d) Không đáp án nào đúng
Câu 76. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp:
a) Cầm cố tài sản;
b) Việc thế chấp quyền sử dụng đất;
c) Các bên có thoả thuận khác;
d) Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 77. Cầm cố tài sản bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm:
a. Ký kết hợp đồng cầm cố tài sản
b. Chuyển giao tài sản cầm cố từ Bên cầm cố sang Bên nhận cầm cố
c) Công chứng
d) Đăng ký giao dịch bảo đảm
Câu 78. Rủi ro đối với tài sản thế chấp trong thời gian thực hiện giao dịch bảo đảm thuộc về

a) Ngân hàng
b) Bên thế chấp
c) cả ngân hàng và bên thế chấp
d) Không đáp án nào đúng
Câu 79. Hợp đồng bảo đảm nào sau đây không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
c) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
d) Không đáp án nào đúng
Câu 80. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm do bên nào trả:
a) Bên nhận bảo đảm
b) Bên bảo đảm
c) Bên vay trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
d) Theo thoả thuận của các bên tại Hợp đồng bảo đảm
Câu 81. Thời hạn hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm (tính từ thời điểm đăng ký):
a) Không quá 5 năm đối với tài sản bảo đảm là động sản
b) Khi xoá đăng ký đối với tài sản bảo đảm là bất động sản
c) Khi xoá đăng ký giao dịch bảo đảm
d) cả a và b
Câu 82. Theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm (Nghị định 163/2006/NĐ-CP), tài sản
chỉ được bảo đảm cho phạm vi nghĩa vụ:
a) Nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tài sản
b) Lớn hơn giá trị tài sản
c) cả a và b
d) không đáp án nào đúng
Câu 83. Trường hợp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì giá trị tài
sản bảo đảm phải:
a) Lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác
b) Nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm

c) Tối đa là bằng tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
d) Không bị hạn chế bởi tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
Câu 85. Thứ tự ưu tiên thanh toán từ việc xử lý tài sản bảo đảm tại nhiều TCTD căn cứ vào:
a) Thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm


b) Thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm
c) Khoản nợ vay của TCTD nào đến hạn trước
d) cả a và c
Câu 86. Thời hạn cầm cố, thế chấp tài sản:
a) Không quá 5 năm kể từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm
b) Được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm
c) Theo thoả thuận của các bên
d) Theo quy định của pháp luật
Câu 87. Trường hợp tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ:
a) Bắt buộc phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
b) Không bắt buộc phải công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm
c) Chỉ bắt buộc công chứng, không bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm
d) Không bắt buộc công chứng, nhưng bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm
Câu 88. Hợp đồng tín dụng vô hiệu, thì Hợp đồng bảo đảm tiền vay sẽ:
a) Vô hiệu
b) Không vô hiệu nếu các bên đã thực hiện một phần Hợp đồng tín dụng
c) Vô hiệu nếu các bên có thoả thuận
d) cả b và c
Câu 89. Số tiền thu được được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán cho nghĩa vụ
nào trước trong các chi phí sau:
a) Nợ thuế của khách hàng vay.
b) Thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm;
c) Thanh toán các khoản nợ vay khác đến hạn của khách hàng vay
d) a và b có thứ tự như nhau

Câu 90. Theo quy định pháp luật, trong Doanh nghiệp (Công ty TNHH/Công ty cổ phần) ai là
người có thẩm quyền ký kết Hợp đồng:
a) Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp
b) Chủ tịch HĐQT/HĐTV
c) Tổng Giám đốc
Câu 91. Theo quy định pháp luật, mức lãi suất nợ quá hạn tại Hợp đồng tín dụng:
a) Do các bên thoả thuận
b) Bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố từng thời kỳ
c) Bằng 150% lãi suất cho vay
d) Do các bên thoả thuận, những không vượt quá 150% lãi suất cho vay
Câu 92. Ai là đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị
b) Tổng Giám đốc
c) Một người khác theo quy định tại Điều lệ Công ty
d) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc được quy định tại Điều lệ Công ty
Câu 93. Nhận định nào sau đây đúng:
a) Công ty tài chính không được huy động vốn ngắn hạn
b) Định chế tài chính nước ngoài không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam không được nhận bảo đảm
tiền vay bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam
c) TCTD được quyền ký kết, thực hiện tất cả các Hợp đồng vay vốn nước ngoài
d) TCTD được phép thành lập Công ty kinh doanh bất động sản
Câu 94. Trường hợp giải thể doanh nghiệp, khoản nợ nào được ưu tiên xử lý trước


trong các khoản nợ sau:
a) Nợ thuế
b) Nợ có tài sản bảo đảm
c) Nợ lương người lao động
Câu 95. Cơ quan nào có thẩm quyền ra Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
a) Toà án

b) Cơ quan thi hành án
c) Cơ quan đăng ký kinh doanh
d) Doanh nghiệp tự ra quyết định tuyên bố phá sản
Câu 102. Những khoản mục chi phí nào sau đây không thuộc tổng mức đầu tư của dự án:
a. Lãi vay trong thời gian hoạt động
b. Chi phí tư vấn dự án
c. Chi phí dự phòng
d. Cả a, b và c đều đúng
Câu 103. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước việt Nam, nhà đầu tư
nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây:
a. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
b. Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
c. Doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh;
d. Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
e. Đáp án a và d là đúng
f. Đáp án a, b và d là đúng
g. Đáp án a, b, c, d là đúng
Câu 104. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư:
a. Do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
b. Thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
c. Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư
không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
d. Đáp án a, b và c là đúng.
e. Đáp án b và c là đúng.
Câu 105. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi tắt là hợp đồng:
a. BCC. Business cooperation contract
b. BTO.
c. BT.
Câu 106. Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao được gọi tắt là hợp đồng:

a. BOT.
b. BTO.
c. BCC.
Câu 107. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh được gọi tắt là hợp đồng:
a. BOT.
b. BTO.
c. BCC.
Câu 108. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao được gọi tắt là hợp đồng:
a. BOT.
b. BTO.
c. BT.
Câu 109. Theo Bộ Luật dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có điều kiện
nào sau đây:
a. Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
b. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;


c. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
d. Tất cả các phương án trên
Câu 110. Phân tích độ nhạy dự án với mục đích chính là:
a. Xác định sự thay đổi của NPV và IRR, thời gian trả nợ khi có sự thay đổi các biến số
đầu vào và đầu ra của dự án.
b. Tìm đối tác đầu tư
c. Đánh giá nguồn nhân lực dự án
d. Tất cả các câu trên
Câu 111. Mục đích của phân tích độ nhạy trong thẩm định dự án?
a. Là bước đầu tiên trong phân tích rủi ro dự án.
b. Kiểm tra sự biến động của các kết quả NPV, IRR, thời gian trả nợ khi các giả định đầu vào (chi phí, giá
bán…) để tính toán hiệu quả dự án thay đổi.
c. Để kiểm định xem biến nào có tầm quan trọng như là nguồn gốc của rủi ro.

d. Cả 3 phương án trên.
Câu 113. Nguồn vốn dùng để trả nợ trung và dài hạn cho ngân hàng là:
a. Lợi nhuận sau thuế.
b. Khấu hao tài sản cố định
c. Doanh thu bán hàng
d. phương án a, b.
Câu 114. Đứng trên quan điểm cán bộ tín dụng khi thẩm định cho vay một dự án đầu tư,
yếu tố nào sau đây ít quan trọng nhất trong các yếu tố sau đây?
a. Mục đích sử dụng vốn vay
b. Khả năng tham gia vốn đối ứng của khách hàng
c. Tài sản đảm bảo cho khoản vay
d. Doanh nghiệp chi trả cổ tức đúng hạn.
Câu 115. Chi phí khấu hao có trong tính toán hiệu quả dự án nhằm mục đích gì:
a. Để tính giá trị còn lại trong lịch khấu hao tài sản và dự kiến giá trị thanh lý trong dòng thu cuối đời dự án.
b. Để hạch toán tính thuế trong Báo cáo thu nhập.
c. Để lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp gián tiếp nếu cần.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 116. NPV của dự án được tính trên:
a. Dòng tiền của dự án.
b. Lợi nhuận sau thuế.
c. Khấu hao.
d. Chi phí hoạt động.
Câu 117. Vòng đời của dự án tính theo vòng đời hữu dụng của tài sản cố định là:
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 121. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu
nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá bao nhiêu năm, kể từ năm tiếp theo
năm phát sinh lỗ?
a. 3 năm
b. 4 năm

c. 5 năm
d. 6 năm
Câu 122. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) được xác định bao
gồm:
a. Giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại);
b. Lãi vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định;
c. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ và các chi phí liên
quan trực tiếp khác.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng


Câu 123. Giá trị còn lại của tài sản cố định là:
a. Hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ đi số khấu hao luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm báo
cáo.
b. Hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ đi số khấu hao trong năm của TSCĐ tính đến thời điểm
báo cáo.;
c. Là giá trị đánh giá TSCĐ tại thời điểm hiện tại.
Câu 124. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc:
a. Thiết kế và xây lắp.
b. Cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.
c. Thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.
d. Lập báo cáo đánh giá khả thi, thiết kế và xây lắp
Câu 125. Việc thẩm định dự án/phương án vay vốn của ngân hàng nhằm:
a. Đánh giá tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư và những rủi ro có thể
xảy ra để phục vụ cho việc xem xét cấp tín dụng.
b. Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho Chủ đầu tư, tạo điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được
nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.
c. Làm cơ sở để xác định giá trị cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức độ thu nợ hợp
lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của
Ngân hàng.

d. Cả 3 ý trên
Câu 126. Khi phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chính
cần xem xét:
a. NPV
b. NPV và IRR
c. NPV, IRR, DSCR
d. WACC
Câu 127. Trong phân tích tài chính dự án đầu tư, chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng trả nợ
của dự án là:
a. NPV
b. IRR
c. DSCR
d. WACC
Câu 128. Trong phân tích tài chính dự án đầu tư, chỉ tiêu NPV phản ánh:
a. Tổng giá trị thu nhập ròng của dự án.
b. Tổng giá trị thu nhập ròng của dự án sau chiết khấu tại thời điểm hiện tại.
c. Hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
d. Khả năng trả nợ của dự án.
Câu 129. Theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ
đầu tư là:
a. Người sở hữu vốn và bỏ vốn để đầu tư xây dựng công trình.
b. Người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
c. Người chủ sở hữu vốn hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật.
d. Không ý nào đúng.
Câu 130. Để giảm thời gian hoàn vốn phương án đầu tư thiết bị A, công ty đã quyết định
giảm thời gian khấu hao thiết bị từ 5 năm xuống 3 năm (Thời gian khấu hao nằm trong giới
hạn được phép của Bộ Tài Chính). Giả định các điều kiện khác không đổi, theo bạn khi đó
chỉ tiêu hiệu quả tài chính NPV của phương án đầu tư thiết bị A sẽ thay đổi như thế nào:
a. Tăng lên.
b. Giảm xuống.

c. Không đổi.
d. Chưa xác định được.
Câu 131. Sau khi thẩm định dự án, cán bộ ngân hàng A xác định dự án có hiệu quả với
NPV>0 và IRR>WACC. Khi nhận định về khả năng trả nợ, cán bộ A cho rằng:
a. Dự án có hiệu quả do vậy có khả năng trả nợ trong thời gian vay vốn.


b. Mặc dù dự án có hiệu quả nhưng chưa chắc có khả năng trả nợ trong thời gian vay vốn.
c. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào việc xây dựng đúng kế hoạch trả nợ phù hợp không phụ thuộc vào kết quả
tính toán hiệu quả tài chính NPV và IRR.
d. Mặc dù dự án có hiệu quả nhưng cần bổ sung tài sản bảo đảm để đảm bảo khả năng
trả nợ.
Câu 135. Cho các phát biểu sau:
1, Thay đổi phương pháp khấu hao sẽ làm thay đổi dòng tiền ròng trước thuế;
2, Thay đổi phương pháp khấu hao sẽ làm thay đổi dòng tiền ròng sau thuế;
3, Thay đổi phương pháp khấu hao sẽ không làm thay đổi dòng tiền ròng trước thuế;
4, Thay đổi phương pháp khấu hao sẽ không làm thay đổi dòng tiền ròng sau thuế.
Những phát biểu nào sau đây là đúng
a) Phát biểu 1,2
b) Phát biểu 3,4
c) Phát biểu 1,4
d) Phát biểu 2,3
Câu 136. Những chi phí nào dưới đây chủ đầu tư được trích khấu hao?
a) Lãi vay trong thời gian thi công;
b) Chi phí nhà xưởng, văn phòng;
c) Chi phí thiết bị thuê tài chính;
d) Tất cả các chi phí trên.
Câu 137. Ngân hàng áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đã
được ghi trong hợp đồng tín dụng. Cặp lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất nợ quá hạn
nào dưới đây là đúng ?

a, Lãi suất cho vay trong hạn là 0,9%/tháng - lãi suất nợ quá hạn là 1,40%/tháng
b, Lãi suất cho vay trong hạn là 1,0%/tháng - lãi suất nợ quá hạn là 1,30%/tháng
c, Lãi suất cho vay trong hạn là 1,2%/tháng - lãi suất nợ quá hạn là 1,80%/tháng
d, Lãi suất cho vay trong hạn là 1,2%/tháng - lãi suất nợ quá hạn là 1,60%/tháng
Câu 138. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
a) Trong tài trợ dự án, Ngân hàng chỉ xem xét nguồn thu từ dự án là nguồn thu nợ duy nhất;
b) Ngân hàng không yêu cầu người vay vốn góp nhiều vốn tự có vào dự án;
c) Rủi ro được chia sẻ bằng nhau giữa Ngân hàng và người vay vốn
d) Tất cả đều sai.
Câu 139. Nguồn trả nợ của khách hàng đối với 1 dự án không bao gồm các nguồn nào trong
những nguồn sau:
a. Lợi nhuận sau thuế của dự án;
b. Khấu hao cơ bản;
c. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh khác của chủ đầu tư;
d. Cam kết trả nợ thay của Công ty mẹ;
e. Tất cả các phương án trên đều sai;
Câu 142. Nhận định nào sau đây về NPV là sai:
a) Không phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn;
b) NPV là tiêu chí dùng để lựa chọn các dự án có thời gian khác nhau;
c) NPV tính toán dựa trên cơ sở dòng tiền có chiết khấu;
d) a, b;
e) b, c;
f) a, b, c;
Câu 143. Theo quan điểm vốn chủ sở hữu (EPV), khoản trả lãi vay trong thời gian vận hành
của dự án là:
a) Dòng tiền vào;


b) Dòng tiền ra;
c) Doanh thu bán hàng;

d) Doanh thu hoạt động tài chính;
e) Thu nhập khác;
Câu 144. Doanh nghiệp có thể huy động vốn chủ sở hữu để tài trợ cho dự án bằng cách:
a) Phát hành trái phiếu;
b) Huy động tiền cổ tức đã trả cho cổ đông;
c) Trì hoãn thanh toán cho nhà cung cấp;
d) Giữ lại lợi nhuận
e) Vay ngân hàng;
Câu 145. Một trong những nội dung của thẩm định tài chính dự án là:
a) Thẩm định phương án kiến trúc;
b) Thẩm định công nghệ;
c) Thi công xây lắp công trình;
d) Thẩm định nguồn nguyên liệu;
e) Phân tích độ nhạy của NPV;
f) Các phương án trên đều sai;
Câu 146. NPV của dự án lớn hơn 0 thì IRR của dự án đó:
a) Chắc chắn lớn hơn tỷ suất chiết khấu;
b) Chắc chắn nhỏ hơn tỷ suất chiết khấu;
c) Đúng bằng tỷ suất chiết khấu;
d) Các phương án trên đều sai;
Câu 147. Yếu tố nào sau đây không phải là dòng tiền ra đối với 1 dự án:
a) Chi trả cổ tức;
b) Thuế;
c) Thanh toán lãi vay ngân hàng;
d) Khấu hao;
Câu 148. Doanh nghiệp XYZ đang cân nhắc để lựa chọn thực hiện 1 trong 2 cơ hội kinh
doanh do ngân sách có hạn. Dự án thứ 1 có IRR1=18%, dự án thứ 2 có IRR=24%. Cả 2 dự
án nàu đều có thời gian hữu dụng như nhau và đều đáng giá để thực hiện đầu tư. Qua kết
quả tính toán chỉ tiêu IRR của 2 dự án này, Doanh nghiệp có thể quyết định ngay việc lựa
chọn dự án thứ 2 do nó có IRR cao hơn?

a) Đúng
b) Sai
Câu 149. Tại các Tổ chức tín dụng, việc phân tích hiệu quả tài chính theo quan điểm chủ
đầu tư nhắm đánh giá lợi ích tài chính mà chủ đầu tư nhận được từ việc thực hiện dự án. Tỷ
suất sinh lời nội bộ của dự án khi thực hiện phân tích theo quan điểm này sẽ được so sánh
với chỉ tiêu nào dưới đây:
a. Chi phí sử dụng vốn bình quân theo trọng số
b. Mức lãi suất vay vốn cao nhất tại các TCTD mà dự án phải chịu
c. Suất sinh lợi theo yêu cầu đối với chủ đầu tư
d. Một phương án khác ngoài 03 phương án trên
Câu 150. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong hoạt động cho vay đồng tài trợ, tổ
chức đầu mối đồng tài trợ là:
a. Tổ chức tín dụng có tỷ lệ vốn tài trợ cao nhất.
b. Tổ chức tín dụng được người vay lựa chọn làm tổ chức đầu mối
c. Tổ chức tín dụng được các đơn vị tham gia đồng tài trợ thống nhất lựa chọn.
d. Tổ chức tín dụng có uy tín và kinh nghiệm trong việc đồng tài trợ.
Câu 151. Việc đưa ra quyết định trong hoạt động đồng tài trợ được thực hiện trên nguyên
tắc:
a. Biểu quyết dựa trên cơ sở tỷ lệ vốn tham gia của các TCTD.


b. Biểu quyết dựa trên cơ sở tỷ lệ vốn tham gia của các TCTD nhưng phải có sự chấp thuận của khách
hàng.
c. Thỏa thuận giữa các TCTD và được ghi trong hợp đồng đồng tài trợ.
d. Quyền lợi và nghĩa vụ của các TCTD tham gia đồng tài trợ.
Câu 152. Đồng tài trợ là quá trình thực hiện cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham
gia của tối thiểu:
a. 1 TCTD
b. 2 TCTD
c. 3 TCTD

d. 4 TCTD
e.

Câu 153. Việc thẩm định dự án trong hoạt động đồng tài trợ do bên nào thực hiện?
a. Do TCTD đầu mối thực hiện.
b. Do từng TDTD thực hiện sau đó họp bàn thống nhất kết quả cuối cùng
c. Thành lập Tổ thẩm định chung giữa các TCTD để thẩm định dự án.
d. Thực hiện theo thỏa thuận giữa các TCTD tham gia.
Câu 154. Trong hoạt động đồng tài trợ, tổ chức đầu mối thanh toán là:
a. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ.
b. Tổ chức được các đơn vị tham gia đồng tài trợ chỉ định.
c. Tổ chức được các đơn vị tham gia đồng tài trợ chỉ định và khách hàng chấp thuận.
d. Tổ chức được các đơn vị tham gia đồng tài trợ chỉ định và được phép cung ứng dịch vụ thanh toán.
Câu 155. Quyền lợi nào mà Ngân hàng đầu mối được hưởng toàn bộ đối với những lợi ích
thu được từ một dự án đồng tài trợ:
a. Phí đầu mối.
b. Phí cam kết rút vốn.
c. Mua bảo hiểm trong quá trình đầu tư.
d. Doanh thu từ dự án.
Câu 156. Trường hợp nào sau đây là đồng tài trợ:
a. Ngân hàng A, Ngân hàng B, Công ty Tài chính C cùng cho vay đối với 01 dự án, trong đó Ngân hàng A
làm đầu mối.
b. Ngân hàng A, Ngân hàng B, Công ty Tài chính C cùng cho vay đối với 01 dự án, trong đó Công ty Tài
chính C làm đầu mối.
c. Chi nhánh Ngân hàng A, Ngân hàng B, Công ty Tài chính C cùng cho vay đối với 01 dự án, trong đó Chi
nhánh Ngân hàng A làm đầu mối.
d. a và c đúng.
Câu 165. Điều kiện về hàng hoá khi tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập là gì:
a. Mua bảo hiểm mọi rủi ro (điều khoản bảo hiểm “All Risks”) trong quá trình vận chuyển về Việt Nam với
mức tối thiểu bằng 110% trị giá lô hàng tính theo giá CIF.

b. Mua bảo hiểm với điều khoản bảo hiểm tối thiểu loại C trong quá trình vận chuyển về Việt Nam với mức
tối thiểu bằng 110% trị giá lô hàng tính theo giá CIF.
c. Mua bảo hiểm mọi rủi ro (điều khoản bảo hiểm “All Risks”) trong quá trình vận chuyển về Việt Nam với
mức tối thiểu bằng 100% trị giá lô hàng tính theo giá CIF.
d. Mua bảo hiểm với điều khoản bảo hiểm tối thiểu loại C trong quá trình vận chuyển về Việt Nam với mức
tối thiểu bằng 100% trị giá lô hàng tính theo giá CIF.
Câu 168. Công ty X được BIDV cấp hạn mức thấu chi. Công ty sẽ được chi vượt số
dư trên tài khoản tiền gửi:
a. Thanh toán.
b. Có kỳ hạn.
c. Cả a, b.
Câu 169. Thời hạn tối đa duy trì hạn mức thấu chi là:
a. 03 tháng.
b. 06 tháng.


c. 09 tháng.
d. 12 tháng.
Câu 170. Đối với hình thức cho vay thấu chi, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay được
thực hiện theo hình thức nào dưới đây:
a. Khách hàng cung cấp hoá đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn ngay khi
thực hiện thấu chi.
b. Kiểm tra sau khi khách hàng thực hiện thấu chi
c. Không quy định.
Câu 173. Công ty X được cấp hạn mức thấu chi 03 tỷ đồng. Đầu ngày, tài khoản tiền gửi
thanh toán (chưa bao gồm hạn mức thấu chi) của Công ty dư Có 100 triệu đồng. Trong
ngày, Công ty rút 2,1 tỷ đồng. Cuối ngày, tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty được
ghi Có 02 tỷ đồng. Dư nợ thấu chi ngày hôm đó của Công ty là:
a. 02 tỷ đồng.
b. 2,1 tỷ đồng.

c. 100 triệu đồng.
d. 0 đồng.
Câu 174. Công ty Y được cấp hạn mức thấu chi 01 tỷ đồng. Đầu ngày, tài khoản tiền gửi
thanh toán (chưa bao gồm hạn mức thấu chi) của Công ty dư Có 200 triệu đồng, trong đó,
100 triệu đồng bị phong tỏa để ký quỹ mở L/C. Trong ngày, Công ty được rút tối đa:
a. 01 tỷ đồng
b. 1,1 tỷ đồng.
c. 1,2 tỷ đồng.
Câu 175. Chiết khấu GTCG được hiểu là việc BIDV:
a. Mua lại GTCG chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.
b. Cho vay cầm cố bằng GTCG.
c. Cho vay thế chấp bằng GTCG.
d. a và b.
Câu 176. Điều kiện về thời hạn để L/C xuất khẩu trả chậm được chấp nhận chiết khấu miễn
truy đòi là:
.
a. Kỳ hạn trả chậm tối đa 90 ngày.
b. Kỳ hạn trả chậm tối đa 120 ngày
c. Kỳ hạn trả chậm tối đa 180 ngày.
d. Kỳ hạn trả chậm tối đa 360 ngày.
Câu 178. Theo quy định của Basel 2, rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia ra làm:
a. 3 loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp
b. 3 loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường
c. 3 loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý và rủi ro tác nghiệp
Câu 179. Sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp có các phương thức vay nào?
a. Cho vay theo món
b. Cho vay theo hạn mức
c. Cả hai phương thức trên.
Câu 180. GTCG, TTK sử dụng làm tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu:
a. của Khách hàng vay

b. của Khách hàng vay hoặc Khách hàng vay là đồng chủ sở hữu.
c. của Khách hàng vay hoặc bên thứ ba.
d. của Khách hàng vay, của bên thứ ba hoặc Khách hàng vay là đồng chủ sở hữu
Câu 181. Chỉ tiêu nào cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp?


Câu

Câu

Câu

Câu

Câu

a. Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
b. Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu
c. Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
d. Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu
182. Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động được tính như thế nào?
a. Bằng doanh thu chia cho tài sản ngắn hạn bình quân
b. Bằng doanh thu thuần chia cho tài sản ngắn hạn bình quân
c. Bằng doanh thu thuần chia cho tài sản ngắn hạn
d. Bằng doanh thu chia cho tài sản ngắn hạn
183. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho được tính như thế nào?
a. Giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho bình quân
b. Giá vốn hàng bán bình quân chia cho hàng tồn kho bình quân
c. Doanh thu thuần chia cho hàng tồn kho bình quân
d. Giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho

184. Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh:
a. 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu trong kỳ
b. 1 đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu
c. cả a và b đều sai
d. cả a và b đều đúng
185. Bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp:
a. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng
b. Trái phiếu, cổ phiếu
c. Các khoản nợ ngắn hạn
d. Tất cả đều sai
190. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc:
a. Tỷ lệ thay đổi của EBIT
b. Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng tiêu thụ
c. Tỷ lệ thay đổi doanh thu
d. Cả a & b
DOL = (Thay đổi trong EBIT) / ( Thay đổi trong doanh số bán hàng)

Câu 191. Những khoản chi bằng tiền mặt nào dưới đây của DN được thể hiện trên bảng lưu
chuyển tiền tệ của DN đó:
a. Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của công ty.
b. Chi phí khấu hao tài sản cố định.
c. Trả các khoản phải trả.
d. Cả a và c.
Câu 192. Cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn = 6000, hàng tồn kho = 2000, nợ ngắn
hạn = 5000, khả năng thanh toán nhanh bằng bao nhiêu?
a. 0,8=(6000-2000)/5000
b. 1,4
c. 0,5
d. 0,6
Câu 193. Điểm khác biệt giữa cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính:

a. Cho thuê hoạt động là hợp đồng cho thuê có thể huỷ ngang trong khi cho thuê tài chính là hợp đồng cho
thuê không thể huỷ ngang
b. Cho thuê hoạt động có thời hạn cho thuê thay đổi linh hoạt, trong khi cho thuê tài chính có thời hạn cho
thuê tối thiểu bằng 75% thời gian hữu dụng của tài sản
c. Cho thuê hoạt động không có quy định quyền chọn mua, trong khi cho thuê tài chính có quy định quyền
chọn mua tài sản sau khi hợp đồng cho thuê hết hạn
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 194. Dấu hiệu để nhận biết doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư tài sản
dài hạn:
a. Giá trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ vay dài hạn.
b. Giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ vay ngắn hạn.
c. Giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ vay ngắn hạn.


Câu 195. Theo báo cáo tài chính năm 2009 (đã kiểm toán)
STT
1
2
3
4
5

Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Giá trị các khoản phải thu
Tài sản cố định
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn

Số tiền (tr đồng)

358.881
91.112
85.558
50.212
254.756

Vốn lưu động ròng của Công ty năm 2009 là:
a. 5.554 triệu đồng
b. 10.899 triệu đồng
c. 18.567 triệu đồng=tsld-no NH=(3588881-85558) - 254756
d. 35.346 triệu đồng
Câu 196. Công ty A đặt mục tiêu từ đầu năm là phải đạt chỉ tiêu ROE là 12%, đến cuối năm
công ty đạt được tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản là 1,2%. Biết rằng tổng nợ phải trả của
công ty gấp 7 lần vốn chủ sở hữu. Như vậy:
a. Công ty đạt được chỉ tiêu ROE = 12% như mục tiêu đặt ra
b. ROE thực tế cao hơn mục tiêu đặt ra.
c. ROE thực tế thấp hơn mục tiêu đặt ra.
Câu 197. Một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn để tham gia dự án đầu tư, vốn
huy động bằng tiền mặt được chuyển ngay cho công ty liên kết để góp vốn thực hiện dự án.
Theo anh (chị) việc huy động vốn trên sẽ làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp.
a. Tăng
b. Giảm
c. Không đổi
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 198. Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp nhỏ hơn 1 cho
thấy:
a. Doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
b. Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp lớn hơn 1.
c. Doanh nghiệp đang mất cân đối nguồn vốn.

Câu 199. Cty A có hệ số nợ phải trả /vốn chủ sở hữu là 1,6 so với chỉ số trung bình của
ngành là 1,4 nghĩa là cty:
a. Được vay vốn nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
b. Sẽ được coi là có mức độ tín nhiệm cao
c. Cty có khả năng thanh khoản kém hơn so với DN khác trong ngành
d. Có mức độ rủi ro tài chính cao hơn các DN khác trong ngành
Câu 200. Nội dung quan trọng nhất trong phân tích tín dụng quyết định khả năng hoàn trả
nợ vay của DN:
a. Tính cách của khách hàng.
b. Năng lực pháp lý.
c. Năng lực tài chính.
d. Tài sản bảo đảm nợ vay.
Câu 201. Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành được tính như thế nào?
a. Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn
b. (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn
c. Tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn
d. Tiền/nợ ngắn hạn
Câu 202. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh được tính như thế nào?


a. Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn
b. (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn
c. Tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn
d. Tiền/nợ ngắn hạn
Câu 203. Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời được tính như thế nào?
a. Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn
b. (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn
c. Tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn
d. Tiền/nợ ngắn hạn
Câu 204. Theo nguyên tắc tiền mặt, một doanh nghiệp sẽ bị nghi ngờ khi:

a. Báo cáo lợi nhuận mà không phát sinh tiền mặt
b. Báo cáo nợ mà không phát sinh tiền mặt
c. Báo cáo phân phối lợi nhuận mà không phát sinh tiền mặt
d. Tất cả các ý trên
Câu 206. Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp tốt nếu doanh
nghiệp có:
a. Tỷ lệ lợi nhuận doanh thu ROS cao hơn và hệ số thanh toán lãi vay thấp hơn mức trung bình của ngành
b. Tỷ lệ lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE cao hơn và hệ số nợ thấp hơn mức trung bình của ngành
c. Tỷ lệ vòng quay tài sản thấp hơn và hệ số tự tài trợ tài sản cố định cao hơn mức trung bình của ngành
d. Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho thấp hơn và hệ số nợ cao hơn mức trung bình của ngành.
Câu 207. Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thuộc:
a. Chi phí tài chính
b. Chi phí bán hàng
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Chi phí khác
Câu 208. Ngân hàng sẽ không cho vay chi phí nào trong các chi phí sau đây?
a. Chi phí nguyên vật liệu
b. Chi phí nhân công
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Chi phí khấu hao
Câu 209. Khi xác định kỳ hạn trả nợ thì khoảng thời gian của kỳ hạn nợ phải đảm bảo:
a. Nhỏ hơn thời hạn cho vay
b. Nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn cho vay
c. Bằng thời hạn cho vay
Câu 210. Lựa chọn hai nhân tố quan trọng để quyết định cho vay:
a. Tính khả thi và hiệu quả của khoản vay
b. Doanh nghiệp có khả năng vay vốn ngân hàng khác
c. Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mặt hàng mới
d. Tình hình tài chính lành mạnh
Phương án đúng nhất là:

1. a, b
2. a, d
3. a, c
4. c, d
Câu 211. Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày 20/6/2010.
Khách hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với hạn mức tín dụng là 60 tỷ đồng để
đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thực hiện kế hoạch SXKD năm 2010. Vào ngày 20/6/2010 dư
nợ của khách hàng này tại ngân hàng là 30 tỷ đồng, đồng thời ngân hàng cũng biết rằng dư
nợ của khách hàng này tại các ngân hàng khác là 15 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ xử lý như thế
nào?
a. Không cho vay tiếp đối với khách hàng
b. Giải ngân tiếp 15 tỷ đồng sau khi đã trừ phần dư nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác.
c. Giải ngân 20 tỷ đồng nếu khách hàng đã có thông báo trước cho ngân hàng và ngân hàng đã xét đến khả


năng vay vốn tại ngân hàng khác trước khi duyệt hạn mức tín dụng 60 tỷ đồng
Câu 212. Khoản mục nào cần loại trừ khỏi doanh thu khi tính toán xác định nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp:
a. Khấu hao cơ bản, thuế, lợi nhuận định mức
b. Khấu hao cơ bản, thuế, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí tiền lương
c. Thuế, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí tiền lương
d. Khấu hao cơ bản, lợi nhuận định mức, chi phí quản trị điều hành
Câu 213. Nội dung giá thành của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:
a. Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ
b. Chi phí bán hàng
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 214. Khoản mục nào được xếp vào doanh thu hoạt động tài chính?
a. Cổ tức và lợi nhuận được chia
b. Lãi tiền gửi ngân hàng

c. Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 215. Một doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh năm có giá trị sản lượng là 175 tỷđ,
doanh thu 150 tỷđ, vòng quay vốn lưu động là 2,5; Vốn tự có và coi như tự có là 16% doanh
thu, KHCB 5% doanh thu, thuế các loại 3% doanh thu, lợi nhuận đơn vị dự kiến 2% doanh
thu. Ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp là bao nhiêu?
a. 36 tỷđ
b. 48,5 tỷđ
c. 40 tỷđ
d. 42,5 tỷđ
Câu 219. Nhu cầu vốn nào sau đây không được NHTM Việt Nam cho vay?
a. Mua sắm các tài sản, các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng,
chuyển đổi
b. Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm
c. Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch thuộc về tệ nạn xã hội
d. Cả a, b, c
Câu 220. Ngân hàng có thể từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu phát hiện điều gì:
a. Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn
b. Phương án vay vốn không hiệu quả, pháp luật cấm
c. Ngân hàng không đủ vốn cho vay
d. Cả a, b, c
Câu 231. Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu không có thoả thuận khác
thì ngân hàng có quyền làm gì:
a. Xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo hợp đồng
b. Yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình
c. Phong toả tài khoản của khách hàng để xử lý theo quy định của NHNN
d. Cả a, b, c
Câu 232. Thời hạn cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ
phụ thuộc vào:
a. Quy mô vốn của doanh nghiệp

b. Thương hiệu của doanh nghiệp
c. Kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp có cân đối thêm nguồn trả nợ từ lợi nhuận
d. Cả a, b, c
Câu 233. Đối với nhu cầu vay vốn để bù đắp nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp đi vay
thì giá trị của khoản vốn đó được:
a. Chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong suốt chu kỳ SXKD


b. Chuyển dịch toàn phần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong suốt chu kỳ SXKD
c. Chuyển dịch từng phần vào giai đoạn sản xuất
d. Chuyển dịch từng phần vào giai đoạn tiêu thụ
Câu 234. Các NHTM phải nghiên cứu đặc điểm của đối tượng vay vốn và mục đích vay vốn
của các doanh nghiệp để:
a. Có biện pháp tính toán, xác định thời hạn vay vốn phù hợp
b. Có biện pháp quản lý tiền cho vay đúng mục đích
c. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay
d. Cả a, b, c
Câu 235. Cho vay theo hạn mức tín dụng còn gọi là:
a. Cho vay từng lần
b. Cho vay luân chuyển
c. Cho vay trả góp
d. Cho vay theo hạn mức thấu chi
Câu 236. Khoản mục nào sau đây thuộc chi phí khác của doanh nghiệp?
a. Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
b. Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
c. Chi phí góp vốn liên doanh liên kết
d. Chỉ a & b đúng
Câu 237. Tiền thuê đất được xếp vào:
a. Chi phí tài chính
b. Chi phí bán hàng

c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Không câu nào đúng
Câu 238. Chi phí góp vốn liên doanh, liên kết thuộc:
a. Chi phí tài chính
b. Chi phí bán hàng
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 244. Phương pháp phân tích tài chính DUPONT tìm ra mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài
chính như sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Tỷ suất vòng quay toàn bộ vốn
b. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận doanh thu x Vòng quay toàn bộ vốn x Hệ số
nhân vốn chủ sở hữu.
c. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh = Tỷ suất lợi nhuận vốn doanh thu x Vốn chủ sở hữu.
d. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh x hệ số nợ.
Câu 245. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị:
a. Hao mòn hữu hình.
b. Hao mòn vô hình.
c. Cả hai loại hao mòn trên.
d. Không bị hao mòn.
Câu 246. Những khoản chi phí nào thuộc khoản mục chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
a. Chi phí bán tài sản thanh lý.
b. Chi phí liên doanh liên kết.
c. Chi phí thuê tài sản.
d. Không có khoản chi phí nào là cho phí hoạt động kinh doanh
Câu 247. Một công ty muốn tăng vị thế tài chính của mình. Hành động nào sau đây sẽ làm
tăng khả năng thanh toán ngắn hạn?
a. Vay ngắn hạn và sử dụng số tiền nhận được thanh toán các khoản nợ đáo hạn trên 01 năm
b. Giảm tỷ số kỳ thu tiền của Công ty xuống mức trung bình ngành và sử dụng số tiền tiết kiệm để mua máy



móc thiết bị.
c. Sử dụng tiền để tăng dự trữ hàng tồn kho
d. Phát hành cổ phiếu mới và sử dụng một phần tiền thu được để mua thêm hàng tồn kho và giữ số tiền còn
lại dưới dạng tiền mặt.
Câu 248. ROA (Return on Asset) cho ta thông tin nào quan trọng nhất:
a. Tình trạng thanh khoản của doanh nghiệp.
b. Tỷ lệ thu nhập của doanh nghiệp.
c. Khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
d. Hiệu suất, hiệu quả và trình độ quản lý tài sản có của doanh nghiệp.
Câu 249. Yếu tố nào không được coi là nguồn cung ứng nguồn vốn cho vay
a. Tiết kiệm của hộ gia đình
b. Quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp
c. Thặng dư ngân sách của Chính phủ và địa phương
d. Các khoản đầu tư của doanh nghiệp
Câu 250. Biện pháp tăng trưởng nguồn vốn nào làm tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp:
a. Phát hành cổ phiếu thường.
b. Phát hành cổ phiếu ưu đãi.
c. Phát hành trái phiếu.
d. Câu a, b, c.
Câu 251. Vì sao Ngân hàng quy định chủ đầu tư phải có vốn tự có tham gia vào phương án/
dự án SXKD, đầu tư vay vốn?
a. Giảm thiều rủi ro cho Ngân hàng
b. Tăng cường trách nhiệm của người vay
c. Giảm chi phí tài chính cho PA/DA
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 252. Công ty TNHH An Việt thanh lý một số TSCĐ sử dụng không có hiệu quả, thu được
bằng tiền mặt, thấp hơn giá trị còn lại trên sổ sách kế toán 300 tr đồng. Như vậy, hệ số
thanh toán ngắn hạn (hay còn lại là hệ số thanh toán hiện hành) của công ty so với trước

khi thanh lý:
a. Tăng, do tiền mặt của công ty tăng.
b. Không thay đổi, do nợ và vay ngắn hạn của công ty không thay đổi.
c. Giảm, do giá trị tài sản của công ty giảm
Câu 253. Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh
nghiệp
a. Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản có
b. Doanh thu ròng /Tổng tài sản có
c. Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có
d. Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu
Câu 254. Công ty A mua dây chuyền thiết bị sản xuất với giá trị là 132 tỷ đồng vào ngày 30
tháng 6 năm 2004. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đều và thời gian hoạt động của
thiết bị là 5 năm. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2007, Công ty điều chỉnh thời hạn hoạt động của
thiết bị xuống còn 4 năm và giá trị thu hồi sau khi hết thời hạn sử dụng được thay đổi từ 12
tỷ xuống còn 6 tỷ. Khấu hao TSCĐ trong năm 2007 (từ 1/1/2007 đến 31/12/2007) của dây
chuyền thiết bị này là:
a. 40 tỷ
b. 44 tỷ
c. 36 tỷ
d. 24 tỷ
Câu 255. Vốn được chia thành vốn chủ sở hữu và các khoản nợ theo:
a. Theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình SXKD
b. Theo hình thái biểu hiện.
c. Theo quan niệm sở hữu về vốn.


d. Theo nguồn hình thành
Câu 256. Khi một doanh nghiệp bị phá sản, giá trị các khoản chi phí và nợ được thực hiện
thanh toán theo thứ tự như sau:
a. Chi phí thanh lý tài sản, các khoản nợ thuế, các khoản nợ có tài sản bảo đảm, các khoản nợ lương, các

khoản nợ không có tài sản bảo đảm.
b. Chi phí thanh lý tài sản, các khoản nợ lương, các khoản nợ thuế, các khoản nợ có tài sản bảo đảm, các
khoản nợ không có tài sản bảo đảm.
c. Các khoản nợ thuế, chi phí thanh lý tài sản, các khoản nợ có tài sản bảo đảm, các khoản nợ không có tài
sản bảo đảm, các khoản nợ lương.
d. Không có phương án nào đúng
Câu 257. Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp là 0.85; biết rằng
doanh nghịêp không sở hữu tài sản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và tài sản lưu động khác
của doanh nghiệp không đáng kể. Kết luận nào sau đây có thể rút ra:
a. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp rất thấp.
b. Tỷ suất đầu tư của doanh nghịêp rất cao.
c. Doanh nghiệp đã dùng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn.
d. Không thể kết luận một trong ba câu trên.
Câu 258. Chi phí nào là chi phí cố định?
a. Chi phí khấu hao tài sản cố định
b. Chi phí tiền lương trả cho cán bộ quản lý
c. Chi phí thuê tài sản, văn phòng
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 259. Để xác định số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng vào thời điểm cuối năm, kế
toán dựa vào:
a. Số dư tài khoản phải thu tại thời điểm cuối năm.
b. Số dư của các khoản phải trả vào thời điểm cuối năm.
c. Bù trừ số dư của các khoản phải thu và các khoản phải trả vào thời điểm cuối năm.
d. Các câu trên đều sai.
Câu 260. DN đánh giá lại khoản mục tài sản cố định làm tăng khoản mục vốn CSH trên
bảng cân đối kế toán (tăng ở mục chênh lệch đánh giá lại tài sản), cho thấyđiều gì:
a. Hiệu quả sản xuất tăng.
b. Khả năng thanh toán hiện hành không đổi.
c. Tỷ lệ tự tài trợ của DN không đổi.
d. Tỷ lệ tự tài trợ của DN đó tốt hơn.

Câu 261. Nguồn vốn chủ sở hữu được hiểu là gì:
a. Là số vốn của các chủ sở hữu của doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán
b. Là số vốn của chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả sản xuất kinh
doanh. Do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ
c. Là số vốn thực có trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN
d. Không có câu nào đúng
Câu 262. Một doanh nghiệp sẽ quyết định ngừng sản xuất khi nào:
a. Công ty bị lỗ trong kỳ hạch toán với số lỗ bằng một phần chi phí cố định trong kỳ hạch toán.
b. Công ty bị lỗ trong kỳ hạch toán với số lỗ lớn hơn chi phí cố định trong kỳ hạch toán.
c. Công ty bị lỗ hết phần vốn chủ sở hữu.
Câu 263. Một công ty đã bị lỗ trong kỳ hạch toán bằng một phần của chi phí khấu hao trong
kỳ hạch toán, theo anh chị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (CFO) có
thể như thế nào:
a. < 0
b. > 0
c. Cả hai trường hợp trên.
Câu 264. Đáp án nào là đúng về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh?
a. Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tóm tắt hoạt động của DN xảy ra trong một/một vài thời kỳ nhất
định trong khi đó bảng cân đối kế toán chỉ ghi lại hình ảnh đó trong một thời điểm.


b. Cả hai đều ghi lại hoạt động của DN trong một khoảng thời gian nhất định
c. Kết hợp cả báo cáo KQKD và bảng CĐKT sẽ cho phép ta ước lượng được dòng tiền và giá trị thị trường
của DN.
d. Cả ba phương án trên
Câu 265. ROE cho ta thông tin nào quan trọng nhất nào sau đây:
a. Tình trạng thanh khoản của doanh nghiệp.
b. Mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
c. Khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
d. Hiệu suất, hiệu quả và trình độ quản lý tài sản có của doanh nghiệp.

Câu 266. Kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm chứng tỏ điều gì:
a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm.
b. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng.
c. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động không đổi.
Câu 267. Chi phí nào sau đây làm tăng nguyên giá TSCĐ?
a. Chi phí sửa chữa định kỳ.
b. Chi phí sửa chữa phục hồi, bảo quản.
c. Chi phí sửa chữa lớn.
d. Cả b và c.
Câu 268. Chi phí nào sau đây không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu
thuế?
a. Chi phí khấu hao.
b. Chi phí thanh lý tài sản.
c. Chi phí lãi vay để nộp phạt vi phạm hợp đồng.
d. Cả ba phương án trên.
Câu 269. Bảng cân đối kế toán là gì:
a. BCTC tổng hợp phản ánh 1 cách tổng quát TS hiện có và nguồn vốn của DN tại một thời điểm.
b. BCTC tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh.
c. Cả a và b.
d. Không câu nào đúng.
Câu 270. Lợi nhuận sử dụng để chia cho các cổ đông của công ty là gì:
a. Lợi nhuận trước thuế.
b. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
c. Lợi nhuận sau thuế
Câu 271. Doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động trong các khâu nào?:
a. Khâu dự trữ.
b. Khâu sản xuất.
c. Khâu lưu thông.
d. Cả ba khâu trên.
Câu 272. Chỉ tiêu nào sau đây là nhỏ nhất:

a. Lãi gộp từ hoạt động kinh doanh.
b. Lãi gộp.
c. Lãi ròng.
d. Các chỉ tiêu trên là tương đương nhau
Câu 273. Thu nhập giữ lại là gì:
a. Số tiền mặt mà doanh nghiệp đó giữ lại được.
b. Chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập tạo ra và cổ tức đã chi trả.
c. Chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của cổ phần
d. Giá trị vốn cổ phần phân bổ trực tiếp vượt trội so với mệnh giá
Câu 274. Mục tiêu về tài chính của một công ty cổ phần là gì?
a. Doanh số tối đa
b. Tối đa hóa lợi nhuận
c. Tối đa hóa giá trị công ty cho các cổ đông
d. Tối đa hóa thu nhập cho các nhà quản lý
Câu 275. Tham gia hợp đồng bảo lãnh gồm có những bên nào?


×