Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.28 KB, 7 trang )

1

BÀI LÀM MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Mọi chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật.

- Nhận định sai
- Vì chỉ có những các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao
quyền mới có quyền ban hành văn bản pháp luật.
2 Mọi văn bản pháp luật có thể đánh số theo loại văn bản, theo loại việc hoặc đánh
số tổng hợp.
- Nhận định sai
- Vì căn cứ vào điều 7 Luật BHVBQPPL năm 2008 văn bản quy phạm pháp luật chỉ
được đánh số theo loại văn bản.
3
-

Ký thay được áp dụng khi cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới ký khi vắng mặt.
Nhận định Sai
vì: theo điều 10 nghị định 110/2004/NĐ-CP về Công tác văn thư quy định: “ở
cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của cơ quan tổ chức. Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản
thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

4 Văn bản quy phạm pháp luật luôn có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày công bố
hoặc ký ban hành.
5

Nhận định Sai
Mọi Văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc phải đăng công báo.
- Nhận định sai



- Vì căn cứ vào điều 78 Luật BHVBQPPL năm 2008 các văn bản quy phạm pháp
luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc văn bản có định biện pháp trong tình
trạng khẩn cấp có thể không đăng công báo vẫn phát sinh hiệu lực thi hành.

6 Thời hạn đăng công báo văn bản quy phạm pháp luật là trong vòng 15 ngày kể từ
ngày công bố hoặc ngày ký ban hành văn bản.
- Nhận định sai
- Vì theo Điều 13 NĐsố :100/2010/NĐ-CP quy định về công báo:
-

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng chính phủ
có trách nhiệm đăng Vb đó trên công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt
nam.

-

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng UBND cấp
tỉnh có trách nhiệm đăng Vb đó trên công báo cấp tỉnh

7

Trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng hiệu lực hồi tố.


- Nhận định sai
- Vì theo Điều 79. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật,quy
định
1. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới
được quy định hiệu lực trở về trước.

2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện
hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
8 Văn bản quy phạm pháp luật luôn được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời
điểm văn bản đó đang có hiệu lực.
- Nhận định sai
- Vì căn cứ vào điều 83 Luật BHVBQPPL năm 2008 trong trường hợp văn bản có
quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó mà không phải chỉ áp
dụng đối với các hành vi xảy tại văn bản đó đang có hiệu lực.
9 Mọi văn bản quy phạm pháp luật phải qua thủ tục ra lệnh công bố trước khi ban
hành.
- Nhận định sai
- Vì căn cứ vào điều 57 Luật BHVBQPPL năm 2008 thủ tục công bố văn bản quy
phạm pháp luật được áp dụng đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội,
UBTV Quốc hội.
10 Thẩm tra là thủ tục bắt buộc đối với mọi dự thảo của văn bản quy phạm pháp luật.
- Nhận định sai
- Vì căn cứ vào điều 41 Luật BHVBQPPL năm 2008 Thủ tục thẩm tra áp dụng đối
với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội;
Căn cứ vào điều 27, điều 31 Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 thủ tục
thẩm tra áp dụng cho dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và cấp huyện.
Còn các văn bản quy phạm pháp luật khác không áp dụng thủ tục thẩm tra
11 Văn bản áp dụng pháp luật luôn có hiệu lực thi hành ngay.
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ điều 83 luật BHVBQPPL năm 2008 về VBQPPL được áp dụng từ thời
điểm bắt đầu có hiệu lực.
12 Văn bản áp dụng pháp luật mới được ban hành thì không làm mất hiệu lực của
những văn bản áp dụng pháp luật khác.
- Nhận định sai



- Vì Căn cứ vào điều 83 luật Ban Hành VBQPPL năm 2008 quy định do tính chất cá
biệt nên khi có hiệu lực Văn Bản áp dụng PL không làm mất hiệu lực của những Văn
Bản áp dụng PL khác tuy nhiên có một số ngoại lệ như VB mới thay thế Văn Bản cũ
do cách giải quyết cùng một sự việc có khác nhau.
13 Mọi chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính.
- Nhận định sai
- Vì Thẩm quyền BHVB hành chính không được PL quy định cụ thể tuy nhiên căn cứ
vào hoạt động thực tiễn thẩm quyền BHVB hành chính được xác trong quá trình điều
hành đ/v cơ quan đơn vị thuộc cùng một hệ thống chủ thể quản lý hành chính nhà nước
có thẩm quyền Ban hành một số VB hành chính.
14 Mọi chủ thể đều có thẩm quyền kiểm tra văn bản pháp luật.
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ thẩm quyền này được quy định trong nhiều VB khác nhau như hiếm pháp
, điều 87 Luật BHVBQPPL năm 2008 tính quyền lực trong hoạt động này thực hiện bởi
các chủ thể có thẩm quyền của nhà nước.
15 Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ vào Điều 87 luật Ban Hành VBQPPL năm 2008 hoạt động kiểm tra phải
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành để xem xét về tính hợp hiến, hợp
pháp,… của văn bản pháp luật và kịp thời xử lý các vi phạm bằng các văn bản pháp
luật khác, như: Quyết định bãi bỏ, hủy bỏ văn bản…
16 VB qui định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh,
trước khi ban hành.
- Nhận định đúng
- Vì căn cứ vào điều 8 Luật BHVBQPPL năm 2008 quy định: “Văn bản quy phạm
pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được
ngay…” tức là văn bản quy định chi tiết phải phát sinh hiệu lực cùng thời điểm với
văn bản được quy định chi tiết.

17 Giám đốc Sở Tư pháp được quyền ban hành quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng
Công chứng?
- Nhận định sai
- Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm trưởng phòng công chứng
18 Cách đánh số tổng hợp luôn được các cơ quan Nhà nước ban hành văn bản có số
lượng ít áp dụng?
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ theo điều 7 luật BHVBQPPL năm 2008 việc đánh số văn bản QPPPL
phải tùy theo từng loại VB và năm ban hành .
19 Tất cả các Nghị quyết của Quốc hội đều là văn bản quy phạm pháp luật?


- Nhận định sai
- Vì Căn cứ khoản 3 điều 11 quy định cụ thể NQ của Quốc hội được ban hành để QĐ
nhiệm vụ phát triển KT-XH , dự toán ngân sách nhà nước phân bổ ngân sách TW…

20 Nghị định của Chính phủ chỉ là loại văn bản dùng để cụ thể hoá thi hành Luật,
Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH?
- Nhận định sai
- Vì căn cứ vào điều 15 Luật BHVBQPPL năm 2008 Nghị định của Chính phủ
còn dung để quy định các vấn đề khác, như: quy định các biện pháp cụ thể để
thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ,
quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính
phủ…
21 Chánh án TANDTC không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
- Nhận định sai
- Căn cứ vào điều 70 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định xây dựng ban hành thông
tư của chánh án TANDTC.
22 Chính phủ được quyền ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật.

- Nhận định đúng
- Vì căn cứ vào điều 2 Luật BHVBQPPL năm 2008 Chính phủ được quyền ban
hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật khi ban phối hợp ban hành cùng với
cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội đó là nghị quyết liên tịch
23 Văn bản pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật?
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ vào luật BHVBQPPL của HĐNDvà UBND năm 2004, điều 1 luật
BHVBQPPL năm 2008 quy định VBQPPL là VB do cơ quan nhà nước Ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật
này.
24 Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật.
- Nhận định đúng
- Vì VBADPL Do nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội
chứa đựng quy tắc cụ thể áp dụng một lần cho 1 chủ thể nhất định ban hành trên cơ sở
VBQPPL
25 Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Nhận định sai
- Vì căn cứ vào điều 2 Luật BHVBQPPL năm 2008 chỉ có các chủ thể được quy định
tại điều 2 mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó thẩm quyền


ban hành văn bản quy phạm pháp luật là thẩm quyền chung của UBND không phải là
thẩm quyền của Chủ tịch UBND.
26 Tất cả các cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành thông tư liên tịch.
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ vào điều 2 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định cơ quan ban hành thông
tư liên tịch là của VTVKSND, CATANDTC, bộ trưởng và các thủ trưởng cơ quan ngang
bộ.
27 Chính phủ có quyền tự mình ban hành Nghị định qui định những vấn đề hết sức
cần thiết nhưng chưa có điều kiện xây dựng thành luật hay pháp lệnh.

- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ vào khoản 4 điều 14 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định những vấn đề
cần thiết nhưng chưa đủ đk xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng nhu cầu quản
lý NN, Quản lý KT , QL XH . Việc Ban hành NĐ này phải được sự đồng ý của
UBTVQH.

28 Công dân có quyền đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa
đổi bổ sung VBQPPL.
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ Điều 93 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định:
Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường
xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có
quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình
phát triển của đất nước thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy
phạm pháp luật.
29 Trong trường hợp các VB có qui định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng VB
có hiệu lực PL cao hơn.
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ khoản 2 , Điều 83 luật BHQBQPPL năm 2008 Áp dụng văn bản quy
phạm pháp luật quy định cụ thể “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao
hơn”.
30 Văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực về thời gian kể
từ ngày ký ban hành?
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ vào điều 78 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định thời điểm có hiệu lực



của VB QPPL không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành trường hợp
các VBQPPL quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp.
31 Muốn soạn thảo văn bản được chính xác phải dùng từ đơn nghĩa?
- Nhận định đúng
- Vì Cần phải hiểu và xác định rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ. Đây không chỉ là vấn
đề hình thức mà ngôn ngữ còn ảnh hưởng tới nội dung của văn bản. Trước hết, người
soạn thảo cần chú ý rằng ngôn ngữ được soạn thảo không phải chỉ để dành cho những cán
bộ, công chức nhà nước mà phải làm cho mọi người dân ở các trình độ học vấn khác
nhau, học vấn thấp cũng đều có thể hiểu được.
32 UBND được quyền ban hành chỉ thị?
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ vào điều 2 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định UBND được ban hành
VBQPPL.
33 Đối với văn bản không có tên loại thì phần trích yếu nằm dưới phần số, kí hiệu?
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ theo thông tư liên tịch số 55/2005 thể thức văn bản quy định cụ thể.
34 Chánh án TANDTC không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ vào điều 2 luật BHVBQPPL năm 2008 quy định Chánh án TANDTC
được ban hành VBQPPL là thông tư, thông tư liên tịch.
35 Văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành được gửi trực tiếp đến các đối
tượng tiếp nhận?
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ vào điều 78 của luật BHVBQPPL năm 2008 quy định chi tiết về
VBQPPL sau khi ban hành thì phải gửi đến công báo nếu kg đưa lên công báo thì coi như
kg có hiệu lực PL trừ trường hợp bí mật của nhà nước.
36 Tại thời điểm Nghị định hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật chưa có hiệu lực luôn
áp dụng Luật.
- Nhận định sai

- Vì Theo luật BHVBQPPL 1996 sửa đổi năm 2002, nghị định 161 hướng dẫn áp
dụng luật khi đã có hiệu lực nếu có lợi cho đối tượng áp dụng , nếu bất lợi thì áp dụng từ
thời điểm NĐ có hiệu lực. .
37 Trong trường hợp sáp nhập hai tỉnh, thì tỉnh nào áp dụng văn bản của Tỉnh đó.
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ Vào khoản 2 điều 50 luật BHVBQPPL của HĐND, UBND năm 2004
quy định “ Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một đơn vị
hành chính mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân


của đơn vị hành chính được sáp nhập có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến
khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản
quy phạm pháp luật thay thế”.
38 Thể thức của văn bản áp dụng pháp luật bắt buộc phải có đầy đủ các thành phần
như văn bản quy phạm pháp luật.
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ theo điều 5 NĐ số 110/2004 NĐ/CP của chính phủ về công tác văn thư
luôn trữ.
39 Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền đình chỉ thi hành văn bản và bãi bỏ văn bản sai
trái của UBND cấp huyện.
- Nhận định đúng
- Vì Căn cứ vào hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001, luật BHVBQPPL năm 2008,
NĐsố 40/2010 ngày 12/04/2010 về kiểm tra xử lý VBQPPL.
40 Chỉ có Chủ tịch UBND mới có quyền ban hành chỉ thị là văn bản quy phạm pháp
luật..
- Nhận định sai
- Vì Căn cứ vào điều 2 chỉ có UBND mới có quyền Ban hành chỉ thị là VBQPPL.




×