Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giải pháp virtual desktop infrastructure vdi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.13 KB, 5 trang )

Giải pháp virtual desktop infrastructure vdi
Có người đã hỏi tôi rằng, nếu doanh nghiệp có tới 200-300 máy tính thì quản trị thế nào,
có phức tạp không. Tôi đã trả lời rằng, nếu là mạng truyền thống thì cực kỳ phức tạp, còn
với Cloud desktop thì vô cùng đơn giản. Vì sao vậy ?
Chúng ta đều biết rằng, với hệ thống mạng truyền thống, chúng ta sẽ có rất nhiều thiết bị
kết nối tạo nên 1 mạng. Không xét các thành phần mạng core, tôi chỉ xét riêng mảng
client thôi, sẽ có tới vài trăm bộ máy tính cùng tham gia mạng. Với từng đấy người sử
dụng, các quản trị viên, đặc biệt các vị trí supporter hẳn sẽ rất vất vả để cài đặt hệ điều
hành, cài phần mềm ứng dụng, hay khắc phục sự cố cho từng người. Chắc chắn một điều,
để đảm bảo phục vụ tốt, kỹ thuật viên phải mất cả 8 tiếng đồng hồ, ngày này qua ngày
khác chỉ để bao phủ một khối lượng công việc khổng lồ. Một số quản trị viên giàu kinh
nghiệm có thể áp dụng các công cụ hỗ trợ như remote desktop, teamviewer, group
policy… để thực hiện troubleshoot, update phần mềm tự động, nhưng như thế vẫn chưa
đủ. Nếu chẳng may có sự cố với phần cứng, kỹ thuật sẽ phải đến tận nơi, thậm chí từng
chi nhánh công ty tại các vị trí địa lý khác nhau để khắc phục sự cố, và hẳn việc phải
thường xuyên đi lại đối với kỹ thuật vốn chẳng mấy thú vị.

Đối với cấp quản lý, sau 3 năm đầu tư, hàng trăm bộ phần cứng máy tính bỗng trở thành
gánh nặng, khi chi phí bảo hành bảo trì ra sức hút máu túi tiền của doanh nghiệp. Mặt
khác, sau từng ấy năm, công nghệ máy để bàn đã thay đổi rất nhiều, rất khó để có thể tìm
kiếm thiết bị thay thế cho đúng chủng loại. Nếu có cũng là hàng tồn, hàng sửa chữa, hàng
bóc máy cũ vội vàng nhậm nhuội dán tem để bán cho được giá. Vì thế nhiều doanh
nghiệp buộc phải yêu cầu nhân viên khắc phục và sống chung với lũ, chờ thời cơ tái đầu


tư. Đối với những nhân viên vốn dĩ phải xử lý nhiều tiến trình, và thường hay cập nhật
phần mềm mới để kịp xu hướng thì việc chờ đợi để thay đổi phần cứng trong mòn mỏi là
điều thật kinh khủng. Lưu ý tốc độ thay đổi các phiên bản phần mềm ngày một nhanh
khiến cho phần cứng trở nên nhanh chóng lỗi thời. Càng cập nhật nhiều tính năng phần
mềm, càng đòi hỏi cấu hình lớn. Xem ra, với hệ thống truyền thống, gánh nặng đang đè
cả lên vai quản lý và kỹ thuật.


Hiểu rõ được những vấn đề đó, các hãng giải pháp ảo hóa cho ra đời những công nghệ
mang tính đột phá tạo nên một cuộc cách mạng mới trong hệ thống các doanh nghiệp.
Nếu như ở mạng core, người ta dần quen với câu nói ” định nghĩa mạng bằng một dòng
lệnh”, thì với hệ thống máy trạm ảo người ta cũng dần quen với slogan của Vinaphone ”
luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” về mặt tiện dụng. Khởi điểm là Vmware, sau đó là Xen
Citrix và các hãng khác dần giới thiệu các khái niệm máy để bàn ảo. Ở đó, bạn không
nhất thiết phải ngồi tại công ty để làm việc giữa đêm khi hệ thống có sự cố. Ở đó, dù bạn
đang ở đâu trên trên thế giới, bạn cũng có thể tổng hợp báo cáo kinh doanh, lập kế hoạch,
thậm chí làm nốt dự án đồ họa đang dở dang chỉ với... 1 chiếc máy tính bảng là đủ. Ở đó,
trong văn phòng công ty dần thưa vắng bóng dáng của những chiếc case máy tính cồng
kềnh, bạn sẽ chỉ thấy những hàng màn hình đều tăm tắp, nhưng bộ bàn phím chuột gọn
gàng, và gầm bàn chỉ làm 1 nhiệm vụ duy nhất là … để chân.

Nhiều bạn kỹ thuật viên sẽ nghĩ ngay đến công nghệ bootrom, mặc dù tôi thích cách suy
nghĩ của các bạn nhưng rất tiếc không phải như vậy. Vmware đưa ra công nghệ Horizon
View, Xen Citrix đưa ra công nghệ Xen Desktop, bản chất của công nghệ này là trên máy
chủ tạo ra nhiều máy ảo (vhost) cài hệ điều hành máy trạm, người sử dụng khi này chỉ
cần duy nhất màn hình, bàn phím chuột làm thiết bị ngoại vi cắm vào 1 thiết bị thinclient


hoặc zeroclient hoặc tích hợp sẵn trên các màn hình chuyên dụng đời mới. Module này
chịu trách nhiệm tạo môi trường kết nối và truyền nhận dữ liệu input/output từ thiết bị
ngoại vi của người sử dụng đến máy chủ View. Toàn bộ vấn đề xử lý nằm tại server hay
lõi của đám mây, và các thiết bị đầu cuối của người sử dụng kể cả các smart device vẫn
đơn thuần chỉ là thiết bị ngoại vi, hoàn toàn không có xử lý dữ liệu gì trên đó. Vì thế bạn
đừng lấy làm lạ rằng với cấu hình chip lõi tứ , ram 2G mà tôi vẫn đồ họa, vẫn soạn thảo
word excel, thậm chí chơi game một cách đàng hoàng. Bí mật nằm hoàn toàn trên máy
chủ.

Ảo hóa những năm trước đây mới chỉ đáp ứng được các công việc văn phòng vốn dĩ hỗ

trợ 8 bit đồ họa và độ phân giải thấp. Kể từ khi các hãng sản xuất phần cứng card đồ họa
như Nvidia hay AMD cho ra đời các sản phẩm card dành cho máy chủ thì mọi việc đã
khác. Bạn hoàn toàn có thể chơi call of duty trên máy tính ảo của mình thông qua đám
mây với những trải nghiệm như thật. Mặc dù thời điểm này, card đồ họa cho máy chủ còn


khá đắt đỏ ( khoảng 4000$) nhưng thời gian tới công nghệ này sẽ trở nên phổ biến.
Khi áp dụng công nghệ máy để bàn ảo vào doanh nghiệp, bài toán 300 máy tính thậm chí
hàng ngàn máy tính sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Quản trị viên chỉ cần ngồi một chỗ, sử
dụng giao diện duy nhất để console đến bất cứ máy tính nào trong mạng mà không cần
phải chạy tận nơi, và thực hiện tất cả mọi tác vụ. Phần cứng của người dùng khi này chỉ
còn bàn phím chuột và màn hình vốn dĩ rất tối giản nên ít xảy ra lỗi. Ngoài ra, việc nâng
cấp cấu hình như ram chip ổ cứng cho máy trạm cũng vô cùng đơn giản chỉ bằng vài cú
click chuột từ admin. Điều này nhanh chóng giải quyết bài toán về cấu hình máy trạm,
thay vì phải mua thiết bị cắm thêm như hệ thống cũ. Các quản lý cũng không cần phải
đau đầu tính toán khấu hao, hạch toán tái đầu tư trong một thời gian dài cho hệ thống
máy tính của doanh nghiệp, bởi lẽ vòng đời của các thiết bị máy chủ bao giờ cũng dài
hơn máy trạm, và khi xây dựng hệ thống ảo hóa các quản trị viên bao giờ cũng tính toán
dư thừa về hệ thống để tiện mở rộng sau này. Vì thế, nếu quyết định đầu tư xây dựng đám
mây ảo tại công ty, doanh nghiệp sẽ phải bỏ 1 khoản chi phí đáng kể ngay ban đầu.
Nhưng xét về lâu về dài, với những chi phí lặt vặt hàng năm cho bảo trì và mở rộng hạ
tầng truyền thống, thì ảo hóa lại chiếm thế thượng phong.

Dẫu sao dù nhiều ưu điểm, nhưng chi phí hạ tầng ban đầu đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ là quá sức, chưa kể nhân lực vận hành hệ thống cũng cần đạt một số trình độ nhất
định, đó là cái khó. Hiểu được điều đó, công ty cổ phần giải pháp hệ thống Máy Chủ Hà
Nội đã đầu tư hạ tầng thiết bị và nhân lực một cách bài bản nhằm tạo ra cho khách hàng
những dịch vụ về điện toán chất lượng nhất, với chi phí rẻ.. không thể tin nổi. Gánh nặng
đầu tư hệ thống thay vì đặt lên vai doanh nghiệp giờ đây đã được Máy Chủ Hà Nội san sẻ
trên chính đôi vai của mình.

Chi phí :


Giảm chi phí đầu tư thiết bị ban đầu : giảm số lượng server vật lý, client sử dụng
Thin/Zero Client với chi thấp nhiều lần so với PC thông thường.
Giảm chi quản lý – với 1 IT sẽ quản lý trung bình 100 máy vật lý, nhưng với VDI 1 IT có
khả năng qản lý lên tới 500 máy ảo, giảm chi phí thuê IT và chi phí bảo trì hàng năm hệ
thống.
Giảm chi phí điện năng tiêu thụ – với số lượng server giảm sẽ tiết kiệm điện năng server
tiêu thụ và điện năng làm mát hệ thống. Bên cạnh đó, Thin/Zero Client cũng tiêu thụ ít
điện năng hơn PC thông thường.
Tiết kiệm tài nguyên lưu trữ, tránh lãng phí – với Golden/Master Image sẽ tiết kiệm tài
nguyên lưu trữ, tận dụng khả năng ảo hóa và cơ chế Thin Provisioning ( xài nhiu lấy nhiu
) giúp tiết kiệm tối đa tài nguyên server.
Management – Quản lý :
Tăng khả năng quản lý tập trung – chỉ với web browser quản trị viên đã có thể quản lý
toàn bộ hệ thống, khả năng troubleshot từ xa lên tới 95%.
Tăng khả năng mở rộng hệ thống với “vài nốt nhạc” – chỉ với vài thao tác click chuột thì
đã có thể xây dựng 1 không gian làm việc cho user mới.
Security – Bảo mật :
Tăng khả năng bảo mật thông qua quản lý tập trung.
Update/Patch/Backup/Restore dễ dàng nhanh chóng



×