Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề cương ôn môn Nhân Học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.88 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG_NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chương 2:
Câu 1: Quá trình hình thành con người?
Trả lời:
* Quá trình hình thành con người là một chặng đường dài của tiến họ Người hominidae với các hominid để cuối
cùng xuất hiện một nhánh duy nhất dẫn đến con người. Trong 30 năm gàn đây nhiều cuộc khai quật được tiến hành
=> Các nhà nghiên cứu đã khái quát về quá trình hình thành và tiến hóa loài người như sau:
1. Những dạng hóa thạch họ người (Hominidae) đầu tiên
− Ramapitec là hóa thạch đầu tiên được chấp nhận là đại diện nguyên thủy của người (Hominidae)
được tìm thấy vào những năm 1934-1937 ở Bắc Ấn Độ, sau này tìm thấy ở Pakistan. Ramapitec tồn
tai cách đây 14 triệu năm với hai loài: R-harienis và R-brevirostris. Ramapitec đã đứng thẳng và đi
bằng hai chân.
− Ôreôpitec 1872 lần đầu tiên phát hiện một số răng cua Ôreôpitec, 1958 một bộ xương khá đầy đủ
của Ôreôpitec được phát hiện.



Hình thái xương chậu, xương đùi, xương gót chân đã tương đối đặc trưng cho sự đi thẳng.
Cấu tạo hàm răng với cung hàm cuốn tròn cạnh, nanh giảm kích thước, không có khoảng trống
bên, dung tích sọ 400 cm3, phần mặt bớt dô.

− Gigantôpitec (1934- 1935) phát hiện một số răng, đên 1956-1958 phát hiện được 3 xương hàm dưới
hang đá vôi (Trung Quốc), tiếp đó 1968 phát hiện thêm một xương hàm dưới (Ấn Độ), 1965 phát
hiện răng (Lạng Sơn- Việt Nam)
• Gigantôpitec cũng có rất nhiều đặc điểm gioongsw người
 Tập đi bằng hai chân, bộ não và hoạt động thần kinh phát triển (loài này được coi là tổ tiên trực tiếp của
loài người)
2. Oxtralôpitec –tổ tiên trực tiếp của loài người
Các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sâu có thể thấy một số đặc điểm chung như sâu:
− Dung tích sọ trong khoảng 440-530 cm 3, thành hộp sọ mỏng. Hộp sọ loe rộng nhất ở phần đáy. Ở lọai hình
vạm vỡ thường có gờ docjtreen vòng sọ.


− Dạng thanh mảnh cung mày dô vừa phải, dô nhiều ở dạng vạm vỡ.
− Phần mặt kích thước lớn so với phần hộp sọ.
− Cấu tạo phần sau hộp sọ, xương hông, xương chi chứng tỏ Oxtralôpitec đã đi thẳng bằng hai chi sau.
− Oxtralôpitec mới chỉ biết sử dụng công cụ (sử dụng xương- sừng động vật móng guốc lớn), mầm mống
văn hóa của loài người, chứ chưa làm ra công cụ.
3. Người khéo léo
− Các mẫu hóa thạch: trong những năm 1960-1963 vợ chồng nhà nhân học Loui và Mảy Leakey đã tìm thấy
sọ của một đứa trẻ em chừng 12 tuổi, niên đại khoảng 2 triệu năm.
− Sọ này có dung tích 683 cm 3, cấu tạo hàm răng và hình thái các gờ bám của cơ trên sọ rất giống ở người
theo hai nhà nhân học này thì đây thực sự là con người đầu tiên và đặt tên Hôm habilis Leakey.
• Sau đó nhiều xương cốt của Homo habilis cho phép thừa nhận đó là con người và là tổ tiên xưa nhất
của con người.
− Đặc điểm hình thái, sinh lý: Người khéo láo nhỏ và mảnh dẻ, cao khoảng 1,5m, nặng 25-50kg, đã có sự
phân hóa hình thái giới tính rõ rằng, cá thể đực lớn gấp đôi các cá thể cái.
• Các mẫu hóa thạch thường ở tuổi 20, những cá thể ở tuổi 30 đã già chứng tỏ tuổi thọ không dài.
• Dung tích sọ từ 600cm3 – 800cm3, to hơn Ôxtralôpitec, mặt thu hẹp, vùng trán nhô lên, gờ mắt ít nổi
rõ, hàm nhỏ răng nhỏ hơn đó là những đặc điểm gần giống với người hiện đại
1




Nhưng các chi trước dài hơn các chi sau, các ngón tay có khả năng cầm nắm chặt chứng tỏ còn có
thể trèo nhảy trên cây. Riêng bàn chân giống người hiện đại.
− Cách sống: Homo habilis sống dưới các tán lá cây, thu lượm trái, hạt, rễ, củ làm phần thức ăn quan trọng,
săn bắt các loài động vật nhỏ
• Homo habilis sống thành từng bầy khoảng vài chục cá thể, nhưng chưa phải là đời sống xã hội.
− Người khéo léo đã biết làm ra công cụ lao động: đó là những viên cuội được ghè đẽo, tuy sơ sài nhưng
chứng tỏ họ đã có sự gia công.
• Với việc chế tạo ra công cụ lao động, nền văn hóa đầu tiên của loài người đã ra đời.

• Người khéo léo đã săn bắt tốt, nguồn thức ăn thịt nhiều hơn góp phần đáng kể cho hoạt động trí não
• Người khéo léo đã nhận biết các mùa, âm thanh và mùi chính xác, tri thức được tích lũy dần.
− Đó là tổ chức xã hội sơ khai, một tín hiệu ngôn ngữ đơn giản (cử chỉ, nét mặt) để trao đổi. Đó là những
mầm mống văn hóa sơ thủy. Điều này khác hẳn với động vật
4. Người đứng thẳng (Homo Erectus)
Tiếp nối người khéo léo trong họ người là một loài gọi là người đứng thẳng (Homo Erectus)
− Các mẫu hóa thạch: Mẫu hóa thạch đầu tiên do người bác sỹ quân y người Hà Lan phát hiên ở Inđônêsia
(1891-1893).
• Hóa thạch gồm răng, xương đùi dài 45,5 cm và một vùng sọ có dung tích áng chừng 850-940cm 3.
• 10/1907 cũng tìm thấy hàm to có răng ở Đức, loài này cũng được coi là thuộc loài Homo Erectus
• Sau này cũng được các nhà nghiên cứu phát hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
− Hình thái- sinh lí: Homo Erectus cao khoảng 1,4- 1,8m, sọ não từ khoảng 750-1400cm 3, lớn hơn Homo
Habilis nhưng nhỏ hơn người hiện đại.
• Dáng sọ thấp, dung tích sọ nhỏ, thành xương sọ dày gờ cung mày nổi rõ, phần mặt nhô nhiều, cằm
lẹm, ..
• Lỗ chẩm và cột sống cho thấy đã có dáng đi thẳng, tuy còn khom.
• Đặc biệt thanh quản ở vị trí thấp chứng tỏ chưa có khả năng phát ra tiếng nói có âm tiết.
− Cách sống: đời sống của Homo Erectus phát triển hơn so với H. habilis, là đi thẳng và sự tăng nhanh thể
tích hộp sọ.
• Kỹ thuật chế tác công cụ của họ từng bươc tiến bộ,công cụ của Homo Erectus đã có hình dáng nhất
định thích dụng với từng loại công việc như: loại dùng để nạo, gọt, loại dùng làm mũi nhọn, loại
làm búa, …
− Homo Erectus sống thành từng bầy khoảng vài ba chục người để thu lượm, các thức ăn thực vật từ củ,
hạt,hoa, quả và săn bắt các loài động vật từ nhỏ như ốc, hến, cá, rùa, chim choc,… đến các thú lớn như
hươu, nai.
• Họ chưa biết làm ra lửa nhưng đã biết sử dụng lửa. Lửa giúp người đứng thẳng có thêm sức mạnh
chống thú dữ, sưởi ấm => họ đã có thể mở rộng vùng cư trú, họ vẫn chưa dung vật liệu che thân.
5. Người cổ Xapiên ( Homo Sapien Neandertalensis)
 Sự phát hiện người Nêandectan
− Năm 1856 đã phát hiện di chỉ của Nêandectan ở Đức sau đó đã tìm thấy di chỉ của Nêandectan ở nhiều châu

lục. Các nhà nhân học coi đây là hình người cổ trong quá trình tiến hóa thành người hiện đại.
− Hình thái- sinh lí: chiều cao dao động từ 1,55m ở nữ,1,7m ở nam.
• Vòm sọ thấp nhưng kích thước so thay đổi từ 1300cm 3- 1700cm3, gờ mày dô thành mái lien tục từ
trái sang phải, bề rộng lớn nhất của sọ dịch xuống thấp, thành xương sọ tương đối dày.
• Phần mặt dô ra trước, càng vát nhẹ ra sau.
• Cung răng rộng và doãng,răng to.
• Xương chi to, khỏe, tương đối ngắn
• Diện bám cac cơ phắt triển và chắc.
=> người cổ Xapiên Nêandectan tiến hóa cao hơn người đứng thẳng
2


− Đời sống người cổ Xapiên: đời sống tiến bộ đáng kể về đời sống xã hội.
• Công cụ ghè đẽo cẩn thận, cân xứng và giảm kích thước, định hình theo chức năng mà tiêu biểu là
mũi nhọn và cái nạo. Xương sừng động vật được sử dụng phổ biến.
• Hái lượm, săn bắt vẫn là hoạt động kiếm ăn hằng ngày, nhưng đã có phân công lao động: phụ nữ, trẻ
em thì hái lượm , tìm kiếm những động vật nhỏ, săn bắt những động vật lớn, chạy nhanh là công
việc của nam giới. Họ tập trung thành các đoàn thể để vây, đuổi, lùa các con thú xuống hố sâu,.. .
• Nguồn thức ăn được đảm bảo, cuộc sống con người no đủ hơn nên tuổi thọ đã được nâng cao hơn,
bình quân là 30 tuổi.
• Làm ra lửa là một thành quả quan trọng của người cổ Xapiên
• Người cổ Xapiên đã biết dùng da thú làm vật liệu che thân, thường trú ở cửa hang, dưới mái đá hoặc
làm lều bằng xương và da thú lớn ngoài trời
• Tổ chức xã hội của người cổ Xapiên đã có nhiều đổi mới. Trong cộng đồng bắt đầu có sự phân biệt
thành các thế hệ người già, trung niên, trẻ em. Hôn nhân giữa nam và nữ theo chế độ quần hôn,
người cổ Xapiên đã biết chon người chết dưới nghi thức nhất định => chứng tỏ họ không chỉ phát
triển ý thức về đồng loại mà đã có ý thức về một “thế giới mới” sau khi chết.
• Người cổ Xapiên sống thành tập đoàn, để tổ chức săn bắt tập thể, cùng nhau chế tạo công cụ lao
động chắc hẳn họ đã sử dụng một thứ ngôn ngữ đơn giảm, nhưng chưa có tiếng nói có âm tiết.
6. Người hiện đại Xapiên

Sự phát hiện người hiện đại Xapiên
Câu 2: Các chủng tộc trên thế giới?
1. Các thuyết về sự hình thành chủng tộc?
* Có 3 quan điểm:
− Thuyết nhiều trung tâm (do … và Toma ) khởi xướng trong năm 1939, thuyết này cho rằng có 4 trung tâm
xuất hiện từ trung tâm phát triển thành các đơn vị chủng độc lập, không lien quan đến nhau: Đông Nam Á,
Đông Nam và Tây Nam Á.
− Thuyết một trung tâm gốc ban đầu là khu vực giáp ranh giới 3 châu (Á, Âu, Phi), phát triển thành hai
nhánh: Nhánh Tây Nam và Nhánh Đông Bắc.
− Thuyết hai trung tâm do Alécxe -ếp khởi xướng, cho rằng ngay từ thời kì người tố cổ phân thành hai nhóm:
nhóm Tây Bắc và Đông Nam
2. Các đặc điểm phân loại chủng tộc?
1) Sự cấu tạo các sắc tố
2) Dạng tóc
3) Mức độ nhiều hay ít của lớp lông thứ 3 trên cơ thể
4) Hình dạng khuôn mặt
5) Hình dáng mắt
6) Hình dáng mũi
7) Hình dáng môi
3


8) Hình dáng đầu
9) Tầng vóc
10) Tỉ lệ thân hình
11) Răng
12) Vân tây
3. Nguyên nhân hình thành chủng tộc?
− Sự thích nghi với điều kiện môi trường địa lý tự nhiên.
− Sự trao đổi trong hôn nhân

− Sự sống biệt lập với các nhóm người
Chương III.
Câu 3. Khái niệm dân tộc, tộc người, tộc người thiểu số?
1. Dân tộc
Thuật ngữ dân tộc ở nước ta từ lâu được với hai nghĩa:

Khi nói đén dân tộc Kinh, DT Tày, hay Ba Na chúng ta hiểu đó là một cộng đồng tộc người.

Khi gọi dân tộc Việt Nam ta lại hiểu đó là quốc gia Việt Nam với một thể chế chính trị nhất định, có lãnh
thổ, một tiếng nói giao tiếp chung giữa các tộc người trong một quốc gia, có một ý thức tự giác của mỗi
người là thành viên của dân tộc đó bên cạnh ý thức về tộc người của mình.
 Dân tộc hiểu theo ý nghĩa này dùng để chỉ thuật ngữ dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc.
2. Tộc người
− Tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên
những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoặt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng một tộc
danh chung.
3. Dân tộc người thiểu số
− Dân tộc thiểu số hay sắc tộc là khái niệm được dùng khá lâu trong nghiên cứu nhân học cho nên có nhiều
định nghĩa
− Theo từ điểm Bách Khoa (Việt Nam, 1995) đưa ra định nghĩa: Dân tộc thiểu số là dân có số dân ít, cư trú
trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó có một dân tộc chiếm số đông. Trong quốc gia có nhiều
thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về
dân tộc mình. Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng
ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế- xã hội còn khó khăn, vì vậy nhà nước tiến bộ
thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa bỏ những chênh lệch trong sự phát triển kinh tếxã hội giữa các dân tộc đông người và dân tộc thiểu số
Câu 5: Các tiêu chí phân định tộc người
1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản để người ta xem xét sự tồn tại của một dân tộc và đẻ phân biệt các tộc người
khác nhau.

• Là phương tiện giao tiếp cơ bản, tiếng nói phục vụ cho mọi lĩnh vực xã hội từ sản xuất đến các hình
thái văn hóa tinh thần.
• Ngôn ngữ còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nội bộ cộng đồng tộc người.
4


• Ngôn ngữ không những thể hiện thành phần tộc người mà còn thể hiện cả tình cảm tộc người.
• Một thực tế thường thấy là nhiều dân tộc vốn là những tộc người độc lập có thể nói chung một thứ
tiếng (ví dụ: Tiếng Anh ko chỉ có người anh sử dung mà còn có nhiều dân khác sử dụng như người
Xcốtlan, người Mỹ, người Canada, …)
• Có một số tộc người mà các nhóm riêng biệt của nó lại nói những thứ tiếng khác nhau. Ví dụ: Việt
nam có tộc người Cao Lan- Sán Chỉ thì tiếng nói nhóm Cao Lan thuộc ngôn ngữ Tày- Thái, còn
tiếng Sán Chỉ lại thuộc ngôn ngữ Hán.
2. Văn hóa.
Văn hóa được coi là một tiêu chí quan trọng để xác định tộc người.
− Văn hóa của tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một tộc người nào đó, do tộc người
đó sang tạo ra hay tiếp thu vay mượn của các tộc người khác trong quá trình lịch sử.
− Còn văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể giúp
cho việc phân biệt tọc người này với tộc người.
− Chionhs văn hóa tộc người là niềm tảng nẩy sinh và phát triển của ý thức tự giác tộc người, mang tính
đặc trưng và đặc thù tộc người, thể hiện tính nawngcoos kết tộc người làm cho tộc người này khác với
tộc người khác. (truyền thống tộc người)
− Các yếu tố văn hóa tộc người truyền thống làm nên diện mạo của nó.
3. Ý thức tự giác tộc người
− Ý thức tự giác toovj người là ý thức tự coi trọng mình thuộc về một dân tộc nhất định được thể hiện trong
hang loạt yếu tố: sử dụng một tên gọi tên tộc người chung thống nhất, có ý niệm chung về nguồn gốc lịch
sử, huyền thoại về tổ tiên và vận mệnh lịch sử của tộc người.
− Ý thuwcx tộc người còn thể hiện qua cộng đồng các giá trị và biểu tượng của văn hóa dân tộc.
Câu 6: Các khối cộng dồng tộc người.
Trong phân chia các khối cộng đồng tộc người các nhà nghiên cứu chia thành: cộng đồng tộc người thân

thuộc (họ hàng) – nhóm địa phương – một bộ phận của tộc người có những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa
riêng và có ý thức về nhóm mình bên cạnh ý thức chung về dân tộc.
1. Cộng đồng người thân thuộc
− Cộng đồng tộc người thân thuộc xét về mặt nguồn gốc lịch sử chúng có mối quan hệ nguồn gốc với nhau và
cho đến hiện nay các tộc người còn duy trì sự gần gữi về ngôn ngữ và văn hóa.
2. Nhóm địa phương
− Nhóm địa phương là một bộ phận tộc người nhất định, còn có nhũng mối quan hệ lịch sử, ngôn ngữ, văn
hóa và ý thức tự giác của mình về tộc người đó. Trong khi đó họ lại thấy sự cần thiết cố kết với nhau thành
một nhóm địa phương với các đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa có tên gọi riêng của nhóm. (xem thêm GT/83)
Câu 7: Các tộc người ở Việt Nam.
1. Khái quát về sự phân bố dân cư, dân tộc
− Các dân tộc ở Việt nam thuộc ngữ hệ Nam Á.

Nhóm Việt – Mường

Nhóm Môn – Khmer

Nhóm Tày – Thái

Nhóm Hmông – Dao

Nhóm Kađai

Các tộc người ngữ hệ Nam Đảo

Các tộc người thuộc ngữ hệ Tạng – Hán
2. Đặc các dân tộc Việt Nam
* Đặc điểm dân số và cư trú
5



− 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm khoảng 14% dân số, người Việt (Kinh) chiếm đến 86% dân số
cả nước.
− Số lượng dân cư các dân tộc thiểu số không đồng đều
− Các dân tộc ở nước ta cư trú phân tán xen cài
3. Đặc điểm kinh tế
− Sinh hoạt kinh tế của các dân tộc ở nước ta thể hiện tính đa dạng giữa các dân tộc, giữa các khu vực.
− Cư dân ở đồng bằng thì canh tác kết hợp nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp,
tộc người này có trình độ cao về kĩ thuật canh tác.
− Đặc điểm kinh tế truyền thống của dân tộc thiểu số là dựa vào thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp,
phân công lao theo giới tính, tuổi tác; kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động cơ bắp là chủ yếu
4. Đặc điểm xã hội
− Do nhiều nguyên nhân lịch sử và địa lí nên các dân tộc ở nước ta phát triển không đồng đều giữa các
vùng.
− Các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên cho đến cuối thế kỉ XIX xã hội của họ đang ở trong giai đoạn
cuối của xã hội nguyên thủy tan rã bước sang xã hội có giai cấp. Tổ chức xã hội duy nhất của họ là
làng, ruộng đất là của cộng đồng, xuất hiện tư hữu nhưng chưa xâu sắc, các dân nói ngôn ngữ Nam
Đảo họ còn bảo lưu chế độ mẫu hệ, các dân tộc nói NN Môn – Khmer phần lớn là chế độ phụ hệ
− Các dân tộc ở phía Bắc đã có sự phân hóa giai cấp, đẳng cấp. Ở đó chúa đất được coi là tượng trưng
cho quyền lực của bản mường, xã hội tồn tại tầng lớp quý tộc và nông dân.
− Ở vùng đồng bằng thì xã hội tồn tại chế độ tư hữu khá phổ biến, phân hóa giai cấp khá sâu sắc.
5. Đặc điểm văn hóa
− Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất và đa dạng.
− Là văn hóa cư dân trồng trọt lúa nước và lúa cạn của vùng nhiệt đới gió mùa.
− Trong sinh hoạt, phương tiện đi lại , tổ chức xã hội, lễ hội và tín ngưỡng.
Chương V
Câu 8: Khái niệm nguồn gốc, chức năng của tôn giáo
1. Khái niệm tôn giáo
2. Chức năng của tôn giáo
Các tôn giáo làm giảm đin sự lo lắng, đưa đến con người một niềm tin

Câu 9: Các loại hình tôn giáo
* Khi phan loại tôn giáo có nhiều quan điểm khac nhau, đứng trên bình diện gốc độ của từng nhà khoa học.
1. Vạn vật hữu linh
− Tín ngưỡng này cho rằng mọi động vật, thực vật trên thế giới này đều có linh hồn và đầy sức sống, từ ĐVTV, công cụ, nhà ở, sông suối đều có linh hồn và có thể gây hại hay đem lại những điều tốt lành cho con
người, con người phải thờ cúng và quan tâm đến nó.
− Nguyên nhân tồn tại do nhận thức của con người còn hạn chế trong xã hội nguyên thủy về các lực lượng tự
nhiên của xã hội. Trình độ phát triển xã hội , đời sống xã hội còn bất bênh.
2. Toten giáo – tín ngưỡng vật tổ
− Thuật ngữ “Toten giáo” bắt nguồn từ ngôn ngữ người thổ dân da đỏ châu Mỹ với ý con người có nguồn
gốc, mối quan hệ với loại động vật hay thực vật nào đó, hình thái tôn giáo cho rằng con người có nguồn gốc
với một loại thục vật/
− Nguyên nhân ra đời tôn giáo này:

Do tâm lý sợ hãi đưa đến ý thức sung bái, thờ cúng

Biết ơn các loại ĐV-TV đã trợ giúp mình
6



Do những con vật sinh sôi nảy nở nhiều xung quanh khối cộng đồng sinh sống.
− Các hình thái rất đa dạng, thờ cúng Toten => là quá trình chuyển đổi hình thức mối quan hệ giữa con người
với giới tự nhiên
3. Shaman giáo

Thuật ngữ “Shaman giáo” có nghĩa là một người đặc biệt có khả năng thâm nhập vào thế giới tâm linh.

Hình thái tôn giáo này tin rằng một số người có khả năng đặc biệt nhờ thần linh giải quyết những vấn
đề:


Chu du trong thế giới thần linh, tìm những vị thần theo yêu cầu để nhờ giúp đỡ.

Làm nhân vật trung gian để thần linh nhập vào.

Biểu tượng của Shaman giáo rất đa dạng và phong phú về hình thức và nội dung.
4. Mana
− Thuật ngữ “Mana” chỉ niềm tin vào sự huyền bí, niềm tin cho phép chúng ta kiểm soát được các thế lực
vô hình xung quanh mình.
− Mana là một hiện tượng bí ẩn liên hệ mật thiết với thần linh và nhận biết về sự hiện hữu của thần linh.
− Mana là quyền năng siêu phàm không thuộc về con người.
5. Ma chay, thờ cúng tổ tiên
− K/N là một hình thái tôn giáo phức hợp gồm nhiều lĩnh vực, trong đó thờ cúng những người đã khuất.
− Hình thức tồn tại hầu hết khắp thế giới, có những nơi phát triển cao, còn có những nơi phát triển ở dạng
sơ khai.
− Quan điểm: cho rằng những người thân tộc sau khi chết sẽ tiếp tục sống ở một thế giới bên kia, việc lo tạo
điều kiên cho người chết cũng là trách nhiệm, bổn phận của người đang sống
VD: Cố bàn, để tang, đốt lửa, hiến tế
Chương VI
Câu 10 : Khái niệm ngôn ngữ
* Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được trìu tượng hóa, hệ thống tín hiệu thứ hai,
ngôn ngữ là một công cụ, 1 phương tiện được con người trao đổi giao tiếp giúp cho hiểu nhau.
− Ngôn ngữ là phẩm cao cấp của ý thức con người:

Tồn tại ko phụ thuộc vào ý thứ xã hội, không bị cuộc cách mạng xô đổ => tồn tại một cách khách
quan, phát triển theo quy luật riêng.

Nhờ ngôn ngữ mà con người truyền lại được kiến thức cho nhân loại.

Nhờ ngôn ngữ mà con người kết thành cộng đồng xã hội
− Vật chất trìu tượng hóa:

Câu 11: Các đặc trưng của ngôn ngữ.
NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt không thuộc kiến trúc thượng tầng cũng không thuộc vào cơ sở hạ tầng
NN là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, tất cả mọi sự suy nghĩ, mọi diễn đạt sẽ được rõ rằng khi thong qua ngôn
ngữ
Câu 12: Nguồn gốc ngôn ngữ
* Những quan điểm trước C. Mác về nguồn gốc NN
− Thuyết tượng thanh: NN bắt nguồn từ những âm thanh của tụ nhiên (ko có cơ sở)
− Thuyết cảm thán : NN bắt nguồn từ những cảm cảm xúc của con người
− Tiếng kêu trong lao động
− Phối hợp trong lao động
7


− Thuyết độcn thần nguyên thủy
* Quan điểm của C. Mác về ngôn ngữ
− Do lao động tạo ra ngôn ngữ: trong lao động muốn lao động hiệu quả hơn thì cần có sự liên kết hiểu nhau, lao
động sinh ra nhu cấu giao tiếp => NN ra đời.
− Lao động phát triển thì ngôn ngữ cũng có sự phát triển theo
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

Ôn Tập Nhân Học 70%
Chương 1: Văn Hóa
1. Xét về bản chất, văn hóa là sự thích nghi với môi trường tự nhiên
2. Theo Taylor, ngày nay văn hóa là lối sống để chia sẻ, bao gồm các giá trị và niềm tin.
3. Văn tự cổ nhất trong tiếng Hán là giáp cốt văn
4. Có 3 cách phân loại văn hóa thông dụng:
- Văn hóa thông thường:Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội
- Văn hóa theo Markarian: Văn hóa sx ban đầu và Văn hóa định chuẩn
- Văn hóa theo Unesco: Văn hóa vật thể và Phi vật thể
5. Văn hóa được học hỏi gọi là nhập thân văn hóa.

6. Có 3 lý thuyết về văn hóa trong nhân học
- Tương đối luận văn hóa
- Giao lưu tiếp biến văn hóa
- Vùng văn hóa
7. Văn hóa gồm 4 đặc tính: Tính phổ quát, tính đặc thù, động thái văn hóa, và cộng sinh văn hóa.
Trong cộng sinh văn hóa, thì cộng sinh phổ biến nhất là giữa nội sinh và ngoại sinh (nội sinh chủ đạo)
8. Có 6 lĩnh vực nghiên cứu trong nhân học văn hóa
a. Nhân học tâm lý: Điền giã xuyên văn hóa và tổng quát xuyên văn hóa.
b. Giới tính và văn hóa.
c. Văn hóa chính trị gồm: đối kháng văn hóa và diệt tộc văn hóa.
d. Văn hóa đại chúng
8


e. Nhân học nghệ thuật và biểu tượng.
 Tộc người Tây Phi:
- Ếch: sự sinh sôi nảy nở
- Nhện: sự thông thái, khôn ngoan
- Chim: đồ đội đầu của hoàng gia
- Cá sấu: sứ giả tinh thần
- Rùa: sự nghiêm khắc
- Ngựa và người cửi ngựa: sức mạnh và uy quyền
- Con báo: quyền lực
 Cư dân châu úc:
- Đà Điểu: gia đình mai mắn
- Cá hồi: sự hướng về cọi nguồn
- Rùa: sự thông minh, long tôn kính
- Kangaroo (chuột túi): niềm hạnh phúc
- Thú mỏ vịt: tình bạn
- Thằn lằn: Niềm tự hào về vùng đất tổ tiên

 Trên vải truyền thống Indo
- Jayakusuma: đem lại sự sống từ cái chết
- Bramana: Nỗi buồn, suy ngẫm về cuộc đời
- Cakrasuma: cái đẹp sinh sôi nảy nở
- Kupu Grandrung: Tình yêu say đắm
 Trung Hoa
- Hầu hết biểu tượng văn hóa của Trung Hoa thể hiện khát vọng cát tường
- Tam đa cát tường gồm: Cây lựu (nhiều con trai); Đào (trường thọ); Phật thủ (nhiều phúc).
f. Mối quan hệ giữa nghệ thuật – biểu tượng – Tôn giáo
9


- Đeo một cái vòng vào cổ chân người phụ nữ ở Camorun thể hiện là nô lệ.
- Bắt tay bằng tay phải là thể hiện phép lịch sự trong xã hội phương tây.
- Ăn bốc bằng tay phải là sự sạch sẽ của các quốc gia hồi giáo và ấn độ.
- Mặt nạ là một loại hình đặc biệt của điêu khắc, được xếp vào laoi5 nghệ thuật hữu hình.
- Tsimshia là bộ mặt nạ nhắm mắt mở mắt
- Rối thể hiện cả yếu tố dân gian và tín ngưỡng.
- Tại Indo, nổi tiếng nhất là rối wayang.
- Tangka là tranh thờ độc đáo của người Tây Tạng.
- Tượng điêu khắc thần đầu voi Ganesh cao 8m, gọi là “vị thần vượt qua mọi chướng ngại” của tín đồ
Hindu.
- Thần shiva được tôn vinh là thần múa
- Đặc điểm múa ở phương đông tập trung nghiêng về tay và từ bụng trở lên.
- Điệu múa hủy diệt của nữ thần kali
- Ngành nhân học đặc biết quan tâm đến nhân học và vũ điệu truyền thống.
9. Các thành tố của văn hóa: giá trị, niềm tin và quy chuẩn.

Chương 2: Tôn giáo
1. Tôn giáo là một thực thể khách quan của lịch sử loài người, là nhu cầu tinh thần của con người.

2. Ở châu á đầu tiên là Trung Hoa vào TK 13 gọi là Tông giáo, qua Viêt Nam thì gọi là Tôn giáo (sợ phạm
húy vua Thiệu trị)
3. Đầu tiên sự xuất hiện của tôn giáo là để thống nhất tư tưởng của các đế chế khác nhau.
4. Chữ “đạo” giành cho những người có thật, “giáo” là thiên khải.
5. Phân biệt tôn giáo Đông – Tây
Phương Đông
- Đạo phật:

Phương Tây
- Kito giáo
10


+ Tứ diệu đế: nhân sinh quan

+ Gồm: Thiên chúa và Tin lành

+Vô ngã: thế giới quan

+ Kinh thánh: Tân ước và cựu ước

+Giáo chủ: Thích ca mauni

+ Giáo chủ: Giesu; Đấng tối cao: Thiên chúa.

- Đạo Nho:

- Islam giáo (hồi giáo)

+ Thuyết chính danh


+Kinh tân ước

+Giáo chủ: Khổng tử

+ Giáo chủ: Mohamet

- Đạo Lão:

+ Đấng tối cao: Thánh Ala

+ Thuyết vô vi

- Do thái giáo:

+ Giáo chủ: Lão tử

+ Giáo chủ: người do thái sơ khai

6. Có 2 quan điểm về tín ngưỡng:
- Lòng tin và sự ngưỡng mộ vào cái gì đó.
- Tín ngưỡng không thấp hơn tôn giáo, mà là tín ngưỡng của tôn giáo.
7. Mầm móng tôn giáo xuất hiện cách nay 95.000 đến 35.000 năm
8. Một số định nghĩa:
- Theo Taylor nguồn gốc tôn giáo là giấc mơ, là thực thể tinh thần linh hồn
- Theo spencer

//

- Theo Malinowki


//

- Theo Levi-strauss

//

là thờ cúng tổ tiên.
là sự sung kính và sợ hãi.
là những đối lập nhị phân.

- Theo Hocart tôn giáo và chính trị không thể tách rời.
- Theo Brown quan hệ giữa tôn giáo và kí ức xã hội.
- Theo Boas thì nhấn mạnh về văn hóa trong tôn giáo.
9. ba tôn giáo chủ yếu vùng cận đông: Do thái, Islam, và cơ đốc.
10. Chức năng của tôn giáo: Giảm sự lo lắng và duy trì sự gắng kết các thành viên trong xã hội.
11. Tôn giáo không bao giờ tách ra khỏi vấn đề chính trị và xã hội trong nhân học.
12. Đặc trưng tôn giáo:
11


- Có hệ thống giáo lý, giáo chủ
- Có hệ thống tổ chức
- Có cơ sở thờ tự chung
- Có số tín đồ nhất định
13. Nhân học cho rằng tôn giáo mang tính khoa học.
14. Tôn giáo có 5 hình thức:
- Vạn vật hữu linh (xem mọi vật điều có linh hồn, vd: tín ngưỡng neak tà cùa người An giang)
- Totem giáo (xuất hiện sớm nhất)
- Mana (ma thuật giáo): Nguồn gốc từ người Melanesia

+ Ma thuật trả thù
+ Ma thuật chữa bệnh
+ Ma thuật tình dục
- Shaman giáo(vd: Chol arak, shaman ông bổn)
- Thờ cúng tổ tiên( phổ biến các dân tộc Á Châu)
15. Có 3 xu thế tôn giáo: Đa dạng hóa, hiện đại hóa, và thế tục hóa.
16. Chú ý:
- Người Ai cập gọi hồn là Ka
- Người Việt có 3 hồn(tinh, khí, thần), và 7 vía(ở nam) và 9 vía(ở nữ)
- Trong thần thoại Hilap có 3 vị thần quan trọng: Zeus (chúa tể bầu trờ); Posedon (cai trị biển cả); Hades
(thống trị địa ngục và cái chết)
17. Hệ tư tưởng của tôn giáo bao gồm: Truyền thuyết về sự sang tạo và những nguyên tắc tôn giáo.
18. Tôn giáo là yếu tố chủ yếu trong việc duy trì phân tầng về giới.
19. Người chăm Islam nam bộ mặc áo “mak thana trắng”
20. Nghi lễ có gốc từ latinh là Ritus
21. Nghi lễ là hành vi tôn giáo
12


- Nghi lễ được tiến hành theo 2 dạng: nghi lễ tôn giáo và nghi lễ thế tục
- Có 2 nghi lễ chính: Chuyển đổi và tang cường sức mạnh.
22. Các trường phái nghiên cứu:
- Lý thuyết chức năng: Chức năng tâm lý(malinowki), chức năng Xã hội(Durkheim)
- Lý thuyết cấu trúc(Levi-strauss)
- Lý thuyết mâu thuẫn(K.Marx)

Chương 3: Kinh tế
1. Kinh tế học được phát triển trên nền tảng Phương Tây
2. Có 2 trường phái nghiên cứu trong nhân học kinh tế:
- Hình thức luận

- Thực tế luận
3. Thuật ngữ “sinh thái học” do Haeckel đưa ra.
4. Thuật ngữ “ hệ sinh thái” do Tansley đề xướng.
5. Hành vi săn bắt của người Eskimo phụ thuộc vào khả năng phát triển các phương tiện săn bắt.
6. Chia trái đất thành 7 vùng sinh thái
- Bề mặt trái đất chủ yếu được bao phủ bởi vùng đồng cỏ, savan. Với 26% diện tích và 10% dân số.
- Vùng băng giá chỉ có 1% dân số.
- Gần ¾ dân số thế giới sống ở 2 vùng môi trường: Rừng nhiệt đới và rừng ôn đới.
- VN thuộc “vùng” khí hậu nhiệt đới gió mùa.
7. Người đã tiếp cận sinh thái văn hóa trong nhân học kinh tế lần đầu tiên là Steward.
8. cách thức con người quan hệ với môi trường bị văn hóa chi phối rất nhanh qua 3 lĩnh vực:
- Thực phẩm: Quan trọng nhất
- Nhà cửa: Nơi cư trú và tâm linh
- Trang phục: Bảo vệ và Chúc năng xã hội.
13


9. Chú ý:
- Cơ cấu bữa ăn gia đình truyền thống VN là: Cơm-rau-cá-thịt.
-Đạo Hindu không ăn thịt bò, hồi giáo không ăn thịt lợn, và người mỹ không ăn côn trùng.
- Cái quần là sáng chế của cư dân du mục, váy là sang chế của cư dân nông nghiệp, và cái quần jein là của
cao bồi châu mỹ.
10. Phương cách sinh kế là nền tảng hoạt động kinh tế của con người.
11. Có 2 phương cách sinh tồn chính:
 Hình thái khai thác tự nhiên:
- Gồm săn bắt, hái lượm và đánh cá.
- Con người bắt đầu sx lương thực cách nay 10.000 năm (cuộc cách mạng đá mới)
- Còn 30.000 người trên thế giới sống bằng hình thức này.
- Xã hội thường là di cư và bán di cư.
-Phân công lao động theo tuổi tác và theo giới.

-Có dân số thấp, đơn vị xã hội cơ bản là gia đình hay nhóm.
 Hình thái Kinh tế sản xuất:
- Chăn nuôi: Xuất hiện ở thời đồ đá mới, chủ yếu chăn nuôi các loài động vật ăn cỏ, có 2 hình thức chăn
nuôi là di chuyển gia súc và du cư.
- Nông nghiệp quảng canh(NN vườn cuốc): kỷ thuật chủ yếu là chặt và đốt; Kém năng suất; sử dụng ít lao
động; dân số không cao; đơn vị cơ bản là nhóm người có chung tổ tiên
- Nông nghiệp thâm canh(NN Vườn cày): sử dụng sức kéo động vật, phân bón; tưới tiêu là một kỹ thuật
quan trọng; Theo chế độ mẫu hệ; Sử dụng nhiều lao động, làng mạc ổn định, tổ chức xã hội phức tạp.
- Nông nghiệp Công nghiệp hóa(Là cuộc cách mạng thứ 3 trong sx thực phẩm)
12. Hai loại hình quảng canh và thâm canh là nông nghiệp truyền thống.
13. Có 4 cuộc đại phân công lao động:
- Sơ khai là pcld xã hội về giới
- Thứ 2 là chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
14


- Thứ 3 là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
- Thứ 4 là xuất hiện thương nghiệp
14. Đô thị xuất hiện khi xuất hiện kinh tế dịch vụ
15. Kinh tế chăn nuôi nước ta chưa tách khỏi nông nghiệp.
16. Hệ thống kinh tế bao gồm 3 thành phần:
 Sản xuất: gồm 3 thành tố
- Phương thức sx: có 2 cách phân loại
+ Theo Marx có 5 ptsx
+Theo nhân học có 3 ptsx: Thân tộc, cống nạp và TBCN.
- Đơn vị sx: Hộ gia đình và công ty kinh doanh.
- Phân công lao động: Theo giới và tuổi tác là chủ yếu, còn có theo chuyên môn (những nền kinh tế phát
triển cao)
 Phân phối: gồm 3 thành tố
- Tương hổ: hào phóng, tương xứng, và tiêu cực.

- Tái phân phối: Tiêu biểu là thuế.
- Trao đổi qua thị trường: Tuân theo nguyên tắc cung cầu; Có 2 hình thức trao đổi là hàng đổi hàng và tiền
tệ.
 Tiêu dùng
17. Nghiên cứu toàn cấu hóa trong nhân học là nghiên cứu các quá trình quy mô lớn.

Chương 4. Thân Tộc – Hôn Nhân – Gia Đình
1. Thân tộc là cơ sở tổ chức xã hội mà trong đó các thành viên được xác lập thông qua hệ thống huyết học
bao gồm mối quan hệ dòng tộc, hôn nhân và gia đình (mối quan hệ nổi trội nhất trong tất cả các mối quan
hệ của xã hội loài người.
2. Có 3 thuật ngữ thân tộc:
- Thuật ngữ cơ bản: Là những từ đơn lẻ không thể tách ra thành nhiều nghĩa riêng biệt (Vd: Ba, mẹ, Cô,
Dì,…)
15


- Thuật ngữ ghép: Một thuật ngữ cơ bản ghép với 1 hay nhiều thuật ngữ khác; thuật ngữ này không có
nghĩa về mặt thân tộc (Vd: Ông nội, Bà Ngoại, chị dâu, anh rễ, anh Nhân..)
- Thuật ngữ miêu tả: Các thuật ngữ cơ bản ghép lại với nhau (vd: Ba của mẹ, con của ba, anh của chị…)
3. Có 6 loại thuật ngữ thân tộc tạo thành 3 nhóm hệ thống thân tộc:
- Hawai

Hệ thống thân tộc ghép nhóm thuật ngữ
không theo dòng

- Eskimo
- Omaha

Hệ thống thân tộc ghép nhóm thuật ngữ
theo dòng


- Crow
- Iroquiois
- Sudan

Hệ thống thân tộc không ghép nhóm

4. Hawai:
- Có nhiều thuật ngữ thân tộc đơn giản nhất.
- Gồm 3 thế hệ trở lên
5. Eskimo:
- Sự biệt lập giữa gia đình hạt nhân với những thành viên ở ngoài gia đình hạt nhân
6. Ohama:
- Thuộc dòng phụ hệ
- Hợp xưng trực hệ bang hệ về phía cha hoặc mẹ theo giới tính
7. Crow
- Theo chế độ mẫu hệ
- Hợp xưng bang hệ theo giới
8. Iroquois:
- Xuất hiện ở cả xã hội theo mẫu hệ và phụ hệ
- Biệt xưng trực hệ bang hệ về phía cha hoặc mẹ cùng giới tính
9. Sudan:
16


- Theo xã hội phụ hệ
- Biệt xưng trực hệ bang hệ với giới tính.
10. Phân loại dòng họ ra làm 2:
- Dòng họ đơn tuyến: Dòng phụ hệ và dòng mẫu hệ
- Dòng họ đa tuyến:

+ Đơn hệ: Không hoàn toàn về phía cha hoặc mẹ
+ Song hệ: Theo cả 2 nhóm cha hoặc mẹ
11. Hôn nhân có 3 chức năng
- Hợp thức hóa quan hệ tình dục
- Thiết lập các gia đình hạt nhân
- Tạo lập liên minh họ hàng
12. Sính lễ và ở rễ là hình thức đền bù cho gia đình cô dâu; còn của hồi môn thì lợi ích chảy ngược về gia
đình chú rễ.
13. Có 3 quy tắc kết hôn:
- Cấm kị loạn luân ( phổ biến trên thế giới)
- Ngoại hôn (Bắt buộc kết hôn với người bên ngoài)
- Nội hôn ( Chỉ lấy những người trong tộc của mình)
14. Có 2 loại hình hôn nhân
- Một vợ một chồng
- Phức hôn
+ Anh chị em họ chéo
+ Anh chị em họ song song
+ An hem chồng và chị em vợ ( chỉ khi chồng hoặc vợ đã mấ)
+ Đa thê
+ Đa phu gồm đa phu huynh đệ và đa phu tỉ muội
17


15. Có 4 hình thức cư trú sau hôn nhân: Bên chồng, bên vợ, bên cậu và độc lập.
16. Gia đình là 1 thiết chế xã hội; gia đình có mối quan hệ sinh học và văn hóa – xã hội
17. Có 2 loại hình gia đình
- Hạt nhân: Gồm 2 thế hệ (ba mẹ và những đứa trẻ)
- Mở rộng: Tối thiểu từ 2 cặp vợ chồng trở lên, mở rộng theo 2 chiều là dọc và ngang.
- Gia đình hạt nhân là gia đình cơ bản, gia đình mở rộng là gia đình phức hợp
18. Quy mô cơ cấu gia đình thường quyết định chủ yếu bởi quan hệ hôn nhân và quan hệ kinh tế.

19. Gia đình gồm 3 chức năng cơ bản:
- Tái sản xuất con người
- Chức năng kinh tế
- Chức năng Văn hóa – giáo dục.

18



×