Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

“Xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường của nhà máy xay xát lúa A, xã TĐB, huyện TH, tỉnh Kiên Giang”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.5 KB, 18 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người, nó cung cấp cho
con người những điều kiện để sống (như ăn, ở, mặc, hít thở…). Nếu không có
những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển được. Môi
trường là một vấn đề lớn và là một trong những vấn đề quan trọng nhất đang xảy
ra trên thế giới của chúng ta.
Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển không ngừng của khoa
học công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế vượt bậc trong tất cả
các lĩnh vực, song cũng mang lại những thách thức không nhỏ về môi trường
cho chúng ta như: suy giảm tầng ozôn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn
hán, lũ lụt, bệnh tật… và đặc biệt nhân loại đang phải đối mặt với tình trạng môi
trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng bởi các loại chất thải công nghiệp và nó
đã trở thành vấn đề lớn mang tính xã hội sâu sắc.
Với tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc bảo vệ
môi trường không chỉ cần sự thống nhất hành động của cả một quốc gia mà còn
cần sự thống nhất của cả khu vực hay toàn cầu, là trách nhiệm của toàn xã hội,
là nghĩa vụ của mọi công dân.
Tại tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện TH nói riêng, trong thời gian gần
đây vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, khu đô thị, các chợ, các cơ
sở sản xuất kinh doanh… đang ở tình trạng báo động, mà nguyên nhân chính là
do các loại chất thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, rác thải, bụi…
đều không có hệ thống xử lý hoặc có hệ thống xử lý nhưng không hoạt động hay
không đạt tiêu chuẩn; nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất chỉ quan tâm đến
kinh tế mà quên nghĩa vụ bảo vệ môi trường, đa số các cơ sở không chấp hành
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bên cạnh đó là ý thực giữ gìn
vệ sinh môi trường của người dân còn thấp, vẫn còn thói quen lạc hậu, đã làm
cho môi trường ngày càng suy thoái.
Trước thực trạng đó để giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay
Chính phủ và các cơ quan Nhà nước phải đề ra các biện pháp, cũng như phải
1



xây dựng các văn bản Luật, các chương trình hành động để giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường hiện nay.
Từ thực trạng trên, sau qua thời gian hai tháng được bồi dưỡng kiến thức
quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên và qua liên hệ thực tiển trong công tác, tôi
chọn đề tài về lĩnh vực quản lý môi trường qua một tình huống “Xử lý hành vi
gây ô nhiễm môi trường của nhà máy xay xát lúa A, xã TĐB, huyện TH,
tỉnh Kiên Giang”. Dựa vào sự hiểu biết của mình, sau khi phân tích tình huống
xảy ra sẽ tìm ra nguyên nhân, hậu quả và đề xuất một số phương án, hướng xử
lý, nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quản lý Nhà nước về
lĩnh vực bảo vệ môi trường tại địa phương.
Do điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức còn hạn chế nên tình huống
nghiên cứu không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của Quý thầy (cô) để tôi hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận cũng như
thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được phân công.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Nhà máy xay xát lúa A được thành lập theo Giấy đăng ký kinh doanh số
68H.000111 ngày 22 tháng 01 năm 2013 của UBND huyện TH với công suất
thiết kế ban đầu 18.000 tấn/năm, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thu mua lúa,
xay xát lúa, xay cám và lau bóng gạo, nhà máy chính thức đi vào hoạt động kể
từ tháng 4 năm 2013 với diện tích kinh doanh là 34.520m 2, trong đó đất dùng
cho việc xây dựng là 29.180m2, đất chưa sử dụng là 5.340m2. Nhà máy được xây
dựng tại xã TĐB, huyện TH, tỉnh Kiên Giang; vị trí xây dựng khá thuận lợi cho
việc lưu thông, vận chuyển. Nhà máy đã xây dựng, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường và được UBND tỉnh xác nhận, UBND huyện TH ra Quyết định số

1003/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2015 phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi
trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xay xát lúa A với công
suất 18.000tấn/năm.
Sau một thời gian đi vào hoạt động nhà máy đã góp phần không nhỏ vào
sự phát triển kinh tế tại địa phương. Nhà máy đã giải quyết được việc làm cho
trên 50 lao động địa phương, góp phần cải tạo đời sống kinh tế gia đình của
những người lao động này. Nhà máy còn đóng góp rất nhiều công sức cũng như
vật chất hỗ trợ các gia đình nghèo, các chương trình xây dựng nông thôn, công
tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội tại địa phương và đặc biệt đáp ứng
nhu cầu về tiêu thụ nông sản mà cụ thể là lúa, gạo cho thị trường trong và ngoài
huyện, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
cho địa phương cũng như cho tỉnh nhà.
Trung bình mỗi tháng nhà máy tiêu thụ trên 1.000 tấn lúa cho bà con nông
dân trong khu vực và các vùng lân cận, với công suất trên 30 tấn lúa/ngày, nhà
máy thải ra khối lượng chất thải rắn (trấu) khá lớn, ngoài xay xát lúa, gạo nhà
máy còn kết hợp xay cám, nên tình trạng ô nhiễm do bụi cám phát tán là rất lớn,
chỉ cần nhìn bằng mắt thường, ai cũng có thể thấy bụi từ nhà máy phát tán ra
môi trường bên ngoài. Quan sát những căn nhà xung quanh nhà máy, có thể thấy
3


rõ mức độ ô nhiễm, các vật dụng sinh hoạt đều bị bụi bám dày đặc. Sau một thời
gian đi vào hoạt động nhà máy đã thải ra môi trường rất nhiều trấu và bụi, đặc
biệt trong quá trình hoạt động nhà máy nằm cạnh bờ sông nên trấu chảy tràn
xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đến quá trình sản xuất, sinh
hoạt và sức khỏe người dân khu vực xung quanh.
Từ khi nhà máy hoạt động đến nay, bên cạnh các mặt ưu điểm như: góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết được công ăn, việc làm, tiêu thụ sản
phẩm cho người dân, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi… Đã tồn tại
những hạn chế như: bụi, tiếng ồn, rác thải (trấu) đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng

đến đời sống của các hộ xung quanh, nhà nào cũng dính đầy bụi bẩn, môi trường
bị ô nhiễm nặng nề.
Tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng
nhất là đối với người già và trẻ em, đa số bị viêm đường hô hấp, đau đầu, đau
mắt, mất ngủ…
Để đối phó, nhà nào cũng bịt kín cửa sổ, ban ngày sơ tán đi nơi khác, đêm
mới về nhà ngủ.
Đã nhiều lần các hộ dân góp ý với nhà máy, nhưng tình trạng vẫn không
được cải thiện. Do đó, các hộ dân trên địa bàn đã làm đơn gửi đến chính quyền
địa phương (UBND xã TĐB) phản ánh việc Nhà máy xay xát lúa A đã gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của họ.
Nhận được đơn phản ánh, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiểm tra
và nhắc nhở, yêu cầu nhà máy khắc phục, xử lý các loại chất thải phát sinh trong
quá trình nhà máy hoạt động để không làm ảnh hưởng đến môi trường, sức
khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người dân, nhưng tình trạng gây ô nhiễm môi
trường của nhà máy vẫn không được khắc phục, nên gây bất mãn cho người dân.
Ngày 04/5/2015, các hộ dân tiếp tục gởi đơn đến UBND huyện TH và
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện khiếu nại việc làm gây ô nhiễm môi
trường của Nhà máy xay xát lúa A.
4


Ngày 12/5/2015, UBND huyện TH ban hành Quyết định số 324/QĐUBND về việc thành lập Đoàn thanh tra của huyện phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra việc chấp hành công tác bảo
vệ môi trường của Nhà máy xay xát lúa A.
Qua kiểm tra cho thấy, nhà máy chưa xây dựng xong nhà chứa trấu, chưa
lắp đặt hệ thống giảm thanh, hệ thống hút bụi bên trong nhà máy và tại giàn
khoan lúa lên xuống, nên trong quá trình hoạt động tiếng ồn, lượng bụi và trấu
thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe, tinh thần, đời sống sinh hoạt của người dân, hơn nữa khi trấu chảy

tràn xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, người dân không
sử dụng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày được (do chưa có nước máy sử dụng, ở
đây người dân còn sử dụng nước sông); không thực hiện báo cáo giám sát môi
trường theo nội dung trong Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
Lưu lượng khí thải (bụi) nhỏ hơn 500m3/giờ.
Tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA
trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
Thải chất thải rắn (trấu) 6 m3, không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Qua kết quả kiểm tra thực tế trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà
máy xay xát lúa A, Đoàn thanh tra kết luận nhà máy đã có các hành vi vi phạm
các điều sau:
- Khoản 7, 8, Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 về những hành vi
bị nghiêm cấm;
- Khoản 5, 6, Điều 30 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 về nội dung kế
hoạch bảo vệ môi trường;
- Khoản 1, 2, Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về trách nhiệm
của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ
môi trường được xác nhận;
5


- Điểm b, c, Khoản 1, Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về bảo
vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Khoản 1, Điều 96 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về thu gom, vận
chuyển chất thải rắn thông thường;
- Khoản 1, Điều 102 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về quản lý và
kiểm soát bụi, khí thải;
- Khoản 1, 2, Điều 103 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 về quản lý và
kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
* Đối với nhà máy
- Buộc Nhà máy xay xát lúa A trong thời hạn do người có thẩm quyền xử
phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, song song bên cạnh
đó phải chấm dứt ngay tình trạng gây ô nhiễm môi trường ra khu vực xung
quanh; phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong kế hoạch bảo vệ môi trường
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Buộc nhà máy phải khẩn trương xây dựng, hoàn thành hệ thống xử lý
chất thải: nhà chứa trấu, lắp đặt hệ thống giảm thanh, hệ thống hút bụi, trong
thời gian sớm nhất, để đưa các hạng mục đi vào hoạt động; phải vận hành
thường xuyên hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi
trường cho phép; nếu nhà máy tiếp tục vi phạm thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có biện pháp buộc nhà máy ngừng hoạt động, tùy vào mức độ thiệt hại do
ô nhiễm gây ra sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tuyên truyền, giáo dục để chủ nhà máy hiểu được tầm quan trọng của
công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa giữa phát triển lợi ích kinh tế
với bảo vệ môi trường.
* Đối với cơ quan quản lý nhà nước
6


- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người dân trong khu vực
bị ảnh hưởng do các hành vi gây ô nhiễm môi trường của nhà máy.
- Tạo được lòng tin cho nhân dân về sự quản lý của nhà nước nói chung
trên các lĩnh vực và tăng hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực môi trường nói
riêng; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
- Chấm dứt tình trạng khiếu kiện của người dân xung quanh nhà máy về

việc ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.
- Việc xử lý vi phạm môi trường của Nhà máy xay xát lúa A là tấm gương
mang tính răn đe đối với các cơ sở có tính chất tương tự, hạn chế ô nhiễm do
hoạt động sản xuất gây ra, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy
kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân
Việc nhà máy xay xát lúa A gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian
dài, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân xung quanh
nhà máy, theo tôi do một số nguyên nhân sau:
- Sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ của chính quyền
địa phương. Các ngành, các cấp tại địa phương chưa thực hiện hết chức năng
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo phân cấp Luật Bảo vệ môi trường;
chưa thực hiện tốt công tác tuyền truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi
trường rộng rãi trong cộng đồng, vì thế chưa tạo được sự chuyển biến sâu sắt
của nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường
từ nhận thức đúng đắn sang hành động tại địa phương.
- Nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong thời gian qua còn mới
mẻ trong việc phân cấp, phân quyền và trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý
nhà nước, thêm vào đó các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng
trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
7


- Mức phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đã áp dụng có thể
chưa đủ sức răn đe các cơ sở sản xuất, nên các cơ sở này chưa thực hiện nghiêm
các quy định pháp luật về môi trường, cụ thể là mức phạt vi phạm hành chính về
bảo vệ môi trường thấp hơn rất nhiều so với chi phí xây dựng, vận hành các hệ
thống xử lý chất thải, điều này sẽ dẫn đến sự nhờn luật của các cơ sở.
- Nguyên nhân chính là do Nhà máy xay xát lúa A trong quá trình hoạt

động không tuân thủ những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ đó,
không quản lý nguồn chất thải chặt chẽ nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, tinh thần cho các hộ dân xung quanh
dẫn đến việc phát sinh khiếu kiện trong nhân dân.
- Nguyên nhân của việc khiếu nại về ô nhiễm môi trường của nhân dân
dân là chính đáng, nó xuất phát chủ yếu giữa lợi ích kinh tế của Nhà máy xay
xát lúa A và những vấn đề về môi trường xung quanh nhà máy mà người dân
phải gánh chịu, điều đó thể hiện việc làm thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc
xử lý ô nhiễm môi trường mà nhà máy gây ra trong thời gian qua.
- Theo Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về trách nhiệm của chủ
dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ
môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình, khắc phục ô
nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra…”. Trong trường hợp này, nhà
máy xay xát lúa A phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
- Theo Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về bảo vệ môi trường
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu
giữ chất thải rắn; Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải, đạt tiêu chuẩn
trước khi thải ra môi trường; hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đối với môi
trường xung quanh và người lao động”
8


Nhà máy xay xát lúa A là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có đóng góp
cho kinh tế và xã hội ở địa phương, làm tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết
công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động địa phương, hỗ trợ các
gia đình chính sách, xây dựng các công trình phúc lợi cho địa phương… Tuy

nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất nhà máy đã không tuân thủ nghiêm
những quy định của pháp luật về môi trường, cụ thể đã vi phạm theo nội dung
của 02 điều trên, việc nhà máy không đầu tư hoặc chậm trễ, kéo dài thời gian
xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng kế hoạch kết bảo vệ môi trường đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là biểu hiện của hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Hậu quả
Hành vi gây ô nhiễm môi trường của nhà máy A nếu không được xử lý,
khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến một số hậu quả sau:
- Không chỉ ở mức độ ô nhiễm cục bộ, mà sẽ phá hủy hoàn toàn môi
trường trong nhiều năm, ảnh hưởng lâu dài tới đời sống, sức khỏe của người
dân, mà còn có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến các công tác khác như
an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy…
- Gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện xảy ra.
- Gây mất đoàn kết và an ninh trật tự tại địa phương.
- Làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự quản lý, điều hành của các cơ quan
quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường và trên các lĩnh vực khác. Từ đó việc thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của chính quyền địa phương
sẽ gặp nhiều khó khăn vì không được sự đồng thuận cao của nhân dân.
- Các cở sở sản xuất khác sẽ dựa vào đó không chấp hành tốt các quy định
bảo vệ môi trường, sẽ có khuynh hướng hy sinh môi trường và các nhân tố khác
dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại về môi trường và nhiều mặt khác trên các
lĩnh vực kinh tế, xã hội…

9


IV. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nhà máy xay xát lúa, các cơ sở sản xuất
đã thực sự trở thành điểm nóng trong xã hội. Việc xây dựng các phương án

nhằm giải quyết các vấn đề khiếu kiện của người dân, xử lý các hành vi vi phạm
môi trường của Nhà máy xay xát lúa A, buộc Nhà máy xay xát lúa A cũng như
các cơ sở sản xuất khác phải tuân thủ, thực nghiêm các quy định về bảo vệ môi
trường, sẽ tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tăng hiệu lực
quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường nói riêng và Pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
Trong tình trạng này có ba phương án để thực hiện:
1. Phương án 1
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không
xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo quy định, trong
trường hợp thải chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo Điểm d, Khoản
1, Điều 8, Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải
khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần theo điểm a, khoản 2,
Điều 15, Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây
tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA theo khoản 1, Điều 12,
Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp
chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ
5 m3 (hoặc tấn) đến dưới 10 m3 (hoặc tấn) không đúng nơi quy định hoặc không
đúng quy định về bảo vệ môi trường theo điểm e, khoản 4, Điều 20, Nghị định
117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ.
Trong thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính, không đình chỉ hoạt
động sản xuất của nhà máy.
10


Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết
định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi

trong kế hoạch kết bảo vệ môi trường; phải xây dựng hoàn thành xong nhà chứa
trấu; lắp đặt hệ thống xử lý bụi; thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt
tiêu chuẩn; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do
các hành vi vi phạm gây ra.
Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, phải báo cáo cho cơ quan cơ quan
quản lý, nếu nhà máy tiếp tục vi phạm hoặc cố tình chậm khắc phục, tùy mức độ
sẽ có các hình thức xử lý như: phạt tiền, có thể tước quyền sử dụng giấy phép
kinh doanh, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo
vệ môi trường.
Tuyên truyền cho nhà máy phát triển theo hướng bền vững bằng cách
khuyến khích nhà máy trong quá trình hoạt động ngoài ý thức tự giác thực hiện
quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, còn phải quan tâm đến công nghệ sản
xuất, bảo trì máy móc thường xuyên và đầu tư đổi mới công nghệ, đây cũng là
một trong những biện pháp tăng lợi nhuận cho nhà máy, bảo đảm đời sống cho
người lao động, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường do máy móc gây ra.
* Ưu điểm:
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Tạo được niềm tin của nhân dân đối với các chủ trương của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
- Làm gương cho các cơ sở sản xuất khác.
- Hoạt động sản xuất của nhà máy vẫn được duy trì, không bị gián đoạn
trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Việc tiêu thụ sản phẩm (lúa) của nông dân ở địa phương vẫn được ổn định.
- Các công nhân của nhà máy có việc làm ổn định.
- Bảo trì máy móc và nâng cao hệ thống xử lý, đầu tư phát triển công nghệ
sản xuất sẽ hạn chế ô nhiễm, đảm bảo các yếu tố môi trường, môi trường được
11


xử lý tốt, giúp nhà máy tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường. Cải thiện được sức

khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động cho người lao động sản xuất.
* Hạn chế:
- Nếu xử lý không đúng trình tự pháp luật và cách xử lý không đúng thì
chắc chắn sẽ gây khó khăn cho nhà máy.
- Kinh tế của nhà máy và người lao động sẽ bị ảnh hưởng do nhà máy
cùng một lúc phải đóng phạt; đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý môi trường tốn
rất nhiều chi phí; nhà máy có thể giảm lương của người lao động...
2. Phương án 2
Phòng Tài nguyên và môi trường yêu cầu nhà máy phải dừng hoạt động,
thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện
hoặc cơ quan có liên quan theo quy định tại khoản 2, Điều 33 Luật bảo vệ môi
trường năm 2014.
* Ưu điểm:
- Chấm dứt ngay tình trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy xay xát
lúa A trong thời gian tới.
- Chấm dứt tình trạng khiếu kiện của người dân trong thời gian qua.
- Các hộ dân xung quanh nhà máy được sống trong một môi trường không
bị ô nhiễm.
- Tạo được niềm tin của nhân dân đối với các chủ trương của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
* Hạn chế:
- Gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà máy xay xát lúa A trong thời gian bị
đình chỉ hoạt động;
- Khi hoạt động trở lại nhà máy sẽ rất khó khăn về kinh tế do phải làm lại
gần như từ đầu các hoạt động sản xuất kinh doanh trước kia.

12


- Người lao động trong nhà máy bị mất việc làm, đời sống sẽ gặp nhiều

khó khăn về kinh tế.
- Người dân trong khu vực sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ lúa.
- Gây khó khăn cho địa phương trong việc giải quyết việc làm cho lực
lượng lao động này.
- Gây thiệt hại về kinh tế và xã hội cho địa phương.
3. Phương án 3
Nhà máy xay xát lúa A phải di dời đến địa điểm mới, có khoảng cách phù
hợp để không ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Trong thời gian chờ di dời,
nhà máy xay xát lúa A tiếp tục được hoạt động nhưng phải dùng mọi biện pháp
để khắc phục ngăn chặn việc ô nhiễm môi trường cho các hộ dân xung quanh.
* Ưu điểm:
- Nhà máy xay xát lúa A được tiếp tục hoạt động, không bị gián đoạn
trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Về lâu dài sẽ giải quyết được tình trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà
máy đối với các hộ dân xung quanh. Khi di dời nhà máy người dân được đảm
bảo sống trong môi trường trong lành.
- Vẫn tạo điều kiện cho các lao động tại địa phương có việc làm ổn định,
không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế của số lao động này.
- Người nông dân sẽ thuận lợi trong việc tiêu thụ lúa khi sản xuất ra.
* Hạn chế:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, trấu, bụi thải ra vẫn tiếp diễn
trong một thời gian dài trước khi nhà máy xay xát lúa A thực hiện các biện pháp
khắc phục ngăn chặn ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động.
- Về kinh tế thì Nhà máy xay xát lúa A khó chấp thuận do việc đầu tư xây
dựng nhà xưởng rất tốn kém, vừa mới đầu tư chưa thu hồi vốn kịp đã phải di dời
đến địa điểm mới, khó khăn do việc tìm mua một miếng đất có đủ diện tích lớn
13


như vậy đã khó, nằm ở vị trí kinh doanh thuận lợi để kinh doanh càng khó hơn,

tài sản nhà máy khi di dời không có khả năng sử dụng lại được nhiều gây lãng
phí cho nhà máy.
- Gây lãng phí cho nhà máy trong việc thực hiện các biện pháp khắc phục,
ngăn chặn việc ô nhiễm môi trường.
4. Lựa chọn phương án
Phân tích 3 phương án trên, bản thân tôi thấy phương án 1 là phương án
khả thi nhất, vừa hợp tình, vừa hợp lý.
Phương án này tiến hành đúng quy trình của pháp luật, hành động giải
quyết kịp thời của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương; vẫn đảm
bảo được hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy, không ảnh hưởng đến
thu nhập của nhà máy.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo được lòng tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Quá trình khắc phục và hoạt động của nhà máy được cơ quan chuyên
môn và chính quyền địa phương giám sát, nếu xảy ra sự cố hoặc nhà máy trì trệ
trong việc khắc phục môi trường thì cơ quan chuyên môn và chính quyền địa
phương sẽ xử lý kịp thời.
Việc thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, đầu tư công nghệ mới,
không những hạn chế được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường mà còn nâng
cao năng suất, chất lượng thành phẩm, tăng lợi nhuận cho nhà máy, đời sống
người lao động trong nhà máy được đảm bảo, kinh tế địa phương phát triển.
V. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
- Đoàn kiểm tra hoàn tất hồ sơ, biên bản, tham mưu UBND huyện ban
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ
môi trường trong quá trình hoạt động của Nhà máy xay xát lúa A.
- Chủ tịch UBND huyện TH ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với các hành vi vi phạm của Nhà máy xay xát lúa A; giao trách nhiệm
14



cho Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND xã TĐB trao quyết
định xử phạt vi phạm hành chính cho Nhà máy xay xát lúa A.
- UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường làm việc cụ thể
với nhà máy A, cùng nhà máy tháo gỡ, xử lý tận gốc, cụ thể: buộc nhà máy
trong thời hạn 180 ngày làm việc kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm
hành chính phải xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép.
- UBND huyện chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
UBND xã TĐB theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện tiến độ thi
công, buộc nhà máy xay xát lúa A khẩn trương hoàn thành, đưa vào hoạt động
hệ thống xử lý chất thải trong thời gian sớm nhất.
- Nếu sau thời hạn 180 ngày làm việc kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
vi phạm hành chính, nhà máy vẫn chưa hoàn thành, đưa vào hoạt động hệ thống
xử lý chất thải, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ kiến nghị UBND huyện thu
hồi kế hoạch bảo vệ môi trường; đình chỉ hoạt động của nhà máy.
- UBND huyện kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ chuyển
giao công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khuyến khích nguồn lực đầu tư.
- UBND huyện tạo điều kiện, giúp cho các cơ sở sản xuất tiếp cận các
nguồn tài chính khi cơ sở có kế hoạch áp dụng sản xuất sạch trong sản xuất.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua tình huống nêu trên cho thấy một số vấn đề sau:
Trong những năm qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa nhận thức
được vấn đề bảo vệ môi trường, trong hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ quan
tâm đến lợi ích kinh tế của cơ sở mà không quan tâm, thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ bảo vệ môi trường; chưa kết hợp hài hòa giữa phát triển lợi ích kinh tế
với bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân chậm trễ trong việc xử lý các hành vi vi phạm bảo vệ môi
trường của Nhà máy xay xát lúa A là do sự thiếu kiểm tra, giám sát của chính
15



quyền địa phương và cơ quan chuyên môn. Các cơ quan nhà nước đã thiếu tích
cực, không chủ động kiểm tra, xử lý khi nhà máy có dấu hiệu vi phạm bảo vệ
môi trường dẫn đến tình trạng khiếu kiện của người dân xảy ra.
Hậu quả từ các hành vi xâm hại môi trường của Nhà máy xay xát lúa A
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của cộng đồng, có thể hậu quả này vẫn còn
ảnh hưởng trong một thời gian dài dù sau này nhà máy đã khắc phục tình trạng ô
nhiễm, đó là tình trạng sức khỏe của người dân.
Việc ưu tiên phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
rồi ưu tiên nhân nhượng cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, việc xử lý, xử phạt
chỉ mang tính răn đe, thậm chí là hình thức của chính quyền, cơ quan chức năng,
mặc dù xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau,
nhưng điều đó đã làm cho giảm sút pháp chế xã hội chủ nghĩa, sự nhờn Luật của
các cơ sở sản xuất, trong đó vấn đề vi phạm, không thực hiện nghiêm nghĩa vụ
bảo vệ môi trường là một điển hình, chính quyền bắt cứ bắt, phạt cứ phạt, tiền
thì doanh nghiệp vẫn nộp và nhiều nơi thì hoạt động vẫn bình thường như chưa
hề có chuyện gì xảy ra.
Việc hỗ trợ, chuyển giao công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường còn
hạn chế, đặc biệt là nguồn lực đầu tư, từ đó việc xử lý các cơ sở sản xuất thuộc
khu vực công gặp khó khăn.
Việc phát triển kinh tế – xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường, trong quá
trình giải quyết phải triệt để, đúng pháp luật; phải cân nhắc một cách cẩn trọng, để
tìm hướng giải quyết thích hợp, đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể đôi bên.
2. Kiến nghị
- Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Tuyên dương các doanh
nghiệp có ý thức, đóng góp và thực hiện tốt sự nghiệp bảo vệ môi trường. Nên
đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào việc xét, đánh giá phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

16


- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường:
+ Tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội với quy hoạch về bảo vệ môi trường.
+ Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức, bộ máy làm công tác
bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và áp dụng các biện
pháp chế tài cần thiết để xử lý nghiêm minh, đúng mức các hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ
sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có giải pháp khắc
phục hậu quả.
+ Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể giữa các
ngành, nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động bảo vệ môi trường, tránh
tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, buông lỏng.
- Phòng ngừa các tác động xấu đối với môi trường: Các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nên xem xét chặt chẽ sự đảm bảo yêu cầu về môi trường đối với
các quy hoạch, dự án đầu tư ngay từ khâu phê duyệt, cấp phép. Không cho đưa
vào xây dựng, vận hành khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động môi trường: Tạo điều kiện thuận lợi để
khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động về môi trường, nhất là
các cơ sở sản xuất kinh doanh; thực hiện mô hình tự quản về môi trường ở từng
cộng đồng dân cư.
- Tạo sự chuyển biến trong đầu tư bảo vệ môi trường, nguồn vốn đầu tư
cho bảo vệ môi trường cần được quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, nhằm ưu
tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về môi trường.
- Về lâu dài, cần có sự định hướng quy hoạch vị trí hoạt động của các cơ

sở sản xuất để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường./.
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Luật số 55/2014/QH13);
3. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
4. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
5. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
6. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt v phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

18



×