Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Hệ thống quản lý thu cước phí điện thoại bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
‫ﻣ‬KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ‫ﻣ‬

BÀI TẬP LỚN
MÔN: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Đề tài: Hệ thống quản lý thu cước phí điện thoại
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Lớp: Công Nghệ Thông Tin 1- K1X
Nhóm số: 03

Hà Nội - 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
‫ﻣ‬
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ‫ﻣ‬

BÀI TẬP LỚN
MÔN: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đề tài: Hệ thống quản lý thu cước phí điện thoại
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Lớp: Công Nghệ Thông Tin 1- K1X
Sinh viên thực hiện:


Lời mở đầu
Trong năm năm trở lại đây sự bùng nổ về internet toàn cầu nói chung và
ngành công nghệ thông tin nói riêng đã tạo ra một cuộc cách mạng trên toàn cầu,
trước kia khi nói đến công nghệ thông tin hoặc người ta cứ nghĩ nó là một thứ gì đó


xa vời và quy mô hoặc ứng dụng của nó không phải ai cũng biết. Ngay cả những
người trong gia đình khi cho con em mình học ngành này cũng hỏi sau này ra
trường con sẽ làm gì…
Nhưng hiện tại điều đó đã hoàn toàn thay đổi, ằng việc áp dụng kỹ thuật
thông tin vào trong sản xuất quản lý nhân sự, thậm chí công nghệ thông tin còn
được nghiên cứu lên một tầm cao mới đó là trí tuệ nhân tạo, bằng những phát minh
ra những siêu robot phục vụ sản xuất và chăm sóc con người đã chứng tỏ công
nghệ thông tin hoàn toàn là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rộng lớn, nhưng xét về khía cạnh nhất
định khi nghiên cứu và phát triển một ứng dụng mới hay nâng cấp một chương
trình cũ thì khâu quan trọng nhất lại là phân tích và thiết kế hệ thống. Ứng dụng
dụng và phần mềm muốn tối ưu, đạt năng xuất cao trong mọi điều kiện thì khâu
nghiên cứu và thiết kế là một trong những bước quyết định những vấn đề đó. Một
người viết code giỏi mà không có ý tưởng tạo ra những thuật toán tối ưu thì cũng
chỉ được xếp vào hàng ngũ lập trình viên đại trà của xã hội. Một ngôi nhà muốn
đem lại tiềm năng hoạt động và muốn chịu được những tác động vật lý của tự
nhiên cũng cần các khâu thăm dò, thiết kế và thử nghiệm trên một mô hình thu
nhỏ. Vì vậy phân tích và thiết kế hệ thống chính là yếu tố cốt lõi tạo lên giá trị
thành công cho mọi lĩnh vữ, đây là một việc đòi hỏi sự tỉ mỉ quan sát thu thập
thông tin để thiết kế ra những hệ thống hoạt động tốt nhất và tối ưu nhất.


Khi bước vào năm thứ 2 của cao đẳng – đại học em đã được học môn phân
tích và thiết kế hệ thống, cùng với đó em đã được các thầy cô trang bị cho mình
những kỹ năng và kiến thức cơ bản cần thiết để có thể vận dụng nó vào những môn
học tiếp theo của mình. Bài tập lớn Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý cước
điện thoại chính là một minh chứng về việc em sử dụng những kiến thức học được
đó để tự tay nghiên cứu và phát triển một hệ thống hoàn thiện. Trong quá trình tìm
hiểu và thực hiện bài tập lớn do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực

tế còn hạn chế cho lên có thể còn nảy sinh nhiều lỗi . Vì vậy em rất mong được sự
chỉ dẫn của thầy cô để bài tập lớn của của chúng em được hoàn thiện hơn. Qua đây
em cũng rất cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Huyền đã chỉ dạy và chỉ dẫn chúng
em hoàn thành bài tập lớn này.
Chúng em xin cảm ơn !


Chương 1: Mô tả hệ thống
I: Mô tả cấu trúc hệ thống
1: Khái quát hệ thống.
Hệ thống quản lý thu cước phí điện thoại là một modul trong hệ thống thông tin
liên lạc, có nhiệm vụ quản lý tính toán và thu cước phí hàng tháng của các thuê bao , một
hệ thống quản lý thu cước phí điện thoại sẽ giải quyết được những công việc sau:
- Hàng tháng hệ thống có nhiệm vụ thống kê chi tiết các khoản cước phát sinh của
thuê bao để từ đó in ra danh sách những khoản cước đó cho từng thuê bao. Đồng thời hệ
thống sẽ xuất file đó ra và gửi đến bộ phận thu cước.
- Tra cứu cước của từng khách hàng để nhằm giải đáp các vấn đề nảy sinh trong
quá trình sử dụng thuê bao, tự động khóa thuê bao khi quá hạn đóng cước phí hoặc tự
động kích hoạt khi khách hàng đã nộp cước….
- Quản lý tài khoản của các nhận viên chịu trách nhiệm đi thu cước, thống kê
doanh thu và trích % huê hồng cho nhân viên, có chế độ thưởng khi có nhân viên làm
việc vượt chỉ tiêu công việc được giao…
Kể từ khi áp dụng công nghệ thông tin vào quả lý thu cước thì doanh nghiệp đã cắt
giảm được một lượng lớn nhân công với số lượng công việc thực hiện có hạn, các khâu
giải quyết rờm rà cũng được khắc phục rõ rệt. Có thể áp dụng công nghệ thông tin vào
việc thu cước phí điện thoại đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có cơ hội quản
lý và phát triển.
2: Sơ đồ phân công công việc chi tiết.



3: Quy trình xử lý của hệ thống.
*Quy trình thu cước.
Vào ngày 15 hàng tháng bộ phận thu cước sẽ kết xuất dữ liệu trên hệ thống xuống, bao
gồm cước phí phát sinh và các khoản nợ của những tháng trước đó.
Hệ thống cho phép nợ không quá 15% tiền sử dụng của tháng kế trước, trong trường hợp
nợ quá giới hạn và không đóng cước tháng tiếp theo => hệ thống tự động khóa chiều gọi
đi của thuê bao. Dữ liệu kết xuất xuống sẽ có dạng biểu mẫu để phát cho nhân viên thu
cước đi thu.
Thông thường mỗi nhân viên sẽ đi thu cước của khách hàng tối đa 2 lần nếu trong 2 lần
đó khách không đóng cước bắt buộc phải đến văn phòng đại diện để nộp cho nhân viên.
Nhân viên ở đây sẽ tổng hợp lại số thuê bao đến đóng rồi nhập dữ liệu vào hệ thống =>
hệ thống sẽ tự động tính toán điều kiện cần và đủ như đã nêu ở trên , nếu hợp lệ thì thuê
báo sẽ được hoạt động 2 chiều.
* Quy trình trả lương cho nhân viên thu cước.
Thông thường mỗi một thuê bao thu thành công nhân viên thu cước sẽ được hưởng 2000
đồng ( theo dữ liệu năm 2007), ngoài ra khi vượt chỉ tiêu đăng kí thu thì nhân viên thu
cước sẽ được hưởng thêm tiền huê hồng là 0,4% + thêm tiền thâm niên làm việc.
4: Mẫu biên lai thu cước điện thoại


5: Mô hình UC của hệ thống

Giải thích mô hình khối:


+ Các bộ phận của hệ thống được biểu diễn bằng khối hình vuông , bên trên có tiêu đề
khối bên dưới có các chức năng mà khối đảm nhiệm.
+ Các tác nhân hệ thống được biểu diễn bằng hình elip, có thông tin chi tiết từng tác
nhân.
+ Các luồng thông tin được biểu diễn bằng các mũi tên 1 chiều hoặc 2 chiều cho biết tác

động của bộ phận này với bộ phận khác.


Chương 2: Phân tích hệ thống
I: Xác định biểu đồ ca sử dụng.
1: Xác định các tác nhân hệ thống
Bước 1: Gạch chân các từ khóa nằm trong nội dung mô tả.
 Bộ phận thu cước: Có chức năng xuất ra bảng chi tiết cuộc gọi
phát sinh cước của khách hàng. Sau đó gửi thông tin khách hàng
xuống bộ phận quản lý nhân viên thu cước. Tại đây tiền thu về sẽ
được chuyển cho bộ phận tài vụ. Nếu khách nộp tiền tại văn phòng
thì bộ phận thu cước có trách nhiệm nhận tiền và lập hóa đơn xác
nhận. Đối với những khách hàng chưa đóng cước thì cần lập danh
sách khách hàng chưa đóng cước để gửi thông báo cho khách hàng.
Ngoài ra bộ phận thu cước còn có chức năng cung cấp thông tin cho
bộ phận giải đáp để giải đáp thắc mắc của khách hàng. Cuối tháng
lập thống kê báo cáo về tình hình thu cước trong tháng.
 Bộ phận quản lý nhân viên thu cước: Nhận danh sách khách hàng
cần thu cước bộ phận này cử nhân viên đi thu cước và lập hóa đơn
xác nhận đã đóng tiền cho khách hàng đã đóng tiền. Sau khi thu
cước, bộ phận tổng hợp danh sách khách hàng đã đóng cước và tiền
cước chuyển qua cho bộ phận thu cước. Hàng tháng bộ phận tính
huê hồng cho nhân viên dựa vào số thuê bao mà mỗi nhân viên thu
được.
 Tại bộ phận giải đáp thắc mắc: bộ phận có chức năng giải đáp
thắc mắc về cước của khách hàng vì vậy, bất cứ khi nào có thắc
mắc gọi hoặc gửi đến, bộ phận này có trách nhiệm lấy thông tin từ
bộ phận thu cước để trả lời thắc mắc của khách hàng
 Bước 2: Tổng hợp lại các từ khóa đã gạch chân ở bước 1, đem đi so sánh
và loại bỏ các chắc năng bị trùng lặp.



 Bước 3: Gom nhóm cho các chức năng tìm được ở bước 2 và loại bỏ
những chức năng không có liên quan đến hệ thống, chỉnh sửa lại tên
nhóm chức năng cho phù hợp với hệ thống.
- Lập và gửi thông báo cước.
- Lập danh sách khách hàng.
- Chuyển tiền cước cho tài vụ.
- Thu và lập hoá đơn thu cước.
- Cập nhật cước phí đơn vị.
- Lập danh sách khách hàng chưa đóng cước.
- Cung cấp thông tin cước phí.
- Tính huê hồng cho nhân viên.
- Giải đáp thắc mắc về cước.
2: Xây dựng các lớp tham gia vào các ca sử dụng.
a: Các lớp biên
- Lập và gửi thông báo cước.
- Lập danh sách khách hàng.
- Lập hóa đơn thu cước.
- Chuyển tiền cho tài vụ.
b: Các lớp điều khiển
- Cập nhật cước phí đơn vị.
- Lập danh sách khách hàng chưa đóng cước.
- Cung cấp thông tin cước phí.
c : Các lớp thực thể


- Tính huê hồng cho nhân viên.
- Giải đáp thắc mắc về cước


3: Biểu đồ hoạt động cho các luồng dữ liệu.
a: Sơ đồ dữ liệu mức khung cảnh

b: Sơ đồ chi tiết.


II: Kết luận:
Sau khi phân tích hệ thống về chức năng ta thu được một số kết quả sau:
-

Các chức năng của hệ thống cơ bản được xác định.

-

Xác định được cách thức hoạt động của các chức năng, từ đó làm cơ sở cho
bước thiết kế hệ thống.


Chương 3: Thiết kế hệ thống
1. Xác định kiểu thực thể, kiểu thuộc tính:
Xác định kiểu thực thể và kiểu thuộc tính: xác định kiểu thực thể dựa vào mô tả hệ
thống (gạch chân các danh từ và động từ mô tả bằng cách đặt câu hỏi : có cần lưu trữ
thông tin về điều này không? và lưu dưới dạng một dòng hay cả bảng?); rà soát lại
các chứng từ đã được mô tả ở phần trước, đơn giản nhất là coi mỗi chứng từ là một
kiểu thực thể.
Trong phần gạch chân các danh động từ những cái nào không được xét đến mà
không lập thành kiểu thực thể sẽ lập thành kiểu thuộc tính trong kiểu thực thể mà nó
mô tả; các yếu tố trong mỗi chứng từ là các kiểu thuộc tính . Dưới đây ta dựa vào mô
tả hệ thống để gạch chân, sau đó sẽ xem xét lại các chứng từ đã được mô tả ở
chương I để có thể xác định kiểu thực thể và kiểu thuộc tính của nó :


 Tại bộ phận thu cước: hàng tháng sẽ nhận được bảng chi tiết cuộc gọi
của các thuê bao trong tháng từ hệ thống quản lý cuộc gọi. Sau đó bộ
phận lập và gửi thông báo cước đến các thuê bao. Đồng thời gửi danh
sách khách hàng cần thu cước đến cho bộ phận quản lý nhân viên thu
cước để tiến hành thu cước. Tiền cước thu được sẽ gửi cho bộ phận tài
vụ. Nếu khách hàng đóng cước trực tiếp tại trung tâm thì trung tâm có
trách nhiệm nhận tiền và lập hoá đơn thanh toán xác nhận khách hàng đó
đã đóng cước. Hàng tháng bộ phận này cập nhật cước phí đơn vị làm cơ
sở lập thông báo cước, kiểm tra và lập danh sách khách hàng chưa đóng
cước để gửi thông báo cước lần 2. Bộ phận thu cước còn có chức năng
cung cấp thông tin cho bộ phận giải đáp thắc mắc để giải đáp những thắc
mắc của khách hàng. Cuối tháng lập thống kê báo cáo về việc thu cước.

 Tại bộ phận quản lý nhân viên thu cước: sau khi nhận danh sách
khách hàng cần thu cước bộ phận này cử nhân viên đi thu cước và lập
hóa đơn xác nhận đã đóng tiền cho khách hàng đã đóng tiền. Sau khi thu
cước, bộ phận tổng hợp danh sách khách hàng đã đóng cước và tiền cước
chuyển qua cho bộ phận thu cước. Hàng tháng bộ phận tính huê hồng
cho nhân viên dựa vào số thuê bao mà mỗi nhân viên thu được.


 Tại bộ phận giải đáp thắc mắc: bộ phận có chức năng giải đáp thắc
mắc về cước của khách hàng vì vậy, bất cứ khi nào có thắc mắc gọi hoặc
gửi đến, bộ phận này có trách nhiệm lấy thông tin từ bộ phận thu cước để
trả lời thắc mắc của khách hàng.
Ta thu được các kiểu thực thể như sau:
 Khách hàng (Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, các số thuê bao,
mã số thuế)
 Bảng chi tiết cuộc gọi ( ngày tháng năm, mã khách hàng, tên khách hàng,

số thuê bao, số đã gọi, thời gian gọi, ngày gọi, giờ gọi)
 Thông báo cước (Tháng năm, mã khách hàng, tên khách hàng, số thuê
bao, địa chỉ, mã số thuế, cước ROAMING không thuế và thu khác, các
khoản truy thu, giảm trừ, cước thuê bao mạng cố định, cước thông tin nội
hạt, cước thông tin gọi di động, cước thông tin liên tỉnh, thuế GTGT,
tổng cộng, số đã gọi, thời gian gọi, ngày gọi, giờ gọi)
 Danh sách khách hàng cần thu (Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ,
cước phí trong tháng)
 Hoá đơn thanh toán (mẫu số, kí hiệu, tên khách hàng, địa chỉ, mã số thuế,
tiền dịch vụ, thuế GTGT, cước phí trong tháng, nhân viên giao dịch)
 Cước phí đơn vị (Thời gian áp dụng, mã vùng, cước)
 Danh sách khách hàng chưa thanh toán (Mã khách hàng, tên khách hàng,
địa chỉ, cước phí trong tháng)
 Thông báo cước lần 2 (Tháng năm, tên khách hàng, số thuê bao, địa chỉ,
mã số thuế, cước ROAMING không thuế và thu khác, các khoản truy
thu, giảm trừ, cước thuê bao mạng cố định, cước thông tin nội hạt, cước
thông tin gọi di động, cước thông tin liên tỉnh, số đã gọi, thời gian gọi,
ngày gọi, giờ gọi)
 Thống kê báo cáo thu cước (Mã khách hàng, tên khách hàng, Cước phí,
tình trạng đóng cước)


 Nhân viên (mã nhân viên, tên nhân viên, số năm công tác)
 Danh sách khách hàng đã thanh toán (Mã khách hàng, tên khách hàng,
địa chỉ, cước phí trong tháng)
Trong các kiểu thực thể trên ta thấy:
⇒ Kiểu thực thể Thông báo cước và Thông báo cước lần 2 giống nhau vì
vậy không cần thiết phải lưu cả 2, mà chỉ cần thêm thuộc tính lần gửi.
⇒ Các kiểu thuộc tính tên khách hàng, địa chỉ trong kiểu thực thể bảng chi
tiết cuộc gọi, kiểu thuộc tính tên khách hàng, số thuê bao, địa chỉ, mã số

thuế trong kiểu thực thể thông báo cước, kiểu thuộc tính tên khách hàng,
địa chỉ trong các kiểu thực thể danh sách khách hàng cần thu, danh sách
khách hàng chưa thanh toán, danh sách khách hàng đã thanh toán, kiểu
thuộc tính tên khách hàng, cước phí trong kiểu thực thể thống kê báo cáo
thu cước; các kiểu thuộc tính trên đều có trong kiểu thực thể khách hàng
vì vậy là không lưu những kiểu thuộc tính này mà chỉ cần lưu thuộc tính
mã khách hàng.
⇒ Các kiểu thuộc tính số đã gọi, ngày gọi, giờ gọi, thời gian gọi trong kiểu
thực thể thông báo cước đã có trong kiểu thựcc thể bảng chi tiết cuộc gọi
vì vậy không cần lưu các thuộc tính này trong thông báo cước
⇒ Các kiểu thực thể Danh sách khách hàng cần thu, danh sách khách hàng
đã thanh toán, danh sách khách hàng chưa thanh toán và kiểu thực thể
thống kê báo cáo thu cước giống nhau về hình thức, khác nhau về tích
chất vì vậy ta chỉ cần thêm thuộc tính tình trạng đóng cước trong kiểu
thực thể danh sách khách hàng cần thu, các kiểu thực thể danh sách
khách hàng đã thanh toán, danh sách khách hàng chưa thanh toán,
thống kê báo cáo không cần lưu
Ta thu được các kiểu thực thể như sau:
 Khách hàng (Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, các số thuê bao,
mã số thuế)


 Bảng chi tiết cuộc gọi ( ngày tháng năm, mã khách hàng, số đã gọi, thời
gian gọi, ngày gọi, giờ gọi)
 Thông báo cước (Tháng năm, mã khách hàng, cước ROAMING không
thuế và thu khác, các khoản truy thu, giảm trừ, cước thuê bao mạng cố
định, cước thông tin nội hạt, cước thông tin gọi di động, cước thông tin
liên tỉnh, thuế GTGT, tổng cộng)
 Danh sách khách hàng cần thu (Mã khách hàng, cước phí trong tháng,
tình trạng đóng cước)

 Hoá đơn thanh toán (mẫu số, kí hiệu, mã khách hàng, tiền dịch vụ, thuế
GTGT, cước phí trong tháng, nhân viên giao dịch)
 Cước phí đơn vị (Thời gian áp dụng, mã vùng, cước)
 Nhân viên (mã nhân viên, tên nhân viên, số năm công tác)
2. Xác định kiểu liên kết :
Ta thực hiện xác định kiểu liên kết bằng cách duyệt lại quá trình giao dịch của hệ
thống; gạch chân các động từ diễn tả mối liên hệ giữa các dữ liệu trong hệ thống

 Tại bộ phận thu cước: hàng tháng sẽ nhận được bảng chi tiết cuộc gọi
của các thuê bao trong tháng từ hệ thống quản lý cuộc gọi. Sau đó bộ
phận lập và gửi thông báo cước đến các thuê bao. Đồng thời gửi danh
sách khách hàng cần thu cước đến cho bộ phận quản lý nhân viên thu
cước để tiến hành thu cước. Tiền cước thu được sẽ gửi cho bộ phận tài
vụ. Nếu khách hàng đóng cước trực tiếp tại trung tâm thì trung tâm có
trách nhiệm nhận tiền và lập hoá đơn thanh toán xác nhận khách hàng đó
đã đóng cước. Hàng tháng bộ phận này cập nhật cước phí đơn vị làm cơ
sở lập thông báo cước, kiểm tra và lập danh sách khách hàng chưa đóng
cước để gửi thông báo cước lần 2. Bộ phận thu cước còn có chức năng
cung cấp thông tin cho bộ phận giải đáp thắc mắc để giải đáp những thắc
mắc của khách hàng. Cuối tháng lập thống kê báo cáo về việc thu cước.

 Tại bộ phận quản lý nhân viên thu cước: sau khi nhận danh sách
khách hàng cần thu cước bộ phận này cử nhân viên đi thu cước và lập


hóa đơn xác nhận đã đóng tiền cho khách hàng đã đóng tiền. Sau khi thu
cước, bộ phận tổng hợp danh sách khách hàng đã đóng cước và tiền cước
chuyển qua cho bộ phận thu cước. Hàng tháng bộ phận tính huê hồng
cho nhân viên dựa vào số thuê bao mà mỗi nhân viên thu được.


 Tại bộ phận giải đáp thắc mắc: bộ phận có chức năng giải đáp thắc
mắc về cước của khách hàng vì vậy, bất cứ khi nào có thắc mắc gọi hoặc
gửi đến, bộ phận này có trách nhiệm lấy thông tin từ bộ phận thu cước để
trả lời thắc mắc của khách hàng.
3. Định nghĩa ký hiệu sử dụng trong ER mở rộng :
Một kiểu thực thể được biểu diễn bởi hình chữ nhật gồm 2 ngăn: ngăn trên chứa tên
của kiểu thực thể, ngăn dưới chứa danh sách các kiểu thuộc tính của nó. Các kiểu
thuộc tính hợp thành khóa chính của kiểu thực thể được gạch dưới, và đặt lên đầu
danh sách.

Ví dụ:

Kiểu liên kết :

Ví dụ:


4. Vẽ ER mở rộng :
Sau khi đã thu được các kiểu thực thể và kiểu thuộc tính của nó, các kiểu liên kết
ta tiến hành vẽ được mô hình thực thể liên kết mở rộng như sau :

I.

Chuyển từ mô hình thực thể mở rộng sang mô hình thực thể kinh điển :

1. Các quy tắc chuyển đổi từ mô hình thực thể mở rộng sang mô hình thực thể
kinh điển :
Qui tắc 1: Xử lý thuộc tính đa trị của một kiểu thực thể:
 Thay một kiểu thuộc tính đa trị T của một kiểu thực thể A bởi một kiểu
thực thể mới E - T và kết nối A với E - T bởi một kiểu liên kết.

 Đưa vào kiểu thực thể mới E - T một kiểu thuộc tính đơn trị, tương ứng
với giá trị thành phần của T
 Xác định bản số mới cho kiểu liên kết mới (giữa A và E - T)


Ta thấy trong kiểu thực thể khách hàng trong mô hình thực thể liên kết mở
rộng có một thuộc tính đa trị là thuộc tính các số thuê bao vì một khách hàng thuê
bao thì sẽ có thể có nhiều số điện thoại thuê bao.

Khi chuyển sang mô hình thực thể liên kết kinh điển (ER kinh điển ) ta có :

Qui tắc 2: Xử lý thuộc tính đa trị của một kiểu liên kết :
Qui tắc 3: Xử lý các kiểu thuộc tính phức hợp bởi các kiểu thuộc tính hợp
thành :
Ta thấy trong kiểu thực thể Khách hàng có một kiểu thuộc tính phức hợp,
đó là thuộc tính Địa chỉ của khách hàng được hợp thành bởi các thuộc tính : Số nhà,
đường phố, xã(phường), quận(huyện,thị xã),Tỉnh (thành phố).
Do đó khi chuyển sang mô hình ER kinh điển ta có :


Qui tắc 4: Xử lý kiểu thực thể con

Phân biệt các thuộc tính thành ba loại : khoá chính, mô tả, kết nối:



















Trong kiểu thực thể Khách hàng :
• Khoá chính: Mã khách hàng
• Mô tả: Tên khách hàng
• Kết nối: thông qua khoá chính, mã địa chỉ, mã số thuê bao.
Trong kiểu thực thể Thông báo cước:
• Khoá chính: Mã khách hàng
• Mô tả: Số tiền thanh toán
• Kết nối: thông qua khoá chính
Trong kiểu thực thể Chi tiết cuộc gọi:
• Khoá chính: Mã khách hàng
• Mô tả: các số đã gọi, thời gian gọi, ngày, giờ gọi
• Kết nối: thông qua khoá chính và số đã gọi
Trong kiểu thực thể Cước phí đơn vị:
• Khoá chính: Mã vùng
• Mô tả: tiền cước/phút
• Kết nối: thông qua khoá chính
Trong kiểu thực thể DS Khách hàng cần thu:
• Khoá chính: Mã khách hàng
• Mô tả: danh sách khách hàng và tiền cước phải nộp

• Kết nối: thông qua khoá chính
Trong kiểu thực thể Hoá đơn thanh toán:
• Khoá chính: mẫu số
• Mô tả: số tiền thanh toán
• Kết nối: thông qua khóa chính và mã khách hàng
Trong kiểu thực thể Nhân viên:
• Khóa chính: mã nhân viên
• Mô tả: tên nhân viên
• Kết nối: thông qua khóa chính
Trong kiểu thực thể Số thuê bao:
• Khoá chính: Mã số thuê bao
• Mô tả: các số thuê bao
• Kết nối: thông qua khoá chính
Trong kiểu thực thể Địa chỉ:






Khóa chính: Mã địa chỉ
Mô tả: địa chỉ của khách hàng
Kết nối: thông qua khoá chính

2. Vẽ mô hình thực thể liên kết kinh điển :
Sau khi áp dụng các quy tắc để chuyển đổi từ mô hình thực thể liên kết mở
rộng về mô hình thực thể liên kết kinh điển, ta có thể xây dựng mô hình thực thể
liên kết kinh điển như sau :



II.
1.

Chuyển từ mô hình thực thể kinh điển sang mô hình thực thể hạn chế:
Các quy tắc chuyển đổi từ mô hình thực thể kinh điển sang mô hình hạn chế :
Quy tắc 1: Xử lý kiểu liên kết 1-1:
 Cách 1: xem 1-1 là trường hợp riêng của 1- nhiều và vẽ lại nó bằng 1 đường
nối thẳng.
 Cách 2: gộp 2 kiểu thực thể có quan hệ 1 - 1 thành một kiểu thực thể duy
nhất, bằng cách trộn hai danh sách các thuộc tính với nhau.
 Ta có:
• Chuyển:

Thành:



Chuyển:

Thành:




Chuyển:

Thành:




Chuyển:

Thành:



Chuyển:


Thành:

Quy tắc 2: Xử lý các kiểu liên kết hai ngôi nhiều - nhiều và các kiểu liên kết
nhiều ngôi


Chuyển:

Thành:



Chuyển:

Thành:




Chuyển:


Thành:



Chuyển:

Thành:



Chuyển:


×