Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bạo lực học đường ở trường THPT nguyễn văn thoại thực trạng và giải pháp (nguyễn hằng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.99 KB, 8 trang )

BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG
THPT NGUYỄN VĂN THOẠI THỰC TRẠNG- GIẢI PHÁP
Nguyễn Hằng*

1. Thực trạng của nạn bạo lực học đƣờng
Một trò chơi trên game giết chóc nhau, hay đánh nhau để giành lấy thứ này, thứ
nọ. Một quyển truyện tranh có những hành động bạo lực để giải quyết vấn đề. Một bộ
phim hoạt hình có nội dung tƣơng tự (các phim nhƣ siêu nhân Grow, robo trái cây
chẳng hạn), hay dễ bắt gặp nhƣ một cuộc đá gà…Tất cả đang xuất hiện hàng ngày
trƣớc mắt chúng ta và các em. Từ việc mắt thấy tai nghe hàng ngày đã dần ảnh hƣởng
vào đầu óc trẻ thơ, bởi trẻ thơ nhƣ tờ giấy trắng dễ dàng học hỏi cũng dễ dàng bắt
chƣớc những hành động của ngƣời lớn. Hơn thế, phần lớn ngƣời Việt chúng ta lại có
quan niệm: “thƣơng cho roi cho vọt” nên mỗi khi con cái không ngoan đều lấy việc
đánh đập làm cách răn dạy. Ở một số gia đình bất hạnh khác ngƣời cha mỗi khi đi
nhậu về hay mỗi lần bực tức việc gì liền về nhà trút giận lên vợ, con. Tất cả những
việc ấy tƣởng chừng bình thƣờng nhƣng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn đứa trẻ
sau này. Ngày nay, khi mà xu hƣớng giải quyết vấn đề bằng bạo lực càng gia tăng,
phim ảnh, sách báo, các trang mạng cũng phát triển tràn lan làm “tiêm nhiễm” các em,
và dần hình thành ở các em thói quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề bởi “thắng
làm vua”. Học sinh trƣờng THPT Nguyễn Văn Thoại - Thoại Sơn - An Giang nhiều
em cũng có cùng cách hành xử đó: dùng bạo lực thay vì hòa giải hay đàm phán.
Trƣờng THPT Nguyễn Văn Thoại tọa lạc tại ấp Nam Sơn- Thị Trấn Núi Sập là
một ngôi trƣờng có bề dày lịch sử cũng nhƣ bề dày thành tích. Nhiều năm qua, trƣờng
luôn đứng đầu cả tỉnh về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng học sinh. Từ năm 2010 trƣờng
có tổng số hơn 40 lớp với hơn một ngàn học sinh của cả ba khối. Trƣớc đây, trong
kháng chiến chống Mỹ trƣờng có tên là Huệ Đức. Khi mới hình thành, trƣờng chỉ là
ngôi trƣờng nhỏ với vài ba phòng học. Và sau nhiều lần đổi tên từ Huệ Đức thành
Thoại Sơn và Nguyễn Văn Thoại (khoảng năm1996-1997). Giờ đây (năm 2014),
trƣờng có 32 phòng học đƣợc trang bị các trang thiết bị hiện đại nhƣ: bảng chống lóa,
ti vi màn hình khổ lớn…Ngoài ra, trƣờng còn có các phòng chức năng phục vụ công
việc giảng dạy của giáo viên cũng nhƣ học tập của học sinh nhƣ phòng tin (đƣợc nối


mạng), phòng thực hành lý, sinh, hóa với các trang thiết bị hiện đại và đƣợc quản lý
bởi một giáo viên chuyên trách riêng biệt. Trƣờng có một hội trƣờng dành để hội, họp,
cũng nhƣ trao đổi, thảo luận giữa giáo viên và học sinh trong các buổi hƣớng nghiệp,
ngoài giờ lên lớp…Thƣ viện đƣợc trang bị đầy đủ các loại sách, báo. Với ba hiệu phó
chuyên môn quản lý, tình hình nề nếp của trƣờng nhìn chung đƣợc ổn định. Tuy nhiên,
*

Trƣờng THPT Nguyễn Văn Thoại, An Giang

109


hàng năm thƣờng xảy ra vài chục vụ đánh nhau, cá biệt có những vụ mà số học sinh
tham gia đến vài chục em.
Theo số liệu thống kê báo cáo về Sở của thầy hiệu phó ngoài giờ Đoàn Nhựt
Trƣờng năm học 2012-2013 có 18 vụ đánh nhau, có 98 học sinh trong trƣờng tham gia
và tất cả các em này đều bị xử lý với mức khiển trách trƣớc hội đồng kỷ luật trở lên.
Năm 2013-2014 có 16 vụ đánh nhau, mặc dù số học sinh của trƣờng tham gia ít 68 em
nhƣng có một phần thanh niên trong khu vực cũng tham gia làm cho công tác xử lý
gặp nhiều khó khăn.
Nhƣ vậy, bạo lực học đƣờng ở trƣờng đang là một vấn đề nhức nhối và là vấn
nạn đối với giáo viên, học sinh và cả ban giám hiệu lẫn phụ huynh của trƣờng. Ngoài
những vụ giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh bằng bạo lực, mỗi năm trƣờng xảy ra vài
vụ giáo viên bị hành hung do hiểu nhầm hay mâu thuẫn từ bên ngoài, trong đó, có
nguyên nhân sâu xa ngay từ trên bục giảng.
Trƣờng hợp của thầy Lí Quân (năm học 2013-2014) là một điển hình. Một cựu
học sinh của trƣờng có vợ sắp cƣới bị tai nạn giao thông, anh chàng này nằm mơ thấy
lý do bạn gái mình bị tai nạn là do bị thầy “dê” và ngƣời thầy đó không ai khác là thầy
dạy môn hóa cũ của mình. Thế là thầy giáo đó bị chặn đƣờng để “hỏi tội”, hậu quả cái
kiếng thầy bị gãy đôi và mắt phải thầy bầm nhƣ trái mồng tơi phải nghỉ dạy cả tuần.

Nhƣ vậy, bạo lực đang diễn ra hàng ngày hàng giờ không chỉ bên ngoài lớp học mà
còn ngay trong lớp, trong trƣờng.
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thƣơng vong, tổn
hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột, ví dụ, hai
quốc gia có thể gây chiến với nhau nếu các nỗ lực ngoại giao bất thành19. Bạo lực học
đƣờng là những hành vi dùng sức mạnh thể chất để giải quyết những mâu thuẫn phát
sinh từ trong lớp, trong trƣờng. Nhà văn Nam Cao - tác giả Chí Phèo đã nhấn mạnh:
“kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thể hiện sự ích kỉ 20…” Thế nhƣng
hầu hết học sinh ngày nay khi nảy sinh mâu thuẫn đều dùng nắm đấm và sức mạnh thể
chất để “quy phục” bạn học của mình.
Trƣờng hợp em Trƣơng Vạn Phát lớp 11K5 21 ngồi cạnh bạn Nguyễn Minh Tâm
cùng lớp (năm học 2012-2013), vì đùa với bạn (ném sách và tập bạn ra cửa) làm phát
sinh mâu thuẫn và dẫn đến việc hai em này đánh nhau ngay trong lớp học. Mặc dù
đƣợc các bạn can ngăn nhƣng hậu quả cả hai em đều bị kỷ luật trƣớc hội đồng kỷ luật
của trƣờng22. Hay vụ việc của Huỳnh Văn Phố lớp 10K8 và em Nguyễn Thanh Hùng
lớp 10K11 (năm học 2010-2011). Em Phố học trên lầu có bạn thân học 10A11 dƣới
lầu là Kim Hƣơng, vì trắng trẻo lại có da thịt nên bạn Kim Hƣơng có biệt danh là “heo
19

/>Câu nói của nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao
21
Từ khi cải cách sách giáo khoa THPT năm 2006 tƣờng Nguyễn Văn Thoại có 2 ban: Nâng
cao tự nhiên các lớp đƣợc đánh dấu bằng chữ A (10A1,10A2), các lớp cơ bản đánh dấu bằng
chữ K (10k1,10K2), năm 2012-2013 trƣờng bỏ ban nâng cao các lớp học theo ban cơ bản.
22
Căn cứ vào nội dung vi phạm của học sinh kèm theo các tờ tự kiểm, giáo viên chủ nhiệm sẽ
đề xuất với Hội đồng kỉ luật (đứng đầu là hiệu trƣởng) mức xử lí phù hợp
20

110



sữa”. Một lần ra về bạn Phố bảo bạn Kim Hƣơng “heo sữa đợi tao về với”, vô tình bạn
Hùng đang mang cặp có chữ heo sữa, tƣởng là bạn đang chọc mình nên vừa ra đến
cổng trƣờng, bạn Hùng đã chỉ vào mặt bạn Phố: “lúc nãy mày gọi tao là gì?” và lập tức
đấm liên tục vào mặt bạn. Bảo vệ trƣờng phải can ngăn, giáo viên chủ nhiệm phải
đứng ra hòa giải và mời phụ huynh cùng cam kết.
Ngoài những vụ các em nam đánh nhau còn có cả các em nữ cũng không kém.
Đó là vụ em Phạm Kim Ba, em Đoàn A Thể và em Tô Kim Hồng lớp 11A8 và 10A5
năm học 2012-2013. Vì cho rằng em Hồng “dụ dỗ” bạn trai của em họ mình nên Kim
Ba đã “dằn mặt” bọn đàn em lớp 10. Hậu quả liên quan đến các bạn em Hồng ra can
cũng bị đánh “hội đồng” chung phải nằm viện.
Bên cạnh những vụ bạo lực bằng việc hạ cẳng tay - thƣợng cẳng chân còn có
những vụ “đấu võ mồm” trên facebook hay jeeme. Đó là vụ của em Đinh Thị Thảo
Phƣơng lớp 11A8 và em Tô Nguyễn Sony 12K7. Vì nhắn nhầm vào số bạn trai của
Phƣơng có nội dung bông đùa đã tạo ra hiểu lầm giữa hai ngƣời bạn cùng chơi chung
là Phƣơng và Sony, thế là hai bên nhắn tin chửi rủa nhau bằng lời lẽ thô tục, khó nghe,
thậm chí “lên face” để lăng nhục nhau….
Ngoài những vụ đánh nhau bằng tay chân còn có những “giải quyết” bằng cả
hung khí đó là vụ em Nguyễn Văn Thắng lớp 11K3 và học sinh lớp Trần Văn Trung
9A2 trƣờng THCS Thị Trấn Núi Sập. Vì mâu thuẫn trên game (nhân vật trò chơi trên
game của em Thắng bị nhân vật trò chơi của em Trung giết) nên em Thắng mang dao
đi hỏi tội thằng nào “láo” đã giết chết con Game của mình và “ mày giết con chiến mã
tao thì tao giết mày để trả thù”. Hậu quả em Trung chết trên đƣờng đi cấp cứu còn em
Thắng 13 năm tù giam.
Nhƣ vậy, bạo lực học đƣờng đang là vấn đề nhức nhối cho tất cả chúng ta. “Vấn
nạn” này diễn ra không chỉ trong các trƣờng THPT, THCS, mà cả tiểu học với muôn
hình vạn trạng, mà cụ thể đó là những vụ đánh đấm giữa các học sinh với nhau. Lƣớt
web, chúng ta sẽ thấy vài chục file video clip các vụ học sinh cả nam lẫn nữ đánh nhau
đƣợc các bạn “cổ vũ” rồi quay phim đăng lên mạng. Không những thế, các vụ bạo lực

này ngày càng gia tăng làm cho nhiều học sinh lo sợ, hoang mang khi đến trƣờng. Phụ
huynh cũng không yên tâm. Bên cạnh việc giải quyết vấn đề bằng nắm đấm, các em
còn sử dụng cả vũ khí nguy hiểm để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Nhƣ vậy, bạo
lực học đƣờng ngày nay đang là một vấn đề “nóng” đƣợc nhà trƣờng, gia đình và xã
hội quan tâm. Nhiều vụ bạo lực đã vƣợt ra khuôn khổ trƣờng học và cái giá phải trả
của các em tham gia là bị phạt hành chính hay nặng hơn là phải đứng trƣớc vành móng
ngựa.
Ngày nay, bạo lực học đƣờng đƣợc Hội đồng kỷ luật trƣờng xem xét dƣới hai
góc độ để xử lý và từ đó, đƣa ra hình thức kỷ luật phù hợp: có tổ chức và không có tổ
chức. Bạo lực không có tổ chức là những vụ đánh nhau giữa hai học sinh cùng lớp hay
khác lớp, cùng khối hay khác khối. Mâu thuẫn phát sinh và để giải quyết mâu thuẫn ấy,
học sinh chứng minh “sức mạnh cơ bắp” của mình để “dạy dỗ” bạn. Nghĩa là giải
quyết trực tiếp không qua tổ chức lôi kéo các bạn khác, không có sự chuẩn bị. Với loại
111


bạo lực này, hình thức xử lý và mức kỷ luật sẽ nhẹ hơn bởi đây là sự “nóng giận nhất
thời”, “tuổi trẻ bồng bột”, “giận quá mất khôn”. Và nếu học sinh tham gia đánh nhau
trong trƣờng hợp này mức xử lý nặng nhất là khiển trách trƣớc Hội đồng kỷ luật của
trƣờng và hạ hai bậc hạnh kiểm. Bạo lực có tổ chức là những vụ đánh nhau có sự
chuẩn bị, đƣợc tính toán kĩ, số lƣợng học sinh tham gia đông (nhƣ vụ em Kim Ba có 6
học sinh trực tiếp tham gia và 3 em bị liên đới xử lý ), thậm chí mang cả hung khí theo.
Trƣờng hợp này sẽ đƣợc xem xét tùy vào hậu quả của nó, nếu chỉ đơn giản là bị
thƣơng thì bên nào sai phải trả tiền thuốc và mức xử lý cũng nặng hơn23. Nhƣ vậy, bạo
lực học đƣờng đang là vấn đề nan giải và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Trƣớc đây, chỉ
có giáo viên đánh học sinh, chƣa bao giờ có học sinh đánh giáo viên hay học sinh đánh
nhau. Tại sao ngày nay vấn đề này lại trở nên phổ biến ở các trƣờng từ thành thị đến
nông thôn, từ THPT đến THCS, vậy nguyên nhân từ đâu.
2. Nguyên nhân
Nhìn chung có hai nguyên nhân chính: do chủ quan và do khách quan 24.

2.1. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan do những mâu thuẫn phát sinh trong học tập cũng nhƣ
trong cuộc sống hàng ngày. Đó là do sự đùa giỡn quá mức của các bạn trong lớp (vụ
em Phát là một điển hình), sự va chạm nhỏ trong nhà vệ sinh, một câu nói đùa vô tình
(vụ em Phố), hay những hiểu nhầm do nhắn tin nhầm số… Tất cả đều có thể dẫn đến
bạo lực. Tất cả do chủ quan - bản thân các em gây ra. Điều đó đƣợc coi là do tâm lý.
Tâm lí có vấn đề dẫn đến không thể kiềm chế đƣợc hành động cũng nhƣ suy nghĩ.
Nguyên nhân tâm lý của bạo lực học đƣờng ít đƣợc các nhà giáo dục, các nhà xã
hội, các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức, mỗi ngƣời có một phong cách sống khác
nhau. Không ai kiểm soát đƣợc diễn biến tâm lý xảy ra hàng ngày với ngƣời đó. Do
vậy, không ai nghĩ đến việc cần ngăn chặn bạo lực học đƣờng từ ngay các bạo lực từ
đời sống nội tâm, có thể, do việc tác động của những nghịch cảnh bên ngoài, điều kiện
không thuận lợi làm cho con ngƣời không thể kìm nén đƣợc cảm xúc của bản thân.
Nguyên nhân tâm lý bị xem thƣờng, nhƣng đó lại là nguyên nhân chính. 25 Các
em cho rằng việc sử dụng bạo lực nhằm bảo vệ thể diện và danh dự, đặc biệt là với
nam giới, các em cho rằng bạo lực thể hiện tính “đàn ông”. Có thể nói rằng, khi bị bạn
nói “đen, lùn, vô duyên”…bản thân các em cho rằng mình bị xúc phạm, sỉ nhục và
phải “đòi” lại danh dự cho bản thân mình. Trong cơn tức giận ấy, các em không thể
kiềm chế đƣợc bản thân, không nhận thức đƣợc đó là hành động sai lầm có thể dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng. Lúc bấy giờ chỉ có “cái tôi” của bản thân tồn tại và các em cho
23

Với các vụ bạo lực này thƣờng sẽ bị đƣa ra Hội đồng kỷ luật với mức cảnh cáo và hạ 3 bậc
hạnh kiểm, nếu nghiêm trọng hơn có thể bị đuổi học một tuần, ngoài ra nếu bị công an bắt
đƣợc sẽ bị phạt hành chính từ 500,000 trở lên, có thể bị truy tố tội hình sự.
24
Theo phật giáo có 4 nguyên nhân chính: nguyên nhân tâm lý; Tiêu thụ phim ảnh bạo lực;
Các trò chơi điện tử; Bản sao từ lối sống của ngƣời thân
25
hatgiaonguyenthuy.com/news-1646/BaO-LuC-HoC-duoNG-NHaN-NGUYeN-Va-GIaIPHaP.html


112


rằng mình có thể làm bất cứ việc gì miễn sao “đòi” lại đƣợc “danh dự”. Các em cho
rằng mình đã lớn phải có hành động cụ thể để chứng tỏ mình là “ngƣời lớn”. Và những
gì ngƣời lớn đã làm hiện ra trong đầu các em. Đó là cảnh cha đánh mẹ, hay hai con gà
đá nhau. Các em cho rằng làm nhƣ thế để thị uy, chứng tỏ sức mạnh và mai mốt đối
phƣơng “không dám nữa”, “lép vế” trƣớc mình. Trong hoàn cảnh ấy, phần lớn các em
hành động theo “bản năng” nhƣ một con vật mù quáng, thiếu ý thức và khi xảy ra hậu
quả nghiêm trọng thì mọi việc đã rồi.
2.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân thứ hai là do khách quan. Do ảnh hƣởng của phim ảnh bạo lực, các
trò chơi bạo lực từ “ảo đến thật”, từ trên bàn phím ra đời sống. Ngày nay, cuộc sống
kinh tế khá giả, phần lớn cha mẹ sẵn sàng cho con bất cứ cái gì cho “bằng bạn bằng
bè” mà không hề nhận ra tác hại của nó. Một chiếc điện thoại di động hiện đại có đầy
đủ tính năng để phục vụ học tập. Nhƣng công dụng tốt chƣa thấy phát huy đã thấy các
em lên mạng chơi game, tải những hình ảnh đồi trụy, những bộ phim “nóng” để rồi bắt
chƣớc làm theo.
Nhƣ vậy, nguyên nhân thứ hai là do tác động từ bên ngoài, do phim ảnh, gia đình,
và tác động từ xã hội. Theo số liệu thống kê của công an huyện Thoại Sơn, xung
quanh trƣờng với khoảng cách 500m có 5 tiệm internet và hàng chục quán “tum”. 26
Cùng với nhiều quán nƣớc là nơi các em tụ tập bỏ học, la cà quán xá để rồi phát sinh
những mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn ấy bằng bạo lực. Theo thống kê 16 vụ
bạo lực năm 2012-2013 có 7 vụ (chiếm 43,75% ) là các vụ bạo lực có nguyên nhân từ
quán cà phê. Từ những câu nói đùa vô tình hay những lời trêu chọc tại quán là những
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực.
Bên cạnh ấy, phần lớn các bậc phụ huynh lại ít có điều kiện quan tâm con em
mình nên mỗi khi phát sinh mâu thuẫn các em không có nơi “tƣ vấn” nên giải quyết ra
sao và giải quyết nhƣ thế nào. Bản thân tôi từng nhiều năm làm công tác chủ nhiệm

nhận thấy rằng nhiều gia đình giao “khoán” cho nhà trƣờng con cái của mình và khi
xảy ra chuyện thì trách cứ hay quy trách nhiệm cho trƣờng. Bản thân tôi nhận ra rằng
nếu gia đình thƣờng xuyên quan tâm, tƣ vấn hay hƣớng các em đến những hoạt động
vui chơi lành mạnh, bổ ích sẽ giảm bớt tình trạng bạo lực và những hành vi phát sinh
bạo lực. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cần có các câu lạc bộ, tổ tƣ vấn tâm sinh lý cho học
sinh vì theo tâm lý học ở lứa tuổi này các em chƣa thật sự định hƣớng đƣợc hành vi
cũng nhƣ việc làm của mình, có thể nói, các em lớn chƣa lớn và nhỏ không nhỏ.
Không có nơi gởi gắm tâm sự nên mỗi lần bị “ức hiếp”, hay phát sinh mâu thuẫn các
em không biết cách giải quyết và thấy bạn mình dùng vũ lực các em cũng dùng theo.
Hay do bị bạn bắt nạt, hăm dọa các em không có ai để nói (vì ba mẹ ít quan tâm) nên
các em phải vùng lên bởi “tức nƣớc vỡ bờ”. Các hành động bạo lực này thƣờng mang
26

Quán tum là quán khá phổ biến tại thị trấn Núi Sập, mỗi quán có vài chục chòi nhỏ đƣợc
che kín bốn phía, cửa vào có màn phủ bằng vải, bên trong có bàn, ghế và võng để làm nơi
“tâm sự” của những đôi trai gái yêu nhau. Học sinh trƣờng cũng vậy, không ngoại lệ.

113


lại kết quả xấu ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tâm lý của các em. Em Kim Hồng sau khi
bị nhóm của bạn Kim Ba đánh đã không dám đến trƣờng phải đƣợc sự khích lệ của mẹ
cùng với lời hứa của thầy phó hiệu trƣởng em mới dám đi học, giáo viên chủ nhiệm
lớp 10A5 thầy Phú phải đƣa đón em cả tuần để đảm bảo an toàn. Phần lớn các em bị
bạo lực hoặc trực tiếp tham gia đều bị ảnh hƣởng đến tâm lý là hoang mang, lo sợ. Em
bị đánh thì bị ám ảnh sợ bạn tiếp tục hành hung mình, còn em đánh bạn thì lo sợ bị
chặn đƣờng đánh lại để “trả thù”.
Nhìn chung, bạo lực học đƣờng sẽ làm thay đổi tâm lý cũng nhƣ tính cách của
các em và dĩ nhiên sẽ ảnh hƣởng đến tƣơng lai các em sau này. Em Huỳnh Thị Kim
Quyên học sinh lớp 11K1 năm học 2007-2008 vì “quá giang” bạn trai của một em

khác đã bị “xử” một cách thê thảm. Em bị một toán học sinh lớp 10 và nhiều thanh
niên bên ngoài chặn đánh trƣớc cổng trƣờng rồi xé áo, xén tóc. May mà có bảo vệ đến
can thiệp nếu không hậu quả ra sao chƣa ai biết. Đến giờ, sau nhiều năm rời ghế nhà
trƣờng em Quyên vẫn chƣa lập gia đình vì sợ “ông xã” tƣơng lai biết đƣợc “chuyện
cũ” của cô. Phần lớn các em bị bạo lực và tham gia bạo lực đều bị ảnh hƣởng đến tâm
lý và để lại nhiều di chấn sau này. Ngoài ảnh hƣởng đến tâm lý, bạo lực học đƣờng
còn ảnh hƣởng đến hạnh kiểm của các em. Tham gia đánh nhau có tổ chức cũng nhƣ
không có tổ chức đều bị kỉ luật và hạ hạnh kiểm, làm ảnh hƣởng xấu trong mắt của bạn
bè và giáo viên. Nếu bị đánh mà không đánh lại thì bị cho là “hèn”, “nhịn là nhục” nên
“cự là đục” là phƣơng châm của các em. Phần lớn các vụ học sinh của trƣờng đánh
nhau đều xuất phát từ hai phía nên ngƣời nào cũng là chủ mƣu và ngƣời nào cũng là
nạn nhân. Hầu hết các em đánh nhau đều bị trƣờng mời phụ huynh vào xử lý và phần
lớn phụ huynh không biết con em mình có mâu thuẫn với bạn, hay đánh bạn. Bạo lực
học đƣờng còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kết quả các em.
Phần lớn giáo viên hay để ý các em có hạnh kiểm không tốt và do một phần tâm
lý lo sợ nên các em thƣờng lơ là trong học tập dẫn đến kết quả sa sút. Mỗi năm trƣờng
có hơn vài chục học sinh ở lại lớp do học lực yếu và hạnh kiểm yếu (nguyên nhân
chính của hạnh kiểm yếu là đánh nhau). Ngay từ bây giờ cần có giải pháp phù hợp và
khả thi để hạn chế và dần chấm dứt tình trạng bạo lực này.
3. Giải pháp khắc phục
Nhiều năm qua trƣờng đã thƣờng xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn và giáo
viên chủ nhiệm tuyên truyền, giáo dục các em về hậu quả cũng nhƣ tác hại của bạo lực
học đƣờng. Năm học 2011-2012 đề thi học kì I của hai khối 10 và 11 phần nghị luận
xã hội là nạn bạo lực học đƣờng. Ngoài công tác tuyên truyền qua giáo viên, trƣờng
còn tổ chức các buổi tuyên truyền dƣới cờ để các em biết. Hơn thế nữa năm học 2014 2015 trƣờng còn kết hợp với Ủy ban huyện tổ chức buổi xét xử lƣu động một thanh
niên ấp Đông Sơn II Thị Trấn Núi Sập đánh nhau với bạn. Học sinh ba khối đƣợc nghỉ
học một buổi để dự phiên tòa. Qua phiên tòa, đƣợc sự nhắc nhở cũng nhƣ chỉ dạy của
hội đồng xét xử về hành vi “cố ý đánh nhau gây thƣơng tích” các em đã hiểu đƣợc đâu
là hành vi đúng và đâu là hành vi sai để có hƣớng sửa chữa và khắc phục. Chính vì vậy,
mà năm học này số vụ bạo hành của trƣờng đã giảm đáng kể. Tính từ tháng 8 đến nay

114


chỉ xảy ra 6 vụ bạo hành và có 13 em liên quan. Tất cả đều bị xử kỷ luật, hạ hạnh kiểm.
Ngoài ra, trƣờng còn trích kinh phí hàng tháng 2,5 triệu đồng thuê các anh công an thị
trấn gác trực 2 ngƣời/1buổi để tránh học sinh đánh nhau trƣớc cổng trƣờng mỗi khi tan
học. Nhờ vậy, những vụ bạo lực đều bị ngăn chặn và phần lớn tâm lý các em định
đánh nhau khi gặp công an đều sợ nên phần nào hạn chế đƣợc bạo lực phát sinh. Bên
cạnh đó, trƣờng còn thƣờng xuyên kết hợp với hội phụ huynh học sinh và phụ huynh
các em có “tiền án” đánh nhau để trao đổi cũng nhƣ quan tâm đến các em nhiều hơn
nữa. Đầu năm học, trƣờng cho các em viết cam kết không sử dụng xe phân khối lớn
khi chƣa đủ tuổi và không đánh nhau trong trƣờng học, có sự tham gia của phụ huynh
học sinh. Ngoài ra trƣờng còn tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, ca múa nhạc
chào mừng ngày 20-11, mừng Đảng, mừng xuân, hay kỉ niệm ngày thành lập Đoàn
nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em, từ đó, gắn kết học sinh chung lớp lại với nhau
tạo ra sự đoàn kết nội bộ và xóa bỏ những mâu thuẫn nảy sinh trong lớp học.
Hơn thế, trƣờng còn tham gia xây dựng “trƣờng học thân thiện, học sinh tích
cực” để góp phần giảm bớt nạn bạo lực học đƣờng. Với các giải pháp thiết thực và khả
thi, năm học này trƣờng Nguyễn Văn Thoại đã hạn chế số vụ học sinh đánh nhau
xuống mức thấp nhất. Thiết nghĩ đây cũng là một kết quả đáng mừng.
4. Kết luận
Khổng Tử dạy: “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Con ngƣời khi sinh ra ai cũng có
tấm lòng thiện nhƣng khi lớn lên do nhiều tác động từ gia đình và xã hội mà các em có
sự phát triển tâm sinh lý và hành động khác nhau. Câu chuyện “ Khổng mẫu dạy
con27” là một ví dụ cho các bà mẹ khi dạy bảo con em mình. Tuy nhiên, Chí Phèo khi
đã trở thành con quỷ dữ vẫn có ngày muốn làm ngƣời “lƣơng thiện”. Và nhân vật
Giăng Van Giăng của Victo Huygo trƣớc khi nhắm mắt vẫn khẳng định: “trên đời chỉ
có một điều ấy thôi, là hãy thƣơng yêu nhau đi”. Qua đó, cho ta thấy bản tính tốt đẹp
của con ngƣời không hoàn toàn mất đi mà chỉ tạm thời bị khuất lấp, chúng ta hoàn
toàn có đầy đủ niềm tin vào họ. Hàng năm có hàng trăm ngƣời sau khi trải qua những

ngày hối hận vì lỗi lầm của mình đã hoàn lƣơng vƣơn lên làm ngƣời tốt, đó là minh
chứng điển hình. Chúng ta hoàn toàn có thể và có khả năng để ngăn chặn nạn bạo lực
học đƣờng bằng sự quan tâm, chia sẻ, hƣớng thiện cho các em cũng nhƣ đừng quá
nghiêm khắc, hãy hòa mình vào các em để hiểu các em hơn. Hãy là ngƣời cha, ngƣời
mẹ thứ hai thật sự cho các em để những đau buồn, thất vọng hay mâu thuẫn trong cuộc
sống đƣợc các em chia sẻ. Hãy hƣớng những chú hƣơu lầm đƣờng đi đúng hƣớng bằng
chính nghề của mình: giáo dục.

27

Mẹ Khổng Tử là Khổng mẫu. Lúc đầu nhà bà cạnh một lò mổ heo. Một hôm bà thấy những
đứa trẻ hàng xóm trong đó có con bà bắt một con chó con ra để “làm thịt” nhƣ ngƣời lớn đã
làm với heo. Bà nói: “đây không phải nơi con ta ở”. Bà dọn nhà đến cạnh chợ, thấy con cũng
bắt chƣớc ngừơi lớn buôn bán, bà lại bảo : “đây không phải nơi con ta ở”. Sau đó bà dọn nhà
đến cạnh một trƣờng học, thấy con cũng cắp sách đi học nhƣ bao ngừơi, bà liền bảo : “đây là
nơi con ta ở”.

115


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC




×