Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn võ thị hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.5 KB, 94 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học Vinh

Lê Thị Vinh

Đặc điểm từ ngữ và câu văn
trong truyện ngắn võ thị hảo
Chuyên ngành: lý luận ngôn ngữ
Mã số:
60.22.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:
gs. Ts. Đỗ Thị Kim Liên

Vinh, 2007

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cùng với thời kỳ đổi mới của đất nớc, văn học Việt Nam cũng bớc
vào một giai đoạn chuyển mình với nhiều biến đổi mạnh mẽ. Vì vậy mỗi nhà
văn đã có sự tìm tòi, sáng tạo và tìm ra những hớng đi mới cho tác phẩm của
mình. Là một nhà văn nằm trong dòng chảy chung của văn học thời kỳ này,
Võ Thị Hảo đã thể hiện cái nhìn rất riêng về con ngời và cuộc sống vào trong
tác phẩm truyện ngắn của mình và đã đợc sự chú ý quan tâm của d luận.
1.2. Tác phẩm văn học là một hệ thống ký hiệu, có tổ chức riêng hay
một bộ cấu trúc ở dạng chỉnh thể. Để đi vào tìm hiểu nó độc giả phải nắm đợc




2

bản chất vấn đề thông qua phơng tiện hành chức ngôn ngữ. Nhà văn là ngời tổ
chức ngôn từ tạo nên hình tợng nghệ thuật, chỉnh thể tác phẩm, nên đặc điểm
sử dụng ngôn từ đã bộc lộ cá tính sáng tạo, tài năng của mỗi tác giả. Tìm hiểu
tác phẩm văn học, phong cách của tác giả thông qua tìm hiểu đặc điểm sử
dụng ngôn ngữ là một hớng đi đã đợc khẳng định và do đó ngôn ngữ truyện
ngắn trở thành một đối tợng đợc đặc biệt quan tâm nghiên cứu bởi những đặc
trng mang tính thể loại. Đi vào hệ thống ngôn ngữ truyện ngắn của một tác giả
chúng ta lĩnh hội đợc phong cách tác giả, tính thẩm mĩ, tính cá thể, dấu ấn cá
tính sáng tạo của nhà văn thông qua các phơng tiện ngôn ngữ: từ ngữ, câu văn,
biện pháp tu từ...làm cho đối tợng nghiên cứu ngôn ngữ học ngày càng phong
phú hơn.
Nghiên cứu truyện ngắn Võ Thị Hảo là góp phần tìm hiểu phong cách
truyện ngắn của một nhà văn nữ sau 1975. Từ đó góp thêm t liệu đi sâu vào
giảng dạy, học tập truyện ngắn sau 1975. Bởi những lý do trên chúng tôi chọn
đề tài: Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Do giới
hạn của đề tài, chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát đặc điểm các lớp từ ngữ và đặc
điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu văn.
2. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tợng nghiên cứu
Võ Thị Hảo không chỉ sáng tác truyện ngắn mà còn sáng tác tiểu thuyết
và làm báo. Chị có 7 tập truyện ngắn và một tiểu thuyết đã in. Nhng ở trong
phạm vi đề tài này chúng tôi không có điều kiện để khảo sát toàn bộ sáng tác
của nhà văn Võ Thị Hảo mà chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm ngôn
ngữ truyện ngắn của Võ Thị Hảo qua 20 truyện ngắn trong 3 tập truyện: Goá
phụ đen (Nhà xuất bản phụ nữ, 2005), Ngời sót lại của rừng cời (Nhà xuất bản
phụ nữ, 2005), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (Nhà xuất bản phụ

nữ, 2005), làm đối tợng nghiên cứu.
Để tiện theo dõi, chúng tôi đánh số La Mã của từng truyện trong ba tập
truyện ngắn theo thứ tự:
- Tập truyện Goá phụ đen gồm:
I: Lửa lạnh
II: Chuông vọng cuối chiều
III: Ngời đàn ông duy nhất
IV: Bàn tay lạnh
V: Tiếng vạc đêm
VI: Goá phụ đen


3

- Tập truyện Ngời sót lại của rừng cời gồm:
VII: Trận gió màu xanh rêu
VIII: Vầng trăng mồ côi
IX: Ngời gánh nớc thuê
X: Dây neo trần gian
XI: Ngời sót lại của rừng cời
XII: Ngày không mút tay
XIII: Máu của lá
XIV: Phúc lộc thọ lên trời
XV: Mắt miền tây
XVI: Bán cốt
- Tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm gồm:
XVII: Dệt cỏ
XVIII: Ngời chăn bò thần thánh
XIX: Đêm vu lan
XX: Lãnh cung

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những đặc điểm về mặt sử dụng các lớp từ ngữ trong truyện
ngắn Võ Thị Hảo.
- Tìm hiểu những đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu văn trong truyện
ngắn Võ Thị Hảo.
- Rút ra những nhận định về những đóng góp của Võ Thị Hảo trong việc
sử dụng chất liệu ngôn từ và nhận xét khái quát đặc điểm ngôn ngữ truyện
ngắn Võ Thị Hảo.
3. Lịch sử vấn đề
Bắt đầu xuất hiện chính thức và đều đặn vào thập niên 90 với cái tên Võ
Thị Hảo. Vào nghề viết văn cha lâu, song Võ Thị Hảo đã nhanh chóng đợc ngời đọc biết đến. Chị đợc xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính.
Nhà văn Võ Thị Hảo chinh phục ngời đọc bằng ngòi bút tinh tế mạnh mẽ và
tài hoa. Tác phẩm của chị đã đợc tặng giải thởng của Hội văn học nghệ thuật
Hà Nội với: Tập truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo... Đọc tác phẩm của chị, ta
cảm nhận đợc sự âu yếm mang chút thánh ca của tác giả khi nói về tình yêu,
đâu là căn nguyên bất hạnh của thân phận từng con ngời. Đậm đặc trong trang
văn của chị là sự lên án đối với cái ác vẫn còn ẩn hiện đâu đó. Nhân vật của
chị vẫn rảo bớc trên những nẻo đờng đời. Đằng sau những số phận của những


4

con ngời biết đau, biết yêu, biết nhân hậu là gơng mặt của đất nớc, là số phận
của những ngời dân nớc Việt sau nửa thế kỷ chiến tranh. Một hiện thực nghiệt
ngã đợc chở đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngọt ngào, dịu nhẹ. Dễ
nhận thấy trong văn chơng của chị có một cái nhìn u ái và thiên vị đối với phái
nữ. Lan toả trên những trang viết, một tấm lòng nhân ái của một ngời cầm bút
hết lòng yêu cuộc sống và con ngời.
Võ Thị Hảo là nhà văn của văn học giai đoạn thời kỳ đổi mới. Chị có

cuộc sống không bình ổn và nhiều biến động. Song chính ở sự trải nghiệm
cuộc sống đó chị đã tái hiện một cách sinh động, tinh tế, chân thực, mạnh mẽ
trong trang văn của mình. ẩn đằng sau câu chữ trau chuốt là những tâm sự day
dứt khôn nguôi về số phận con ngời, về cuộc đời và nhân tình thế thái.
Điểm lại quá trình, chúng tôi thấy những bài nghiên cứu về tác phẩm
truyện ngắn Võ Thị Hảo cha nhiều. Có thể kể tên một số công trình nh sau:
Tác giả Nhị Hà có bài: Tôi ngồi bệt trên đất, và viết [21], ở bài viết này
tác giả cho rằng, truyện ngắn của chị "đầy thân phận, ngọt ngào, lẫn chua xót,
trăn trở và ám ảnh", đó là những điều rất cần thiết trong ngòi bút vì chị không
chấp nhận những lối mòn. Cũng trong bài viết này "Từ những truyện ngắn đầu
tiên cho đến truyện ngắn gần đây nhất" của chị đã có những "thay đổi về
quan niệm sáng tác của ngời viết hôm qua và ngời viết hôm nay"
Tác giả Nguyên Hằng có bài: Suốt đời chỉ mơ một giấc [21], đã có
những nhận định sâu sắc về nội dung, phong cách của tác giả truyện ngắn Võ
Thị Hảo "Chị đợc xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những
thân phận đàn bà, những con ngời nhỏ bé trớc bão lũ cuộc đời, những gì rất
riêng t mà chẳng riêng t chút nào". Đặc biệt nhân vật của chị xuất hiện "Sau
chiến tranh, những số phận bị mất mát đã đứng dậy ra sao và những ngời đợc
rất nhiều, họ chuyển mình ra sao để trở thành nhân vật chính của thời đại
CNH đó là điều khiến tôi trăn trở".
Tác giả Bích Thủy có bài: Sứ mệnh nhà văn là thức tỉnh lơng tri [22],
nói đến trí tởng tợng, t tởng, ớc mơ, khát vọng của nhà văn khi viết "Có ngời
cho rằng, cho dù có xua tan hết những khoảng trời của trí tởng tợng, nghĩa là
không cho phép tởng tợng nữa, thì hàng ngàn nhà văn của một đất nớc vẫn cứ
viết" đó là sứ mệnh của nhà văn Võ Thị Hảo là chia sẻ niềm vui, nỗi đau, và
thức tỉnh lơng tri.
Trong bài viết của Lơng Thị Bích Ngọc nhan đề: Võ Thị Hảo giữa
những trang viết, trang đời [22], trong trang viết của mình chỉ bộc lộ ngòi bút
rất riêng " Có một cái gì đó nh bật dội lên một cách mạnh mẽ trong những



5

trang viết của chị". Và ở chỗ khác, tác giả cho rằng tác phẩm của Võ Thị Hảo
có sức "cuốn hút cứ tởng hình nh mình bị mê hoặc bởi lối kể chuyện cuốn hút,
có duyên và lối văn phong vừa cũ vừa mới, vừa quen vừa lạ. Thế nhng khi gấp
trang sách lại, thấy quặn thắt lại vì một cái gì đó đằng sau những câu chữ,
đằng sau những câu chuyện của ngời của đời". Đó là những thông điệp về
cuộc đời thấp thoáng trong truyện ngắn của chị.
Nhìn chung, những bài viết trên thiên về đánh giá tài năng của Võ Thị
Hảo và những nội dung truyện ngắn mà Võ Thị Hảo đã thành công ở góc nhìn
văn học. Về ngôn ngữ, tìm hiểu về Võ Thị Hảo, chúng tôi nhận thấy có hai đề
tài: Đặc điểm đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh của Tạ Mai Anh (Luận văn thạc sỹ ngữ Văn,
2004). Đặc điểm đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Võ Thị Hảo (Lê Thị
Thu Bình, 2002).
Nh vậy, mặc dù truyện ngắn Võ Thị Hảo đã đợc các nhà ngôn ngữ học
nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu là đi sâu đặc điểm truyện ngắn ở phạm vi văn
bản học chứ cha có đề tài nào đi vào tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ, câu
văn của tác giả Võ Thị Hảo về cấu tạo và ý nghĩa. Đó là lý do để chúng tôi đi
vào tìm hiểu đề tài "Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn Võ Thị
Hảo" .
4. Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phơng pháp nghiên
cứu sau:
4.1. Phơng pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phơng pháp thống kê, phân loại các đơn vị ngữ pháp
nh từ ngữ, câu trong truyện ngắn Võ Thị Hảo theo tiêu chí cấu tạo và ý nghĩa.
4.2. Phơng pháp phân tích và miêu tả
Trên cơ sở thống kê, phân loại, chúng tôi đã phân tích và miêu tả từng

nhóm cụ thể câu văn, lời văn trong truyện ngắn Võ Thị Hảo để chỉ ra những
điểm cơ bản nhất về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của chị.
4.3. Phơng pháp tổng hợp
Trên cơ sở kết quả khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả chúng tôi sử
dụng phơng pháp phân tích tổng hợp để khái quát các vấn đề, những đặc điểm
thuộc về phong cách của nhà văn.
4.4. Phơng pháp so sánh đối chiếu
Cùng với các phơng pháp thống kê phân loại, phân tích tổng hợp chúng
tôi đã sử dụng phơng pháp so sánh đối chiếu truyện ngắn Võ Thị Hảo với một


6

số tác giả khác (nhất là các tác giả cùng thời Nguyễn Thị Thu Huệ và Trần
Thuỳ Mai) cùng thời nhằm mục đích làm nổi bật đặc điểm riêng cũng nh
những đóng góp của chị.
5. Cái mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu một cách tơng đối đầy đủ đặc điểm ngôn
ngữ truyện ngắn Võ Thị Hảo và chỉ ra những đóng góp của chị về phơng diện
sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác truyện ngắn và khẳng định sự đa dạng về
phong cách của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 3 chơng:
Chơng 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài
Chơng 2: Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
Chơng 3: Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
Chơng 1
Những giới thuyết liên quan đến đề tài
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn

1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ là dụng cụ, chất liệu cơ bản của văn học. Vì vậy mà văn học
đợc gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ nghệ thuật đợc bắt nguồn từ
ngôn ngữ toàn dân, đợc gọt dũa, chọn lọc qua lao động nghệ thuật của ngời
nghệ sĩ và chính ngôn ngữ nghệ thuật này lại làm phong phú thêm cho ngôn
ngữ toàn dân. Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở cá tính sáng tạo, ở phong cách
và tài năng của ngời nghệ sĩ.
Thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật chính là tính chính xác, tính hàm
súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm. Căn cứ để phân biệt ngôn
ngữ nghệ thuật với các loại hình ngôn ngữ khác là ở chỗ ngôn ngữ nghệ thuật,
là thứ ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ. Tính hình tợng là thuộc tính bản chất
nhất xuyên suốt, quy định mọi thuộc tính khác trong ngôn ngữ nghệ thuật.
Vậy ngôn ngữ nghệ thuật đợc hiểu nh thế nào? Tác giả IU.M Lốt man,
nhà nghiên cứu văn học Nga, cho rằng: "Văn học có tính nghệ thuật nói bằng
một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ đợc xây chồng lên trên ngôn ngữ tự
nhiên với t cách là hệ thống thứ hai" [32, tr.49]. Theo ông ngôn ngữ nghệ
thuật đợc hình thành từ ngôn ngữ tự nhiên, nhng giữa ngôn ngữ nghệ thuật và
ngôn ngữ tự nhiên có sự khác biệt về đặc trng: "Trong văn bản có tính nghệ


7

thuật ngôn từ thì không chỉ ranh giới giữa các ký hiệu là khác nhau, mà bản
thân khái niệm ký hiệu cũng khác nhau" [32, tr.49]. Cũng theo tác giả, thì
"ngôn ngữ tự nhiên" đợc nhắc đến ở đây "là các ký hiệu - những đơn vị ổn
định và bất biến của văn bản - và các quy tắc cú đoạn học đợc lẩy ra tơng đối
dễ dàng" [32, tr.49].
Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng cho rằng "Ngôn ngữ nghệ thuật - tức
ngôn ngữ, trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ - là một mã phức tạp đợc
cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (ngôn ngữ tự nhiên)" [24, tr.140]. Có

thể thấy rằng sự sinh thành và tồn tại của ngôn ngữ nghệ thuật dựa vào ngôn
ngữ tự nhiên. Nếu nh ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu thứ nhất thì ngôn
ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai. Để hiểu rõ hơn về bản chất của
ngôn ngữ nghệ thuật ta đặt nó bên cạnh ngôn ngữ tự nhiên để tìm ra sự tơng
đồng và khác biệt của hai hệ thống này. Tác giả Đinh Trọng Lạc thì cho rằng
thuật ngữ "ngôn ngữ tự nhiên" đợc hiểu trùng với "ngôn ngữ phi nghệ thuật" bao gồm lời nói sinh hoạt hàng ngày và các loại văn bản thuộc phong cách
hành chính, phong cách chính luận, phong cách khoa học. Ngôn ngữ phi nghệ
thuật "có thể đợc xác định nh là một mã chung, phổ biến nhất, tức một hệ
thống tín hiệu đầu tiên và quy tắc sử dụng tín hiệu đó, mà con ngời dùng để
vật chất hoá những ý nghĩa, tình cảm của mình, tức để diễn đạt những ý nghĩa
tình cảm này trong một hình thức đợc tri giác một cách cảm tính: từ ngữ phát
ngôn..." [24, tr.136].
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật là
quan hệ nguồn gốc và thứ sinh vừa là quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Là
mối quan hệ đa chiều cho nên có hiện tợng ngôn ngữ của một tác phẩm nghệ
thuật tham gia vào ngôn ngữ toàn dân làm giàu thêm cho ngôn ngữ dân tộc.
Và chính các nhà văn đã làm phong phú thêm chất liệu mình sử dụng đó chính
là quá trình sáng tạo đặc biệt, nhà văn tái tạo thế giới trong tác phẩm của mình
cho nên tác phẩm văn học mang đậm dấu ấn cá nhân, ngôn ngữ cũng mang
những giá trị mới.
Ngôn ngữ nghệ thuật vừa là công cụ t duy vừa là phơng tiện chuyển tải
hình tợng nghệ thuật chủ quan của ngời nghệ sỹ. Nó bao giờ cũng là thứ tín
hiệu giàu phẩm chất tâm lý xã hội, vừa giàu tính truyền thống, vừa giàu tính
hiện đại. Ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đợc chọn lọc từ ngôn ngữ toàn
dân, là biểu hiện đầy đủ nhất, nổi bật nhất của ngôn ngữ văn hoá.


8

Để thấy rõ vai trò và bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôi đi vào

so sánh đối chiếu ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật ở các phơng diện sau.
a. Về hệ thống tín hiệu
Ngôn ngữ phi nghệ thuật là hệ thống tín hiệu tự nhiên, mang tính toàn
dân, có thể đợc xác định nh là một mã chung, phổ biến giúp con ngời diễn đạt
suy nghĩ tình cảm, là công cụ của quá trình giao tiếp và t duy. Còn ngôn ngữ
nghệ thuật, tức ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ lại là một mã
phức tạp hơn, đợc cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự
nhiên).
Nhà văn sử dụng ngôn ngữ để tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy
"ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, "ngôn ngữ trở thành vật liệu xây
dựng nên những hình tợng diễn đạt t tởng nghệ thuật". Mỗi yếu tố ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học là một phơng tiện biểu hiện, tham gia vào việc bộc lộ
nội dung t tởng nghệ thuật của tác phẩm.
b. Về chức năng xã hội
Ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật hoàn thành những
chức năng khác nhau. ở đây cần phân biệt phẩm chất thẩm mỹ với chức năng
thẩm mỹ. Phẩm chất thẩm mỹ của ngôn ngữ nh sự hoàn thiện về hình thức, sự
đầy đủ hài hoà về nội dung, tính rõ ràng sáng sủa, sự chặt chẽ cân đối trong
cách trình bày. Những yếu tố này có thể có mặt trong cả lời nói khoa học,
công văn sự vụ, chính luận. Lời nói sinh hoạt hàng ngày thờng có những thuộc
tính nh tính diễn cảm, tính tạo hình, tính hình tợng. Chức năng chủ yếu có tính
chất quyết định trong tất cả các phong cách ngôn ngữ kể trên vẫn là chức năng
giao tiếp, nh trao đổi trực tiếp, thông báo, thông tin. Những phẩm chất thẫm
mỹ nếu có thì chỉ đóng vai trò phụ thuộc thứ yếu.
Trong ngôn ngữ của văn nghệ thuật thì chức năng thẩm mỹ xuất hiện ở
bình diện thứ nhất, nó đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai. Chức
năng thẩm mỹ đợc hiểu khác về chất: chức năng nghệ thuật - hình tợng. Chức
năng thẫm mỹ của ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật là ở chỗ tín hiệu
ngôn ngữ là yếu tố tạo thành hình tợng.
c. Về bình diện nghĩa

Trong mối quan hệ với văn hoá, khi đã hoá thân vào nghệ thuật thì ngôn
ngữ đã vợt khỏi chức năng sơ đẳng ban đầu, phát huy tối đa tiềm năng của
mình để dựng nên một bức tranh tổng hợp và sinh động về bộ mặt tinh thần
của xã hội.


9

Ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa. Ngôn ngữ nghệ
thuật có hai bình diện nghĩa. Nó có khả năng một mặt hớng vào hệ thống ngôn
ngữ văn hoá với những ý nghĩa của các từ, của các hình thức cú pháp, và mặt
khác hớng vào hệ thống các hình tợng của tác phẩm nghệ thuật, cái hệ thống
vốn thông báo cho những thành tố ngôn ngữ cái giá trị ngữ cảnh, cái giá trị
hình tợng - thẩm mỹ. Một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ không đơn giản là sự
lắp ghép từ ngữ cho độc đáo mà thực sự phải ẩn chứa trong đó tầm của tác giả
về nhận thức, sự am hiểu cuộc sống trong mối quan hệ với văn hoá dân tộc.
Chính sự đa dạng phức tạp của bình diện nghĩa mà đã tạo sự hấp dẫn cho tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ.
d. Về sự có mặt của các loại phơng tiện ngôn ngữ
Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn
ngữ văn hoá, ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm cả phơng tiện
ngôn ngữ không có trong ngôn ngữ hiện tại, cũng cha có trong lịch sử của nó
tức là những tân từ hiểu theo nghĩa rộng hoặc những từ ngẫu hợp - kết hợp một
cách ngẫu nhiên. Ngôn ngữ nghệ thuật trong những phạm vi nhất định, sử
dụng cả những phơng tiện ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ văn hoá, nh những từ địa
phơng, những từ của tiếng lóng, những từ tục. Ngôn ngữ nghệ thuật hiểu theo
một nghĩa nào đó là giàu hơn ngôn ngữ toàn dân.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
1.1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn còn thu hút đợc mối quan tâm của ngời nghiên cứu ngời

đọc, với các công trình nghiên cứu đáng quan tâm, nh Vơng Trí Nhàn: "Sổ tay
truyện ngắn" (1980), Nguyễn Thái Hoà "Những vấn đề thi pháp của truyện"
(2000)...và nhiều bài nghiên cứu và công trình tiểu luận khác. Các nhà nghiên
cứu đã đa ra nhiều định nghĩa và những quan niệm khác nhau về thể loại
truyện ngắn nh sau:
K. Pautốpxki - nhà văn Nga, xác định: "Thực chất truyện ngắn là gì?
Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không
bình thờng hiện ra nh một cái gì bình thờng, và cái gì bình thờng hiện ra nh
một cái gì không bình thờng" [39, tr. 121]. ở đây K. Pautốpxki rất quan tâm
đến tính sự kiện trong truyện ngắn, ông nhấn mạnh sự đan xen giữa cái bình
thờng và cái không bình thờng - cái lôgic cuộc sống này thì truyện ngắn đã
thực sự có chỗ đứng trong lòng ngời đọc.
Tác giả A. Tônxtôi viết: "Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật khó
khăn bậc nhất. Trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta có thể "dọn" cho độc


10

giả "no nê" với những món sang đại loại hoặc nh miêu tả cho thật sinh động,
đối thoại cho thật sâu sắc...còn nh trong truyện ngắn, tất cả nh trong bàn tay
anh. Anh phải thông minh nh anh đã phải hiểu biết. Bởi lẽ hình thức nhỏ
không có nghĩa là nội dung không lớn lao" [ 39, tr. 124]. Có thể thấy A.
Tônxtôi đã trả lời câu hỏi truyện ngắn là gì.
Nguyễn Công Hoan - cho rằng: "Truyện ngắn không phải là truyện, mà
là một vấn đề đợc xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ, và bằng thái
độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc...Muốn truyện ấy là truyện ngắn
chỉ nên lấy một trong ngần ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện...Những
chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi" [18, tr.321-322].
Trong quan niệm về truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan chú ý hơn đến tính chủ
đề - chỉ là "một vấn đề", một lớp truyện.

Nhà văn Nguyên Ngọc thì xác nhận: "Truyện ngắn là một bộ phận của
tiêủ thuyết nói chung".Vì thế: "không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào
những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ. Có truyện viết về cả một
đời ngời, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua" [39, tr. 28]. ở
đây, nhà văn chỉ rõ sức ôm chứa và khả năng khái quát hiện thực của truyện
ngắn.
Từ điển thuật ngữ văn học, mục truyện ngắn: "Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.
Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phơng diện của đời
sống: đời t, thế sự hay sử thi, nhng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
Những ý kiến về truyện ngắn đã trình bày ở trên cho chúng ta một cách
nhìn toàn diện về thể loại này. Truyện ngắn không phải là truyện dài thu nhỏ
nó là một thể có hệ thống thi pháp riêng. Các ý kiến về truyện ngắn rất đa
dạng, nhng nhìn chung đều xoay quanh những khía cạnh chính: dung lợng, kết
cấu, độ dồn nén, sức khái quát hiện thực, hình thức biểu đạt.
Đó là một thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn tập trung vào một mặt nào
đó của đời sống, xoay quanh một vài biến cố, sự kiện tập trung trong một
không gian, thời gian nhất định. Chi tiết và lời văn là yếu tố đóng vai trò quan
trọng, đặc biệt ở chi tiết nó có tính chất biểu tợng. Nhân vật truyện ngắn thờng
thể hiện một tâm thế con ngời trong thời đại.
1.1.2.2. Một số đặc điểm chính của truyện ngắn
Từ những khái niệm truyện ngắn trên có thể rút ra những đặc điểm
chính về thể loại truyện ngắn nh sau:


11

- Một thể loại tự sự cỡ nhỏ: nhỏ có nghĩa là từ vài trang đến vài chục
trang, rất ngắn gọn, hàm súc, tinh lọc và hay.
- Tính quy định về dung lợng và cốt truyện: Truyện ngắn tập trung vào
một mặt nào đó của đời sống, xoay quanh một vài biến cố, sự kiện tập trung

trong một không gian, thời gian nhất định.
- Chi tiết và lời văn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở chi tiết
nó có tính chất biểu tợng.
- Nhân vật truyện ngắn thờng thể hiện một tâm thế con ngời trong thời
đại.
a. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn xét về mặt dung lợng
Tác phẩm văn học luôn chứa đựng trong nó một dung lợng nhất định.
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn
và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thờng hớng tới việc khắc họa một hiện tợng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của
con ngời. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của
truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Dung lợng lớn - nhỏ tuỳ thuộc
vào đặc trng thể loại, có thể hiểu dung lợng "là khả năng ôm trùm bao quát
hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống, dung lợng đợc hiểu theo nghĩa khả
năng của nội dung phản ánh hiện thực của thể loại" [54, tr.71].
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, thờng bao gồm một lớp truyện
thể hiện một vấn đề, một bớc ngoặt, một trờng hợp hay một tâm trạng nhân
vật. Lớp sự kiện trong truyện ngắn xảy ra trong một không gian nhất định.
Những tính cách, những quan hệ trong truyện ngắn đợc miêu tả ở thời khắc
chúng bộc lộ rõ bản chất, quy luật. Nh vậy truyện ngắn chỉ xoáy vào một điểm
của hiện thực nh là sự thể hiện kết quả của một quá trình.
Hình thức của truyện ngắn là ngắn gọn. Tuy nhiên sự giao động về khối
lợng của thể loại này có biên độ rất lớn. Trong thực tế, có cốt truyện đầy đủ
các khâu: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc. Song bên
cạnh đó có những cốt truyện lại chỉ là sự vận động của dòng tâm trạng.
Truyện ngắn có thể kể về một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện
hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật. Cái chính của truyện ngắn không
phải là ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Vì vậy sức nén
của truyện ngắn thờng rất lớn, có khi chỉ trong một số lợng ít ỏi trang giấy mà
làm hiện lên cả một cuộc đời tạo đợc không khí của một giai đoạn lịch sử

...Truyện ngắn làm đợc điều đó nhờ vào sự hỗ trợ, sự lao động, sự trải nghiệm
của nhà văn, của ngôn từ. A. tônxtôi đã nói: "Hình thức nhỏ không có nghĩa là


12

nội dung không lớn lao" [ 39, tr. 116]. Xét ở hiệu quả nghệ thuật "Truyện ngắn
có quyền bình đẳng với tiểu thuyết" [54, tr.75]. Bởi truyện ngắn mang đến cho
ngời đọc một khả năng lớn trong việc tiếp nhận hiện thực.
Có thể nói rằng truyện ngắn hiện đại là một kiểu t duy mới, một cách
nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính thể loại của một
số cây bút hiện nay. Hình thức tự sự cỡ nhỏ này có thể vơn tới những giới hạn
mới.
b. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn xét về mặt bố cục, kết cấu, cốt truyện
Truyện ngắn là cách thức tiếp cận miêu tả đời sống và con ngời. Đối với
truyện ngắn truyền thống, kết cấu truyện đóng một vai trò quan trọng "là cái
chìa khoá để mở tất cả những cánh cửa bí mật của một ngôi nhà". ở đây tác
giả thể hiện sự tôn trọng cấu trúc, trật tự. Trong tình hình đó thể loại truyện
ngắn đợc tổ chức theo một cách hiểu truyền thống phổ biến là quá trình nhân
quả. Các nhà viết truyện ngắn sau 1975 đã có những cách tổ chức mới, có khi
nhà văn vào truyện bằng cách kết thúc vấn đề rồi mới lý giải khơi ngợi sự liên
tởng, suy ngầm của ngời đọc.
Khi sáng tác nói chung và viết truyện ngắn nói riêng, nhà văn phải sắp
xếp các cảnh ngộ, tính cách và sự kiện theo một trình tự, một hệ thống nhất
định, theo những tỷ lệ nhất định để trình bày với ngời đọc nội dung tác phẩm
đợc gọi là tổ chức kết cấu tác phẩm. Tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: "Trong
thực tiễn sáng tác truyện ngắn thì thờng các nhà văn chú ý đến hai khâu quan
trọng nhất khi xây dựng cốt truyện: chi tiết và đoạn kết" [54, tr.84]. Cốt truyện
trong truyện ngắn là kiểu cốt truyện đơn tuyến.
Kết cấu là kiến trúc tác phẩm, là quan hệ hữu cơ giữa toàn thể với bộ

phận, giữa bộ phận với bộ phận nhằm biểu đạt nội dung. Có thể nói rằng các
kiểu kết cấu thông thờng nh kết cấu theo trình tự thời gian (tuyến tính), kết
cấu bằng cách đi thẳng vào giữa truyện, kết cấu theo hai tuyến nhân vật thì kết
cấu tâm lý ở thời kỳ mới nổi bật lên là hình thức truyện ngắn ở luận đề. Tính
luận đề hiện lên nh một sức mạnh riêng, độc đáo của truyện ngắn.
Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến phức tạp nên nhà
văn càng có điều kiện tập trung tạo sức dồn nén có tính liên tục của các sự
kiện và nhiều mối quan hệ trực tiếp giữa chúng để làm nên cốt truyện. Sự phân
chia trớc một truyện ngắn nói riêng và tác phẩm văn học nói chung có thể
nhìn thấy trực tiếp mối quan hệ giữa các phần, các đoạn đợc phân chia trên bề
mặt văn bản tơng ứng với từng ý lớn. Sự phân chia đó là một khía cạnh của kết
cấu và ta gọi sự phân chia đó là bố cục. Khái niệm bố cục thuộc nội hàm khái


13

niệm kết cấu. Bố cục là sự tổ chức bề mặt ngôn từ của tác phẩm. Kết cấu bề
mặt hay chiều sâu thì nhiệm vụ của chúng đều hớng tới làm rõ chủ đề t tởng,
bộc lộ tính cách nhân vật, tổ chức truyện thành một thể thống nhất.
Nh vậy, cốt truyện của truyện ngắn thờng diễn ra trong một thời gian
không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận thức một điều gì đó
sâu sắc về cuộc đời và tình ngời.
c. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn với phong cách nhà văn
Trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi ngời nghệ sỹ đều mong muốn tạo cho
mình một nét riêng khác biệt, độc đáo. Vì chính cái riêng, cái độc đáo đó
quyết định sự tồn tại của ngời nghệ sỹ làm nên phong cách nhà văn. Đặc trng
của ngôn ngữ nghệ thuật là mang tính cá nhân, ngôn ngữ tác phẩm gắn với ý
đồ nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ của nhà văn. ở thể loại truyện ngắn đặc
trng này thể hiện ở việc lựa chọn nghiêm ngặt chất liệu ngôn ngữ. "Truyện
ngắn là nơi ta có thể tìm phong cách cho mình. Truyện ngắn đòi hỏi hoàn

thiện. ở đây, ta đợc rèn luyện đến việc dùng dấu phẩy" [39, tr.9]. Bởi những
đặc điểm ngôn ngữ xét về mặt dung lợng cũng nh kết cấu, bố cục, cốt truyện
của truyện ngắn, nên ngôn ngữ truyện ngắn mang đậm dấu ấn phong cách nhà
văn rất rõ nét.
Một tác giả có đợc phong cách riêng khi đọc một vài câu văn của ngời
đó, ngời đọc biết đợc tác giả của nó và khi cái phong cách mà tác giả ấy xây
dựng nên góp phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực cho nhiều
ngời noi theo và học tập. Phong cách nhà văn là nét riêng, độc đáo để phân
biệt nhà văn này với nhà văn khác. Những nét riêng ấy là sự lặp đi lặp lại có
hệ thống trên nhiều tác phẩm văn học hoặc trên một tác phẩm của cùng một
tác giả những yếu tố nghệ thuật. Nét riêng đó thể hiện cách nhìn cách cảm của
mỗi nhà văn đối với thế giới khách quan và tài năng của nhà văn đó trong việc
sử dụng các phơng tiện biểu đạt. Phong cách nhà văn vừa mang những nét
riêng cá nhân, vừa mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
Tác giả Cù Đình Tú, phong cách tác giả của ngôn ngữ văn chơng, căn
cứ vào hai dấu hiệu cơ bản đó là "Khuynh hớng a thích và sở trờng sử dụng
những loại phơng tiện ngôn ngữ nào đó của tác giả". Và "sự đi lệch chuẩn
mực của tác giả" [52, tr. 123]. Phong cách nhà văn chịu sự chi phối của các
yếu tố nh thế giới khách quan, tâm lý, khí chất và cá tính của mỗi ngời. Đó là
nhân tố quyết định sự hình thành phong cách của nhà văn. Khi phong cách của
mỗi nhà văn đã hình thành rồi thì thờng có tính bền vững và tơng đối ổn định.


14

Tuy nhiên phong cách nhà văn vẫn có sự thay đổi, phát triển trong từng điều
kiện nhất định.
Ngôn ngữ truyện ngắn là nơi nhà văn có thể thử nghiệm phong cách và
sử dụng ngôn ngữ vừa là tài năng vừa là cá tính sáng tạo, vừa là hiệu quả thể
hiện của mỗi một nhà văn để làm nên phong cách của riêng mình.

Văn học là nhân học là tấm lòng của mỗi nhà văn khi hớng đến phục vụ
con ngời, nâng cao đời sống tinh thần cho con ngời, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ
cho con ngời.
Nh vậy khi nghiên cứu phong cách nhà văn chúng ta nhất thiết phải tìm
ra nét riêng của nhà văn đó. Phải tìm xem nhà văn đó đã kế thừa những gì ở
truyền thống văn học dân tộc và họ đã có những đổi mới phát triển, đóng góp
nào cho kho tàng văn học dân tộc. Để làm đợc điều đó chúng ta cần phải khảo
sát trên nhiều tác phẩm của một tác giả có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những
yếu tố nghệ thuật. Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc có những cây bút
trẻ đã tạo cho mình phong cách ngôn ngữ riêng khơi dậy trong lòng ngời giá
trị nhân văn cao đẹp - nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo là một tác giả nh thế.
1.2. Vài nét về tác giả, tác phẩm Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Nghệ An. Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Đại
học tổng hợp Hà Nội. Bắt đầu xuất hiện chính thức và đều đặn vào thập niên
90 với cái tên Võ Thị Hảo trên văn đàn. Bên cạnh nhiều nhà văn nổi tiếng
khác nh Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý
Lan...Võ Thị Hảo đã khẳng định đợc mình qua một số tác phẩm.
Là một nhà văn - nhà báo với sự trải nghiệm cuộc sống của mình Võ
Thị Hảo đã thể hiện nhiều mảng đề tài khác nhau trong truyện ngắn nh đề tài
tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, những mất mát đau thơng trong chiến
tranh, hay các khía cạnh của cuộc sống thờng nhật, đó là sự cảm thông của
trái tim ngời đàn bà khi nói về nỗi đau của ngời đồng giới ...tất cả những đề tài
đó luôn ám ảnh ngay trong những trang viết của chị.
Mỗi truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Hảo giống nh một bức tranh
thu nhỏ, là một góc khuất nhng rất đa dạng của đời thờng, cái không gian bé
nhỏ chỉ đủ cho nhân vật sống, đủ không khí cho nhân vật thở mà thôi. Chính
giữa những không gian nhỏ hẹp ấy, số phận từng ngời, từng nhân vật đợc khắc
họa rất cụ thể.
Với nhà văn đòi hỏi lón nhất là sáng tạo cái mới. Vì thế, ai cũng muốn
tạo cho mình một lối viết riêng. Nội dung có thể cùng phản ánh về một vấn đề

nhng hình thức nghệ thuật phải là nơi bộc lộ tài năng, cá tính là sự thể hiện


15

tìm tòi khám phá riêng đầy công phu của tác giả. Tác giả Võ Thị Hảo cũng
vậy, nhà văn đã tự phác họa cho mình chân dung độc đáo và riêng biệt qua tập
Goá phụ đen, Ngời sót lại của rừng cời và Những truyện không nên đọc lúc
nửa đêm đã minh chứng cho sự cố gắng đó.
Rất nhiều mảng đời, những số phận cụ thể đợc nhà văn tái hiện trong
tác phẩm. Một ngời tàn tật hát rong với trái tim đa cảm, giàu tình thơng yêu
con ngời (Ngời đàn ông duy nhất); một ngời đàn ông đáng thơng luôn bị hắt
hủi, ghẻ lạnh, sống một cuộc sống cô độc nhng vẫn luôn nghĩ tới dân làng
(Vầng trăng mồ côi)...Tuy nhiên, Võ Thị Hảo đã có sự thể hiện, lựa chọn cách
viết riêng. Tác giả hớng ngời đọc vào thế giới tâm hồn sâu thẳm của con ngời
để cùng suy nghĩ, trăn trở. Những nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo thờng là những nhân vật mang hình thức dị dạng khác ngời, nhng tâm hồn họ lại
thánh thiện, giàu lòng vị tha, giàu đức hy sinh.
Truyện Ngời sót lại của rừng cời đợc tác giả khai thác từ đề tài chiến
tranh, nhng những nỗi niềm tâm sự của cô gái trẻ lại là nỗi niềm sau chiến
trận. Nhân vật Thảo - cô gái thanh niên xung phong mới bới ra khỏi chiến
tranh vừa phải mang trong mình nỗi đau thơng mất mát do bom đạn, vừa phải
chịu đựng nỗi đau của thời bình. Tởng nh cô phải chứng kiến sự hy sinh của
những ngời đồng chí thân thiết nh ruột thịt. Đây là nỗi đau tởng chừng lớn
nhất. Nhng đau hơn, đáng buồn hơn lại là việc cô phải chạy trốn những tình
cảm, hạnh phúc riêng t để nghĩ cho ngời khác. Nhân vật Thảo đã vợt lên tất cả
để giữ vững đợc bản chất, cốt cách của ngời lính: đó là sự hy sinh và lòng vị
tha.
Trong truyện Vầng trăng mồ côi, ta bắt gặp nhân vật Lão Nhát - ngời đàn
ông đã trở thành đối tợng để cả làng bỡn cợt và ghẻ lạnh. Suốt cuộc đời ông luôn
cố gắng để hoà nhập với mọi ngời, song cho dù ông đã phải đánh đổi cả sự sống

của mình thì lòng nghi ngờ của dân làng đối với ông vẫn theo ông mãi suốt tận âm
ty địa ngục.
Rồi còn bao nhiêu nhân vật khác nữa, nh nhân vật Trang trong truyện Bàn
tay lạnh, nhân vật Rân trong Ngời đàn ông duy nhất... Tất cả đều là những khuôn
mặt ẩn hiện trong những câu chuyện mang tinh thần cứu rỗi sâu sắc.
Một hiện thực nghiệt ngã đợc chở đi trên lối văn phong ảo thực và câu
chữ ngọt ngào, dịu nhẹ. Một vị ngọt ban đầu để trả lại sự đắng chát của hiện
thực. Một sự dịu nhẹ làm duyên của văn chơng phái nữ để kìm nén để bao bọc
trong cái nhìn mạnh mẽ có khi đến quyết liệt đối với cuộc sống. Thế nhng dờng nh không thể khác đợc văn là ngời. Truyện của Võ Thị Hảo phản ánh hiện


16

thực một cách nghiệt ngã nhng ngời đọc lại không thấy sự cay nghiệt của một
ngời viết. Lan toả trên những trang viết, một tấm lòng nhân ái của một ngời
đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con ngời. Có thể nhận thấy trong
văn chơng của chị có một cái nhìn u ái và thiên vị đối với phái nữ. Một cô gái
sa ngã (Vũ điệu địa ngục), một ngời đàn bà nhẹ dạ (Ngời đàn ông duy nhất),
đến cả một ngời con gái hết thời (Biển cứu rỗi) - bao giờ chị cũng tìm cách
biện bạch để "bắt" ngời đọc phải yêu và cu mang họ. Cả văn và báo - những
trang viết của chị dồi dào vốn sống. Vốn sống đó giúp chị viết và sống nhân ái
yêu thơng.
Nhà văn Võ Thị Hảo đã tạo ra những dấu ấn đặc biệt trong lòng ngời
đọc. Với lối viết độc đáo, tác giả thực sự là một cây bút sắc sảo và tinh tế.
Thành công của nhà văn có sự đóng góp rất lớn của việc lựa chọn ngôn từ,
chất liệu, nó tạo nên những nét khác biệt giữa nhà văn này và nhà văn khác.
1.3. Tiểu kết chơng 1
Trong chơng này, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận có liên
quan đến đề tài, đó là ngôn ngữ nghệ thuật đã đợc lý giải trong sự so sánh với
ngôn ngữ tự nhiên (Ngôn ngữ phi nghệ thuật). Trong đó, ngôn ngữ truyện

ngắn là một loại hình quan trọng trong ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ truyện
ngắn dễ dàng nhận diện ở dung lợng, bố cục, kết cấu, cốt truyện và vai trò
trong việc hình thành phong cách nhà văn.
Cũng trong chơng này chúng tôi đi đến khái quát những đặc điểm
chung về nhà văn Võ Thị Hảo, nhà văn đã khẳng định đợc mình qua một số
tác phẩm. Võ Thị Hảo là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, truyện ngắn
của chị đã thể hiện tài năng, cá tính luôn thể hiện sự tìm tòi khám phá riêng
đầy công phu: ở các khía cạnh nh khai thác đề tài, sử dụng ngôn ngữ nghệ
thuật, xây dựng hình tợng nghệ thuật và trong việc lựa chọn ngôn từ. Ngôn
ngữ truyện ngắn Võ Thị Hảo lãng mạn, trữ tình, ẩn chứa nội dung ngữ nghĩa
sâu sắc, là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con ngời, về cuộc đời
và nhân tình thế thái.


17

Chơng 2
Đặc điểm sử dụng từ ngữ
trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
2.1. Đặc điểm về từ trong ngôn ngữ và trong sử dụng
2.1.1. Định nghĩa về từ
Từ là một đơn vị cơ bản, là đơn vị cốt lõi để tạo nên những đơn vị lớn
hơn nh cụm từ, câu, văn bản. Từ là đơn vị hết sức quan trọng, giống nh viên
gạch để xây dựng nên toà lâu đài ngôn ngữ - phục vụ cho nhu cầu giao tiếp,
trao đổi thông tin của con ngời.
Từ tồn tại ở trạng thái tĩnh trong hệ thống ngôn ngữ có những đặc điểm
khác với từ tồn tại trong trạng thái động, ở khả năng hành chức của nó, và
chính "Trong hoạt động ngôn ngữ, các từ mới thực sự bộc lộ những thuộc tính
và đặc điểm vốn có của chúng trong hệ thống ngôn ngữ, mới hiện thực hoá cụ
thể các bình diện của nó, hơn nữa trong hoạt động giao tiếp, từ còn có thể

biến đổi và chuyển hoá những thuộc tính vốn có để cho phù hợp với các nhân
tố cụ thể của từng hoạt động giao tiếp, để nhằm đạt đợc hiệu quả giao tiếp tốt
nhất" [47, tr.4]
Các nhà ngôn ngữ học đã đa ra nhiều định nghĩa về từ, chúng tôi chọn
định nghĩa của tác giả Đỗ Châu làm cơ sở để đi vào xác định đơn vị từ trong
truyện ngắn Võ Thị Hảo. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu "Từ của tiếng Việt là một
hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong
một phơng thức cấu tạo (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu
đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để cấu tạo
câu" [55, tr.336]. Nh vậy, theo định nghĩa từ có những đặc điểm sau:
" a. có hình thức ngữ âm và ý nghĩa nhỏ nhất
b. Có cấu tạo theo một kiểu phơng thức ngữ pháp nhất định
c. Có chức năng cấu tạo câu
2.1.2. Từ trong ngôn ngữ và trong sử dụng
Các nhà nghiên cứu đều xác nhận từ là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ. Từ
chứa đựng rất nhiều loại thông tin, những thông tin về tổ chức, về lịch sử, về
hoạt động của ngôn ngữ. Đã có nhiều ý kiến bàn về vấn đề ngữ nghĩa từ vựng.
Để làm rõ vấn đề này tác giả Đỗ Hữu Châu đã "thay tam giác nghĩa hình học
phẳng bằng hình tháp nghĩa, hình học không gian" [7, tr.101]. Ưu điểm của
mô hình tháp nhọn là một mặt tách đợc những thực thể đang xem xét (từ, các
nhân tố) ra khỏi nhau đồng thời vạch ra đợc những quan hệ giữa chúng (bằng


18

các cạnh của hình tháp). Những quan hệ này đồng thời cũng chỉ ra những phơng diện cần nghiên cứu khi nghiên cứu nghĩa của từ: "Từ mối quan hệ giữa
từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ giữa từ với khái niệm
sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm, từ mối quan hệ nhân tố ngời dùng hình
thành các ý nghĩa phong cách và liên hội; từ mối quan hệ với chức năng sẽ
hình thành các giá trị chức năng của từ; từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn

ngữ sẽ hình thành ý nghĩa cấu trúc và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các thành
phần hình thức mà hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp"
[7, tr.102]. Đó là các thành phần ý nghĩa của từ.
Từ với t cách là một đơn vị của ngôn ngữ, khi tham gia hành chức, nhất
là dùng để thể hiện hình tợng nghệ thuật, nó có tính linh hoạt, thể hiện các nét
nghĩa riêng đa dạng, mang dấu ấn nhà văn. Trong quá trình sáng tạo nghệ
thuật nhà văn đã cấp thêm những giá trị mới cho đơn vị từ vựng. Trong quá
trình phát triển của lịch sử văn học, quan niệm về đặc trng của ngôn ngữ nghệ
thuật có những thay đổi để phù hợp với mọi thời đại. Ngôn ngữ văn học hiện
đại không bị ràng buộc, hạn chế bởi đặc trng phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật
cho phép lựa chọn và sử dụng tất cả mọi yếu tố phơng tiện, huy động mọi khả
năng, vốn liếng của tiếng nói dân tộc đến mức cao nhất cho mục đích thẩm
mỹ của mình.
Nh vậy, việc lựa chọn phơng tiện ngôn ngữ cho tác phẩm thể hiện rõ
dấu hiệu của phong cách nhà văn. Chính phạm vi lựa chọn đa dạng vốn từ mà
nhà văn có chỗ để nhào nặn, gọt dũa, vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu
quả nhất. ở nhiều tác giả, ngôn ngữ cũng thật sự là cuộc trình diễn của cá tính
nghệ sỹ. Trong thực tiễn, nhà văn bao giờ cũng hớng đến xác lập phong cách
ngôn ngữ, trong đó lớp từ là một biểu hiện nổi trội mang đậm cá tính sáng tạo
của mỗi nhà văn. Mỗi tác giả đã có sự lựa chọn ngôn ngữ riêng cho mình.
Ngôn ngữ riêng đó đợc quy định bởi lối tiếp cận đời sống, t tởng thẩm mỹ, và
vốn ngôn ngữ riêng của tác giả. Vì vậy khi tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn của
một tác giả chúng tôi đi vào xem xét các lớp từ mà tác giả sử dụng trong tác
phẩm của mình. Lớp từ đó là một tập hợp của một ngôn ngữ đợc phân chia
theo những tiêu chí và những đặc điểm nhất định.
2.2. Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ trong truyện ngắn Võ Thị
Hảo
2.2.1. Sử dụng từ ngữ miêu tả tâm trạng, cảm xúc
Trong sáng tạo tác phẩm văn học, vốn từ đóng vai trò quan trọng. Sự đa
dạng và phong phú của vốn từ sẽ giúp nhà văn rộng đờng trong việc lựa chọn



19

để miêu tả bức tranh cuộc sống cũng nh bộc lộ thế giới tinh thần của nhà văn.
Theo tiến trình văn học Việt Nam những cây bút nỗi tiếng với sự giàu có về từ
ngữ nh Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn
Thị Thu Huệ...Vốn từ ngữ ấy mỗi nhà văn đã thâu góp trong sách vở từ học
tập lời ăn tiếng nói trong đời sống nhân dân, từ cơ sở nắm vững các phơng
thức tạo từ trong tiếng Việt.
Tìm hiểu truyện ngắn Võ Thị Hảo, chúng tôi thấy nhà văn rất có ý thức
lựa chọn ngôn ngữ. Điều này thể hiện rõ qua những lớp từ mà nhà văn sử
dụng. Mọi tình huống truyện, những chi tiết giàu tính tạo hình, chiều sâu nội
tâm nhân vật, các câu đối thoại...đều đợc Võ Thị Hảo thể hiện rất tự nhiên,
phù hợp. Trong tác phẩm của Võ Thị Hảo, hầu nh các lớp từ trong tiếng Việt
đều có mặt. Về nguồn gốc, bên cạnh những lớp từ thuần việt có từ vay mợn.
Về cấu tạo, từ đơn tiết có mặt rất nhiều bên cạnh từ đa tiết. Để hiểu hơn về
những lớp từ mà Võ Thị Hảo đã sử dụng rất riêng trong truyện ngắn của mình.
Chúng tôi đi vào thống kê so sánh các lớp từ ở cây bút đơng đại này.
Tìm hiểu truyện ngắn Võ Thị Hảo chúng tôi thấy lớp từ miêu tả tâm
trạng, cảm xúc đợc dùng nhiều, tạo ấn tợng đặc biệt với ngời đọc. Kết quả
thống kê nh sau: 14 lợt trang 35 và 17 lợt trang 36 trong Ngời đàn ông duy
nhất; 17 lợt trang 103, 21 lợt trang 105, 21 lợt trang 111, 26 lợt trang 112
trong Tiếng vạc đêm lớp từ chỉ tâm trạng cảm xúc. Lớp từ này là phơng tiện để
biểu đạt ý đồ nghệ thuật của Võ Thị Hảo nên đợc chúng tôi đi sâu phân tích
miêu tả. Cụ thể, chúng tôi gặp các tiểu nhóm chính sau:
2.2.1.1. Lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc đa dạng về từ loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê lớp từ tham gia vào miêu tả tâm
trạng, cảm xúc bao gồm nhiều từ loại khác nhau, trong đó có danh từ, tính từ
và động từ. Qua 3 tập truyện Goá phụ đen, Ngời sót lại của rừng cời, Những

truyện không nên đọc lúc nửa đêm.
Bảng thống kê từ loại lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc trong
truyện ngắn Võ Thị Hảo
Từ loại
TT
1

Động từ
Tổng số

Tác giả, tác phẩm
Ngời đàn ông duy nhất

182

2

Tiếng vạc đêm

272

3

Goá phụ đen

104

Danh từ

Tính từ


Chỉ trạng
thái

Chỉ hành
động, cử chỉ

18

26

38

100

9,9%

14,3%

20,9%

54,9%

3,3%

9,9%

37,5%

49,2%


1,9%

15,4%

49%

33,7%

9
2

27
16

102
51

134
35


20

Bảng thống kê phân loại trên cho ta thấy kết quả khảo sát lớp từ miêu tả
tâm trạng, cảm xúc trong ba tập truyện ngắn của Võ Thị Hảo về mặt từ loại
nh sau: ở truyện Ngời đàn ông duy nhất: 18 danh từ, chiếm 9,9%; Tiếng vạc
đêm: 9 danh từ, chiếm 3,3%, Goá phụ đen: 2 danh từ, chiếm 1,9%.
Danh từ nh: Nỗi đau, sự nhẹ dạ, cái d vị, niềm vui sống, sự chở che, nỗi
nhớ, cái hôn, sự hy sinh, sự nể trọng..., chiếm tỉ lệ cao nhất trong các truyện

đã khảo sát là 9,9%.
Tính từ nh: âu yếm, êm đềm, bâng lâng, nhẫn nhục, đau khổ, nhăn
nhúm, cay đắng, run rẫy, sung sớng, đỏ gay, khoan khoái, hấp dẫn, thoả mãn,
đam mê, nồng nàn, quyến rũ, đằm thắm, dịu ngọt..., chiếm tỉ lệ cao nhất trong
các truyện đã khảo sát là 15,4%.
Động từ có hai loại:
- Động từ chỉ trạng thái nh: đớn đau, tủi cực, nơng náu, che chở, chờn
chợn, dang dở, ngột ngạt, nhỏ nhoi, cô độc, căm ghét, lộng lẫy, nhẹ dạ, an ủi,
khốn khổ, khô khốc, giữ dằn, chát chúa..., chiếm tỉ lệ cao nhất trong các
truyện đã khảo sát là 49%.
- Động từ chỉ hành động, cử chỉ nh: cúi, rọi, cời cợt, bấu (vào thành xe)
run rẩy, cố đứng dậy, tia mắt, vùng vằng, giãy giụa, sợ, đeo, riết (riết lấy
nàng), nức nở, khóc, đánh thức, cời loạn, vội vã, nhảy, đỡ (lấy), nâng (gót
trái), cời (giễu hắn)..., chiếm tỉ lệ cao nhất trong các truyện đã khảo sát là
54,9%.
Nh vậy, trong ba tập truyện ngắn của Võ Thị Hảo chúng tôi đã tiến hành
khảo sát trên một số tác phẩm cụ thể, thì thấy trong ba từ loại đã khảo sát đó
thì động từ chỉ hành động, cử chỉ nhằm biểu thị tâm trạng, cảm xúc của nhân
vật chiếm số lợng lớn (54,9%). Chúng ta biết rằng động từ chỉ hành động, cử
chỉ khi tham gia vào lớp từ miêu tả nội tâm nhân vật thờng có đặc điểm là
động từ chỉ hành động, cử chỉ chỉ hiểu đợc nghĩa của chúng khi đặt trong ngữ
cảnh. Chính những động từ chỉ hành động, cử chỉ này khi tham gia vào lớp từ
miêu tả nội tâm đã làm tăng tính hàm ẩn, tính diễn cảm và tính hình ảnh cho
ngôn ngữ tác phẩm.
Trong các từ loại đã khảo sát thì động từ chỉ trạng thái cũng chiếm số lợng khá lớn (49%). Vì động từ chỉ trạng thái có ý nghĩa bộc lộ trực tiếp tâm
trạng cảm xúc của nhân vật. Còn từ loại danh từ và tính từ trong tác phẩm Võ
Thị Hảo đợc sử dụng ít hơn, trờng hợp danh từ thờng là danh từ hoá động từ.
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: "phân lập trờng từ vựng - ngữ nghĩa... là sự
tìm ra phạm vi, vùng tác động của một "lực", đây là "lực" ngữ nghĩa. "Lực"



21

này hoặc nằm trong những từ nào đấy, hoặc "lan" đến cả những từ khác (rất
nhiều từ khác)" [7, tr.253-254]. Với quan niệm này khi khảo sát các hiện tợng
dùng động từ chỉ hành động, cử chỉ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, chúng tôi
thấy:
- Hành động cử chỉ đợc miêu tả trong truyện ngắn Võ Thị Hảo để hiểu
đợc đúng nghĩa của nó, phải đặt trong mạch truyện, trong ngữ cảnh mà từ đợc
sử dụng. Ta biết rằng động từ chỉ trạng thái bộc lộ trực tiếp tâm trạng nội tâm
nhân vật, còn động từ chỉ hành động, cử chỉ khi tham gia vào "trờng" từ vựng,
ngữ nghĩa để miêu tả cảm xúc, tâm trạng. "Trờng từ vựng - ngữ nghĩa là những
cái trừu tợng, lập thành bình diện trừu tợng của hệ thống ngữ nghĩa - từ vựng.
Đối với bình diện này, từ và ý nghĩa của nó là những cái cụ thể hiện thực hoá
nó...các "trờng" đóng vai trò những cái khuôn, những mô hình ngữ nghĩa để
hút về, tạo ra và cải tạo lại ý nghĩa của những từ cụ thể" [7, tr.254]. Bởi vậy,
mà bản thân từ đó khi cùng một hành động nhng lại đợc miêu tả trong những
ngữ cảnh khác nhau lại có ý nghĩa biểu hiện tâm trạng cảm xúc khác nhau.
Phải tìm hiểu ý nghĩa những từ cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể.
ở đây hành động của nhân vật Rân trong truyện ngắn Ngời đàn ông duy
nhất :"tiếng rên rỉ của nàng bóp nghẹt lấy lồng ngực của hắn. Ta sẽ chết. Hắn
nghĩ. Và dùng hết sức bình sinh, hắn rớn ngời, giơ cao hai tay, đập cây đàn
vào đầu gã buôn lậu gỗ vỡ nát" [III, tr. 43]. Các từ chỉ hành động, cử chỉ của
Rân nh rớn ngời, giơ cao hai tay, đập cây đàn đợc hiểu với nghĩa chỉ sự tức
dận đến tột cùng của Rân khi thể hiện bằng hành động đối với gã chồng của
nàng.
Hay đó là những giọt nớc mắt tức tởi, nức nở, tủi thân của ngời đàn ông
tên Rân, giọt nớc mắt pha lẫn xót xa, cay đắng đã thức tỉnh nàng ra khỏi cơn
cời loạn: "Thế là chỉ trong giây lát, hắn đã khóc. Nức nở khóc nh một trẻ nhỏ
thoắt nhận ra rằng mình vừa mồ côi. Tiếng khóc hắn đánh thức nàng, giật

nàng ra khỏi cơn cời loạn" [III, tr.32].
Nhân vật Thụ với những giọt nớc mắt không phải là hạnh phúc trong
đêm giao thừa mà là giọt nớc mắt của tuyệt vọng, của nỗi buồn: "Anh nằm vật
ra, nớc mắt thấm nhơm nhớp mu bàn tay đang gác lên mặt" [V, tr.119].
Trong truyện Goá phụ đen tình cảm nồng ấm, chân tình của Thuận và
Đang trên con tàu trắng dành riêng cho hai ngời. Với những cử chỉ và giọt nớc
mắt của Đang biểu hiện cho tình yêu hạnh phúc, sự gắn kết tình cảm của hai
ngời: "Đang choàng tay ôm Thuận nh giông bão. Anh run rẫy hôn những giọt
nớc mắt của nàng. Anh nói nh hụt hơi:


22

- Có cần anh phải đánh vần tên gọi tình cảm của anh đối với em lâu
nay không?
- Không! - Nàng lắc đầu" [VI, tr.158].
Những rung động tình cảm trong sâu thẳm nội tâm nhân vật cũng đợc
Võ Thị Hảo khai thác triệt để. Trong truyện ngắn Lửa lạnh nhân vật s Tuệ
Giác có những tình cảm: Thí chủ quái ác! Cái nhìn choáng rợn thu xuống
đất. Đất của tôi có cay đâu. Sao mắt của thí chủ bốc hơi mờ nh sơng" [I,
tr.14].
Nhân vật ngời mẹ trong truyện ngắn Chuông vọng cuối chiều đó là tâm
trạng nặng trĩu nỗi buồn vì cuộc đời đen bạc, vì ngời chồng không tốt đã làm
cho một nicô phá giới và có một đứa con. Nỗi buồn đó khiến ngời mẹ trong
truyện ngắn này chỉ biết tha thẩn trầm ngâm trớc cuộc đời : Rời nghĩa địa, tôi
quay về chùa, gặp mẹ tôi đang tha thẩn nhặt những cánh hoa đại rụng. Thấy
tôi, mẹ ngừng nhặt hoa, trầm ngâm một lúc rồi nhỏ nhẹ kể tiếp cho tôi nghe
chuyện về ngời đàn bà đã khuất" [II, tr.28-29]. Tâm trạng ngời mẹ hụt hẫng
xót xa, cay đắng trớc ngời chồng phụ bạc.
Trong Bàn tay lạnh nhân vật Trang lần đầu tiên rung động với những

tình cảm chân thành trong sáng. Trong lúc chị tởng tìm đợc ngời yêu lý tởng,
cứ đinh ninh mình là ngời hạnh phúc nhất trong tình yêu thì cũng là lúc mọi
niềm tin đó tiêu tan, khiến chị hụt hẫng, đau đớn. Có thể trong hoàn cảnh này
nớc mắt không thể xua tan đi nỗi buồn trong chị. Hành động đợc miêu tả đã
làm nổi bật tình cảnh của nhân vật: "Trang oà lên khóc. Lúc đó tôi mới thấy
chị khóc. "Các ngời về đi! Điều này không liên quan đến các ngời". Đôi vai
nhỏ nhắn của chị run bần bật trong tiếng nấc" [IV, tr.74-75].
- Các động từ chỉ hành động, cử chỉ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo xuất
hiện nhiều nhất trong truyện Ngời đàn ông duy nhất chiếm 54,9%, diễn tả các
sắc thái tình cảm, nội tâm khác nhau. Có nhiều hoàn cảnh giữa hành động, cử
chỉ và tâm trạng của nhân vật lại không nhất quán, không thống nhất.
Trong tình yêu Võ Thị Hảo nhìn nhận vấn đề rất nhạy cảm, rất tinh tế
trong hoàn cảnh rất đời thờng, có khi lại rất sắc sảo trong những tình huống
phức tạp. Có những hoàn cảnh giữa hành động, lời nói, cử chỉ bộc lộ đúng tâm
trạng của nhân vật. Nhng có khi nhân vật của chị lại xuất hiện với một tâm
trạng hoàn toàn khác với hành động và cử chỉ đang diễn ra. Nhân vật Hạnh rất
khao khát tình yêu hạnh phúc, mong muốn đợc sự chở che vỗ về an ủi từ ngời
đàn ông nhng cử chỉ - hành động của chị lại ngợc lại: "Hạnh ngớc nhìn anh.
Mắt cô cũng đam mê và khao khát. Chỉ một chút nữa thôi. Hai đôi môi sẽ gần


23

lại. Cái giây phút xác tín cho tình yêu giữa ngời đàn ông và ngời đàn bà. Nhng cái khoé miệng chua chát của anh cũng gần lại. Chị giật mình" [V, tr.112];
"Đáng lẽ gục đầu lên vai anh, mệt mỏi tuân phục và trao gửi thì Hạnh bỗng
quay ra nhìn trời và kêu lên:
- Ô kìa! Trăng lên. Ngọn đèn kia cũng sáng, cứ nh là có hai trăng ấy"
[V, tr.113]; "Hạnh không biết trả lời ra sao. ừ - tại sao nhỉ? Tại sao? Đáng lẽ
chờ đợi thì ta lại chạy trốn. Sao ta không thử thêm một lần. Ta cũng cần đợc
an ủi, đợc che chở. Tại sao ta cứ làm khổ mình?" [V, tr. 113- 114];

"Sao ta lại bỏ trốn? Sao ta lại hèn nhát? Sao không vứt bộ mặt lạnh này
đi. Sao không gục đầu vào ngực anh, nói rằng em mỏi mệt, rằng em muốn
khóc, để nớc mắt em làm ớt ngực anh...rằng ...dù ngày mai có ra sao thì anh
vẫn là ngời đàn ông mà em cần...
Hạnh run rẩy. Cô không dám ngớc nhìn vào mắt anh. Một nỗi sợ hãi
bản năng lại xâm chiếm cô...
...và, cố nén để không bật khóc, nh cố sức vần tảng đá trên ngực, Hạnh
từ từ chống tay ngồi dậy. Giọng run run" [V, tr.114 - 115].
Sự không thống nhất giữa hành động và tâm trạng đó càng khắc họa rõ
sự giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật.
Nhân vật Thành trong Ngời sót lại của rừng cời cũng xuất hiện với tâm
trạng gặp lại ngời yêu - Thảo ở chiến trờng về. Khi con ngời ở vào hoàn cảnh
éo le nếu không có sự cảm thông chia sẽ thì rất khó hoà hợp tâm hồn: "Thành
dần tin là thật. Anh thầm trách con ngời phụ bạc, nhng đồng thời thấy nhẹ
nhõm nh vừa cất đợc gánh nặng" [XI, tr. 101]. Hành động đợc miêu tả đã làm
rõ tâm trạng của nhân vật.
Nh vậy, các động từ chỉ hành động, cử chỉ trong truyện ngắn Võ Thị
Hảo đã làm tăng tính diễn cảm, tính hàm ẩn và tính hình ảnh cho ngôn ngữ tác
phẩm.
2.2.1.2. Dùng hệ thống từ ngữ miêu tả sự đa dạng, phức tạp của tâm
trạng, cảm xúc
a. Dùng những từ, ngữ cùng nghĩa, gần nghĩa liên tiếp trong câu miêu
tả
Các từ đồng nghĩa của tiếng Việt là những đơn vị thoả mãn đợc những
đòi hỏi nói trên ."Mỗi từ đồng nghĩa là một bức tranh, một mảnh nhỏ của một
tác phẩm văn học cô gọn lại trong một từ" [8, tr. 212]. Những từ đồng nghĩa
hoặc gần nghĩa là những phơng tiện quý báu của nghệ thuật văn học.


24


Đặc biệt trong truyện ngắn Võ Thị Hảo những từ này đã biểu hiện
những biến thái tình cảm, sự phong phú của đời sống nội tâm nhân vật. "Vẫn
cái nhìn đăm đăm trần trụi và đam mê không che dấu" [V, tr.110]; "Này, xung
quanh anh đầy đàn bà nhng anh lẻ loi và cô đơn" [V, tr. 111]; "Mắt cô cũng
đam mê và khao khát" [V, tr.112]; "Đang cũng bị thôi miên nh các đàn ông
khác bởi "Goá phụ đen" ảo não, nguy hiểm và quyến rũ" [VI, tr.155]; "Chắc
giờ đây, lòng thanh thản và ngập tràn hạnh phúc, anh đang mê đắm trong
vòng tay ngời vợ mới cới" [XI, tr. 102]; "Với một thân hình tàn tạ bơ phờ, mắt
mộng du, tay cầm cành liễu?" [XI, tr. 107]; "Văn sĩ Diệu ngồi lặng lẽ, xót xa
nhìn bạn, ngợc hẳn với vẻ châm biếm cay độc thờng ngày, chờ ông Xuân T
quyết" [XVI, tr.198]; "Khoé mắt màu biển tối mà nàng rọi xuống hắn chan
chứa âu yếm cời cợt nh cô chủ đỏng đảnh đang nhìn xuống chú cún nhỏ" [III,
tr.30]
ở đây tác giả Võ Thị Hảo sử dụng hàng loạt những từ đồng nghĩa, gần
nghĩa thể hiện sâu sắc trạng thái tâm hồn nhân vật đồng thời thể hiện sự quan
sát vô cùng tế nhị. Điều đó đã làm giàu, làm đẹp thêm ngôn ngữ dân tộc mà
Đỗ Hữu Châu gọi là"những viên ngọc báu trong ngôn ngữ" [9, tr.212]
Các trờng từ vựng - ngữ nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu
chí để phân lập chúng phải là tiêu chí ngôn ngữ. Cơ sở để phân lập trờng là ý
nghĩa của từ, tức là những ý nghĩa của ngôn ngữ. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho
rằng: "sự phân lập trờng từ vựng - ngữ nghĩa không phải là sự phân loại thông
thờng, không phải là đa các từ theo những tiêu chí nào đấy về từng loại - dù là
loại ngữ nghĩa - mà là sự tìm ra phạm vi, vùng tác động của một "lực", đây là
"lực" ngữ nghĩa". "Lực" này hoặc nằm trong những từ nào đấy, hoặc "lan"
đến cả những từ khác (rất nhiều từ khác) [7, tr.253-254]. Lớp từ miêu tả tâm
trạng, cảm xúc khi hành chức đã tạo ra "lực" và chính "lực" này mà có những
từ ngữ thuộc trờng nghĩa khác nhau cùng tham gia vào hệ thống trong tác
phẩm văn học. Các từ ngữ giống nhau và khác nhau về trờng nghĩa cùng tham
gia vào tác phẩm không những khắc hoạ sự đa chiều trong đời sống nội tâm

nhân vật mà còn tăng tính biểu đạt cho ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong khi tìm hiểu truyện ngắn Võ Thị Hảo, chúng tôi thấy tác giả kết
hợp nhiều từ ngữ thuộc trờng nghĩa chỉ hành động, cử chỉ, cảm giác, trạng
thái, tính chất...để miêu tả tâm trạng cảm xúc của nhân vật. Mỗi truyện ngắn
là một bức tranh sinh động đợc tạo nên bởi chính lớp từ này vì vậy bức tranh
cuộc sống đợc hình dung một cách rõ nét và cụ thể hơn, thâm nhập vào thế
giới nội tâm nhân vật qua lớp từ miêu tả cảm xúc: Trong truyện Trận gió màu


25

xanh rêu ngời mẹ đã hoá điên khi biết hài cốt của chồng mình lại là một nửa
bộ xơng, đầu có cái mõm dài. Nỗi đau đó khiến cho bà tê dại ngất đi "Bà mẹ
vẫn cời say sa, mắt mơ màng nh thiếu nữ" [VII, tr. 17]; nhân vật cô con gái với
tâm trạng buồn lặng lẽ nh kiếp những ngời đàn bà ở Làng Đẽo này, quanh năm
suốt tháng chỉ biết đục đá với bàn tay chai sạn. Cuộc sống hàng ngày nh đè
nặng lên tâm hồn cô con gái: "Thấy một tia sáng chợt ngời lên trong đôi mắt
đen lúc nào cũng thui thủi buồn của cô gái" [VII, tr. 22]; cũng với tâm trạng
nh thế ngời phụ nữ già nhất Làng Đẽo cũng đè nén tâm trạng bằng tiếng "thở
dài sờn sợt" [VII, tr. 23]; "Bà già nở một nụ cời héo hắt và bất chợt vùng vằng
bỏ đi. Chẳng ai trông thấy đợc những giọt nớc mắt của bà chỉ chực tràn ra
sau nếp khăn vuông". Thực tế nghiệt ngã phũ phàng đã làm cho cuộc đời của
họ, những ngời phụ nữ bị thiệt thòi, mất mát trong chiến tranh và sau chiến
tranh. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của Võ Thị Hảo khi thấu hiểu những tâm sự,
cuộc đời, tâm nguyện, ẩn ý, nỗi lòng khát khao từ sâu thẳm trong tâm hồn
nhân vật. Chị đã tạo nên cái hồn cho tác phẩm của mình.
Nhân vật Lão Nhát trong Vầng trăng mồ côi bị cả làng ghẻ lạnh xa lánh
nên với tâm trạng dè dặt và kìm nén nỗi đau đó: "Lão Nhát ngấm ngầm đau
đớn trớc những cái nhìn gằn hắt của làng" [VIII, tr. 26]; Ông Tiếu - ngời gánh
nớc thuê luôn thấy sự đè nặng bao quanh từ nội tâm đến hình hài, sự khắc khổ

ám ảnh ông Tiếu ngay ở trong mắt, trong nụ cời: "Đôi mắt cũng biểu lộ một
nỗi đau khổ bất thờng nh đã đông cứng...Nụ cời ấy giữa khuôn mặt ấy, là một
nghịch lý, nh là đang khóc với một nỗi đau xé ruột, mà có một kẻ tàn ác nào
đó cứ nhất định cù vào nách cho ta phải cời rũ ra mới thôi" [IX, tr. 62]. Trong
truyện ngắn Phúc Lộc Thọ lên trời nhân vật Phin sau ba năm ở tù nay đợc tự
do nhng tâm trạng chất chứa bao nỗi ngổn ngang và lo sợ: "Cái Phin rân rấn
nớc mắt. Bao nhiêu nỗi ớc ao vui sớng nh chim sổ lồng nay đã tiêu tan" [XIV,
tr. 159]; Cái Phin băn khoăn không biết khi đợc tự do mình có đợc xã hội chấp
nhận hay không: "Ngời ta có xỉ vả nó, khinh miệt nó là "con tù" không" [XIV,
tr. 160]. Đó là nỗi đau tâm trạng của một kiếp ngời, của chính nhân vật mà chị
thể hiện: "Cái Phin đi. Đi phập phễnh trong nh ý nghĩ không đầu không đuôi,
lúc làm mắt nó rực sáng, nhoẽn cời, lúc làm nớc mắt nó chảy dài. Bóng nó đổ
trên đờng" [XIV, tr. 164]. Hình ảnh chị Hai trong Mắt miền Tây với niềm tin
rằng tình yêu có thể thay đổi đợc cả vũ trụ nhng khi đối diện với thực tế chị
thất vọng, đau đớn: "Chị tôi lại run run vừa khóc vừa móc hầu bao trả hộ,
trong lòng rủa thầm mình dại dột tự hứa không bao giờ trả tiền cho cái thằng
tệ bạc đó nữa" [XV, tr. 169]; Nhân vật "Tôi" trong Mắt miền Tây mong muốn


×