Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn lê minh khuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.78 KB, 82 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
=== ===

Đặng Thu Thủy

đặc điểm câu văn trong truyện ngắn
lê minh khuê

khóa luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: ngôn ngữ

Vinh, 2010
= =


Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
=== ===

đặc điểm câu văn trong truyện ngắn
lê minh khuê

khóa luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: ngôn ngữ

Giáo viên hớng dẫn:

GS. TS. đỗ thị kim liên

Sinh viên thực hiện:



Đặng Thu Thủy

Lớp:

47B2 - Văn

Vinh, 2010
= =


LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, đến nay chúng tôi đã
hoàn thành khoá luận của mình. Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên, người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi hết sức tận tình
trong việc lựa chọn đề tài, sưu tầm tài liệu, các hướng triển khai đề tài,...
Cũng nhân dịp này, chúng tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi, cảm ơn gia đình và bạn bè đã có những ý
kiến đóng góp cũng như khích lệ, động viên chúng tôi hoàn thành khoá luận này.
Mặc dù đã có sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên khoá luận của chúng tôi
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan
tâm góp ý của thầy cô và bạn bè để khoá luận được hoàn chỉnh.
Vinh, th¸ng 5 n¨m 2010
T¸c gi¶
Đặng Thu Thuỷ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1.

Lý do chọn đề tài......................................................................................1

2.

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................1

3.

Lịch sử vấn đề..........................................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4

5.

Cái mới của đề tài.....................................................................................4

6.

Cấu trúc của khóa luận.............................................................................4

Chương 1.
1.1.

NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI................5

Một số vấn đề về câu................................................................................5


1.1.1. Các hướng định nghĩa hiện nay...............................................................5
1.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật..................................................................7
1.2.

Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn..............................................................8

1.2.1. Khái niệm truyện ngắn.............................................................................8
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn............................................................10
1.3.

Lê Minh Khuê - tác giả và tác phẩm......................................................11

1.3.1. Vài nét về tác giả....................................................................................11
1.3.2. Tác phẩm................................................................................................12
1.4.

Tiểu kết chương 1...................................................................................15

Chương 2.

ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH
KHUÊ XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO..............................................16

2.1.

Vấn đề phân loại câu xét về mặt cấu tạo...............................................16

2.2.


Thống kê và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp................................18

2.3.

Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê xét về mặt cấu
tạo ngữ pháp..........................................................................................19

2.3.1. Câu đơn...................................................................................................19
2.3.2. Câu ghép.................................................................................................34
2.4.

Một số nhận xét về cấu trúc câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
................................................................................................................43


2.5.

Tiểu kết chương 2...................................................................................46

5


Chương 3.

ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH
KHUÊ XÉT THEO MỤC ĐÍCH PHÁT NGÔN......................49

3.1.

Thống kê phân loại câu theo mục đích phát ngôn.................................49


3.2.

Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê xét theo mục đích
phát ngôn................................................................................................50

3.2.1. Câu tường thuật......................................................................................50
3.2.2. Câu bỏ lửng............................................................................................57
3.2.3. Câu nghi vấn...........................................................................................60
3.3.

Một vài nhận xét về phong cách truyện ngắn của Lê Minh Khuê qua
khảo sát đặc điểm câu văn......................................................................67

3.4.

Tiểu kết chương 3...................................................................................69

KẾT LUẬN........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, trên văn đàn văn học
Việt Nam xuất hiện thêm một cây bút nữ có sở trường về truyện ngắn với cái tên Lê
Minh Khuê, bút danh Vũ Thị Miền. Cho đến nay, chị đã giành được khá nhiều giải
thưởng: Giải thưởng của tạp chí Văn nghệ quân đội, giải thưởng của Hội nhà văn.
Gần đây nhất, tháng 4 năm 2008, chị được trao giải thưởng văn học quốc tế của Hàn
Quốc mang tên văn hào Byeong - Ju Lee với tập: “The Stars, The Earth, The River”

(Những ngôi sao, trái đất, dòng sông) do Nhà xuất bản Curb Stone Press ấn hành ở
Mỹ. Bằng những gì đạt được, Lê Minh Khuê quả thật đã có nhiều đóng góp cho
Văn học Việt Nam hiện đại. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu truyện ngắn Lê Minh Khuê
sẽ góp phần đánh giá, khẳng định tên tuổi của nữ văn sĩ này trong suốt bốn thập kỷ
qua. Đồng thời đó cũng là tư liệu tham khảo để chúng ta có thể hiểu hơn về những
vận động của truyện ngắn Việt Nam trong thời gian gần đây.
1.2. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về Lê Minh Khuê trên
các phương diện: đề tài, chủ đề, kết cấu, nhân vật,... và đã gặt hái được những thành
công không nhỏ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đặt vấn đề
nghiên cứu đặc điểm câu văn trong các truyện ngắn của chị. Đặc biệt, tác phẩm
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê hiện nay đã được đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn 9. Vì vậy, khóa luận của chúng tôi đi vào tìm hiểu “Đặc
điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê” với hi vọng kết quả nghiên cứu của
đề tài có thể giúp cho việc giảng dạy tốt hơn tác phẩm của chị trong nhà trường phổ
thông. Đó là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài này.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Với đề tài này, chúng tôi chọn các câu văn từ cuốn “Những ngôi sao, trái
đất, dòng sông”, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2008 gồm 9 truyện ngắn làm đối tượng
nghiên cứu. Đó là các truyện ngắn sau:
1. Một buổi chiều thật muộn
2. Bầu trời trong xanh

7


3. Những ngôi sao xa xôi
4. Mưa
5. Ký sự những mảnh đời trong ngõ
6. Một ngày đi trên đường

7. Một chiều xa thành phố
8. Mong manh như là tia nắng
9. Dòng sông
Để tiện cho việc nghiên cứu, tương ứng với mỗi truyện ngắn này chúng tôi
đánh theo số thứ tự La Mã: I. Một buổi chiều thật muộn, II. Bầu trời trong xanh,
III. Những ngôi sao xa xôi, IV. Mưa, V. Ký sự những mảnh đời trong ngõ, VI. Một
ngày đi trên đường, VII. Một chiều xa thành phố, VIII. Mong manh như là tia nắng,
IX. Dòng sông.
2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra một số nhiệm vụ sau:
- Thống kê, phân loại số lượng các câu văn trong 9 truyện ngắn trên gồm
3266 câu văn
- Chỉ rõ đặc điểm câu văn của Lê Minh Khuê xét về mặt cấu tạo ngữ pháp và
xét theo mục đích phát ngôn
- Từ đó rút ra những đặc điểm trong phong cách ngôn ngữ Lê Minh Khuê
trên bình diện sử dụng câu văn.
3. Lịch sử vấn đề
Lê Minh Khuê bước vào làng văn đồng thời với việc tham gia lực lượng thanh
niên xung phong ở cuối thập niên 60 của thế kỷ XX. Các tập truyện ngắn của chị đều
giành được sự quan tâm từ phía bạn đọc và giới nghiên cứu. Đọc tập: “Một chiều xa
thành phố”, Bùi Việt Thắng nhận xét: “Những thực trạng đời sống tinh thần xã hội
sau chiến tranh được Lê Minh Khuê quan tâm khai thác và thể hiện.” Nhà nghiên cứu
còn phát hiện ra: “Nhân vật nữ trong truyện Lê Minh Khuê lúc nào cũng như đuổi bắt
một cái gì đó không rõ ràng, lúc nào cũng thấy bất ổn ở chính mình”.
Qua mười lăm truyện trong tập: “Trong làn gió heo may”, Bùi Việt Thắng
tiếp tục khẳng định Lê Minh Khuê là “cây bút có sức bền”.

8



Cũng với tập “Một chiều xa thành phố” nhưng Lê Thị Đức Hạnh lại cho rằng
“Lê Minh Khuê đã có nhiều khám phá khi viết về người tốt, trong sáng, nhân hậu,
giàu tình nghĩa và về sự mục ruỗng, sự tha hoá”.
Bằng một giọng văn đổi khác, đến năm 1993, Lê Minh Khuê cho ra đời tập:
“Bi kịch nhỏ” gồm 9 truyện ngắn cũng đã gây được nhiều dư luận trái chiều.
Vượt qua nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá khái quát về Lê Minh Khuê
trong phạm vi một tập truyện ngắn, Hồ Anh Thái với bài viết: “Lê Minh Khuê người đàn bà viễn thị” đã đưa ra nhiều nhận định rất sắc sảo. Bài viết này sau khi in
trong tập truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” được đổi lại thành: “Lời giới thiệu
nhà văn Lê Minh Khuê”. Ở đó, tác giả đã cung cấp cho bạn đọc nhiều hiểu biết về
cây bút nữ này, về những đổi thay trong không gian, đề tài truyện ngắn của chị qua
các thời kỳ sáng tác. Bài viết của Hồ Anh Thái cũng đã chỉ ra giọng văn mà Lê
Minh Khuê hay sử dụng.
Ngoài ra, có một số Khoá luận tốt nghiệp và Luận văn thạc sĩ đi vào tìm hiểu
và nghiên cứu truyện ngắn Lê Minh Khuê như: “Truyện ngắn Lê Minh Khuê nhìn từ
thi pháp thể loại” (Cao Thị Hồng, Đại học sư phạm Hà Nội), “Đặc sắc trong truyện
ngắn Lê Minh Khuê” (Nguyễn Thị Đạm, Đại học Vinh)…
Trên một số báo nước ngoài cũng có những nhận định về văn phong của Lê
Minh Khuê. Chẳng hạn, trên báo Tin Sáng, Dallas viết: “Lê Minh Khuê đã thực sự
làm chủ được phép so sánh này không khác gì hơn là mang tính giản dị. Từng
truyện ngắn của chị khuấy động để người đọc nghĩ ngợi xa hơn, đưa con người đến
một tương lai mà nhà văn hàm ý hơn là nói trực diện”.
Báo Việt Nam, Lào và Cambodia Broad Sheet đánh giá: “Lê Minh Khuê
viết ra được một ngôn ngữ mạnh bạo và trực tiếp cũng như đầy xúc cảm và say
mê. Truyện của chị cũng đạt đến mức độ tạo ra được khoảng cách của một người
quan sát từ bề ngoài, không có những cảm nghĩ mù quáng trước hiện thực”.
Thời báo New York thì nhận định: “Qua bản dịch, hiện lên hình ảnh tác giả,
một người có văn phong đẹp, nghiêm trang cùng với sự châm biếm tinh tường,
đồng thời có khả năng trong những nhận xét đầy sức khơi gợi”.
Tóm lại, chúng tôi thấy việc nghiên cứu truyện ngắn Lê Minh Khuê đã đạt
được nhiều thành tựu. Mỗi bài viết, mỗi công trình đều mang một ý nghĩa riêng,


9


phần lớn đều khen ngợi sự thành công và đóng góp ở cây bút nữ này. Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào nghiên cứu trọn vẹn các truyện ngắn của Lê Minh Khuê
dưới góc độ đặc điểm câu văn. Vì vậy, đề tài này đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm cấu
trúc và ngữ nghĩa câu văn trong 9 truyện ngắn của Lê Minh Khuê, qua đó góp phần
làm rõ hơn phong cách ngôn ngữ của chị.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại
Chúng tôi thống kê các câu văn trong 9 truyện ngắn của Lê Minh Khuê để
lấy đó làm cơ sở phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích phát ngôn.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Trên cơ sở vấn đề đã thống kê và phân loại, chúng tôi so sánh câu văn thuộc
mỗi nhóm trong truyện ngắn Lê Minh Khuê để thấy được nét tương đồng và khác
biệt. Từ đó, chúng tôi rút ra đặc điểm câu văn của Lê Minh Khuê cũng như những
đóng góp của chị về mặt ngôn ngữ.
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Từ cơ sở thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu, chúng tôi đi vào phân tích
tổng hợp những đặc điểm câu văn của Lê Minh Khuê xét theo cấu tạo ngữ pháp và
theo mục đích phát ngôn, sau đó khái quát thành nét đặc sắc trong phong cách ngôn
ngữ của chị.
5. Cái mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu truyện ngắn Lê Minh Khuê chỉ đi sâu
vào tìm hiểu đặc điểm câu văn xét theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích phát ngôn. Từ
đó, chúng tôi rút ra những đặc sắc trong phong cách truyện ngắn ở cây bút nữ này.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương:

Chương 1.

Những giới thuyết xung quanh đề tài.

Chương 2.

Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê xét về mặt
cấu tạo ngữ pháp.

Chương 3.

Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê xét theo
mục đích phát ngôn.

10


CHƯƠNG 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về câu
1.1.1. Các hướng định nghĩa hiện nay
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về câu. Theo thống kê của bà A.
Akhamanova, có trên ba trăm định nghĩa về câu. Tuy vậy, chúng tôi quy về những
hướng sau:
1.1.1.1. Hướng định nghĩa câu dựa vào mặt ý nghĩa
Định nghĩa câu theo tiêu chí ý nghĩa từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ thừa
nhận. Arixtôt, thế kỷ V TCN đã định nghĩa: “Câu là một âm phức hợp có ý nghĩa
độc lập mà mỗi bộ phận trong đó cũng có ý nghĩa độc lập”. Học phái Alêchxandri
từ thế kỷ III đến thế kỷ II TCN cũng đã nêu định nghĩa: “Câu là sự tổng hợp của các
từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” [Dẫn theo Nguyễn Kim Thản, 23, tr.138]. Đây là

định nghĩa có tính chất đơn giản, dễ hiểu. Cho đến nay, định nghĩa này vẫn được sử
dụng khá phổ biến.
Ở nước ta, trong thời kỳ đầu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, các nhà
nghiên cứu cũng không vượt ra ngoài quỹ đạo này. Tác giả Trần Trọng Kim viết:
“Câu thành lập bởi các mệnh đề có ý nghĩa lọn hẳn hoặc hai hay nhiều mệnh đề”.
[8, tr.27]. Còn tác giả Nguyễn Lân thì cho rằng: “Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý
dứt khoát về động tác, tình hình hoặc tính chất thì gọi là một câu” [10, tr.19]. Như
vậy, chúng ta thấy hướng định nghĩa này đã quan tâm đến mặt ý nghĩa nhưng lại bỏ
qua mặt hình thức biểu thị cũng như cấu tạo của câu.
1.1.1.2. Hướng định nghĩa câu dựa vào quan điểm ngữ pháp duy lý
Một số nhà ngữ pháp duy lý nghiên cứu câu gắn liền với phán đoán, đại diện
tiêu biểu là Condilac (Thế kỷ XVIII). Ông cho rằng: “Mọi lời nói đều là phán đoán
hay một chuỗi phán đoán. Mà phán đoán diễn đạt bằng các từ, chính là cái mà
người ta gọi là mệnh đề. Vậy mọi lời nói đều là mệnh đề hay một chuỗi mệnh đề”.
Quan niệm này chỉ phù hợp với việc nhận diện và phân chia câu về mặt lôgic.
1.1.1.3. Hướng định nghĩa câu dựa vào hành động phát ngôn
Dựa vào hành động phát ngôn, tác giả E. Sapir (1921) đã định nghĩa: “Câu là
một hành động ngôn ngữ diễn đạt một hành động của sự tư duy” [6, tr.72]. Việc

11


định nghĩa câu dựa trên hướng triển khai của tư duy đã dẫn đến việc phân loại câu
theo cấu trúc, cấu trúc đề - thuyết. Tư duy chọn cái gì làm xuất phát điểm thì đó là
phần đề, còn tư duy triển khai cái gì thì đó là phần thuyết. Tác giả Cao Xuân Hạo và
các học trò của ông đã chọn cách phân loại câu theo cấu trúc nghĩa này.
1.1.1.4. Hướng dịnh nghĩa câu dựa vào cấu trúc
Các đại diện tiêu biểu theo hướng này gồm có: F. F. Phoóctunatôp, L. C.
Thompson,... Tác giả L. C. Thompson cho rằng: “Ở trong tiếng Việt, các câu được tách
ra khỏi nhau bởi ngữ điệu kết thúc. Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghỉ, kết thúc

bằng một ngữ điệu kết thúc hay đứng sau một sự im lặng hay tiếp một đoạn khác cũng
như vậy là một câu. Sự độc lập của những yếu tố như vậy được phù hiệu hoá trong chữ
viết bởi cách dùng một chữ hoa ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu chấm, dấu hỏi, dấu
chấm than ở cuối câu)” [15, tr.310].
F. F. Phoóctunatôp cũng đưa ra định nghĩa thiên về hình thức: “Câu là một tổ
hợp từ với một ngữ điệu kết thúc” [15, tr.311].
Nhình chung, cách định nghĩa theo hướng này mới chỉ thuần tuý dựa trên
tiêu chí hình thức mà bỏ qua tiêu chí ý nghĩa cũng như cấu tạo của câu.
1.1.1.5. Hướng định nghĩa câu đồng thời dựa vào hai mặt cấu trúc và ý
nghĩa
Các đại diện tiêu biểu theo hướng này bao gồm: Nguyễn Kim Thản, Diệp
Quang Ban, Phan Thiều, Lê Cận, Hồ Lê, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Thị Kim Liên,
Hoàng Văn Thung,...
Do nhận thấy hạn chế của hướng nghiên cứu chỉ dựa vào tiêu chí hình thức
hoặc ý nghĩa để định nghĩa hoặc phân loại câu, các nhà ngữ pháp đi sau đã có sự
điều chỉnh định nghĩa câu dựa đồng thời vào hai tiêu chí hình thức - ngữ nghĩa.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào các định nghĩa câu
theo tiêu chí hình thức, ý nghĩa mà chỉ chọn định nghĩa sau đây của tác giả Diệp
Quang Ban làm cơ sở lý thuyết để từ đó đi vào phân loại các kiểu câu trong truyện
ngắn Lê Minh Khuê: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp
(bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối
trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện,

12


truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng
ngôn ngữ” [2, tr.107].
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra những đặc điểm của câu như sau:
- Câu là đơn vị dùng từ cấu tạo nên nhằm thực hiện chức năng thông báo hay

bộc lộc cảm xúc.
- Câu có cấu tạo theo một quy tắc nhất định, thường là C - V (hoặc có kết cấu
đặc biệt).
- Câu có ngữ điệu kết thúc, thể hiện trên văn bản bằng các dấu câu: dấu chấm
(.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu bỏ lửng (…).
- Câu gắn với một ngữ cảnh nhất định.
1.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật
Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, câu trong văn bản nghệ thuật có một số đặc
điểm cơ bản sau:
a. Câu trong văn bản có tính đa dạng về cấu tạo: Câu có đầy đủ thành phần,
câu đơn phần, câu tối giản, câu mở rộng theo nhiều tầng bậc khác nhau, câu đơn và
câu ghép,… Chúng có thể nằm kề nhau hoặc đan xen vào nhau hết sức đa dạng và
phức tạp.
b. Câu trong văn bản có sự chuyển đổi trật tự một cách linh hoạt nhằm thể
hiện những sắc thái tu từ khác nhau, gây những cảm xúc mới ở người tiếp nhận và
phụ thuộc vào phong cách chức năng mà văn bản thể hiện.
c. Câu trong văn bản thường chứa đựng nhiều tầng nghĩa và bị chi phối bởi
câu đi trước và đi sau nó, cũng như vị trí của nó trong chỉnh thể toàn văn bản [15, tr.
313 - 315].
Trong khi đó câu tách rời không có những đặc điểm trên. Đồng thời, mỗi loại
câu trong mỗi một phong cách lại mang những đặc điểm riêng. Chẳng hạn, câu
trong văn bản hành chính khác với câu trong văn bản nghệ thuật. Tác giả Hữu Đạt
trong cuốn “Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt” cho rằng: “Câu
trong phong cách nghệ thuật thường hay sử dụng các loại thành phần định ngữ,
trạng ngữ và các loại kết cấu đảo. Loại câu mở rộng thành phần trạng ngữ, định ngữ
thường xuất hiện ở tiểu thuyết vì đây là thể loại mà ngôn ngữ có tính tổng hợp. Còn
ở thể loại truyện ngắn, do đặc trưng của thể loại câu cần miêu tả tập trung nên ngôn
ngữ có xu hướng ngắn gọn, việc mở rộng các thành phần hạn chế hơn.”

13



Tóm lại, câu trong văn bản nghệ thuật có những đặc trưng riêng về tổ chức
cú pháp và nội dung ngữ nghĩa. Câu trong văn bản nghệ thuật chịu ảnh hưởng khá
lớn từ phía chủ thể sáng tạo, nói một cách chính xác văn bản nghệ thuật chịu sự chi
phối của các nhân tố: ngữ nghĩa, thể loại, phong cách cá nhân của người viết.
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Thuật ngữ “truyện ngắn” (tiếng Pháp: nouvelle, tiếng Anh: short story) hiện
được dùng như một thói quen, ít khi người ta đưa ra bàn luận nhưng thực tế vấn đề
không đơn giản.
Tác giả D. Grônôpxki cho rằng: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình
muôn vẻ biến đổi khôn cùng. Nó là một vật biến hoá như quả chanh của Lọ Lem.
Biến hoá về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mươi trang. Biến hoá về kiểu loại: tình
cảm, trào phúng, kỳ ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc
phóng túng. Biến hoá về nội dung: thay đổi vô cùng tận. Muốn có đủ chất liệu để
kể, cần một cái gì đó xảy ra, dù đó là một thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các
mối quan hệ. Trong thế giới của truyện ngắn cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự
thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng
hụt” [24, tr.12].
Trong “Từ điển văn học”, truyện ngắn được định nghĩa là “Hình thức tự sự
loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung miêu tả
một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai
đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân
vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội. Cốt truyện của truyện ngắn
thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn
cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu
liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn
gọn. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề, khắc hoạ nét tính cách nhân vật đòi hỏi
nhà văn viết truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn

nén. Do đó, trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn thành công có thể biểu
hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn” [19, tr.10].

14


Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa truyện ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội
dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời
tư thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn” [5, tr.370].
Trong “150 thuật ngữ văn học” tác giả Lại Nguyên Ân viết: truyện ngắn là
một “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết
các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là
sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận
(độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [1, tr.11].
Qua những định nghĩa và quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra những đặc
điểm chính sau của thể loại truyện ngắn:
- Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ. “Nhỏ” ở đây được hiểu là ngắn
gọn, cô đúc, dung lượng vài trang đến vài chục trang, một câu chuyện được kể nghệ
thuật nhưng lại không được phép kể dài dòng, câu chuyện có sự ám ảnh, nghĩa là
tạo ra một ấn tượng duy nhất mạnh mẽ đồng thời tạo liên tưởng ở người đọc.
- Tính quy định về dung lượng và cốt truyện của truyện ngắn tập trung vào
một vài biến cố, một mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong một
không gian thời gian nhất định.
- Truyện ngắn không nhằm khắc hoạ một số tính cách điển hình, đầy đặn,
trọn vẹn, nhiều mặt trong mối tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện ngắn
thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái tâm thế con người thời đại.
- Bút pháp truyện ngắn thường là chấm phá. Cái quan trọng bậc nhất trong
truyện ngắn là sự chọn lựa. Các chi tiết được lựa chọn phải là những chi tiết mang
ẩn ý lớn lao tạo thêm chiều sâu mà tác giả chưa nói hết.

Trên đây là những đặc điểm cơ bản làm cho truyện ngắn có tiếng nói riêng,
có sức thu hút người đọc, người nghe và cả người sáng tác. Tuy nhiên, cũng như
một cơ thể sống bất kì, truyện ngắn trong quá trình hình thành và phát triển lại thâu
nạp thêm những đặc điểm mới bởi sự thâm nhập, tác động lẫn nhau giữa các thể loại
văn học và do cách đọc của thời đại quy định. Về vấn đề này, nhà văn hiện đại
Trương Hiền Lương (Trung Quốc) đã đưa ra ý kiến nhận xét: “Truyện ngắn giống
như nước hoa quả cô đặc, pha thêm một chút nước, ít nhất cũng biến thành một

15


truyện vừa, lại cho thêm ít gia vị thành truyện dài cũng không khó” [dẫn theo Bùi
Viết Thắng, 24, tr.35].
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
Với ngôn ngữ đối thoại, truyện ngắn được xem là hình thức nghệ thuật có
khả năng “mở” rất lớn. Văn hào Nga M. Goorki từng khẳng định: Muốn học viết
phải bắt đầu từ truyện ngắn. Bởi viết truyện ngắn, nó luyện cho tác giả biết tiết kiệm
từ ngữ, biết cách viết cô đọng.
Nhà văn Ma Văn Kháng lại bộc bạch: Câu chữ tiêu dùng trong truyện ngắn
là cả một nỗ lực to lớn và nó như là yếu tố quyết định cho sự thành bại của truyện
ngắn. Truyện ngắn hay ở văn, ai đó đã nói mà tôi nhận ra đúng vậy. Bởi vì có
những truyện ngắn, nội dung câu chuyện không có gì là quá ư đặc sắc mà đọc xong
cứ mê li là thế. Câu chữ đã hút hồn ta đấy.
Nguyễn Đình Thi lại có cách nói khác: Chữ trong văn xuôi cần có men. Tôi
thấy không có cách nói nào hay hơn. Câu chữ trong truyện ngắn nói riêng là men.
Nó toả hương, nó rủ rê, nó quyến rũ ta, nó là cái hồn của câu chuyện.
Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại vừa có những đặc điểm giống nhau
vừa có những đặc điểm khác nhau. Sự khác nhau ở đây chủ yếu là về dung lượng
chứ không phải về quan hệ, quan niệm đối với đời sống về góc độ nhìn nhận và
miêu tả cuộc sống. Cho nên ngôn ngữ truyện ngắn chứa đựng nhiều phong cách,

nhiều giọng nói, những phong cách xen lẫn nhau hoà hợp, tranh luận, cãi vã và đối
chọi nhau. Như “một đứa con lai” nó khoẻ đẹp và đầy sức sống. Ngôn ngữ truyện
ngắn là ngôn ngữ mô tả và đối thoại (nội tại). Đặc biệt ngôn ngữ trong truyện ngắn
hiện đại đã tỏ rõ “chất tiềm thức lấn át ý thức” (chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu). Qua
quá trình kiến tạo tác phẩm, mỗi tác giả phải có sự lựa chọn thật kĩ càng, cẩn thận, tỉ
mỉ ngôn ngữ đối với từng nhân vật, từng hoàn cảnh và từng vai giao tiếp làm sao
cho ngôn ngữ của truyện ngắn được thể hiện rõ. Mỗi truyện ngắn tự nó không đem
đến cho ta một kết luận khẳng định hay loại bỏ dứt khoát áp đặt. Nó đặt ra trước
ngôn ngữ sự lựa chọn, hay nói như M.Bakhtin là “sự liên minh của lưỡng lự” khiến
cho truyện ngắn của hiện đại là truyện ngắn của những khả năng.
a. Chủ đề truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyện ngắn bao
trùm hầu hết các phương diện của đời sống. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu
liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy

16


mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất
thể loại.
b. Kết cấu
Do có dung lượng nhỏ, kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tầng,
nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng.
c. Nhân vật
Nhân vật của truyện ngắn thường hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức
xã hội hoặc thái độ của con người. Nhờ cốt truyện mà tác giả có thể tái hiện được
những số phận của nhân vật. Do vậy, nhân vật của truyện ngắn thường được miêu tả
toàn diện từ ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngữ.
d. Giọng điệu
Giọng điệu truyện ngắn là lời văn kể về một vấn đề trong cuộc sống khách

quan. Nhà văn đóng vai trò là người chứng kiến để kể lại. Cho nên lời văn thường
dùng hình thức văn xuôi có vần, có dòng, có nhịp.
Nhìn một cách tổng thể, chúng ta thấy văn học là một loại hình nghệ thuật lấy
ngôn ngữ làm chất liệu. Vì vậy, việc lựa chọn ngôn ngữ có một ý nghĩa hết sức quan
trọng và là một cơ sở để đánh giá tài năng của một nhà văn.
1.3. Lê Minh Khuê - tác giả và tác phẩm
1.3.1. Vài nét về tác giả
Lê Minh Khuê (bút danh là Vũ Thị Miền) sinh ngày 6 tháng 12 năm 1949 tại
xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tuổi thơ chị
sống với chú dì ở quê nội - Thanh Hoá. Nhưng, Lê Minh Khuê thỉnh thoảng vẫn có
dịp vào Huế hay ra Hà Đông thăm thú họ hàng. Những chuyến đi xa như vậy đã
gieo vào tâm hồn thơ trẻ giàu trí tưởng tượng của chị nỗi khát khao khôn nguôi về
hạnh phúc bình dị.
Năm 1965, đất nước đang trong thời điểm chiến tranh ác liệt, Lê Minh
Khuê chưa đầy 16 tuổi nhưng đã khai tăng tuổi để tham gia thanh niên xung
phong. Những năm tháng vất vả hào hùng ngoài tuyến lửa, phải đối đầu với bom
rơi đạn nổ, người nữ thanh niên ấy từng lặng lẽ khóc bên những nấm mồ đồng

17


đội, từng nhiều đêm mất ngủ trăn trở suy nghĩ về chiến tranh, về đất nước, con
người,… Tất cả đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác cho chị sau này.
Đến khoảng năm 1967, Lê Minh Khuê bị ốm và đã nghĩ đến chuyện viết báo.
Những năm tháng ở với chú dì, người chú yêu thích văn học Pháp, sách vở của ông
đã mở ra cho Lê Minh Khuê một thế giới mới. Chị mày mò và dần cho ra đời những
bài ghi chép, phóng sự, truyện ngắn.
Năm 1969, Lê Minh Khuê chuyển về làm phóng viên báo Tiền Phong. Đến
năm 1973, chị đi B và theo một cánh quân vào giải phóng thành phố Đà Nẵng năm
1975. Đây cũng là thời gian chị làm phóng viên đài phát thanh Giải Phóng, sau đó

về làm biên tập viên văn nghệ của đài truyền hình Việt Nam (1973 - 1977).
Từ năm 1978, Lê Minh Khuê là biên tập viên phần văn học của Nhà xuất bản
Hội nhà văn - tiền thân của nó là Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Chị cũng là người
tham gia các lớp bồi dưỡng viết văn do Hội nhà văn tổ chức học tại viện M.Goorki.
Hiện nay, Lê Minh Khuê đang sống và sáng tác tại Hà Nội. Vừa làm việc, vừa
viết văn, các tác phẩm của chị vẫn đều đều ra mắt bạn đọc. Trên các tuyển tập, truyện
ngắn Lê Minh Khuê không ngừng chảy chứng tỏ bút lực của nữ văn sĩ ấy không hề
suy giảm mà còn ngày càng đằm thắm hơn, sâu sắc hơn. Có thể nói, cặm cụi viết,
lặng lẽ sống, lặng lẽ quan sát cuộc đời, chị nổi tiếng trong làng văn về sự điềm đạm,
khiêm nhường. Rất dễ hoà lẫn với đám đông song ai đã một lần gặp ngoài đời hay
một lần đọc truyện của Lê Minh Khuê, hẳn sẽ lưu giữ được những dấu ấn khó phai
mờ về cây bút đó. Chị quả xứng đáng là một trong số các nhà văn đứng hàng đầu về
truyện ngắn hiện nay !
1.3.2. Tác phẩm
Kể từ năm 1969 tới nay, Lê Minh Khuê đã có 40 năm cầm bút. Nhà văn từng
tâm sự: “Viết cho những ý nghĩ trong mình nó thoát ra, ám ảnh mãi trong đầu
không chịu nổi. Nhiều khi khó chia sẻ với ai được, phải viết thôi”. Với Lê Minh
Khuê, văn xuôi không thể đùa được và lúc nào chị cũng như thợ cày trên đồng chữ
ấy. Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của chị có thể chia thành hai giai đoạn khác nhau:
Thời kỳ trước năm 1975 và thời kỳ sau năm 1975.
1.3.2.1. Thời kỳ trước năm 1975
Bước vào làng văn xuôi khi tuổi đời còn rất trẻ, lúc đất nước đang sục sôi
không khí đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, cùng với nhiều nhà văn khác, Lê Minh Khuê

18


đã viết nên những tác phẩm khích lệ tinh thần của toàn dân tộc. Thời kỳ cao điểm
của cuộc chiến tranh, hầu hết các tác phẩm đều tập trung trong “Cao điểm mùa hạ”
được xuất bản năm 1978, gồm 9 truyện ngắn: Con sáo nhỏ của tôi (1969), Nơi bắt

đầu của những bức tranh (1970), Cao điểm mùa hạ (1970), Tình yêu người lính
(1970), Con trai của những người chiến sĩ (1970), Bình minh ven biển (1970), Bạn
bè tôi (1971), Những ngôi sao xa xôi (1971), Mẹ (1971).
Các truyện ngắn này tập trung thể hiện những con người đang trực tiếp chiến
đấu trên cao điểm hay trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn khói lửa với tất cả
niềm ngưỡng mộ. Tạm gác lại bao nhiêu ước mơ, họ đến với cuộc chiến một cách
tình nguyện, không ít nhân vật mới 16, 17 tuổi đã gia nhập cách mạng “Chiến trường
đi chẳng tiếc đời xanh”, nơi cao điểm bom đạn tàn phá dữ dội, ranh giới giữa sự sống
và cái chết mong manh song những con người ấy vẫn dám chấp nhận tất cả. Từng có
nhiều cái chết xuất hiện trong các tác phẩm nhưng chẳng hề bi luỵ tang thương,
những cái chết ấy đã trở thành bất tử. Họ ngã xuống là để thế hệ sau này noi gương
tiếp bước. Lê Minh Khuê quả thực đã tạc vào bức tranh lửa đạn hào hùng, oanh liệt
của dân tộc vẻ đẹp ở những con người ưu tú, một vẻ đẹp không tì vết.
Ngoài 9 truyện ngắn in trong tập “Cao điểm mùa hạ” vừa nêu trên, thời kỳ
này Lê Minh Khuê còn viết một số tác phẩm khác: Chuyện nhỏ hồi chiến tranh,
Anh kỹ sư dạo bước, Bầu trời trong xanh. Bằng sự nhạy cảm trước hiện thực đời
sống, nhà văn đã sớm phát hiện ra đằng sau những con người anh hùng của dân
tộc vẫn còn nhiều kẻ sợ chết, sống nấp mình trong ngõ hẻm, đi theo chủ nghĩa cá
nhân và lên án họ với thái độ cứng rắn. Kiểu nhân vật đó báo hiệu cho sự vận
động trong cái nhìn cũng như bút pháp sáng tác của Lê Minh Khuê trên con đường
văn nghiệp của mình.
Có thể thấy ở chặng sáng tác thứ nhất này, Lê Minh Khuê cũng như nhiều
tác giả cùng thời đều hướng ngòi bút của mình theo khuynh hướng sử thi hoá, lãng
mạn hoá, nhà văn đồng thời là nhà chiến sĩ. Tuy còn bị cái chung lấn át song qua
các truyện ngắn đó của Lê Minh Khuê, người đọc vẫn thấy rõ cá tính sáng tạo của
nhà văn.
Thời kỳ trước năm 1975, tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh
Khuê đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc nhiều hơn cả. Bởi tác giả đã thực

19



sự làm chủ được ngòi bút khi khai thác vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân vật mà chị
miêu tả. Truyện đã được tuyển chọn vào chương trình Ngữ văn 9 như là sự khẳng
định thành tựu của cây bút nữ này trong chặng sáng tác thứ nhất. Nhưng nếu chỉ
dừng lại ở đó thì chưa đủ mà nói đến đặc sắc của truyện ngắn Lê Minh Khuê đặc
biệt phải kể tới những tác phẩm sáng tác sau năm 1975.
1.3.2.2. Thời kỳ sau năm 1975
Cuối chặng thứ nhất, chúng ta đã thấy có sự chuyển mình trong sáng tác
của Lê Minh Khuê. Sang chặng thứ hai, đề tài truyện ngắn của chị thực sự được
mở rộng. Nhà văn đi vào bám sát các vấn đề đời tư, thế sự, đặc biệt là các sáng tác
từ năm 1990 trở lại đây. Trước đổi mới năm 1986, truyện ngắn có đề tài người
lính trở về là một phần sáng tác của Lê Minh Khuê, hầu hết tập trung trong “ Đoạn
kết” (1987): Miền quê, Đoàn kết, Dòng sông sữa, Một chiều xa thành phố, Những
ngày trở về. Tập truyện ngắn này là sản phẩm của thời kỳ giao thời nên tác giả vẫn
còn “dan díu”, “vương vấn” với kiểu sáng tác ở giai đoạn trước 1975. Đó là cái
nhìn trân trọng đối với hình tượng người lính trở về, lật lại những trang sử hào
hùng họ làm nên, thành tích họ đạt được. Nhà văn ít nhiều đã có sự tô hồng nhân
vật của mình.
Đến khi tập truyện “Một chiều xa thành phố” ra đời, nó mới thực sự đánh
dấu bước chuyển hướng trong cái nhìn cũng như bút pháp truyện ngắn Lê Minh
Khuê. Không còn đa diện một chiều, các tác phẩm đã bộc lộ cách phản ánh hiện
thực chân thực, sinh động đầy khách quan. Sau “Một chiều xa thành phố” là sự ra
mắt lần lượt các tập truyện: Bi kịch nhỏ (1993), Trong làn gió heo may (1999),
Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa (2003), Màu xanh man trá (2006), Một
mình qua đường (2006).
Qua các tập truyện, chúng ta nhận thấy ngòi bút của nhà văn quan tâm nhiều
đến số phận con người, đi sâu khai thác đời sống nội tâm của nhân vật, kể cả miền
ẩn khuất hay con người với những trắc ẩn. Đối tượng mà nhà văn quan sát cũng đa
dạng, phong phú hơn với đầy đủ thành phần: trí thức, quan chức, nông dân, tiểu

thương,... Đặt nhân vật trong nhiều môi trường thử thách, Lê Minh Khuê đã đi đến
khẳng định con người một cách sâu sắc. Cùng những tên tuổi như: Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,... Lê Minh Khuê là cây bút tiêu biểu

20


cho khuynh hướng nhận thức lại ở chặng này. Đây cũng là thời kỳ sáng tác đánh
dấu tên tuổi chị với nhiều giải thưởng văn chương cao quý trong nước và quốc tế.
Nhìn tổng thể cả hai thời kỳ sáng tác của Lê Minh Khuê, chúng ta thấy rằng
cây bút ấy càng viết càng chín và ngày càng tỏ ra có trách nhiệm với đời. Giữa bao
nhiêu ngổn ngang của đời sống, chị đã chọn cho mình một hướng đi và chung thuỷ
với sự lựa chọn đó - đi sâu tìm hiểu, khám phá, lý giải nhân cách con người. Có thể
nói truyện ngắn của Lê Minh Khuê đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra diện
mạo mới cho văn học Việt Nam đương đại.
1.4. Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 này, chúng tôi đã đi vào trình bày các vấn đề chính sau:
Về vấn đề câu, chúng tôi đã điểm lại các hướng định nghĩa câu của những
tác giả đi trước và chọn cho mình một định nghĩa làm cơ sở để từ đó mà phân loại
câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê.
Bên cạnh đó, từ việc tìm hiểu về truyện ngắn với các cách định nghĩa khác
nhau, chúng tôi đã chỉ ra những đặc điểm của thể loại này nói chung cũng như đặc
điểm ngôn ngữ truyện ngắn nói riêng.
Phần tác giả và tác phẩm, chúng tôi đã khái quát sơ lược tiểu sử nhà văn
cũng như các bước đường đi đến sự nghiệp văn chương của Lê Minh Khuê. Qua hai
thời kỳ sáng tác của chị (trước và sau năm 1975), người viết đã cố gắng làm nổi bật
sự vận động chuyển mình trong sáng tác của cây bút nữ này và những đóng góp của
chị cho văn học Việt Nam hiện đại.
Đây là những nội dung mang tính lý thuyết tạo tiền đề lý luận để chúng tôi
áp dụng vào thực hiện phân loại và chỉ ra các đặc điểm câu văn trong truyện ngắn

Lê Minh Khuê trong các chương tiếp theo.

21


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ
XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO
2.1. Vấn đề phân loại câu xét về mặt cấu tạo
Sự phân loại câu trong ngôn ngữ hiện nay khá phức tạp do dựa vào những
tiêu chí khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến sự phân loại câu xét về mặt cấu tạo
ngữ pháp, tức là dựa vào những thành tố cấu tạo nên câu để qua đó khảo sát các
kiểu câu Lê Minh Khuê đã sử dụng, đồng thời rút ra đặc điểm và ý nghĩa của chúng.
Việc phân loại câu theo cấu tạo cho tới nay có thể quy về ba hướng chính sau:
Hướng 1: Chia câu thành hai nhóm: Câu đơn và câu ghép
Theo hướng này có các tác giả: Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm
trong “Việt Nam văn phạm” (1940), Nguyễn Lân trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1964).
a. Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C - V làm thành phần nòng cốt.
Ví dụ:
(1) Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
(2) Hắn gật đầu.
(Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu người câm)
(3) Tâm trí tôi lắng sâu hơn nữa.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
b. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu C - V trở lên, kể cả những kết cấu C - V
thuộc thành phần mở rộng.
Ví dụ:
(4) Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương.
(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)

(5) Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước)
(6) Ánh trăng lọc qua lớp sương mỏng uyển chuyển như khói khiến khung
cảnh cứ mờ nhạt một cách huyền ảo.
(Nguyễn Khải, Mùa lạc).
Hướng 2: Chia câu thành ba nhóm: Câu đơn, câu phức, câu ghép

22


Theo hướng này có các tác giả: Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng
Việt” (1992), Tiếng Việt 10 (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), Hữu Quỳnh trong “Ngữ
pháp tiếng Việt” (1999), Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1980).
a. Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C - V làm thành phần nòng cốt.
Ví dụ:
(7) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
(8) Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời.
(Nam Cao, Chí Phèo)
(9) Liên cầm tay em không đáp.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
b. Câu phức là câu có từ hai kết cấu C - V trở lên, trong đó C - V này bị bao
hàm trong C - V kia, tức là câu có thành phần phụ bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ hoặc
chủ ngữ, vị ngữ được phát triển thành một kết cấu C - V.
Ví dụ:
(10) Rồi thì mấy tờ nhật báo đưa tin chó chết sẽ trích đăng những bài mà
mấy tờ báo Tây chửi ông.
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
(11) Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ.
(Xuân Quỳnh)

c. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu C - V trở lên, trong đó các C - V tồn tại
tách bạch nhau (C - V này không bị bao hàm trong C - V kia).
Ví dụ:
(12) Tôi có bịa thì tôi chết.
(Nam Cao, Đôi mắt)
(13) Sương bay từng luồng, hạt sương bám khẽ vào da như một làn phấn
bụi.
(Bùi Hiển, Chiều sương)
(14) Nó bắn xém mũi xuồng, nước tạt vô mặt, tôi chới với muốn té.
(Nguyễn Quang Sáng, Một chuyện vui)

23


Hướng 3: Chia câu thành hai nhóm: Câu đơn và câu ghép
Theo hướng này có các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Lê Xuân Thại, Đỗ Thị
Kim Liên, UBKH xã hội, Nguyễn Kỳ Thục,…
a. Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C - V làm thành phần nòng cốt.
Ví dụ:
(15) Buổi chiều. Anh đi dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.
(Nguyễn Thị Thu Huệ, Ký ức)
(16) Chiếc cầu bị ngắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
b. Câu ghép là câu có hai kết cấu C - V trở lên, trong đó các C - V tồn tại
tách bạch nhau (hay không bị bao hàm trong C - V kia), nếu có bao hàm thì vẫn là
câu đơn.
Ví dụ:
(17) Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
(18) Chả là anh ta phải trầm mình dưới kinh về vì tụi giặc còn lại nó xổ

trung liên như mưa theo anh.
(Anh Đức, Bức thư Cà Mau)
Nhìn lại các ví dụ đã lấy ở trên, theo quan niệm phân loại câu của các tác giả
này thì những ví dụ từ (1) đến (11) đều được xếp vào loại câu đơn, còn lại các ví dụ
(12), (13), (14) đều thuộc câu ghép. Trong khóa luận này, chúng tôi chọn cách phân
loại câu theo hướng thứ ba để làm cơ sở đi vào khảo sát và phân loại câu trong
truyện ngắn của Lê Minh Khuê.
2.2. Thống kê và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Chúng tôi đã thống kê trong 9 truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê
có 3266 câu. Số lượng câu đơn và câu ghép được thể hiện qua bảng phân loại
như sau:

24


Bảng 1: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Tác

Tổng

I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
Tổng


407
674
399
158
185
509
527
123
284
3266

Câu đơn
Bình thường
Đặc biệt
257 (67.57%)
80 (19.66%)
428 (63.50%)
186 (27.60%)
288 (72.18%)
55 (13.78%)
109 (68.99%)
15 (9.49%)
120 (64.86%)
29 (15.68%)
352 (69.15%)
99 (19.45%)
289 (54.84%)
144 (27.32%)
91 (73.98%)

22 (17.89%)
194 (68.31%)
22 (7.75%)
2146 (65.71%)
652 (19.96%)

Câu ghép
52 (12.77%)
60 (8.90%)
56 (14.04%)
34 (21.52%)
36 (19.46%)
58 (11.40%)
94 (17.84%)
10 (8.13%)
68 (23.94%)
468 (14.33%)

Nhìn vào bảng 1, chúng ta thấy trong 9 truyện ngắn của nhà văn Lê Minh
Khuê, câu đơn có 2798 câu (cả câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt), câu ghép
có 468 câu. Như vậy, câu đơn có tần số xuất hiện nhiều gấp 6 lần câu ghép. Cụ thể:
Câu đơn có 85.67% trong khi đó câu ghép chỉ có 14.33%. Trong nhóm câu đơn thì
câu bình thường có tần số xuất hiện cao hơn câu đặc biệt 3.3 lần, câu đơn bình
thường chiếm 65. 71%, còn câu đơn đặc biệt chiếm 19.96%.
Chúng tôi lấy kết quả ở bảng 1 làm cơ sở để phân loại chi tiết hơn trong các
phần sau nhằm tìm ra đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê.
2.3. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Lê Minh Khuê xét về mặt cấu tạo
ngữ pháp
2.3.1. Câu đơn
2.3.1.1. Câu đơn bình thường

Câu đơn bình thường là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn bó
chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C - V để cấu tạo nên một chỉnh
thể thống nhất.
Dựa vào bảng thống kê 1, chúng ta có được kết quả: trong 9 truyện ngắn của
Lê Minh Khuê, câu đơn bình thường chiếm tỷ lệ 2146/3266 câu. Qua khảo sát
chúng tôi nhận thấy trong 9 truyện ngắn đó, cấu trúc câu đơn bình thường có hai
dạng:
- Dạng 1: Câu có một kết cấu C - V làm nòng cốt.
- Dạng 2: Câu có một kết cấu C - V và thành phần phụ mở rộng.

25


×